Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đề tài sáng kiến giáo viên toán lý ( phương pháp dậy tiết ôn tập chương toán thcs)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.93 KB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS GIỤC TƯỢNG
************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên :
NGUYỄN THỊ LIÊN
Chức vụ
:
Giáo viên Tóan-Lí
Đơn vị
:
Trường THCS Giục Tượng
Tên đề tài : “ Phương pháp dạy tiết ôn tập chương - Toán THCS ”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
Toán học và khoa học tự nhiên là những nghành khoa học giữ vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.Trong công cuộc công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”,
trong đó toán học, khoa học tự nhiên – công nghệ có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì
vậy ở trường THCS ở mỗi khối lớp số tiết dành cho bộ môn Toán nhiều hơn so với
các môn học khác. Để phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay là tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành
ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Chúng ta biết rằng trong chương trình toán học ở trường THCS và ở từng lớp
học có những tiết ôn tập chương khi GV dạy hoặc HS học thì tiết dạy học này
thường không đủ thời gian để hệ thống lý thuyết và vận dụng giải bài tập nên GV


phải làm việc nhiều. Từ đó HS không nắm kiến thức một cách hệ thống và rõ ràng
1


nên việc vận dụng giải bài tập gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều HS không có hứng
thú học tập bộ môn.
Vì thế trong quá trình dạy học tiết ôn tập chương. Chúng ta cần phải trang bị
cho HS phương pháp ôn tập chương như thế nào để đạt hiệu quả. Để từ đó mỗi HS
tự mình hệ thống lý thuyết, tự mình vận dụng lý thuyết giải bài tập. Tuy nhiên chỉ
áp dụng cho HS khá giỏi còn HS trung bình, yếu, kém thường không tự hệ thống lý
thuyết và vận dụng giải bài tập đạt hiệu quả được.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Chúng ta cũng biết một số tình huống dạy học trong môn Toán đạt hiệu quả như:
- Dạy học khái niệm, định nghĩa: thường tiến hành qua các bước sau:
+ Tiếp cận khái niệm
+ Hình thành khái niệm
+ Củng cố khái niệm
+ Vận dụng khái niệm
- Dạy học các định lý, tính chất: thường tiến hành qua các bước sau:
+ Tiếp cận định lý
+ Hình thành định lý
+ Củng cố định lý
+ Vận dụng định lý
- Dạy học các quy tắc: thường được tiến hành như sau:
+ Xác định rõ các thao tác theo một trình tự hợp lý
+ Thực hiện các hoạt động tương ứng với các thao tác theo trình tự đó.
+ Củng cố quy tắc
+ Vận dụng quy tắc
- Dạy học giải bài tập: thường được tiến hành như sau:
+ Tìm hiểu nội dung đề bài

+ Tìm cách giải
+ Kiểm tra lời giải và nghiên cứu sâu lời giải
2


Còn dạy học ôn tập chương trong bộ môn Toán thì tiến hành như thế nào để
đạt hiệu quả tức là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.
Ta cũng biết rằng mục tiêu của tiết ôn tập chương là HS ôn tập và hệ thống
hoá các kiến thức đã học trong chương và biết vận dụng các kiến thức đã học vào
các bài tập để vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Vì thế, để dạy được tiết ôn tập chương đạt hiệu quả thì việc thiết kế giáo án
của GV trong tiết ôn tập là rất quan trọng cho nên ta phải thiết kế tiết ôn tập chương
như thế nào để phù hợp với mục tiêu của chương, phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
2. Lý do chọn đề tài:
Từ thực trạng trên, với tinh thần yêu thích bộ môn, muốn góp phần gỡ rối
cho HS trung bình, yếu, kém tự ôn tập chương một cách có hệ thống và để tiết ôn
tập chương HS học tập tích cực . Hơn nữa cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy. Với kinh nghiệm vốn có của bản thân trong suốt quá trình
giảng dạy ở thời gian qua, cộng với sự góp ý của đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn
đưa ra kinh nghiệm về “ dạy tốt tiết ôn tập chương môn toán ”. để mọi đối tượng
HS đều tự ôn tập được một cách có hệ thống.
3.Phạm vi và đối tượng đề tài:
Nhìn chung, trong quá trình dạy học môn toán ở trường THCS thì việc dạy
tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi
lẽ, trong tiết học này GV phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lí thuyết lẫn
bài tập thực hành, theo đúng trọng tâm của chương và cũng nhất thiết giúp HS tự
hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự logic từ khái quát đến cụ thể và
ngược lại, từ đó HS vận dụng để có thể giải được các dạng bài tập cơ bản nhất.
Nhưng thực tế cho thấy, đối với GV đôi lúc còn xem nhẹ tiết ôn tập chương, nên

khi giảng dạy chỉ khái quát kiến thức cho HS một cách sơ lược thông qua một
vài bài tập trong sách giáo khoa, chưa giúp HS khắc sâu kiến thức cũng như nắm
được mối liên hệ của hệ thống kiến thức trong chương. Đối với HS, hầu như các
3


em rất sợ tiết ôn tập chương. Bởi vì ở tiết học này không chỉ tổng hợp rất nhiều
kiến thức đã học mà còn đòi hỏi ở các em sự nhạy bén và linh hoạt trong việc lựa
chọn giải pháp hợp lí khi giải toán. Điều này càng dễ khiến HS chán nản, không
muốn học, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tiết ôn tập.
4. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu, tìm ra giải pháp chung để bản thân tôi và đồng nghiệp cùng
nhau thực hiện tốt, có hiệu quả các tiết dạy ôn tập chương, phương pháp dạy mang
tính khoa học, phù hợp với kiểu bài giảng. Từ đó học sinh Giỏi, khá, TB, yếu đều
có thể học tốt, nắm chắc hệ thống kiến thức đã học của từng chương và vận dụng
kíên thức đó vào giải bài tập một cách linh hoạt, tích cực chủ động, sáng tạo.
5. Sơ lược những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
-Học sinh hứng thú, tích cực tham gia làm bài tập sôi nổi trong đó nhờ có sự đầu
tư, kế hoạch thực hiện của giáo viên như : đầu tư về kiến thức của tiết ôn tập
chương, xây dựng câu hỏi ôn tập mang tính lôgíc và gởi đến học sinh chuẩn bị
nghiên cứu và trả lời trước tiết ôn tập. Để làm đựơc điều này cần phải có sự chuẩn
bị của GV và tâm huyết với tiết dạy.
-Tạo điều kiện cho hs tự nghiên cứu trước ở nhà, giúp các em tự tin hơn, rút ngắn
thời gian của tiết dạy. HS khắc sâu hơn kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến vào
giải bài tập.
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn vấn đề :
Với ý tưởng và quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “ dạy tốt tiết ôn tập
chương bộ môn toán” ở bậc trung học cơ sở, năm học vừa qua đã mang lại kết quả
khả quan và bản thân tôi cũng tâm đắc với các phương án và biện pháp xây dựng
tiết dạy theo kiều bài đặc trưng “ ôn tập chương Toán 7” nói riêng và “ ôn tập

chương” nói chung. Phần lớn học sinh đều thể hiện tính tích cực, chủ động, tự
giác trong quá trình ôn tập chương của một tiết trên lớp. Nhiều học sinh trung

4


bình yếu đã có cơ hội tham gia và tiếp thu kiến thức thể hiện thông qua bài làm
trên lớp một cách tích cực.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Từ tiết học này HS không chỉ nắm được những kiến thức riêng lẻ mà là một
hệ thống các tri thức của toàn chương, nên kiến thức vừa rộng, vừa sâu.
- Tiết ôn tập chương tổng hợp rất nhiều kiến thức, hơn nữa lại là kiến thức học
rồi, nên đa số các em thường không tập trung cũng như đầu tư nhiều cho tiết học,
từ đó dẫn đến việc các em không chủ động hay tư duy để giải quyết vấn đề mà
tiết học yêu cầu.
- Chất lượng HS không đồng đều, sỉ số trong một lớp thường đông, điều kiện
trường lớp cũng tác động không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức của HS. Mặt
khác, đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập chương không có, chủ yếu GV
tự làm.
2.Thực trạng
Từ trước đến nay giáo viên chưa thực sự chú trọng, đầu tư vào việc dạy các
tiết ôn tập chương theo một phương pháp thật sự hiệu quả với mục đích tạo sự hứng
thú, tích cực tham gia hoạt động của HS, nhiều giáo viên xem đấy chỉ là tiết học
dùng để củng cố lại kiến thức cơ bản đã học của chương. Vì vậy các tiết ôn tập bao
giờ cũng chỉ tiến hành theo trình tự rập khuôn, giáo viên kiểm tra lý thuyết rồi gọi
học sinh lần lượt lên chữa bài tập, giáo viên kết luận và cho điểm. Việc làm này
đem lại sự nhàm chán cho bản thân giáo viên và học sinh, tiết ôn tập diễn ra một
cách buồn tẻ học sinh không có hứng thú học tập, học sinh khá giỏi ngồi nói
chuyện riêng, học sinh trung bình, yếu, kém không hiểu để làm bài do giáo viên

không cô đọng các kiến thức, kỹ năng trọng tâm làm bài tập.
Theo hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay, bản thân là giáo
viên, với quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức

5


có sẵn, mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi đến với
kiến thức mới nhờ hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi thấy mình phải
nắm vững mục tiêu phương pháp dạy tiết ôn tập toán, góp một phần nào đó tạo điều
kiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên” (Luật giáo dục )
* Khó khăn-hạn chế:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Môn toán chắc có lẽ ai trong chúng ta
cũng nhận thức được tầm quan trọng của tiết ôn tập chương.
Tiết ôn tập chương là tiết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương .Từ
tiết học này HS không chỉ nắm được những kiến thức riêng lẻ mà phải nắm được hệ
thống các kiến thức của toàn chương, vì hệ thống kiến thức vừa rộng, vừa sâu nên
HS khó nắm được.
Từ những kiến thức đã học HS phải biết vận dụng một cách tổng quát vào
các bài tập, từ đó nâng cao tính độc lập sáng tạo của HS.
Thời gian dành cho tiết ôn tập chương ít (thường là 1đến 2 tiết).Vì vậy
những chỉ dẫn tản mạn của GV, thông thường HS không ghi nhớ và hệ thống hoá
được.Vì thế, tất cả những chỉ dẫn đó chỉ trông vào trí nhớ của HS, nhưng HS lại
quên nhanh, nên GV rất khó đạt được kết quả cao trong tiết dạy .
Trình độ nhận thức giữa các HS không đồng đều, nhiều HS khó hình dung
được mối liên hệ giữa các hệ thống kiến thức của chương. Từ đó dẫn đến thái độ
chán nản của HS không muốn học toán.
Từ những lí do trên dẫn đến việc giảng dạy tiết ôn tập chương gặp nhiều khó

khăn. Qua những năm giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một vài biện pháp
giảng dạy về tiết ôn tập chương.
3. Các biện pháp để tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Đề xuất một số giải pháp
3.1.1. Những yêu cầu để thực hiện các biện pháp:

6


a) Đối với giáo viên:
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản, hệ thống hoá được kiến thức của từng phần,
từng bài, từ đó lựa chọn dạng bài tập áp dụng hợp lí.
- Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng HS.
- Có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập.
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi thấy: Dạy học tiết ôn tập chương mà đạt
hiệu quả thì GV phải tiến hành như sau:
+ Soạn hệ thống hoá lý thuyết bằng dạng bài tập trắc nghiệm (loại câu hỏi
điền khuyết )
+ Soạn hệ thống hoá bài tập bằng bài tập trắc nghiệm ( loại câu hỏi nhiều lựa
chọn, ghép đôi, đúng sai ).
+ Soạn bài tập tự luận tổng hợp cả chương.
Tất cả bài tập trắc nghiệm GV cố gắng cho vào phiếu học tập khổ giấy A 4
photo mỗi em HS 1 tờ và phát trước tiết ôn tập chương. Khi đó HS về nhà ôn tập
theo sự định hướng của GV thì sẽ giúp cho HS tự hệ thống hoá lý thuyết và vận
dụng làm bài tập một cách nhẹ nhàng đến lớp GV chỉ là người trọng tài.
b) Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu mà GV đưa ra ở tiết học trước.
- Chủ động và tự giác trong việc ôn tập kiến thức cũ
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế.
- Linh hoạt trong việc cân nhắc, lựa chọn các giải pháp hợp lí khi giải toán.

3.1.2. Sơ lược cấu trúc tiết ôn tập:
Tiết ôn tập chương nội dung gồm 2 phần : Phần lý thuyết và phần bài tập.
• Phần lý thuyết: sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi theo hệ thống các kiến thức

cơ bản từ đầu chương đến cuối chương. Ở phần này giáo viên cho học sinh về
chuẩn bị, giáo viên cũng chuẩn bị nhưng dưới hình thức cao hơn, gắn kết các kiến
thức với nhau theo một trình tự lôgíc để giảng cho học sinh biết được các vấn đề
liên quan với nhau như thế nào từ đó học sinh có cách suy luận. GV ứng dụng sơ
đồ tư duy mang tính lôgíc để HS dễ dàng nắm khắc sâu kiến thức.
7


• Phần bài tập: Giáo viên cần sắp xếp các bài tập theo từng dạng hoặc từng nhóm

cùng sử dụng một kiến thức nào đó, để từ đó hướng dẫn học sinh làm bài tập đạt
kết quả cao.
3.2. Các phương án và biện pháp thực hiện
Muốn giảng dạy tốt tiết ôn tập chương GV cần phải xác định rõ trọng tâm của
chương, chọn những bài tập vận dụng phù hợp vào từng mục, từng phần; kèm theo
đồ dùng dạy học thích hợp của tiết dạy để từ đó có hướng soạn giáo án cho từng tiết
cụ thể.
*Cấu trúc tiết ôn tập :
Tiết ôn tập chương nội dung gồm 2 phần: phần lí thuyết và phần bài tập .
1. Phần lí thuyết :
Ở SGK mới có đưa ra các câu hỏi theo hệ thống các kiến thức cơ bản từ
đầu chương đến cuối chương. Ở phần này GV cho HS về chuẩn bị, GV cũng
chuẩn bị nhưng dưới hình thức cao hơn gắn kết các kiến thức với nhau theo một
trình tự lôgíc .Để giảng cho HS biết được các vấn đề liên quan với nhau như thế
nào, từ đó HS học có cách suy luận .
2 . Phần bài tập:

Trong tiết ôn tập thường đưa ra nhiều bài tập. GV phải biết cách sắp xếp các
bài tập theo từng dạng và mỗi dạng phải trả lời mấy vấn đề sau:
- Các bài tập này nên làm như thế nào?
- Vì sao phải làm những bài tập ấy?
Để từ đó hướng dẫn HS học tiết ôn tập đạt kết quả cao.
3.2.1. Các phương án
- Cách giảng day:
Theo tôi có ba phương án cơ bản để tiến hành giảng dạy tiết ôn tập.
Phương án 1: Ôn lý thuyết xong, làm bài tập ( đây là cách dạy truyền thống).
* Tiến hành:
 Chuẩn bị:

8


- Học sinh: Cho học sinh về nhà soạn câu hỏi ở sách giáo khoa và bài tập theo
hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên: Về soạn câu hỏi nhưng với mức độ cao hơn học sinh, chuẩn bị phần
bài tập sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Lên lớp:
- Giáo viên vừa hỏi vừa hệ thống các câu hỏi cùng các câu trả lời của học sinh để
khái quát kiến thức của chương theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được nội
dung kiến thức cơ bản của chương.
- Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở từng dạng, từ đó dẫn đến
cách làm tổng quát của mỗi dạng bài tập.
- Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở chương này học sinh cần nắm được
những kiến thức gì?
* Đánh giá phương án 1:.
- Ưu điểm: Củng cố được các kiến thức lý thuyết riêng và hệ thống hoá các kiến
thức theo trình tự bài học.

- Nhược điểm: Sự kết nối giữa lý thuyết và bài tập rời rạc.
Phương án 2: Làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết (đây cũng là một phương án
truyền thống).
* Tiến hành.
 Chuẩn bị: (Như phương án 1)
 Lên lớp:
- Giáo viên sắp xếp những bài tập có cùng một dạng hay cùng sử dụng những
kiến thức vào từng nhóm.
- Sau đó giáo viên sửa mẫu (hoặc hướng dẫn cho học sinh sửa). Khi sửa đến đâu,
cần kiến thức lý thuyết nào giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, hoặc giáo
viên nhắc lại các kiến thức đó cứ như thế cho các dạng bài tập.
* Đánh giá phương án 2:
- Ưu điểm: Học đến đâu, thực hành đến đó, biết được những dạng bài tập này cần
những kiến thức lý thuyết nào, tiết kiệm đựơc thời gian.
9


- Nhược điểm: Không hệ thống hoá được các kiến thức một cách cơ bản. Đôi khi
bỏ sót kiến thức không ôn tập (có thể trong bài tập không có điều kiện sử dụng đến
kiến thức đó).
Phương án 3: Hệ thống hoá kiến thức một cách tổng quát (giáo viên kết hợp với
học sinh).
Xong phần này giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập kết hợp kiểm tra lý
thuyết như ở phương án 2.
* Đánh giá phương án 3:
- Ưu điểm: Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản, vừa kết hợp học và hành từ
đó học sinh nắm chắc các kiến thức.
- Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này thì:
+GV phải tốn nhiều thời gian đầu tư, suy nghĩ biện pháp để giải quyết tốt mối
quan hệ giữa lí thuyết và thực hành.

+Đòi hỏi năng lực chuyên môn GV cao hơn.
Vì vậy tuỳ vào nội dung từng chương và thời gian cho phép ôn tập ( 1 hay 2 tiết )
mà ta có cách dạy sao cho phù hợp để đạt kết quả cao nhất.
3.2.2. Các biện pháp
Để thực hiện thành công một tiêt luyện tập toán theo SGK mới , giáo viên
cần phải ;
- Tham gia học chuyên đề thay sách giáo khoa lớp 6và lớp 7 môn toán
-Thường xuyên tham gia dự giờ đồng nghiệp dạy dùng bộ môn
-Tham gia dạy trực tiếp môn toán theo SGK mới
-Tham khảo các tài liệu , tạp chí viết về đổi mới phương pháp dạy học để học
hỏi kinh nghiệm như: “thiết kế bài giảng ”, “sách giáo viên” , “sách bài tập”, “tạp
chí giáo dục ” …
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu ,tôi nhận thấy để đem lại hiệu quả, phát
triển tư duy của học sinh ở một tiết luyện tập toán, giáo viên cần phải quan tâm đến
các vấn đề sau:
10


Tích cực hoá hoạt động tự ôn tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà
Khi ôn tập cho học sinh áp dụng thành thạo một quy tắc, công thức nào đó
cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết riêng, đơn giản hơn là áp dụng quy
tắc tổng quát đã học
Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán
Quan tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng nhanh chóng từ
tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã
học
Tổ chức trò chơi giữa các tổ, nhóm học tập bằng nhiều học sinh hình thưc
phong phú, góp phần tăng học sinhứng thú học toán
Việc chuẩn bị dạy một tiết ôn tập toán cần bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn
thiện ở mức độ cho phép học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thuật

toán, rèn luyện nền nếp học
SGK toán mới rất chú trong xây dựng học sinh hệ thống câu hỏi, bài tập để
luyện tập và thực hành, để đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành (khoảng 40%
thời lượng dành cho ký thuyết, 60 % thời lượng dành cho luyện tập, thực hành và
giải toán ). Có những bài luyện tập kỹ năng tính toán, kỹ năng suy luận, kỹ năng vẽ
hình, kỹ năng vận dụng vào đời sống .
Vì vậy , đòi hỏi giáo viên khi dạy tiết luyện tập toán theo SGK mới cần nắm vững:
+ Mục tiêu cuẩ tiết luyện tập toán là :
- Hoàn thiện, nâng cao (ở mức độ cho phép của chương trình ) lý thuyết qua học
sinh hệ thống bài tập
- Rèn luyện kỹ năng , thuật toán , nguyên tắc giải toán (tuỳ từng bài cụ thể)
- Rèn luyện nền nếp học tập có tính khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy,
phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo
Nhắc lại một số vấn đề lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu,
không vận dụng tốt vào việc giải toán

11


Chỉ ra các sai sót của học sinh thường mắc phải và phương hướng khắc phục
các sai sót
Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt lời nói bằng ngôn ngữ toán học
Để đảm bảo phát huy tối đa hoạt động của giáo viên và học sinh ; Tránh sự
đơn điệu thụ động như các tiết ôn tập toán trước đây. Giáo viên cần tìm tòi, thiết kế
hệ thống các câu hỏi, kèm theo bài tập để kiểm tra nhận thức của học sinh, tạo tình
huống mới về kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập của học sinh
Hệ thống các câu hỏi, bài tập đó gắn với các biện pháp kỹ thuật của người
giáo viên làm cho tiết học sinh động hơn, làm cho học sinh nắm kiến thức sâu sắc
hơn
3.2.3. Phương án 3 đề xuất minh hoạ:

Ví dụ minh hoạ giảng dạy :
ÔN TẬP CHƯƠNG I ( ĐẠI SỐ 7 )
( Ôn tập chương này gồm 2 tiết )
I -MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Hệ thống cho HS các tập hợp số đă học.
- HS được củng cố định nghĩa số hữu tỷ, số thực.
2. Kỹ năng: - HS có kỹ năng thực hiện tốt các phép toán trong Q.
- Có kỹ năng làm các dạng bài tập thực hiện phép tính; tìm x ( hoặc tìm y )
3.Thái độ:

- Suy luận, tính toán hợp lí…

II-CHUẨN BỊ:
a) GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ ven về quan hệ giữa các tập hợp N, Z, Q, R.
Bảng tổng kết các phép toán trong Q
b) HS: Làm 5 câu hỏi ôn tập chương ( từ 1->5 ) tr 47.
Bài tập 96,97, 98 SGK trang 48, 49.
Máy tính bỏ túi.
III- PHƯƠNG PHÁP :Đàm thoại gợi mở,luyện tập thực hành,hoạt động nhóm.

12


IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Quan hệ giữa các tập hợp N, Z, Q, R

?1Hãy nêu các tập hợp số
-Trả lời miệng.
1/ tập hợp,mối quan hệ giữa
đã học và mối quan hệ giữa

các tập hợp.

các tập hợp số đó .

- Tập N các số tự nhiên.

GV : nhấn mạnh lại mối

-nghe và nhớ.

- Tập Z các số nguyên.

quan hệ của các tập hợp

- Tập Q các số hữu tỷ.

trên bằng sơ đồ ven.

- Tập I các số vô tỷ.
- Tập Z các số thực .

N

Z


Q

R

- Quan hệ giữa các tập hợp:
¥ ⊂ ¢ ⊂ ¤ ⊂ ℜ; Ι ⊂ ¡

Hoạt động 2 : các phép toán trong Q
2 giáo viên đưa bảng phụ
-Từng HS lên bảng điền.
2.Các phép toán trong Q.
a) Dạng 1 :thực hiện phép
đã viết sẵn vế trái của các
tính.
công thức và yêu cầu HS

hoàn thành vế còn lại.

Với a, b, c , d , m
Z , m > 0.
a b a +b
Phép cộng : + =
m m
m
a b a−b
− =
Phép trừ :
m m
m
a c ac

Phép nhân : . =
(b, d ≠ 0)
b d bd
Phép chia :
a c a d ad
: = . =
(b, c, d ≠ 0)
b d b c bc
Phép luỹ thừa :
Với x , y ∈ Q ; m, n ∈ N :
xm.xn = xm+n
xm : xn =xm-n
(xm )n = xm . n
(x. y)n = xm. xn
n

x
xn
=
( y ≠ 0)
 ÷
yn
 y

13


Bài tập 96tr48SGK.
-GV :Yêu cầu HS làm bài
tập 96 tr48 SGK.

? Theo các em bài toán trên

Ta có thể tính hợp lý

có thể tính hợp lí được

bằng cách sử dụng tính

không và nếu được thì các

chất giao hoán và kết

em phải sử dụng những

hợp.

tính chất nào ?
? Yêu cầu một học sinh lên

-HS lên bảng.

bảng làm.
? GV : cũng hỏi tương tự

4 5 4
16
+ − + 0,5 +
23 21 23
21
 4 4   5 16 

=  1 − ÷+  + ÷+ 0,5
 23 23   21 21 
= 1 + 1 + 0,5
= 2,5
a )1

3HS lên bảng trình bày.

3
1 3
1
b) .19 − .33
7
3 7
3
3 1
1
= 19 − 33 ÷
7 3
3
3
= . ( −14 )
7
= −6

như trên với các câu còn lại

Bài tập 97tr48SGK.

và yêu câu 3 HS lên bảng

trình bày.

Hoạt động theo nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP

?GV :Cho học sinh hoạt
động nhóm bằng cách ghi
cách làm và lời giải ra giấy

a)(-6,37.0,4).2,5
giải
…………………………………
? Để làm bài toán trên các em đã
sử dụng những tính chất gì?
…………………………………
……………………………

Đại diện nhóm trình bày.

A0.
Thứ tự thực hiện các phép

b)Dạng 2 :Tìm y

tính.
1

?GV : cho các nhóm nhận

HS trả lời miệng.


Nâng lên
lũy thừa

xét chéo.(sửa sai nếu có)
?Để làm dạng toán trên các
em cần sử dụng kiến thức

2

nào ?

Nhân,chia

? Cho học sinh nhắc lại thứ
tự thực hiện các phép tính.
3

Cộng,trừ
14


Bài 97 tr49SGK.
?GV :Yêu cầu 2 HS lên

Học sinh lần lượt lên bảng

bảng làm.

làm.

Các học sinh khác nhận xét

Để thay đổi không khí

và sửa sai nếu có

trong tiết học GV cho HS
làm bài tập chạy với hai

HS làm bài và mang lên

câu còn lại.

chấm điểm 4 đến 5 em.

GV : nhận xét ưu khuyết
điểm của từng bài và sửa
sai cho các em nếu có.

3
21
a) − . y =
5
10
21  5 
y = . − ÷
10  3 
7
y=−
2

2
3
4
c)1 . y + = −
5
7
5
2
4 3
1 y=− −
5
5 7
43 5
y=− .
35 7
43
y=−
49

3.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài tập đã sửa.
- Soạn các câu hỏi và làm các bài tập còn lại.
VD Minh họa tiết ôn tập chương hình học 8
ÔN TẬP CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 8
I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm tứ giác, các dạng tứ giác đặc biệt theo một hệ thống (hình
thang, hình thang cân, hình bình hành …).
- Điểm đối xứng – Trục đối xứng, Tâm đối xứng.

2. Kĩ năng:
- Vẽ hình, nhìn hình, làm toán chứng minh các tứ giác là hình gì?
- Suy luận để tìm điều kiện cho tứ giác từ hình này  hình khác.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực tham gia làm bài tập
II.CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: bộ tứ giác, bảng phụ, dụng cụ vẽ hình.
- Học sinh: + Soạn các câu hỏi ôn tập chương theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.

15


+Bảng nhóm
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
Bài mới:
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Sơ đồ hệ thống các loại tứ giác
Tứ giác

1

Hình thang
3

4
Hình thang
cân

5

2
Hình bình
hành

Hình thang
vuông

6

7

Hình chữ
nhật

Hình thoi
8

Hình
vuông

9

GV tiến hành dùng bảng phụ và các tứ giác nổi GV cho HS trả lời câu hỏi theo yêu
(Bộ đồ dùng dạy học 8). Dạy hệ thống các loại
cầu.
tứ giác.
GV: lần lượt đặt câu hỏi, yêu cầu HS đứng tại
chỗ trả lời.

Nhắc đến loại nào, đính vào bảng loại đó và ghi
tên của tứ giác vào hình tương ứng. Chẳng hạn:
- Tứ giác có 2 cạnh đối song song là hình gì?
- Hình thang có 1 góc vuông là hình gì?
- Hình thang có 2 cạnh bên song song là hình - Tứ giác đó là hình thang.
gì?
- Hình thang vuông.

Cứ như thế đến hình vuông.
- Hình bình hành.
GV lưu ý HS: hình ở ngọn của mũi tên là dạng
đặc biệt của hình ở gốc của mũi tên, nó có các
tính chất của hình ở gốc mũi tên, ngoài ra còn
có thêm tính chất riêng.
Qua phần này học sinh nắm được dấu hiệu nhận
16


biết, tính chất, định nghĩa của các loại tứ giác đã HS: Lưu ý vấn đề.
học ở chương.

Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức cơ bản vừa ôn tập .
Hướng dẫn về nhà:
-Ôn tập thật kĩ theo nội dung vừa học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
-BTVN: 89(b,c,d), 90 - SGK
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây, mỗi khi dạy tiết ôn tập chương tôi cảm thấy rất nặng nề và luôn
lúng túng khi dẫn dắt để HS nhắc lại kiến thức cũ. Nhưng sau khi vận dụng cải tiến,
sáng kiến kinh nghiệm này tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc hệ thống kiến
thức cho HS, điều này càng làm cho GV hứng thú hơn khi giảng dạy, đối với HS

thì hăng hái phát biểu xây dựng bài. Hơn nữa, trong quá trình học tập HS đã biết tự
suy luận, tìm tòi, khám phá bài toán, HS đã biết chủ động làm bài tập, không đợi sự
nhắc nhở, thúc giục của GV. Không như trước đây, tôi luôn nhận thấy ở các em sự
chán nản, thiếu tập trung khi học tiết ôn tập chương và chấp nhận một chiều những
vấn đề mà GV đưa ra, vì thế hầu như các em không hiểu rõ được bản chất vấn đề
sau tiết học này.
Tóm lại , Khi dạy tiết ôn tập chương, giáo viên cần phải lưu ý : Suy nghĩ tìm
cách giải, tìm những cách giải khác nhau (nếu có ) và chọn cách hay nhất để giải
và từ đó hướng dẫn học sinh làm theo. Trên cơ sở thiết kế hệ thống câu hỏi khai
thác bài toán, tổng quát hoá, tương tự và mở rộng bài toán. Đồng thời, giáo viên
cần phải quan tâm sửa chữa các sai sót học sinh thường gặp như: Vẽ hình thiếu
chính xác, lập luận chứng minh không chặt chẽ … trong hình học; nhầm lẫn trong
việc sử dụng các phép toán, áp dụng nhầm lẫn các quy tắc toán học.

C. KẾT LUẬN
17


Những bài học Kinh nghiệm: Qua một thời gian thực hiện nghiên cứu đề
tài: ”Dạy tốt tiết ôn tập chương ” tôi nhận thấy :
Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp soạn giáo án và áp dụng
phương án giảng dạy như như đã trình bày. Tôi nhận thấy rằng:
- Đối với học sinh: Nắm vững kiến thức hơn, có hệ thống hơn từ đó vận
dụng giải bài tập nhẹ nhàng hơn, yêu thích bộ môn hơn. Hơn nữa nó còn giúp cho
học sinh trung bình, yếu, kém tự ôn tập được. Bên cạnh đó còn giúp cho HS khá,
giỏi có điều kiện tìm hiểu thêm một số bài tập nâng cao hơn nhằm phát huy tài
năng toán học, phát huy tính tự học, tìm tòi, sáng tạo của HS trong học toán. Mặt
khác cuối học kỳ, cuối năm, cuối cấp học sinh sẽ có tập tài liệu các phiếu ôn tập
chương của từng lớp học. Điều này giúp cho các em ôn tập bộ môn rất nhẹ nhàng.
- Đối với giáo viên: Kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức của HS dễ dàng và

chính xác, biết được kiến thức nào trong chương HS chưa nắm rõ. Từ đó GV kịp
thời uốn nắn, sửa sai, giảng lại.
Với cách soạn giảng tiết ôn tập như trên tôi tin tưởng mỗi tiết ôn tập chương
là tiết học sôi nổi nhiều tranh luận giữa các em học sinh. Từ đó các em hứng thú
học tập hơn. Vì thời gian không cho phép nên tôi chỉ xin đưa ra 2 tiết ôn tập như
trên để minh hoạ. Những giải pháp đã thực hiện tuy có hiệu quả nhưng chưa phải là
tốt nhất, rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để trong thời
gian tới tôi sẽ tiếp tục phát huy khả năng, không ngừng nghiên cứu để đề tài hoàn
thiện hơn, kết quả thực hiện ngày một tốt hơn.
Xin chân trọng kính chào !
Giục Tượng, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Người viết

NGUYỄN THỊ LIÊN

18


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN THI ĐUA TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp loại :…………………………………………

19


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Xếp loại :…………………………………………

20


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu

trang 1

1. Bối cảnh của đề tài

trang 1

2. Lý do chọn đề tài

trang 2

3. Phạm vi và đối tượng của đề tài

trang 3

4. Mục đích của đề tài


trang 3

5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
trang 3
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
trang 4
B. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề

trang 5

2. Thực trạng của vấn đề

trang 5

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trang 6

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

trang 17

C. Kết luận:
Bài học Kinh nghiệm

trang 18

21



PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG: THCS GIỤC TƯỢNG
----------

Tên đề tài SKKN:
“ PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG - TOÁN THCS”
Người viết: NGUYỄN THỊ LIÊN
Chức vụ: Giáo viên Toán-Lý
Công Việc đang phụ trách: Giảng dạy Toán 7

Năm học 2011-2012

22



×