Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giáo án GDCD 11 bài 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 14/ 01/ 2017

Tên: Trương Tuấn Anh

Ngày dạy:

Lớp: ĐHGDCT15A

00 / 00/ 2017

MSSV: 0015412301

BÀI 5: CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG
HÀNG HÓA
(1 Tiết)

I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
Học xong bài này học sinh cần nêu được khái niệm về cung, cầu, nội dung
của quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách sử dụng quan hệ cung - cầu để giải thích một số hiện tượng kinh
tế đơn giản.
- Biết vận dụng mối quan hệ cung - cầu trong việc lựa chọn hàng hóa ở
mức độ nhất định để mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng những sự điều tiết kinh tế của Nhà nước ta ở những trường hợp
cụ thể.
- Biết điều tiết trong chi tiêu của bản thân ở mức độ hợp lý nhất định.
II. Phương tiện dạy học và phương pháp dạy học
1. Phương tiện dạy học.


-Sách giáo khoa GDCD lớp 11.
-Sách câu hỏi tình huống GDCD lớp 11.
-Phấn, bảng, máy chiếu, bảng phụ,…

2. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp thuyết trình.


- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp đàm thoại, nêu tình huống, đặt vấn đề.
- Phương pháp trực quan
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Câu 1. Em hãy nêu khái niệm cạnh tranh?
Câu 2. Ngân hàng A mở ra đợt hạ lãi suất cho vay xuống thấp hơn 3% so với
ngân hàng B kèm theo đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm thu hút người dân
vay vốn. Theo em đó có phải là cạnh tranh giữa các nghành hay không? Vì
sao?
3. Giảng bài mới. (35 phút).
Những năm gần đây, nông dân Việt Nam liên tục chịu thua lỗ nặng vì
những nông sản làm ra không có nơi tiêu thụ, điển hình là nông dân trồng
khoai lang tím nhật. Bởi lẽ nguồn cầu chưa rõ ràng, nông dân lại sản xuất ồ ạt
không tôn trọng quy luật cung- cầu dẫn đến những thiệt hại to lớn. Vậy thì
cung- cầu là gì và mối quan hệ giữa chúng có tác động như thế nào, ai là
người vận dụng quan hệ cung – cầu đến sự vận hành của nền kinh tế sản xuất
hàng hóa hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu BÀI 5. CUNG – CẦU TRONG SẢN
XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA. Bài học này có 3 đơn vị kiến thức
lớn.
1. Khái niệm cung- cầu.

2. Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.
Nội dung

Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. (10 phút) Hoạt động
đàm thoại, giảng giải khái niệm
cung, cầu.
- GV hỏi: Theo em nền kinh tế sản
xuất hàng hóa có gì khác so với
nền kinh tế tự cung tự cấp?
<=> HSTL: Theo sự hiểu biết của
mình.
GV: Hàng hóa sản xuất ra ưu tiên
để bán, còn tự cung tự cấp là để ưu
tiên tiêu dùng.


1. Khái niệm cung – cầu.
a. Khái niệm cầu.

<=> GV nhận xét và giảng giải:
nền kinh tế nước ta hiện nay là nền
kinh tế sản xuất hàng hóa, kinh tế
thị trường định hướng XHCN, vì
vậy chúng ta cần đặc biệt chú ý đến
quy luật cung - cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa.
* Chúng ta tìm hiểu mục 1. Khái
niệm cung – cầu. Vậy cầu là gì? Ta

tìm hiểu phần a.
- GV hỏi: Theo em, từ “Cầu” có
nghĩa là gì?
=> HSTL: Theo sự hiểu biết của
mình.

- GV: Cầu là nhu cầu của con người
Cầu là khối lượng hàng hóa, về một khía cạnh nào đó.
dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua - GV hỏi: Thế nào là cầu? Cho ví
trong một thời kỳ nhất định tương ứng dụ.
với giá cả và thu nhập xác định.
=> HS trả lời: Nội dung SGK.
<=> GV nhận xét: Tuy nhiên, cầu
trong kinh tế không chỉ đơn giản
như thế mà cầu là khối lượng hàng
hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần
mua trong một thời kỳ nhất định
tương ứng với giá cả và thu nhập
xác định.
Chúng ta chú ý cầu ở đây được cấu
thành từ nhu cầu về hàng hóa, dịch
vụ, có giá cả và khả năng chi trả
nhất định.
- GV hỏi: Hai em bé trong lúc đợi
mẹ đến đón muốn mua hai chiếc
bong bóng nhưng lại không có
tiền. Vậy xét tại thời điểm đó nhu
cầu hai em có được xem là cầu
hay không? Vì sao?
=> HS trả lời: Theo sự hiểu biết

của mình.


<=> GV nhận xét: Không, Vì tuy
rằng hai em có nhu cầu về hàng hóa
là hai chiếc bong bóng nhưng lại
không có khả năng chi trả tại thời
điểm đó.
- GV chuyển ý: Nếu như nói cầu là
nhu cầu và đại diện cho người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ. Vậy cung
là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu
phần b.
b. Khái niệm cung.
Cung là khối lượng hàng hóa,
dịch vụ hiện có trên thị trường, chuẩn
bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ
nhất định, tương ứng với mức giá cả,
khả năng sản xuất và chi phí sản xuất
xác định.

- GV hỏi: Dựa vào khái niệm cầu,
tương tự theo em, cung là gì?
=> HS trả lời: Nội dung SGK.
- GV: Là khối lượng hàng hóa, dịch
vụ chuẩn bị đưa ra trên thị trường,
tương ứng với chi phí sản xuất và
khả năng sản xuất nhất định.
<=> GV nhận xét: nêu và giải thích
về khái niệm cung.

 GV chuyển ý: Chúng ta vừa tìm
hiểu hai khái niệm, một đại diện cho
người tiêu dùng, một đại diện cho
người sản xuất, vậy khi sản xuất và
lưu thông hàng hóa hình thành giao
tiếp giữa người sản xuất và người
tiêu dùng gián tiếp hình thành mối
liên hệ giữa cung và cầu. Chúng ta
tiếp tục sang phần 2. Mối quan hệ
cung – cầu là gì?.
Ta tìm hiểu phần a.

2. Mối quan hệ cung- cầu trong sản Hoạt động 2. (15 phút) Hoạt động
xuất và lưu thông hàng hóa.
trực quan và thảo luận nhóm tìm
a. Nội dung của quan hệ cung – hiều mối quan hệ cung- cầu trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
cầu.
* GV: Ở bài 4 chúng ta đã học, giá
cả của hàng hóa có thể thấp hơn giá
trị do có sự cạnh tranh, hôm nay
chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự tác
động của quan hệ cung- cầu tới giá


- Quan hệ cung - cầu:

cả hàng hóa.

Là quan hệ tác động lẫn nhau

giữa người bán với người mua hay
giữa người sản xuất với người tiêu
dùng trên thị trường để xác định giá cả
và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- GV hỏi: Thế nào là quan hệ cung
– cầu?
=> HS trả lời: Nội dung SGK.
* GV: Sơ đồ hóa khái niệm quan hệ
cung – cầu.

- Những biểu hiện của nội dung
Người bán  Người mua
quan hệ cung cầu:
Người sản xuất Người tiêu dùng

Diễn ra trên thị trường để xác định
giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ

+ Cung - cầu tác động lẫn nhau.

* GV chia lớp hình thành các
nhóm theo bàn và chơi trò chơi (4
nhóm) “ Bẻ đôi câu chuyện”. Đối
với mỗi biểu hiện, giáo viên sẽ kể
một mẫu chuyện nhỏ có hình ảnh và
nội dung minh họa cho nội dung của
biểu hiện.

. Khi cầu tăng - sản xuất mở rộng - GV hỏi: nhóm 1: Quan hệ cungcầu có những biểu hiện nào?

- cung tăng.
. Khi cầu giảm - sản xuất giảm - => HS trả lời: Nội dung SGK.
cung giảm.
<=> GV nhận xét: Cung – cầu tác
động lẫn nhau, Cung- cầu ảnh
hưởng đến giá cả thị trường, giá cả
thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu.
* Cung cầu tác động lẫn nhau:
(sau khi trình bày câu chuyện lên
+ Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả bảng phụ).
thị trường.
- GV hỏi nhóm 2: Từ câu chuyện
. Khi cung = cầu – giá cả = giá trị. trên và SGK em hãy cho biết cung
cầu tác động lẫn nhau như thế
. Khi cung > cầu – giá cả < giá trị. nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
. Khi cung < cầu – giá cả > giá trị. => HS trả lời: Nội dung SGK.
<=> GV kết luận: sự tăng cao hoặc
giảm xuống của cầu có tác động rất
lớn đến sự tăng giảm của cung và
ngược lại.
* Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả


thị trường:
(sau khi trình bày câu chuyện trên
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến bảng phụ).
cung- cầu.
- GV hỏi nhóm 3: Vì sao giá cá
. Khi giá cả tăng – sản xuất mở giảm 2 đồng trên mỗi cân cá vào
rộng – cung tăng và cầu giảm khi mức buổi sáng nhưng buổi chiều lại

tăng 3 đồng so với giá cá ngày
thu nhập không tăng.
hôm qua?
. Khi giá cả giảm – sản xuất giảm –
cung giảm và cầu tăng mặc dù thu => HS trả lời: Nội dung SGK.
nhập không tăng.
<=> GV kết luận: khi cung lớn hơn
cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, khi
cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn
giá trị.
* Giá cả thị trường ảnh hưởng
đến cung cầu.
- GV hỏi nhóm 4: Từ câu chuyện
trên, nếu giá cá giảm xuống, nếu em
là bà lão / người mua cá em sẽ làm
gì?
=> HS trả lời: Nội dung SGK.
<=> GV kết luận: Khi giá cả thị
trường giảm xuống người sản xuất
sẽ có xu hướng thu hẹp sản xuất,
người tiêu dùng sẽ có xu hướng
tăng cầu và ngược lại.
 GV Chuyển ý: vậy vai trò của
quan hệ cung – cầu là gì? Chung ta
cùng tìm hiểu phần b. Phần này
giảm tải.
* GV: Yều cầu HS đọc, tóm ý lại.
b. Vai trò của quan hệ cung cầu. * Hoạt động 3. (10 phút) Hoạt
(Đọc thêm).
động thuyết trình, sắm vai vận dụng

quan hệ cung - cầu. Vậy ai vận dụng
3. Vận dụng quan hệ cung- cầu.
quan hệ cung – cầu. Chúng ta cùng
tìm hiểu phần 3.
* GV: Đóng vai trò là Nhà nước và
* Đối với Nhà nước:
trình bày việc vận dụng quan hệ
. Vận dụng thông qua việc điều tiết cung- cầu.


cung cầu trên thị trường.

- GV hỏi:Trong quan hệ cung –
* Đối với người sản xuất, kinh cầu được Nhà nước vận dụng như
thế nào?
doanh:
. Vận dụng thông qua việc thu hẹp => HS trả lời: Nội dung SGK.
hay mở rộng qui mô sản xuất.

* GV: Đóng vai trò là người sản
xuất kinh doanh và người tiêu dùng
* Đối với người tiêu dùng:
trình bày vận dụng quan hệ này
. Vận dụng bằng cách tăng hoặc trong tình huống:
giảm nhu cầu mua một mặt hàng nào
TH1: Doanh nghiệp đang sản xuất
đó.
và tồn động rất nhiều mặt hàng A
với giá thấp hơn giá trị, chúng ta có
nên chuyển sang mặt hàng B có

tiềm năng hơn hay không?
=> HS trả lời: Theo sự hiểu biết
của mình.
TH2: Để tiết kiệm chi tiêu em có
nên thay thế thịt bò bằng đậu phụ
trong 1-2 bữa ăn hay không?
=> HS trả lời: Theo sự hiểu biết
của mình.
<=> GV kết luận: với mỗi va trò
khác nhau chúng ta sẽ vận dụng quy
luật cung cầu vào việc điều tiết kinh
doanh hay tiêu dùng khác nhau làm
sao đảm bảo được lợi ích lớn nhất
từ việc phát huy tác dụng của quan
hệ cung cầu
4. Củng cố kiến thức đã học. (4 phút)
- Khái niệm cầu? Cho ví dụ.
- Khái niệm cung?
- Hãy nêu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
- Nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng vận dụng
quan hệ cung – cầu như thế nào?
- Cửa hàng A đang giảm giá các mặt hàng nông sản 10% và hôm đó hàng
hóa nông sản đã được bán hết vượt chỉ tiêu đề ra. Theo em, cửa hàng A đã vận
dụng quy luật quan hệ cung cầu như thế nào để tăng doanh thu?


GV: Cầu của người tiêu dùng sẽ tăng nếu giá cả giảm xuống. Cửa hàng đã giảm
giá để tăng sức mua.
5. Dặn dò. (1 phút)
- Về nhà học bài 1, 2, 3, 4, 5 và làm bài tập tiết sau kiểm tra tiết.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.
- Tìm hiểu về lịch sử các cuộc cách mạng KH-KT chuẩn bị cho bài 6.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×