Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.59 KB, 11 trang )

NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

Tố chất của nhà lãnh đạo
Doanh nghiệp thành công không thể không nói đến
nhà lãnh đạo với những tố chất cần thiết, đó là:
1. Niềm say mê. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được
điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê thì
một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
2. Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Điều chắc chắn là người lãnh đạo không thể
điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài
những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh đạo còn
phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức,
nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.
3. Nhìn xa trông rộng. Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào
đó, nó lại không tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm
đến một đối tượng, một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú
tâm dành thời gian tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm
say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước
những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.
4. Óc sáng tạo. Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những
chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ công việc


nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả
nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
5. Khả năng truyền đạt thông tin. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết
và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và
làm theo.
6. Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức. Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy
những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc
thực hiện.


7. Khả năng làm việc theo nhóm. Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt
động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết
sắp xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết
cách giải quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
8. Sự tự tin, tài xoay xở: Người lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn. Khi khó khăn,
họ không nản chí. Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác.
Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.
9. Lòng dũng cảm. Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc
nghiệt nhất. Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ họ là đại diện cho ai và
cần phải làm gì. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan
đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
10. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người lãnh đạo tài năng là người không trốn
tránh trước thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể
xảy ra với doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.


Kỹ năng của nhà lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài tố chất lãnh đạo thì họ cần trang bị
cho mình những kiến thức không thể thiếu như nhóm các kỹ năng: nghiệp vụ,
giao tiếp và nhận thức

1. Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và
kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng
sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.
2. Kỹ năng giao tiếp: kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ
của những người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính
nhạy cảm trong giao tiếp), khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu
loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ

hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã
hội chấp nhận được)
3. Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy logic, sự thông
hiểu về các khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp và mập
mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng
phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ
hội và các vấn đề về tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).


Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một
nhà lãnh đạo nổi tiếng với các tố chất
và kỹ năng lãnh đạo: Ông Lê Khắc
Hiệp - Chủ tịch Vincom

Ông Lê Khắc Hiệp xuất thân từ gia đình trí thức tại tỉnh Thừa Thiên. Ông đã
theo đuổi ngành Vật lý và đã tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Kharkov –
Ucraina với học hàm Tiến sỹ Vật lý. Với khả năng giao tiếp thiên phú và kiến
thức uyên bác, ông đã từng trở thành Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại
của Chi nhánh Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential, sau đó ông đã gia nhập
Công ty CP Vincom là Tổng Giám đốc Công ty CP Vincom. Sau hơn 1 năm làm
việc trong cương vị mới, ông được tín nhiệm và bầu làm Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Công ty CP Vincom. Ông luôn là người chỉ ra đường hướng phát triển
để đưa Công ty đến được sự thành công như ngày hôm nay. Không những vậy,
ông còn đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup phụ trách công tác
Đối ngoại, thực hiện một trọng trách mà Tập đoàn tin tưởng giao phó.

Năm 2004, công việc của ông Hiệp tại Prudential dường như không có gì phải
phàn nàn. Giữ vị trí Phó tổng giám đốc, ông luôn được Tổng giám đốc và nhiều
lãnh đạo cấp cao thừa nhận là “công thần” số một tại đây. Ông Hiệp là người



đầu tiên xây dựng Prudential Việt Nam từ khi còn là một văn phòng đại diện,
đồng thời đóng góp nhiều công sức, đưa công ty này phát triển với tốc độ thần
kỳ, trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ngành bảo hiểm nhân thọ
thế giới. Đến nay, Prudential Việt Nam vẫn là công ty bảo hiểm nhân thọ duy
nhất trên thế giới có 1 triệu khách hàng sau 2 năm.

Tham vọng định hướng thực hiện mục tiêu:
Cuối năm năm 2004, quyết định đột ngột rời Prudential của ông Hiệp để sang
Vincom (một công ty Việt Nam mới thành lập) khiến nhiều người trong giới
kinh doanh ngạc nhiên. Ông Hiệp cho biết, sau 10 năm cùng xây dựng và phát
triển với Prudential, ông muốn tìm kiếm những thử thách mới.
“Khi nhận lời mời của anh Vượng (ông Phạm Nhật Vượng – người sáng lập
Vincom), tôi nghĩ đơn giản là mình sẽ làm được. Trước đó, tôi cùng với mọi
người ở Prudential đã xây dựng một công ty bảo hiểm rất thành công thì tại sao
lại không thể làm được với Vincom? Hơn nữa, tôi muốn được góp một phần vào


khát vọng cháy bỏng của anh Vượng, là xây dựng được những thương hiệu
mang tâm hồn, trí tuệ Việt nhưng ở đẳng cấp quốc tế”, ông Hiệp nói thêm.
Tự tin:
Tháng 9/2004, ông Hiệp trở thành Tổng giám đốc của Vincom. Vào thời điểm
đó, rất nhiều người cho rằng, mô hình tổ hợp cao ốc văn phòng, trung tâm mua
sắm, giải trí cao cấp như Vincom… sẽ khó thành công bởi nhu cầu của người
dân Hà Nội cho dịch vụ này còn thấp.
Thế nhưng, chỉ sau vài năm làm việc tại đây, cùng với đội ngũ của mình, ông
Hiệp đã tạo nên những thay đổi lớn. Chưa đầy 7 năm, bắt đầu từ tòa tháp đôi
Vincom đầu tiên, ngoài hệ thống tổ hợp văn phòng – trung tâm thương mại và
căn hộ cao cấp tại 191 – Bà Triệu, Vincom đã trở thành một thương hiệu bất
động sản hàng đầu Việt Nam, với nhiều các dự án trên khắp đất nước. Bên

những tòa nhà riêng như Vincom City Towers tại Hà Nội, TP HCM, công ty còn
triển khai xây dựng các khu đô thị hoàn chỉnh như Royal City, Times City,
Vincom Village…
Sẵn sàng đảm nhận được trách nhiệm:
Theo yêu cầu của ban Chủ tịch và giám đốc, yêu cầu phải tăng vốn điều lệ và
tăng lợi nhuận. Quả thật là một điều rất khó khăn nhưng Hiệp cam kết sẽ làm
được.
Lúc khởi điểm, Vincom có vốn điều lệ chỉ vài trăm tỷ đồng thì nay, con số đó là
3.800 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 2 tỷ USD.
Năm 2010, Vincom đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 2.432 tỷ đồng.


Xây dựng hình ảnh:
Là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty niêm yết có giá trị thị trường lên tới
hàng tỷ USD, kiêm Phó chủ tịch của Vingroup – một tập đoàn lớn gồm nhiều
công ty như Vincom, nhưng vẻ bề ngoài của ông Hiệp khá giản dị. Ngày bình
thường, trông ông giống giám đốc công ty ngành kỹ thuật có vẻ mặt hiền lành,
thật thà chứ không phải là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty bất động sản
lớn.
Có sức thuyết phục:
Chủ tịch của Vincom tâm sự: “Trải qua nhiều khó khăn, chúng tôi nhận ra rằng:
Chìa khóa của thành công nằm ở niềm tin và sự chia sẻ. Trước hết là niềm tin
vào bản thân, tiếp theo là truyền được niềm tin cho đồng nghiệp, rồi tạo được
chữ tín, được niềm tin cho đối tác, khách hàng, nhà đầu tư.... Làm được những
điều này, có muốn không thành công cũng không được”.

Kỹ năng giao tiếp:
Làm được nhiều việc với Prudential trước đây và Vincom (hiện tại) nhưng điều
khiến ông Hiệp vui và tự hào nhất là được tham gia các hoạt động từ thiện, xã
hội. Trước đây, khi còn làm việc tại Prudential, công tác từ thiện xã hội luôn

được ông Hiệp chú trọng, góp phần xây dựng một hình ảnh công ty được nhiều
người yêu mến và trân trọng.
Niềm say mê của ông Hiệp với hoạt động này nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
những người sáng lập, cổ đông lớn của Vincom và Vingroup. Quỹ Thiện Tâm


được thành lập từ tiền cá nhân cũng của những thành viên này. Chỉ riêng trong
năm 2010, quỹ này đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, xã hội trên khắp đất
nước Việt Nam với tổng số tiền trao tặng lên tới 170 tỷ đồng.
Riêng trong tháng cuối năm, ông Hiệp có một niềm vui đặc biệt khi đại diện cho
quỹ trao tặng 6 vạn suất quà Tết mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho 6 vạn gia
đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại một số tỉnh thành trên cả nước. “Những
anh em ở Vincom và Vingroup đều có chung quan điểm về tình dân tộc, nghĩa
đồng bào, về truyền thống lá lành đùm lá rách, kèm theo những yếu tố mang tính
tâm linh khi làm việc thiện. Nếu mình làm được nhiều cần chia sẻ với những
người khác kém may mắn hơn thì những điều may mắn mới tiếp tục đến với
mình”, Chủ tịch hội đồng quản trị của Vincom tâm sự.
Hiểu biết về công việc:
Ông ngoài cương vị Chủ tịch ra thì Ông còn nổi tiếng với vai trò là người tư vấn
về bất động sản và những lĩnh vực khác mà tập đoàn đang tham gia. Ông hiểu
tường tận các góc cạnh vấn đề và được mọi người đánh giá cao về sự tài năng
trong nắm bắt, hiểu biết công việc.

Sáng tạo:
Các mô hình kinh doanh của Vincom luôn đi trước các doanh nghiệp khác cùng
ngành. Nhắc đến Vincom là nhắc đến một thương hiệu có các sản phẩm thời đại,
sang trọng. Ông luôn tìm ra đại dương xanh trên con đường phát triển của mình.


Qua những tìm hiểu trên đây về ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch Vincom chúng ta

nhận thấy rằng nhà lãnh đạo thành công cần có rất nhiều những tố chất và kỹ
năng lãnh đạo tốt, được vận dụng linh hoạt, phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Ông Lê Khắc Hiệp thực sự là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu và chúng
ta tin rằng ông còn tiếp tục tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Phát triển Khả năng Lãnh đạo, Griggs
2. www.vincom.com.vn
3.
4.


The End



×