Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam ( CĐĐh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 16 trang )

ATK THÁI NGUYÊN VỚI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP


Hoạt động của Bác Hồ



Di tích



2.

LÝ DO CHỌN ATK LÀM CĂN CỨ ĐỊA



VAI TRÒ CỦA ATK ĐỊNH HÓA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP



NỘI DUNG


1. VỊ TRÍ AN TOÀN KHU - ATK ĐỊNH HÓA
Di tích lịch sử An toàn khu – ATK Định Hóa là vùng
lõi của chiến khu Việt Bắc, nằm ở cực Bắc của tỉnh
Thái Nguyên, thuộc địa phận các xã Phú Đình,
Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng
Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn


Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, với
tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km

2

Đây cũng là địa bàn giáp danh giữa các tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn.

Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước
đã sống và làm việc từ 1947 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9
năm chống thực dân Pháp.

.


2. LÝ DO CHỌN ATK LÀM CĂN CỨ ĐỊA

Huyện Định Hoá là huyện miền núi ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên. Về mặt quân sự, Định Hoá có địa hình lý tưởng “Tiến
có thể đánh, lui có thể giữ”, là nơi mà những đội du kích, cứu quốc quân có thể dựa vào núi rừng hiểm trở để đảm bảo bí mật,
che giấu lực lượng, tổ chức hoạt động huấn luyện hoặc phục kích, ngăn chặn các cuộc càn quét của kẻ địch mạnh hơn, đông
hơn. Đặc biệt, Định Hoá có nguồn tài nguyên rừng, nước, lương thực, thực phẩm của nền kinh tế tự nhiên có thể tự cung, tự
cấp làm hậu phương căn cứ địa... Từ núi rừng Định Hoá, có thể xuất phát tấn công địch ở các địa phương, khi thắng lợi có thể
tiến về châu thổ sông Hồng, nếu khó khăn hoặc bị bao vây tấn công có thể lùi về để bảo toàn, xây dựng lực lượng.


Địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn là một trong những yếu tố đảm bảo cho huyện Định Hoá nói riêng và tỉnh Thái
Nguyên nói chung trở thành địa điểm xây dựng ATK Trung ương, chủ yếu thuộc địa phận bốn xã: Phú Đình, Điềm
Mặc, Thanh Định, Định Biên của huyện Định Hóa. Kề sát với khu vực bốn xã này, về phía tây, vượt qua dãy núi Hồng
là huyện Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) và về phía bắc, vượt qua đỉnh đèo Xo là huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn).
Khu vực 4 huyện: Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, có khả năng đáp

ứng một phần nhu cầu vật chất cho kháng chiến, đảm bảo cho lực lượng kháng chiến có thể tồn tại và phát triển. Đặc
biệt đối với nước ta, trong điều kiện chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn, lại bị đế quốc bao vây, phong tỏa,
sự tồn tại nền kinh tế tự nhiên như ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn trong chừng mực nhất định, có tác dụng
tích cực đối với cuộc kháng chiến.


Không chỉ có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi mà các địa phương này còn có cơ sở và phong trào quần
chúng vững mạnh. Người dân nơi đây sớm có truyền thống yêu nước và cách mạng, một lòng trung kiên, quyết tâm
xả thân với nước khi có giặc ngoại xâm. Định Hoá (Thái Nguyên) và Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) là những
địa phương sớm có đảng viên Cộng sản đến hoạt động. Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 1945), đây cũng là nơi xuất hiện những khu căn cứ địa đầu tiên, tạo thế đứng cho phong trào cả nước. Như căn cứ
địa Bắc Sơn - Võ Nhai ra đời cuối năm 1940 và nhanh chóng mở rộng ra các vùng xung quanh, thuộc địa phận các
tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang.




ATK Định Hóa là một trong những đầu mối quan hệ trong và ngoài
nước.





ATK Định Hóa là một trong những nơi thực hiện chế độ dân chủ mới.

CHỐNG PHÁP
ATK Định Hóa là một trong những trung tâm lãnh đạo sự nghiệp kháng

3. VAI TRÒ CỦA ATK ĐỊNH HÓA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN


chiến, kiến quốc của cả nuớc.


4. Hoạt động của Bác Hồ


Cuối tháng 10/1946, sau khi ở Pháp về, Bác phái đồng chí Nguyễn Lương Bằng lên Việt Bắc để chỉ đạo việc chuẩn bị các mặt cho
kháng chiến, đặc biệt là vận chuyển hàng chục nghìn tấn muối từ Nam Định lên chiến khu.
 Tháng 11/1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập đội công tác đặc biệt do đồng chí Trần Đăng
Ninh phụ trách, nghiên cứu di chuyển và chọn địa điểm an toàn đặt các cơ quan Trung ương trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Ngày 1/4/1947, Bác rời Phú Thọ di chuyển đến làng Xảo, Hợp Thành, Sơn Dương (thuộc châu Tự Do, Tuyên Quang), bắt đầu
những năm tháng chỉ đạo cách mạng ở Thủ đô kháng chiến.
Tối 19/5/1947, từ làng Xảo (Sơn Dương, Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ cảnh vệ và giúp việc trèo đèo, lội
suối sang ATK Định Hoá
ngày 20-5-1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến đồi Khau Tý, xóm Nạ Tra (nay là xã Điềm Mặc) của ATK Định Hóa cùng
tám chiến sĩ giúp việc được cụ đặt tên là Trường - Kỳ - Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi.  Đồi Khau Tý cũng là nơi đặt
Phủ chủ tịch đầu tiên tại "thủ đô kháng chiến"


Đến tháng 8-1947, khi quân Pháp nhảy dù xuống Việt Bắc thì Bác Hồ di chuyển đến thôn Bản
Ca, xã Bình Trung (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Bác cho dựng lán ngay giữa cánh đồng
Bản Ca, trước mặt là suối Bản Ca chảy uốn lượn thành hình vòng cung ôm lấy cánh đồng
Đầu năm 1948, Bác Hồ cùng nhiều cơ quan trung ương lại đến ở tại địa bàn thôn Nà Quân
cũng ở xã Bình Trung. Tại đây, lán của Bác cách lán của đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng
100m, cách hội trường Trung ương Đảng 300m.


Tiêu chí chọn địa điểm:

Theo lời kể của những người dân địa phương, suốt những năm chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí

Minh và các cơ quan trung ương thường xuyên di chuyển đến nhiều địa điểm trong ATK Việt
Bắc. Các địa điểm ấy phải đảm bảo tiêu chí:

"Trên có núi, dưới có sông.
Có đất ta trồng, có bãi ta chơi.
Tiện đường sang tổng bộ.
Thuận lối tới trung ương.
Nhà thoáng ráo, kín mái.
Gần dân không gần đường".


5. Di tích

Di tích Nà Mòn
Đồi Khau Tý


Lán Khuôn Tát
Đồi “Phong Tướng”


Di tích Bảo Biên
Di tích làng Quặng


Lán Tỉn Keo
Nhà tù Chợ Chu


Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý

lắng nghe !



×