Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Ôn thi môn Công pháp quốc tế trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.47 KB, 42 trang )

A. CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành QUỐC GIA?
Quốc gia là một phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoa
học pháp lý quốc tế chưa có một định nghĩa thống nhất được chấp nhận
chung về thuật ngữ “quốc gia”. Tuy nhiên, tại điều 1 Tuyên bố Montevideo
về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế
các nước châu Mỹ ngày 27/12/1933 thì một thực thể được coi là quốc gia
theo pháp luật quóc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất, có lãnh thổ xác định
Đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh
thổ thì không thể có quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của Trái đất và được coi
là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia
là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Vấn đề
kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia.
- Thứ hai, có cộng đồng dân cư thường xuyên
Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh
sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà
nước đó. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc
tịch của quốc gia đó.
Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư
của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch.
- Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia
trong quan hệ quốc tế
Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền
lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập,
không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.
- Thứ tư, có năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể
quốc tế khác



Năng lực tham gia vào quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nghĩa là
có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. “Khả năng”
này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối
ngoại của mình.
Chủ thể của Luật Quốc tế có những đặc điểm: năng lực pháp luật,
năng lực hành vi pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực pháp
luật là khả năng của chủ thể luật quốc tế có những quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định. Năng lực hành vi pháp luật thể hiện qua sự thực hiện có ý thức
các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế có
năng lực trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm pháp luật quốc tế của
mình.
Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế
thường dựa vào các tiêu chí nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong
thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tiêu chí của
quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia
hay không lại không do những tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một
thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể bắt buộc các
quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một
quan hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan
của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia.
Ví dụ:
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vaticăng là quốc gia nhỏ
nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế Vaticăng không phải là một quốc gia
độc lập theo đúng nghĩa. Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòa
thánh Vaticăng có lãnh thổ xác dịnh với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4 và nằm
trọn trong lãnh thổ của Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộ
máy điều hành, có khả năng tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp
luật quốc tế nhất định (Tòa thánh Vaticăng đã tham gia một số công ước

quốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánh
còn tham gia với tư cách quan sát viên của một số tổ chức quốc tế như Liên
hợp quốc…). Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh giống như một quốc
gia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vaticăng lại
không phải một quốc gia, vì:


+ Về lãnh thổ mà Vaticăng đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia,
Vaticăng có được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa
Italia và Vaticăng.
+ Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vaticăng đều là công
dân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi là
dân cư của Vaticăng khi họ phục vụ cho Giáo hoàng. Yếu tố dân cư không
mang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ với
Vaticăng.
+ Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vaticăng không phải là một thiết chế
quyền lực và Vaticăng không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước.
Do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước Vaticăng cần phải có sự trợ
giúp của Italia. Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ khác
trên thế giới.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Vaticăng chỉ là một thiết chế
mang tính tôn giáo. Sở dĩ nó đựợc cho là chủ thể của Luật quốc tế vì trong
các giai đoạn lịch sử phát triển của Luật quốc tế, Vaticăng đóng vai trò quan
trọng khi trở thành trung gian hòa giải một số tranh chấp, bất hoà trong quan
hệ quốc tế. Do đó, họ được phép tham gia vào một số điều ước quốc tế nhất
định.
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân và thực tiễn hoạt động bảo hộ
công dân của Việt Nam trong thời kì hội nhập?
*Khái niệm bảo hộ công dân

- Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước
ngoài khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm ở nước ngoài đó.
- Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân còn bao gồm cả các hoạt động
giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở
nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi nào xâm hại tới các
công dân của nước này.
* Quy định của pháp luật Quốc tế về bảo hộ công dân:
Về thẩm quyền bảo hộ, có hai cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công
dân là cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước


ngoài.
• Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền trong
nước:
Việc quy định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ công dân là
hoàn toàn do luật quốc gia của nước hữu quan quy định. Hầu hết các quốc
gia đều nêu nhiệm vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho bộ ngoại giao.
Ngoài ra, trong thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân, có quốc gia quy định
thẩm quyền này không chỉ thuộc về bộ ngoài giao mà còn thuộc về các cơ
quan khác nhau thực hiện.
• Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở nước
ngoài. Thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các
cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại
diện.
Theo Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 quy định
“Điều 5. Chức năng lãnh sự
Chức năng lãnh sự gồm có:
a. Bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền của nước lãnh sự và người
dân nước đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi quóc tế cho

phép;
b. Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho người dân nước cử lãnh sự,
cũng như cấp thị thực và các tài liệu thích ứng cho những người muốn
đến nước cử lãnh sự;
c. Bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước
cử lãnh sự trong trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận
lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
d. Với điều kiện phải tôn trọng tập quán và thủ tục hiện hành ở nước tiếp
nhận lãnh sự làm đại diện hoặc bố trí việc đại diện thích ứng cho người dân
của nước cử lãnh sự trước Tòa án và cơ quan khác của nước tiếp nhận lãnh
sự, nhằm mục đích làm cho những biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợi
của người dân được áp dụng theo đúng luật lệ của nứơc tiếp nhận lãnh sự,
trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác những người dân
đó không thể kịp thời đảm nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của họ;


e. thực hiện quyền giám sát và kiểm tra đã được quy định trong luật lệ của
nước cử lãnh sự, và các máy bay đăng lý ở nước này, cùng như đối với các
nhân viên công tác trên tàu thủy máy bay đó.
g. Giúp đỡ các tàu thủy và máy bay nêu ở đoạn (k) của điều này và giúp các
nhân viên công tác trên các tàu thủy, máy bay đó, tiếp nhận các lời khai về
chuyến đi của tàu thủy, xem xét đóng dấu giấy tờ của tàu và, với điều kiện là
không ảnh hưởng gì đến quyền hạn của nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh
sự, tiến hành điều tra về bất cứ việc nào xảy ra trong chuyến đi, và giải quyết
các việc tranh chấp thuộc bất cứ loại gì giữa thuyền trưởng, nhân viên và
thủy thủ trong chừng mực luật lệ nước cử lãnh sự cho phép;”
Công ước viên về quan hệ ngoại giao 1961 quy định tại điểm a khoản 1
Điều 3
“1. Những chức năng chính của một cơ quan đại diện ngoại giao là:
• Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người

thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện, trong phạm vi được
pháp luật quốc tế thừa nhận;”
Như vậy, nhìn chung hoạt động bảo hộ công dân ở nước ngoài chủ yếu
do cơ quan đại diện của nhà nước trong quan hệ đối ngoại ở nước ngoài thực
hiện. Nếu xét về công việc cụ thể thì cán bộ, nhân viên lãnh sự là người trực
tiếp thi hành các hoạt động bảo hộ, từ những công việc không gây ảnh
hưởng đến nước khác như cấp giấy tờ hành chính cho đến công việc phức
tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia khác như bảo hộ và giúp đỡ
công dân nước mình trước hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của nước sở
tại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trước hành vi xâm hại của nước
ngoài khác.
Trong các biện pháp bảo hộ công dân, biện pháp ngoại giao thường được
coi là biện pháp đầu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý là nguyên tắc
hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bên cạnh biện pháp ngoại giao,
các quốc gia còn sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước vi phạm.
Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không được
sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao. Mục đích bảo hộ công dân không
thể dùng làm nguyên cớ phục vụ cho ý đồ và mục đích chính trị của quốc gia
bảo hộ, làm ảnh hưởng tới quan hệ của các bên liên quan và hình ảnh của
quốc gia trên chính trường quốc tế.


* Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân:
Vấn đề bảo hộ công dân của Việt Nam được quy định cụ thể trong
Luật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài và được ghi nhận tại Hiến pháp 2013.
Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp 2013 ghi nhận:
“Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”
Cụ thể, trong chương II Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đại diện quy

định:
“Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
1. Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự
được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật
của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và
thông lệ quốc tế.
2. Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt
Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp
hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia
tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại
diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận
cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được
quyền và lợi ích của mình.
4. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộ
chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt
Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy miễn
thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.


6. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với
quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia
tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
quốc gia tiếp nhận là thành viên.
7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ,
tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu
và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
8. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quan
hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận công chứng, chứng thực
để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; chứng nhận
lãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của Việt
Nam công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử
dụng tại quốc gia tiếp nhận.
9. Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp
nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết
những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế
được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
10. Tiếp nhận đơn và chứng cứ liên quan của công dân, pháp nhân
Việt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải
quyết.
11. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định
của pháp luật.
12. Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt
Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam , pháp luật và thông lệ quốc tế.

Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên


quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng
và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích

hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với
quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn
bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất
nước.
4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định
cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp
cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn
ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc
gia tiếp nhận.”
5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích
hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích
xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất
nước.
* Thực tiễn việc bảo hộ công dân của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có công dân di cư quốc tế cao với
hơn 500.000 người đang lao động và học tập tại nước ngoài. Công tác bảo
hộ công dân của Chính phủ Việt Nam đang ở diễn ra rất tích cực:
Năm 2011, xung đột nội chiến xảy ra ở Libya khiến 10.000 lao động
Việt Nam tại nước này phải trở về. Do đó từ tháng 6 năm 2014, Chính phủ
Việt Nam hết sức nỗ lực để đưa người lao động Việt Nam về nước.
Trong lực lượng công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài, những đối
tượng dễ bị tổn thương nhất là người dân xuất khẩu lao động và phụ nữ lấy
chồng nước ngoài (thương nhân, du học sinh là đối tượng thường có hiểu
biết nhất định về pháp luật nước ngoài). Chính vì thế nên trong thời gian tới
Chính phủ nên có những biện pháp bảo hộ công dân ở nước ngoài tốt hơn,


nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương.


Câu 3: Anh (chị) hãy so sánh quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của viên
chức ngoại giao với quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự của viên chức lãnh
sự?
*Giống nhau:
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Nước tiếp nhận phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện những
biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do,
phẩm giá và danh dự của họ (điều 29 - công ước viên 1961 và điều 40 công ước viên 1963).
- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành
chính
Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được hưởng quyền
miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng
trong trường hợp khi họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp
có liên quan đến dân sự thì họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về
dân sự. Họ có quyền từ chối làm chứng và cung cấp bằng chứng tại cơ quan
hành pháp và tư pháp của nước nhận đại diện.
Nước cử đi có thể từ bỏ các quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức
ngoại giao và viên chức lãnh sự và việc từ bỏ này phải rõ rang bằng văn bản
(Theo khoản 1, 2 điều 32 Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và
khoản 1, 2 điều 45 Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự).
- Quyền được miễn thuế và lệ phí
Đối với những dịch vụ cụ thể (Theo điều 34 công ước viên 1961 và
điều 49 công ước viên 1963).
- Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan
Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự được
miễn kiểm tra hải quan khi mang vào nước tiếp nhận, trừ trường hợp có cơ


sở xác định trong hành lý có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của

họ và gia đình, cũng như đồ vật mà nước tiếp nhận cấm xuất và cấm nhập
(Theo điều 36 công ước viên 1961 và điều 50 công ước viên 1963).
- Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được miễn bảo hiểm
xã hội (theo điều 33 Công ước viên 1961 và điều 48 Công ước viên 1963).
- Miễn tạp dịch, các nghĩa vụ lao động, các nghĩa vụ quân sự như
trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình(Theo
điều 35 công ước viên 1961 và điều 52 công ước viên 1963).
*Khác nhau:
Quyền bất khả xâm
phạm về nơi ở, tài
liệu, thư tín, tài sản
và phương tiện đi
lại.

Quyền miễn trừ xét
xử về hình sự, dân
sự và xử phạt vi
phạm hành chính

Viên chức ngoại giao

Viên chức lãnh sự

Viên chức ngoại giao
được hưởng quyền bất
khả xâm phạm về thân
thể một cách tuyệt đối
Họ không thể bị bắt
hoặc bị giam giữ dưới
bất kỳ hình thức nào.

Nước nhận đại diện phải
đối xử một cách trọng
thị và thực hiện những
biện pháp thích hợp để
ngăn chặn hành vi xâm
phạm thân thể, tự do và
phẩm giá của viên chức
ngoại giao.

Viên chức lãnh sự không bị bắt
hay bị tạm giam chờ xét xử.

Hình sự: Viên chức
ngoại giao được hưởng
một cách tuyệt đối
quyền miễn trừ xét xử
về hình sự ở nước nhận
đại diện. Chỉ có Chính

(Điều 43 Công ước viên 1963)

Trừ hai trường hợp :
-Thứ nhất, phạm tội nghiêm
trọng theo quy định của pháp
luật nước tiếp nhận lãnh sự và
bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam
theo quyết định của cơ quan tư
pháp có thẩm quyền của nước
này.
-Thứ hai, phải thi hành một

bản án hoặc quyết định của tòa
án đã có hiệu lực pháp luật về
hình phạt thù hoặc hình phạt
hạn chế quyền tự do thân thể.
1.Viên chức lãnh sự và nhân
viên lãnh sự không chịu sự xét
xử của nhà chức trách tư pháp
hoặc hành chính của Nước tiếp
nhận về các hành vi thực hiện


phủ nước cử đại diện
mới có quyền khước từ
quyền này đối với nhà
ngoại giao. Tuy nhiên,
việc khước từ này cần
phải thể hiện rõ ràng
bằng văn bản

khi thi hành chức năng lãnh sự.
2. Tuy nhiên, những quy định ở
khoản 1 Điều này không áp
dụng đối với một vụ kiện dân
sự:
a) Xảy ra vì một hợp đồng do
một viên chức lãnh sự hoặc một
nhân viên lãnh sự ký kết mà
không phải là rõ ràng hoặc hàm
ý đứng trên danh nghĩa một
người được uỷ quyền của Nước

cử để ký kết; hoặc

- Dân sự: quyền miễn
trừ và xét xử về dân sự
còn hạn chế. Họ không
được hưởng quyền miễn
trừ xét xử về dân sự khi
tham gia với tư cách cá
nhân và các vụ tranh b) Do một bên thứ ba tiến hành
về thiệt hại do một tai nạn xe
chấp liên quan đến:
cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra
• Bất động sản tư nhân tại Nước tiếp nhận.
có trên lãnh thổ nước
nhận đại diện.
• Việc thừa kế.
• Hoạt động thương mại
hoăc nghề nghiệp mà
nhà ngoại giao tiến hành
ở nước nhân đại diện,
ngoài chức năng chính
thức của mình.
- Hành chính: Viên
chức ngoại giao được
hưởng quyền miễn trừ
về xử phạt hành chính.
Trong mọi trường hợp,
họ không bị xử phạt về
vi phạm hành chính.



Viên chức ngoại giao
không bắt buộc phải
làm chứng tại cơ quan
hành pháp và tư pháp
của nước nhận đại diện;
chính quyền nước sở tại,
về nguyên tắc, không
được áp dụng bất kỳ
biện pháp hành chính
nào đối với họ.
Quyền ưu đãi và Viên chức ngoại giao
miễn trừ hải quan.
được miễn thuế và lệ
phí hải quan ( trừ phí
lưu kho, cước vận
chuyển và cước phí về
những dịch vụ tương
tự ) đối với đồ dùng cá
nhân của họ và thành
viên của gia đình họ.
Hành lý cá nhân của
viên chức ngoại giao
được miễn kiểm tra hải
quan, trừ khi có cơ sở
khẳng định rằng trong
hành lý chứa đựng
những đồ vật không
dùng vào công việc của
cơ quan đại diện ngoại

giao và đồ vật không
dùng cho nhu cầu của cá
nhân cũng như nhu cầu
của thành viên gia đình
viên chức ngoại giao

Viên chức lãnh sự và các thành
viên gia đình của họ được
hưởng quyền ưu miễn trừ và ưu
đãi hải quan đối với đồ dùng cá
nhân mang vào nước tiếp nhận.
Hành lý riêng của viên chức
lãnh sự và thành viên của gia
đình họ không bị kiểm tra hải
quan, trừ trường hợp có sơ sở
xác định rằng trong hành lý có
chứa đồ vật không thuộc đồ
dùng cá nhân của viên chức
lãnh sự và thành viên gia đình
của họ, cũng như đồ vật mà
nước tiếp nhận lãnh sự cấm
xuất và cấm nhập.


hoặc đồ vật mà nước
nhận đại diện cấm nhập
và cấm xuất.
PRODUCTCOMPANYCAREERSSUPPORT

Câu 4: Anh (chị) hãy chứng minh, việc cho một công dân nước ngoài cư

trú chính trị là quyền của Quốc gia sở tại.
a. Khái niệm cư trú chính trị
Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước
ngoai đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động
và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo… được quyền nhập cảnh và
cư trú trên lãnh thổ của nước sở tại.
Quyền lợi cơ bản của người cư trú chính trị là:
- Người cư trú chính trị không bị buộc phải nhập quốc tịch của nước
sở tại.
- Họ được hưởng những quyền ngang với người nước ngoài khác
đang sinh sống ở nước sở tại.
- Được quốc gia cho phép cư trú chính trị bảo đảm an ninh, được bảo
đảm không bị dẫn độ hoặc trục xuất theo yêu cầu quốc gia mà họ là công
dân.
b. Chứng minh việc cho một công dân nước ngoài cư trú chính trị là
quyền của Quốc gia sở tại
- Trong quan hệ quốc tế, chấp nhận và cho phép một người nước
ngoài được cư trú trên lãnh thổ nước mình là thẩm quyền riêng biệt của mỗi
quốc gia, chủ yếu xuất phát từ lý do nhân đạo.
Các quy định cụ thể về quyền cư trú được ghi nhận trong Tuyên ngôn
toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và Tuyên ngôn về cư trú lãnh


thổ năm 1967. Quyền cư trú đã được công nhận rộng rãi là quyền phát sinh
trên cơ sở chủ quyền quốc gia và có tính chất chính trị tuyệt đối. Ngoài ra,
đương sự phải có đơn xin cư trú đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
hữu quan, theo trình tự và thủ tục được quy định trong pháp luật nước này.
- Lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc
gia được hiểu là quyền tối cao trong quan hệ đối nội và quyền độc lập trong
quan hệ đối ngoại. Nói một cách ngắn gọn, quốc gia có quyền quyết định

mọi vấn đề trong lãnh thổ của mình và quyền này được ghi nhận bởi nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ trong luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng
có những trường hợp mà quốc gia không có quyền quyết định cho cư trú
chính trị bao gồm:
+ Những cá nhân phạm tội ác quốc tế;
+ Những cá nhân tội phạm hình sự quốc tế, thực hiện các hành vi tội
phạm có tính chất quốc tế;
+ Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các
điều ước quốc tế;
+ Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến
chương Liên hợp quốc.
Trừ những trường hợp ngoại lệ trên, quốc gia có quyền tối cao trong
việc quyết định cho công dân nước khác vào cư trú chính trị trên lãnh thổ
nước mình.
Câu 5: Anh (chị) hãy bình luận vai trò của WTO trong giải quyết tranh
chấp quốc tế nói chung và đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế.
a. Về tổ chức WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất điều
hành hệ thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước và lãnh thổ
thành viên đàm phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nước phê
chuẩn, nhằm bảo đảm các dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dự đoán,
tự do và công bằng, góp phần xây dựng một thế giới thịnh vượng hơn, hòa
bình hơn và có trách nhiệm hơn.
b. Thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế


- Thương mại quốc tế là việc con người trao đổi hàng hóa, trao đổi
dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ nhằm kiếm lợi nhuận, mà giao dịch này lại mở
rộng ra ngoài đường biên giới của một quốc gia như quốc tịch của những

người tham gia giao dịch là khác nhau, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
di chuyển qua biên giới, hợp đồng được thực hiện ở những nước khác nhau,
căn cứ phát sinh, thay đổi chấm dứt xảy ra ở nước ngoài, nói tóm lại là
thương mại quốc tế là trao đổi thương mại có yéu tố nước ngoài.
- Tranh chấp thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh bắt
nguồn từ các giao dịch thương mại quốc tế cho dù nó có hay không có hợp
đồng. tranh chấp thương mại quốc tế là tranh chấp có tính chất quốc tế phát
sinh khi có mâu thuẫn trong lĩnh vực thương mại của các chủ thể của luật
quốc tế.
c. Bình luận về vai trò của WTO trong giải quyết tranh chấp quốc
tế nói chung và đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà nền kinh tế giữa các
quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện
hơn.Chính vì vậy thì các tranh chấp phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng
chúng ta có thể hạn chế nó một cách tối thiểu. WTO là một chế định thương
mại lớn nhất toàn cầu, có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại,
giải quyết các tranh chấp, hướng tới một thế giới hòa bình ổn định và phát
triển.
*Vai trò của WTO trong giải quyết tranh chấp quốc tế:
Sự ra đời của WTO đã góp phần tăng trưởng thương mại hàng hoá và
dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ
môi trường. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất
đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ
của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước
kém phát triển nhất có những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và
khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước

thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn


trọng.
Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn
hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành
viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ
chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết
định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối
với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành
viên có thể kiện lên 6113115171Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của
WTO.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là
nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những
“giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các
Hiệp định liên quan”. Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp
các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn
phương của các thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và
xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.
* Bình luận vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương
mại quốc tế:
- Mặt tích cực của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mại
quốc tế
+ Một là, giải quyết nhanh tranh chấp nhanh chóng và hòa bình.
Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được trao
đổi, và số lượng các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêm
nhiều cơ hội để những tranh chấp thương mại nảy sinh. WTO giúp giải quyết
các tranh chấp này một cách hoà bình và mang tính xây dựng. Nếu để mặc
chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm

trọng. Nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa những
tranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết. Một
khi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải tuân thủ nguyên tắc, và có lẽ
sau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không phải là tuyên chiến
với nhau.WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bình
đẳng.Nhưng WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các
nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn. Đồng thời cũng giải thoát cho các


nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại
với các đối tác của mình.Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc áp
dụng với tất cả các nước thành viên, điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn
bộ cơ chế thương mại.
+ Hai là, mang lại sự ổn định và thúc đấy tự do hóa thương mại.
Kể từ khi WTO được thành lập đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch
thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Không có bảo hộ sản xuất nội địa, bán phá giá. Nếu như các thành viên của
WTO vi phạm các quy định trong các hiệp định, thỏa thuận đã tham gia và
kí kết, WTO có trách nhiệm bảo đảm cho các hiệp định, thỏa thuận này được
thực thi một cách nghiêm chỉnh. Các hàng rào mậu dịch tiếp tục được giảm ,
và khi đó các tranh chấp sẽ được giảm bớt. Vì phán quyết của WTO là quyết
định cuối cùng về tranh chấp, cho nên các bên tranh chấp sẽ phải nghiêm
chỉnh thực thi các cam kết.Như vậy, các tranh chấp sẽ ít xảy ra hơn.
+ Ba là, giúp thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh.
Khi các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, các bên tham gia
vào tranh chấp sẽ giảm bớt chi phí khi tham gia kiện tụng.Mộ loại rào cản
thương mại mà WTO cố gắng giải quyết là hạn ngạch. Do hạn ngạch hạn chế
cung nên đẩy giá cả tăng lên, đồng thời tạo ra một số lợi nhuận lớn khác
thường. Lợi nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với các
chính sách, vì cũng có nhiều tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoài

hành lang. Nói cách khác, hạn ngạch là một biện pháp hạn chế thương mại
đặc biệt tồi tê. Thông qua WTO các chính phủ đã nhất trí rằng họ không
khuyến khích sử dụng hạn ngạch, qua đó sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại.
- Hạn chế của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế
+ Thứ nhất theo cơ chế giải quyết của WTO , mặc dù các nước được
áp dụng biện pháp trả đũa với những nước không tuân thủ quyết định pháp
quyết cuối cùng, nhưng việc thực hiện biện pháp trả đũa này cũng không
hiệu quả nếu nước thực hiện nó là các nước nhỏ đang phát triển . Trong
nhiều trường hợp, do sức ép chính trị hoặc văn hoá - xã hội mà nước vi
phạm có xu hướng không thực hiện phán quyết cuối cùng của Ban giải quyết
tranh chấp. Thậm chí, những nước vi phạm còn sẵn sàng chịu các biện pháp
trả đũa của nước thắng kiện nếu những nước này là nước nhỏ và không phải


là đối tác quan trọng. Do đó, có khi việc thực hiện các biện pháp trả đũa lại
có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với các nước nhỏ nếu họ áp dụng nó
chống lại các nước lớn hơn.
+ Thứ hai, một nhược điểm khác của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO liên quan đến vai trò của Ban giải quyết mâu thuẫn thương mại đối với
các trường hợp chống phá giá. Ðây là những trường hợp các nước đang phát
triển thường gặp trong thương mại với các nước phát triển. Trong những
trường hợp như vậy, Ban giải quyết không ra quyết định liệu những biện
pháp chống phá giá có phù hợp với các quy định của WTO hay không mà
chỉ xem xét liệu quá trình thu thập và đánh giá số liệu có hợp lý hay không.
+ Thứ ba, nhiều quy định được xem là “ưu tiên” cho các nước đang
phát triển trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờ
nhạt trên thực tế: có qui định chỉ mang tính tuyên bố hơn là qui định thực tế
(ví dụ quy định về nghĩa vụ của các Bên tranh chấp “đặc biệt lưu ý” đến
quyền lợi của các nước đang phát triển: nội hàm của khái niệm “đặc biệt lưu

ý” không được qui định rõ cũng không được xác định rõ trong các báo cáo
của các ban hội thẩm hay của cơ quan phúc thẩm); có qui định trên thực tế
rất ít hiệu quả (ví dụ trách nhiệm trợ giúp pháp lý của Ban Thư ký WTO trên
thực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu to lớn
về trợ giúp pháp lý của các nước đang phát triển là thành viên WTO).
Câu 6: Trước những động thái của Trung Quốc và các nước khu vực
Đông nam Á trong những năm gần đây liên quan tới chủ quyền ở Biển
Đông, anh (chị) hãy tìm ra làm sáng tỏ vai trò và sự vận dụng một số
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong việc giải quyết tình hình căng
thẳng ở Biển Đông .
Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn
trong khu vực. Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộc
tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp biển
Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với
các khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt
luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn
được đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đường
vận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt
là dầu mỏ.


Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành một
trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốc
yêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rất
lớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trong
tương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam.
*Cơ sở để giải quyết tranh chấp về biển, đảo
- Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS): Công
ước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề

biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữa các
thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc.
- Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC):
+ Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên
tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc
cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải
quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa
bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực.
+ Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự
tin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết
tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm
chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh
chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp
quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên
ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước
liên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở
biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu
vực.
- Điều ước quốc tế về hoạch định ranh giới các vùng biển với các
nước liên quan.


*Trước động thái không mấy tích cực từ phía Trung Quốc Việt Nam
và các nước ASEAN đã vận dụng một cách hài hòa và sáng tạo một số
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để giải quyết tình hình căng thẳng tại
biển Đông.

a. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng Biển Đông của
Việt Nam, Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động trên của Trung Quốc,
bởi lẽ Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các
quốc gia của luật quốc tế.
Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc
gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài,
thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua
quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp
đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng mọi chủ quyền của quốc gia trong
cộng đồng quốc tế. Như vậy quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có
tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ
quyền. Sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa
đạt được lợi ích kinh tế mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ
thể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyền phải gắn với những giới
hạn cần thiết. Sự giới hạn chủ quyền đó có thể do quốc gia tự xác định hoặc
được xác định bằng những thỏa thuận quốc tế của quốc gia với chủ thể khác
của luật quốc tế.
Đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển đông, gần quần đảo Hoàng
Sa, Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt
động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía
nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ
quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là
quấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an
ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy



trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng
hải.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm
này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm
Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải
Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động
ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ
quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam.
Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tẳng của quan hệ
quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình
đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo. Bình
đẳng chủ quyền của các quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý.
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc
gia khác.
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch.
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị,
xã hội, kinh tế, văn hóa của mình.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ
quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, mỗi quốc gia đều có các
quyền chủ quyền bình đẳng sau:
- Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của

mình.
- Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu
có giá trị ngang nhau.


- Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan.
- Được xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các
quốc gia khác.
- Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi miễn trừ và gánh vác các
nghĩa vụ như các quốc gia khác.
b. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
Quá trình dân chủ hóa đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế
dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể
luật quốc tế với nhau. Khoản 4, điều 2 hiến chương liên hợp quốc quy định:
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực
hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm
phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như
bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.” Theo quy định
nêu trên thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe
dọa tấn công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một
chủ thể khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến vào vùng biển
Việt Nam, phía Việt Nam đã cử 29 tàu tới các khu vực gần giàn khoan Hải
Dương 981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định "thiết lập vị
trí cố định".
Ngày 9 tháng 5, trong một họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc thừa nhận là
có dùng các vòi phun nước nhưng cho là vì phía Việt Nam từ ngày 3 tháng 5
đã khiêu khích, cố ý đâm vào tàu Trung Quốc 171 lần.
Chiều ngày 17 tháng 5, 1 tàu cá của ngư dân Lý Sơn lúc đang đanh cá
tại vùng biển Việt Nam cách giàn khoan của Trung Quốc khoảng 20 hải lý,

thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp hết tài sản. Trưa 18 tháng 5, tàu cá
QNg 90205 TS với 14 ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng ngư chính Trung
Quốc chặn lại và hai ngư dân bị hành hung.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục cấm ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng
gần vị trí đặt giàn khoan và trong vùng Đường 9 đoạn
Ngày 26 tháng 5, phía Việt Nam nói khoảng 40 tàu Trung Quốc đã bao vây
và 'đâm chìm' một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, ở khu vực Nam Tây Nam
cách giàn khoan 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền


kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 10 ngư dân trên tàu đã được cứu sống. Tân
Hoa xã ngày 27 tháng 5 đã cho rằng, tàu đó do quấy rối 1 tàu cá Trung Quốc
nên mới bị đâm, đồng thời cho biết chính phủ Trung Quốc đã gửi công hàm
phản đối chính phủ Việt Nam.
Đến 12h30'ngày 7 tháng 5 năm 2014, số tàu Trung Quốc được huy động lên
tới 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534,
tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753; 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư
chính; cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục
tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
Trong quá trình hoạt động, một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự
đã xâm nhập vào vùng biển cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.
Theo báo cáo từ phía Việt Nam cho biết phía Trung Quốc từ ngày 02
cho tới 07 tháng 05 đã dùng những tàu chiến đâm húc nhiều lần và phun
nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Có sáu kiểm ngư viên
Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm. Nhưng trong
cuộc họp báo ngày 8 tháng 5, Trung Quốc đã tố cáo Việt Nam đã huy động
36 tàu các loại và chủ động đâm vào tàu Trung Quốc tổng cộng 171 lần từ
ngày 3 đến ngày 7 tháng 5.
Theo một bài đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
vào ngày 8 tháng 6, Việt Nam đã khiêu khích bằng cách đưa người nhái và

những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại
vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển. Tính đến 5 giờ
chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực
vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung
Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416
lần.
- Ngày 8 tháng 5 năm 2014, theo như Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam, đã có thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa
534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Trong khi Trung quốc điều nhiều tàu chiến, tàu quân sự, máy bay do thám,
tàu đánh cá vỏ sắt để bảo vệ dàn khoàn HD-981, đe dọa sử dụng vũ lực đối
với Việt Nam thì phía Việt Nam vẫn thực hiện một cách nghiêm chỉnh luật
quốc tế, đưa các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam để giữ vững
chủ quyển biển đảo của mình trước sự uy hiếp của phía Trung Quốc.


c. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh
từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà
trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm cụ thể trái ngược hoặc
mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể không thể thống
nhất được. vì vậy sự trái ngược nhau về quan điểm và quyền hoặc sự kiện, từ
đó làm nảy sinh xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các
quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị, kinh tế giữa các quốc gia hoặc
nhóm các quốc gia và cả sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn
đề pháp lý quốc tế.
Về vấn đề tranh chấp biển đông, nhất là khi căng thẳng leo thang sau
vụ giàn khoan HD-981, Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối
thoại Shangri-La) lần thứ 13, ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Việt
Nam Phùng Quang Thanh phát biểu: "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn

láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ
còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có
những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã
đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam... Việt Nam nhất quán chủ
trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc
tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về
Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về
Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)
giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước
Việt-Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không
ở Biển Đông... Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa,
tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư
dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ
động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi
đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định
và quan hệ hữu nghị hai nước... Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức
kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động
không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải
thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn


đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, càng không để xảy
ra chiến tranh... Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế,
các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn
định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của
thế giới.”
Theo đó có thể thấy quan điểm nhất quán trước sau như một của Việt Nam là
giải quyết hòa bình các tranh chấp về vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và

Trung Quốc nói riêng và Việt Nam với các nước ASEAn nói chung.
Câu 7: Hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai và giải thích vì sao:
a. Quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự dành cho nhân viên lãnh sự thấp hơn
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao dành cho nhân viên ngoại giao.
Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự
đều là những quyền ưu đãi, miễn trừ mà nước tiếp nhận, trong phạm vi của
Luật Quốc tế, giành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
các thành viên của các cơ quan đó, tạo điều kiện cho các cơ quan này thực
hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, lãnh sự đều bao gồm các quyền về bất khả xâm phạm trụ sở, thư
tín, hồ sơ, tài liệu lưu trữ, bưu phẩm thư tín; thông tin liên lạc, quyền miễn
trừ thuế, lệ phí, miễn trừ hải quan; quyền treo quốc ký, quốc huy.
Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao có nội dung gần tương đương với
quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự. Tuy nhiên, quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại
giao được quy định ở mức độ cao hơn và trong phạm vi rộng hơn so với
quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự. Điều này được thể hiện ở một số nội dung
sau đây:
Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại Quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự
giao
Quyền bất khả Quyền bất khả xâm phạm về
xâm phạm về trụ sở của cơ quan đại diện
trụ sở
ngoại giao một cách tuyệt
đối: không ai có quyền thâm
nhập vào nếu chưa có sự
đồng ý của người đứng đầu
cơ quan đại diện ngoại giao.

Quyền bất khả xâm phạm về trụ
sở của cơ quan lãnh sự nhưng

không tuyệt đối. Nướ tiếp nhận
lãnh sự có thể vào trụ sở lãnh sự
trong trường hợp xảy ra thiên
tai, hoả hoạn,…=> Chính quyền
của nước sở tại vẫn được vào trụ


×