Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước bv y hoc cổ truyền kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.86 KB, 38 trang )

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

MỞ ĐẦU
1. Thông tin về đơn vị đề nghị cấp giấy phép xả nước thải
- Tên đơn vị xả nước thải: Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang.
- Địa chỉ: Số 64 đường Đống Đa, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang.
• Điện thoại: (0773).510.129
• Fax: (0773).881.306
2. Hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích là 11.990m 2, với
quy mô 200 giường bệnh.
Bệnh viện có chức năng khám chữa bệnh cho người dân trong và ngoài tỉnh
Kiên Giang bằng các phương pháp y học cổ truyền như: châm cứu, vật lý trị liệu
(VLTL), cấp phát các loại thuốc đông y…Theo số liệu thống kê số lượng bệnh nhân
tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang, số lược người đến khám chữa bệnh tại
bệnh viện ngày càng tăng, cụ thể như sau:
Bảng 1. Thống kê số lượng bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ
truyền tỉnh Kiên Giang từ năm 2006 – 2013
Năm

Số lần khám
chữa bệnh

Số BN điều Số BN điều
Số lần
trị nội trú trị ngoại trú châm cứu

Số lần
VLTL



2006

46.586

2.445

2.284

37.320

4.537

2007

49.792

2.348

3.059

37.660

6.725

2008

51.673

2.890


3.541

38.217

7.025

2009

53.400

3.167

3.338

39.762

7.133

2010

55.234

3.215

3.854

40.692

7.473


2011

54.452

3.190

4.678

40.045

6.539

2012

57.126

3.552

4.493

42.270

6.811

2013

57.662

3.663


4.890

42.468

6.641

(Nguồn: Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang)
3. Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của bệnh viện
3.1. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang bao
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 1


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

gồm các nguồn sử dụng: nước cho hoạt động điều trị, xét nghiệm; nước sử dụng
cho sinh hoạt của bệnh nhân, than nhân bệnh nhân, cán bộ nhân viên trong bệnh
viện; nước sử dụng cho hoạt động nấu ăn khu vực nhà bếp.
Tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình của bệnh viện là: 150m 3/ngày.đêm.
Tuy nhiên vào những ngày cao điểm, nhu cầu sử dụng nước có thể lên đến
500m3/ngày.đêm.
3.2. Nhu cầu xả nước thải
Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang xử
lý nước thải từ 2 nguồn: nước thải sinh hoạt và nước thải y tế.

Lượng nước thải sinh hoạt của Bệnh viện:
Nước thải sinh hoạt của Bệnh viện phát sinh với lưu lượng trung
bình126m3/ngày.đêm. Loại nước thải này phát sinh từ sinh hoạt của bệnh nhân,
thân nhân bệnh nhân, người đến khám bệnh, Y Bác sỹ và nhân viên trong bệnh
viện, khu nhà ăn…
Đây là loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn cao. Nước
thải sinh hoạt nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận
là kênh Ông Hiển. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt còn có thể gây ô nhiễm đất, nước
ngầm, không khí xung quanh và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan của khu vực Bệnh
viện và vùng lân cận.
Lượng nước thải từ quá trình điều trị:
Nước thải từ quá trình điều trị của Bệnh viện phát sinh với lưu lượng trung
bình là 24m3/ngày.đêm. loại nước thải này phát sinh từ các nguồn như sau:
- Nước rửa tráng phim: nước thải này có tính độc hại rất cao do có chứa các
muối bạc.
- Tại lavabo xét nghiệm, chụp X-quang, giặc giũ, vệ sinh phòng bệnh: loại
nước thải này chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chất kháng sinh tồn dư, hóa chất xét
nghiệm, kim loại nặng.
 Vậy, tổng nhu cầu xả nước thải của bệnh viện là: 150m3/ngày.đêm. Chất
lượng nước thải sau khi xử lý đạt loại B theo QCVN28:2010/BTNMT. Đối với quy
mô bệnh viện (200 giường bệnh) sử dụng hệ số K = 1,2.
Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm
được tính như sau:
Cmax = C x K = C x 1,2
Đối với các thông số: pH, tổng Coliform, Salmonella, Shigella, Vibrio
Cholera, hệ số K = 1, khi đó Cmax = C.

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351


Trang 2


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Bảng 2. Nồng độ các chất ô nhiễm tối đa được thải ra theo
QCVN28:2010/BTNMT
STT

Thông số

Đơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

pH
BOD (200C)

COD
TSS
SO42- (tính theo H2S)
NH4+ (tính theo N)
NO3- (tính theo N)
PO43- (tính theo P)
Dầu mỡ độngthực vật
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Tổng hoạt độ phóng xạ β

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Bq/l
Bq/l
MPN/
100ml
Vi khuẩn
/100ml
Vi khuẩn
/100ml
Vi khuẩn
/100ml

13

14
15

Tổng Coliform
Salmonella
Shigella
Vibrio Cholera

QCVN28:2010
/BTNMT
(Cột B)
6,5 – 8,5
50
100
100
4,0
10
50
10
20
0,1
1,0

6,5 – 8,5
60
120
120
4,8
12
60

12
24
0,12
1,2

5.000

5.000

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

Cmax

4. khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải
4.1. Hệ thống thoát nước thải và vị trí khu vực xả thải
- Nước thải bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang gồm nước thải y tế
và nước thải sinh hoạt với lưu lượng trung bình 150m3/ngày.đêm, lưu lượng tối đa
là 500m3/ngày.đêm sẽ được thu gom tách riêng hoàn toàn với nước mưa chảy tràn.
+ Đường ống nhựa PVC Ø 114mm được lắp đặt trong các khoa, phòng mổ,
phòng bệnh để thu lượng nước thải y tế và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập

trung.
+ Đường ống nhựa PVC Ø114mm kết hợp với ống nhựa PVC Ø200mm và
ống nhựa PVC Ø300mm được lắp đặt trong nhà bếp, phòng bệnh, khu hành chánh
và khu vực vệ sinh… để thu gom nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, y
bác sĩ.
+ Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và nước thải y đế được dẫn về hệ thống
xử lý nước thải tập trung bằng ống nhựa PVC Ø300mm.
+ Nước thải sau khi được xử lý sẽ được dẫn ra rãnh thoát nước mưa (bằng
BTCT, BxH = 400mm x 400mm) trong nội bộ bệnh viện, và được dẫn ra hệ thống
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 3


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

thoát nước chung của khu vực bằng ống nhựa PVC Ø168mm.
- Theo khảo sát thực tế, trong vòng bán kính 1 km xung quanh khu vực Bệnh
viện có các nguồn xả nước thải như sau:
+ Nước thải y tế: Trung tâm y tế phường Vĩnh Lạc cách vị trí cơ sở khoảng 400
về phía Tây Bắc. Hoạt động của Trung tâm Y tế sẽ thải ra nước thải y tế với lưu lượng
khoảng 5m3/ngày.đêm.
+ Nước thải sinh hoạt: vị trí bệnh viện nằm cách chợ Bắc Sơn khoảng 1km,
hoạt động của cợ làm phát sinh khoảng 30m3/ngày.đêm.
+ Ngoài ra, vị trí bệnh viện nằm tại phường Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang, có mật độ dân cư khá đông. Sinh hoạt của người dân sẽ làm phát sinh
lượng nước thải sinh hoạt đáng kể xung quanh khu vực Bệnh viện.

- Vị trí xả nước thải là đầu ra hệ thống xử lý nước thải được đặt trong
khuôn viên Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang thuộc phường Vĩnh Lạc,
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tọa độ vị trí xả thải:
+ X: 1.105.524,92m.
+ Y: 564.973,42m.
- Ví trí xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Y
học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang là kênh Ông Hiển, gần ngã ba nơi tiếp giáp đường
Đống Đa với đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang. Tọa độ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải:
+ X: 1.105.588,63m.
+ Y: 565.323,55m.
4.2. Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải
Nước thải của Bệnh viện Y học Cổ truyền được xử lý bằng công nghệ sinh
học AAO xử lý theo mẻ.
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất 500m3/ngày.đêm.
5. Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải
Kênh Ông Hiển nằm cách vị trí Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang
khoảng 400m về phía Đông Bắc. Đây là kênh lớn nhất trong phạm vi bán kính
1km xung quanh vị trí bệnh viện. Ngoài ra, kênh Ông Hiển có lưu lượng khá lớn
sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải thích hợp đối với cơ sở.
Cơ sở hạ tầng gần vị trí xả thải khá hoàn chỉnh, do đó việc dẫn nước thải đến
nguồn tiếp nhận khá dễ dàng. Bên cạnh đó, kênh ông Hiển lưu thông với Sông
Rạch Giá và nhiều kênh rạch nhỏ khác sẽ làm gia tăng hệ số pha loãng nồng độ ô
nhiễm. Đây là một trong các thuận lợi cho việc xả nước thải của cơ sở.
Mục đích sử dụng nước kênh Ông Hiển và hạ lưu kênh chủ yếu là giao thông
thủy và tưới tiêu. Nguồn nước từ kênh Ông Hiển không dùng cho mục đích cấp
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351


Trang 4


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

nước sinh hoạt, do đó tiêu chuẩn thải đối với nguồn tiếp nhận này là QCVN
28:2020/BTNMT, cột B.
6. Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử
lý, xả nước thải vào nguồn nước
Sự cố hệ thống xử lý nước thải làm cho chất lượng nước thải đầu ra không đạt
tiêu chuẩn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Do đó chủ
dự án sẽ có các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố như sau:
 Biện pháp phòng ngừa:
- Hệ thống xử lý nước thải phải luôn vận hành liên tục để không xảy ra hiện
tượng chết vi sinh do thiếu oxy.
- Bể gom phải xây cao hơn mặt sân nền và có nắp thăm, không để nước mưa
sân nền tràn vào bể gom làm tăng lưu lượng nước thải.
- Hệ thống xử lý nước thải lắp đặt có tính dự phòng khi sự cố ( lắp 2 bơm).
- Hệ thống điều khiển bằng chế độ tự động, không tự tiện điều khiển bằng tay.
 Biện pháp xử lý sự cố:
- Khi gặp sự cố điện tại tủ điện cần báo ngay cho đơn vị lắp đặt để kịp thời
hướng dẫn xử lý sự cố. Nếu cần thời gian dài để xử lý, chủ dự án phải ngưng quá
trình sản xuất. Không được bơm nước thải chưa xử lý ra nguồn tiếp nhận.
- Nếu bơm bể gom bị nghẹt do rác, kiểm tra bơm nào bị sự cố. Cho vận hành
bằng bơm còn lại và gỡ rác cho bơm bị nghẹt.
- Khi hệ vi sinh bị chết hay bị sốc tải phải báo cho đơn vị lắp đặt hệ thống để
kịp thời hướng dẫn xử lý sự cố hoặc đến tận nơi để xử lý.
7. Các căn cứ, tài liệu lập báo cáo
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư nâng cấp và mở rộng
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang” đã được phê duyệt.
- Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2013.
- Hồ sơ kỹ thuật công trình xử lý nước thải. Các tài liệu chuyên ngành khác.
Văn bản pháp lý:
- Luật Tài nguyên nước được quốc hội thông qua ngày 01/06/1998
- Nghị định số 179/1999/NĐ – CP ngày 30/12 của Chính phủ quy định việc
thi hành Luật Tài nguyên nước.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 5


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

- Nghị định 149/2004/NĐ – CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy đinh việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2009/TT – BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ tài
nguyên và Môi trường Qui định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
8. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo
8.1. Phương pháp tổ chức thực hiện báo cáo
Tuân thủ Luật Tài nguyên nước, Nghị định 149/2004/NĐ-CP và các văn bản
liên quan khác. Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện An Biên phối
hợp với đơn vị tư vấn tiến hành xây dựng báo cáo xả nước thải theo hướng dẫn của
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, quy đinh việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia
hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
8.2. Đơn vị tư vấn
Tên đơn vị : Công ty Cồ Phần Tư Vấn Xây Dựng Kiên Giang.
Địa chỉ
: 121- 131 đường 3 tháng 2, phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang.
Điện Thoại : 0773.872.351 - 923.065;

Fax: 0773.860.407

Công tác ngoại nghiệp:
- Tập hợp các tài liệu về Bệnh viện ĐK Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang,
các căn cứ pháp lý để thực hiện báo cáo.
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội và các tài liệu có liên quan đến hoạt động của Bệnh viện Y học Cổ
truyền tỉnh Kiên Giang.
- Thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu về môi trường đối với nước thải sau xử lý
và nước mặt tại nguồn tiếp nhận nước thải là kênh Ông Hiển.
- Khảo sát thực địa, lập bản đồ khu vực xả thải, đo đạc các yếu tố môi trường
tại Bệnh viện và các vùng phụ cận.
- Khảo sát các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong

vòng bán kính 1km đối với nguồn thải của Bệnh viện.
Công tác nội nghiệp:
- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá và
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 6


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

viết báo cáo.
- Trình nộp cơ quan chức năng tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo.
8.3. Các thành viên tham gia thực hiện
1. Nguyễn Văn Nghiệp

: Kỹ sư Quản lý môi trường.

2. Huỳnh Ngọc Thảo

: Cử Nhân Tài nguyên và Môi trường.

3. Ngô Minh Toàn

: Kỹ sư Quản lý môi trường.

4. Nguyễn Thị Thu Hà


: Kỹ sư kỹ thuật môi trường.

Trong quá trình thực hiện báo cáo này, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã liên
hệ và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng như:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Rạc Giá.

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 7


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG I.
ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI
1.1. Hoạt động phát sinh nước thải
1.1.1. Thuyết minh quy trình hoạt động của bệnh viện
Quá trình hoạt động của dự án chủ yếu là hoạt động khám chữa bệnh bằng các
biện pháp y học cổ truyền cho người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các tỉnh
lân cận. Trong quá trình hoạt động của bệnh viện sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt
cũng như nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh. Các hoạt động làm phát sinh
nước thải của bệnh viện được tóm tắt như sau:
Nhà ăn
Bác sỹ, y tá,
nhiên viên


Bệnh nhân

Nước thải
sinh hoạt

Thân nhân

Khám chữa bệnh,
xét nghiệm

Nước thải
Y tế
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình hoạt động và nguôn phát sinh nước thải của
bệnh viện
Thuyết minh quy trình hoạt động của dự án
Bệnh nhân là các người dân tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận đến khám
chữa bệnh tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình hoạt
động của bệnh viện sẽ làm phát sinh các loại nước thải như sau:
- Sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, các cán bộ nhân viên bệnh viện, quá
trình vệ sinh phòng bệnh, giặc giũ sẽ làm phát sinh nước thải sinh hoạt;
- Quá trình khám chữa bệnh, điều trị bệnh và xét nghiệm làm phát sinh: nước
thải y tế;
- Hoạt động nấu ăn của nhà ăn phục vụ bệnh nhân, thân nhân và cán bộ nhân
viên bệnh viện làm phát sinh: nước thải sinh hoạt

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 8



Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

1.1.2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải
 Nhu cầu sử dụng nước:
Nhu cầu sử dụng nước của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang bao
gồm các chức năng chính:
- Nước sử dụng trong quá trình xét nghiệm, điều trị với lưu lượng trung bình
khoảng: 24m3/ngày.đêm.
- Nước sử dụng cho quá trình sinh hoạt của bệnh nhân với lưu lượng trung
bình khoảng: 100m3/ngày.đêm.
- Nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên của bệnh viện với
lưu lượng trung bình khoảng: 18m3/ngày.đêm
- Nước cấp cho nhà bếp với lưu lượng trung bình khoảng: 8m3/ngày.đêm.
 Tổng nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện là: 150m3/ngày.đêm.
 Nhu cầu xả thải:
Ước tính, lưu lượng nước thải bằng lưu lượng nước cấp. Vậy nhu cầu xả
thải trung bình của bệnh viện là 150m3/ngày.đêm.
Tuy nhiên vào những ngày cao điểm lưu lượng nước tối đa có thể lên đến
500m /ngày.đêm. Vậy, lưu lượng xả thải tối đa của bệnh viện là 500m3/ngày.đêm.
3

1.1.3. Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xử lý
Nước thải bệnh viện được thu gom bằng hệ thống thoát nước thải với các loại
ống nhựa PVC có kích thước: Ø114mm, PVC Ø200mm, PVC Ø300mm. Các loại
ống thiết kế tùy thuộc vào lưu lượng nước của từng khu vực, đảm bảo nước thải
được thu gom triệt để và không bị tắt nghẽn.
Để đánh giá về hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xử lý,

chúng tôi đã tiến hành lấy 01 mẫu (trước khi xử lý) vào ngày 29/08/2014, kết quả
cụ thể như sau:
Vị trí lấy mẫu: Tại hố thu gom nước thải
Tọa độ vị trí thu mẫu:
- X: 1.105.519,26m.
- Y: 564.973,07m.
Chỉ tiêu phân tích:
Các thông số trong nước thải cần phân tích theo Quy chuân hiện hành như
sau: pH, TSS, COD, BOD5, Sunfua (tính theo H2S), N_NH4, NO3-, PO43-, Dầu mỡ
động thực vật, Tổng coliform, Salmonella, Shigella, Vibrio chorelae.

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 9


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Kết quả phân tích:
Bảng 1.1 Chất lượng nước thải trước khi xử lý
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

1

2
3
4
5
6
7
8
9

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

10

pH
TSS
COD
BOD5 ở 200C
SO42N_NH4
NO3PO43Dầu mỡ động thực
vật
Tổng Coliform

11


Salmonella

12

Shigella

13

Vibrio chorelae

Ghi chú:

QCVN
Kết quả 28:2010/BTNMT
Cmax
cột B
6,9
6,5 -8,5
6,5 – 8,5
222,9
100
60
301,6
100
120
212,4
50
120
15,5

4,0
4,8
27,9
10
12
51,1
50
60
20,8
10
12
33,8
20
24

MPN/
9,3x103
100ml
Vi khuẩn/
CPH
100ml
Vi khuẩn/
KPH
100ml
Vi khuẩn/
KPH
100ml

5000
KPH

KPH
KPH

5.000
KPH
KPH
KPH

KPH: không phát hiện
CPH: không phát hiện

Nhận xét: kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước thải trước xử lý của Bệnh
viện y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang có nhiều chỉ tiêu vượt cột B của QCVN 28:
2010/BTNMT, như: TSS, BOD5, COD, SO42-, N_NH4, NO3-, PO43-, Dầu mỡ động
thực vật, Coliform, Salmonella. Do đó, nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn
cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
1.2. Hệ thống thu gom nước thải
Quá trình thu gom nước thải của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang
được tóm tắt như sau:

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 10


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang


Nước thải
nhà ăn
Nước thải
sinh hoạt

Bể tự hoại
3 ngăn

Bể thu
gom

Hệ thống xử
lý nước thải
tập trung CS:
500m3/ngày.
đêm

Nguồn
tiếp nhận

Nước thải y tế
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải của bệnh viện
- Đối với nước thải sinh hoạt từ nhà ăn: được thu gom bằng ống nhựa PVC
Ø200mm, sau đó nước thải được dẫn về đường ống thu gom nước thải nằm âm bên
dưới lối đi nội bộ gần khu vực nhà ăn.
- Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt từ các phòng ban, nhà vệ
sinh trong bệnh viện được thu gom bằng ống PVC Ø114mm, Ø200mm vào bể tự
hoại 3 ngăn. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được dẫn về bể thu
gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng đường ống thoát nước thải PVC
Ø300mm.

+ Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công
trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn. Cặn lắng giữ trong bể từ
3-6 tháng, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một
phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài đảm bảo
hiệu suất lắng cao.
+ Bể tự hoại được xây dựng âm bên dưới nhà vệ sinh của bệnh viện, với thời
gian lưu nước 3-6 ngày, 90-92 % các chất lơ lửng được lắng xuống đáy bể, qua một
thời gian cặn sẽ phân hủy yếm khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc
và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong ngăn lọc có chứa vật liệu lọc là đá 4x6 phía
dưới, đá 1x2 ở giữa, và cát lọc trên cùng . Trong mỗi bể đều có lỗ thông hơi để giải
phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men yếm khí và tác dụng thứ hai của
ống này là dùng để thông các ống đầu vào và đầu ra khi bị nghẹt. Cấu tạo bể tự hoại
được trình bày trong hình sau:

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 11


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang
Nước
đầu vào

1
Cặn
lắng


Nước
đầu ra

3
2
Cặn
lắng

Hình 1.3 Mô hình mặt cắt đứng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
Sau khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải
khoảng 30-40%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại 60-80%.
Nước thải sau khi ra khỏi hầm tự hoại được đưa về hệ thống xử lý tập trung
để đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Bùn trong bể tự hoại định
kỳ hợp đồng với các đơn vị chức năng vào hút hầm cầu đưa xử lý ở nơi quy định
của địa phương.
- Đối với nước thải y tế: được thu gom tại các phòng phát sinh nước thải y tế
như: phòng rửa phim chụp X-quang, phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật…bằng
ống nhựa PVC Ø114mm. Nước thải sau đó được dẫn bể thu gom của hệ thống xử
lý nước thải tập trung bằng đường ống thoát nước thải PVC Ø300mm.
1.3. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Nước mưa có nồng độ các chất ô nhiễm thấp và hoạt động của bệnh viện hầu
như không gây ra bụi, chất thải rắn được thu gom triệt để và nước thải của dự án
được thu gom theo hệ thống riêng nên nước mưa chảy qua khu vực là tương đối
sạch. Tuy nhiên, khi nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án có thể chứa các cặn bã,
bụi, các chất rắn, lá cây … Vì thế, nước mưa sẽ được thu gom riêng biệt bằng hệ
thống ống cống và các hố ga, đảm bảo đủ dung tích lắng lọc, được bố trí dọc theo
sân đường để chắn rác và lắng cát trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung gần
bệnh viện.
Nước mưa chảy tràn


Hố ga

Cống thoát chung

Hình 1.4 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của bệnh viện
* Thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mưa:
- Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa hỗn hợp bao gồm cả cống tròn và
mương, rãnh đón nước. Hệ thống thoát nước được thiết kế với độ dốc 0,3-0,5% để
đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn.
+ Khu vực đường nội bộ của bệnh viện (bên tay phải từ cổng vào) sử dụng
rãnh thoát nước vuông bằng bê tông cốt thép (BTCT) BxH = 400mm x 400mm.
Nước mưa chảy tràn sẽ theo rãnh này chảy thẳng ra hệ thống thoát nước chung
đường Đống Đa.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 12


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

+ Tất cả các tuyến thoát nước mưa khác đều sử dụng cống tròn BTCT
Ø400mm. Các tuyến cống sẽ được đấu nối với tuyến cống chính nằm trên đường
nội bộ của bệnh viện (bên tay trái từ cổng vào). Tuyến cống này sẽ đấu nối với hệ
thống thoát nước chung trên đường Đống Đa.
- Nước mưa được thu gom bằng các tuyến cống nội bộ và tập trung về các
tuyến cống tự chảy chính nằm dọc theo trục giao thông trên đường Đông Hồ. Khu
vực bệnh viện gần dự án có hệ thống thoát nước ra kênh Ông Hiển. Do đó, nước

mưa của dự án sẽ được đấu nối với hệ thống thoát nước chung trên đường Đông
Hồ và thải ra kênh Ông Hiển.
- Hệ thống thoát nước đảm bảo đầy đủ, đồng bộ từ tuyến thoát nước đến giếng
thu, giếng thăm đúng các yêu cầu kỹ thuật.
- Hệ thống giếng thu hàm ếch, giếng thu trực tiếp có lưới chắn rác và được bố
trí với khoảng cách từ 13m-30m/giếng.
* Lưu lượng nước mưa của bệnh viện:
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang có diện tích 11.990m 2. Lượng nước
mưa trong khu vực bệnh viện ước tính khoảng:
11.990m2 x 1.880mm/năm = 22.541,2m3/năm.
Lượng mưa cao nhất trong tháng là 325,5mm (vào tháng 7)
11.990m2 x 325,5 mm/tháng = 3.902,7m3/tháng
Cường độ mưa lớn nhất trong giờ 13,5 mm/h
Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn được tính theo công thức:
Qmax = 0,278 x K x I x A (m3/s)
(Nguồn: Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 1997)
Trong đó:
K: hệ số chảy tràn = 0,9 (áp dụng cho khu vực đường có lát nhựa, bê tông);
I (mm/giờ): cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa
cao nhất (13,5 mm/h= 3,75x10-6m/s);
A (km2): tổng diện tích khu đất = 11.990 m2
Hệ số K được xác định dựa vào sau:
Bảng 1.2 Hệ số chảy tràn
Đặc điểm bề mặt
Vùng thị tứ
Vùng dân cư (khu tập thể)
Vùng nhà dân riêng lẻ
Khu công viên nghĩa trang
Đường có lát nhựa

Bãi cỏ, phụ thuộc vào độ dốc và tầng

K
0,70 – 0,95
0,50 – 0,70
0,30 – 0,70
0,10 – 0,25
0,80 – 0,90
0,10-0,25

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 13


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai, Thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, năm
2000 )
Vậy, lưu lượng nước mưa cực đại chảy tràn trong diện tích khu vực dự án
được ước tính như sau:
Qmax = 0,278 x K x I x A(m3/s) = 0,278 x 0,9 x 3,75 x 10-6 x 11.990 = 0,011m3/s
Với hệ thống thoát nước trong khu vực đảm bảo thoát toàn bộ lượng nước
mưa trong khu vực bệnh viện.
1.4. Hệ thống xử lý nước thải
Đối với bệnh viện, nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao. Do đó,
lựa chọn công nghệ xử lý là công nghệ sinh học

Bệnh viện đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng công
nghệ Biofast – AAO/MBBR là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Mỹ, có
cấu hình modul. Công nghệ xử lý gồm đầy đủ các công đoạn: yếm khí, hiếu khí,
thiếu khí, khử trùng, khử mùi. phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm diện tích,
hoàn toàn tự động nên rất dễ vận hành.
Diện tích dành cho lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện là 100m 2
(bao gồm diện tích nhà điều hành), sức chịu tải của hệ thống là :500m3/ngày.đêm.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện như sau:

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 14


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Hình 1.5 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình:
1) Hố thu gom – bộ lọc rác: Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại và nước thải y tế (xét
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 15


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

nghiệm, rửa phim chụp X-Quang...) theo mương dẫn chảy về Hố ga. Sau đó, nước
thải sẽ được bơm tự động vào bể yếm khí nằm âm bên dưới các container. Bên
trong hố ga có đặt bộ lọc rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn trong dòng nước.
Trong bộ lọc rác, có gắn 2 bộ sensor: cảm biến tắc nghẽn và cảm biến mức chuyển
nước.
2) Cụm bể Rast:
+ Cụm bể có kích thước: BxLxH = 10mx10mx2m, cùm bể được chia thành
10 ngăn có kích thước bằng nhau. Cấu tạo bể bằng bê tông cốt thép (BTCT).
+ Cụm bể Rast là cụm bể yếm khí, bao gồm 10 bể được xây kín. Hệ thống
bể với các vách ngăn hướng dòng, trong điều kiện động, nước thải sẽ tiếp xúc tối
ưu với vi sinh vật tại các tấm/bóng giá thể. Ngoài ra, mỗi tháng, vi sinh sẽ được bổ
sung bởi thiết bị EMAS6. Thiết bị này sẽ tự động pha trộn men và các vi chất,
đảm bảo tỉ số tối ưu: BOD5/NT/PT = 100/5/1.
+ Do cấu trúc đặc biệt giữa các vách ngăn, dòng nước thải sẽ di chuyển từ
dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng ngăn. Do đó, phản ứng vi
sinh được xảy ra trong điều kiện động, đạt hiệu quả xử lý cao hơn gấp 2 lần, so với
điều kiện tĩnh. Yếu tố quan trọng nữa là kết cấu đặc biệt của các vách ngăn này,
tạo ra được sự lên men acid và lên men kiềm, ở từng ngăn khác nhau của bể. Các
dòng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên phát triển mạnh ở các ngăn khác nhau và
nhanh chóng phân hủy các chất bẩn trong nước thải. Ngoài chức năng xử lý nước
thải, các cụm bể Rast yếm khí còn có chức năng xử lý bùn. Nhờ vậy, lượng bùn
tích tụ chỉ bằng 10% so với các hệ thống không xử lý yếm khí.
+ Do duy trì được môi trường ổn định và tạo được những điều kiện tốt nhất
cho vi sinh hoạt động, nên hiệu quả xử lý tại cụm bể Rast rất cao. Các chỉ tiêu như
BOD, COD có thể giảm từ 65 đến 75%, SS giảm trên 90%, và các chỉ tiêu khác
như Nitơ, Amoni, Phospho,... được cải thiện đáng kể, ngay từ khâu yếm khí.
3) Container 20F hiếu khí (1 container):
Container có kích thước: BxLxH = 6mx2mx2m, cấu tạo bằng thép không rỉ.

Sau khi xử lý yếm khí, nước thải được bơm qua Container hiếu khí. Tại
Container hiếu khí sẽ được trang bị thêm giá thể di động MBBR, để làm nơi bám
cho các vi sinh vật. Do đó vi sinh vật trong hệ thống sẽ cao hơn rất nhiều so với bể
Aerotank truyền thống, tiết kiệm thời gian lưu. Tại đây nước thải sẽ được khuếch
tán khí O2 liên tục bởi hệ thống máy thổi khí.
Tại container hiếu khí, các chỉ tiêu như BOD, COD... có thể giảm từ 70 đến
85%.
Một phần bùn bên dưới bể sẽ được bơm hoàn lưu về cụm bể Rast để cung
cấp vi sinh cho cụm bể Rast.
Ngoài ra, các chất khí phát sinh tại bể như: NO2, NH3, H2S, HNO3... sẽ được
dẫn về hệ thống khử mùi bằng O3 để loại bỏ mùi hôi và các khí độc hại.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 16


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

4) Container 20F Anammox (2 container):
Mỗi Container có kích thước: BxLxH = 6mx2mx2m, cấu tạo bằng thép không
rỉ.
Sau khi qua container hiếu khí, nước thải lần lược tự chảy qua container
Anammox 1 và 2. Tại 2 container Anammox được lắp đặt giá thể cố định để đảm
nhiệm 2 chức năng là bể thiếu khí và lắng bùn. Chức năng thiếu khí của bể để
loạibỏ amoni, nitrat, phospho trong nước thải.
Bùn lắng bên dưới bể sẽ được bơm hoàn lưu về cụm bể Rast để cum cấp vi
sinh và xử lý bùn thải.

Ngoài ra, các chất khí phát sinh tại bể như: NO 2, NH3, H2S, HNO3... sẽ được
dẫn về hệ thống khử mùi bằng O3 để loại bỏ mùi hôi và các khí độc hại.
5) Container 20F khử trùng (1 container):
Container có kích thước: BxLxH = 6mx2mx2m, cấu tạo bằng thép không rỉ.
Sau khi qua container Anammox 2, nước chảy tự chảy qua container khử
trùng. Tại bể được khử trùng bằng Chlorine và sục khí O 3 để đảm bảo tiêu diệt
toàn bộ vi khuẩn.
Nước thải sau khi qua container khử trùng sẽ đạt cột B QVCN
28:2010/BTNMT.
6) Module DeodoroxidTM khử khí độc và khử mùi:
Trong quá trình hoạt động vi sinh yếm khí và hiếu khí, sẽ phát sinh một
lượng lớn khí độc và mùi hôi như Metal (CH 4), Hydro Sulfur (H2S), Amoniac
(NH3), Acid nitric (HNO3) và các acid hữu cơ (metyl mercaptance). Những loại khí
này không những gây ra mùi hôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cho nhân viên và
bệnh nhân trong bệnh viện.
Đối với hệ thống Biofast, tất cả lượng khí phát sinh trong quá trình xử lý
nước thải, đã được thu gom và xử lý tại module khử mùi và khử khí độc
DeodoroxidTM. Tại đây, nhờ panel xúc tác phản ứng oxy hóa giữa khí thải và khí
ozone (O3) sẽ xảy ra cực nhanh. Khí thải sau khi được khử độc sẽ thải ra ngoài qua
ống thoát khí, không còn mùi hôi và không còn các khí độc hại.
7) Hệ thống RmS (Remote Mutual SCADA, Supervisory Cotrol And Dât
Acquisition):
RmS là hệ thống tự động vận hành, giám sát, quan trắc và quản lý từ xa. Hệ
thống RmS cho Biofast sẽ có các lợi ích như sau:
+ Vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên vận hành thường xuyên
theo dõi hệ thống. Do vậy, sẽ hạn chế tai nạn lao động, tiết kiệm năng lượng và
chất lượng xử lý nước thải luôn ổn định.
+ Biết được tình trạng hoạt động nhanh chóng và chính xác từng công đoạn.
Do đó, việc bảo hành, bảo trì rất tiện lợi và nhanh chóng.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang

Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 17


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Giúp cho nhà quản lý chỉ cần thông qua mạng Internet/Mobile Net (option)
là biết được tình hình hoạt động của hệ thống XLNT bệnh viện. Nhờ vậy, việc
giám sát, quan trắc rất chặt chẽ và hiệu quả.
Bảng 1.3 Danh mục thiết bị lăp đặt của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Stt

Tên thiết bị

Bộ lọc rác
1 Khe hở: 5mm;
Vật liệu: SUS 304.
2

3

4

5

6


7

8

9

Container
Vật liệu: thép không rỉ;
Kích thước BxLxH = 2m x 6m x 2m;
V = 24m3.
Bơm nước thải từ hố gom qua cụm bể Rast
Model: OPT300, loại bơm chìm;
Công suất: 2,2KW;
Q = 11 m³/h; H = 12m.
Bơm nước thải từ cụm bể Rast lên Cotainer HK
Model: OPT300, loại bơm chìm;
Công suất: 2,2KW;
Q = 11 m³/h; H = 12m.
Máy khuếch tán khí Resun
Model: GF-750;
Công suất: 750W;
Qmax: 63m3/giờ
Bơm hồi lưu bùn Forerun
Model: 2MC 160/160
Công suất:1,5Kw
Q = 11 m³/h; H = 12m.
Thiết bị Ozone Generater, Front Penal
kích thước: (600x600x1.820)
Q=10m3/giờ
Bơm định lượng Chlorine

Model: C-6250P
Công suất: 0,8Kw
Q = 1lit/phút – 5lit/phút
Thiết bị giám sát SCADA sytem
Model: PLC-PETECH

SL

ĐVT

NƯỚC SX

1

cái

Việt Nam

4

cái

Việt Nam

2

cái

Sumoto - Italy


12

cái

USA

9

cái

Taiwant

4

cái

USA

2

Bộ

USA – Petech

2

Bộ

Hanna - USA


2

Bộ

Petech-Việt Nam

Bảng 1.4 Danh mục vi sinh, hóa chất sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải
Stt

Tên hóa chất + vi sinh

Liều lượng

Cách sử dụng

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 18


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

1

2

EcoClean TM 400

Vi sinh dạng bột;
Vi sinh hiếu khí;
1 tỷ tế bào/gram;
pH: 6,5-8,5
EcoClean TM 105
Vi sinh dạng bột;
Vi sinh kỵ khí;
1 tỷ tế bào/gram;
pH: 6,5-8,5
NaClO 10% VL (dạng nước)

100kg

- Pha vào nước thải tại
container HK.
Chỉ sử dụng 1 lần khi
nuôi cấy vi sinh.

- Pha vào nước thải tại bể
kị khí và 2 container
200kg
Anammox
- Chỉ sử dụng 1 lần khi
nuôi cấy vi sinh.
3
- Đổ 950 lít nước sạch
vào bồn chứa sau đó pha
50 lít NaClO 10% vào rồi
50 lít
khuấy.

- Khi hết bồn sẽ pha tiếp
tục để sử dụng liên tục
trong quá trình xử lý.
4
Ca(ClO)2 80% W (dạng bột)
- Pha 3kg Ca(ClO)2 vào
100lit nước sạch, khuấy
đều để lắng trong 2 giờ.
Sau đó lấy phần nước
trong pha vào 900 lít
3kg
nước sạch trong bồn
chlorine.
- Khi hết bồn sẽ pha tiếp
tục để sử dụng liên tục
trong quá trình xử lý.
1.5. Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận
Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Y
học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang được tóm tắt như sau:
Nước thải sau
HTXL
nước thải

Rãnh thoát nước
nội bộ
BxH = 400x400

Cống thoát
chung Ø800mm


Kênh Ông Hiển

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
- Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải sẽ dược dẫn đến rãnh thoát nước
mưa nội bộ (BTCT BxH = 400x400) bằng ống nhựa PVC Ø168mm bằng hình
thức tự chảy (do chênh lệch cao độ giữa hệ thống xử lý nước thải đến rãnh thoát
nước).
- Nước thải sau khi dẫn ra rãnh thoát nước nội bộ BTCT sẽ tự chảy với hệ
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 19


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

thống thoát nước chung nằm trên đường Đống Đa (cống BTCT Ø800mm).
- Nước thải sau khi ra cống thoát nước chung, nước thải sẽ được tự chảy
kênh Ông Hiển bằng cống BTCT Ø800mm.

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 20


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

CHƯƠNG II.
ĐẶC TRƯNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
2.1.1. Tên, vị trí nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang là
kênh Ông Hiển cách bệnh viện 400m về phía Đông Bắc. Nguồn nước từ kênh này
theo báo cáo quy định xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quy định là không
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, quy chuẩn thải đối với nguồn tiếp nhận
này là QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
+ Đặc điểm địa lý
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang có diện tích là 11.990m 2, tọa lạc
tại Số 1, đường Trần Hưng Đạo, P. Vĩnh Thanh Vân, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang. Ranh giới của Bệnh viện như sau:
- Phía Đông Bắc

: giáp khu nhà tập thể của Bệnh viện;

- Phía Đông Nam

: giáp đường Đống Đa;

- Phía Tây Bắc

: giáp đất dân cư;

- Phía Tây Nam


: giáp đất dân cư.

Khu đất hình ABCDEF, có tọa độ các móc ranh như sau:
Bảng 2.1 Tọa độ các móc ranh của khu đất
Tên điểm
A
B
C
D
E
F

Tọa độ X (m)
1.105.402,4
1.205.506,8
1.105.538,2
1.105.502,5
1.105.447,6
1.105.362,7

Tọa độ Y (m)
565.097,2
564.991,6
564.970,3
564.920,5
564.969,1
565.044,1

 Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực Bệnh viện tương đối bằng phẳng, cao độ xây dựng cao

hơn mặt đường Đống Đa và khu vực xung quanh 0,3m.
Địa hình tại khu vực Bệnh viện nói riêng có độ cao trung bình so với mực
nước biển 0,5 – 1,5m.
 Đặc điểm địa chất
- Địa chất công trình: căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất tại phường Vĩnh Lạc
cho thấy: tại độ sâu khoảng 20m, địa tầng khu vực được chia làm 6 lớp như sau:
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 21


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

+ Lớp 1: chiều dày lớp trung bình là 0,9m; chiều dày lớp thay đổi từ 0,8m1,0m. Thành phần là cát lẫn gạch đá vụn.
+ Lớp 2: có chiều dày lớp trung bình là 7,0m; chiều dày lớp thay đổi từ 6,8m7,4m. Thành phần chủ yếu là bùn sét, màu xám đen, trạng thái chảy.
+ Lớp 3: có chiều dày lớp trung bình là 9,2m; chiều dày lớp thay đổi từ 9,1m –
9,4m. Thành phần chủ yếu là đất dét, màu xám nâu, nâu xám trắng; trạng thái dẻo
cứng nửa cứng;
+ Lớp 4A: có chiều dày lớp trung bình là 2,33m; chiều dày lớp thay đổi từ 2m –
2,7m. Thành phần chủ yếu là sét, màu vàng nâu vết xám trắng; trạng thái dẻo cứng;
+ Lớp 4: Có chiều dày lớp trung bình là 1,6m; chiều dày lớp thay đổi từ 1,5m –
1,7m. Thành phần chủ yếu là á cát, màu nâu vàng, trạng thái xốp;
+ Lớp 5: Có chiều dày lớp trung bình là 1,47m; chiều dày lớp thay đổi từ 1,3m
– 1,7m. Thành phần chủ yếu là sét, màu nâu vàng; trạng thái nửa cứng;
+ Lớp 6: Chưa xác định chiều dày. Thành phần chủ yếu là á cát, màu nâu vàng;
trạng thái chặt vừa.
(Nguồn: Cty CP Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang – 2008)

- Địa chất thủy văn: mực nước ngầm ở độ cao 0,5m – 0,8m so với mặt đất tự
nhiên, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho công tác khai thác và sử dụng
nguồn nước ngầm. (Nguồn: Cty CP Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang – 2008)
 Đặc điểm về khí tượng:
Bệnh viện nằm trong khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm, hình thành 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 11 và mùa khô từ tháng 12 - 4 năm sau. Theo
trạm khí tượng thủy văn Rạch Giá thì khu vực tỉnh Kiên Giang có đặc điểm như
sau:
a) Nhiệt độ :
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hủy, phát tán của
chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao, thì tốc độ phân hủy
lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm càng nhanh và thời gian tồn lưu các
chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe của con người.
Tại Rạch Giá, chế độ nhiệt không có sự khác biệt lớn giữa hai mùa. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 26,3 – 29,0oC. Biên độ cũng không quá lớn, chỉ từ 3 4oC.
Theo kết quả đo đạc của trạm khí tượng thủy văn Rạch Giá, được ghi lại trong
niên giám thống kê năm 2013. Biến thiên nhiệt độ trung bình qua các tháng trong
năm được trình bày trong bảng sau:
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 22


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang


Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm, đơn vị tính: oC
Tháng
2011
2012
2013
Tháng 1
29,4
26,3
26,0
26,1
27,0
27,2
Tháng 2
Tháng 3
27,0
28,3
28,7
Tháng 4
27,9
29,0
29,5
Tháng 5
28,9
29,0
29,7
Tháng 6
28,4
28,9
28,5
Tháng 7

28,1
28,2
27,8
Tháng 8
28,0
28,5
28,0
Tháng 9
27,6
27,3
27,8
Tháng 10
28,1
28,3
27,5
Tháng 11
27,9
28,0
27,8
Tháng 12
26,2
27,9
24,4
27,8
28,1
27,7
TB CẢ NĂM
(Nguồn:Cục Thống kê Kiên Giang, Niên giám thống kê năm 2013)
Nhìn chung, từ bảng thống kê nhiệt độ của Rạch Giá cho thấy nhiệt độ trung
bình tương đối ổn định qua các năm.

* Nhận xét:
Với điều kiện gần biển nên nhiệt độ khí hậu ôn hòa, chênh lệch nhiệt độ qua
các mùa không lớn nên thành phố Rạch Giá có không khí tương đối mát mẻ, dễ
chịu. Đây là điều kiện phù hợp tạo môi trường tốt cho việc nghỉ dưỡng, chữa bệnh
của bệnh nhân.
b) Mưa :
Mưa có tác dụng làm sạch không khí, khi mưa rơi sẽ cuốn theo lượng bụi và
các chất ô nhiễm trên mặt đất. Lượng mưa bị chi phối bởi cấu trúc mùa. Tại Kiên
Giang, mùa mưa và mùa khô tuy có sớm hoặc muộn tùy năm nhưng có thể phân
chia thành 02 mùa khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tổng
lượng mưa trung bình trong mùa này từ 137,0mm đến 554,6mm, chiếm 84,6%
tổng lượng mưa cả năm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10; Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa trung bình trong mùa này rất thấp,
chỉ chiếm từ 15,4% tổng lượng mưa cả năm. Theo số liệu từ cục thống kê Kiên
Giang đo tại Trạm Rạch Giá, số liệu cụ thể về lượng mưa các tháng của năm phân
bố như sau:
Bảng 2.3 Lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Rạch Giá, đơn vị tính: mm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3

2011
10,4
2,5
233,7

2012
17,2
22,5

162,2

Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

2013
63,3
1,5
0,5
Trang 23


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Tháng
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng cả năm

2011
95,9

275,9
209,4
261,3
463,4
289,7
176,9
274,6
73,2
2.366,9

2012
100,4
181,9
145,5
193,0
218,5
554,6
188,5
137,0
10,5
1.913,8

2013
101,7
242,2
448,5
325,5
157,6
386,5
310,3

154,4
70,0
2.262,0

(Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, Niên giám thống kê năm 2013)
Từ những thống kê trên ta thấy, lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập
trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (lượng mưa chiếm khoảng
84,6%).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió Tây và Tây Nam. Lượng mưa
trung bình 2.262,0mm/ năm (tháng mưa cao nhất là tháng 6 với 448,5mm, tháng
mưa thấp nhất là tháng 3 với 0,5mm). So với năm 2011, thì năm 2012 có lượng
mưa trung bình năm thấp hơn; tuy nhiên, so với năm 2012 thì lượng mưa năm
2013 cao hơn.
* Nhận xét:
Lượng mưa của các tháng trong năm có su hướng chênh lệch nhiều. Vì thế,
khi thi công xây dựng hệ thống thoát nước mưa sẽ được tính toán cho lượng mưa
cao nhất và chủ động công tác nạo vét các hố ga thoát nước mưa vào các thời điểm
thích hợp nhằm tránh tình trạng thoát nước chậm gây ngập úng cục bộ tại dự án khi
xây dựng cũng như khi hoạt động.
c) Độ ẩm :
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình chuyển hóa và phát tán các chất gây ô nhiễm trong khí quyển, quá trình
trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người.
Tại Kiên Giang, thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào các tháng 5,6,7, 8, 9, 10,
11(mùa mưa), độ ẩm cao nhất có thể đạt đến 87%. Thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi vào
tháng 3(mùa khô), độ ẩm thấp nhất 75%.
Theo kết quả đo đạc của trạm khí tượng thủy văn Rạch Giá được ghi lại trong
niên giám thống kê năm 2013 thì độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của tỉnh
Kiên Giang dao động khoảng (75-85) %.Nhìn chung, biên độ cách biệt độ ẩm
không khí trong năm không cao, từ 5 - 10 %.

Bảng 2.4 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm, đơn vị tính: %
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 24


Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Kiên Giang

Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
TB CẢ NĂM

2011
80
80
79

81
83
85
84
85
87
82
81
77
82

2012
81
80
79
79
83
82
84
84
87
82
82
79
82

2013
80
76
75

79
81
85
84
84
84
83
79
76
81

(Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, Niên giám thống kê năm 2013)
Độ ẩm cao nhất trong năm là 85% (thường vào mùa mưa), thấp nhất trong
năm là 74% (vào mùa khô), chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô không
lớn lắm.
d) Nắng :
Trung bình hàng năm có khoảng 2.258,2giờ nắng
Bảng 2.5 Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11

Tháng 12
Cả năm

2011
210,6
226,6
194,9
224,2
190,8
163,5
175,3
205,3
140,3
205,3
212,4
199,4
2.348,6

2012
213,3
241,6
242,4
253,5
196,7
194,2
179,8
228,3
103,6
209,5
199,7

246,0
2.508,4

2013
184,0
127,2
272,5
217,7
243,0
129,0
171,1
184,8
144,8
177,2
211,3
195,6
2.258,2

(Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, Niên giám thống kê năm 2012)
Vào mùa mưa nắng nhẹ, thấp nhất: 127,2giờ/tháng.
Vào mùa khô nắng gắt, cao nhất : 272,5 giờ/tháng.
* Nhận xét:
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang
Đ/C: 121-131, đường 3/2, Vĩnh Bảo, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tel: 077.3923065, Fax: 077.3872351

Trang 25



×