Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích về các nét chính trong tác phẩm Hồng lâu mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.33 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Tác giả Tào Tuyết Cần...............................................................................................2
2. Tác phẩm “ Hồng Lâu Mộng”.................................................................................2
2.1. Hoàn cảnh sáng tác – bối cảnh xã hội................................................................2
2.2. Vài nét về tác phẩm.............................................................................................3
2.3. Tóm tắt cốt truyện...............................................................................................3
B. NỘI DUNG
1. Bức tranh xã hội rộng lớn...........................................................................................5
2. Hình tượng nhân vật trong Hồng Lâu Mộng.........................................................6
2.1. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc – những đứa con nghịch tử của xã hội............6
2.1.1. Giả Bảo Ngọc.................................................................................................6
2.2.2 Lâm Đại Ngọc................................................................................................12
2.2. Tiết Bảo Thoa – Bức tường thành của xã hội phong kiến................................15
2.3 Vương Hy Phượng................................................................................................20
C.
NGHỆ THUẬT
1. Thi pháp xây dựng nhân vật.................................................................................23
2. Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm...................................................................24
3. Kết cấu nghệ thuật: ngôn ngữ..............................................................................25
D.
ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA HỒNG LÂU MỘNG
KẾT LUẬN

0


HỒNG LÂU MỘNG
Tào Tuyết Cần
A. Mở đầu
1. Tác giả Tào Tuyết Cần


Tào Tuyết Cần (1716? - 1769?), tên thật là Tào Triêm ( 曹曹), tự là Mộng Nguyễn ( 曹曹),
hiệu là Tuyết Cần, là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu
thuyết Hồng lâu mộng, một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tổ
tiên ông vốn là người Hán ở Liêu Dương, sau đó tổ xa của ông là Tào Tuấn quy hàng
Mãn Châu, nhập tịch Mãn tộc.
Tào Tuyết Cần sinh ra và lớn lên khi gia đình nhà họ Tào đã sa sút, gia đình ông sống rất
nghèo khổ ở ngoại ô Bắc Kinh, nơi ông sống là Hổ môn (tức nhà Tông học của triều
Thanh), ở đây ông đã kết bạn với Trương Nghi Tuyền và hai anh em Đôn Mẫn, Đôn
Thành, coi họ như tri âm tri kỷ. Căn cứ vào hai câu thơ:
Đương thời Hổ môn sổ thần tịch
Tây song tiễn chúc phong vũ hôn
(Thời đó bao sớm tối ở Hổ môn
Cắt đuốc bên cửa sổ phía tây tối tăm mưa gió)
trong bài thơ Đôn Thành tặng Tào Tuyết Cần, có thuyết nói Tuyết Cần là bạn đồng học
của Đôn Thành tại nhà Tông học, có thuyết nói thân phận của Tào Tuyết Cần là "bao y"
(nô bộc) thì không có tư cách vào nhà Tông học, vì thế chỉ là phục dịch ở đó lúc Đôn
Thành theo học. Bản thân Tào Tuyết Cần, có thuyết nói xuất thân là cống sinh, có thuyết
là cử nhân.Ông có làm quan hay không, cũng chưa rõ, có thuyết nói ông từng làm Nội vụ
phủ đường chủ sự.

2. Tác phẩm “ Hồng Lâu Mộng”
2.1

Hoàn cảnh sáng tác - bối cảnh xã hội

1


Thời nhà Thanh, dưới thời Ung Chính, Càn Long (1736 - 1796) là thời kinh tế cực thịnh,
chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp mà cả khai khoáng, thương nghiệp cũng phát

triển phồn vinh. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Vũ Xương, Nhạc Châu...
buôn bán sản xuất sầm uất, là những đô thị lớn. Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa xuất
hiện trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng đang trên đà tan rã, đã sản sinh
ra một lớp thị dân thành thị, có những nhu cầu thẩm mĩ mới. Tây sương kí, Mẫu đơn
đình, Liêu trai chí dị,... là những tác phẩm miêu tả tình yêu, những số phận, những buồn
vui cá nhân..., chính là sự "thăng hoa" của cuộc sống tinh thần đã bắt đầu khác trước của
người thành thị. Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân
chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ
hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải
phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng, lý tưởng cho cuộc sống... Tất cả những cái đó
có mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu thời Thanh, nhưng đó chính là sản
phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời.
2.2 Vài nét về tác phẩm
Không rõ Tào Tuyết Cần viết Hồng lâu mộng vào năm nào, nhưng theo ông thì trong
cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, nửa đời long đong, một nghề không thành.
Hồng lâu mộng nguyên có tên là Thạch đầu kí gồm 120 hồi, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần
viết. Viết chưa xong, thì ông mất. 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách.
Là một trong bốn kiệt tác (tứ đại danh tác) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia
là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử
của Thi Nại Am)
Ngoài tên Hồng lâu mộng vàThạch đầu kí - tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ
giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá-. Thì tác phẩm còn có các tên như:
 Tình Tăng lục hay Phong Nguyệt bảo giám
 Thập nhị kim thoa :Lấy chuyện mười hai cô gái đẹp trong truyện để đặt tên.
 Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo
Thoa là Kim Ngọc kì duyên
Tiểu thuyết có một khối lượng nhân vật khổng lồ. Nhân vật nam 235, nhân vật nữ 213,
tổng cộng con số lên đến 448, đủ mọi tầng lớp, từ Vương phi cung cấm đến những kẻ
quyền thế, công tử tiểu thư khuê các, cho đến cả những người thuộc tầng lớp hạ lưu, đều
xoay quanh gia đình họ Giả.

2


Tiểu thuyết đã được dịch ra 20 thứ tiếng phổ biến rộng rãi trên thế giới.
2.3 Tóm tắt cốt truyện
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa ba nhân vật: Giả Bảo Ngọc,
Lâm Đại Ngọc và Tiết bảo Thoa. Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hai anh em cô cậu ruột, lớn
lên vì Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở riêng trong vườn Đại Quan cùng với
đám “ quần thoa” nên Bảo Ngọc và Đại Ngọc gần gũi nhau và từ đó mô tả cuộc sống
nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vong
trong vòng tám năm.
Sau khi mẹ Đại Ngọc mất nàng được đón vào ở cùng với Giả mẫu.Tuy được Giả mẫu
yêu chiều, nhưng Bảo Ngọc nhưng vẫn không khỏi bị cảm giác là "nữ nhân ngoại
tộc".Đến năm 14 tuổi thì Lâm Như Hải cũng qua đời. Đại Ngọc từ đó mồ côi cả cha lẫn
mẹ, không người thân thích, phải ăn nhờ ở đậu hoàn toàn. Nàng đã ốm yếu từ khi sinh ra,
lại thêm tủi phận, chẳng biết chia sẻ cùng ai khiến tâm hồn vốn đã đa cảm lại ngày một
nhiều sầu nhiều bệnh, tự ti, u sầu, để ý, lại hay tự ái. Nàng và Bảo Ngọc lớn lên bên nhau,
cùng nhau trải qua những thời khắc đẹp nhất của tuổi hoa niên, tình cảm ngày một khắng
khít sáng trong như một đôi ngọc quý, tuy cả hai thường cãi vã hờn giận nhưng họ hiểu
nhau và thông cảm cho nhau sâu sắc. Giữa lúc đó, có một người thứ ba xuất hiện. Đó là
Tiết Bảo Thoa, đôi bạn con dì với Bảo Ngọc, cũng đến Giả phủ ở nhờ. Nàng dường như
đối nghịch với Đại Ngọc, xinh đẹp đầy đặn như trăng rằm, cao sang, quý phái, lại nền nã
đức hạnh theo đúng những khuôn thước phong kiến. Bảo Ngọc nhiều lúc cũng rung động
trước Bảo Thoa nhưng nhận ra nàng chỉ luôn muốn hướng cậu theo con đường công danh
lập thân mà cậu chán ghét nên dần dần trái tim Bảo Ngọc dành hẳn cho Đại Ngọc, người
duy nhất hiểu Bảo Ngọc và không khuyên cậu đi thi đỗ đạt làm quan. Nhưng nhà họ Giả
coi đó là tai họa nên mong muốn Bảo Ngọc thành thân với Bảo Thoa. Phượng Thư, chị
dâu của Bảo Ngọc, dùng kế "tráo giường đổi cột" để lừa Bảo Ngọc cưới Bảo Thoa. Đại
Ngọc ngây thơ, đẹp đến lạ, nàng đau khổ tuyệt vọng mà mang nên tâm bệnh. Nàng đã xé
khăn đốt thơ để dứt tình và cũng như hoa phù dung ra đi đầy ấm ức, ai oán trong lúc cả

nhà mừng đám cưới Bảo Ngọc. Ngoài trời chỉ có gió lay cành trúc, trăng xế đầu tường,
cảnh tượng thê lương ảm đạm.
Phần sau:
(1). Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ
đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc,
Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu
thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá.Lâm Đại Ngọc nghe
tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc pho
truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một
"giấc mộng trong chiếc lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào.
3


(2) Cũng có một kết thúc khác là sau đám cưới ấy, Lâm Đại Ngọc chết, còn Bảo Ngọc
chấp nhận sống với Bảo Thoa. Sau này, gia đình lung lay, bị tịch thu tài sản, Giả Chính đi
làm quan xa nhà, luôn viết thư về giục giã hai chú cháu Bảo Ngọc và Giả Lan học hành
chăm chỉ. Cuối cùng, Bảo Ngọc và Giả Lan đều đỗ cử nhân, nhưng ngay sau đó Bảo
Ngọc bỏ nhà đi tu. Bảo Thoa thì đang mang thai đứa bé - hi vọng của nhà họ Giả. Nhưng
cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.
B.Nội dung
1. Bức tranh xã hội rộng lớn
Hồng lâu mộng ra đời vào nữa đầu thế kỉ XVIII.Lúc này nền kinh tế chiếm địa vị chi
phối, quyết định tính chất xã hội vẫn là nền kinh tế phong kiến nhưng đã xuất hiện lực
lượng kinh tế thị dân, mầm sống của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Tào Tuyết Cần xuất thân từ gia đình quan liêu quí tộc nhưng đã chịu ảnh hưởng của
thời đại, ông tự giác đứng trên lập trường của tầng lớp thị dân, chống lại chế độ phong
kiến.
Chung quanh việc phản ánh cuộc đấu tranh thì Tào Tuyết Cần còn miêu tả cuộc sống
đồi trụy, rỗng nát của một gia đình quý tộc, nhằm vạch trần sự đen tối của chế độ phong
kiến.

Những thành viên trong phủ Vinh quốc và Ninh quốc là hình ảnh thu gọn của chế độ
phong kiến, những người này ngoài việc chịu sự ràng buộc của lễ giáo truyền thống thì
hầu như không có một chút lí tưởng nào và cũng không để cho bất kì một tư tưởng tiến
bộ nào tồn tại.
Gia đình tràn ngập những cái bẩn thỉu, xấu xa, nham hiểm tàn bạo và dâm loạn. Bề ngoài
thì đó là một gia đình danh giá, tôn trọng lễ giáo nhưng bên trong thì anh em cấu xé nhau
không tội ác nào là không nhúng tay vào.
Nhìn bên ngoài thì cốt truyện hạn chế trong phạm vi của một gia đình quí tộc, không
trực tiếp miêu tả tình hình chính trị xã hội, nhưng bằng những sự việc cụ thể, chi tiết sinh
động tác giả đã trình bày ý nghĩ của mình về vấn đề chính trị xã hội. Bạo ngược ngang
tàng, tham ô hối lộ là tình trạng phổ biến của đám quan văn võ tướng đời Thanh. Sau khi
làm quan Giã Vũ Thôn dùng thủ đoạn trắng trợn cướp đoạt nhà người đem dâng cho Giả
Xá, Tiết Bàn đánh chết người nhưng vẫn ung dung sống ngoài vòng pháp luật, … Đọc
Hồng lâu mộng mà chỉ chú ý đến cảnh sống bên ngoài đầy hoạn lạc, chỉ nhìn thấy cuộc
rượu bàn cờ, những câu thơ bài bạc có vẻ vui nhộn, mà quên rằng tất cả những cái đó xây
dựng trên mồ hôi nước mắt, trên đau khổ của nhân dân lao động thì thật là phụ lòng tác
giả.
Tào Tuyết Cần sống trong hoàn cảnh gia đình lại vừa thịnh vừa suy, trong xã hội tiếng
cười chen lẫn tiếng khóc, bản thân chịu nhiều nổi khổ ê chề nên ông nhìn xã hội bằng cặp
mắt hiện thực sâu sắc. Nhưng cũng do hạn chế của thành phần xuất thân và điều kiện lịch
4


sử, nên ông chỉ nhìn thấy sự bất hợp lí của cái cũ và chống đối phê phán mà không tìm ra
lối thoát cho cái mới. Cho nên khi cần giải thích căn nguyên của bi kịch ông lại rơi vào
vực thẳm của tư tưởng bi quan.
Tư tưởng phong kiến vẫn hết sức nặng nề. Đó là những chuẩn mực đạo đức lễ giáo
được hình thành trong xã hội phong kiến những qui định khắc khe về đối nhân xử thế của
con người tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, … những qui định ngặt nghèo đã tồn
tại hàng nghìn năm trong đời sống và nếp nghĩ của con người.

 Trong bức tranh xã hội rộng lớn đó, Hồng lâu mộng chính là sự thể nghiệm những tư
tưởng thời đại, là sản phẩm của ý thức thị dân đương thời.
2. Hình tượng nhân vật trong Hồng lâu mộng
2.1

Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc – những nghịch tử của xã hội phong kiến.

2.1.1 Giả Bảo Ngọc
2.1.1.1

Cuộc sống sung túc trong gia đình họ Giả

 Ngoại hình nói lên tính cách và số phận.
Trong đoạn trích ở hồi thứ ba trang 58: “Khi vào, thoạt nhìn thì thấy một thanh niên
công tử: đầu đội mũ kim quan dát ngọc, khăn bịt trán có đính hai con rồng bằng vàng vờn
hạt châu, mặc áo chẽn màu đại hồng thêu trăm con bướm vờn hoa, thắt lưng dây tơ ngũ
sắc tết hoa, áo khoác ngoài bằng đoạn hoa màu thạch thanh, đi đôi hài bằng đoạn xanh,
đế trắng, mặt như trăng rằm mùa thu, sắc như hoa xuân buổi sớm, mái tóc bằng như dao
xén, lông mày rõ như mực kẻ, má như cánh hoa đào, mắt như làn sóng gợn. Lúc giận
cũng như cười, dù trừng mắt vẫn có tình tứ. Cổ đeo khánh vàng chạm con ly và một dây
ngũ sắc buộc viên ngọc.” Ta thấy rằng Tào Tuyết Cần dụng công miêu tả tổng cộng tám
thứ phục sức trên người Bảo Ngọc (mũ, khăn, áo chẽn, thắt lưng, áo khoác, hài, khánh,
dây buộc ngọc) và tám nét nổi bật trên gương mặt cậu ta (mặt, sắc diện, mái tóc, lông
mày, má, mắt, vẻ mặt khi giận, khi cười). Hay có thể kể thêm một đoạn miêu tả ngoại
hình Giả Bảo Ngọc tiếp sau đó: “Từ đỉnh đầu trở xuống cài bốn hạt châu lớn, phía dưới
lại đeo bát bảo bằng vàng dát ngọc, mình mặc áo hoa màu ngân hồng hơi cũ, cổ đeo vòng
vàng, ngọc quý, khóa kí danh và bùa hộ thân, mặc quần lụa hoa màu lá thông, đi bít tất
gấm viền đen, hài đỏ đế dày; lại rõ ra mặt phấn môi son, nhìn liếc có duyên, nói năng tươi
tỉnh, đầu mày cuối mắt, có một vẻ thiên nhiên, trông rất tình tứ.” (trang 58,59). Quả thật
là người đẹp như ngọc không sai!


5


Nhưng thử đọc kỹ mà xem, những so sánh ước lệ trăng rằm, hoa xuân, hoa đào, làn
sóng dường như phù hợp để miêu tả một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành hơn là
đấng mày râu. Và trang phục màu đại hồng, thạch thanh đầy nữ tính được thêu bướm, kết
hoa càng khiến ý đồ của tác giả “rõ đến không thể rõ hơn”. Có thể thấy, hình dáng Bảo
Ngọc chính là của một cô gái xinh đẹp thướt tha, hơn nữa còn có hơi hướng giống món
đồ vật trang trí.
 Tào Tuyết Cần cố tình cho Bảo Ngọc ăn mặc thật xúng xính, ta hình dung được Bảo
Ngọc như một con búp bê vậy. Vẻ ngoài của Bảo Ngọc còn mang đầy màu sắc hưởng
lạc và ẻo lả, hoàn toàn trái ngược với lý tưởng của Nho giáo. Tào Tuyết Cần ngạo
nghễ dựng lên một nhân vật chính đi ngược lại hoàn toàn hình ảnh nam nhi đại trượng
phu, phải chăng là để thách thức lễ giáo truyền thống?. Qua hình ảnh bề ngoài như nữ
của Bảo Ngọc, người đọc cũng có thể hình dung được một con người với tính tình dịu
dàng, nữ tính như con gái vậy.
 Sở thích nói lên tính cách
Khi bảo Ngọc còn nhỏ: “Khi đầy năm, Giả Chính muốn thử chí hướng con về sau thế
nào, mới đem những đồ chơi bày ra trước mặt để xem nó quờ lấy cái gì. Ngờ đâu nó
chẳng lấy cái gì, mà chỉ quờ lấy phấn sáp, trâm vòng. Giả Chính không vui, bảo sau này
chỉ là đồ tửu sắc, vì thế không yêu quý lắm”. Câu nhận định của Giả Chính đã phần nào
thể hiện được tính cách của Bảo Ngọc ngay từ khi còn bé.
Giả Mẫu cũng đã nhận xét về bảo Ngọc:“Ta không hiểu sao và cũng chưa thấy đứa trẻ
con nào như thế cả. Đối với người khác thì nó bướng bỉnh đấy, nhưng riêng đối với bọn a
hoàn lại rất tử tế. Khó thấy có ai được như nó. Vì vậy ta sinh nghi, thường để ý xem xét,
thấy nó cứ đùa với bọn a hoàn, chắc là người lớn thì tính tình cũng lớn, đã biết chuyện
trai gái, nên mới gần gũi bọn chúng. Nhưng dò xét kỹ, lại hóa không phải. Thế mới lạ
chứ? Có lẽ nó là một con a hoàn đầu thai lầm cũng nên.”
Về mặt sinh học thì Bảo Ngọc rõ ràng là nam giới, điều này không còn gì phải nghi ngờ

nữa. Nhưng về mặt tâm lý, tính cách, hành vi, cử chỉ thì mù mờ hơn. Diều đó càng thể
hiện mạnh hơn cái khuynh hướng lưỡng tính của Bảo Ngọc.Bảo Ngọc thích ở cạnh các cô
gái bởi vì anh thích như thế, không phải vì háo sắc. Bảo Ngọc tuy nữ tính nhưng anh lại
không thích con trai:“Xương thịt con gái là nước kết thành, xương thịt con trai là bùn kết
thành. Ta trông thấy con gái thì thoải mái, thanh thản, thấy con trai như nhiễm hơi dơ
bẩn kinh người”.Quả là một tính cách khác thường có phần kì bí.
 Trong truyện, cậu ta thường xuyên phải ra quyết định: chọn giữa mộng ảo và đời thực,
giữa Nho giáo và Phật giáo, giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa. Khuynh hướng lưỡng tính
6


chỉ là một trong số vô vàn cuộc đấu tranh mà Bảo Ngọc phải trải qua, như là đánh đổi
cho việc trải nghiệm cuộc sống phù hoa dưới trần thế.
 Gặp được Lâm Đại Ngọc – mối tình truyền kiếp
“Bảo Ngọc trông thấy một cô gái, đoán ngay là con cô mình, vội vàng đến chào. Ngồi
xuống nhìn kỹ, khác hẳn các cô gái khác. Chỉ thấy:Đôi lông mày điểm màu khói lạt,
dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại
không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng
rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió.
Tim đọ Tỉ Can hơn một trăm khiếu, bệnh so Tây Tứ trội vài phân.
Bảo Ngọc nhìn rồi cười nói:
- Hình như tôi đã được gặp cô em lần nào rồi.
Giả mẫu cười:
- Lại nói nhảm, đã gặp lần nào đâu?
Bảo Ngọc cười nói:
- Tuy chưa gặp, nhưng trông mặt quen lắm, cũng coi như đã gặp nhau rồi.
- Tốt lắm! Thế thì lại càng tử tế với nhau.
........
Lại quay sang hỏi Đại Ngọc:
- Em có ngọc không?

Mọi người không ai hiểu tại sao Bảo Ngọc lại hỏi thế, Đại Ngọc trong bụng đoán ngày:
“Chắc anh ấy có ngọc, nên mới hỏi mình”, liền trả lời:
- Em không có ngọc. Thứ ngọc của anh là vật rất hiếm, phải đâu người nào cũng có.”
Bảo Ngọc vốn là đá vá trời, Đại Ngọc là cây tiên giáng trần, đá và cây chịu ân tình nhau
nhiều như vậy , có lí nào ở trần gian lại không thấy rất quen.
“ Hình như tôi đã được gặp cô em lần nào rồi”
Và: “Tuy chưa gặp, nhưng trông mặt quen lắm, cũng coi như đã gặp nhau rồi”
Bảo Ngọc lần đầu thấy đại Ngọc, vừa gặp như đã quen từ lâu. Có thể lí giải điều đó thông
qua tiền kiếp của họ, nhưng cái chính của việc gặp như đã quen này chính là mầm móng
cho hai trái tim cùng chí hướng( đồng bệnh tương liên) tìm về với nhau, không phải tự
nhiên mà Bảo Ngọc lại hỏi Đại Ngọc: “Em có ngọc không?”. Đó chính bởi vì Bảo Ngọc
cảm nhận được sự gần gũi với Đại Ngọc, nên nghĩ cô cũng có ngọc giống mình, và đó là
mồi cho những diễn biến tiếp theo của truyện.
 Sự chọn lựa giữa Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa
7


Ở nhân vật Giả Bảo Ngọc, ta bắt gặp mâu thuẫn giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa:“gần cô
chị thì quên khuấy cô em”.
Trong giấc mơ của Bảo ngọc ở hồi 6, đã từng có chi tiết , Bảo Ngọc nằm mơ nhìn thấy
một nàng tiên có nét đẹp giống cả Bảo Thoa và Đại Ngọc: “Đáng sợ nhất là có một
nàng tiên ngồi đấy, tươi đẹp nhu mì, giống hệt Bảo Thoa, dịu dàng phong lưu lại như Đại
Ngọc.”
 Bảo Ngọc không biết phải chọn ai , nên mơ hồ , sợ hãi, không biết phải đối mặt như
thế nào. Bảo Ngọc luôn không có chủ kiến , không biết về bên nào.
Khi Bảo Ngọc xác định được tình yêu của mình chính là Đại Ngọc, chàng nhận ra:
“Song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân", nên Bảo Ngọc
đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ , nhưng gia đình họ
Giả lại coi đó là một tai họa.”
Nàng Lâm Đại Ngọc không chịu tuân theo số mệnh nhưng lại không làm sao thoát khỏi

cái số mệnh ấy. Vì thế, nàng thường than thân trách phận, cám cảnh cho thân mình. đối
với Bảo Ngọc , Đại Ngọc không cho là cần phải thi đỗ công danh, sự nghiệp làm gì, họ
đến với nhau bởi cái tình, cái tình ấy không bị xã hội phong kiến chi phối.Chính vì điểm
này mà Bảo Ngọc rất thích Đại Ngọc, Bảo Ngọc chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu
mi nam tử” có lý tưởng, kiên định gì cả,anh ta không thích thi cử công danh.
Như vậy , Đại Ngọc, một con người phong lưu , bướng bỉnh cô đại diện cho những khát
vọng tự do , cho suy nghĩ của lớp trẻ, Bảo Ngọc chọn Đại Ngọc cũng như là chọn chính
con người anh, bởi vì Đại Ngọc giống như là Bảo Ngọc phiên bản nữ vậy, là tấm gương
phản chiếu chính con người anh, luôn muốn thoát khỏi cái xã hội phong kiến thối nát, để
tìm về với trái tim của mình, họ quả thật là “Đồng bệnh tương liên”.
Đến đây ta có thể nhìn thấy một Tào Tuyết Cần thông qua Giả Bảo Ngọc, Ông cũng
muốn thoát khỏi cái xã hội phong kiến thối nát, đã làm cho Ông phải sống trong những
ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh, sống trong
cảnh “cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”, không có cơ hội để giải bày, để thể hiện
hết tài năng của mình.
 Nàng Bảo Thoa chính là đại diện , chuẩn mực cho xã hội phong kiến, lúc nào cũng
sống theo lễ giáo, chính vì điều đó nên Bảo Ngọc không yêu Bảo Thoa, không chọn
Bảo Thoa . Như vậy ta hoàn toàn có thể nhận thấy rõ được tính cách cũng như sở
nguyện của Giả Bảo Ngọc: chàng không thích giáo điều phong kiến, quy tắc lễ giáo.
Dần dà, Giả Bảo Ngọc cũng ngộ ra đạo lý ở trên đời: “Bảo Ngọc nghĩ ngay đến Đại
Ngọc sắc đẹp như hoa, mặt trong như trăng, sau này ắt cũng có lúc không thể tìm thấy
nữa, lẽ nào chả đứt ruột nát gan! Đại Ngọc đã có lúc không thể tìm thấy, cứ thế suy ra,
8


những người như Bảo Thoa, Hương Lăng, Tập Nhân, cũng đều thế cả. Bọn Bảo Thoa đã
vậy thì thân mình sẽ ở đâu? Thân mình còn chả biết ở đâu, đi đâu, thì nơi này, vườn này,
hoa này, liễu này, biết thuộc về ai? Bảo Ngọc suy nghĩ miên man hết chuyện này sang
chuyện khác, không biết đến giờ phút ấy, muốn làm vật xuẩn ngốc, không hiểu một tí gì,
trốn vòng tạo hóa, thoát khỏi lưới trần, liệu có thể gỡ nổi mối đau thương ấy không”.

Nhân vật thường hay băn khoăn lúc chết thì thân xác “Hóa thành tro bụi, gặp cơn gió to
bay tan đi hết” thì ý nghĩa đời người là ở đâu?
Không chỉ thế, Bảo Ngọc còn ngộ ra triết lí nhân sinh như mộng:Triết lý nhân sinh như
mộng ấynằm ở những đoạn trữ tình ngoại đề và trong sự cảm nhận ngày một rõ ràng hơn
ở nhân vật Bảo Ngọc. Trong hồi 22 (Bảo Ngọc khoảng 14 tuổi), đã mơ hồ hiểu “Không
có gì chứng mới là chỗ đứng”. Nghe câu hát Ký sinh thảo, Bảo Ngọc tỏ ra tỉnh ngộ:
“Hết duyên pháp, chớp mắt thành ly biệt
Trần trùi trụi, đi về không vướng víu
Tìm đâu tá, nón mưa áo khói một mình đi
Mặc kệ ta, giày rơm, bát vỡ theo duyên đến”.
Càng về cuối tác phẩm nhân vật càng tỏ ra ngộ đạo về kiếp “tụ tán phù sinh”, đồng cảm
với triết lý Trang tử “Cuộc đời hư vô mịt mùng. Người ta sinh ra ở đời khó lòng tránh
khỏi cảnh mây tan, gió cuốn”. Anh ta lấy trình độ của đứa trẻ sơ sinh (xích tử) làm lý
tưởng sống:“… thánh hiền đời xưa có câu: “chớ làm sai tấm lòng đứa trẻ sơ sinh”…
Đứa trẻ sơ sinh có gì đáng quí? Chẳng qua chỉ vì nó không hiểu, không biết, không tham,
không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong vòng tham, giận, ngây, yêu,
chẳng khác nào bùn lầy, làm thế nào để thoát khỏi cái lưới ấy của cõi trần? Cho hay
người xưa tuy đã nói qua bốn chữ “tụ tán phù sinh” nhưng chưa làm ai tỉnh ngộ cả. Đã
muốn nói về nhân phẩm thử hỏi ai là kẻ đạt được cái trình độ sơ sinh”.
 Mục đích của Mang Mang đạo sĩ và Diểu Diểu Chân Nhân cho hòn đá đầu thai xuống
hạ giới là để hiểu cõi hồng trần tuy lắm điều hấp dẫn nhưng chỉ là cuộc phồn hoa
trong chớp mắt. (Cõi đời là tạm, viên ngọc (Bảo Ngọc) chỉ là một ảo thân của hòn đá
(Hòn đá – Thần Anh) trên tiên giới. Vậy nên ta thấy được sự biến đổi trong tâm lí Giả
bảo Ngọc từ mâu thuẫn giữa mộng ảo và đời thực, đến quá trình ngộ đạo , rút ra được
những bài học về kiếp nhân sinh ở Hồng trần.
2.1.1.2

Biến cố gia đình, từ cực thịnh đến cực suy (Mâu thuẫn giữa khát vọng
tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến)
Tóm sơ lược đoạn cuối:Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với

triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng
9


nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở
khăn che mặt cô dâu thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá.
Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà
chết.
Trên là cái kết thứ nhất của Hồng Lâu Mộng.Với tóm tắt như vậy thực chất Giả Bảo
Ngọc có đấu tranh cho tình yêu của mình, dẫu có đấu tranh nhưng yếu ớt( phù hợp với
bản tính yếu đuối của Bảo Ngọc ), anh chỉ có thể bỏ đi , và sau đó lại trở về kiếp đá tiên
của mình
Như vậy nhân vật Giả Bảo Ngọc sau khi trở về là một hòn đá, thì đã hoàn thành xong
cái xứ mệnh của mình, xuống thế gian sống cuộc sống vương giả như bèo dạt mây trôi,
như một "giấc mộng trong chiếc lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của hòn
đá cũng như là của chính Tào Tuyết Cần vậy.
Cũng có một kết thúc khác là Bảo Ngọc chấp nhận sống với Bảo Thoa, sinh được con trai
nối dõi, chăm chỉ học hành thi đỗ cử nhân rồi bỏ đi và xuất gia nhưng cái kết này không
được đọc giả yêu thích.
 Kết cuộc mối tình cây- đá dẫu vẫn bi thương, nhưng đã mất đi ý nghĩa phản kháng xã
hội rất nhiều.Bảo Ngọc cam chịu chấp nhận sống với Bảo Thoa, sau đó sinh con nối
dõi, rồi vì gia đình mà thai cử đỗ công danh. Những điều đó hoàn toàn đi ngược lại
với ước muốn của Bảo Ngọc, và của đọc giả.
Kết luận: Khi giấc mộng lầu hồng chấm dứt, cát bụi lại trở về với cát bụi, giả và chân dần
lộ rõ thì chỉ còn lại mối ơn đằm thắm của Thần Anh với Giáng Châu còn sống lại mãi với
nhân gian.
2.1.2 Lâm Đại Ngọc
Hình tượng người con gái được miêu tả trong tác phẩm có vốn thông minh, có tài lại
xinh đẹp. Nhưng cuộc đời của nàng lại không đẹp như đúng con người của nàng mà hông
nhan bạc mệnh.

2.1.2.1 Xuất thân
Là con của Giả mẫn và Lâm Như Hải. Lâm Như Hải, người Cô Tô, đỗ thám hoa, được
thăng chức Lan đài tự đại phu. Giả Mẩn vốn là con út của Giả Đại Thiện và Sử Thái
Quân phủ Vinh Quốc, em ruột của Giả Xá và Giả Chính. Mẹ mất năm Đại Ngọc 5 tuổi và
cha mất năm Đại Ngọc 14 tuổi. Đại Ngọc từ bé lớn lên ở thành Dương Châu, là con gái
một nên được bố mẹ yêu quý như ngọc, lại được mời thầy là Giả Vũ Thôn về dạy học.
Đến năm Đại Ngọc lên năm thì mẹ mất. Tang ma xong, Giả mẫu đón cháu gái về Kinh để
10


tiện chăm sóc. Vừa gặp Đại Ngọc, Bảo Ngọc đã cảm thấy quyến luyến sâu sắc.Cuộc sống
trong Giả phủ xa hoa lộng lẫy nhưng vô cùng phức tạp, đầy rẫy những chuyện dâm ô
lường gạt. Vốn đã rơi vào trình trạng u uẩn nay lại sống trong cảnh ăn nhờ ở đậu lại khiến
nàng càng trở nên nhạy cảm hơn.
2.1.2.2 Ngoại hình
Bảo Ngọc là người có dung mạo tuyệt sắc, đoan trang. Khi Bảo Ngọc lần đầu gặp Đại
Ngọc chàng ngồi xuống nhìn kĩ, khác hẳn các cô gái, chỉ thấy: “ Đôi lông mài điểm màu
khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui
mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; người hơi mệt trong càng tha thướt. Lệ rớm
rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng liễu nghiên trước
gió. Tim đọ Tỉ Can hơn một trăm khiếu, bệnh so Tây Tử trội vài phân.”
2.1.2.3 Tính cách:
Bảo Ngọc là cô gái tinh khôn, nói lời bỡn cợt, quen lối nói cạnh, nói khóe, tâm hồn
nhạy cảm, hay khóc lóc, oán than lại nghĩ đến cảnh ở nhờ “ nữ sinh ngoại tộc” nên tính
tình càng thêm sầu bi cô độc tâm hồn yếu đuối như giọt sương mai là một trong những
tính cách thú vị và nổi bật nhất trong Hồng Lâu Mộng. Tuy còn bé, nhưng ngôn ngữ cử
chỉ đứng đắn: “Ta đã đến đây, cần phải cẩn thận để ý luôn, nếu lỡ mọt lời, sai một bước
sẽ bị chê cười”.
2.1.2.4 Tài năng
Nàng là tâm hồn thi phú đích thực, đọc nhiều học rộng ( Tứ thư), ngôn ngữ, cử chỉ khác

hẳn đám con gái nhà khác. Trong đó nổi bật nhất là tài ngâm vịnh. Ở hồi thứ 28, Bảo
Ngọc nhặt hoa rụng rồi đến chốn hoa đào thì nghe tiếng nghẹn ngào khóc than kể lể, ai
nghe cũng phải đau lòng:
Hoa tạ hoa phi phi mãn thiên
Hồng tiêu hương đoạn hữu thuỳ liên
Du ti nhuyễn hệ phiêu xuân tạ
Lạc nhứ khinh triêm phốc tú liêm.
Liêm trung nữ nhi tích xuân mộ
Sầu tự mãn hoài vô thích xứ
Thủ bả hoa sừ xuất tú liêm
Nhẫn đạp lạc hoa lai phục khứ?
Liễu ti du giáp tự phương phi
Bất quản đào phiêu dữ liễu phi
Đào lý minh niên năng tái phát
Minh niên khuê trung tri hữu thuỳ
11


(Táng hoa từ)
“ Hoa bay hoa rụng ngập trời
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa
Đài xuân tơ rủ la đà
Rèm thêu bông khẽ đập qua bên ngoài
Kìa trong khuê các có người
Tiếc xuân lòng những ngậm ngùi vẩn vơ
Vác mai rảo bước bước ra
Lòng nào nỡ giẫm lên hoa thế này
Vỏ du tơ liễu đẹp thay
Mặc cho đào rụng, lí bay đó mà
Sang năm đào lí trổ hoa

Sang năm buồng gấm, biết là con ai?”
( Bài từ chôn hoa)
 Lâm Đại Ngọc là nguồn cảm hứng vô tận cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ và cũng đã
lấy đi không biết bao nhiêu giấy mực và nước mắt của những con người đủ mọi tầng
lớp, lứa tuổi. Tâm hồn đa sầu đa cảm độc nhất vô nhị trong văn thơ cổ điển của nàng
trở thành đề tài hấp dẫn của thơ, văn chương, kịch nghệ, điện ảnh...
 Đại Ngọc là cô gái mong manh như hoa phù dung, là trang tuyệt thế giai nhân hiếm có
nhưng số phận lại bạc mệnh, hẩm hiu. Có lẽ nhan sắc và tính cách nói lên một phần số
mệnh của nàng khi nàng chết vì nỗi uất hận, sự đau đớn và vô cảm. Nhạy cảm, u sầu
là nét tính cách riêng biệt không lẫn với vào đâu được.
2.1.2.5 Bi kịch tình yêu và cái chết của Lâm Đại Ngọc
Giả Bảo Ngọc vì làm mất viên ngọc mà trở nên bệnh khiến cho Giả phu nhân, Giả
Chính và Vương phu nhân hết sức lo lắng. Chính vì điều này nên Giả phu nhân quyết
định cưới vợ cho Bảo Ngọc để “ xung hỷ” giúp Bảo Ngọc khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều
khiến Giả phu nhân lo lắng hơn đó là Bảo Ngọc thương Đại Ngọc nếu cưới Bảo Thoa về
mà bệnh Bảo Ngọc không hết thì càng nguy.Vì vậy, Vương Hy Phượng bày mưu tráo cô
dâu, một mặt nói với Bảo Ngọc là cưới Đại Ngọc nhưng thực chất là cưới Bảo Thoa.
Việc Bảo Ngọc sẽ cưới bảo Thoa thì Đại Ngọc vốn không biết, một hôm Đại Ngọc cùng
Tử Quyên đến nhà Giả mẫu hỏi thăm sức khỏe và đi dạo vừa đi đến cầu Thấm Phương thì
nghe a hoàn tên Ngốc đang khóc, Đại Ngọc đến hỏi chuyện. A hoàn nói: “ chỉ vì câu
chuyện cậu Bảo nhà ta ăn cưới cô Bảo đấy thôi”, Đại Ngọc nghe câu ấy tim đập thình
thịch, như sét đánh bên tai. Tên a hoàn lại nói tiếp “ cụ, bà Hai và mợ Phượng Thư bàn
12


với nhau, nhân lúc ông lớn sắp lên đường, gấp rút bàn với dì tiết để cưới cô Bảo. Thứ
nhất là muốn xung hỷ gì đó cho cậu Bảo, thứ hai là lo xong việc này còn kén chồng cho
cô Lâm nữa”.( Hồi 96)
Lúc bấy giờ trong lòng Đại Ngọc rối như mớ bòng bong, trăm thứ tơ vò, ngọt bùi chua
cay lẫn lộn.Lúc này Đại Ngọc định trở về quán Tiêu Tương nhưng cảm thấy người mình

nặng trĩu, hai chân mềm nhũn như mớ bông. Sau đó Đại Ngọc đi tìm Bảo Ngọc, đi thẳng
vào phòng và hỏi thăm Bảo Ngọc. Bọn a hoàn thấy Bảo Ngọc nhìn Đại Ngọc mà cười hì
hì thì tỏ vẻ bối rối liền sai Tử Quyên và Thu Văn đưa Đại Ngọc về. Đại Ngọc liền quay
gót ra đi không cần bọn a hoàn dìu dắt, tự đi nhanh hơn ngày thường, khi về đến quán
Tiêu Tương, gần đến cửa Đại Ngọc ngã sấp xuống, ọe một cái, miệng nhổ ra một cục
máu tươi. ( Hồi 96)
Sau khi tỉnh lại nhớ lại lời a hoàn Ngốc kể về việc Bảo Ngọc sắp cưới Bảo Thoa bây
giờ cô không khóc nữa mà muốn chết cho mau để hết nợ tình. Lúc này Đại Ngọc sắc mặt
tái xanh không co hột máu, nằm mê man thở thoi thóp, cứ chốc lại ho.
Bi kịch tình yêu dẫn đến cái chết của Đại Ngọc:
Ở hồi 97: “Đại Ngọc mĩm cười, ho vài tiếng, khạc ra một ít máu, thở thoi thóp ngồi dậy
Đại Ngọc đốt khăn lụa và tập thơ. Đến sáng hôm sau thì có vẻ đỡ hơn”. “Can hỏa bốc
lên, hai gò má đỏ ứng”, lúc này Tử Quyên đi gọi già Vương và Lý Hoàn đến.Lúc này Đại
Ngọc không nói được nữa. Lý Hoàn gọi vài tiếng Đại Ngọc hơi hé mắt ra, hình như còn
biết, nhưng chỉ có mí mắt và môi hơn rung động, trong miệng còn thoi thóp thở, chứ
không nói được, cũng không còn một giọt nước mắt nữa. Lý Hoàn ra ngoài sai Tử Quyên
chuẩn bị đồ để khâm liệm cho Đại Ngọc.
Chính đêm Bảo Thoa làm lễ thành hôn, ban ngày Đại Ngọc đã mê sản, chỉ còn thở thoi
thóp. Đến chiều bệnh tình có vẻ dịu đi, Đại Ngọc hơi hé mắt muốn uống nước rồi nhắm
mắt nghĩ một lát trong lòng như mê như tỉnh. Lát sau Đại Ngọc mở mắt ra nhìn chỉ thấy
Tử Quyên liền nắm tay và nói: “ em ơi, ta ở đây không có ai là bà con, thân ta vốn trong
sạch, thế nào em cũng bảo họ phải đưa ta về”. Nói đến đó nhắm mắt lại không nói nữa,
tay dần dần nắm chặt lại, hơi thở hổn hển nhưng thở ra thì mạnh thở vào thì nhẹ, rồi thở
rốc lên rất dữ. ( Hồi 98).
Thám Xuân bước tới sờ tay Đại Ngọc thì đã lạnh rồi, con mắt cũng không có thần nữa.
Thám Xuân, Tử Quyên đang khóc và gọi người múc nước lau rửa cho Đại Ngọc thì Lý
Hoàn vội vàng chạy đến, đang lau rửa chợt thấy Đại Ngọc buộc miệng kêu: “ Bảo Ngọc!
Bảo Ngọc! Anh thật …” nói đến chữ “thật” cả người toát mồ hôi lạnh ra không nói gì
nữa. Bọn Tử Quyên vọi đỡ lấy Đại Ngọc mồ hôi càng toát ra, người lạnh dần. Thám
Xuân, Lý Hoàn gọi người vén tóc, mặc áo, chỉ thấy hai con mắt của Đại Ngọc trợn ngược

một cái. Thương ôi!
“ Hương hồn một mối tan theo gió
Sầu nặng ba canh giấc mộng xa”.( Hồi 98)
13


Bi kịch lớn nhất là lúc Đại Ngọc tắt thở cũng chính là giờ ăn cưới của Bảo Thoa và
càng đau đớn hơn khi biết tin Đại Ngọc mất Giả mẫu không qua mà chỉ có Vương phu
nhân đi và nói: “ Chị sang bên ấy, khấn với linh hồn cháu Lâm, không phải ta nỡ lòng
không đến đưa cháu, chỉ vì thân sơ có khác. Cháu là cháu ngoại ta, cũng là chỗ thân thiết,
nhưng so với Bảo Ngọc thì nó còn thân hơn.Nếu Bảo Ngọc có mệnh hệ nào thì ta mặt
mũi nào mà thấy cha nó”. Sau đó Giả mẫu cũng đến quán Tiêu Tương để gặp Đại Ngọc
lần cuối ( Vì Bảo Ngọc lúc này biết Đại Ngọc chết nên đòi qua quán Tiêu Tương nên Giả
mẫu đi theo vì lo cho sức khỏe của Bảo Ngọc - Hồi 98).
Về phần Bảo Ngọc thì lúc mê lúc tỉnh, không hề biết mình mình sắp cưới Bảo Thoa mà
chỉ mong ngóng cưới Đại Ngọc. Bảo Ngọc bị mất ngọc đâm ra mê mẩn nhưng từ khi
nghe nói cưới Đại Ngọc làm vợ thì có vẻ khỏe lên hẳn.
Lúc cỗ kiệu lớn đưa cô dâu đến Bảo Ngọc thấy Tuyết Nhạn liền vui mừng như thấy Đại
Ngọc. Ở hồi 97 khi Bảo Ngọc thấy Tuyết Nhạn , nghĩ bụng: “Sao Tử Quyên không đi mà
lại là cô này?”. Rồi lại nghĩ: “ Phải rồi, Tuyết Nhạn nguyên là cô ta đưa từ phương nam
đến, Tử Quyên là người nhà mình, dĩ nhiên là không cần Tử Quyên đưa đến”, sau
đóTuyết Nhạn liền dìu cô dâu giả vào làm lễ. Lễ xong đưa vào động phòng.
Trong lúc động phòng Bảo Ngọc giở khăn che mặt thấy Bảo Thoa thì trong lòng rối
loạn, cho là mình ở trong giấc chiêm bao, cứ đứng ngơ ngác, hai mắt trợn ngược, chẳng
nói nữa lời.
Sau khi biết chính xác người vợ là Bảo Thoa thì Bảo Ngọc càng thêm mê mẩn, tâm thần
rối loạn, luôn miệng đòi đi tìm cho được Đại Ngọc.
Sau khi Bảo Ngọc tiễn Giả Chính lên đường đi nhậm chức thì trở về phòng, bệnh cũ
trở lại, càng thêm mê mẩn không ăn uống gì.
 Qua đây cho ta thấy bi kịch tình yêu của Đại Ngọc và Bảo Ngọc xuất phát từ lễ giáo

phong kiến và quan niệm dân gian về tâm linh bói toán cưới vợ để “xung hỷ” mong
hết bệnh. Vì nữ sinh ngoại tộc nên Đại Ngọc đến lúc chết cũng không được lo lắng
quan tâm.
2.2 Tiết Bảo Thoa – Bức tường thành bảo vệ xã hội phong kiến.
Tiết Bảo Thoa là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách. Tiết Bảo Thoa thể thái
phong mãn, phẩm cách đoan trang, tài đức kiêm bị, tính cách đại độ, được xem là viên
ngọc minh châu của nhà họ Tiết-một trong tứ đại gia tộc ở đất Kim Lăng. Tuy bề ngoài
tính cách lạnh lùng, băng giá, nhưng có lúc nhiệt tâm cao hứng.
2.2.1 Xuất thân
Tiết Bảo Thoa được xem là viên ngọc minh châu của nhà họ Tiết-một trong tứ đại gia
tộc ở đất Kim Lăng.
• Gia đình
(bố - không rõ tên) (đã chết)
14


• Tiết phu nhân (mẹ)
• Tiết Bàn (anh ruột)
• Họ hàng Giả Bảo Ngọc (anh em họ)
• Lâm Đại Ngọc (em họ)
• Sử Tương Vân (em họ)
• Nơi ở: Hành vu uyển, Đại Quan viên, Vinh Quốc phủ.
2.2.2 Ngoại hình
Tiết Bảo Thoa là một tiểu thư vô cùng xinh đẹp, hoa nhường nguyệt thẹn:"Bảo Thoa
đương ngồi trên giường thêu kim tuyến, đầu vén, tóc đen nhánh, mặc áo bông màu gụ,
cái khoác vai màu tím nhạt viền kim ngân tuyến, quần lụa bông lót màu vàng. Tất cả đồ
mặc đều đã rung rúc, giở cũ giở mới, nhìn không có vẻ xa hoa mà lại thêm nhũn nhặn,
môi không tô mà đỏ, mày không kẻ vẫn xanh, mặt như mâm bạc, mắt sáng long lanh”.Có
thể thấy nàng là người có nhan sắc tuyệt trần.
Trên người nàng có đeo một chiếc khoá vàng có khắc tám chữ “Bất ly bất khí, phương

linh vĩnh kế” (không xa lìa, không rời bỏ, tuổi thơm được lâu bền mãi), hợp với tám chữ
khắc trên viên ngọc của Giả Bảo Ngọc ”Mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng
xương” (đừng đánh mất, đừng bỏ quên, tuổi tiên được khoẻ mạnh mãi). Hai câu này ghép
lại thành một câu đối, vì vậy mà có thuyết kim ngọc lương duyên.
2.2.3 Tính cách
Tiết Bảo Thoa là một tính cách gần như đối nghịch với Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc,
nàng là một nhân vật phụ nữ lí tính.Tuy còn ít tuổi mà đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều
đúng mực, hợp lí, logic, nàng là hiện thân của nguyên lí đạo đức phong kiến. Bao giờ
nàng cũng là một người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định người khác-và ý định
đó luôn được nàng chấp nhận vì đó cũng chính là của nàng. Sự hòa hợp giữa nàng và gia
pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguyện.
Tiết Bảo Thoa vừa am tường về thơ vừa giỏi làm thơ Bảo Thoa sắc sảo đã làm bài ”Vịnh
cua” để mỉa mai bọn tham quan ô lại.(Bài này của Tiết Bảo Thoa, trong hồi 30). Vậy nên
nàng cũng là người thông minh sắc sảo, giỏi làm thơ.
So sánh với Lâm Đại Ngọc, hầu như Đại Ngọc không nghiên cứu sâu về hội họa như
Bảo Thoa. Khi nghe Bảo Thoa nói “Gừng sống hai lạng, tương nửa cân.” Đại Ngọc cười
nói: “Chảo một cái, bàn sản một cái.” Bảo Thoa không hiểu ý thế nào. Đại Ngọc
15


nói :“Chị bảo cần có gừng sống và tương thì tôi bảo lấy chảo hộ chị để nấu những thứ
màu ấy mà ăn.” Mọi người đều cười ầm lên. Bảo Thoa cười nói: “Cô thì biết cái gì?
Những cái đĩa sành ấy không chịu được lửa, nếu không lấy nước gừng và tương xát dưới
đáy trước mà đem đốt, gặp lửa một cái là nó nổ ngay.” Mọi người đều nói: “Phải
đấy”.Nàng rất am hiểu về hội họa và có những kiến giải đặc sắc thể hiện rõ qua hồi 42.
Về nguyên liệu và dụng cụ dùng trong hội họa Tiết Bảo Thoa rất sành sỏi. Đối với giấy vẽ
nàng rất thạo, khi bàn về giấy vẽ bức họa cảnh vui chơi trong Đại Quan Viên nên dùng
giấy gì Bảo Ngọc nói: “Ở nhà ... Là được”. Bảo Thoa còn kê ra những nguyên liệu và
dụng cụ vẽ tranh cho Tích Xuân thì đủ thấy Bảo Thoa hiểu biết rất tinh tường về hội họa
như thế nào: “Bút quét loại nhất bốn chiếc, ... tương nửa cân”

Cuộc đối thoại mang màu sắc khôi hài đùa cợt ấy, thông qua thủ pháp tô điểm so sánh,
càng làm nổi bật sự hiểu biết rành rẽ của Bảo Thoa về nguyên liệu và công việc chuẩn bị
để vẽ một bức tranh, trong đó đặc điểm biết rộng hiểu nhiều được thể hiện một cách rất
hình tượng. Đồng thời qua một bản kê dài và qua lời đối thoại của Bảo Thoa, chúng ta có
thể thấy nàng suy nghĩ rất tỉ mỉ, liệu việc chu đáo tường tận, thông hiểu đặc điểm tính
chất một cách toàn diện, chính vì thế mà sau này nàng giúp một tay đắc lực cho Thám
Xuân, Lý Hoàn điều hành việc nhà, đồng thời lo liệu việc đâu ra đấy, được mọi người
trong phủ ca ngợi.
Điều làm chúng ta càng bội phục hơn nữa là những kiến giải của bản thân về hội họa
của Tiết Bảo Thoa. Chúng ta hãy nghe nàng trình bày: “Bây giờ vẽ cái vườn, ... chỉ là
việc nhỏ”. Cùng với nội dung của hội họa, Tiết Bảo Thoa còn có cách phối màu riêng của
mình khá đặc sắc, phản ánh quan điểm về thẫm mỹ của mình. Ở hồi thứ 35 có một đoạn
nói về cách phối màu để tết sợi dây đeo ngọc của Bảo Ngọc đã để lại ấn tượng sâu sắc.
Oanh Nhi đang tết dây đeo ngọc cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc hỏi Bảo Thoa tết màu gì cho
đẹp được? Bảo Thoa nói: “Các màu thường nhất định không thể dùng được. Màu đỏ lại
lẫn màu.Màu vàng thì không nổi, màu đen thì tối quá. Cứ ý tôi, nên lấy chỉ kim tuyến xe
lẫn với chỉ đen bóng, sợi nọ xen lẫn sợi kia, tết như thế mớiđẹp.”
Đoạn thoại trên nói lên quan điểm thẫm mỹ của Bảo Thoa về cách phối màu. Nàng cho
rằng nếu dây ấy chỉ dùng một màu, như màu đỏ chẳng hạn thì quá nổi, màu vàng thì
không bắt mắt mà màu đen thì quá tối, cuối cùng chỉ có cách dùng thứ chỉ kim tuyến xe
với chỉ đen bóng để tết dây là tốt nhất, vì chỉ có thể đậm nhạt mới phù hợp, sáng tối mới
hài hòa, vừa giản dị vừa tự nhiên, vừa có hiệu quả toàn bích về màu sắc. Nếu Bảo Ngọc
dùng sợi dây trang sức có màu sắc xinh đẹp như thế này đeo viên ngọc thông linh thì thần
thái phiêu dật, đặc sắc vô ngần, càng khiến người ta chú ý, làm người ta điên đảo si tình.
16


Sau khi đặt chân lên đất Kim Lăng không bao lâu, nàng đã nắm hết tình hình của gia đình
họ Giả.Nàng đánh giá được vị trí của chàng công tử Giả Bảo Ngọc trong gia đình và
ngoài xã hội, trong hiện tại và tương lai. Thế là nàng quyết tâm dù không được tuyển vào

cung làm phi tần để có được địa vị giống Nguyên Xuân, thì cũng sẽ cố gắng làm “mợ
hai” của phủ Vinh.
Trong quá trình thực hiện âm mưu đó, nàng đã tốn nhiều công phu để nghiên cứu tâm lí
của mọi người trong phủ Vinh.Lối xử sự tùy phận của nàng làm vừa lòng gia đình họ
Giả.Nàng hiểu rằng đối với ai thì có thể nói đùa, đối với ai thì có thể nói thật, lúc nào mặc
áo gấm quần thêu, lúc nào thì quần thường áo lụa.Nàng thận trọng với Giả mẫu, dè dặt
với Vương phu nhân. Đối với mọi người nàng luôn luôn tỉnh táo: “Điềm đạm, ít lời, tùy
thời đối xự, tự biết mình biết phận”.Với cặp mắt sắc sảo, tinh đời Vương Hi Phượng đã
đánh giá Tiết Bảo Thoa như sau:“Không phải chuyện của mình thì không mở miệng, hỏi
một câu lắc đầu ba cái, trả lời không biết. Nàng quả đúng là thông minh, sắc sảo.
Trên là những chi tiết nói lên tài năng của Tiết Bảo Thoa, thế còn cách ứng xử của nàng
như thế nào. Trước hết hãy xem cách nàng đối xử với Giả Bảo Ngọc. Tuy biết Bảo Ngọc
không yêu mình chỉ thương nhớĐại Ngọc nhưng nàng theo sự sắp đặt của bề trên, lấy
Bảo Ngọc không một chút tự ái; nàng làm bổn phận của người vợ, khuyên giải với chồng:
“Chứ bây giờ gặp đến vua thánh, nhà ta mấy đời đội ơn triều đình, cha ông được hưởng
biết bao sung sướng...". Khi Lâm Đại Ngọc chết, vì muốn cho Bảo Ngọc quên Đại
Ngọc , Bảo Thoa nói với chàng: “Đời người ai cũng có tình ý nhưng chết rồi là hết. Khi
sống thì si mê, chết đi thì không biết gì nữa.Lâm cô nương đã lên cõi tiên đâu còn vãng
lai trần gian làm gì?”
Suốt đêm đó Bảo Thoa không ngủ được nằm nghe Bảo Ngọc ngâm bài “Trường hận
ca” nàng cười bảo: “Nếu như Lâm muội muội còn sống chắc cũng phải giận đó”.Bảo
Thoa cũng rất yêu thương Bảo Ngọc và mong chàng quên đi Đại Ngọc.
Giả Chính viết thư về dặn Vương phu nhân thúc dục Bảo Ngọc và Giả Lan chuẩn bị ứng
thí, lúc ấy Bảo Ngọc đang đọc sách “Trang tử”, Bảo Thoa thấy chàng coi loại sách đó
bèn đem sách thánh hiền ra khuyên chàng hãy đọc để thi cho đậu. Nàng muốn Bảo Ngọc
phải tạo lập công danh, sự nghiệp để cai quản nhà họ Giả.
Nàng đối với Đại Ngọc cũng tất tốt: Vào giữa giao xuân, bệnh ho của Đại Ngọc lại phát,
Bảo Thoa đến thăm và mời thầy thuốc giỏi đến chữa trị. Đại Ngọc than: “Sống chết có
số, phú quí tại trời, đâu thể cưỡng cầu được”. Vừa nói vừa ho khan 2, 3 lần.Bảo Thoa
vẫn cố khuyên: “Mỗi sáng sớm em nên ăn tổ yến hoặc cháo băng đường để nhuận âm

bổ khí tốt hơn là uống thuốc nhiều” Bảo Thoa còn đồng cảm với hoàn cảnh tứ cố vô
thân của Đại Ngọc khiến nàng vô cùng cảm động. Có lần Tiết Bảo Thoa tâm sự cùng Đại
17


Ngọc mà cũng như là một lời răn đe Đại Ngọc: “Bọn con gái chúng ta không biết chữ
càng tốt... Ngay cả việc làm thơ, viết chữ đã không phải là phận sự chị em mình, mà
không phải phận sự bọn con trai nữa. Người con trai đọc sách nhiều phải hiểu nghĩa lý
để ra giúp dân trị nước mới được.”
Nàng cũng rất biết cách lấy lòng Giả Mẫu và Vương phu nhân:Bảo Thoa biết cách ăn ở
được lòng Giả mẫu và Vương phu nhân vì nàng biết rằng điều mấu chốt để giành thắng
lợi trong gia đình đại địa chủ, quan liêu quý tộc phong kiến không phải nằm ở bản thân
người mình yêu mà do hai bên họ hàng quyết định. Mặc dù người chọn đào lựa liễu là
Bảo Ngọc nhưng kẻ quyết định thành bại của cuộc hôn nhân lại là những người trong gia
đình gọ Gỉa.Chính vì thế Bảo Thoa tích cực tranh thủ sự ủng hộ của mọi người.
Khi Kim Xuyến oan uổng nhảy xuống giếng tự tử, Vương phu nhân buồn rầu thì Bảo
Thoa tìm đến an ủi:“Dì là người nhân từ ... không đáng tiếc làm gì!”. Theo nàng thì tính
mạng của Kim Xuyến chỉ đáng giá mấy lạng bạc. Nàng làm sao hiểu được cái tát của
Vương phu nhân trên mặt Kim Xuyến như giọt nước làm tràn ly, buộc cô phải tìm đến
cái chết.
Đối với Gỉa mẫu, Bảo Thoa luôn tỏ ra mình là một cô gái nhu mì thuần hậu “trang
trọng thanh nhã” có khả năng làm người vợ hiền, người mẹ tốt, người dâu đảm đang đủ
sức gánh vác công việc gia đình họ Gỉa. Khi Giả mẫu hỏi nàng thích nghe những vở hát
gì, thích ăn những thức ăn gì thì “Bảo Thoa vẫn biết Giả mẫu già , thích nghe những vở
hát vui nhộn, thích ăn những đồ ngọt liền chọn những cái gì mà Gỉa mẫu thích kể ra một
lượt. Giả mẫu lai càng vui. Hôm sau Gỉa mẫu cho mang quần áo đồ chơi đến mừng” (hồi
22)
Giả mẫu đã từng bỏ ra hai mươi lạng bạc làm lễ sinh nhật cho Bảo Thoa. Gỉa mẫu đưa
cho Phụng Thư 20 lạng bạc bày cuộc vui, Phụng Thư nói: "Lão tổ tông bày sinh nhật cho
con cháu lại còn tốn 20 lạng bạc mua vui , tiền bạc lão tổ tông cất tận đáy tủ chỉ con

cháu mới moi được" giả mẫu cười mắng Phụng Thư lanh miệng.Đêm ấy mọi người nô
đùa trong phòng Giả mẫu, Giả mẫu sai Bảo Thoa rót trà bày cuộc vui, Bảo Thoa biết Giả
mẫu thích sân khấu náo nhiệt, lại mê ăn ngon nàng chiều theo mọi ý thích của bà khiến
Giả mẫu rất cao hứng.
Giả mẫu thường đề cao Bảo Thoa trước mặt Tiết phu nhân: “Nói đến đám chị em, thì
không phải trước mặt dì đây, ta nói lấy lòng đâu, cứ thực mà nói, trong bốn đứa cháu gái
nhà này, không ai bằng chau Bảo Thoa cả”. Vương phu nhân ta nói tiếp: “Không phải
cụ nói dối đâu, người thường nói riêng với tôi là cháu Bảo Thoa kháu lắm.”(Hồi 65)
Vậy còn đối với những người khác thì Bảo Thoa xử xự ra sao?Khi Tiết Bàn mang thổ sản
từ Giang Nam về, Bảo Thoa phân phát cho mọi người, không thiếu một ai.Thậm chí dì
18


Triệu, Giả Hoàn là những người mà phủ Vinh không thích cũng nhận được quà từ Bảo
Thoa. Dì Triệu nghĩ: "Không trách người ta đều nói cô ta tốt, biết ăn ở cư xử rộng rãi.
giờ xem ra thì quả là đúng! Anh cô ta mang về có được bao nhiêu đồ đạc, thế mà cô ta
đem cho từng nhà, không sót nơi nào.cô ta cũng không tỏ ra khinh ai trọng ai.ngay đến
mình, thời vận hẩm hiu, cô ta cũng nghĩ đến. nếu là cô Lâm thì bao giờ thèm nhìn đến và
cho gì mẹ con mình nữa" (Hồi 67)
Ta thấy Tiết Bảo Thoa có ác không? Khi Kim Xuyến nhảy xuống giếng tự tử, Vương
phu nhân cảm thấy lương tâm cắn rứt, nhưng nàng thì không, nàng tươi cười an ủi đổ lỗi
cho Kim Xuyến và nói: “Dì cũng chẳng nên lo lắng buồn bã là gì, chỉ cần cho vài lạng
bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ rồi.”
Nàng có giả dối không?Nàng đã bày kế “ve sầu lột xác” để đánh lừa bọn hầu, tránh
điều bất lợi cho mình.Bảo Thoa lúc nào cũng tính táo, lắm mẹo.
Bảo Thoa có đáng thương không?Nàng cũng là một nhân vật đáng thương.Nàng cũng
yêu Giả Bảo Ngọc mà phải tự kiềm chế, che giấu trong lòng. Điều quan trọng là thái độ
căm ghét của Giả Bảo Ngọc đối với lối sống phong kiến “làm quan trị nước” không thể
không xung đột với nàng về mặt tư tưởng. Điều đó đưa đến mâu thuẫn trong tình yêu của
nàng đối với Giả Bảo Ngọc: quan hệ giữa nàng và Bảo Ngọc “như gần như xa”!

Mâu thuẫn này đến tận cuối cũng không thể được giải quyết: Rốt cuộc, tuy nàng và Bảo
Ngọc thành vợ chồng nhưng không được hưởng hạnh phúc của tình yêu, rốt cuộc nàng
cũng trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của nàng là bi kịch của một người trung
thành với đạo đức phong kiến.
 Một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thông minh sắc sảo mà rốt cuộc lại phải chịu một
kết cuộc đau khổ. Sau khi Bảo Ngọc thi đậu cử nhân thứ bảy đã lên chùa đi tu. Để lại
cho Bảo Thoa một giọt máu của nhà học Giả.Bảo Thoa đau khổ khóc đến độc hôn mê.
2.3 Vương Hy Phượng
2.3.1 Xuất thân
Nói đến hình ảnh người phụ nữ sắc sảo thì khó có ai sánh được với Vương Hy Phượng.
Vương Hy Phượng vốn là tiểu thư Vương phủ, một trong những đại gia bậc nhất đất Kim
lăng, là cháu ruột của Vương phu nhân, vợ Giả Chính và là mẹ của Giả Bảo Ngọc, gả làm
vợ chính thất của Giả Liễn, con trai cả của Giả Xá và Hình phu nhân, nên được gọi là mợ
hai của Vinh quốc phủ. Phượng thư là một cô gái có dung nhan vô cùng lộng lẫy, quý
phái.
2.3.2 Tính cách
Tuy xinh đẹp nhưng Hy Phượng lại là người phụ nữ đanh đá,chanh chua, nên có biệt
danh là Phượng ớt. Và những hành động sau này của nàng càng làm rõ sự cay độc, tàn
19


ác.Là người nắm quyền hành thực tế trong phủ Vinh, Phượng Thư ngày ngày cai quản
mọi việc vô cùng khéo léo, thông thạo, có thể quán xuyến công việc nhà cửa nên được
người trên như Giả mẫu hay Vương phu nhân rất quý mến, nhưng bị người dưới e ngại,
có khi thù ghét.
Phượng Thư không phải người văn hay chữ tốt nhưng lại rất khôn ngoan, bản thân nàng
luôn bô bô tự nhận mình là người tục, nhưng tinh ranh lại chẳng ai bằng. Cái khéo của
Phượng Thư thể hiện ngay khi nàng ta xuất hiện những trang đầu tiên. Phượng Thư nắm
tay Đại Ngọc đi gặp Giả Mẫu, nàng ta vừa đi vừa khen Lâm Đại Ngọc đẹp dịu dàng, nàng
ta dùng hết lời để khen Đại Ngọc.Nếu chỉ mới đọc tới đây, người đọc cũng như Lâm Đại

Ngọc ắt nghĩ rằng Phượng Thư hiền dịu như cô Tấm vậy. Ai có thể ngờ được đây cũng là
con người chua ngoa cay nghiệt đến mức Bình Nhi là người thân tín nhất, trung thành
nhất với cô ta cũng từng bị đánh đập không thương tiếc.
Bởi vì sao mà Phượng Thư lại thân thiết, chiều chuộng Đại Ngọc, một đứa trẻ mồ côi,
không tiền bạc, không quan hệ máu mủ với cô ta? Đơn giản vì Phượng Thư thấy rõ tình
thương của Giả Mẫu, với đứa cháu ngoại côi cút, mà trong Giả phủ, ý muốn của Giả Mẫu
chính là thánh chỉ. Vị trí quản gia của Phượng Thư trong nhà không chỉ dựa vào tài năng
mà có, mà chủ yếu là nhờ vào sự tin tưởng của Giả mẫu và Vương phu nhân.Bảo Ngọc
vốn là hòn ngọc trong mắt Giả mẫu, Phượng Thư thì hết lòng chiều chuộng Bảo Ngọc.
Với nhân vật Phượng Thư, thực sự hoàn cảnh cũng góp phần tạo nên cô ấy rất nhiều.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh gia vọng tộc, luôn được các bậc tiền bối khen
ngợi trí thông minh và tài tháo vát, lại được thả sức sử dụng tài năng quản lý, tổ chức gia
tộc do Giả Mẫu và Vương Phu Nhân giao cho nên Phượng càng ra sức thể hiện. Nàng
làm việc miệt mài, cay nghiệt và khiêm khắc.
Mọi việc khi đến tay nàng ta được giải quyết gọn nhẹ bằng cái đầu thông minh, một trái
tim lạnh và một bàn tay sắt.Và có lẽ chưa một ai ghen tuông mà lại mất công “bày binh
bố trận” như Phượng Thư. Đầu tiên là hai tên người hầu Lai Vượng và thằng Hưng vào
tra hỏi. Sau khi vừa doạ nạt, vừa dỗ dành để biết được tin tức, tranh thủ lúc Giả Liễn đi
vắng. Phượng Thư đã chủ động sang đón dì Hai về làm cô này lung túng bị động, lại
nghe Phượng Thư ngon ngọt dỗ dành “Chị vẫn thường khuyên cậu ấy nên lấy thêm người
nữa, may ra sớm sinh được chút con trai hay con gái, chị cũng có phận nhờ. Không ngờ
cậu Hai lại cứ cho chị là người ghen tuông quá mức, lén lút lo liệu một mình, thật làm chị
bị oan không có chỗ kêu.” nên cúi đầu theo sự xếp đặt của Phượng Thư mà vào vườn ở.
Tuy ngoài miệng ngọt nhạt “chị chị em em” nhưng lại ngấm ngầm sai a hoàn không phục
vụ gì cả, lại còn nói hỗn với dì Hai nữa. Đến cả cơm cũng không buồn dọn chỉ ăn đồ
thừa. (trích hồi 67).
20


Sau khi thăm hỏi được người hầu về việc dì Hai đã có hôn ước trước với nhà họ

Trương, Phượng Thư bày kế đưa tiền cho họ Trương đi kiện Giả Liễn “cướp vợ”, mặt
khác lại đưa tiền cho quan để xử êm. Họ Trương còn khai cả tên Giả Dung Giả Ninh
trong vụ này, Phượng Thư đã đến bên nhà Giả Dung mắng chửi như tát nước vào mặt
Vưu Thị và Giả Dung về cái tội xui bẩy chồng mình “cưới vợ trong lúc có tang” rồi “mai
mối gái đã có chống” để bây giờ “quan đang gọi tôi lên công đường” làm mẹ con Giả
Dung được một bữa sợ mất mặt, van lay đủ kiểu. Sau khi đã mắng cho bỏ tức, Phượng
Thư lên kế hoạch “trả thù dì Hai”. Phượng Thư bắt đầu giở bài “khủng bố tinh thần” dì
Hai: “Khi vắng người, Phượng Thư thường nói với chị Hai:Tiếng tăm em không lấy gì
làm tốt, chính cụ và các bà cũng đều biết cả.Người ta bảo, khi em còn là con gái ở nhà
cũng không được đứng đắn, thường đi lại thậm thụt với anh rể.Chẳng ai màng đến, mà
cũng rước về.Sao không bỏ nó đi, tìm người khác có hơn không?Chị nghe thấy những
câu ấy, không biết bực đến đâu. Muốn xem ai nói, nhưng không dò ra được. Cứ mãi thế
này thì trước mặt bọn hầu hạ, mình biết ăn nói ra làm sao? Chị đây thực là chỉ mang lấy
việc rắc rối vào mình…..”
Rồi tức giận đâm ốm, khiến cho bọn a hoàn, bà già “tiếng ra tiếng vào, nói bóng nói
gió, chê bai”.Rồi nhân cớ đấy Phượng Thư ăn riêng, sai dọn cho dì Hai những đồ không
nuốt được.( trích hồi 68).
Phải cho rằng sự trả thù của Phượng Thư cũng là vì ghen tuông nhưng đến khi dì Hai
chết mà Phượng Thư không chút mảy may thương xót, chỉ giả vờ khóc lóc cho xong. Khi
Giả Liễn hỏi tiền thì chỉ đưa ra ít bạc vụn làm Bình Nhi không cầm lòng được phải lấy
trộm mấy trăm lạng bạc vụn mà lo tang lễ. Cáo ốm không đến chịu tang, thậm chí còn vu
cho là dì Hai chết vì bệnh ho lao.
 Phượng Thư đúng là một con người vô tâm và tàn độc.
Ở nàng, sự khát khao thể hiện tài năng, sự tự tin về năng lực và một phần của phẩm
chất "vương giả" trong cái gọi là "bệnh hình thức". Vì gia đình dòng tộc,, nàng ta lập
mưu tính kế phá đám cưới của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, Phượng Thư bày mưu
cho Vương phu nhân nghe: “ Theo ý cháu thì việc này chỉ có cách đánh tráo mà thôi.
Bây giờ không kể là chú Bảo có hiểu hay không hiểu, mọi người chúng ta cứ rêu rao lên
là ông lớn làm chủ, cưới cô Lâm cho chú ấy, xem thần sắc chú ấy như thế nào. Nếu chú
ấy không hề để ý gì cả thì bất tất phải dùng cách này, nếu chú ý có ý vui mừng thì việc

này phải mất công sắp đặt mới được”( trích hồi 96 trang 460). Chính vì mưu kê thâm độc
này mà Lâm Đại Ngọc nghe được nàng uất ức “ xúc động trong lòng, miệng hộc máu ra,
choáng váng muốn ngã ngay”, cuối cùng nàng ôm hận mà chết. Bảo Ngọc buồn chán bỏ
đi. Xuyên suốt câu chuyện Hồng Lâu Mộng là hình ảnh của Mợ Hai sắc sảo, nhiều gian
21


kế. Cái đầu của nàng dường như sinh ra là để bày mưu tính kế, toàn là những kế mưu hại
người để lợi mình hoặc sắp xếp theo ý mình để thể hiện uy quyền và tài năng. Dường như
nàng ấy sống cho những cái danh hão mà thực sự không để tâm đến sức lực và phúc phận
của mình.
 Lá số của Phượng Thư lại có hình một con chim phượng trên ngọn núi băng – đã là
băng thì có cao mấy cũng phải tan chảy. Phượng Thư đứng trên cao uy nghi lộng lẫy
nhưng khi ngọn núi băng – Giả phủ tan rã thì nàng cũng bị ruồng bỏ. Có thể coi
Phượng Thư là người đầy tớ trung thành của giai cấp phong kiến. Phượng Thư trên
đội dưới đạp, hết lòng phục vụ kẻ trên, bắt nạt người dưới, ung dung ở giữa thu lợi,
nhưng kết cục của nàng cũng không ra gì. Ở đầu truyện Phượng thư là con chim
phượng rực lửa, đến cuối truyện nàng chỉ còn là cái bóng nhợt nhạt của chính mình.
Phượng Thư đã chịu cảnh chết vì bệnh tật, thân xác bị kéo lê trong tuyết trắng rất đáng
thương. Người ta nói, nhân quả là thứ không thể bỏ qua, trong truyên này, gần như
Phượng Thư đã lĩnh trọn những nghiệp quả mình gây ra trong kiếp này, thật bi thương.

C. Nghệ Thuật
Hồng lâu mộng được xem là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Bằng sự kế thừa kinh
nghiệm sáng tác của các tác gia thời đại trước, bằng tư duy nghệ thuật mới mẻ và tài năng
sáng tạo, Tào Tuyết Cần đã tạo ra đứa con tinh thần của mình - Hồng lâu mộng. Tác
phẩm này trở thành tập đại thành cho những tiến bộ nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực
Trung Quốc thế kỉ XIV – XVIII. Những thành tựu về mặt nghệ thuật của Hồng lâu mộng
được thể hiện qua các mặt sau:
1. Thi pháp xây dựng nhân vật

Hồng Lâu Mộng không những đã đưa lại một nội dung mới mang ý nghĩa thời đại , nó
còn làm được một việc vĩ đại nữa là đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Hồng Lâu
Mộng ra đời, tư tưởng và cách viết truyền thống đã bị phá vỡ ( về cách sáng tạo câu
chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ).Nó khác với các tiểu thuyết chương hồi
của Trung Quốc trước đây ( thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời
nói của nhân vật). Thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu Mộng đã mang một số nhân tố
mới của tiểu thuyết cận đại phương Tây.
Mặc dù còn bị giam trong cái khung tiểu thuyết chương hồi truyền thống, nhưng Hồng
Lâu Mộng vẫn lấy “ kể việc” làm phương tiện chủ yếu để khám phá con người. Trước
tiên Con người được nhìn trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có
chiều sâu đầy kịch tính, được chiếu rọi từ nhiều phía và được đặt trong những mối quan
hệ phức tạp. Ví dụ như ở nhân vật Bảo Ngọc: Số phận và tính cách của Bảo Ngọc được
22


tác giả miêu tả không hề đơn giản. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng tự do ( tự do yêu
đương, lựa chọn hạnh phúc của riêng mình) và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã
hội phong kiến ( sự sắp đặt về hôn nhân với Tiết Bảo Thoa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”
). Giả Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách hợp lý và qua số phận của chàng ta thấy
có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả. Còn nhân vật Đại Ngọc: là
một người có tính cách khá đặc sắc. Nàng là một nhân vật hiện ra với chiều sâu tâm lí đa
dạng, được bộc lộ qua tình yêu giữa nàng với Giả Bảo Ngọc và những mối quan hệ
khác.Hay Tiết Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ lí tính, nàng là hiện thân của nguyên lí
đạo đức phong kiến.Tính cách nàng hoàn toàn hòa với gia giáo của chế độ phong kiến lúc
bấy giờ, nhưng chính vì sự trung thành với chế độ phong kiến ấy nên nó đã tạo nên bi
kịch trong tình yêu của nàng. Tính cách của nàng được xây dựng hoàn toàn trái ngược
với Lâm Đại Ngọc. Chính sự trái ngược về tính cách của các nhân vật nên nó đã làm cho
cuốn tiểu thuyết trở nên đa diện, nhiều mặt hơn.
Tào Tuyết Cần xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc, nhiều nhất là phụ nữ. Miêu tả
rõ ràng tính cách của từng người. Có thể kể đến tính ôn hòa, nhân hậu, dịu dàng của Bình

Nhi khác với tính ôn hòa, nhân hậu, dịu dàng của Tập Nhân. Hay tính phóng khoáng bộc
trực của Sử Tương Vân khác với tính phóng khoáng bộc trực của chị Ba Vưu. Lâm Đại
Ngọc và Diệu Ngọc đều có tính kiêu kì, cô độc, nhưng họ lại có điểm khác nhau, một
người nhập thế, còn người kia thì xuất thế. Tính kiêu kì cô độc ở Lâm Đại Ngọc khiến
người ta cảm thấy nóng, nhưng cũng tính này ở Diệu Ngọc làm cho người ta thấy lạnh.
2. Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm (Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt)
Trong khi miêu tả, tác giả đã bám sát đời sống hằng ngày, miêu tả chi tiết – cụ thể, không
cường điệu, tô vẽ. Nếu như trong các tác phẩm tiểu thuyết đời Minh nhân vật và sự kiện
đều ít nhiểu kỳ lạ thì trong Hồng lâu mộng cuộc sống diễn ra bình thường như nó vốn có.
Sức hấp dẫn của Hồng lâu mộng từ những cái bình dị, thường nhật chứ không phải bằng
những chuyện ly kỳ, biến cố rùng rợn, những con người phi thường như những tiểu
thuyết trước kia. Tác giả phản ánh hiện thực đời sống mà không để lại dấu vết nhân tạo
nào trên tác phẩm.Mọi thứ dường như trào tuôn một cách tự nhiên trên mặt giấy, ấy vậy
mà sinh động, có sức sống dồi dào. Mọi thứ đều phức tạp rối rắm, muôn màu muôn vẻ
nhưng lại trong sáng rõ ràng. Đó cũng chính là tài năng bậc thầy của ngòi bút tả thực
nghiêm ngặt: “Đều là theo dấu tìm vết, không dám thêm bớt xuyên tạc” (Hồi 1).
Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc,
nó trở thành bản cáo trạng phản đối xã hội ấy một cách sâu sắc.

23


Trong Hồng Lâu Mộng nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản
truyền thống.Ví dụ: Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con bất hiếu của
gia đình. Họ chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ của truyền thống, chán ghét khoa
cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu
nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau.Đó là hồi âm của cuộc đấu
tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.
3. Kết cấu nghệ thuật: Ngôn ngữ
Kế thừa xuất sắc truyền thống tốt đẹp của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, lại vượt lên bất

cứ tác phẩm nào trước đó, ngôn ngữ Hồng lâu mộng hết sức diêu luyện, tự nhiên và giàu
sức thể hiện. Ngôn ngữ tác phẩm là ngôn ngữ Bắc Kinh điêu luyện, trau chuốt, nó là thứ
ngôn ngữ phổ thông lưu loát, uyển chuyển.Điểm nổi bật ở Hồng Lâu Mộng là Tào Tuyết
Cần đã phá vỡ cách viết truyền thống của tiểu thuyết, mở ra một thi pháp mới của tiểu
thuyết.Ngôn ngữ nhân vật chiếm phần lớn, nhiều đoạn hầu hết là đối thoại của nhân vật.
Đoạn Phượng Thư xuất hiện lần đầu tiên ở Hồi 3 là một ví dụ, chỉ mấy nét mà tác giả đã
khắc họa được cái thần thái sừng sỏ, đanh đá của một Phượng Thư sẽ trở thành một “Tào
Tháo” của Hồng lâu mộng sau này.Tào Tuyết Cần còn đặc biệt dùng những lời đối thoại
sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, không cần tô vẽ, để cho nhân vật dẫn dắt chúng ta
đi vào thế giới nội tâm và những chỗ sâu kín của cuộc đời.
 Vì vậy, có thể nói, về mặt thể hiện ngôn ngữ nhân vật, cùng với Thủy Hử, Hồng Lâu
Mộng đã trở thành những tác phẩm mẫu mực trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

D. Ảnh hưởng to lớn của “ Hồng Lâu Mộng”
Sau khi Hồng Lâu Mộng ra đời, sức mạnh tư tưởng nghệ thuật của nó lập tức làm chấn
động xã hội đương thời. Người ta đọc nó, đàm luận về nó, rồi “thích quá vỗ tay”, “càng
đọc càng hâm mộ”, và do bình phẩm các nhân vật trong truyện mà “cãi vả nhau, định giơ
tay đấm đá”. Còn những bạn đọc trẻ thì cảm động vì câu chuyện tình duyên trong sách
đến nỗi: “nghẹn ngào nức nở, nửa đêm khóc thầm”. Người Trung Hoa say mê đọc nó,
bình luận về nó, đến nỗi nói: “Khai hàm bất thuyết Hồng lâu mộng, Độc tận thi thư diệc
uổng nhiên!” ( Mở miệng mà không nói Hồng lâu mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô
ích!). Hồng Lâu Mộng không những được truyền bá rộng rãi, mà còn được đánh giá rất
cao.Về sau, rất nhiều người viết tiếp Hồng Lâu Mộng. Sách viết tiếp nhiều, phá kỉ lục
trong thể loại tiểu thuyết trường thiên.Dù những cách viết tiếp đó thường là tư tưởng củ

24


×