Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.07 KB, 13 trang )

A . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là
phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác, là một
công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin
và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình
thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất
quan trọng đối với học sinh Tiểu học.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 gồm nhiều phân môn: Tập đọc - Học
thuộc lòng, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện. Mỗi
phân môn đều có chức năng khi dạy Tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng
chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp toàn
bộ kiến thức về quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, câu - đơn
vị nhỏ nhất để thể hiện chức năng giao tiếp. Dạy từ và câu cũng là một yếu tố
quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
người học sinh. Vì vậy ngay từ ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen
với từ và câu qua việc học âm, vần, tiếng, từ ở lớp 1, các kiểu câu đơn giản ở lớp
2, các từ loại cơ bản ở lớp 3, các biện pháp tu từ nghệ thuật quen thuộc hoặc cấu
trúc về câu, cụm từ, nghĩa của từ v.v… ở lớp 4, 5. Học từ và câu giúp học sinh
tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo
văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp cho
học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử
dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời, dạy từ, câu
còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh
muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị nhỏ
của câu).
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi thấy việc giảng
dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết vận dụng từ vào thực tế bài học, vào
cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Để học sinh viết câu đúng, câu có
hình ảnh, cảm xúc phải hiểu rõ từ. Hình ảnh, cảm xúc được thể hiện rõ ở các từ


đơn, từ ghép, từ láy (đặc biệt là từ láy). Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: "Một số
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy."
2. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh của lớp 4A2 Trường Tiểu học Lộc Châu 2 thành
phố Bảo Lộc năm học 2016 – 2017.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4
phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy."
Nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Tiếng việt
lớp 4A2 theo mô hình trường tiểu học mới VNEN tại Trường Tiểu
học Lộc Châu 2 thành phố Bảo Lộc năm học 2016 – 2017.
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến
1


B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ:

Trường Tiểu học Lộc Châu 2 là một trong những trường nằm trên trục
quốc lộ 20, về mặt địa hình, kinh tế có phần thuận lợi hơn vài trường tiểu học
khác trong xã. May mắn hơn là trường có cơ sở vật chất kiên cố, ổn định, đội ngũ
giáo viên giảng dạy nhiệt tình. Hiện nay trường đã được công nhận là trường
chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn là 90% học sinh
con em gia đình nông dân, đời sống đa số còn thiếu thốn.
Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh đối với con em chưa đồng đều. Mặt
bằng trình độ học sinh còn chênh lệch lớn.
2. HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU:

Bước đầu lúc nhận lớp, nhìn chung học sinh còn nhỏ, tính cách ngây thơ nên

việc nhận thức một vấn đề còn hạn chế. Lớp có số học sinh nam đông, tính cách
hiếu động. Đại bộ phận học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô
giáo nhưng các em còn tật xấu ít tập trung chú ý nghe giảng, thường thụ động và
ít ham thích học môn tiếng việt, cho rằng môn Tiếng việt là môn học nhàm chán.
3. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CHƯA ĐẠT CỦA HỌC SINH :

Chất lượng học tập của học sinh về môn Tiếng việt còn thấp do các nguyên
nhân sau:
- Học sinh chưa biết cách học
- Chưa có nhận thức đúng đắn về môn học
- Tập trung chú ý trong học tập chưa cao hoặc tập trung kém.
- Lười suy nghĩ, ngại phát biểu
- Gia đình sống riêng lẻ, điều kiện tiếp xúc ít
- Chưa có thói quen trình bày, phát biểu trước đám đông
- Thiếu rèn luyện, không tự tin
- Tác động của hoàn cảnh kinh tế gia đình
- Tâm lý, sức khoẻ không ổn định.
4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
a. Thuận lợi :
- Được sự hỗ trợ, động viên thường xuyên của ban giám hiệu nhà
trường và đồng nghiệp .
- Được sự đồng tình, phối hợp chặt chẽ của hầu hết phụ huynh học
sinh trong quản lí và giúp đỡ tạo điều kiện mua sắm dụng cụ học tập cho học
sinh
- Học sinh hầu hết ngoan ngoãn vâng lời.
- 100% học sinh tham gia học 2 buổi/ ngày.
b. Khó khăn :
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

2



- Mặt bằng trình độ học sinh không đồng đều
- Điều kiện kinh tế, điều kiện sinh hoạt của đa số học sinh có sự khác biệt
- Trình độ học vấn cũng như sự hiểu biết cho việc giáo dục học sinh của
một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế.

C. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phần Luyện từ và câu, học sinh được
học những mạch kiến thức sau:
1. Cấu tạo từ:
- Từ đơn
- Từ phức:
+ Từ ghép: Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
+ Từ láy: Từ láy tiếng
Từ láy âm
Từ láy vần
Từ láy cả âm và vần
2. Các từ loại cơ bản trong câu:
Danh từ, động từ, tính từ, đại từ
3. Các kiểu câu chia theo mục đích nói:
Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu hội thoại
4. Các bộ phận phụ trong câu
Trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ
Để học sinh nắm chắc được kiến thức của phân môn Luyện từ và câu, trước hết
các em phải nắm chắc, phân biệt rõ về từ đơn, từ ghép, từ láy, vì các từ loại trong
câu cũng không nằm ngoài cấu tạo của từ. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học
sinh sau khi học riêng khái niệm từng bài, vận dụng giải quyết bài tập thì phần
lớn là làm được nhưng khi được luyện sang bài khác có nội dung kiến thức về

cấu tạo từ xen lẫn nhau (như các bài tập đọc hoặc một số văn bản khác) thì còn
lúng túng, nhầm lẫn giữ từ láy - từ ghép, một từ ghép thành hai từ đơn hoặc hai từ
đơn thành một từ ghép.
Để hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ
láy, trước tiên người giáo viên phải hiểu rõ khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ
láy và giúp học sinh hiểu rõ từng khái niệm một cách dễ hiểu nhất:
*Từ đơn: Có nhiều khái niệm về từ đơn
- Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học ở trường sư phạm thì giới thiệu: Từ
đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ đơn Tiếng Việt là từ đơn âm (Ví
dụ: sông, núi, đi, chạy, xấu, đẹp, …). Từ đơn đa âm có thể là từ thuần Việt (Ví
dụ: bồ kết, tắc kè, ễnh ương, …), cũng có thể là từ vay mượn (Ví dụ: mì chính, cà
phê, xà phòng, …
- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 (Dự án mô hình VNEN) định
nghĩa: “Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ nào cũng có nghĩa”. Như vậy từ
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

3


đơn theo quan niệm trên là từ chỉ gồm một tiếng. Từ nhiều tiếng không thuộc
phạm vi từ đơn.
* Từ ghép:
- Từ ghép là những từ do hai hoặc hơn hai tiếng có nghĩa ghép lại tạo
thành. (Ví dụ: quần áo, hoa hồng, phong cảnh, …)
Như vậy, quan hệ quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép là quan hệ về nghĩa.
- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 (Dự án mô hình VNEN): “Từ ghép
là từ ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau”. Định nghĩa đã nêu được những dấu
hiệu dễ nhận biết nhất của từ ghép, giúp học sinh dễ lĩnh hội nội dung khái niệm
và dễ vận dụng vào việc nhận biết, nhận diện các từ ghép trong văn bản. Tuy
nhiên định nghĩa trên cũng ứng với những từ đơn đa âm trong tiếng Việt.

* Từ láy:
- Từ láy là từ do hai hoặc hơn hai tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh
tạo thành. Trong từ láy, thường có một tiếng có nghĩa và một tiếng láy lại. Trong
từ láy có thể xác định được tiếng gốc và tiếng láy lại.
- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 (Dự án mô hình VNEN) nêu khái
niệm về từ láy như sau: Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần
(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Khái niệm này chưa nói rõ cơ chế tạo từ.
Chính vì thế các từ ghép như: mặt mũi, đi đứng, buôn bán, … cũng có đặc trưng
ấy. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của từ láy, giúp học sinh
tiểu học dễ dàng nhận biết được từ láy trong văn bản đơn giản.
Ở Tiểu học, người ta chỉ nêu nội dung của từng khái niệm về từ đơn, từ
ghép, từ láy ở một mức độ nhất định, có tính chất sơ giản, ban đầu, phù hợp với
đối tượng học sinh tiểu học. Cũng chính vì lí do đó nên học sinh thường nhầm lẫn
khi xác định, từ đơn, từ ghép, từ láy.

D. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong hai năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân
công phụ trách lớp 4, trường Tiểu học Lộc châu 2. Trong quá trình giảng dạy, có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Đa số nhà học sinh đều ở gần trường, chủ yếu là con em nhà nông. Các
em cũng thích học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập đọc, chính tả.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất
để thực hiện dạy học.
- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, mua
các sách tham khảo cần thiết cho các em học môn Tiếng Việt.
- Tình hình học tập của học sinh năm học này so với năm học trước có
những tiến bộ đáng kể, nhất là khả năng giao tiếp. Học sinh đã tự tin hơn khi
trình bày trước đám đông, có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của các tác phẩm
văn học.

2. Khó khăn:
Môn Tiếng Việt là một môn tích hợp nhiều kiến thức tiếng Việt, mặc dù
các em chưa cần hiểu sâu vấn đề nhưng các em cần phải nắm vững những kiến
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

4


thức kĩ năng cơ bản của từng bài học yêu cầu. Một số nội dung, khi thực hiện
thường có sự nhầm lẫn. Nhất là khi học về từ đơn, từ ghép, từ láy.
Khái niệm “cấu tạo từ” là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 4 vì ở
lớp 1, 2, 3 học sinh chỉ học về âm, tiếng, từ. Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy
cũng là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 4.
Số lượng kiến thức dành cho dạng bài từ đơn, từ ghép, từ láy là không
nhiều. Trong chương trình hiện hành nội dung được tích hợp nên kiến thức về từ
đơn, từ phức được học trong 2 tiết, thêm 2 tiết tìm hiểu về từ ghép tổng hợp và từ
ghép phân loại. Trong chương trình Dự án trường học mới Việt Nam, từ đơn, từ
ghép, từ láy không dạy riêng từng bài như trong chương trình hiện hành mà chỉ
được dạy ở một số hoạt động của các bài 3A - Thông cảm và chia sẻ, học sinh
được học về khái niệm về từ đơn, từ phức; Bài 4A - Làm người chính trực, học
sinh được học khái niệm về từ ghép, từ láy; Bài 4B - Người con hiếu thảo, học
sinh nhận biết từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp; nhận biết được từ láy âm
đầu, láy vần, từ láy cả âm đầu và vần. Chính vì thế, Trong quá trình giảng dạy
phần từ đơn, từ ghép, từ láy tôi thấy học sinh còn mắc phải những lỗi sau:
- Kĩ năng nhận diện từ, phân cắt các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch
như từ ghép lại xác định thành 2 từ đơn.
- Nhầm lẫn từ ghép thành từ láy khi cả hai tiếng có bộ phận của tiếng
giống nhau như các từ: nhân dân, mệt mỏi, đi đứng, buồn bực, ….
- Chưa nhận dạng được một số từ láy, đặc biệt là các từ láy khuyết phụ âm
đầu như: ầm ĩ, ồn ào, ọc ạch, …

- Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp từ
đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ.
Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 4A2 gồm 28 em vào
thời điểm tuần đầu tiên của năm học 2016 - 2017, học sinh làm bài tập cấu tạo từ
và thu được kết quả như sau:
Kết quả
Cấu tạo từ
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép

Đạt yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ
16 em
57.1 %
18 em
64.3 %
12 em
42.9 %

Chưa đạt yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ
12 em
42.9 %
10 em
35.7 %
16 em
57.1 %


Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên
nhân vì sao có nhiều em không làm được bài tập về cấu tạo từ và đã dành thời
gian nghiên cứu để một số biện pháp áp dụng vào lớp tôi giảng dạy. Sau đây, tôi
xin trình bày một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh không nhầm lẫn khi xác
định cấu tạo từ.

E. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

5


Rút kinh nghiệm những năm dạy lớp 4, hai năm học gần đây, ngay từ khi dạy
khái niệm cấu tạo từ, tôi đã khắc sâu kiến thức cơ bản trong từng bài, từng hoạt
động. Cụ thể:
1. Dạy: Từ đơn, từ phức. (Bài 3A - Hướng dẫn học Tiếng Việt - Dự án VNEN)
* Tôi chọn ngữ nghĩa là câu ngắn gọn nhưng đủ cả từ đơn, từ phức để hình
thành khái niệm. Tôi trích đoạn giờ dạy như sau:
Giáo viên
GV nêu câu:
Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học
hành, nhiều năm liền Hanh là học
sinh tiên tiến.
+ Em dùng dấu gạch xiên (/) để
phân từ câu: Nhờ bạn giúp đỡ, lại
có chí học hành, nhiều năm liền
Hanh là học sinh Tiên tiến.
+ Tìm những từ gồm một tiếng và

những từ gồm hai tiếng câu trên.
+ Như vậy, từ có một tiếng gọi là từ
đơn,
vậy từ đơn là từ như thế nào?
+ Nhận xét gì về nghĩa của từ đơn
+ Những từ có nhiều tiếng như từ
“giúp đỡ”,“học hành”, “học sinh”,
“Tiên tiến” được gọi là từ phức.
+ Vậy từ phức là gì?
….

Học sinh

+ Nhờ /bạn / giúp đỡ / , lại / có /
chí / học hành /, nhiều / năm /
liền / Hanh / là / học sinh /Tiên
tiến/.
+ Từ gồm một tiếng: nhờ, bạn,
lại, có, chí, nhiều, …
Từ gồm hai tiếng: giúp đỡ, học
hành, học sinh, Tiên tiến.
+ Từ đơn là từ có một tiếng.
+ Tất cả các từ đơn đều có
nghĩa.
+ Từ phức là từ có nhiều tiếng.
Từ nào cũng có ý nghĩa…

* Sau đó, yêu cầu học sinh tự làm nhóm tìm các ví dụ về:
- Từ đơn: mây, mưa, đá, nói, chạy,…
- Từ phức: hoa hồng, hoa mai, bút chì, bút máy, gia đình, ăn mặc, nhà cửa,

cười nói, bàn ghế, bánh kẹo…
* Giáo viên cần khắc sâu:
Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho
được nhiều phần nhất ( chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng
phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ
chưa phải là 1 từ.
Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định
được một tổ hợp nào đó là một từ ( từ phức) hay hai từ đơn bằng cách xem xét tổ
hợp ấy về hai mặt: Kết cấu và nghĩa.
Cách 1 :
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

6


Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo,
dễ tách rời, có thể chêm, xen một tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ
hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn.
Ví dụ: tung cánh
Tung đôi cánh
lướt nhanh
Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản
không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp hai từ đơn)
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có
thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định ( không thể
chêm , xen ) thì tổ hợp ấy là một từ phức.
Ví dụ: chuồn chuồn nước
chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ

mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng “sống” và “của” vào, cấu trúc và nghĩa của hai tổ hợp
trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp một từ phức)
Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc
hay không.
Ví dụ : bánh dày (tên một loại bánh);
áo dài (tên một loại áo) đều là các kết hợp của một từ đơn vì các yếu tố
dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của một loại bánh, một loại áo, chúng kết
hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành một từ
Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết
hợp của 2 từ đơn.
Ví dụ 1: Có “xoè ra” chứ không có “xoè vào”
Có “rủ xuống” chứ không có “rủ lên”
Kết luận: xoè ra, rủ xuống là từ phức
Ví dụ 2: Ngược với chạy đi là chạy lại
Ngược với bò vào là bò ra
Kết luận: Những từ “chạy đi”, “bò ra” là những kết hợp của hai từ đơn.
2. Dạy từ ghép, từ láy (Bài 4A - Bài 3A - Hướng dẫn học Tiếng Việt - Dự
án VNEN)
Tôi tiến hành theo thứ tự sau:
* Dựa vào sự hiểu biết từ phức học ở Bài 3A - Hướng dẫn học Tiếng Việt Dự án VNEN), tôi yêu cầu học sinh cho các ví dụ về từ phức. Sau đó thực hiện
Hoạt động 6 - A. Hoạt động cơ bản.
- Học sinh đọc những câu thơ trong bài nêu sự khác nhau của những từ in
đậm sau: truyện cổ, thầm thì, ông cha, chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ.
- Học sinh thảo luận nhóm rồi hoàn thành vào Phiếu học tập:
Từ phức do những tiếng
Từ phức do những tiếng
có nghĩa tạo thành
có âm đầu hoặc vần lặp lại tạo thành
truyện cổ

thầm thì
ông cha
chầm chậm
lặng im
cheo leo
se sẽ
- Từng nhóm nêu kết quả trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý bài
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

7


làm của nhóm bạn.
- Giáo viên chốt kiến thức: Bằng cách hỏi học sinh:
+ Giáo viên: Có mấy cách tạo từ phức ?
+ Học sinh: Có 2 cách tạo từ phức
Cách 1: Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần
giống nhau.
- Giáo viên:
Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép.
Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống
nhau. Đó là từ láy.
- HS đọc kĩ ghi nhớ. Nêu cách hiểu ghi nhớ cho các bạn nghe.
- Học sinh tự tìm ví dụ về từ ghép, từ láy.
* Giáo viên khắc sâu cho học sinh về sự giống nhau và khác nhau của từ
ghép, từ láy:
- Giống nhau: Số lượng tiếng : từ hai tiếng trở lên.
- Khác nhau:
+ Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa

+ Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm.
* Khi củng cố bài để học sinh dễ so sánh từ láy, từ ghép tôi cho sẵn một
yếu tố cấu tạo từ (một tiếng), yêu cầu tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu
tạo khác nhau.
- Ví dụ: Dựa vào tiếng gốc sau đây, hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: mềm,
đỏ, xinh
Học sinh sẽ tìm được như sau:
Tiếng gốc
Từ ghép
Từ láy
- mềm dẻo, mềm nhũn, mềm yếu - mềm mại, mênh mông,
- mềm

mênh mang,…
- đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ loét,
- đỏ
- đỏ đắn, đo đỏ,….
đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ ửng,…..
- xinh xắn, xinh xẻo, xinh
- xinh
- xinh đẹp, xinh tươi,….
xinh,…
3. Dạy bài luyện tập về từ đơn, từ ghép, từ láy (Dạy vào tiết Tiếng Việt ôn)
Trước khi cho học sinh làm bài tập thì tôi hướng dẫn học sinh phân biệt từ
láy, từ ghép, nhiều từ đơn như sau:
*Từ đơn:
- Nhiều từ kết hợp với nhau nên tách ra mỗi tiếng vẫn có nghĩa.
Ví dụ: sách mới, áo đẹp
- Không có cấu tạo chặt chẽ, có thể thêm từ vào được.
Ví dụ: Sách rất mới, áo rất đẹp

* Từ ghép:
- Các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh)
thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, ...
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

8


- Các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa , còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai
tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ:: Xe cộ, gà qué, chợ búa ,...
* Từ láy:
- Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng
hai tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối ,máy móc, ...
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ
về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
Ví dụ : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, than thở, ngập ngừng…
- Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các
tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào
nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
Ví dụ : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt ,...
- Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu
được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ;
ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, ...
Sau đây là một số bài tập để học sinh thực hành:
* Bài tập 1: Em hãy đọc đoạn văn trong bài Con chuồn chuồn nước dưới
đây và tìm từ đơn, từ ghép, từ láy:

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh
như thuỷ tinh ... Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
+ Trước khi phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch được đúng ranh
giới từ. Nếu xác định từ sai thì sẽ phân loại nhầm một từ ghép thành hai từ đơn
hoặc ngược lại hai từ đơn thành một từ ghép. (Ở dạng bài này học sinh không
nhầm từ láy với từ ghép vì từ láy rất dễ nhận ra).
+ Một số học sinh đã xác định cánh chú là một từ ghép. Kết quả tách từ là:
Bốn / cái / cánh / mỏng / như / giấy bóng/ , cái đầu / tròn / và / hai / con
mắt / long lanh / như / thuỷ tinh / ... Bốn / cánh chú / khẽ / rung rung / như / còn /
đang / phân vân/ .
+ Một số khác lại cho cho rằng giấy bóng là hai từ đơn, kết quả là:
Bốn / cái / cánh / mỏng / như / giấy / bóng/ , cái đầu / tròn / và / hai / con mắt /
long lanh / như / thuỷ tinh / ... Bốn / cánh / chú / khẽ / rung rung / như / còn /
đang / phân vân/ .
Tôi đã tiến hành sửa như sau:
Giáo viên
Học sinh
- Tại sao em lại coi cánh chú là từ ghép? - ... vì chỉ đến cánh chú chuồn
chuồn.
- Cánh của ai?
- chú Chuồn chuồn.
- Giữa hai tiếng đó có thêm được tiếng - Có. Ví dụ: cánh của chú.
khác không?
- Vậy từ cánh chú không có cấu tạo chặt
chẽ về nghĩa ta phải tách ra thành hai từ
đơn.
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến
9



- Vì sao giấy bóng là hai từ đơn?
- Trong văn cảnh cụ thể của đoạn văn
này ta nên coi giấy bónglà một từ ghép
vì giấy bóng chỉ một loại giấy.

- Vì có thể thêm được tiếng khác
vào (giấy rất bóng)

* Sau khi xác định rõ ranh giới từ học sinh chỉ việc kẻ chân từ đơn, từ
ghép, từ láy theo đúng yêu cầu của bài.
* Bài làm hoàn chỉnh là:
Bốn / cái / cánh / mỏng / như / giấy bóng/ , cái đầu / tròn / và / hai / con
mắt / long lanh / như / thuỷ tinh / ... Bốn / cánh / chú / khẽ / rung rung / như /
còn / đang / phân vân/ .
- Từ đơn: bốn, cái, cánh, mỏng, như, tròn, và, hai, như, bốn, cánh, chú,
khẽ, như, còn, đang.
- Từ ghép: giấy bóng, cái đầu, con mắt, thủy tinh,
- Từ láy: long lanh, rung rung, phân vân
*Bài tập 2: Hãy xếp các từ: bạn học, khúc khích, quê hương, mặt mũi, nết
na, nhấp nhổm, tốt tươi, thoang thoảng, đi đứng, lấp lánh vào 2 nhóm từ ghép và
từ láy.
Một số học sinh đã xếp mặt mũi, tốt tươi, đi đứng vào từ láy. Tôi đã tiến
hành sửa như sau:
- Vì sao em xếp các từ đó vào nhóm từ láy? (...... vì cùng có phụ âm đầu
giống nhau)
- Mỗi tiếng tốt và tươi, mặt và mũi, đi và đứng có nghĩa rõ ràng không?
(.... có)
- Như vậy, trường hợp cả hai tiếng đều có nghĩa rõ ràng thì xếp vào từ
ghép.
+ Các nhóm từ xếp là:

- Từ ghép: bạn học, quê hương, mặt mũi, tốt tươi, đi đứng.
- Từ láy: nết na, lấp lánh, thoang thoảng, khúc khích, nhấp nhổm.
* Giáo viên chốt lại: Ở bài tập này, một số từ vừa có quan hệ về nghĩa, vừa
có quan hệ về âm thì xếp vào từ ghép.
Khi học sinh biết cái sai, hiểu vì sao lại sai, tôi khắc sâu và cho nhắc lại
nhiều lần :
+ Khi xét từ cần căn cứ vào ý nghĩa của từ, không nên nhìn hình thức
ngữ âm bên ngoài.
+ Khi xét từ cần đặt trong văn cảnh cụ thể.
*Bài tập 3:
Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có :
a) Các từ ghép :
b) Các từ láy :
- mềm .....
- mềm .....
- xinh .....
- xinh .....
- khoẻ .....
- khoẻ .....
- mong ....
- mong .....
- nhớ .....
- nhớ .....
- buồn ....
- buồn ....
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

10



Bài tập này, tôi làm sẵn vào phiếu học tập cho các em tự điền tiếng để có
các từ theo yêu cầu của bài tập. Phần lớn các em đều có kết qủa như sau:
a) Các từ ghép :
b) Các từ láy :
- mềm nhũn
- mềm mại
- xinh đẹp
- xinh xắn
- khoẻ mạnh
- khoẻ khoắn
- mong chờ
- mong mỏi
- nhớ mong
- nhớ nhung
- buồn tủi
- buồn buồn
Với dạng bài tập này, nhằm giúp học sinh khắc sâu thêm cách phân biệt từ
ghép, từ láy và các em đã thực hiện rất tốt.
Khi thực hiện một số bài tập giúp học sinh phân biệt được từ đơn, từ ghép,
từ láy tôi thấy phần lớn học sinh tìm đúng từ láy, từ ghép, từ đơn trong câu văn,
đoạn văn hoặc yêu cầu các em tự tìm từ để ghép thành từ ghép, từ láy. Bên cạnh
đó các em còn biết vận dụng các từ để đặt câu; câu văn hay hơn, có hình ảnh hơn.

G. KẾT QUẢ
Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, bản thân đã đưa ra được một số biện
pháp, cách thức hướng dẫn để giúp học sinh làm tốt các bài tập phân biệt từ dơn,
từ ghép, từ láy. Một số bài tập trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, học sinh
làm rất tốt. Đặc biệt, những dạng bài tập này khi làm ở tiết ôn tập hay ôn luyện
vào buổi học thứ hai, các em rất có hứng thú học tập, làm bài nhanh hơn và ít
nhầm lẫn giữa từ đơn với từ phức, hay từ ghép với từ láy.

Khi dạy ôn kiến thức về cấu tạo từ, để học sinh học mà không cảm thấy
nhàm chán tôi đã sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau như làm vào phiếu,
thảo luận nhóm để đưa ra kết quả hay tạo sự thi đua giữa các nhóm, có sự khích
lệ kịp thời cho bằng hình thức tặng hoa nếu cá nhân học sinh hoặc nhóm hoàn
thành tốt (Vì theo thông tư 22/ BGD&DT - Về đánh giá học sinh Tiểu học thì
không còn cách đánh giá bằng điểm số cho học sinh)
Vào thời điểm đầu tháng 3 năm 2016, tôi ra một số đề Tiếng Việt bổ sung
cho học sinh lớp 4A1 (25 em), trong đó có dạng bài tập về tìm từ đơn, từ ghép, từ
láy. Bài tập có dạng như sau:
Bài 1: Tìm từ đơn, từ phức trong ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn về tình bạn (từ 5 đến 7 câu), trong đó có
ít nhất 2 từ láy và 2 từ ghép.
Bài 3: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẫn, mong ngóng, nhỏ
nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào hai cột: từ ghép, từ
láy.
Những dạng bài tập trên đều là các dạng bài tập nâng cao nhưng các em
đều làm đúng 100%, không còn sự nhầm lẫn giữa từ đơn với từ ghép hay từ ghép
Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

11


với từ láy. Ngoài ra các em còn viết được đoạn văn hay, sinh động. Đó là một kết
quả ngoài mong đợi.
Tóm lại giáo viên cần nắm chắc chương trình, nắm được đặc điểm của
từng học sinh từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp với từng đối

tượng. Sau mỗi tiết dạy về từ và câu giáo viên cần biết những phần nào học sinh
chưa nắm rõ, học sinh nào chưa tiếp thu bài tốt sau đó giáo viên lên kế hoạch, ra
đề để bồi dưỡng kịp thời.

F. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện đối với học sinh lớp 4. Với
đề tài này tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
Để dạy tốt môn Tiếng Việt nói chung cũng như dạy phần từ và câu nói
riêng, đặc biệt dạy phần từ đơn, từ ghép, từ láy, đòi hỏi người giáo viên phải tìm
tòi, học hỏi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy ở từng phân môn, ở
từng mạch kiến thức cụ thể nhằm rèn cho học sinh 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết
một cách thành thạo. Với bậc Tiểu học là bậc học nền tảng vì thế học sinh càng
nắm chắc kiến thức, có phương pháp học tập tốt, chắc chắn các em sẽ học tốt ở
những cấp học tiếp theo. Việc tạo tiền đề cho cấp học tiếp theo cũng góp phần
vào giáo dục một học sinh phát triển toàn diện có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp,
trong sáng, có trí tuệ, bản lĩnh, đó cũng chính là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục
mà Đảng và Nhà nước đã giao trọng trách cho người giáo viên chúng ta.
Qua kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy và đặc biệt là môn Tiếng Việt,
tôi luôn tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm để giờ dạy đạt hiệu quả. Đồng thời bản
thân luôn chú tâm tìm và phát hiện các sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy học
cho các em. Mặc dù đã rất cố gắng song năng lực còn có những hạn chế, vì vậy
sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong nhận được những ý kiến giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đồng chí đồng
nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lộc Châu, Ngày 22 thánh 11 năm 2016

Người viết sáng kiến


Võ Thị Phương Yến

Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

12


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang

2

C. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trang

3

D. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Trang

4, 5


E. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trang 5, 6, 7, 8, 9, 10
G. KẾT QUẢ

Trang

11

F. KẾT LUẬN

Trang

12

Người thực hiện : Võ Thị Phương Yến

13



×