Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những tố chất và ký năng của nhà lãnh đạo tài năng và thành công – chủ tịch FPT trương gia bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.11 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH VỀ NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG VÀ THÀNH CÔNG –
CHỦ TỊCH FPT TRƯƠNG GIA BÌNH

Năm 2011 tập đoàn FPT tròn 23 tuổi. Từ một nhóm 13 nhà khoa học khi
thành lập (năm 13/9/1988), đến nay tập đoàn FPT đã có hơn 12.300 cán bộ công
nhân viên, với 7 công ty thành viên và có mặt ở 10 quốc gia trên thế giới và các
chi nhánh, văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh,Đà Nẵng và Cần Thơ, với
doanh thu năm 2010 đạt trên 20.516 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.022
tỷ đồng nộp ngân sách 3.920 tỷ đồng. Để trở thành một tập đoàn kinh tế - công
nghệ hàng đầu của Việt Nam, được cả thế giới biết đến với sự ngưỡng mộ và
khâm phục là một quá trình truyền cảm, sáng tạo với tất cả những tố chất và kỹ
năng của một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam và khu vực, mà báo chí tốn
không ít giấy mực khi viết về ông, ông là Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng
quản trị Tập đoàn FPT.

Khả năng thu hút người tài.
Theo ông Bình trước hết cần phải nhận diện đúng. Tài năng không phải
là thứ đột nhiên bùng phát. Một người có tài, thường phát lộ khả năng từ rất
sớm. Bởi thế, ông đánh giá họ dựa trên trải nghiệm trực tiếp, quan sát họ
trong một thời gian dài. Hùng Râu, Thành Nam, anh Bùi Quang Ngọc là
những người ông học cùng trường, làm việc trực tiếp nhiều, nên có cơ hội để
1


nhìn thấy những thành tựu họ đạt được. Với những người mình không có cơ
hội để trải nghiệm trực tiếp, thì phải dựa trên uy tín, kinh nghiệm để nhìn
nhận. Ví dụ, người tài là người được những người rất có tài khác đề cử. Bằng
kinh nghiệm của mình, khi tiếp xúc với một người, cũng dễ có linh cảm về cái
tài của họ.
Biết được họ rồi, muốn thu hút, cần phải hiểu tâm tư của họ. Mỗi tài
năng luôn ấp ủ trong mình một khát vọng to lớn. Đó là khát vọng làm được


những kỳ tích không chỉ giúp họ đổi đời, mà đổi đời cho bạn bè, gia đình họ,
đất nước họ. Và người tài cũng tự biết rằng làm được chuyện đó không dễ. Họ
cần hợp tác với những người tài khác, có được 1 môi trường để họ phát huy
được hết khả năng của bản thân, đánh giá được đúng tài năng của họ, hỗ trợ
họ làm nên những kỳ tích đó.
Hiểu được đặc điểm này, ông đến với họ bằng sự chân thành, trong
sáng. Cho họ thấy rằng mình có thể trao cho họ những cơ hội lớn để thực hiện
những khát vọng đó. Khi người tài tin tưởng, họ sẽ muốn gắn bó với ta.
Sử dụng người tài.
Ông Bình đã áp dụng cách làm của FSoft: ai nghĩ mình có tài, hãy tự
đứng lên đề xuất. Điều đó tăng tính chủ động, người tài tự phát sáng, tự tin
thể hiện chính mình. Một cách khác, là hãy đặt cho họ một việc lớn, và để
tự họ phát triển theo hướng họ muốn. Nếu họ thực sự có tài, thậm chí họ có
thể phát triển tốt hơn nhiều so với mong đợi của lãnh đạo. Ví dụ tiêu biểu
là FTEL và Đình Anh. Tiền thân của FTEL chỉ là mạng ttvn, còn Đình Anh
khi bắt đầu vào kinh doanh viễn thông là một nhân vật “no-name”. Vậy mà
đến nay, FTEL đã thành 1 công ty viễn thông hùng mạnh. Hay FDC, ban
đầu chỉ là phân phối cho Compac, Microsoft, nhưng bây giờ thì như chúng
ta thấy. Người tài tự nghĩ ra những lĩnh vực mới để làm, rồi mở rộng ra,
phát triển hơn.

2


Mô hình này rất đặc trưng ở FPT, rất khác với cấu trúc hình Kim tự
tháp: cấp trên giao việc cho cấp dưới làm. Ở FPT, người tài là trung tâm, thu
hút tất cả để giúp họ tỏa sáng. Tất cả các đối tượng khác xoay quanh họ, hỗ
trợ tối đa để họ phát triển. Tự người tài cũng ý thức vị trí trung tâm của mình,
khi cần, chủ động tìm và yêu cầu hỗ trợ.


Trọng người tài.
Để triển khai kinh nghiệm 10 năm "con người là cốt lõi của thành
công", ông Bình đã phát động một chiến dịch cầu hiền tài. "Chiếu cầu hiền
tài" của ông đăng trên báo Chúng ta và được nhiều báo khác đăng tải lại đã
gây xúc động mạnh mẽ trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FYT ra đời,
quy tụ hầu hết những học sinh sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em
vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế.
Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng
trong làng phần mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng. Ông Henry là bạn học
thời sinh viên với Phan Ngô Tống Hưng. Là người có hoài bão lớn lao và biết
truyền cảm xúc sang người đối thoại, ông Bình không khó khăn gì trong việc
thuyết phục ông Henry đang lạc lối giữa trời Tây về với FPT chính nghĩa.
Chính ông Henry là người đưa khách hàng phần mềm quốc tế đầu tiên cho
FPT: công ty Winsoft-Canada.
Hợp tác.
Trước hết ông Bình nhìn nhận FPT như một nhà nước. Có đối ngoại,
đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn
thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Ông Bình học ở
quân đội ở cấu trúc Fractal, ở tinh thần chiến tranh nhân dân. Ông Bình
thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác Văn.
Như bất cứ phong trào hay tổ chức nào, việc tập hợp các tài năng trong
FPT được ông Bình đặt ưu tiên cao nhất. Xung quanh ông Bình là cả một đội
3


ngũ cán bộ tâm huyết, cá tính, rất có năng lực và có nhiều thế hệ. Phải nói
rằng không có một đội ngũ như thế, FPT cũng không có được những thành
tựu như ngày hôm nay. Họ cùng chung một chí hướng: xây dựng một FPT
ngày càng phát triển, phát triển không ngừng. Nhiều người biết FPT đã thắc
mắc tại sao sau bao nhiêu năm FPT vẫn ngồi được cùng nhau. Chắc hẳn năng

lực lãnh đạo và phẩm chất, tài năng của ông Bình như thế nào mới có được
một tập thể như thế. Ở nhiều nơi khác, sự phân rã đã đến ngay khi mới có
chút ít thành công.
Từ khi bắt đầu thành lập, sự hợp tác cùng với các thương hiệu nổi tiếng
trên thế giới cùng với sự kết hợp nhân, vật lực được đặt ra là một mục tiêu vô
cùng quan trọng. Hiện nay tập đoàn FPT là đối tác hàng đầu tại Việt Nam của
các hãng nổi tiếng như: IBM, HP, Microsoft, Oracal, Nokia… Trương Gia
Bình đã thành lập nhiều công ty thành viên tại nhiều nước trên toàn thế giới
như tại Nhật, Singapore, USA.
Thông minh
Từ ngày học phổ thông, Trương Gia Bình đã là một học sinh giỏi toàn
diện, cấp III ông học tại lớp chuyên toán Hà Nội Trường Chu Văn An, thi vào
đại học đạt kết quả cao ông được cử đi du học tại Liên Xô và Tốt nghiệp khoa
Cơ học, Đại học Tổng hợp Matxcơva năm 1979. Bảo vệ thành công luận án Phó
tiến sỹ tại Đại học Tổng hợp Matxcơva năm 1983. Được nhà nước phong tặng
danh hiệu Phó giáo sư năm 1990. Quá trình học tập cộng với những thành công
trong lãnh đạo tập đoàn FPT đã nói lên tố chất thông minh trong con người ông.
Ham học hỏi
Từ một nhà khoa học được đào tạo ở môi trường Xô viết, ngày nay ông
Bình đã là một nhà doanh nhân hàng đầu tại Việt nam, cùng nhiều hoạt động
xã hội khác. Được đào tạo ở Liên Xô nên ông càng thấm nhuần câu nói của
Lê nin “ Học, học nữa, học mãi …”. Học qua sách vở, học qua thực tiễn, tự
học, tham quan học hỏi kinh nghiệm cách làm của các công ty đã thành công
4


trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các nước trên thế giới. Trong quãng
thời gian trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các
Cty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là
việc lập và bảo vệ kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ

thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA).
Có sức thuyết phục
Ông Bình có tài thuyết khách. Khi ông Bình nói về một vấn đề nào đó,
tưởng chừng thế giới không thể khác đi được. Nhiều khi người nghe bị thuyết
phục không phải vì bản chất của đề tài mà là do cách thức thuyết phục của
ông. Nhiều người tin và làm theo, dù nhiều cái ông nói đâu có đúng, đâu có
đơn giản, đâu có dễ thực hiện, họ biết hoặc nghi ngờ nhưng vẫn nghe ông
thuyết phục và làm theo.
Chịu đựng được những áp lực, căng thẳng
Phẩm chất kiên trì đeo đuổi mục đích đặt ra, xử lý bằng được mọi khó
khăn trở ngại, lôi kéo, áp lực mọi người cùng thực hiện. Một phẩm chất mà
nhiều nhà lãnh đạo không có. Có những thăng trầm trong quá trình phát triển,
sức ép trước những việc phải ra quyết định để lãnh đạo cả một tập đoàn hùng
mạnh chứng minh được khả năng chịu được áp lực và căng thẳng tuyệt vời
của ông Bình.
Tính sôi nổi, nhiệt huyết
Rất thích hội hè, với FPT dường như là chưa đủ, ông Bình còn nhiều
đam mê khác. Nào lập trường Quản trị kinh doanh, nào Hội doanh nghiệp trẻ
Việt Nam, rồi Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm Việt nam. Ở đâu ông Bình
cũng nổi trội trong vai trò dẫn dắt, cũng là chủ tịch.
Kỹ năng giao tiếp:

5


Khả năng nói, thuyết trình và ứng xử trả lời báo chí Bình luôn là người
số 1với những lời lẽ lưu loát, sắc bén. Ông có khả năng xây dựng bản sắc của
các thành viên và tinh thần trong từng nhóm làm việc.
Kỹ năng tư duy:
Ngay từ khi đi học ông là dân chuyên toán nhưng lại say mê cả môn văn,

chịu khó nghiên cứu tài liệu, sách vở ông hay trình bày các vấn đề dưới góc độ
hoặc bằng ngôn ngữ Triết, khác với những suy nghĩ tư duy thuần Toán.
Cách lập luận quy nạp và tư duy suy diễn đã giúp ông đưa ra những lập
luận sắc bén, thuyết phục, thu hút được các nhà đầu tư và giúp ông lãnh đạo
hiệu quả được toàn thể tập đoàn.
Tầm nhìn xa
Khi FPT mới thành lập ông Bình đã suy nghĩ rất nhiều về bài toán nguồn
nhân lực và đi đến kết luận Việt Nam cần thiết phải có các tổ chức đào tạo
chuyên nghiệp quốc tế mới có thể đào tạo các lập trình viên đáp ứng các tiêu
chuẩn của ngành công nghiệp phần mềm. Ông cùng Nguyễn Thành Nam làm
một chuyến du hành sang Ấn Độ với mục tiêu tìm lời giải cho bài toán nhân lực.
Tại đây ông đã tiếp xúc với các công ty Tata, Aptech, NIIT, Inforsys... Thành
công của những công ty này đã khiến ông sửng sốt. Chính những người Ấn tiên
phong này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và tâm hồn ông, họ đã thổi bùng
ước mơ lay lắt của ông thành một đám cháy khổng lồ.
Giữa tháng 9 năm 1999, FPT khai trương hai trung tâm đào tạo lập trình
viên quốc tế FPT-Aptech. Cuối năm 1999, ông Bình quyết định mở chi nhánh
tại Bangalore.
Vì mục tiêu của FPT-India đặt ra quá chung chung nên tính thuyết phục
không cao. Quyết định thành lập chi nhánh FPT tại Ấn Độ đã gây tranh cãi
nhiều ngày trong hàng ngũ cán bộ tham mưu, nhưng ông Bình thấy không cần
phải giải thích hay đính chính. Một số người có tính hài hước cho rằng, không
có chi nhánh nước ngoài làm sao FPT có thể trở thành công ty quốc tế được!
6


Sự việc này chứng tỏ tầm nhìn của ông Bình cao hơn hẳn mọi người và
đã vượt qua giới hạn thông thường của một giám đốc công ty.
Trên thực tế chi nhánh Ấn Độ không mang lại một lợi nhuận hay triển
vọng lợi nhuận nào cả. Nhưng nó có một sứ mạng chính trị to lớn mà chỉ

những người có tầm nhìn bao quát mới thấy hết được.
Tác động hình thành chính sách
Ông Bình nhận thấy một FPT đơn độc sẽ có rất ít cơ hội thành công. Ông
cần sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam. Ông mơ ước viễn cảnh "nhà nhà làm
phần mềm" sẽ trở thành hiện thực. Bản thân ông cũng bị bất ngờ khi thăm quan
thung lũng phần mềm Bangalore - Ấn Độ. Ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam
được tận mắt chứng kiến những gì đã làm ông sửng sốt ở đây. Việc một công ty
Việt Nam có chi nhánh ở thung lũng phần mềm nổi tiếng nhất châu Á là sự kiện
có sức thu hút đặc biệt và trên thực tế nó đã lôi kéo được sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo Việt Nam.
Sau chuyến công tác của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, các đoàn
công tác của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng Phạm Gia
Khiêm đã lần lượt đến thung lũng phần mềm Bangalore. "Trăm nghe không
bằng mắt thấy", những chuyến đi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách
của Nhà nước đối với định hướng chiến lược xuất khẩu phần mềm một năm
sau đó.
Những vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến công
nghiệp phần mềm, nhưng sự quan tâm đó vào đầu năm 2000 vẫn chưa được
thể hiện bằng hành động cụ thể. Chưa có nghị quyết của chính phủ về ngành
công nghiệp này. Chưa có chính sách ưu đãi của nhà nước cho các công ty
phần mềm. Nhà nước cũng chưa quyết tâm đầu tư. Ông Bình hiểu rằng, cần
phải tiếp tục tác động.
Không chỉ trực tiếp tuyên truyền trên truyền hình Việt Nam, ông còn đi
đến Đà Nẵng, Cần Thơ giải thích và vận động những nhà lãnh đạo tại các tỉnh
7


này ủng hộ xây dựng các công viên phần mềm địa phương. Chiến dịch tuyên
truyền sâu rộng với sự tham gia của tất cả các phương tiện thông tin đại chúng
đã mang lại kết quả. Ai cũng nói về phần mềm. Chính phủ bàn về phần mềm.

Tỉnh, thành phố, quận huyện cũng bàn về phần mềm. Hội thảo về "xuất khẩu
phần mềm như một cơ hội thiên niên kỷ" đã diễn ra khắp nơi. Từ vấn đề kinh tế,
xuất khẩu phần mềm đã trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho
đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển.
Ngày 05/06/2000, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và
phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với mục tiêu: 50 ngàn
lập trình viên, 500 triệu đô la Mỹ phần mềm xuất khẩu vào năm 2005. Ngày
17-10-2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã ra Chỉ
thị 58-CT/TW, trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin đối với sự
phát triển đất nước.
Tiếp theo hai văn kiện quan trọng này là việc triển khai hàng loạt các
chính sách ưu đãi dành cho các công ty phần mềm như: miễn thuế 4 năm cho
các công ty phần mềm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không áp dụng VAT
với các sản phẩm phần mềm, thuế xuất nhập khẩu bằng không...
Đặc biệt các lập trình viên Việt Nam được tôn vinh, khi mức lương bắt
đầu phải nộp thuế thu nhập nâng từ hai triệu lên tám triệu đồng. Các công ty
phần mềm được sử dụng internet với tất cả các cổng dịch vụ không bị kiểm
soát qua firewall... Nhà nước đầu tư vào các khu công viên phần mềm như
Quang Trung, Hòa Lạc...
Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng các chính sách mới
này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình
trong nỗ lực tác động hình thành chính sách.
Nhiều ý tưởng:
Tâm huyết với FPT ông Bình luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa
FPT trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, ông là một doanh nhân được
8


đánh giá là có nhiều ý tưởng. Ba ý tưởng được đánh giá là quan trọng nhất
trong cuộc đời ông đó là:

1. Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường: Lịch sử Việt Nam là
lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh. Tại sao
người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu cho quê hương, mà làm kinh tế lại
có nhiều điều không ổn? Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng
quân đội và sau này tự tổng kết trong bài “chiến tranh nhân dân ứng dụng vào
quản trị kinh doanh”. Điều này ông đã dạy cho nhân viên FPT, đồng thời cũng
chia sẻ với các doanh nghiệp trong khuôn khổ khoa Quản trị kinh doanh –
ĐHQG Hà Nội, và ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam,
quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được.
2. Genetic: Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu
dài, tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu
Sumitomo – Nhật Bản đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Cty Thụy Điển
đã tồn tại tới 7 thế kỷ. Ông Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường
tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc biệt và có thể đặt tên nó là genetic.
3. Thác số: Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật
đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người ta
viết thành những cuốn sách rất nổi tiếng như “Thế giới phẳng”, còn ông Bình
gọi nó là thác số. Bởi khi chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy
làm, nhưng khi internet ra đời sẽ có một dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều
tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít tri thức, đồng thời sẽ có dòng
công việc chảy theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao,
ngăn đập để làm thủy điện. Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng các
kỹ năng, cụ thể trong công nghiệp phần mềm là tiếng Anh và lập trình. Ông
Bình đẩy tiếp một bước nữa là “tạo nước” bằng việc mở trường Đại học, hiện
nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50
ngàn sinh viên trong các hệ thống khác. Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông
Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát điện vận hành. Các nước phát triển
9



không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ chết cha chết mẹ, ra đời lương lại
không cao, họ thường làm các việc khác. Vì thế ông Bình cho rằng, trong
tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến
một ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội của
đất nước, trong cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.
Lãnh đạo FPT trong những năm qua Bình có niềm tin vững chắc vào
những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều
cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những
chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này.

Tóm lại một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh
đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả.
Sự thành công của FPT hôm nay là một minh chứng sống cho những tố chất và
kỹ năng của một nhà lãnh đạo xuất sắc, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội
đồng quản trị Tập đoàn FPT.

10


Tài liệu tham khảo:
1. Phát triển khả năng lãnh đạo (6/2009), Tài liệu tham khảo – Lưu hành nội bộ.
2. Phát triển khả năng lãnh đạo - Global Advanced Master of Business
Administration - Griggs University.
3. />4. />5. />
11



×