Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án tnst chống ô nhiễm tiếng ồn vật lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.08 KB, 5 trang )

Tiết 1 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TÌM HIỂU PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ngày soạn: 11/11/2017.
Ngày dạy: …………..…... Tại lớp: 7A. Sỹ số HS: …....... Vắng: ........
Ngày dạy: ………..……... Tại lớp: 7B. Sỹ số HS: ........... Vắng: ........
1. Mục tiêu.
a) Về kiến thức:
Nghiên cứu lý thuyết về phản xạ âm- Tiếng vang. Ô nhiễm tiếng ồn Tư vấn hỗ trợ
các nội dung liên quan đến dự án mà học sinh gặp khó khăn
b) Về kĩ năng: Xây dựng các kĩ năng tìm hiểu tài liệu, tìm kiếm thông tin mạng
internet.
c) Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
d) Năng lực cần đạt được: Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tự học,
năng lực tính toán
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa 7, máy tính
b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại các kiến thức
3. Phương pháp giảng dạy/KTDH. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm
4. Tiến trình bài dạy.
a) Ổn định tổ chức lớp học(1’)
b) Kiểm tra bài cũ. Không
* Đặt vấn đề vào bài mới(1’): Chúng ta đã học bài phản xạ âm- Tiếng vang. Chống
ô nhiễm tiếng ồn. Hãy tìm hiểu các nội dung và ghi vào phiếu cá nhân
c) Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HĐ1: Tìm hiểu Âm phản xạ - Tiếng
vang. (14')
GV: Cho HS đọc thông báo SGK thảo
luận trả lời
HS: Đọc SGK và trả lời.


Nội dung chính

I- Âm phản xạ - Tiếng vang.
- Ta nghe được tiếng vang khi âm dội lại
đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến
tai khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
- Âm dội lại khi gặp một vật chắn là âm
phản xạ.
Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm
kém. (10')
kém.
GV: Cho HS đọc mục II trong SGK và - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì
trả lời:
phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
? Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ?
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề
HS: vật cứng có bề mặt nhẵn.
thì phản xạ âm kém.
Vật như thế nào thì phản xạ âm kém ?
HS: vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề.
GV: Cho HS trả lời câu
HS: Trả lời.


GV: Gọi lần lượt cá nhân HS trả lời các
câu hỏi
? Nhà chúng ta có những cách nào để
giảm tiếng vang
? Cách để làm giảm tiếng ồn xung quanh
các bệnh viện

HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Yêu cầu HS trả lời vào phiếu số 1,
giúp học sinh giải đáp các thắc mắc
HĐ2: Tìm hiểu thông tin chống ô
nhiễm tiếng ồn (15’)
GV: Cho HS thảo luận tìm hiểu thông tin
trên mạng sử dụng các từ khóa như “
Phòng, chống ô nhiễm tiếng ồn”, “ Các
loại vật liệu cách âm”…
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong
SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã
làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu biện
pháp?
HS: Học sinh thảo luận để đưa ra phương
án trả lời.
GV: Yêu cầu HS trả lời vào phiếu số 2,
giúp học sinh giải đáp các thắc mắc

Làm tường sần sùi , treo rèm nhung để
hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang→
Âm nghe được rõ hơn.
Trồng cây xung quanh bệnh viện để âm
truyền đến gặp lá cây bị phản xạ ra nhiều
hướng → âm truyền đến bệnh viện giảm
đi.
II- Ô nhiễm tiếng ồn và cách phòng
chống
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và
kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

của con người.
- Cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn
Cấm bóp còi tại nơi cần yên tĩnh như
trường học, bệnh viện…
Trồng nhiều cây xanh để giúp phát tán
âm trên đường truyền
Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà
bằng xốp, đóng cửa tránh ô nhiễm

d) Củng cố, luyện tập(3’)
GV: Qua bài học các em rút ra được những kiến thức gì?
HS: Trả lời các kiến thức cần nhớ
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
Cho học sinh chuẩn bị báo cáo quá trình thực hiện, phương án thiết kế và đánh giá
tính khả thi các phương án thiết kế
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.......................................................................................................................................
...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................


Tiết 2 BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ngày soạn: 11/11/2017.
Ngày dạy: …………..…... Tại lớp: 7A. Sỹ số HS: …....... Vắng: ........
Ngày dạy: ………..……... Tại lớp: 7B. Sỹ số HS: ........... Vắng: ........
1. Mục tiêu.
a) Về kiến thức:
Tổ chức cho học sinh báo cáo quá trình thực hiện trong tiết 1
b) Về kĩ năng: Giúp học sinh có kĩ năng thuyết trình, hoạt động nhóm

c) Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
d) Năng lực cần đạt được: Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tự học,
năng lực tính toán
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: Máy tính, máy chiếu.
b) Chuẩn bị của HS: Các bản báo cáo
3. Phương pháp giảng dạy/KTDH. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm
4. Tiến trình bài dạy.
a) Ổn định tổ chức lớp học(1’)
b) Kiểm tra bài cũ. Không
* Đặt vấn đề vào bài mới(1’): Chúng ta đã tìm hiểu được trong tiết 1. Hôm nay
chúng ta báo cáo lại các kết quả đã tìm hiểu được
c) Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HĐ1: Báo cáo nhóm 1
GV: Cho HS báo cáo
HS: HS trả lời.
HĐ2: Báo cáo nhóm 2
GV: Cho HS báo cáo
HS: HS trả lời.

HĐ3: Báo cáo nhóm 3
GV: Cho HS báo cáo
HS: HS trả lời.

Nội dung chính


d) Củng cố, luyện tập(3’)
GV: Qua bài học các em rút ra được những kiến thức gì?

HS: Trả lời các kiến thức cần nhớ
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
Cho học sinh chuẩn bị báo cáo quá trình thực hiện, phương án thiết kế và đánh giá
tính khả thi các phương án thiết kế
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.......................................................................................................................................
...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................


THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN



×