Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.08 KB, 24 trang )

Phần trình bày của nhóm về
§a d¹ng vµ ®Æc ®iÓm chung cña
líp s©u bä


Lớp Sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng
gần một triệu loài) gấp 2 – 3 lần số loài của các động vật còn lại.
Hàng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ
phân bố ở khắp nơi trên Trái đất. Hầu hết chúng có thể bay và trong
quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng
nhiều lần cho đến khi trưởng thành


I. Một số đại diện sâu bọ

1.

Mọt hại gỗ

Mọt hại gỗ là côn trùng cánh cứng đục phá gỗ. Trong điều kiện thuận lợi, phải mất 9-12 tháng mới
phát triển đầy đủ. Con trưởng thành sống từ 1 đến 3 tháng. Chúng phát triển qua biến thái hoàn toàn


2. Bọ ngựa
Con non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong,
gián, v.v... Con trưởng thành thậm chí còn ăn cả chim nhỏ, thằn lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa thường treo mình
lơ lửng trên thân cây hay cành lá chờ con mồi đi ngang qua, rồi dùng hai chân trước có gai nhọn bắt và kẹp
con mồi lại (hành động này diễn ra rất nhanh), con mồi sẽ không chết ngay và bọ ngựa ăn dần con mồi khi
mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ ngựa, bọ ngựa không bao giờ ăn những con mồi đã
chết.



3. Chuồn chuồn
Chuồn chuồn là có khoảng 4.500 loài hiện được biết tới. Chúng là côn trùng biến thái không hoàn
toàn. Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các
khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh
dưỡng có trong trứng. Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành sâu non với khoảng 9-14 lần lột xác,
và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá
con. Chúng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp
tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. Những côn trùng này
sau đó biến thành các con trưởng thành có khả năng sinh sản.


4. Ve sầu
Ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều
lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào
sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Những vòng đời dài như
thế là một sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như loài ong bắp cầy ăn ve và bọ ngựa
bởi vì các loài ăn thịt này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.Phần lớn cuộc
đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 0,3-2,5 m .Các ấu trùng ve hút
nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng
để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên.
Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Vỏ xác ve
sẽ vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây.


5. Bướm cải
Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt sau của lá, đẻ trứng vào đầu hè. Sau 6-8 ngày, trứng nở
thành sâu.Sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lóp da mới
được hình thành. Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn. Sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa.
vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. Trong vòng 2-3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra

khỏi kén. Tiếp đó bướm xoè đôi cánh cho khô rồi bay đi. Bướm cải lại tiếp tục đẻ trứng vào lá rau
cải, bắp cải hay súp lơ.


6.Ong
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có
ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác
nhau. Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000–50.000 con, trong các tổ ở hốc
cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng. Tương tự như loài kiến và mối, tổ ong có ong chúa chuyên đẻ
trứng, ấu trùng do trứng nở ra được nuôi bởi ong thợ. Ong chúa là con ong cái duy nhất có
quyền đẻ trứng trong đàn ong, dài và to hơn các ong đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có
nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, ong chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác,
nhưng ấu trùng được nuôi bắng tuyến nước bọt của ong thợ đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ
riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa. Ong chúa sống 3 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con ong chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường
vào mùa xuân.


7. Ruồi, muỗi
Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh và ngoại ký sinh như muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết. Một số
loài hút máu để sinh tồn như muỗi. Cũng có những loài ruồi ăn phấn hoa hoặc mật, giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn. Vòng đời
của ruồi bao gồm: trứng, ấu trùng (giòi), nhộng, trưởng thành. Thức ăn cho những con ấu trùng khác với khi chúng trưởng thành. Loài ruồi phụ thuộc
nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài khác có cơ quan thính giác
tiến hóa. Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm.
Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. ruồi vừa ăn, vừa nôn,
vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển
từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.


STT


Đại diện

Các môi trường sống
Ở nước

Trên mặt nước

1
Trong nước
Dưới đất

2

Ở cạn

Trên mặt đất

Trên cây
Trên không
Ở cây

3

Kí sinh
Ở động vật
Các đại diện để lựa chọn

Bọ ngựa, dế mèn, dế trũi, bướm, ong, ấu trùng ve sầu, bọ
hung, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ rầy, chấy, rận


4


STT

Đại diện

Các môi trường sống
Ở nước

Trên mặt nước

Bọ vẽ

Trong nước

Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Dưới đất

Ấu trùng ve sầu, dế trũi

Trên mặt đất

Dế mèn, bọ hung

Trên cây

Bọ ngựa


Trên không

Bướm, ong

Ở cây

Bọ rầy

Ở động vật

Chấy, rận

1

2

3

Ở cạn

Kí sinh





• Đặc điểm chung của lớp sâu bọ là
• -Cơ thể có 3 phần riêng biệt
• -Đầu có 1 đôi râu
• -Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

• -Hô hấp bằng ống khí


1. Tằm
Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết thường được sấy khô dùng làm thuốc, gọi là bạch cương tàm. Bạch cương tàm dùng làm thuốc được ghi
đầu tiên trong sách Bản kinh. Ở nước ta có nhiều nơi nuôi tằm. Người ta lấy những con tằm tự nhiên bị bệnh chết cho vào vôi sấy khô là được. Bạch
cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị
thuốc quý. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều bệnh của trẻ em như: kinh giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng,
xuất huyết não, cổ họng sưng đau, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Trong Đông y, tằm là một vị thuốc bổ.


2. Đuông
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên
trong ngọn) của các loại cây thuộc họ Cau, được sử dụng để làm nhiều món đặc sản trong ẩm thực Việt
Nam vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đuông Dừa Bến Tre là 1 món ngon được liệt vào danh sách đặc
sản vùng miền, hơn hẳn các sơn hào hải vị khác. Sản vật này ăn sạch vì nó chỉ ăn mầm non, chất béo,
phần ngon lành nhất của cây dừa.


3.Ong
Nếu không có các loài ong và côn trùng thụ phấn thì khẩu phần ăn hàng ngày của con người sẽ rất nghèo nàn,
đến mức thấp nhất. Khoảng 1/3 lượng thực phẩm hàng ngày của chúng ta là từ các loài thực vật được côn
trùng thụ phấn, và 80% trong số đó được loài ong mật giúp thụ phấn. Trong nông nghiệp, chính loài ong cũng
giúp thụ phấn cho các loài thực vật là thức ăn của gia súc, ví dụ như cỏ linh lăng – loại thực phẩm chủ yếu để
nuôi bò.


4. Giòi
Giòi là phần đầu cuộc sống của ruồi, cũng gọi là ấu trùng. Kích cỡ của một con giòi ruồi là 10–20
mm. Với nhiệt độ cao của mùa hè, loài ruồi có vòng đời từ 12-14 ngày. Giòi được nhân giống với

mục đích thương mại, dùng làm mồi câu cá, thức ăn cho các động vật nuôi ăn thịt như bò sát và
chim chóc, hoặc cũng có những loài giòi có ích quen thuộc như ong ruồi.


5. Bọ rùa
Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của chúng là các loài rệp
vừng là một trong những loài côn trùng phá hoại nhiều nhất đối với cây trồng ở các vùng ôn đới. Rệp
vừng có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình có thể ăn được hơn 100 con rệp
vừng


6. Mọt gạo
Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cóc lưu trữ có tầm
quan trọng kinh tế, bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt
gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn.


7. Muỗi
Muỗi là trung gian truyền bệnh của rất nhiều loại bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da,…
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên
các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt
Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới,
có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm
truyền bệnh là muỗi.




Sâu bọ đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và đời sống con
người:

- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thực phẩm
- Thụ phấn cho cây trồng
- Làm thức ăn cho động vật
- Diệt các sâu hại
Tuy vậy vẫn có một phần nhỏ gây hại
- Hại hạt ngũ cốc
- Truyền bệnh


HẾT



×