Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

phan tich va dau tu chung khoan p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.91 MB, 201 trang )



HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH & ĐẦU Tư

CHỨNG KHOÁN
Chủ biên: PGS. TS. NGUYỄN ĐẢNG NAM

r^AI
- -

r~

-r

*r T



NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2006



LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của TTCK Việt Nam và nân
cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển TTCK tron
những năm tới, Bộ Tài chính chính thức giao nhiệm vụ đào tạ
chuyên ngành “Kinh doanh chứng khoán” cho Học viện Tài chính ỉ
năm học 2003-2004. Để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cù


giáo viên và sinh viên chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán, Hc
viện cũng đã giao nhiệm vụ nghiên cứu và biên soạn bài giảng gi
môn học Phân tích và đầu tư chứng khoán cho Bộ môn Thi trườr,
chứng khoán cùng với một số cán bộ nghiên cứu, quản lý trong V

ngoài Học viện thực hiện.
Sau hơn một năm tích cực nghiên cứu và biên soạn, đến ne
bài giảng gốc môn học Phân tích và đầu tư chứng khoán đã hoè
thành và được xuất bản làm tài liệu giảng dạy, học tập và nghié
cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên Học viện Tài chính. Vi
kết cấu gồm 12 chương thể hiện những nội dung cơ bản của mc
học và được trình bày từ những vấn đề vẻ chung đến cụ thể tron
đầu tư chứng khoán và phân tích chứng khoán.
Tham gia biên soạn cuốn bài giảng gốc gồm các đồng chí:
- PGS. TS. Nguyễn Đăng Nam, Chủ biên và viết các chương
2, 8, 9;
- PGS. TS. Vũ Công Ty viết chương 3;
- ThS. Trần Nguyên Nam, Lê Văn Phúc viết chươna
V/ 4■I
- TS. Hoàng Văn Quỳnh viết các chương 5 6■


- TS. Nguyễn Hoài Lê, ThS. Trần Việt Thạch viết chương 7;
- NCS Nguyễn Lê Cường viết chương 10;
- TS. Lê Hồ Khôi viết chương 11, 12.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tham khảo nhiêu giảo
trình trong và ngoài nước giảng dạy vê phân tích và đầu tư chứng
khoán, chọn lọc và kế thừa những nội dung cơ bản liên quan đến nội
dung môn học này nhằm đảm bảo tính khoa học, hiện đại và phù
hợp. Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian hạn hẹp, môn học lại

mới và phức tạp, đổng thời để đáp ứng kịp thời kế hoạch đào tạo
chuyên ngành, vì vậy có thể còn nhiều sai sót. Tập thể tác giả mong
muốn nhận được sự góp ý của đông đảo cán bộ giảng dạy, nghiên
cứu và sinh viên trong Học viện để rút kinh nghiệm cho việc biên
soạn giáo trình chính thức trong thời gian tới được tốt hơn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2006

Ban Quản lý Khoa học
Học viện Tài chính

4


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỂ C ơ BẢN VỂ ĐTCK VÀ PTCK
1.1 Đầu tư chứng khoán
1.1.1 Đầu tư chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.2 Các hình thức đầu tư chứng khoán
1.1.3 Quy trình đầu tư chứng khoán
1.2 Phân tích chứng khoán
1.2.1 Mục tiêu và qui trình phân tích chứng khoán
trong hoạt động ĐTCK
1.2.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích chứng khoán
1.2.3 Các phép toán tài chính trong phân tích
chứng khoán


Chương 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TÊ v ĩ MÔ VÀ ?HẦ
TÍCH NGÀNH
2.1 Phân tích kinh tế vĩ mô
2.1.1 Phân tích môi trường chính trị - xã hội
của đất nước
2.1.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
2.1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các
cú sốc kinh tế


2.1.4 Tác động của độ mở nền kinh tế và
năng lực cạnh tranh

51

2.1.5 Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ m ô

52

2.2 Phân tích ngành

55

2.1.1 Chu kỳ kinh doanh của ngành

55

2.1.2 Đ ánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh


57

Chương 3
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
3.1 Tổng quan về báo cáo tài chính
3.1.1 Bảng cân

đối kế toán

3.1.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
3.2 Phân tích báo cáo tài chính công ty
3.2.1 Phân tích

59

50
63
54

báo cáo tài chính công ty dạng so sánh 64

3.2.2 Phân tích báo cáo tài chính qua các tỷ số
tài chính đặc trưng
3.2.3 Phàn tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

92

3.3 M ột số lưu ý trong phân tích báo cáo
tài chính công ty


Chương 4
PHÂN TÍCH TRÁI PHIẾU
4.1 Tổng quan về trái phiếu
4.1.1 Khái niệm và đặc trưng của trái phiếu
4.1.2 Phân loại trái phiếu
6

^
ọ-y


4.1.3 Vai trò của trái phiếu
4.2 Các loại rủi ro chính liên quan đến đầu tư trái phiếu
4.2.1 Rủi ro lãi suất
4.2.2 Rủi ro đầu tư hay rủi ro thu nhập tái đầu tư
4.2.3 Rủi ro thanh toán
4.2.4 Rủi ro lạm phát
4.2.5 Rủi ro lạm phát
4.2.6 Rủi ro thanh khoản
4.3 Định giá trái phiếu
4.4 Các đại lượng phản ánh mức sinh lời của trái phiếu
4.4.1 Lai suất cuống phiếu
4.4.2 Lãi suất hiện hành
4.4.3 Lãi suất hoàn vốn
4.4.4 Lãi suất đáo hạn
4.4.5 Mối quan hệ giá - lãi suất
4.4.6 Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa,
lãi suất đòi hỏi và giá
4.4.7 Mối quan hệ giữa giá triếu và thời gian
khi lãi suất không thay đổi

4.5 Đo lường sự biến động của trái phiếu không
kèm quyền lựa chọn
4.5.1 Giá trị tính theo giá của một điểm cơ bản
4.5.2 Giá trị tính theo lãi suất của một thay đổi giá
4.5.3 Thời gian đáo hạn bình quân


4.5.4 Độ lồi
4.6 Cấu trúc thời hạn của lãi suất

125
132

4.6.1 Đường cong lãi suất

132

4.6.2 Sử dụng đường cong lãi suất giao ngay
theo lý thuyết

134

4.6.3 Lãi suất kỳ hạn

136

4.6.4 Các lý thuyết giải thích cấu trúc thời hạn
của lãi suất

138


Chương 5
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
5.1 Cổ phiếu và phân loại cổ phiếu

141

5.1.1 Cổ phiếu và đặc điểm của cổ phiếu

141

5.1.2 Phân loại cổ phiếu

14 3

5.2 Phương pháp định giá doanh nghiệp

151

5.2.1 Giá trị doanh nghiệp

151

5.2.2 Các phương pháp định giá doanh nghiệp

153

5.3 Chính sách cổ tức và ảnh hưởng của nó đến giá cổ phiếu 169
5.3.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức


169

5.3.2 Ảnh hưởng của chính sách cổ tóc đến giá cổ phiếu 177
5.4 Các phương pháp định giá cổ phiếu

179

5.4.1 Phương pháp định giá cổ phiếu theo cổ tức dự tính 179
5.4.2 Định giá cổ phiếu theo luồng tiền m ặt

187

5.4.3 Định giá cổ phiếu theo thu nhập

190

5.4.4 Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập 19 Ị
8


Chương 6
PHÂN TÍCH Kĩ THUẬT
6.1 Các chỉ báo về hoạt động của TTCK
6.1.1 Các chỉ số đánh giá và bình quân động
của giá chứng khoán
6.1.2 Khối lượng giao dịch và giá giao dịch
6.1.3 Vòng quay vốn và cổ phiếu
6.2 Các lý thuyết cơ bản trong phân tích kĩ thuật
6.2.1 Lý thuyết Dow
6.2.2 Lý thuyết lượng chưa được bù đắp

6.2.3 Lý thuyết lô lẻ
6/2.4 Lý thuyết tăng giảm
6.2.5 Lý thuyết chỉ số tin cậy
6.2.6 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT)
6.2.7 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên
6.3 Các biểu đổ và mô hình biến động giá chứng khoán
6.3.1 Mô hình chuyển động đảo chiều
6.3.2 Mô hình chuyển động đến mức chống đỡ
và ủng hộ
6.3.3 Mô hình chuyển động tói mức hỗ trợ và kháng cự

Chương 7
QUYẾT ĐỊNH VÀ CHIÊN LƯỢC c ơ BẢN
TRONG ĐTCK
7.1 Quyết định phân bổ vốn


7.1.1 Khái niệm

229

7.1.2 Vai trò của quyết định phân bổ vốn

229

7.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định phân bổ vốn

230


7.1.4 Qui trình đưa ra quyết định phân bổ vốn

237

7.2 Các chiến lược đầu tư chứng khoán

238

7.2.1 Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị

239

7.2.2 Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng

242

7.2.3 Chiến lược đầu tư thụ động

243

7.2.4 Chiến lược đầu tư chủ động

245

Chương 8
XÂY DỤNG VÀ QUẢN LÝ
DANH MỤC ĐẦU TƯ
8.1 Lý thuyết về danh m ục đầu tư

249


8.1.1 Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng

249

8.1.2 Lựi suất đầu tư

256

8.1.3 Rủi ro danh m ục đầu tư

258

8.2 Các tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư
- Luật cầu về tài sản

265

8.3 Lý thuyết lựa chọn danh m ục đầu tư theo
mô hình M arkow itz

270

8.3.1 Đường cong hiệu quả D M ĐT
gồm 2 chứng khoán

270


8.3.2 Đường cong hiệu quả DMĐT

nhiều chứng khoán rủi ro

275

8.3.3 Lựa chọn danh mục hỗn hợp tối ưu

277

8.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

282

8.4.1 Chức năng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 282
8.4.2 Các yêu cầu đối với nhà quản lý danh mục đầu tư

282

8.4.3 Các phương pháp quản lý danh mục
đầu tư chứng khoán

28Í

Chương 9
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN
9.1 Giới thiệu khái quát về mô hình
định giá tài sản vốn (CAPM)

29

9.2 Những giả định trong mô hình CAPM


29

9.3 Nội dung mô hình CAPM

29

9.3.1 Quan hộ giữa lợi nhuận cá biệt và
lợi nhuận thị trường

2S

9.3.2 Ước lượng Beta trên thực tế

3(

9.3.3 Quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận

3(

9.4 Ưu, nhược điểm của mô hình CAPM

3(

9.4.1 Những phát hiện bất thường khi áp dụng CAPM 31
9.4.2 Những nghiên cứu và phát hiện của Fama
và French

3


9.4.3 Những phê phán từ các nhà nghiên cứu
mô hình đa yếu tố

3


9.5 Lý thuyết định giá kinh doanh chênh lệch
9.5.1 Mô hình hai yếu tố

309

9.5.2 Mô hình đa yếu tố

311

9.6 Lý thuyết thị trường vốn và mô hình CA PM

313

9.6.1 Những giả định trong lý thuyết thị trường vốn

313

9.6.2 Đường thị trường vốn (CM L)

314

9.6.3 Công thức biểu diễn đường thị trường vốn

315


9.4.4 Q uan hệ giữa lý thuyết thị trường vốn
và mô hình CAPM

316

Chương 10
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
10.1 Những vấn đề chung về lý thuyết
thị trường hiệu quả
10.1.1 K hái niệm thị trường hiệu quả

319

10.1.2 Lý thuyết về bước đi ngẫu nhiên
của giá chứng khoán

322

10.1.3 N hững hình thái của thị trường hiệu q u ả

324

10.2 Ý nghĩa của lý thuyết thị trường hiệu quả

329

10.2.1 Đối với phân tích k ĩ thuật

329


10.2.2 Đối với phân tích cơ bản

330

10.2.3 Đối với hoạch định chiến lược đầu tư

33 ị

10.3 Kiểm chứng thị trường hiệu quả
10.3.1 K hái niệm kiểm chứng thị trường hiệu quả
12

319

332
333


10.3.2 Kiểm chứng các hình thái thị trường hiệu quả

33‘

10.3.3 Mức bù rủi ro của thị trường hiệu quả

331

10.4 Thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi
10.4.1 Những vấn đề chung của tài chính hành vi


33'
33'

10.4.2 Những lý thuyết chủ yếu của tài chính hành vi 34
10.4.3 Những ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi

34

Chương 11
CHÚNG KHOÁN PHÁI SINH
11.1 Khái niệm và phân loại chứng khoán phái sinh

34

11.1.1 Khái niệm và đặc trưng của chứng khoán
phái sinh

34

11.1.2 Phân loại chứng khoán phái sinh

34

11.2 Định giá chứng khoán phái sinh

35

11.2.1 Định giá hợp đổng kỳ hạn

35


11.2.2 Định giá quyền chọn

35'

11.3 Úng dụng chứng khoán phái sinh trong
đầu tư chứng khoán

36'

11.3.1 Lập cơ cấu tài sản trong danh mục đầu tư
với hợp đổng kỳ hạn

36'

11.3.2 Bảo vệ giá trị danh mục đầu tư với
quyền chọn bán

36

11.3.3 Quản lý thu nhập của danh mục đầu tư
với quyền chọn mua

36 '

1


Chương 12


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ DMĐTCK
12.1 Các nguyên tắc trong đánh giá hoạt động
quản lý DMĐT

373

12.2 Các chuẩn mực đánh giá kết quả hoạt động
quản lý danh mục đầu tư

375

12.3 Đánh giá hiệu quả quản lý D M Đ T bằng
các mô hình CAPM

378
378

12.3.1 Hệ số Jensen

381

12.3.2 Hệ số Treynor

382

12.3.3 Hệ số Sharpe
12.3.4 Phương pháp so sánh các đại lượng
đo lường kết quả đầu tư


382

12.4 Đánh giá hiệu quả quản lý DM ĐT không
sử dụng mô hình CAPM

384

12.4.1 Đánh giá mức sinh lợi thực tế của DM ĐT
mà nhà đầu tư nhận được

384

12.4.2 Mức sinh lời theo kết cấu vốn đầu tư

386

12.4.3 So sánh các danh mục đầu tư

391

12.4.4 Đánh giá danh mục đầu tư vào trái phiếu

TÀI LỆU THAM KHẢO

14

385

397



Chương 1

NHŨNG VẤN ĐỀ Cơ BẢN VỂ ĐẦU TƯ CHÚNG KHOÁN
VÀ PHÂN TÍCH CHÚNG KHOÁN
1.1 ĐẦU TƯ CHÚNG KHOÁN

1.1.1 ĐTCK và các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCK
1.1.1.1 Khái niệm và mục đích ĐTCK
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các
nguồn lực hiện tậi nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng vào quá trình đầu tư được gọi là vốn
đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), kim khí quý, đá quí, đất
đai, bất động sản, tài nguyên, giá trị thương hiệu, phát minh
sáng ch ế... Lợi ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc
độ khác nhau tuỳ theo mục đích của hoạt động đầu tư như: lợi
ích kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi
trường... Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếu và trước
hết của hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận.
Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một các nhân
thực hiện dưới nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên
hộ trực tiếp giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường
chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp
là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản
lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện
dựới các hình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các

15



hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu
tư m à chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động
của đối tượng m à họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các
hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với
các tổ chức kinh tế. Như vậy đầu tư chứng khoán là m ột trong
những hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư vào các doanh
nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để m ua các chứng khoán (cổ
phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị
trường chứng khoán nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
Đầu tư chứng khoán là m ột hình thức đầu tư khá phổ biến
ở các nước có nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoán
phát triển. M ục đích của đầu tư chứng khoán trước hết là nhằm
thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư. Phần lợi nhuận
này được hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanh
nghiệp trả cho người đầu tư theo qui định và phần chênh lệch
giá chứng khoán khi họ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng
khoán trên thị trường. Tiếp đến m ục đích của đầu tư chứng
khoán là để phân tán rủi ro eó thể gặp trong tương lai nhờ đa
dạng hoá các hình thức đầu tư; để thực hiện quyền kiểm soát
hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tư cách người nắm cổ
phần, vốn góp chi phối. Các mục đích có thể khác nhau tuỳ
theo ý định của từng nhà đầu tư, song cũng có thể là tổng hợp
các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể.

1.1.1.2 Mức sinh lời và các rủi ro trong ĐTCK
Giống như các hình thức đầu tư khác đầu tư chứng khoán
cũng luôn gắn liền với rủi ro. Lý luận và thực tiễn đầu tư chứng
khoán cũng chỉ ra rằng: khả nâng sinh lời trong đầu tư chứng
16



khoán luôn gắn liền với những rủi ro mà nhà đầu tư chứng
khoán có thể gặp phải, thông thường lợi nhuận càng cao thì khả
năng gặp phải rủi ro càng lớn. Vì thế việc xem xét, đánh giá
khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro có thể gặp là một việc
làm bắt buộc trong đầu tư chứng khoán.
1.1.1.2.1 Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán
Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán phản ánh khả năng
đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư chứng khoán trong một
khoảng thời gian nhất định từ số vốn gốc mà họ đã bỏ ra ban
đầu. Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán có thể đo bằng số
tuyệt đối hoặc tương đối. Mức sinh lòi tuyệt đối là phần chênh
lệch giữa tổng thu nhập từ đầu tư chứng khoán (bao gồm số lợi
tức chứng khoán cộng mức lãi hoặc lỗ về vốn) với số tiền đầu
tư ban đầu (vốn gốc). Nếu tính theo số tương đối, mức sinh lời
chứng khoán là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được
từ đầu tư chứng khoán so với vốn gốc.
Do đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư dài hạn, vì thế
người ta thường đánh giá mức sinh lời chứng khoán trong một
khoảng thòi gian dài (lớn hơn 1 năm). Giả đinh toàn bộ số lợi tức
thu được từ đầu tư chứng khoán được sử dụng để tái-đầu tư với
mức lợi tức không đổi, khi đó mức sinh lời chứng khoán trong
một khoảng thòi gian nhất định (ví dụ 2, 3 hoặc n năm) sẽ bằng
tổng mức sinh lời chứng khoán trong khoảng thời gian tương ứng.
Ví dụ: Một khoản đầu tư chứng khoán trong 3 năm đem lại
mức sinh lời (ri) hàng năm theo thứ tự là 12%, 8% và 10%. Giả
sử toàn bộ số lợi tức chứng khoán hàng năm được tái đầu tư
17



trong các năm tiếp theo thì mức sinh lời trong 3 năm của khoản
tiền đầu tư chứng khoán sẽ là:
M = [(1 + Tj) (l+ r2) ( l+ r 3)] - 1
= [(1+ 0,12) (1+ 0,08) (1+ 0,10)] - 1 = 1,33 - 1 = 0,33
Người ta cũng có thể tính mức sinh lời binh quân hàng năm
để đánh giá khả năng sinh lời trung bình của đầu tư chứng
khoán trong một khoảng thời gian nhất định. N ếu tính theo
mức sinh lời binh quán số học thì đó là trung bình cộng của
mức sinh lời hàng năm.
Tỵ + r2 + ... + r t
t
Nếu tính mức sinh lời luỹ kế bình quân hàng năm với giả
định toàn bộ số lợi tức chứng khoán hàng nãm được tái đầu tư
trong các năm tiếp theo thì mức sinh lời luỹ kế bình quân hàng
năm so với vốn gốc sẽ được tính cụ thể như sau:
-

_

M hàng năm = 0 ^ (1 + r,)(l + r2)...(l + rt) - 1
Đôi khi nhà đầu tư cũng m uốn đánh giá với mức sinh lời
như thế nào sẽ đảm bảo cho giá trị hiện tại của sô' tiền lãi thu
được từ đầu tư chứng khoán hàng năm ngang bằng với số tiền
đầu tư chứng khoán m à họ đã bỏ ra ban đầu. Mức sinh lời đó
được gọi là mức doanh lợi nội bộ từ đầu tư chứng khoán (IRR)
Việc xác định mức doanh lợi nội bộ có thể xác định theo các
phương pháp “nội suy” , phương pháp đồ thị hoặc phương pháp
“thử và xử \ý các sai số” sẽ được trình bày ở các phần sau.


18


7.7.7.2.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là khả năng
xảy ra những kết quả không mong đợi trong tương lai. Điều
đó có thể là sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biến động thất
thường về mức sinh lợi trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán cũng có nhiều loại, có thể
phân thành các 2 loại chủ yếu là rủi ro hệ thống và rủi ro
không hộ thống.
+ Rủi ro hệ thống: là những rủi ro có ảnh hường đồng thời
đến hầu hết các loại chứng khoán đang được lưu hành trên thị
trường. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thường là các tác
nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành
như: tình trạng ĩạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những
biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường,
sự suv thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế... Các loại rủi ro
hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi
ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua...
Rủi ro thi trường là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng
khoán trên thị trường. Đó là kết quả của những hiệu ứng về
tương quan giữa cung và cầu của các loại chứng khoán trên thị
trường. Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán
thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô
hình, cả những yếu tố bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp. Sự
đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một
loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng
có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng đôminô) đối VỚI
19



giá cả các loại chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán
trên thị trường nói chung bị sụt giảm.
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị
trường. Giá cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi
suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị
trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại. V ì th ế sự
biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu
nhập nhận được từ đầu tư chứng khoán ở các thòi điểm khác
nhau có giá trị khác nhau, do đó ảnh hưởng đến m ức doanh lợi
thu được của đầu tư chứng khoán.
Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi vo lạm phát) là loại rủi ro do
sự giảm sút về sức mua đồng tiền. N hà đầu tư nắm giữ chứng
khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai
nhưng họ lại m ất đi cơ hội m ua sắm các loại hàng hoá, dịch vụ
trong thời hạn nắm giữ chứng khoán. N ếu trong khoảng thời
gian đó giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên do yếu tố lạm phát,
họ sẽ m ất đi m ột phần sức m ua từ số thu nhập sẽ có được trong
tương lai. Giá trị phần sức m ua bị giảm sút do lạm phát phản
ánh mức rủi ro sức m ua của nhà đầu tư chứng khoán.
+ Rủi ro không hệ thống: là những rủi ro có nguyên nhân
từ nội tại của m ột công ty hoặc một ngành kinh doanh cụ thể
mà không gắn liền với toàn bộ thị trường. Ảnh hưởng của các
rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi m ột
công ty, một ngành hay m ột số loại chứng khoán nhất định.
Rủi ro không hộ thống thường bao gồm các loại như: rủi ro
kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý... trong hoạt động
20



của một cống ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định. Rủi ro
kinh doanh là những rủi ro về sự không ổn định của thu nhập
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do những thay
đổi bất lợi của môi trường kinh doanh hoặc cung cầu hàng hoá,
dịch vụ trên thị trường. Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài
chính lại là những rủi ro về khả năng thanh toán lợi tức chứng
khoán hoặc hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán do việc
lựa chọn cơ cấu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đối
giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Rủi ro quản lý là
rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không hợp lý từ
các nhà quản trị doanh nghiệp.
Do nguyên nhân của từng loại rủi ro trên đây là rất khác
nhau, vì vậy khi đánh giá các rủi ro không hệ thống thông
thường đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện, gắn với các
yếu tố về điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp
hoặc từng ngành.

1.1.1.3 Các nhản tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK
Để đi đến quyết định đầu tư chứng khoán nhà đầu tư
thường phải xem xét, cân nhắc nhiều nhân tố. Các nhân tố cơ
bản thường bao gồm:
Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong
tương lai. Mục đích trước hết của đầu tư chứng khoán là nhằm
thu được lợi nhuận trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của
khoản đầu tư chứng khoán là nhân tố cần được xem xét hàng
đầu. Tuy nhiên khả năng sinh lời của chứng khoán lại chịu ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề kinh
21



doanh; chính sách kinh tế của nhà nước; khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường; chính sách chi trả lợi tức cô
phần của doanh nghiệp... Vì thế để tối đa hoá lợi nhuận, nhà
đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ các nhân tố có thể ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết định
đầu tư cho phù hợp.
- M ức độ rủi ro có th ể gặp của loại chứng khoán được đầu
tư. Để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng
khoán nhà đầu tư còn phải biết cách tối thiểu hoá các rủi ro có
thể gặp. Việc đánh giá mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán
không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ m à còn đối
với toàn bộ dạnh mục đầu tư chứng khoán nhằm hạn ch ế và
phân tán rủi ro. Thông thường, mức độ rủi ro có sự khác biệt
nhất định giữa các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, giữa
chứng khoán có thời hạn thanh toán khác nhau, giữa chứng
khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, giữa
chứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh
khác nhau... Việc đánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán
cũng đòi hỏi năng lực, kĩ năng phân tích đánh giá rủi ro nhất
định của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường.
- K hả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư. Tính
thanh khoản (hay còn còn là tính lỏng) của chứng khoán là khả
năng dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền m ật. Thông
thường khi có số tiền m ặt nhàn rỗi nhà đầu tư thường đầu tư
chứng khoán để thu lợi nhuận, song khi cần tiền m ặt để đáp
ứng các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư họ lai
m uốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về
22



Nếu các chứng khoán mà họ sở hữu có khả năng thanh khoản
cao, việc sở hữu chứng khoán cũng tiện ích không khác gì việc
nắm giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họ đầu tư chứng khoán
và ngược lại. Do đó tính thanh khoản của chứng khoán cũng là
một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cần xem xét, lựa chọn.
Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của
doanh nghiệp. Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối
hoạt động của doanh nghiệp cũng là một nhân tố được xét đến
khi lựa chọn quyết định đầu tư chứng khoán. Quyền hạn Và lợi
ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được tăng thêm theo
mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp. Vì vậy khi đầu tư
chứng khoán họ cũng cần cân nhắc qui mô đầu tư sao cho có
thể đạt được mục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh
nghiệp, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
của mình.

1.1.2 Các hình thức đầu tư chứng khoán
1.1.2.1 Theo loại chứng khoán đầu tư
Cấc chứng khoán doanh nghiệp có nhiều loại như cổ phiếu
(cổ phiếu ưu đãi, cổ 'phiếu thường), trái phiếu (trái phiếu
thường, trái phiếu có khả năng chuyển đổi...), các chứng khoán
phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, chứng
quyền, chứng khế...). Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh
lời cũng như mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, quyền kiểm
soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy
khi lựa chọn quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải
tính toán, cân nhắc kỹ các điểm lợi hoặc bất lợi khi đầu tư vào
23



×