Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

20 đề thi học kì 2 tiếng Việt lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.12 KB, 40 trang )

20 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 TIẾNG VIỆT LỚP 2 (CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT)
ĐỀ SỐ 1

(Đề kiểm tra học kì II)
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi th ường b ạn. M ột hôm, Ch ồn h ỏi Gà
Rừng:
- Cậu có bao nhiêu trí khôn?
- Mình chỉ có một thôi.


- Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Ch ợt thấy m ột ng ười th ợ săn, chúng cu ống quýt
nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “Có mà tr ốn
đằng trời!”. Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.
Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn:
- Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
Chồn buồn bã:
- Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.
3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo ghé tai Chồn:
- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, t ưởng Gà
Rừng đã chết. Ông ta quăng nó xuống đám cỏ r ồi thọc gậy vào hang b ắt Ch ồn. Thình lình, Gà

Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng.
4. Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng:
- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
(Theo Truyện đọc 1 – NXB Giáo dục 1994)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Đang dạo chơi trên cánh đồng, Chồn và Gà Rừng gặp chuyện gì?
a) Gặp thú dữ
b) Gặp bác thợ săn, bị bác thợ săn đuổi bắt
c) Các ý trên đều sai
2. Khi chưa gặp nạn, thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao?
a) Ngầm xem thường bạn
b) Cho rằng bạn có ít trí khôn, còn mình có nhiều trí khôn

c) Cả hai ý (a) và (b)
3. Nhờ đâu Gà Rừng và Chồn thoát nạn?
a) Nhờ Chồn có trí khôn
b) Nhờ Gà Rừng có trí khôn, có mưu mẹo để thoát nạn
c) Cả hai ý (a) và (b)
4. Trong câu “Gà Rừng vùng chạy”, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?
a) Vùng chạy
b) Gà Rừng
c) Gà
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:

Sân chim
1


Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm t ổ thấp lắm, đứng d ưới gốc cây có th ể thò tay lên t ổ
nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuy ện không nghe đ ược n ữa.
Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.
(Theo Đoàn Giỏi)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa xuân.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Bài tham khảo
Mùa đông lạnh lẽo vừa đi qua thì mùa xuân đến. Chim én bay v ề, ríu rít trên vòm tr ời. Cây c ối
trong vườn đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng bắt đầu khoe s ắc th ắm. Em r ất yêu mùa xuân. Mùa xuân

đã đem đến cho mọi nhà những niềm vui đầm ấm, đoàn tụ bên nhau.

2


ĐỀ SỐ 2

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Bé nhìn biển

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Tôm Càng và Cá Con
1. Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy m ột con v ật l ạ b ơi đ ến. Con v ật
thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói:
- Chào bạn. Tôi là Cá Con.
- Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?
- Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài cá ở h ồ ao, có
loài ở biển cả.
2. Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nởm khen. Cá Con khoe:
- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này!

Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã qu ẹo ph ải. B ơi m ột lát, Cá
Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
3. Cá Con sắp vọt lên thì Tôm càng thấy một con cá to m ắt đ ỏ ngầu, nh ằm Cá Con lao t ới, Tôm Càng
vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách nhỏ. Cú xô làm Cá Con b ị va vào vách đá. M ất m ồi,
con cá dữ tức tối bỏ đi.
4. Tôm càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Con cá cười:
- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo v ệ tôi nên tôi có va vào đá cũng
không đau.
Cá Con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau.
(Theo Trương Mĩ Đức – Tú Nguyệt – Hoàng Lan dịch)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Khi gặp Tôm Càng ngó mình trân trân, cá Con đã làm gì?

a) Chào Tôm Càng
b) Giới thiệu tên mình cho Tôm Càng biết
c) Cả hai ý (a) và (b)
2. Đuôi Cá Con có lợi ích gì?
a) Giúp Cá Con lượn nhẹ nhàng, quẹo trái, quẹo phải rất đẹp
b) Được xem như mái chèo và bánh lái để Cá Con bơi dưới nước
c) Cả hai ý (a) và (b)
3. Tôm Càng có gì đáng khen?
a) Cứu Cá Con, giúp Cá Con ẩn nấp, tránh cá dữ, biết quan tâm đến Cá Con khi Cá Con bị va
vào vách đá
b) Búng càng rất đẹp, Cá Con rất nể bạn
c) Các ý trên đều sai

4. Câu “Tôi là Cá Con” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a) Ai là gì?
b) Ai thế nào?
c) Cả a và b đều sai
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Voi nhà
Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.
Tứ lo lắng:
Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!
3



Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi m ạnh chi ếc xe qua vũng l ầy. Lôi xong,
nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
(Theo Nguyễn Trần Bé)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa thu.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: C

Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: A
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa thu.
Bài tham khảo
Mùa hè vừa đi qua thì mùa thu đã t ới, v ườn cây rạt rào thay lá. Trên sân tr ường, nh ững tán cây
bàng vội chuyển sang màu lá úa rồi cũng rụng lá, tr ơ ra nh ững cành kh ẳng khiu. Lúc ấy, em nh ận ra
rằng: Năm học mới đã bắt đầu. Thu đem đến bầu trời màu xanh bi ếc, mang đ ến cho chúng em ni ềm vui
ngày khai trường, thu còn đem đến cho chúng em niềm vui r ước đèn phá c ỗ trong đêm trung thu. Em r ất

yêu mùa thu.

4


ĐỀ SỐ 3

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Lá thư nhầm địa chỉ

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc: Chuyện bốn mùa
1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân, bảo:
- Chị là người sung sướng nhất! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy l ộc.
Xuân nói:
- Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em H ạ, các cô c ậu h ọc trò
mới được nghỉ hè.
Cô nàng tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có v ườn b ưởi chín vàng, có đêm
trăng rằm rước đèn, phá cỗ…
Đông giọng buồn buồn:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.

Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có gi ấc ngủ ấm trong chăn. Sao l ại có ng ười không thích
em được?
2. Bốn nàng tiên mải miết chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên c ạnh t ừ lúc nào. Bà vui v ẻ góp
chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi t ốt. Hạ cho trái ngọt hoa th ơm. Thu làm cho
trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu đ ược! Cháu có
công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
(Theo Từ Nguyên Tĩnh)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm:
a) Mùa xuân

b) Mùa hạ
c) Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
2. Theo lời của nàng Đông, mùa Xuân có gì hay?
a) Vườn cây đâm chồi nảy lộc
b) Vườn cây đơm trái ngọt
c) Vườn bười chín vàng
3. Theo lời của bà Đất, mùa hạ có gì hay?
a) Hạ làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường
b) Hạ ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc
c) Hạ cho trái ngọt, hoa thơm
4. Trong câu “Thu về làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường”, bộ ph ận nào trả lời
cho câu hỏi vì sao?

a) Thu về
b) Trời xanh cao
c) Học sinh nhớ ngày tựu trường
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Ch ợt thấy m ột ng ười th ợ săn, chúng cu ống quýt
nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy d ấu chân c ủa chúng. Ông reo lên: “Có mà tr ốn đ ằng
trời!”. Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.
(Theo Truyện đọc 1 – NXB Giáo dục 1994)
5



II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa hè.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa hè.
Bài tham khảo
Sau những đợt mưa cuối xuân, cây lá trong vườn chuy ển sang màu xanh s ẫm, tán lá dày, ph ảng
phất trong không gian mùi hương quả ngọt. Bầu tr ời sáng h ơn nhi ều, ánh n ắng chói chang, r ực r ỡ,.. T ất
cả như muốn nói rằng: Hè đã đến! Mùa hè đã đem đến nh ững làn gió n ồm nam mát m ẻ, đem đ ến cho
con người quả ngọt, hoa thơm. Ôi! Mùa hè thật thú vị.

6



ĐỀ SỐ 4

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Gà trắng là chúa tò mò
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị N ương. Nhà vua mu ốn

kén cho công chúa một người hồng tài giỏi. Một hôm, có hai chàng trai đ ến c ầu hôn công chúa.
Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng n ước th ẳm.
2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị nương. Hãy đem đủ một trăm ván c ơm n ếp, hai
trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.
3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức gi ận, cho quân đu ổi đánh S ơn Tinh.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà c ửa, ruộng đ ồng chìm trong bi ển l ửa.
Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng n ước lũ. Th ủy Tinh dâng n ước
lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cu ối cùng, Th ủy Tinh đu ối s ức,
đành phải rút lui.
Từ đó, năm nà Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt kh ắp n ơi nh ưng l ần nào Th ủy

Tinh cũng chịu thua.
(Theo Truyện cổ Việt Nam)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
a) Sơn Tinh
b) Thủy Tinh
c) Sơn Tinh và Thủy Tinh
2. Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào?
a) Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương
b) Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín c ựa, ngựa chín
hồng mao.
c) Cả hai ý (a) và (b)

3. Ai đã cưới được Mị nương?
a) Sơn Tinh
b) Thủy Tinh
c) Cả a và b đều sai
4. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động?
a) Đẹp, tài giỏi, cầu hôn, tức giận
b) Đánh, bốc, chặn, nâng
c) Dâng, hô, gọi, bảo
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Bé nhìn biển

Nghỉ hè với bố
Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời.
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Bãi giăng với sóng
7


Chơi trò kéo co.
Phì phò như bễ

Biển mệt thở rung
Còng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.
Trần Mạnh Hảo

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa đông.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: A

Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về mùa đông.
Bài tham khảo
Sau những trận mưa ngâu rả rích, khí trời trở lạnh, sờ tay vào n ước nghe l ạnh bu ốt. Ai cũng bi ết
rằng: Mùa đông đã đến! Bầu trời mùa đông ảm đạm, không gian một màu xám đ ục, h ơi n ước lùa vào t ận
nhà, gió thổi từng cơn rét buốt. Thế nhưng, mùa đông đem đến cho mọi ng ười gi ấc ng ủ ấm trong chăn,
đem đến cho gia đình em những buổi tối đoàn tụ bên lò sưởi. Em rất yêu mùa đông.

8



ĐỀ SỐ 5

(Đề kiểm tra học kì I)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chim rừng Tây Nguyên
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Gấu trắng là chúa tò mò

Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có bộ lông trắng: chim ưng trắng, cú tr ắng, th ỏ tr ắng, đ ến
gấu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khỏe nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô-gam.
Đặc biệt, gấu trắng rất tò mò.
Có lần, một thủy thủ rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con gấu tr ắng đang xông t ới,
anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuổi theo. Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném l ại cái mũ.
Thấy mũ, gấu dừng lại, đánh hơi, lấy chân l ật qua lật l ại chi ếc mũ. Xong, nó l ại đu ổi. Anh th ủy
thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng… Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét. Nh ưng vì nó
chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp lên tàu, vừa sợ vừa rét run c ầm cập.
(Theo Lê Quang Long – Nguyễn Thị Thanh Huyền)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Hình dáng của con gấu như thế nào?
a) Bộ lông trắng

b) Cao gần 3 mét và nặng 800 ki-lô-gam
c) Cả hai ý (a) và (b)
2. Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
a) Có tính tò mò
b) Chạy rất nhanh
c) Thích nhặt những vật dụng của con người
3. Người thủy thủ làm gì để khỏi bị gấu vồ?
a) Chống cự lại gấu
b) Vứt mũ, găng tay, khăn, áo choàng…để gấu dừng lại, tò mò xem xét, người thủy th ủ k ịp
chạy lên tàu
c) Các ý trên đều sai
4. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?

a) Gấu trắng là chúa tò mò
b) Gấu đuổi theo
c) Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Mưa bóng mây
Cơn mưa nào lạ thế
Thoáng qua rồi tạnh ngay
Em về nhà hỏi mẹ
Mẹ cười: “Mưa bóng mây”.
Cơn mưa rơi nho nhỏ

Không làm ướt tóc ai
Tay em che trang vở
Mưa chẳng khắp bàn tay.
Mưa yêu em mưa đến
Dung dăng cùng đùa vui
Mưa cũng làm nũng nịu
Vừa khóc xong đã cười.
9


Tô Đông Hải


II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về một con vật mà em thích.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: A
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)

II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về một con vật mà em thích.
Bài tham khảo
Ngày mùa, lúa ngoài đồng chín rộ, chú chim cu gáy t ừ ph ương nào bay đ ến đ ậu trên cây b ạch đàn
ở góc vườn em mà gáy cúc…cu…cu…
Chim gáy trông hiền lành, chững chạc. Đôi mắt chú tr ầm ngâm, ng ơ ngác nhìn xa. Khi gáy, cái đuôi
xòe ra thật duyên dáng. Tiếng gáy trong trẻo, vút cao, vang dài. Ti ếng gáy c ủa chú nh ư báo hi ệu mùa g ặt
hái đã đến. Chú chim cu gáy rất đáng yêu.

10



ĐỀ SỐ 6

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Sông Hương
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Quả tim khỉ
Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Kh ỉ bỗng nghe m ột ti ếng qu ẩy m ạnh
dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt nh ư m ột l ưỡi c ưa s ắt, tr ườn lên

bãi cát. Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên:
Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời cá sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận l ời, ngồi trên l ưng Cá S ấu. B ơi đã xa b ờ, Cá S ấu
mới bảo:
Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim c ủa bạn.
Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:
Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đ ưa tôi v ề, tôi
sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng:

Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ gi ả d ối như mi đâu.
Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.
Theo Truyện đọc 1 – NXB Giáo dục 1994
Chọn câu trả lời đúng:
1. Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
a) Hái hoa quả cho Cá Sấu ăn
b) Mời Cá Sấu kết bạn
c) Cả hai ý (a) và (b)
2. Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
a) Mời Khỉ đến chơi nhà Cá Sấu để Cá Sấu lấy được tim của Khỉ
b) Vờ ốm nặng để xin tim của Khỉ
c) Các ý trên đề sai

3. Khỉ thoát nạn nhờ đâu?
a) Thông minh, bình tĩnh
b) Lừa được Cá Sấu để Cá Sấu chở Khỉ vào bờ
c) Cả hai ý (a) và (b)
4. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
a) Tôi là Cá Sấu
b) Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất
c) Các ý trên đều đúng
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết:
Cò và Cuốc

Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:
Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bẩn hết quần áo trắng sao?
Cò vui vẻ trả lời:
Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?
Theo Nguyễn Đình Quảng
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn (4 đến 5 câu) kể về một con vật nuôi mà em thích.
11


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B

Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về một con vật nuôi mà em thích.
Bài tham khảo
Ò…ó…o…Đó là tiếng gáy của chú gà trống nhà em. Chú có bộ mã th ật đ ẹp, mình khoác chi ếc áo
lông bào óng ánh, đầu đội vương miện đỏ chót, chân chú có chiếc cựa nhọn chìa ra trông rất oai. Chú v ừa
đẹp lại vừa có giọng gáy rất hay. Chú gáy rất đúng gi ờ, ti ếng gáy c ủa chú vang xa, nó nh ư m ột khúc nh ạc
chào đón ánh bình minh, lúc rộn rã, lúc lảnh lót. Nghe ti ếng gáy c ủa chú, m ọi ng ười đoán bi ết gi ờ gi ấc.

Chú thật đáng yêu!

12


ĐỀ SỐ 7

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Cò và Cuốc

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Bác sĩ sói
1. Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn th ịt Ng ựa, nh ưng l ại s ợ ng ựa ch ạy
mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe c ặp vào c ổ, m ột áo choàng khoác lên
người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa.
2. Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo:
- Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.
Ngựa lễ phép:
- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho, hết bao nhiêu ti ền, cháu xin ch ịu.
Sói đáp:
- Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem.

- Đau ở chân sau ấy ạ. Phiền ông xem giúp.
3. Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa hết đường chạy.
Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng t ầm, nó tung vó đá m ột cú tr ời
giáng làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
(Theo La Phông-Ten – Huỳnh Lý dịch)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Khi thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói nảy ra ý định gì?
a) Đến làm bạn với Ngựa
b) Toan đến ăn thịt Ngựa
c) Đến bắt nạt Ngựa
2. Sói đã làm gì để lừa Ngựa?
a) Giả làm bác sĩ đi khám bệnh

b) Giả giọng hiền lành, vờ đến để khám bệnh cho Ngựa
c) Cả hai ý (a) và (b)
3. Ngựa đã làm gì trước âm mưu của Sói?
a) Vờ đau chân khi Sói cuối xuống đúng tầm, Ngựa tung vó đá một cú vào Sói như tr ời giáng
b) Sói mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy
c) Cả hai ý (a) và (b)
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ “khoan thai”?
a) Bình tĩnh, tự tin
b) Thong thả, không vội vả
c) Không sợ hãi
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)

Bài viết:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị N ương. Nhà vua mu ốn
kén cho công chúa một người hồng tài giỏi.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là S ơn Tinh, chúa miền non cao, còn
người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.
(Theo Truyện cổ Việt Nam)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về chú chó của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

13


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN


A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về chú chó của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.

Bài tham khảo
Chú chó nhà em rất đáng yêu. Tên của chú là Luýt-ky. Bộ lông Luýt-ky màu vàng s ẫm, b ốn chân
cao, bàn chân có đốm trắng trông thật ngộ. Mỗi khi em đi h ọc v ề, chú ch ạy ra t ận đ ầu ngõ đ ể đón và
mừng tíu tít. Chú thật khôn và thật tình cảm. Em xem chú như người bạn nhỏ c ủa mình.

14


ĐỀ SỐ 8

(Đề kiểm tra học kì II)


A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Mùa nước nổi
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Chim sơn ca và bông cúc trắng
1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh ra đón bình minh, bông cúc đã nghe th ấy ti ếng s ơn ca
buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng.
Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.

3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem v ề b ỏ vào l ồng s ơn ca. Con chim
bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương th ơm ngào ngạt an
ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa.
Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một gi ọt nước. Đêm ấy, s ơn ca lìa đ ời. Bông cúc héo l ả đi
vì thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào m ột chi ếc h ộp r ất đ ẹp và chôn
cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các c ậu đã đ ể m ặc nó ch ết
đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay ch ắc nó v ẫn đang t ắm n ắng m ặt
trời.
Theo An-đéc-xen – Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa cúc trắng ra sao?

a) Chim và hoa vui vẻ, cúc nở hoa xinh xắn, sơn ca hót véo von.
b) Cúc héo lá, sơn ca buồn bã
c) Các ý trên đều sai
2. Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
a) Hoa cúc tàn úa
b) Chim sơn ca bị nhốt trong lồng, họng khô bỏng vì khát
c) Chim sơn ca đói lả vì mãi hót, không đi tìm tức ăn
3. Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì rất đau lòng?
a) Chim sơn ca chết, không đem lại tiếng hót véo von
b) Bông cúc héo lả, không tỏa hương thơm
c) Cả hai ý (a) và (b)
4. Trong câu “Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời”, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi

Con gì?
a) Chim
b) Véo von mãi
c) Bay về bầu trời
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Xuân về
Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, t ừ trong vườn, mùi hoa h ồng, hoa hu ệ th ơm n ức.
Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước l ạnh lẽo mà đ ầy h ương th ơm và ánh sáng m ặt tr ời. Cây
hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi.
Tô Hoài

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả một loài chim mà em thích.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
15


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loài chim mà em thích.
Bài tham khảo
Cò là loài chim em thích nhất. Bộ lông cò trắng phau, cái c ổ cao, m ỏ dài, đôi chân cò màu vàng
tươi, cao cao và thanh mảnh. Khi bay, đôi cánh dang rộng, dập d ờn thật đẹp. Cò chăm ch ỉ ki ếm ăn, khi l ội

dưới ruộng, lúc lừng thững bên bờ ao để tìm mồi. Có lúc, cò đ ứng ng ẩn ngơ bên b ờ ru ộng, nó đã làm cho
phong cảnh đồng quê thêm đẹp. Em rất yêu cánh cò ở quê em.

16


ĐỀ SỐ 9

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tôm Càng và Cá Con
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Cá rô lội nước
Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì l ẫn với màu bùn. Nh ững c ậu rô đ ực c ường
tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây gi ờ chúng chui ra, khoan khoái đ ớp
bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta tr ương c ờ, r ạch ngược qua m ặt bùn khô, nhanh
như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong m ưa, nghe rào rào nh ư đàn chim v ỗ cánh trên m ặt
nước.
Tô Hoài
Chọn câu trả lời đúng:
1. Cá rô già có màu gì?

a) Màu trắng bạc
b) Màu đen, giống màu bùn
c) Màu xám trắng
2. Mùa đông, cá rô ẩn náo ở đâu?
a) Trong lạch nước
b) Trong bùn ao
c) Trong gốc rạ
3. Đàn cá rô nước mưa tạo ra âm thanh như thế nào?
a) Rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước
b) Rào rào như cóc nhảy
c) Các ý trên đề sai
4. Trong câu “Cá rô nô nức lội ngược trong mưa”, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?

a) Nô nức
b) Lội ngược trong mưa
c) Cá rô
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang b ỗng thay chi ếc áo xanh hàng
ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Theo Đất nước ngàn năm
II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu tả cảnh biển buổi sáng.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
17



ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu tả cảnh biển buổi sáng.
Bài tham khảo
Em đã có lần đến biển vào buổi sáng. Biển rất đẹp, m ặt bi ển nh ư t ấm th ảm kh ổng l ồ màu ng ọc
thạch. Từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ cát. Xa xa, nh ững cánh bu ồm d ập d ềnh trên sóng n ước.
Ánh mặt trời rực rỡ tỏa xuống làm cho biển buổi sáng thêm trong xanh và t ươi đ ẹp. Em bi ết mình ph ải
làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và cảnh đẹp của biển.

18



ĐỀ SỐ 10

(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Kho báu
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Ai ngoan sẽ được thưởng
1. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nh ỏ đã ch ạy ùa t ới, quây
quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. M ắt Bác sáng, da Bác h ồng hào. Bác cùng các
em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn nhà bếp, nơi tắm rửa,…
2. Khi trở lại phòng học, Bác ngồi giữa các em và hỏi:
- Các cháu chơi có vui không?
Những lời non nớt vang lên:
- Thưa Bác, vui lắm ạ!
Bác lại hỏi:
- Các cháu ăn có no không?
- No ạ!
- Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Không ạ!
Bác khen:

- Thế thì tốt lắm! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không?
Tất cả cùng reo lên:
- Có ạ! Có ạ!
Một em bé giơ tay xin nói:
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ!
- Các cháu có đồng ý không?
- Đồng ý ạ!
3. Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em.
Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa:
- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
Bác cười trìu mến:
- Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.

Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.
Theo Túy Phương – Thanh Tú
Chọn câu trả lời đúng:
1. Bác Hồ gặp và trò chuyện với các em nhỏ ở đâu?
a) Nhà văn hóa
b) Trại nhi đồng
c) Trường mầm non
2. Bác hỏi các em học sinh những gì?
a) Các cháu chơi có vui không? Các cô có mắng phạt các cháu không?
b) Các cháu ăn có no không? Các cháu có thích kẹo không?
c) Cả hai ý (a) và (b)
3. Tại sao Bác khen Tộ ngoan?

a) Biết nhận lỗi
b) Vâng lời cô giáo
c) Cả a và b đều sai
4. Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ “trìu mến”?
a) Vui mừng, lộ rõ bên ngoài
b) Thể hiện tình thương yêu
19


c) Các ý trên đều đúng
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)

Bài viết:

Việt Nam có Bác

Bác là non nước trời mây,
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả một cây bóng mát có ở sân trường em.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)

II. Tập làm văn: (5đ)
Viết đoạn văn ngắn tả một cây bóng mát có ở sân trường em.
Bài tham khảo
Sân trường em có nhiều cây bóng mát, nhưng em thích nh ất là cây bàng đ ược tr ồng ở góc sân
trường. Thân cây to bằng một vòng tay người lớn. Thời gian đã khoác lên cây chi ếc áo nâu s ần s ờn b ạc.
Tán lá dày, xanh um, những cành lực lưỡng chìa ra nh ư nh ững cánh tay kh ổng l ồ. Cây bàng đã g ắn bó v ới
em cùng các bạn. Em xem cây bàng như người bạn thân của mình.

20


ĐỀ SỐ 11


(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chuyện quả bầu
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Bóp nát quả cam
1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chi ếm n ước ta. Thấy s ứ gi ặc ngang
ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng câm giận.
2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quy ết đ ợi gặp Vua để nói

hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, c ậu bèn li ều ch ết xô m ấy ng ười
lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Qu ốc To ản m ặt đ ỏ b ừng b ừng,
tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các c ương h ầu ra ngoài mũi thuy ền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn
bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn tr ẻ mà đã bi ết lo vi ệc
nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nh ưng xem ta nh ư
trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân gi ặc đang lăm le đè đ ầu c ưỡi c ổ dân
mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban.
Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Theo Nguyễn Huy Tưởng
Chọn câu trả lời đúng:
1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
a) Xâm chiếm nước ta
b) Đô hộ nước ta
c) Cả a và b đều đúng
2. Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

a) Xin vua cho đánh giặc, xin được dự bàn việc nước
b) Xin vua cho quả cam
c) Các ý trên đều sai
3. Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
a) Ấm ức vì vua cho rằng Toản còn nhỏ, chưa thể dự bàn việc nước
b) Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản nghiến răng, hai bàn
tay bóp chặt
c) Cả hai ý (a) và (b)
4. Câu “Trần Quốc Toản vô cùng căm giận” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a) Ai là gì?
b) Ai thế nào?
c) Ai làm gì?

B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)
Bài viết:
Cây và hoa bên lăng Bác

21


Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui v ới nhành s ứ đ ỏ c ủa đ ồng b ằng
Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài tr ắng m ịn, hoa m ộc, hoa ngâu
kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.
II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả một cây hoa mà em thích.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5đ)
II. Tập làm văn: (5đ)

Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả một cây hoa mà em thích.
Bài tham khảo
Mùa xuân đến, các loài hoa trong vườn đua nhau khoe sắc thắm, hoa nào cũng đ ẹp, nh ưng em
thích nhất là cây hoa mai được bố trồng ở trước hiên nhà.
Thân cây cao chừng một mét, dáng cây uy ển chuy ển, cành cây nghiêng nghiêng. Trên đ ầu cành là
những lộc non xanh biếc, chúng đang vươn lên và đơm hoa trong những ngày xuân ấm áp.

22


ĐỀ SỐ 12


(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chiếc rễ đa tròn
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Chuyện quả cầu
1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được m ột con dúi. Dúi l ạy van xin tha, h ứa sẽ nói
một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió l ớn làm ng ập l ụt
khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chu ẩn b ị th ức ăn đ ủ b ảy ngày, b ảy đêm, r ồi
chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nh ưng ch ẳng ai tin. Hai ng ười
vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây ùn ùn kéo đến. M ưa to, gió l ớn, n ước ng ập mênh
mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ n ổi nh ư thuy ền, hai v ợ
chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn m ột bóng
người.
3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng c ười đùa trong b ếp. L ấy làm l ạ, h ọ l ấy
quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đ ốt thành cái dùi, r ồi nh ẹ
nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Kh ơ – mú nhanh nh ảu ra
trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, ng ười Hmông,
người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,…lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Theo Truyện cổ Khơ-mú
Chọn câu trả lời đúng:
1. Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
a) Sắp có nắng hạn làm khô héo ruộng đồng
b) Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi
c) Các ý trên đề sai
2. Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn?
a) Làm theo lời con dũi dặn
b) Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, b ị kín
miệng gỗ bằng sáp ong
c) Các ý trên đều đúng

3. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
a) Người vợ sinh ra một quả bầu
b) Hai vợ chồng trở nên giàu có
c) Hai vợ chồng được con dũi cho nhiều vàng bạc
4. Bộ phận có gạch chân trong câu “Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người” trả lời
cho câu hỏi nào?
a) Làm gì?
b) Là gì?
c) Như thế nào?
B. Kiểm tra viết:
I.
Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)

Bài viết:
Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nh ựa xu ất hi ện, hàng c ủa bác
không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nh ỏ đã l ấy ti ền đ ể dành, nh ờ b ạn bè
mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
Theo Tiếng Việt 3 – NXB Giáo dục
23


II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả cây phượng vĩ được trồng ở trường em.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I.
Đọc thành tiếng: (6đ)

II.
Đọc thầm và làm bài tập: (4đ). Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: C
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I.
Chính tả: (5đ)
II.
Tập làm văn: (5đ)
Viết một đoạn văn tả cây phượng vĩ trồng ở trường em.

Bài tham khảo
Sân trường em luôn rập rờn bóng cây, mỗi cây một vẻ đẹp riêng, nhưng đẹp nhất đối với em vẫn
là cây phượng vĩ. Thân cây to bằng một vòng tay em, vỏ cây sần sùi màu nâu đất. Cành cây có
chiều quằn, chiều lượn, lá phượng mềm mại, sờ vào lá non nghe mát rượi. Phượng ra hoa vào
mùa hè, những chùm hoa đỏ rực như ông mặt trời be bé đang trú ngụ trên cành. Em và các bạn
rất gắn bó với cây, em mong cây mãi mãi xanh tươi để làm đẹp cho cảnh trường.

24


ĐỀ SỐ 13


(Đề kiểm tra học kì II)

A. Kiểm tra đọc:
I.
Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Chuyện quả bầu
II.
Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Bài đọc:
Chiếc rễ đa tròn
1.
Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần

cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên m ặt đất. Chắc là trận gió
đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng bác lại bảo:
- Chú nên làm thế nào.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái c ọ,
sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chú cần vụ thắc mắc:
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
- Rồi chú sẽ biết!
3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm

vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người m ới hi ểu
vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
(Theo sách Bác Hồ kính yêu)
Chọn câu trả lời đúng:
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì?
a) Chặt rễ đa để khỏi vướng
b) Cuộn rễ đa lại rồi trồng cho nó mọc tiếp
c) Các ý trên đều sai
2. Nhiều năm sau, chiếc rễ ấy trở thành một cây đa như thế nào?
a) Cây đa có vòng lá tròn
b) Cây đa xum xuê, thẳng đuột
c) Cây đa cao chót vót

3. Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế?
a) Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, có chỗ vui chơi
b) Bác rất quan tâm đến tiếu nhi, Bác biết các em thiếu nhi thích chơi trò chui qua chui l ại
vòng lá ấy
c) Các ý trên đều đúng
4. Trong câu “Bác Hồ đi dạo trong vườn”, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a) Bác Hồ
b) đi dạo trong vườn
c) trong vườn
B. Kiểm tra viết:
I.
Chính tả (Nghe – Viết): (5 điểm)

Bài viết:
Con vện
Mỗi khi nó chạy
Cái đuôi cong lên,
Đuôi như bánh lái
Định hướng cho thuyền.
Rời nhà xa ngõ
Đuôi quắp dọc đường
25



×