Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Phan tich va dau tu chung khoan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.83 MB, 206 trang )

Chương 6
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng
khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng.
Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động (hành vi) của
bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hoá trên thị
trường. Phân tích kỹ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới
dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong
quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai.
Đổ thị là công cụ của nhà phân tích kỹ thuật. Đồ thị có thể
biểu thị bất kỳ sự việc gì xẩy ra trên thị trường hoặc các chỉ số
tách ra từ các đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn
vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa
doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của
các cổ phiếu được mua bán nhiều nhất,... Nói cách khác là các
chỉ số được tính ra từ các đại lượng thống kê về các giao dịch
trên sở giao dịch chứng khoán. Trên đồ thị người ta tìm ra quy
luật về các tín hiệu báo trước về sự thay đổi của xu thế giá.
Phần tích cơ bản tập trung vào xu hướng kinh tế nói chung,
tình hình kinh doanh hiện tại của một ngành công nghiệp hoặc
chất lượng cổ phiếu của một công ty cụ thể. Ngược lại, phân
tích kỹ thuật lại quan tâm đến việc dự báo ngắn hạn về xu
hướng thị trường và giá cả chứng khoán hơn là tập trung nghiên
cứu một công ty nào đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật,
quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên hoạt động của
thị trường và sự thay đổi xu hướng thị trường.
195


Các nhà phân tích thị trường chứng khoán sử dụng đồng
thời cả hai phương pháp phân tích cơ bản và kỹ thuật để đưa ra


quyết định đầu tư. Họ dùng phương pháp phân tích cơ bản để
xác định loại giao dịch nào nên thực hiện và dùng phương pháp
phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm m ua bán thích hợp nhất.
6.1 CÁC CHỈ BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRUỒNG
CHÚNG KHOÁN

6.1.1 Các chỉ số giá và bình quân động của giá chứng khoán
Giá cả các loại chứng khoán có xu hướng biến động đồng
loạt. Bất cứ một loại chứng khoán nào đều có khuynh hướng
tăng giá khi thị trường lên và giảm giá khi thị trường giảm. Tất
nhiên, cũng có những nhân tố khác làm cho giá cả chứng
khoán biến động ngược chiều với xu hướng của thị trường. Các
chỉ số và bình quân động có vai trò quan trọng trong phân tích
kỹ thuật vì chúng thể hiện xu hướng biến động của giá cả
chứng khoán.

6J.1.1 Chỉ sô' giá chứng khoán
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh sự biến đổi của
giá chứng khoán tại một thời điểm so với thời điểm gốc nào đó.
So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau ta được sự
biến động giá giữa hai thời điểm đó.
Để có tầm nhìn tổng quan về sự biến động của giá chứng
khoán trên thị trường, người ta sử dụng chỉ số giá cổ phiếu là
loại thông tin quan trọng nhất của thị trường và thường được
dùng trong phân tích và đầu tư chứng khoán.
196


Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá cổ phiếu bình
quân hiện tại so vói giá cổ phiếu bình quân thời kỳ gốc đã chọn.

Tất cả các thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống
chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình. Chỉ số giá cổ phiếu có thể
được tính cho từng cổ phiếu, tất cả cổ phiếu thuộc thị trường
của một quốc gia, từng ngành, nhóm ngành. Ngoài ra, một số
chỉ tiêu sau cũng được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá cổ
phiếu và thông báo rộng rãi như : Chỉ số giá cổ phiếu trong
ngày, ngày đó so với ngày trước hay so với đầu năm, chỉ số cao
nhất hoặc thấp nhất tròng năm, ...
6.1.1.1.1 Chỉ s ố giá bình quân giản đơn
Đây là chỉ số bình quân số học giản đơn, không có sự tham
gia của quyền số. Công thức tính như sau :
± Pit
I = ±±------

± P io
i=I
Trong đó:
I : Chỉ số giá cổ phiếu bình quân
P it: Giá cổ phiếu i thời kỳ t
Pio : Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
Chỉ số giá bình quân giản đơn có đặc điểm là cổ phiếu có
giá trị càng cao thì càng có ảnh hưởnglớn đến sô' bình quân.
Sự tăng giá 1% của cổ phiếu có trị giá cao thì ảnhhưởng nhiều
197


hơn so với sự thay đổi giá 1% của cổ phiếu có trị giá thấp. Mức
bình quân không phản ánh giá bình quân vì hộ số chia thay đổi
liên tục. Chỉ số này chỉ phản ánh đúng khi độ lệch chuẩn nhỏ.
Các chỉ số Dow Jones; Nikkei 225; Chỉ số tổng hợp MIB

(Italy) áp dụng loại chỉ số này.
6.1.1.1.2 C hỉ s ố giá bình quân gia quyền giá trị
Đặc điểm của loại chỉ số giá này là các công ty lớn có tác
động lớn. Nếu cùng khối lượng niêm yết, công ty có cổ phiếu thị
giá cao hơn sẽ có tác động nhiều hơn. Những cổ phiếu giao dịch
ít vẫn có ảnh hưởng, không phản ánh được thực sự thị trường.
Chỉ số bình quân gia quyền giá trị là chỉ số giá cổ phiếu
bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu niêm
yết. Loại chỉ số này bao gồm chỉ số giá Laspeyres và chi số giá
Paascher.
+ C hỉ s ố giá Paascher
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất, nhiều nước
áp dụng nhất như các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); s& P500
(Mỹ); FT-SE100 (Anh); TOPIX (Nhật); TSE (Đài Loan);
HANGSENG (Hồng Công); ...
Q uyền số của chỉ số giá này là số lượng cổ phiếu niêm yết
thời kỳ tính toán và được tính theo công thức :
Ỵ uqit.Pit
y qit.Pio

198


Trong đó:

Ip : chỉ số giá cổ phiếu bình quân Paascher
Pit: giá cổ phiếu i thời kỳ báo cáo (t)
Pio: giá cổ phiếu i thời kỳ gốc (o)
qit: Khối lượng cổ phiếu i niêm yết thời kỳ báo cáơ (t)
Chỉ số này lấy quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết thời

kỳ báo cáo nên nó là tư liệu và sẽ phản ánh được vai trò của
các cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ tính toán. Tuy nhiên,' chỉ số
này có nhược điểm quan trọng nhất là phải thường xuyên cập
nhật số liệu về cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo.
+ Chỉ số giá Laspeyres
Đây là chỉ số giá cổ phiếu áp dụng phương phápbìnhquân
gia quyền với quyền số là số lượnỊ> cổ phiếu niêm yếtthời kỳ
gốc. Công thức tính như sau:
ị^qio.pit
h = — ------------

Ỵ^qio.pio
i=l
Trong đó:
IL: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Laspeyres
pit: giá cổ phiếu i thời kỳ báo cáo
pio: giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
qio: Khối lượng cổ phiếu i niêm yết thời kỳ gốc
199


Chỉ số này lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc
nên số liệu này đã có, không phải cập nhật. Tuy nhiên nhược
điểm của nó là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị
trường. Các chỉ số FAZ, DAX của Đức áp dụng loại chỉ số này.
6.1.1.1.3 C h ỉ sô'bình quân nhân
Chỉ số bình quân nhân là chỉ số giá bình quân nhân giữa
chỉ số giá Paascher và chỉ sô giá Laspeyres và được xác định
theo công thức :
IF=


I px l L

Trong đó:
IF: chỉ số giá Fisher
Ip: Chỉ số giá Paascher
IL: chỉ số giá bình quân Laspeyres
Chỉ số này có ưu điểm phần nào khắc phục được nhược
điểm của chỉ số Paascher và Laspeyres m ắc phải. Các chỉ số
Value line (M ỹ); FT-30 (Anh) áp dụng loại chỉ số này.
M ột số chỉ số giá được xác lập nhằm phản ánh toàn bộ thị
trường, đây là các chỉ số giá có cơ sở rộng. M ột số chi số giá
khác có cơ sở hẹp, chỉ là thước đo cho m ột mảng thị trường
hoặc cho m ột ngành nhất định.
Chỉ số bình quân Dow Jones là đại lượng lâu đời và thông
dụng nhất dùng để đo lường sự biến động giá cả cổ phiếu và
được tính toán dựa trên một số loại cổ phiếu tiêu biểu trong các
ngành lĩnh vực sau :
200


+ Bình quân ngành công nghiệp (30 loại cổ phiếu)
+ Bình quân ngành vận tải (20 loại cổ phiếu)
+ Bình quân ngành dịch vụ công ích (15 loại cổ phiếu)
+ Bình quân tổng hợp (65 loại cổ phiếu thuộc 3 nhóm trên).
Cho đến nay chỉ số bình quân ngành công nghiệp (DJIA)
vẫn là một chỉ báo được sử dụng rộng rãi nhất. Khi nói về xu
hướng chung của thị trường, các nhà phân tích và đầu tư thường
dùng chỉ số bình quân ngành công nghiệp. Chỉ số bình quân
Dow Jones có trọng số là giá cả chứng khoán.

Chỉ số s& p 500 lấy cơ sở là giá cả của 400 loại cổ phiếu
ngành công nghiệp; 20 cổ phiếu ngành vận tải; 40 cổ phiếu
ngành tài chính và 40 cổ phiếu ngành dịch vụ công ích. Các
lĩnh vực đều được dự báo riêng biệt. Chỉ số s & p 500 có hai
lợi thế so với chỉ số bình quân Dow Jones là hộ thống trọng số
và phạm vi đại diện rộng hơn. Mỗi loại cổ phiếu được tính
trọng số theo tổng giá trị của cổ phiếu đang lưu hành, làm cho
chỉ số s & p 500 có tính chọn lọc hơn chỉ số Dow Jones. Phạm
vi đại diện của nó cũng rộng hơn: 500 loại cổ phiếu được chọn
đại diện cho 75% - 80% tổng giá trị của các loại cổ phiếu giao
dịch tại NYSE.
Chỉ số tổng hợp NYSE dựa trên giá cả của tất cả các loại
cổ phiếu thường được niêm yết trên sở giao dịch. Giống như
chỉ số s & P500. Chỉ số tổng hợp NYSE lấy trọng số là tổng
giá trị của toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của mỗi loại cổ
phiếu. Tương tự chỉ số bình quân Dow Jones và chỉ số s &
P500 các loại cổ phiếu thuộc ngành công nghiệp là bộ phận
201


quan trọng nhất của chỉ số tổng hợp NYSE. Chỉ số này được
tính toán và công bố mỗi ngày.
Chỉ số mức giá trị tổng hợp bao gồm 1700 loại cổ phiếu
giao dịch trên NYSE, A M EX và OTC. N goài ra, đường giá trị
còn cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư như thời điểm và độ an
toàn của hàng trăm loại cổ phiếu khác nhau. N ó dự kiến loại cổ
phiếu có giá cả tương đối tốt nhất hoặc mức tệ nhất trong vòng
12 tháng tiếp theo.
Chỉ số W ilshire 5000 là đại lượng đánh giá thị trường tổng
quát nhất. Nó có trọng số là tổng giá trị của 5000 loại cổ phiếu

giao dịch trên NYSE, A M EX và OTC. Chỉ số W ilshire 5000
được công bố hàng ngày trên tờ nhật báo phố W all.
6.1.1.1.4 Bình quân động của giá chứng khoán
Bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân
của chứng khoán trong m ột khoảng thời gian xác đinh. Bình
quân động được phân loại thành bình quân động giản đơn, bình
quân động bình quân gia quyền, bình quân động tuyến tính.
Các mức bình quân động được tính toán liên tục. M ột trong
những mức bình quân thông dụng nhất là bình quân động 200
ngày, ghi nhận giá cả hàng ngày của m ột loại cổ phiếu trong
vòng 200 ngày liên tục. Đường bình quân động là công cụ phổ
biến phản ánh xu th ế chung của từng cổ phiếu hoặc thị trường
nói chung, Các nhà phân tích kỹ thuật dùng đường bình quân
động như m ột chỉ báo xu hướng dài hạn và xem xét các mức
giá hiện tại trong m ối tương quan với xu hướng này để nhân ra
các dấu hiệu thay đổi.
202


Có hai sự so sánh được coi là quan ữọng liên quan đến các
đường bình quân động. So sánh thứ nhất là giữa các mức giá cụ
thể và các đường bình quân động ngắn hạn (MA 50 ngày). Nếu
xu hướng giá chung của một loại cổ phiếu hoặc thị trường đang
đi xuống, đường MA thường sẽ nằm phía trên mức giá hiện tại.
Nếu giá cổ phiếu đảo chiều và vượt qua đường MA từ bên dưói
kèm theo khối lượng giao dịch lớn thì hầu hết các nhà phân tích
kỹ thuật sẽ coi đây là một thay đổi rất tích cực và cho rằng đây
là dấu hiệu Sự đảo chiều của xu hướng gia tăng, đường MA
cũng sẽ có xu hướng gia tăng nhưng vẫn nằm dưới mức giá
hiện tại. Nếu giá hiện tại vượt qua đường MA từ bên trên kèm

theo khối lượng giao dịch lớn, đây sẽ được coi là một dạng thức
tiêu cực báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng tăng giá dài hạn.
So sánh thứ hai là giữa đường bình quân động 50 ngày và
đường bình quân động 200 ngày (MA 200 ngày). Thông thường
khi hai đường MA này cắt nhau sẽ báo hiệu một sự thay đổi của
xu hướng giá chung. Nếu đường MA 50 ngày cắt đường MA
200 ngày từ bên dưới với khối lượng giao dịch lớn, đây sẽ là dấu
hiệu giá lên (dấu hiệu mua) bởi vì nó báo hiệu sự đảo chiều của
xu hướng từ tiêu cực sang tích cực. Ngược lại, khi đường MA
50 ngày cắt đường MA 200 ngày từ bên trên, nó báo hiệu sự
thay đổi sang xu hướng tiêu cực và sẽ là dấu hiệu bán.
Nhìn chung, đối vói xu hướng giá lên thì đường MA 50
ngày sẽ nằm trên đường MA 200 ngày. Cũng cần lưu ý rằng,
nếu khoảng cách giữa hai đường MA này trở nên quá lớn thì
nhà phân tích kỹ thuật có thể coi đó là dấu hiệu cổ phiếu hiện
được mua vào quá nhiều. Một xu hướng giá xuống là khi
203


đường MA 50 ngày luôn nằm dưới đường MA 200 ngày. Nếu
khoảng cách giữa hai đường này quá lớn thì đó có thê được coi
là dấu hiệu cổ phiếu được bán ra quá nhiều.

6.1.2 Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch
Cùng với việc xem xét về biến động của giá cả chứng
khoán, các nhà phân tích kỹ thuật cũng quan tâm đến khối
lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Khối lượng giao dịch là số
lượng cổ phiếu được mua, bán trên thị trường và được xác định
theo công thức sau :


e - i=lị s
Trong đó:
Q: Tổng khối lượng giao dịch của tất cả các loại cổ phiếu,
thị trường
Si: Số lượng cổ phiếu i được m ua, bán trên thị trường
i: Loại cổ phiếu
Giá trị giao dịch là giá trị của số cổ phiếu đã được giao
dịch. Tính được bằng cách nhân khối lượng giao dịch với giá
giao dịch.
Khối lượng giao dịch được xác định chung cho toàn thị
trường và người ta cũng xác định riêng cho từng loại cổ phiếu
niêm yết. Thông thường khối lượng giao dịch và giá trị giao
dịch được sở giao dịch chứng khoán và hiệp hội các nhà kinh
doanh chứng khoán thông báo hàng ngày. Các con sỏ' về khối
204


lượng cho thấy tổng số giao dịch đối với mỗi loại chứng khoán
và toàn thị trường. Các nhà phân tích thường xem xét một cách
cẩn thận những con số này vì lịch sử cho thấy sự thay đổi của
khối lượng giao dịch có nhiều khả năng dẫn đến các xu hướng
về giá cả. Các nhà phân tích kv thuật cho rằng bình thường khi
khối lượng giao dịch tâng lên thì giá cổ phiếu cũng tãng lên. Sự
việc này không báo hiệu một sự đảo ngược các xu hướng thị
trường. Tuy nhiên, khi có một sự tăng giá nhỏ kèm thêm sự
giảm khối lượng giao dịch thì thường dẫn tới sự đảo ngược xu
hướng vầ do đó sẽ dẫn tới sụt giá. Nếu khối lượng giao dịch
tăng hoặc giảm đột ngột so với mức trung bình, các nhà phân
tích sẽ cân nhắc xem thị trường đang thịnh hay suy. Nói chung,
trong thị trường giá lên quy mô giao dịch thường lớn và ngược

lại trong thị trường giá giảm quy mô giao dịch thường nhỏ.
Lượng giao dịch rất thấp cho thấy sự thiếu vắng người mua
trên thị trường, người bán thường nhiều hơn người mua. Do
vậy, lượng giao dịch khi giá lên thường lớn hơn lượng giao dịch
khi giá xuống.
6.1.3 Vòng quay vốn và cổ phiếu
Vòng quay vốn và vòng quav cổ phiếu phản ánh nhịp độ
hoạt động của thị trường và được xác định theo công thức tổng
quát sau :
Tổng giá trị của số cổ phiếu được giao dịch
Vòng quay vốn = --------—
— — ----------^7 — — ----Tông giá trị thị trường của cô phiếu

Tổng giá trị thị trường là tổng số vốn cổ phần tính theo giá
trị thị trường của các công ty có cổ phiếu được mua bán trên
thị trường và được xác định như sau :
205


V = ỵ s i. P i

i=l

Trong đó:
V: tổng giá trị thị trường
S: số lượng cổ phiếu đang lưu hành
P: giá thị trường của một cổ phiếu
i: loại cổ phiếu
Vòng quay cổ
phiếu niêm yết


Tổng số cổ phiếu niêm yết được giao dịch


xổng số cổ phiếu niêm yết

Vòng quay vốn và vòng quay cổ phiếu được xác định bình
quân chung cho các loại cổ phiếu và người ta cũng có thể xác
định cho từng loại cổ phiếu niêm yết.
6.2 C Á C L Ý T H U Y Ế T c ơ B Ả N T R O N G P H Â N TÍCH
K Ỷ THUẬT

M ột trong những công cụ dành cho các nhà phân tích kỹ
thuật là các lý thuyết rất đa dạng có liên quan tới các hoạt động
thị trường. Những lý thuyết này đưa ra những mô hình thị
trường nhất định trong lịch sử khi xuất hiện những dạng đúng
như vậy thì có thể là dấu hiệu dẫn tới tăng giá hoặc sụt giá
trong môi trường đầu tư.
Khi có dấu hiệu tăng giá xuất hiện, các nhà phân tích sẽ đưa
ra các khuyến nghị mua vào. Trong trường hợp có các dấu hiệu
giảm giá, các nhà phân tích sẽ khuyên khách hàng bán phần
chứng khoán họ đang sở hữu hoặc bán khống các chứng khoán.
206


6.2.1 Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow thường dùng để xác định thời điểm kết thúc
một xu hướng của thị trường. Theo lý thuyết này, có 3 xu
hướng biến động giá cổ phiếu : Xu hướng dài hạn của giá các
cổ phiếu được coi là xu hướng biến động cấp một. Xu hướng

này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm
và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn
biến xu hướng biến động cấp một xuất hiện các giai đoạn bị
ngắt quãng bởi xu hướng biến động cấp hai đi ngược với xu
hướng biến động cấp một nó là các phản ứng hoặc các điều
chỉnh khi xu hướng biến động cấp một tăng hoặc giảm quá
mức trong một giai đoạn nào đó. Xu hướng biến động cấp hai
lại bao gồm các xu hướng biến động cấp ba, thường là các biến
động ngày này qua ngày khác, là xu hướng biến động không
có vai trò quan trọng đối với thị trường.
Xu hướng biến động cấp một. Đó là xu hướng chung về
sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài ba
năm. Mỗi đợt tăng giá mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần
trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá (xu hướng giảm giá) vẫn ở
mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu hướng biến
động cấp một vẫn là xu hướng tăng giá. Xu hướng cấp một này
được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá
giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt
tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng
giá đợt trước thì xu hướng biến động cấp một là xu hướng giảm
giá. Xu hướng cấp một này được gọi là thị trường con gấu.

207


- Xu hướng biến động cấp hai. Đó là các phản ứng làm ngắt
quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu hướng biên động cấp
một. Thường thì xu hướng biến động này kéo dài từ ba tuần đến
vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đên 2/3
đối với các đợt tăng (giảm) lần trước trong quá trinh diễn biến

của xu hướng biến động cấp một.
Như vậy, chúng ta có thể nhận biết xu hướng biến động cấp
hai, đó là bất cứ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu hướng
biến động cấp một và kéo dài trong khoảng 3 tuần và đưa đến
giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu hướng
biến động cấp một được coi là xu hướng biến động cấp hai.
- Xu hướng biến động cấp ba. Đó là các biến động nhỏ
khoảng vài giờ, đến vài ngày. Thường thì trong các đợt trung
gian, trong xu hướng biến động cấp hai hoặc giữa hai xu hướng
biến động cấp hai có khoảng 3 đợt biến động nhỏ. Xu hướng
biến động cấp ba chỉ là một trong ba xu hướng biến động và
chúng dễ bị thao túng.
+ Thị trường con bò tót: Xu hướng biến động cấp một tâng
giá được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn
tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm
nhận được rằng thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng
sẽ đảo chiều và họ sẵn sàng m ua tất cả các cổ phiếu được chào
bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá
đạt m ua từ từ m ột khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các
báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường
trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình
nhưng bắt đầu có các đợt tăng giá nhỏ.
208


Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị
trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình
kinh doanh và do có xu hướng tăng thu nhập trên một cổ phiếu
của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính trong giai
đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu được lợi nhuận cao nhất.

Giai đoạn ba là giai đoạn khi thị trường cháy bỏng và công
chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt
đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả chứng khoán được
đưa lên trang đầu của báo chí. Đến giai đoạn này người ta cho
rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt
câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? Ớ giai đoạn sôi động
này khối lượng cổ phiếu giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít
giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu có độ
tín nhiệm cao lại không tăng nữa.
+ Thị trường con gấu: Xu hướng cấp một giảm giá này
được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn
phân phối (nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót
trước đó). Ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận
được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ
phiếu mình nắm giữ, khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu
hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng
đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt
đầu tắt dần. Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn. Số người
mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh.
Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao
dịch tăng không bình thường.

209


Sau khi hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu
hướng cấp hai hồi phục hoặc củng cô và sau đó là đến giai đoạn
ba. Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những
người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn hoặc đã
m ua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là

rẻ so với m ấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh
doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ
phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn
có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu
cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn
và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú
ý vào các cổ phiếu này. Thị trường con gấu kết thúc khi mọi
khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết và thị trường
kết thúc khi các tin tức xấu chấm dứt.
Cần lưu ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống
hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước và cũng vậy đối với
các thị trường con gấu vì chúng có thể không qua tất cả các giai
đoạn nêu trên. Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có
giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò
tót, giai đoạn đầu cơ sôi động có thể kéo dài hơn m ột năm hoặc
chỉ sảy ra trong m ột hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có
thể chỉ xẩy ra trong m ột hai tuần.
Như vậy, theo lý thuyết Dow, xu hướng biến động chính
của thị trường tăng giá là hàng loạt các đỉnh điểm và điểm đáy
cao hơn. Trong thị trường giá giảm, xu hướng biến động chính
là những điểm đỉnh và điểm đáy thấp hơn. Những biến đông
hàng ngày được coi là không đáng kể.
210


Lý thuyết Dow cũng cảnh báo phải thận trọng khi nhận
định về đảo chiều của thị trường, không nên chạy trước thời
gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi
thêm ưong khi đã có tín hiệu đảo chiều mà chỉ cảnh báo rằng
nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín

hiệu đảo chiều và họ phải trả giá đắt khi hành động (mua hoặc
bán) quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn
cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy.
Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua
để thu lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót để tồn tại
trong vài tháng so với tình hình khi xu hướng cấp một lần đầu
tiên mới nhận biết. Những tiền đề này, lý thuyết Dow cho rằng:
Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh.
Việc đảo chiều của xu hướng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
ngay sau khi. xu hướng trên để được xác nhận. Vì vậy, các nhà
phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ
vẫn còn trong cuộc chơi.
6.2.2 Lý thuyết lượng chưa được bù đắp
Bán khống được hiểu là việc bán các chứng khoán mà
người bán không sở hữu chúng. Để có thể giao hàng, người bán
khống phải vay số chứng khoán này và tất nhiên họ có nghĩa
vụ phải hoàn trả lại các chứng khoán đã vay. Người bán khống
đã dự đoán trước được sự giảm giá trên thị trường. Họ sẽ thu
được lợi nhuận bằng cách trả các chứng khoán đã bán khống
tại giá thấp hơn trong tương lai. Lượng chưa được bù đắp đề
cập tới tổng khối lượng cổ phiếu hiện đã được bán khống trên
thị trường mà vẫn chưa bù lại.
211


Đối với nhiều người, sự tăng lên của lượng chưa được bù
đắp từ tháng này sang tháng khác sẽ là dấu hiệu của giảm giá.
Tuy nhiên, những người theo lý thuyết lượng chưa được bù đắp
thường cho rằng việc tăng lên của lượng chưa được bù đắp sẽ
kéo theo sự tãng giá. Theo lý thuyết này, những người bán

khống sau đó sẽ buộc phải mua lại những chứng khoán mà
mình đã bán khống và khi những người bán khống m ua lại các'
chứng khoán thì giá thị trường sẽ tăng lên. Những người bán
khống khác, lo sợ giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai liền vội
vàng mua cổ phiếu để bù đắp cho phần đã đi vay, tạo nên sức
ép bổ sung đối với loại cổ phiếu này (thường được gọi là sự
chèn ép ngắn). Bởi vậy, một lượng chưa được bù đắp cao
thường được các nhà phân tích kỹ thuật xác nhận là một dấu
hiệu của sự tăng giá và m ột lượng chưa được bù đắp thấp báo
hiệu thị trường giảm giá.
6.2.3 Lý th u y ế t lô lẻ
Lý thuyết về lô lẻ tập trung phản ánh các hoạt động giao
dịch giữa những nhà đầu tư nhỏ. Những nhà đầu tư này thường
được gọi là “Những người giao dịch lô lẻ” vì họ thường mua
bán những lô lẻ (ít hơn 100 cổ phiếu)
Theo lý thuyết này các nhà đầu tư nhỏ thường lựa chọn thời
điểm m ua và bán không đúng lúc. Họ sẽ m ua lúc giá thị trường
cao nhất và bán khi giá thị trường thấp nhất. Do vậy, các nhà
phân tích kỹ thuật sẽ chỉ dẫn cho các khách hàng của họ mua
vào khi các lệnh bán lô lẻ tăng so với các lệnh m ua lô lẻ và bán
ra khi các lệnh m ua lô lẻ tăng lên so với các lệnh bán lô lẻ
212


6.2.4 Lý thuyết về tăng - giảm
Các nhà phân tích thường xem xét đến tình trạng của thị
trường thông qua số loại chứng khoán tăng hoặc giảm giá được
giao dịch trong mỗi ngày hay trong một thời gian nhất định
khác. Lý thuyết về tăng - giảm cho rằng số loại chứng khoán
tăng giá và số loại chứng khoán giảm giá là dự báo chính xác

nhất về sức mạnh tương quan của thị trường. Nếu số chứng
khoán giảm giá nhiều hơn số chứng khoán lên giá. thị trường
được coi là đi xuống. Khi thị trường đi lên, số chứng khoán
tăng giá nhiều hơn số chứng khoán giảm giá. Biểu diễn các số
liệu lên đồ thị, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ có được đường
chứng khoán tăng - giảm, thể hiện xu hướng chung của thị
trường qua các thời kỳ.
6.2.5 Lý thuyết chỉ sô tin cậy
Chỉ số tin cậy là tỷ lệ so sánh về lợi suất giữa các trái phiếu
thứ hạng cao và các trái phiếu thứ hạng thấp. Nếu chỉ số tin cậy
tăng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận rủi ro và đầu tư vào
những trái phiếu có thứ hạng mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có
lợi suất cao hơn. Giá cả trái phiếu thứ hạng thấp sẽ tăng lên khi
có nhiều người đầu tư. Kết quả là lợi suất của trái phiếu này sẽ
giảm. Điều này làm thu hẹp sự chênh lệch lợi suất giữa trái
phiếu có thứ hạng cao và trái phiếu có thứ hạng thấp.
6.2.6 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT)
Các nhà quản lý đầu tư theo lý thuvết này thường quan tâm
đên mối quan hộ giữa các loại đầu tư trong cùng một danh mục
hơn là tập trung vào việc định giá một loại chứng khoán cụ thể
213


nào. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cùng với những phân
tích thống kê đã tạo ra nghi ngờ về khả năng dự báo xu hướng
biến động giá cả của các nhà phân tích cơ bản và kỹ thuật.
Những người theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng
thị trường chứng khoán là một thị trường hiệu quả, có nghĩa là
giá cả chứng khoán phản ứng tức thì với hầu hết những thông
tin về đầu tư nên không nhà phân tích nào được coi là sáng suốt

trên khía cạnh tổng thể của thị trường. Trọng tâm chính của
nhà quản lý danh m ục đầu tư là lựa chọn m ột tập hợp các
khoản m ục đầu tư có thể đưa lại cho nhà đầu tư thu nhập mong
đợi cao nhất theo từng mức rủi ro nhất định.
6.2.7 L ý th u y ế t bước đi n g ẫu n hiên
M ột số nhà phân tích tin rằng xu hướng biến động giá cả
chứng khoán trong quá khứ không thể sử dụng để dự đoán
những xu hướng biến động trong tương lai. Lý thuyết bước đi
ngẫu nhiên cho rằng khuynh hướng biến động của giá chứng
khoán là không thể dự báo trước được, cũng giống như những
bước đi của một người say rượu. Lô gích này dựa trên lý thuyết
thị trường hiệu quả cho rằng thị trường cổ phiếu là thị trường
hiệu quả hoàn hảo, giá cả cổ phiếu phản ánh đầy đủ và công
bằng mọi nhân tố được biết đến làm cho việc dự đoán thị
trường bằng các phân tích xu hướng giá cả trong quá khứ hoặc
bảng cân đối tài sản là không thể thực hiện được. Do đó,
phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên cũng là một phương pháp tốt
để lựa chọn cổ phiếu nên đầu tư. Tuy nhiên vì các nhà phân tích
kỹ thuật thường dự báo giá cả chứng khoán tương lai trên cơ sở
phân tích quá khứ nên giá trị của lý thuyết bước đi ngẫu nhiên
còn là sự tranh cãi.
714


6.3
CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH BIÊN ĐỘNG GIÁ
CHÚNG KHOÁN
Mặc dù thị trường thay đổi hàng ngày nhưng giá cả cổ phiếu
thường biến động theo một xu hướng nhất đinh. Tăng khi thị
trường giá lên hoặc giảm khi thị trường giá xuống. Các nhà phân

tích kỹ thuật sử dụng các kỹ thuật đổ thị để phân tích và tìm ra
mô hình xác định xu hướng cơ bản của thị trường, từ đó đưa ra
quyết định mua hoặc bán chứng khoán thích hợp. Họ lập đồ thị
thể hiện xu hướng đi lên hoặc đi xuống của từng loại cổ phiếu.
Đường xu hướng được hình thành bằng cách nối các mức
giá cao nhất hoặc thấp nhất của chứng khoán trong một khoảng
thời gian nhất định. Góc nghiêng của đường nối này sẽ phản
ánh xu hướng giá lên hoặc xuống.
Đơỉĩ vị tính: nghìn đồng

215


Khi giá chứng khoán vượt ra ngoài đường xu hướng, các
nhà phân tích kỹ thuật cho rằng một xu hướng mới có thể sẽ
xuất hiện.
Nhìn chung có các mô hình biến động chính trong xu
hướng biến động giá chứng khoán sau:

6.3.1 Mô hình chuyển động đảo chiều
Trạng thái đảo chiều báo hiệu đường xu hướng đi lên hoặc
đi xuống đang tạm dừng và giá cổ phiếu sẽ biến động theo
chiều ngược lại. Giữa hai xu hướng biến động này thường có
một khoảng thời gian thị trường ở trạng thái củng cố, ổn định.
Một trong những nhiệm vụ khó khăn của các nhà phân tích là
nhận ra cấu trúc đảo chiều đích thực. Cái khó ở đây là do xu
hướng là sự tổng hợp của nhiều sự tăng giảm giá, hơn nữa sự
tăng giảm giá đó xảy ra với những tỷ lệ khác nhau và trong
những khoảng thời gian khác nhau. Do vậy, biểu đồ biến động
giá cổ phiếu thực tế phức tạp hơn nhiều so với biểu đồ biến

động tương đối.
Do hình dáng hơi cong lên nên m ột trong những cấu trúc
đảo chiều đơn giản nhất được gọi là dạng lòng chảo ngửa (đảo
chiều của xu hướng đi xuống) hoặc dạng lòng chảo úp (đảo
chiều của xu hướng đi lên). M ột cấu trúc đảo chiều thông dụng
khác, nhưng khá phức tạp là cấu trúc đầu và hai vai, do có hình
giống cơ thể con người.
+ Định dạng đỉnh đầu và vai
Đỉnh đầu và vai được mô tả trong hình 1 gồm các giai đoan’
216


Giai đoạn tăng giá manh mẽ, khối lượng giao dịch lớn,
tiếp đó là giai đoạn phản ứng ngắn ngủi (giảm giá) vói khối
lượng giao dịch thấp hơn. Cả giai đoạn này gọi là vai trái. Đỉnh
của vai trái là điểm A (hình 1)

A
(Vai)

.A.

B
(Đỉnh)

c
(Vai)

V


1.

...

D

Hình 6.1: Dạng đỉnh đầu và vai
- Tiếp đó một giai đoạn tăng giá đợt thứ hai với khối lượng
giao dịch tăng lên, đạt đỉnh B cao hơn đỉnh A lần trước của vai
trái, tiếp đó là đợt giảm giá đạt ở mức gần với đáy của vai trái,
nhưng phải thấp hơn đỉnh của vai trái, c ả giai đoạn này được
gọi là đầu với đỉnh tại điểm B (hình 1)
- Vai phải với đỉnh tại điểm c xuất hiện, nhưng khối lượng
giao dịch đã giảm đáng kể. Đỉnh c thấp hơn đỉnh B của đầu.
- Giá giảm ở giai đoạn ba sẽ cắt đường vai (đường thẳng đi
qua hai đáy của hai vai) và tiếp tục giảm ở mức khoảng 3% so
với đường vai. Đây là giai đoạn xác nhận hoặc đảo chiều.
217


Mỗi đỉnh A, B, c , D đều là đặc trưng quan trọng của định
hình đỉnh đầu và vai. Thiếu bất kỳ một trong các nhân tố trên
đều không thể gọi là đỉnh đầu và vai. Đặc điểm của đỉnh đầu
và vai là khối lượng giao dịch của giai đoạn sau phải thấp hem
giai đoạn trước.
+ Đ ịnh dạng đáy đầu và vai
Đối xứng với định dạng đỉnh đầu và vai là định dạng đáy
đầu và vai

Một giai đoạn giảm giá, vói khối lượng giao dịch tăng lên, sau

đó là giá khôi phục lại trong thời gian ngắn ngủi với khối lượng
giao dịch thấp hơn trước cả giai đoạn này được gọi là vai trái.
Một giai đoạh giảm giá đạt đáy thấp hơn đáy vai ư ái khối
lượng giao dịch tăng lên nhưng vẫn thấp hơn ở vai trái tiếp đó
giá hồi phục đạt mức cao hơn đáy vai trái, với khối lượng giao
dịch tăng lên đáng kể. Cả giai đoạn này được gọi là đầu.
218


Giai đoạn ba, giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn,
nhưng giá không thấp hơn đáy của đầu, tiếp đó giá khôi phục
lại. Cả giai đoạn này được gọi là vai phải. Giai đoạn này giá
tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch đáng kể, đi qua đường
vai và đạt giá trị bằng 3% giá tại đường vai và khối lượng giao
dịch tăng đột ngột. Đấy là điểm xác nhận hoặc đảo chiều.
Sự khác nhau giữa đỉnh đầu và vai và đáy đầu và vai là ở
mức độ khối lượng giao dịch. Các hoạt động giao dịch ở đáy
đầu và vai có xu hướng tăng lên tính từ giai đoạn đầu. Phải có
sự giao cắt giữa giá và đường vai có thể có giai đoạn xác nhận.
Cần chú ý rằng có thể tin vào dấu hiệu đảo chiều đối với đỉnh
đầu và vai, nhưng phải thận trọng với trường hợp đáy đầu và
vai trừ khi xác nhận khối lượng lớn giao dịch sau khi cắt đường
vai. Vì vậy, phải chờ đợi mới có thể kết luận dứt khoát về đảo
chiều. Một điểm nữa là đáy đầu và vai thường được hình thành
trong thời gian dài và diễn biến giá bằng phẳng hơn.
Sau khi quan sát đỉnh cao đầu và hai vai, các nhà phân tích
kỹ thuật có thể chỉ dẫn cho khách hàng của mình hoặc bán các
cổ phiếu mình đang nắm giữ để tránh những thua lỗ lớn hoặc
kiếm lợi bằng cách bán khống các cổ phiếu.


6.3.2 Mồ hình chuyển động tới mức chống đỡ và ủng hộ
Trong một thời gian, thị trường (hoặc một loại cổ phiếu) có
khuynh hướng giao dịch trong phạm vi giá nào đó. Một số
trường hợp, có sự tăng đến một mức giá nhất định khi sức ép
bán chứng khoán được đáp ứng. Mức giá này được xem là khu
vực của sự chống đỡ. Giá quá cao sẽ dẫn đến việc dừng mua,
các nhà phân tích sẽ miêu tả thị trường là bị “mua quá nhiều”.
219


×