Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÁC tố CHẤT và kỹ NĂNG cần có của một NHÀ LÃNH đạo THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.25 KB, 13 trang )

CÁC TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO
THÀNH CÔNG

Lời mở đầu
Trong một thế giới với rất nhiều hỗn độn và sự thiếu chắc chắn như hiện nay,
lãnh đạo là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Từ gia đình đến xã hội, từ kinh doanh
đến giáo dục, ở qui mô của các công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn lớn..., không ở
đâu có thể thiếu vắng vai trò của lãnh đạo, hàm ý bao gồm các nhà lãnh đạo và
hành vi lãnh đạo của họ. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò
của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực hiện tốt
vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ
sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh
nghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình. Một trong những lý do khiến họ là
một nhà lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ cần
hiểu được lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh
nghiệp, là người liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao
của doanh nghiệp. Qua việc tìm hiểu về những tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo
sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn sâu hơn về vấn đề phát triển khả năng lãnh đạo
và giúp chúng ta biết được đâu là tố chất, kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và
phát huy một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp
tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp.

1


I.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO

1.1. Khái niệm lãnh đạo


Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn làm chúng ta bối rối hoặc nó xuất
hiện dưới một hình thức khác và làm chúng ta khốn khổ một lần nữa bởi tính chất
khó định hình và quá linh hoạt của nó. Vì vậy chúng ta đã phải sáng tạo ra nhiều
thuật ngữa trương ứng để đối phó với nó...nhưng thuật ngữ này vẫn chưa được định
nghĩa một cách thỏa đáng.
Tuy nhiên hầu hết các định nghĩa về lãnh đạo đều nhận định rằng lãnh đạo
bao gồm một quá trình trong đó sự ảnh hưởng có chủ định được tạo ra bởi một cá
nhân đối với người khác nhằm mục đích định hướng, tổ chức và hỗ trợ các hoạt
động, các mối quan hệ trong một nhóm người hoặc một tổ chức.
Sau đây là một số định nghĩa về lãnh đạo:
- Lãnh đạo là “ hành vi của một cá nhân ...chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một mục tiêu chung (Hemphill & Coons, trang 7).
- Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra môi
trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được (Richard & Engle, 1986, trang 206).
- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất
trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và quá trình hỗ
trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.
I.2.

Công việc của nhà lãnh đạo

Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường
thực hiện những hoạt động sau:
Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt
được mục tiêu đó.
2


Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung
vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình,

hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ
thống bên ngoài.
Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao như:
- Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường. Nhà lãnh đạo đưa ra con
đường cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế
hoạch phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp. Họ biết
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn
doanh nghiệp. Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người
chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh
đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới
đâu. Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục tiêu.

II. CÁC TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ LÃNH
ĐẠO THÀNH CÔNG
2.1. Những tố chất cần thiết của nhà lãnh dạo
Đề tài “lãnh đạo” vốn được xem là một trong vấn đề được nhiều người quan
tâm, bởi suy cho cùng sự thành công của tổ chức phụ thuộc rất lớn vào người lèo
lái con thuyền của tổ chức đó. Một sai sót về chiến thuật của cấp dưới có thể khiến
3


con thuyền chông chênh giữa biển lớn nhưng rồi cũng sẽ về đích. Nhưng một định
hướng chiến lược sai lầm sẽ đưa con thuyền đi theo một hướng khác, khi đó những
nỗ lực của cấp dưới chỉ càng làm cho con thuyền ngày càng xa rời đích đến mong
muốn mà thôi.
Thống kê những nghiên cứu và rút ra từ tình hình thực tế tại đơn vị đang

công tác ,tôi nhận thấy nhà lãnh đạo thành công là người hội tụ những tố chất cơ
bản sau:
2.1.1. Tham vọng, hoài bão lớn và tầm nhìn xa
Nhà lãnh đạo cần có tham vọng, hoài bão lớn và tầm nhìn đủ rộng, đủ xa
và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện
pháp phù hợp, để hiện thức hóa hoài bão cũng mình. Nếu không có tầm nhìn rõ
ràng, rất dễ bị những mong muốn của người khác dẫn dắt mình. Hãy luôn hỏi tại
sao, biết mình đang làm gì và hướng tới mục tiêu như thế nào sẽ giúp bạn lên kế
hoạch cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp, cũng như sẽ kiên cường đối mặt
với các chướng ngại vật.
Bạn có thể bắt đầu phát triển khả năng lãnh đạo bằng việc tạo ra tầm nhìn cá
nhân. Tầm nhìn của bạn là một bức tranh về tương lai mà bạn có thể đạt đến. Nó sẽ
thể hiện giá trị, những đóng góp mà bạn muốn tạo ra, và cách bạn muốn sống. Ví
dụ về tầm quan trọng của hoài bão lớn và tầm nhìn xa chính là Bill Gates và người
đồng sáng lập Microsoft Paul Allen.Ngay từ năm 1975, họ đã nhìn thấy trước
tương lai của ngành công nghiệp máy tính cá nhân nằm ở “phần mềm” chứ không
phải là ở “phần cứng”. Thực tế, Gates đã rất hoang mang khi bắt gặp hình ảnh
quảng cáo cho một loại máy mới và tự hỏi mình: Đây chính là tương lai, làm cách
nào để mình có thể trở thành một phần của tương lai đó? Một thiết bị mới có con
chíp vi xử lý của Intel 8080 đóng vai trò như một bộ não của cả chiếc máy cũng
không hơn gì một mẩu kim loại nếu không có phần mềm giúp nó hoạt động.
4


2.1.2. Hiểu chính mình
Công việc sẽ ý nghĩa nhất và thoả mãn nhất khi có cơ hội để sử dụng điểm
mạnh của mình. Việc lãnh đạo dựa trên nền tảng cơ bản là đặc tính. Biết những
điểm mạnh của mình sẽ khuyến khích bạn tìm được cách để chọn môi trường làm
việc và công việc mà bạn có thể phát huy bản thân tốt nhất. Ví dụ, nếu một trong
những điểm mạnh của bạn là trung thành và làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên hiệu

quả nhất khi là thành viên trong một nhóm nào đó.
Nếu công bằng là một trong những điểm mạnh lớn nhất của bạn, bạn sẽ thất
vọng và không thoả mãn nếu không có cơ hội làm việc về những vấn đề liên quan
đến công lý. Nếu bạn là người ham học hỏi, học tập, bạn sẽ cảm thấy buồn chán và
thất vọng trừ khi bạn tìm được cách để làm chủ những kỹ năng và kiến thức mới.
Mỗi người có những điểm mạnh khác nhau. Những nhà lãnh đạo giỏi phát
triển tài năng bằng cách gắn kết những thế mạnh của mọi người vào công việc. Họ
thừa nhận sự đóng góp và biểu dương những thành tích đạt được.
Hãy bắt đầu việc lãnh đạo tốt bằng việc giành được từng thành công nhỏ.
Hãy nhớ rằng, thậm chí những chiến thắng nhỏ cũng đủ để xây dựng sự tự tin và
phát triển khả năng lãnh đạo.
2.1.3. Khả năng nhạy bén thuyết phục
Nhà lãnh đạo cần có một khả năng nhạy bén thuyết phục, nhạy bén để
nắm bắt những cơ hội kinh doanh đến từ kẽ hở thị trường, nhạy bén với những
thách thức công ty sắp phải đối mặt. Trong cuốn sách “Con đường phía trước”
(The road ahead), Bill Gates đã kể lại cảm xúc của mình lúc đó khi bắt gặp mẩu
quảng cáo cho chiếc máy Altair 8800 như sau: “Không, mình không thể đứng
ngoài chuyện này được! Người ta sẽ viết những phần mềm thực thụ cho con chíp
này. Điều này sớm hay muộn sẽ xảy ra, mà chắc chắn là sẽ sớm và mình muốn
5


được tham gia ngay từ đầu. Tham gia vào những giai đoạn đầu của cuộc cách mạng
máy tính cá nhân là cơ hội nghìn năm có một, và mình phải nắm lấy nó”.
2.1.4. Tính sáng tạo
Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược thực
hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ cong việc nào, cũng cần phát
huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm
bảo nhất.
Khi tinh thần sáng tạo được khuấy động nó sẽ cổ vũ cho một kiểu người

mới, cả cuộc đời đầy những mong uớc được đổi mới, khám phá những phương
thức mới để làm việc, biến giấc mơ thành sự thật. Những cảm hứng loé lên bất
chợt là khoảng khắc cuối cùng của quá trình được đánh dấu bởi những giai đoạn
đặc biệt - những bước cơ bản trong việc tháo gỡ những vấn đề mang tính sáng tạo.
2.1.5. Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì
nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải
biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập
nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển
trong công việc của mình.
Thực tế cũng chứng minh được rằng những nhà lãnh đạo xuất sắc thường
gây ấn tượng bởi những quyết định nhanh nhạy trong mọi tình thế. Có thể nói, khả
năng thích nghi và khai thác triệt để lợi ích từ môi trường kinh doanh chính là
phẩm chất phân biệt họ với những nhà quản lý bình thường.
2.1.6. Dũng cảm và kiên trì
Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc nghiệt nhất.
Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm gì.
6


Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại, phải luôn xác
định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm gì, sẵn sàng đối mặt và dũng cảm
vượt qua sự khó khăn, thất bại đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích
lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào
cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì,
giữ vững ý chí, cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát
triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…cho đến khi nào thành công
thì thôi. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, giống như một vận động viên
marathon, hãy luôn cố gắng và tin tưởng vào những điều bạn đang làm và không
bao giờ bỏ cuộc, đó sẽ là động lực lớn cho sự phát triển doanh nghiệp.

2.1.7. Luôn có tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh
Các nhà lãnh đạo phải luôn lạc quan. Khi đối mặt với một thử thách, người
lạc quan sẽ không có cảm giác mình thua cuộc và không nơi nương tựa. Họ duy trì
sự tập trung vào những mục đích lớn hơn, tìm cách để bật lên và theo đuổi con
đường đạt đến mục tiêu của mình.
Người lạc quan sẽ nhìn sai lầm là cơ hội học hỏi, không phải là tai hoạ hay
sự kết thúc sự nghiệp của họ. Điều này lại khuyến khích họ chấp nhận các thử
thách trên con đường trở thành nhà lãnh đạo. Có thể bạn từng nghĩ lạc quan là
phẩm chất cá nhân và có thể người này có còn người khác thì không. Nhưng trên
thực tế, các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng người ta có thể học cách suy nghĩ lạc
quan và cần phải có một quá trình để thay đổi.
2.1.8. Sự quyết đoán
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định
quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những

7


quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến
những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là
người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải
một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công
ty.
2.2. Những kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo thành công
Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, bên cạnh những tố chất mà nhà lãnh
đạo cần có thì nhà lãnh đạo ngày nay, cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ
năng không thể thiếu như: kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền
hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp.

2.2.1. Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà
quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ
thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn
khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi.
Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người
một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định
một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà
lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác
quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm
cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
2.2.2. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:
Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành
động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới
8


vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu
quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà
quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc
theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý
phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến.
Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ
giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền
hạn của mình.
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm
nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các
mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh
đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần
thiết.
2.2.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được

tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại
vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến
hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh
của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành
thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng
giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản
hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả
năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia
về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua
được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê
công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định
9


lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả
lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều
kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên
tốt.
Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ
năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên
gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo
thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta
cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các much
tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
2.2.5. Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân
tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách
khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó,
người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi,
những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện

nó.

III. MỘT SỐ NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG TIÊU BIỂU
3.1. Warren Edward Buffett
Warren Edward Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người
Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám
đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ
hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 27 tỉ USD. Ông được gọi là "Huyền
thoại đến từ Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha”, rất nổi tiếng do sự kiên định trong

10


triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng
lồ.
Buffett không ngừng vươn tới thành công và nuôi dưỡng niềm đam mê làm
giàu của mình. Năm 1941, khi còn là một đứa trẻ, Buffett đã tuyến bố rằng ông sẽ
trở thành triệu phú vào năm 35 tuổi. Ông đã có được mục tiêu và không ngừng
phấn đấu. Nhiều người cho rằng chính điều này đã khiến người vợ của ông phải bỏ
đi. Tại một bữa tiệc tối có Buffett tham dự, khi một người khách hỏi một câu rằng
điều gì quan trọng nhất trong thành công của bạn thì Buffeett trả lời đó là "quan
tâm". Đáng chú ý nhất, một vị khách hàng tại bữa tiệc hôm đó cũng trả lời một câu
trùng hợp: Bill Gates là người Mỹ duy nhất giàu hơn Buffett.
3.2. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ sở hữu những phẩm chất cần thiết để trở thành
một người của công chúng: thông minh, tài hùng biện, hài hước, giàu tình thương
người. Cho dù nhiều người không đồng ý với quan điểm của Hillary Clinton, song
họ đều hiểu rằng tất cả những lời bà nói ra đều xứng đáng được lắng nghe.
Trong một phần tư thế kỷ, người phụ nữ 61 tuổi đã chứng tỏ tài năng của
bản thân với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ, thượng nghị sĩ, nữ ứng cử viên tổng

thống thành công nhất trong lịch sử Mỹ. Thế nhưng hành trình khó tin của bà vẫn
chưa kết thúc. Trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton phải sử dụng mọi
kỹ năng mà bà có để xử lý các vấn đề gai góc nhất trong một giai đoạn đầy biến
động của thế giới.

11


I.V. KẾT LUẬN
Trở thành một lãnh đạo vĩ đại là một chặng đường dài. Chặng đường đó có
những nốt thăng, nốt trầm, và dĩ nhiên cũng cần có 1 điểm xuất phát, đó là từ cấp
độ 1 nhân viên. Chặng đường này có thể được tóm gọn bởi các nấc thang cơ bản
sau: Nhân viên > Quản lý cấp trung > Lãnh đạo > Lãnh đạo giỏi > Lãnh đạo lớn >
Lãnh đạo vĩ đại. Theo ngôn ngữ triết học, mỗi nấc thang này được xem như 1
“điểm nút”, đó là sự tổng hòa các thay đổi về lượng để dẫn đến 1 sự chuyển đối về
chất.
Lãnh đạo là một nghệ thuật, vì vậy ranh giới phân định về các nấc thang
phát triển từ cấp nhân viên đến một lãnh đạo vĩ đại chỉ mang tính tương đối. Về cơ
bản, sự phân định này của chúng tôi dựa trên các khía cạnh mà chúng tôi cho là
mang tính biểu trưng nhất. Tóm lại, chặng đường đến được bến đỗ cuối cùng là trở
thành 1 lãnh đạo vĩ đại là cả một nghệ thuật sử dụng và dung hòa các tố chất, kĩ
năng và kiến thức của một người lãnh đạo.

------* Hết *------

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình môn học Phát triển khả năng lãnh đạo –

12


2.

Slides bài giảng môn học Phát triển khả năng lãnh đạo -

3.

“Tố chất của một nhà lãnh đạo xuất chúng”, link:

/>đăng ngày 17/03/2010, xem ngày 10/09/2011.
4.

Tài liệu Bussiness Continuity Management – Maybank.

5.

Bài “Vai trò của người lãnh đạo” trên

đăng
ngày 14/9/2009, xem ngày 10/09/2011.
6.

“Những tố chất của nhà lãnh đạo” của Hồng Anh trên vnexpress.net, link:

đăng ngày
18/12/2007, xem ngày 09/9/2011.

13




×