Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CTXH với người cao tuổi MHLTTGN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.68 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI: Thực trạng hoạt động mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người
cao tuổi ở huyện Hoằng Hóa
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LIÊN THẾ TỰ GIÚP NHAU
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1.1

Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan

1.1.1

Khái niệm người cao tuổi

1.1.2

Một sổ khải niệm có liên quan.
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
1.2.1
Già hóa dân số
1.2.2. Người cao tuổi trên thế giới
1.2.3. Người cao tuổi Việt Nam
1.2

1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm
sóc người cao tuổi.
Phần 2: Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của
người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa
2.1

Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi tại
huyện Hoằng Hóa


2.1.1

Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
2.1.2 Giám sát - đánh giá trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

2.2

Về kết quả và hiệu quả của mô hình
2.2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh cho
người cao tuổi
2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tư vấn sức khoẻ
2.3 Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Tồn tại, hạn chế


Phàn 3: Đề xuất và khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với xu thế già hóa diễn ra nhanh ở Việt Nam, có rất nhiều mô hình
chăm sóc - trợ giúp NCT được xây dựng, nhưng để đáp ứng được nhu cầu và
nguyện vọng của số đông NCT thì có rất ít mô hình đáp ứng được điều này.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về NCT tại nhiều địa phương, năm 2004 với sự
trợ giúp của Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI, Ủy ban Quốc gia về NCT
Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã cho ra đời mô hình liên
thế hệ tự giúp nhau, đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng
đồng đầu tiên ở Việt Nam.Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống
đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt

động trợ giúp NCT, đồng thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng
như mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt
Nam giai đoạn 2012-2020 đề ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề
xuất Đề án Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020
trong đó chú trọng vào việc xây dựng và nhân rộng “Mô hình liên thế hệ tự
giúp nhau” ,đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với
điều kiện và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam.
Thanh Hóa là địa phương đầu tiên nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp
nhau;đến nay, toàn tỉnh có 21 huyện, thị xã, thành phố có mô hình, thành lập
được 97 CLB liên thế hệ tự giúp nhau của NCT với tổng số thành viên tham
gia là 5.626 người.
Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh và nhiều
vấn đề nảy sinh từ phía NCT, rất cần có những chính sách và hoạt động chăm
sóc, trợ giúp cho đối tượng là NCT hiện đang sinh sống tại cộng đồng, chú
trọng tới nhóm NCT thiệt thòi, dễ bị tổn thương tại cộng đồng như: NCT cô


đơn không nơi nương tựa, NCT có bệnh hiểm nghèo, NCT khuyết tật, NCT
nghèo - cận nghèo, NCT có công với cách mạng... nhằm bảo đảm những
quyền, lợi ích hợp pháp cho NCT, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho NCT. Mô
hình liên thế hệ tự giúp nhau đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số
đông NCT và mong mỏi, nguyện vọng của xã hội, có những tác động tích cực,
góp phần nâng cao đời sống cho NCT ở nhiều địa phương, trong đó có NCT tại
địa bàn nghiên cứu thuộc 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch.
Từ thực trạng đó,em chọn đề tài: "Thực trạng hoạt động mô hình liên thế hệ tự
giúp nhau của người cao tuổi ở huyện Hoằng Hóa" làm đề tài cho bài tiểu luận
môn CTXH với người cao tuổi với mong muốn tìm hiểu sâu về hiểu quả hoạt
động của mô hình lien thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi.
Mặc dù có nhiều cố gắng,xong bài tiểu luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót,rất mong sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của em được

hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LIÊN THẾ TỰ GIÚP NHAU
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1.3

Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan

1.3.1

Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi nhưng quan niệm đó thường dựa vào
mức tuổi thọ trung bình của con người ở vùng đó.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm 40 là 32 tuổi. Vào những
năm 60 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 60 và hiện nay là 68.
Các quan niệm về người cao tuổi hầu hết đều dựa vào cơ sở này.
Theo quan niệm của hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ
50 tuổi trở lên.
Theo luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam),
từ 55 tuổi trở lên (với nữ).
Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người cao tuổi 60 tuổi trở lên


là người cao tuổi ( pháp lệnh ban hành năm 2000).
Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất
trong nghiên cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế nào là
người cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể
thống nhất hiểu "người cao tuổi là người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không
phân biệt nam hay nữ).
Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế

và tuổi thọ trung bình thay đổi.
1.3.2

Một sổ khải niệm có liên quan.
Mô hình liên thế hệ là một mô hình kết hợp các hoạt động chăm sóc - trợ giúp
nhiều mặt, chăm sóc sức khỏe (CSSK); tạo việc làm cho NCT, thông qua các
câu lạc bộ (CLB) và hoạt động sinh kế; giải trí - thể dục thể thao (TDTT);
truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách với sự tham gia trợ giúp của
Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện những biểu
hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động, sinh hoạt
trong cuộc sống.
Già sinh học là khi hoạt động sống của người bị chính các quá trình diễn biến
tự nhiên trong cơ thể con người. Bởi yậy tuổi già sinh học có thể bắt đầu ở mỗi
cá nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo sinh học vốn có của
mỗi giống nòi và tính di truyền của dòng họ của dân tộc và phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định.
Tuổi già pháp định: theo những quy định này những người đạt đến một độ tuổi
nào đó phải chấm dứt các họp đồng lao động, được quyền nghỉ ngơi. Tổ chức
và cá nhân nào vi phạm quyền này đối với người cao tuổi được coi là vi phạm
pháp luật.
Tuổi già lao động: là độ tuổi mà người lao động đã có những suy giảm về thể
chất và các chức năng lao động. Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém đi.
1.4
1.4.1

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
Già hóa dân số



Già hóa dân số là một hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã
hội, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Đây
là dấu hiệu đặc trưng của thời đại, nó đánh dấu sự thành công của quá trình
chuyển đổi nhân khẩu học với sự kết hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết,
mức sinh, làm thay đổi cơ cấu dân số tuổi và phân bố dân số của từng nhóm
tuổi, làm tỷ lệ NCT tăng lên trong cơ cấu dân số .Nhịp độ già hoá dân số ở
nước ta trong Thập niên 90 của Thế kỷ XX và 10 năm đầu của Thế kỷ XXI đã
nhanh hơn nhiều so với những năm 1980 (từ 25% lên 33% và 35%), cao hơn
nhịp độ tăng dân số (dân số tăng 20% và dân số già tăng 25% giai đoạn 19791989; c n giai đoạn 1989-1999 các tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%). Nếu nhìn
toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần c n dân số cao tuổi
tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá dân số nước ta khoảng 35 năm với tỷ lệ NCT
tăng gấp đôi từ 5,8% (1989) lên 14% (2025) .Chỉ số già hóa là một trong
những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hóa của dân số. Chỉ số này
được tính bằng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi
tính theo phần trăm. Khi chỉ số này lớn hơn 100 tức là dân số cao tuổi lớn hơn
dân số trẻ em. Theo Tổng Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
(01/4/2012), chỉ số già hóa tăng từ 18% năm 1989 lên 24,3% năm 1999, 37,9%
năm 2010 và 42,7% năm 2012 (cao hơn mức trung bình của khu vực Đông
Nam Á (30%)) [4]. Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế, xã
hội c n thấp là một thách thức vô cùng to lớn. Mọi quốc gia đều phải đối mặt
và giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến NCT như: dịch vụ CSSK NCT
ngày càng gia tăng, sự tăng trưởng kinh tế phải đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng
nhóm phụ thuộc trong khi nhóm lao động lại giảm mạnh. Nói cách khác, nếu
không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thì dân số già không khỏe
mạnh và không có thu nhập bảo đảm cuộc sống sẽ buộc chính phủ phải có
những khoản chi tiêu rất lớn và điều này sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách
nhà nước cũng như sự bền vững tài chính dài hạn của toàn bộ nền kinh tế.
1.2.2. Người cao tuổi trên thế giới
Theo qui ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi từ 10%
trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già. Pháp đạt tỷ lệ này từ năm 1935,

Thụy Điển năm 1950. Thời gian để một nước tăng tỷ lệ người cao tuổi từ 7%
lên 10% đạt ngưỡng dân số già rất khác nhau: Pháp 70 năm, Mỹ 35 năm, 5


Nhật Bản 15 năm. Như vậy, tốc độ già hóa dân số song song với tốc độ phát
triển kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển của mỗi quốc gia càng nhanh thì tốc độ
già hóa dân số càng mạnh [20], [74]. Giữa các khu vực cũng có sự chênh lệch
rõ rệt về số lượng và tỷ lệ NCT. Tỷ lệ NCT cao nhất ở các nước đã phát triển,
chẳng hạn Thụy Điển khoảng 22% gấp hơn 3 lần Ấn Độ (7,2%) nhưng số
lượng NCT nhiều nhất lại tập trung ở các nước đang phát triển. Trong số 1.120
triệu NCT có tới 805 triệu NCT sống ở các nước nghèo (chiếm tới 80% NCT
của thế giới) Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự
khác nhau. Năm 1975, tỷ lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với
thành thị là 10,1%. Với xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển, dự báo trong 20 năm tới số lượng NCT ở
thành thị sẽ lên 6 tới 318 triệu người, vượt xa so với nông thôn (khu vực này
chỉ c n 257 triệu NCT). Đáng chú ý hơn cả là số người trong nhóm tuổi già
nhất (trên 80 tuổi) sẽ tăng nhanh nhất từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm
2050 [42]. Tốc độ già hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển dẫn tới
những thay đổi về cấu trúc và vai tr của gia đình. Hiện tượng lớp trẻ dồn về
thành phố tìm việc để lại người già ở nông thôn, từ đó làm cho phụ nữ trở
thành lao động chính và dẫn tới tình trạng ngày càng có ít người chăm sóc
người cao tuổi khi già yếu tại gia đình.
1.2.3. Người cao tuổi Việt Nam
Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt Nam
cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn. Quá
trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ
tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày
càng lớn. Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979 2009 cho thấy ,tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong
khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+) có xu

hướng tăng nhanh hơn. Dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn 2009 - 2049, khi
Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi
nhất tăng với tốc độ cao nhất So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí
với nhiều nước phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn,
tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao.
Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên


14% tổng dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang
“già”) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ
mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất
20 năm. Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì đây thực sự là
thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với một dân số “già hóa”
nhanh [20], [68]. Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần
NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô
thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng điều tra Dân số năm 2009
cho thấy có 72,9% NCT sống ở nông thôn.
Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức,
hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% NCT
hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia
đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết
kiệm ph ng khi bất trắc tuổi già. Thực tế này đ i hỏi chính sách đối với NCT
cần hướng đến nông thôn, cần xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã
hội cho nông dân, đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho
NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi
có hoàn cảnh khó khăn… Xét theo vùng kinh tế - xã hội, người cao tuổi nước
ta phân bố không đồng đều, tập trung ở 3 vùng có đông dân cư nhất trong cả
nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ.
Đồng bằng sông Hồng có số lượng người cao tuổi cao nhất trong cả nước
(chiếm 25,41% số NCT), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm

20,95%) và Bắc Trung bộ 15,2%
1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm
sóc người cao tuổi.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, cuối năm 2011
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhóm dân số cao tuổi
tăng nhanh chạm ngưỡng 09 triệu người, chiếm 1/10 dân số cả nước. Tuổi thọ
của người cao tuổi (NCT) tăng nhanh phản ánh những thành tựu to lớn của
công tác chăm sóc, phụng dưỡng NCT và công tác dân số được Đảng, Nhà
nước Việt Nam ta chỉ đạo thực hiện từ các giai đoạn trước. Tuy nhiên, già hóa
dân số cũng đưa đến những khó khăn, thách thức cho công tác chăm sóc,
phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc


tế, 2013); bởi hiện nay đời sống NCT nói chung, cùng điều kiện thu nhập mức sống, điều kiện sống của đa phần NCT nói riêng, cùng nhiều vấn đề liên
quan như: sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều, điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo...
tác động rất lớn đến đời sống NCT ở Việt Nam. Tổng cục Dân số - Kế hoạch
hóa Gia đình cho biết, ở nước ta hiện nay 70% NCT đang sống ở nông thôn và
hiện tại vẫn đang tham gia lao động, điều này cho thấy sau tuổi 60 NCT vẫn có
nhu cầu tham gia làm việc nhằm tạo thu nhập, nâng cao mức sống.
Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt động trợ giúp NCT, đồng
thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng như mục tiêu của Chương
trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đề
ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Đề án Chăm sóc và phát
huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 trong đó chú trọng vào việc xây
dựng và nhân rộng “Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau” (Nguyễn Văn Đồng,
2014), đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện
và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam.
Phát huy truyền thống "kính lão, trọng thọ" từ trước đến nay Đảng và Nhà
nước ta cũng đã quan tâm sâu sắc đến người cao tuổi, thông qua các chủ

trương, chính sách, làm việc cụ thể.
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi còn được đề cập
trong luật bảo vệ sức khoẻ: "Người cao tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh".
Nhằm biểu dương, động viên lớp người cao tuổi đánh giá công lao và sự nỗ lực
của người cao tuổi trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu gương sáng
về đạo đức, tác phong, lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp người cao tuổi.
Đảng và Nhà nước ta luôn bổ xung, hoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc
người cao tuổi với chủ trương "việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần
cho người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội". (Theo
Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng số 59T/TW ngày 27-9-1995).Từ
nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc người cao tuổi, Đảng và Nhà
nước ta đã có những giải pháp, đúng đắn góp phần nâng cao đời sống của


người cao tuổi.

Phần 2: Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của
người cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa
Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao
tuổi tại huyện Hoằng Hóa
Năm 2008, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa
(Thanh Hóa) được thành lập, mô hình triển khai trên phạm vi 2 xã Hoằng Lưu
và xã Hoằng Trạch, ban đầu mô hình do Trung ương Hội Phụ nữ phối hợp với
Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge international Vietnam HAI) và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cùng với các tổ chức, đoàn
thể tại địa phương thực hiện, ban đầu mô hình mới thành lập chỉ duy nhất có 1
hoạt động chủ đạo đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT từ đội ngũ tình
nguyện viên. Đến năm 2012, sau khi có Chương trình Hành động Quốc gia về
người cao tuổi (2012-2020) với định hướng nhân rộng hoạt động của mô hình,
thì mô hình liên thế hệ tự giúp nhau phát triển thêm 3 hoạt động chính, đó là:
Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động

truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách.
Vì vậy, hiện nay mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa
(gồm xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch) đang có 4 hoạt động chủ đạo: Hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho NCT; hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt
động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT
về chính sách nhằm trợ giúp về mọi mặt cho NCT.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch là tổ
chức dựa vào cộng đồng, mô hình được tổ chức ở cấp thôn dưới dạng CLB,
mỗi CLB liên thế hệ tự giúp nhau có từ 50 - 70 thành viên, trong đó 70% là
NCT, 30% là các đối tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả. 70% là
đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo hoặc những người có hoàn cảnh khó
2.3


khăn. Mô hình nhằm thực hiện 2 mục tiêu: Tạo cơ hội cho NCT đang sinh hoạt
trong CLB được cải thiện đời sống của bản thân, gia đình và cộng đồng; giúp
NCT tăng cường vai trò và sự đóng góp của họ trong cải thiện sức khỏe, thu
nhập và phát triển ở địa phương (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế,
2013). Mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng
Trạch đạt được những thành công bước đầu là nhờ biết cách tổ chức, cách huy
động được sự tham gia của cộng đồng, huy động nguồn lực từ nhiều phía và
đặc biệt có vai trò quản lý, điều hành - điều phối của đội ngũ cán bộ, nhân viên
giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm, nhiệt tình, tâm huyết với công tác
chăm sóc, trợ giúp NCT. Các thành tựu đạt được của mô hình của 2 xã cần
kể đến:
Là mô hình được tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng, phát huy được sự giúp
nhau của các thành viên trẻ hơn, những người có kinh nghiệm sản xuất để trợ
giúp NCT. Thành viên CLB từ 50-70 người, trong đó: 70% là NCT (60 tuổi trở
lên/55 tuổi đối với nữ); 6070% là phụ nữ cao tuổi. Mô hình hướng tới mục tiêu

trọng tâm giúp NCT nghèo, cận nghèo; NCT cô đơn; NCT có hoàn cảnh khó
khăn để bù đắp những thiệt thòi khó khăn và giúp họ thoát nghèo một cách bền
vững, hỗ trợ để NCT nghèo có điều kiện tự vươn lên. Trong số các thành viên
của CLB 70% là người NCT nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Mô
hình được sự ủng hộ của chính quyền và Hội Người cao tuổi tại địa phương
nên công tác tổ chức CLB và quá trình vận hành CLB trong mô hình khá thuận
lợi.
Trong cách thức quản lý, mô hình có cáchthức quản lý CLB rất khoa học, CLB
tự quản lý, có kế hoạch, báo cáo hàng tháng, tất cả được công khai, minh bạch
trước tập thể. Quy trình quản lý bằng sổ sách và có tài liệu hướng dẫn kèm
theo, rất dễ hiểu, dễ tiếp cận. Mỗi CLB đều có một ban chủ nhiệm, mỗi ban
chủ nhiệm tối thiểu là 5 người, gồm: cán bộ Hội Người cao tuổi, cán bộ Hội
Phụ nữ, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, cán bộ Hội Cựu chiến binh, cán bộ Hội Nông
dân, cán bộ Hội Chữ thập đỏ, cán bộ Đoàn Thanh niên.
Mô hình có đội ngũ tình nguyện viên trợ giúp NCT khó khăn ở cộng đồng và
bảo vệ quyền lợi cho NCT, mỗi CLB có 7-10 tình nguyện viên luôn theo sát
các hoạt động diễn ra trong CLB. Đội ngũ tình nguyện viên là những nhân viên


thuộc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trước khi triển khai hoạt động can thiệp
- trợ giúp cho NCT, đội ngũ này thường xuyên được tập huấn trang bị các kiến
thức, kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn để hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho NCT
một cách khoa học, bài bản và hiệu quả nhất.
Mô hình tổ chức các hoạt động mang tính toàn diện như: nâng cao mức sống,
tăng thu nhập, cải thiện sức khoẻ, cải thiện đời sống tinh thần qua hoạt động
giải trí - văn nghệ, truyền thông bảo vệ quyền và lợi ích, tự giúp nhau/hỗ trợ
cộng đồng... các CLB tại mỗi xã sinh hoạt mỗi tháng ít nhất 2 lần để báo cáo
tình hình hoạt động của CLB và triển khai công việc trong thời gian tiếp theo.
Hầu hết các CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch đã
và đang hoạt động có hiệu quả, được cán bộ và nhân dân tại địa phương đánh

giá đây là mô hình mang tính nhân văn sâu sắc và góp phần chăm sóc đời sống
vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của NCT trong cộng đồng. Mô hình liên
thế hệ tự giúp nhau tại địa phương được nhiều chuyên gia tổ chức HAI và các
cơ quan chuyên môn đánh giá là một mô hình toàn diện, mô hình chính là giải
pháp hiệu quả để hỗ trợ NCT nghèo, cận nghèo, NCT khó khăn cụ thể như:
Qua mô hình chứng minh là NCT hoàn toàn có khả năng sử dụng vốn có hiệu
quả, tỷ lệ hoàn trả 100% và đúng hạn, góp phần giải quyết tình trạng nghèo
đói, thu nhập thấp của NCT và gia đình của họ thông qua việc tiếp cận với vốn
vay (bằng tiền hoặc bằng hiện vật: cây giống hoặc con giống, phương tiện kỹ
thuật), hướng dẫn sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ để đảm bảo tăng thu nhập,
cải thiện mức sống. Cải thiện tình trạng sức khoẻ cho NCT nghèo, cận nghèo
và cộng đồng thông qua tổ chức phong trào rèn luyện sức khoẻ, truyền thông
về phòng ngừa, điều trị bệnh và khám bệnh định kỳ, được tổ chức thường
xuyên.
Bảo vệ quyền của NCT bị thiệt thòi thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý,
giám sát thực hiện Luật NCT và hỗ trợ NCT hưởng đầy đủ chế độ, giúp đỡ các
đối tượng NCT ốm đau, gặp khó khăn bằng hệ thống tình nguyện viên. Đặc
biệt, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch đã
huy động sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là những
người trẻ hơn giúp đỡ NCT; đồng thời, khuyến khích NCT tự vươn lên, đóng


góp vào sự phát triển của địa phương thông qua các hoạt động của CLB như
tham gia giúp đỡ những người khó khăn, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và
các phong trào của khu dân cư đang sinh sống. Mô hình tại địa phương đã góp
phần nâng cao nhận thức về vai trò và sự tham gia của NCT địa phương. Bên
cạnh đó, giúp đỡ Nhà nước và địa phương làm tốt công tác chăm sóc, trợ giúp
và phát huy vai trò NCT, tạo cầu nối giữa NCT với cộng đồng và các nguồn lực
trong cộng đồng (Nguyễn Văn Đồng, 2014).
2.1.2 Giám sát - đánh giá trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Mô hình được giám sát - đánh giá thường xuyên từ ban chủ nhiệm; hàng tháng
mỗi CLB ở cấp thôn đều phải báo cáo kết quả hoạt động lên cán bộ quản lý mô
hình. Đặc biệt, mô hình thường xuyên cử cán bộ xuống để giám sát, hỗ trợ
NCT dưới mô hình; nhằm trợ giúp trực tiếp và hướng dẫn cho NCT về mọi mặt
(Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, 2013).
Về vấn đề tài chính, các CLB phải thường xuyên có những báo cáo về kế
hoạch chi tiêu, sử dụng nguồn kinh phí của CLB để đảm bảo tính hiệu quả và
minh bạch trong mô hình.
Tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng, phát huy được sự giúp nhau của các
thành viên trẻ hơn trợ giúp NCT, lấy nguồn lực từ phía cộng đồng để trợ giúp
cho NCT trong mô hình.
Các CLB hoạt động dựa trên hình thức tự quản lý, có kế hoạch, báo cáo hàng
tháng; quản lý bằng sổ sách; có tài liệu hướng dẫn, Ban Chủ nhiệm gồm 5
người (Nguyễn Văn Đồng, 2014).
2.2 Về kết quả và hiệu quả của mô hình
Sau 1 năm triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi dựa vào cộng đồng”, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá kết quả và
hiệu quả các hoạt động can thiệp bao gồm: quản lý, tư vấn sức khoẻ và khám
chữa bệnh cho NCT; truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ và hoạt động
của CLB sức khoẻ ngoài trời, trên cơ sở đó, tiến hành so sánh sự thay đổi của
các chỉ số giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp, so sánh giữa xã can thiệp
và xã đối chứng, từ đó đánh giá về hiệu quả của mô hình.


2.2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe và khám chữa bệnh cho
ngƣời cao tuổi
Thông qua hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh sẽ giúp
TYT phát hiện và ngăn chặn kịp thời những bệnh tật mới phát sinh, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người cao tuổi. Các quốc gia
trên thế giới đã triển khai nhiều chương trình quản lý và KCB cho người cao

tuổi. Các chương trình này cũng đã góp phần giảm tần suất mắc bệnh, nâng
cao hiểu biết của NCT về ph ng, chống bệnh tật, cải thiện môi trường sống, cải
thiện sức khoẻ tâm thần và dự phòng chống béo phì. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sau 12 tháng can thiệp, trung bình mỗi tháng có 134,0 lượt NCT đến 2
TYT xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch để khám chữa bệnh (trung bình 4,5 lượt
NCT đến trạm y tế 2 xã để KCB trong một ngày)
Như vậy, sau 12 tháng can thiệp năng lực quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh cho
NCT ở TYT xã can thiệp đã được thay đổi rõ rệt, đi vào nề nếp và hoạt động
hiệu quả. Cơ sở hạ tầng khang trang với ph ng riêng, giường, chiếu, chăn, gối
sạch sẽ, thoáng mát, dụng cụ y tế tại các TYT về cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu
cầu CSSK hàng ngày cho NCT. Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ các kiến
thức và kỹ năng KCB và CSSK cho NCT. Có thể nói, những thay đổi trên tuy
không lớn nhưng đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên các NVYT hoàn
thành nhiệm vụ trong CSSK cho nhân dân và người cao tuổi tại TYT xã ngày
một tốt hơn.
2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tư vấn sức khoẻ
Hoạt động TT- GDSK là một nội dung quan trọng được triển khai trong mô
hình. Thông qua TT- GDSK nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe, giúp NCT xác lập và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe, đồng
thời hướng dẫn kỹ năng thực hành để thực hiện được những hành vi sức khỏe
đạt hiệu quả cao nhất. Khoa học cũng đã chứng minh quá trình chuyển 125 đổi
từ nhận thức đến thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi. Đây là một quá trình
đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều phương pháp với nhiều loại hình truyền
thông. Trong quá trình tiếp xúc với NCT cần tiến hành TT- GDSK trên nhiều
lĩnh vực từ đơn giản đến phức tạp, từ việc chỉ dẫn cho người cao tuổi những
hành vi đơn giản đến các phương pháp xử lý và đương đầu với bệnh tật. Do đó,
TT- GDSK phải bao gồm nhiều khía cạnh, từ y học dự ph ng đến quản lý bệnh


cấp tính, bao gồm một loạt vấn đề của cuộc sống bởi vì thầy thuốc cung ứng cả

hai loại hình dịch vụ tư vấn cũng như giúp đỡ người cao tuổi trong giai đoạn
chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, các dịch vụ này chưa phát triển
tương xứng với nhu cầu và cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể nào định
hướng, khuyến khích sự phát triển. Chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi phải có kỹ
năng giao tiếp, sự nhiệt tình, thân thiện cùng chuyên môn tốt nhưng sự thiếu
hụt trong đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ vẫn chưa được khắc
phục và đầu tư đúng mức.
Truyền thông trực tiếp là loại hình không thể thiếu giúp thay đổi thái độ, từ đó
xây dựng hành vi đúng ở các đối tượng. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện
chuyên đề, tuyên truyền phổ biến kiến thức, thảo luận nhóm với các đối tượng
để nắm rõ tình hình, những vướng mắc, thiếu sót trong công tác CSSK NCT, từ
đó cung cấp các kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong 12 tháng can
thiệp đã tổ chức được 12 buổi tập huấn cho cán bộ, NVYT ở 2 xã nghiên cứu
bao gồm các chủ đề tập huấn theo yêu cầu của TYT xã và các chủ đề bắt buộc.
Tổng thời gian tập huấn là 1800 phút, huy động được 90,5% NVYT xã và
90,1% NVYT thôn tham dự. Các buổi nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm
với NCT có nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của NCT. Các
buổi tập huấn cho lãnh đạo cộng đồng và người thân của NCT đã thu hút được
số lượng lớn người tham gia (154 lượt lãnh đạo Đảng, chính quyền và 1215
lượt người thân trong đó “con” chiếm tỷ lệ 93,2%). Điều đó đã cho thấy sự
quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sức khỏe NCT và bước đầu thể hiện sự
thành công trong hoạt động truyền thông trực tiếp của mô hình. Nghiên cứu
của Đàm Viết Cương và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng người cao tuổi có nhu cầu
cần được phổ biến kiến thức để biết cách ph ng bệnh và tự chăm sóc bản thân.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người thân của người
cao tuổi cũng là rất cần thiết .
Đánh giá hiệu quả nâng cao hiểu biết của NVYT về các nội dung: cách chăm
sóc sức khỏe NCT, chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở NCT, phương
pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương kết quả
cho thấy, số NVYT trả lời đúng từ 16-18 câu, 13-15 câu về CSSK NCT tăng

lên ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng với HQCT là 275,9% và 150,0%.
Đồng thời, số NVYT trả lời đúng về chống chỉ định tuyệt đối của luyện tập thể


dục ở NCT từ 7-8 câu và 9-10 câu tăng lên với HQCT là 80,7% và 77,6 %. Về
nội dung luyện tập thể dục thể thao và cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương,
kiến thức của NVYT cũng tăng lên với CSHQ tăng từ 75,0% đến 150,0%. Qua
đó thấy rằng, TT- GDSK cho NVYT bằng nhiều hình thức đa dạng về kiến
thức, kỹ năng CSSK NCT đã thực sự có hiệu quả. Đây là một mắt xích quan
trọng trong công tác CSSK NCT của mô hình. Cán bộ lãnh đạo cộng đồng
cũng là một đối tượng quan trọng trong công tác truyền thông nhằm nâng cao
sức khỏe cho NCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp cán bộ Đảng,
chính quyền, ban, ngành đoàn thể chính trị - xã hội đã hiểu, quan tâm và có
trách nhiệm hơn trong công tác CSSK cho NCT, thể hiện ở việc hiểu rõ được
vai tr của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong CSSK NCT, ban hành các
cơ chế phù hợp và dành một phần ngân sách của địa phương cho các hoạt động
CSSK NCT. Đây là một thành phần không thể thiếu nhằm gây dựng và bảo vệ
thành quả của công cuộc CSSK NCT. Người thân là những người cận kề chăm
lo cho cuộc sống và sức khoẻ của NCT. Khi họ hiểu và có những kiến thức về
cách CSSK cho NCT thì hiệu quả chăm sóc sẽ được nâng cao. Để làm được
điều này, mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động như nói chuyện trực tiếp, thảo
luận nhóm, phát tở rơi, tờ gấp... cho người thân. Bước đầu biểu hiện của hiệu
quả TT- GDSK cho người thân của người cao tuổi là đã lôi kéo họ đến các
buổi nói chuyện, buổi thảo luận... để rồi dần dần khơi dậy trong họ sự quan
tâm, nghĩa vụ và trách nhiệm với người cao tuổi, những người đã và đang
chung sống với họ dưới một mái nhà, cùng huyết thống với họ. Điều đó cho
thấy rằng nếu thực hiện truyền thông theo mô hình thì sự quan tâm của người
thân đến NCT sẽ tăng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo cho người cao
tuổi được sống vui, sống khỏe.
2.3 Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình

2.3.1 Ưu điểm
- Các hoạt động của mô hình đã đáp ứng được nhu cầu trong CSSK của người
cao tuổi tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, không chỉ là nguyện vọng mà
còn là niềm mong ước thực sự của NCT. Mô hình không chỉ đơn thuần là
truyền thông, tư vấn, khám chữa bệnh, quản lý, theo dõi sức khoẻ mà c n áp
dụng đồng thời nhiều biện pháp thông qua hoạt động Câu lạc bộ sức khoẻ


ngoài trời đã động viên, khích lệ NCT hăng hái tham gia các hoạt động xã hội,
tăng cường trao đổi, giao lưu, luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao, văn hoá
văn nghệ, góp phần nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần ở NCT.
- Hoạt động của mô hình được tiến hành theo hướng dự ph ng tại cộng đồng,
nơi người cao tuổi sinh sống, thuận tiện, rẻ tiền, ít tốn kém và mọi người cao
tuổi đều có thể dễ dàng tiếp cận, tham gia.
- Thông qua các buổi tập huấn, mô hình đã tạo điều kiện cho NVYT xã, y tế
thôn được tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền thông, tư
vấn, giáo dục sức khoẻ qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân và người cao tuổi tại cộng đồng.
- Sự phối hợp giữa y tế, các hội, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, dưới
sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của cộng đồng
đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy mạnh, nhân rộng các hoạt động
của mô hình ra nhiều thôn trong toàn xã, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá
trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Hoạt động của mô hình đã góp phần tác động đến cấp uỷ Đảng, chính quyền
và nhân dân, từ đó nhận thức được sự cần thiết trong kết hợp giữa phát triển
kinh tế và chăm sóc sức khoẻ, thể hiện qua các tiêu chí xây dựng "Nông thôn
mới" có thêm tiêu chí khám chữa bệnh, quản lý, CSSK cho NCT tại địa
phương. - Với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, mô hình đã
tuyên truyền sâu rộng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đến đông đảo
các tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn từ cộng đồng cùng

chung tay chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
2.3.2 Tồn tại, hạn chế
- Mặc dù các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CSSK NCT đã
ban hành, nhưng để triển khai thực hiện cần phải có sự tham gia vào cuộc của
cả hệ thống chính trị, sự tham mưu, tác động và chỉ đạo của tuyến trên.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho NVYT thôn chưa được thường
xuyên, liên tục, chưa động viên, khích lệ tinh thần của họ trong công tác chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Kinh phí để tổ chức hội thi về CSSK, giao
lưu văn hoá, văn nghệ, TDTT cho người cao tuổi vẫn chủ yếu dựa vào nguồn
xã hội hoá, hoạt động nhỏ lẻ và c n mang tính tự phát.
- Chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao. Điều này có thể dự báo


được vì tại trạm y tế xã chỉ có 01 bác sỹ chuyên tu đảm nhiệm công việc khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trình độ chuyên môn của bác sỹ
c n nhiều hạn chế, trong khi việc thu hút nguồn bác sỹ có chất lượng về công
tác tại tuyến y tế cơ sở gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách động
viên, khuyến khích họ.
- Do khả năng nguồn lực c n hạn chế nên bước đầu mô hình chỉ tập trung vào
quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ chức
luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao cho người cao tuổi trên địa bàn 2 xã
nghiên cứu. Việc quản lý, chăm sóc cho người cao tuổi khuyết tật, cô đơn c n
nhiều hạn chế. Các vấn đề như dinh dưỡng người cao tuổi, phục hồi chức
năng, tâm lý, vận động, lối sống, đặc điểm người cao tuổi theo các nhóm tuổi...
cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo.
Phàn 3: Đề xuất và khuyến nghị
3.1 Đối với Ban Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại huyện Hoằng
Hóa tỉnh Thanh Hóa:
Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa cán bộ đang làm việc trong mô hình
với cán bộ chính quyền địa phương, để hoạt động can thiệp - trợ giúp NCT đạt

hiệu quả cao hơn, bền vững hơn.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực về nghiệp vụ
chuyên môn về quản lý mô hình, can thiệp - trợ giúp NCT cho đội ngũ cán bộ,
nhân viên đang làm việc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau.
Đẩy mạnh phát triển các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau theo
chiều sâu, trong đó phối hợp vai trò cộng tác từ nhiều phía như: gia đình, chính
quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên, tình
nguyện viên trong và ngoài mô hình. Trong đó chú trọng vai trò của gia đình và
lấy vai trò của gia đình làm trung tâm, bởi việc chăm sóc người cao tuổi là
trách nhiệm đặc biệt của gia đình, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động
chăm sóc, hỗ trợ lâu dài.
Đa dạng hóa hình thức và hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT thuộc các
nhóm tuổi khác nhau; cần có những chính sách trợ giúp phù hợp đối với từng
nhóm NCT, cụ thể: nhóm tuổi từ 60-69 cần chú trọng việc “phát huy là chính”;


người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 70-79 cần tập trung “vừa chăm sóc vừa phát
huy”; người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 80 trở lên lấy việc “chăm sóc là
chính”. Nhằm có những hình thức can thiệp - trợ giúp đa dạng, hiệu quả, phù
hợp với đặc thù riêng của từng nhóm NCT.
3.2 Đối với nhân viên công tác xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau:
Thường xuyên tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ
năng, chuyên môn nghiệp vụ trong can thiệp - trợ giúp NCT.
Đặc biệt là, trong lĩnh vực công tác xã hội.
Tăng cường các hoạt động giám sát, các hoạt động thực địa dưới địa bàn để hỗ
trợ NCT tốt hơn trong hoạt động sinh kế tạo việc làm, giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động sản xuất cho NCT.
Cập nhật và ứng dụng các thông tin, kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mới để tập
huấn, chia sẻ, can thiệp - trợ giúp cho NCT tốt hơn.
3.3 Đối với gia đình người cao tuổi:

Gia đình NCT cần tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ NCT trong gia đình tiếp
cận các chương trình, hoạt động chăm sóc - trợ giúp của mô hình một cách tốt
nhất. Phối hợp với cán bộ, nhân viên mô hình vận động NCT tham gia tích cực
vào các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau.
3.4 Đối với người cao tuổi:
Người cao tuổi cần chủ động tham gia hoạt động do mô hình liên thế hệ tự giúp
nhau tổ chức. Trang bị, cập nhật các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mà cán bộ,
nhân viên trong mô hình tuyên truyền, chia sẻ, tập huấn... Nhằm tạo nền tảng,
điều kiện tốt cho hoạt động can thiệp - trợ giúp của mô hình diễn ra hiệu quả.

KẾT LUẬN
Mô hình thí điểm “ mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi” lấy
đối tượng trọng tâm là người cao tuổi và người thân trong gia đình ở 4 xã


nghiên cứu là một mô hình hiệu quả, có tính khả thi và bền vững do không đ i
hỏi chi phí cao, dễ tiến hành, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam và thiết
thực với chính người cao tuổi. Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử
dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả tại trạm y tế xã can thiệp tăng lên với HQCT
từ 85,5% đến 291,9% (Trong bài tiểu luận đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng
hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của NCT, sự tham gia của NCT
vào các hoạt động của mô hình như: Hoạt động CSSK, hoạt động hỗ trợ sinh
kế tạo việc làm, hoạt động tổ chức giải trí
-

TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho
NCT, hoạt động CSSK cho NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau
được thực hiện khá hiệu quả, thu hút được tất cả NCT trong mô hình
tham gia. Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho NCT trong mô hình
liên thế hệ tự giúp nhau là hoạt động thu hút được khá đông NCT tham

gia, thu nhập và mức sống của NCT ngày càng được cải thiện.

- Hoạt động giải trí - TDTT đã thu hút được tất cả NCT trong mô hình liên thế
hệ tự giúp nhau tham gia, sau khi tham gia hoạt động giải trí - TDTT do mô
hình tổ chức NCT đã có nhiều thay đổi tích cực về tinh thần, sức khỏe và thể
chất nói chung.
Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách đã đáp ứng nhu cầu
về tiếp cận chính sách của NCT trong mô hình, đa phần NCT được trợ giúp
pháp lý, được giải quyết những khó khăn và tiếp cận chính sách một cách thuận
lợi hơn.

T ài l iệu tham khảo
Nguyễn Văn Đồng (2014). Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - Mô hình chăm
sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 132, 69-72.
Nguyễn Văn Đồng (2015). Nghề công tác xã hội với người cao tuổi, triển vọng
và thách thức. Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 139, 8-11.


Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (2013). Chăm sóc người cao tuổi dựa
vào cộng đồng. Dự án điều tra cơ bản, Thanh Hóa.



×