Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận cao học môn báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.57 KB, 34 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, sự cạnh tranh
thông tin giữa các loại hình báo chí cũng như ngay chính trong nội tại từng
loại hình báo chí là vô cùng khốc liệt. Để có thể đứng vững trong cuộc cạnh
tranh đó, báo mạng điện tử cần phát huy triệt để những đặc trưng vượt trội của
mình so với những loại hình báo chí khác. Và ngay trong chính nội bộ loại
hình báo chí mới mẻ này thì sự cạnh tranh ấy càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Độc giả quyết định có đọc một bài báo hay không chỉ dựa vào một cái click
chuột. Vì thế, việc đặt một cái tít hay, hấp dẫn, ngay lập tức thu hút độc giả là
vô cùng quan trọng đối với báo mạng điện tử nói riêng và các loại hình báo
chí nói chung. Nhưng để thu hút bạn đọc, không ít phóng viên và các trang
báo mạng đã giật tít, câu khách quá đà khiến nội dung thông tin trên báo
mạng có nhiều sai lệch, gây mất lòng tin của độc giả. Muốn nâng cao chất
lượng báo mạng điện tử, một trong những việc cần làm chính là nâng cao chất
lượng tít bài.
Kênh 14.vn là một trang thông tin nhận nhiều ý kiến đánh giá về việc
đặt tít giật gân, câu khách. Nhưng trang tin này vẫn có lượng truy cập rất lớn,
xếp thứ 13 trong số những trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam
do trang Alexa.com bình chọn. Điều đó chứng tỏ mặc dù không phải báo
mạng điện tử chính thống nhưng trang thông tin này có ảnh hưởng không nhỏ
đến công chúng.
Vì những lý do đó mà rất cần thiết nghiên cứu về “thực trạng giật tít
trên báo mạng điện tử” và tiến hành khảo sát trên trang tin Kênh 14. Từ đó
không chỉ rút ra được hực trạng của việc giật tít trên báo mạng điện tử nói

1


chung, Kênh 14 nói riêng mà còn góp phần nâng cao chất lượng của các tít
báo trên báo mạng điện tử.


2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề giật tít trên báo mạng điện tử không còn là đề tài mới. đã có
một số sách báo, đề tài tiểu luận nghiên cứu và trình bày về vấn đề này. Tuy
nhiên những tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát trên các báo mạng
điện tử chính thống mà chưa có sự khảo sát chi tiết, cụ thể trong các trang
điện tử khác. Trong khi hiện nay, các trang tin điện tử ngày càng phát triển và
có ảnh hưởng không nhỏ tới việc cung cấp thông tin cho chông chúng. Chính
vì thế khi đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát và hoàn thiện đề tài này, bản thân
người viết thật sự mong muốn bài tiểu luận này sẽ đóng góp một cái nhìn mới
và là tài liệu tham khảo cung cấp các tư liệu hữu ích cho những người có cùng
chung mối quan tâm đến đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, em chỉ tập trung khảo sát các
tiêu đề trên trang thông tin Kênh 14 ở địa chỉ />Chính vì thế những ví dụ chứng minh cho phần Những vấn đề lý luận
chung cũng như phần Khảo sát thực tế đều lấy trên trang thông tin này. Riêng
dẫn chứng trong phần Những vấn đề lý luận chung không giới hạn thời gian
đăng bài, còn phần Khảo sát thực tế vẫn tìm hiểu, nghiên cứu những tít bài
được đăng trong khoảng thời gian thực hiện cuộc khảo sát: từ 15/10/2012 đến
28/10/2012.
Việc thu hẹp không gian nghiên cứu trên một trang thông tin này với
mục đích tìm hiểu và vận dụng những kiến thức lý thuyết vào một trang thông
tin dù được đánh giá là “lá cải”, thậm chí nhảm nhí, nhưng vẫn nhận được
nhiều sự quan tâm, chủ động tìm đọc của hầu hết các bạn trẻ. Để từ đó có cái
nhìn toàn diện, cụ thể hơn, cũng như có được nhìn nhận cá nhân về những
điểm đã làm tốt và điểm chưa làm tốt ở trang thông tin này, đồng thời có sự so
sánh với báo mạng điện tử.
2


4. Thời gian khảo sát

Khảo sát trong 2 tuần, từ 15/10 đến 28/10/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu đã có và hệ thống lý
thuyết có liên quan, cung cấp cho tiểu luận những vấn đề lý luận đúng đắn,
vững chắc, làm tiền đề áp dụng vào thực tiễn, từ đó rút ra các nhận xét toàn
diện, đúng đắn.
- Phương pháp khảo sát: nhằm nắm bắt cụ thể thực trạng giật tít trên báo mạng
điện tử, trang tin điện tử nói chung và Kênh 14 nói riêng.
- Phương pháp thống kê: đưa ra những số liệu, bằng chứng cụ thể, thuyết phục
để chứng minh những nhận định trong phần lý thuyết.
- Phương pháp so sánh: nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, toàn diện và đầy đủ
trong mối quan hệ so sánh với các trang báo và tin điện tử khác, trong chính
các chuyên mục của Kênh 14.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đây là cơ hội để áp dụng lý thuyết vào thực hành và đóng góp vào quá
trình nghiên cứu về tít trên báo mạng điện tử. Ngoài ra, để nâng cao chất
lượng tít bài trên báo mạng điện tử từ đó nâng cao chất lượng báo mạng điện
tử nói chung.

3


Nội dung
1 Những vấn đề lý luận chung
1.1.

Khái niệm về tít báo (tít chính)
Tít (hay tiêu đề, đầu đề) là kết cấu ngôn ngữ ngắn gọn được công
chúng tiếp xúc đầu tiên khi đọc, xem hay nghe một tác phẩm báo chí. Nó là
cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác.

Tít có nhiệm vụ giới thiệu cho độc giả biết được chủ đề của bài báo, thu
hút sự chú ý và định hướng thông tin cho công chúng.
Nếu tít hay độc giả sẽ quyết định đọc nội dung bài báo. Khi tít dở, toàn

1.2.
1.3.

bộ bài báo công phu rất có thể sẽ bị bỏ qua.
Chức năng của tít báo
Tít báo có những chức năng chủ yếu như:
Giới thiệu chủ đề của tác phẩm
Thể hiện góc nhìn, thái độ của tác giả
Thu hút sự chú ý của công chúng
Phân định tác phẩm này với tác phẩm khác
Các dạng tít
Có 2 dạng tít cơ bản trong báo chí là tít có tính thông tin và tít gợi.
Tít có tính thông tin cung cấp cho người đọc những thông tin chính
trong phần nội dung bài viết như ai, cái gì, ở đâu, khi nào… Dạng tít này có
thể đặt theo kiểu câu: chủ ngữ - động từ - bổ ngữ hoặc câu không động từ.
Với kiểu câu có động từ, tít sẽ chỉ rõ hành động. Còn dạng không sử dụng
động từ, tít lại cô đọng và nhấn mạnh từ khóa hơn.
Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa
chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc báo. Dạng tít này thường thấy
trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, người viết sẽ tìm
một hình thức khơi gợi nội dung, một câu ngắn gọn để đặt cho tiêu đề tác
phẩm của mình. Ví dụ như sử dụng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò,
một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi
chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu thành ngữ,
tục ngữ hay ngạn ngữ…
4



Nhiều khi tác giả sẽ dung hỗn hợp hai dạng tít để đạt hiệu quả cao, vừa
1.4.

cung cấp thông tin lại vừa có tính gợi nhằm thu hút công chúng.
Đặc trưng của tít báo mạng điện tử
Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh.
Không như báo viết là bài nào đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể
dưới dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của công cụ tìm
kiếm, trong phần bookmark của một trình duyệt, hay những mục hiện lên
trong danh sách khi tìm kiếm một chủ đề nào đó trên các trang Google,
Yahoo… Vì thế người đọc có thể sẽ không hiểu nội dung bài viết khi nhìn vào
tít.
Ngay cả khi tít nối liền với nội dung bài thì người đọc vẫn gặp khó
khăn trong việc nắm bắt vấn đề. Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung và
các bức ảnh, tiểu mục, trong một trang báo được dàn trang cẩn thận, nên độc
giả lướt qua cũng có thể hiểu. Còn với báo mạng điện tử, trên màn hình chỉ
nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và
không thoải mái. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, người sử dụng
thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật, ấn tượng nhất và bỏ qua hầu hết các
phần tóm tắt.
Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập và
dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung, cũng như thu hút độc
giả quyết định đọc nội dung bài viết.

5


1.5. Các kiểu tít (tiêu đề) cơ bản thường gặp trên báo mạng

1.5.1. Tiêu đề xác nhận sự kiện
Đây là một dạng tít rất phổ biến trên báo mạng hiện nay.Dạng tít này
chỉ nhằm mục đích xác nhận sự tồn tại của các sự việc, sự kiện, hiện tượng...
đã, đang hay sẽ diễn ra. Dạng tiêu đề này rất phù hợp với thể loại tin,vì nó
chứa đựng nội dung bao hàm của toàn bộ một tin trong đó. Hơn thế nữa, tin
lại luôn là một thế mạnh của báo mạng nên loại tít này thường chiếm đa số so
với các loại tít khác. Nó cung cấp thông tin khá trọn vẹn,chi tiết, cụ thể cho

1.5.2.

người đọc thông tin về ai, cái gì, ở đâu, khi nào…
Có thể thấy rất nhiều ví dụ về kiểu tiêu đề này trên trang Kênh 14 như:
Thiều Bảo Trang giản dị tới ủng hộ The Voice (28/10/2012)
Nữ ca sỹ Natina Reed qua đời vì tai nạn ô tô (29/10/2012)
Cậu út nhà Bằng Kiều liên tục ngủ khì trong hậu trường (29/10/2012)
Du học sinh tại Hungary thướt tha với áo dài Việt Nam (29/10/2012)
Bão số 8 đang gây mưa lớn ở miền Trung (27/10/2012)
Một cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc bị rơi từ lầu 6 (27/10/2012)
Tai nạn liên hoàn trên cầu Phùng, 2 người nguy kịch (27/10/2012)
Đêm nay, bão Sơn Tinh áp sát vùng biển Nghệ An – Quảng Trị (27/10/2012)
8 mẫu túi trendy của mùa Xuân/Hè 2013 (28/10/2012)
Cảnh sát bị tố truy đuổi khiến nam thanh niên thiệt mạng (24/10/2012)
Tiêu đề giật gân
Đối với báo mạng,tiêu đề là yếu tố quan trọng để thu hút người đọc đến
với bài báo. Hơn thế nữa, thời đại bùng nổ thông tin dẫn đến sự xuất hiện
ngày càng nhiều các tờ báo mạng điện tử và trang tin điện tử, cũng như yêu
cầu ngày càng cao của độc giả đã khiến những người làm báo mạng phải chịu
nhiều áp lực và sự cạnh tranh tin bài gay gắt giữa các phóng viên, các trang
báo. Do vậy, điều tất yếu là phóng viên phải sử dụng những tiêu đề thu hút
mạnh mẽ sự chú ý, tò mò của người đọc để tăng lượt xem cho bài viết của

mình, giữ được vị trí trong cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt.
Vì thế cách mà rất nhiều phóng viên sử dụng cho bài viết trên báo
mạng điện tử hiện nay đó là sử dụng tiêu đề giật gân, câu khách. Đôi khi họ
còn phóng đại vấn đề hay khoác một mác bề ngoài hoàn toàn khác so với bản
thân nó. Tác dụng tức thì của phương pháp này là khiến người đọc hết sức tò
mò, buộc phải click để đọc bài viết đó.
6


Hướng đến đối tượng chính là các bạn trẻ, những người hay tò mò,
thích thú với những thông tin mang tính chất giật gân, bất ngờ, kì lạ, nên trang

-

Kênh 14 sử dụng hầu hết là các tiêu đề thuộc loại này.
Có thể chia các tiêu đề giật gân thành hai nhóm chính.
Nhóm thứ nhất gồm các tiêu đề nêu đích danh sự việc giật gân, kì lạ.
Ví dụ:
Rơi xuống biển, Han Hyo Joo suýt “lộ hàng” (29/10/2012)
7 người giàu có để lại tài sản cho … người xa lạ (29/10/2012)
Chú chó tí hon nhỏ hơn điện thoại di động (28/10/2012)
Cậu bé có... lò xo trong hộp sọ (27/10/2012)
Cướp quay lại ngân hàng xin thêm tiền vì… thấy ít (26/10/2012)
Cô dâu đeo… 5kg vàng trong đám cưới (24/10/2012)
Cụ bà 105 tuổi vẫn thích dung Facebook (28/10/2012)
Những người thích… ăn trộm đồ lót (16/8/2012)
Trung Quốc: Vợ chồng rủ nhau cùng chuyển đổi giới tính (15/8/2012)
Sống sót sau khi bị “ép xác” trong xe chở rác (14/8/2012)
Nhóm thứ hai không nêu tên sự việc một cách cụ thể nhưng lại gợi ý
thông tin mà bài báo đưa ra rất độc đáo và hấp dẫn để thu hút độc giả.

Ví dụ:

-

Vì em tự làm mình đau (16/10/2012)
Anh sẽ phải chép phạt vì… (30/8/2012)
Vì em là nắng (28/8/2012)
Sau yêu còn có chia tay (23/8/2012)
“Vì nó là bạn cháu”… (22/10/2012)
Những tiêu đề như thế này không phổ biến trên trang Kênh 14, chỉ
được sử dụng cho một số bài viết trong chuyên mục Góc trái tim
( Chuyên mục này gồm những bài viết ít
mang tính báo chí, chủ yếu là những bài tản văn, những suy nghĩ, cảm xúc
hay những câu chuyện nhiều màu sắc được nhìn dưới con mắt của các bạn trẻ.
Hiện tượng này xảy ra bởi kiểu tít này không phát huy thế mạnh với
những nội dung thông tin vốn đã thu hút sự quan tâm của người đọc và tiêu
chí không giới hạn yếu tố giật gân, câu khách, phóng đại sự kiện gây tò mò
cho độc giả của Kênh 14. Các bài viết trên trang thông tin này có nhiều cách
đặt tít thu hút độc giả mà vẫn cung cấp được nhiều thông tin chính nên dĩ

nhiên phương pháp này không tối ưu.
1.5.3. Tiêu đề trích dẫn
7


Đây là kiểu tít dùng lời nói của một nhân vật làm câu tiêu đề cho bài
báo.Loại tiêu đề này nhằm tạo cho độc giả cảm giác rằng nguồn tin mà tác giả
bài báo đưa ra là chính xác,đáng tin cậy.Nó cũng chứng minh rằng bài báo
được thực hiện một cách trung thực với việc tác giả đã chứng kiến sự
kiện,quan sát trò chuyện trực tiếp với những con người, sự việc có thật xảy ra

trong cuộc sống.
Lời trích dẫn thường là lời nói của những người nổi tiếng, có uy tín
trong xã hội,được nhiều người quan tâm như: thủ tướng, bộ trưởng hay những
nghệ sĩ được khán giả yêu thích hoặc những nhân chứng của một sự kiện nào
đó.Vì thế lời nói của họ sẽ tạo ra cảm giác đáng tin cậy và có tính thuyết phục
cao đối với độc giả.
Tiêu đề trích dẫn cũng là một loại tiêu đề thường gặp trên các tờ báo
mạng. Hiện nay, khi mà tính chính xác, đúng đắn của thông tin cần được quan
tâm rất lớn thì những tiêu đề trích dẫn là phương pháp hữu hiệu nhằm tăng

-

yếu tố chính xác cho bài viết, nhận được sự tin tưởng của độc giả.
Ví dụ:
Phương Uyên: “Miệng lưỡi người đời thế nào cũng nói được” (23/10/2012)
Hoài Sa: “Tôi chỉ đứng tên giùm Phương Uyên” (27/9/2012)
Hoài Sa: “Không tự ái khi BTV giữ Phương Uyên” (13/9/2012)
Nguyễn Châm: “Tôi đang ấp ủ kế hoạch cho riêng mình (10/9/2012)
Quyền Linh: “Nên thương thay vì giận Phước Sang” (6/10/2012)
Lê Hiếu: “Tôi không liên quan vụ “bầu” Phước Sang bị tố” (5/10/2012)
Cao Thái Sơn: “Họ tố tôi đồng tính để mua danh” (4/10/2012)
Phước Sang: Bất động sản đóng băng nên tôi bị “đóng đinh” (9/10/2012)
Hương Giang Idol: “Tôi đã trải qua khá nhiều cuộc tình” (27/10/2012)
Hot girl Chi Pu: “Chưa bao giờ nghĩ đến chuyện cưới xin” (10/10/2012)
Tuy nhiên cũng cần chú ý sử dụng kiểu tít này cho phù hợp, vì nếu độc
giả không biết đến người mà phóng viên trích dẫn lời nói thì phương pháp này

lại ít phát huy hiệu quả.
1.5.4. Tiêu đề dưới dạng câu hỏi
- 3 kiểu make – up “kinh dị” nhất trong năm – bạn có dám thử? (Fashion –

25/10/2012)
/>
8


- Nguyễn Ngân bị loại, quyền lợi của Top 5 có gì thay đổi? (Fashion –
28/10/2012)
/>- Vì sao bạn chưa thể yêu ai đó chân thành? (Đời sống – 18/10/2012)
/>Đó là một số tít dưới dạng câu hỏi xuất hiện trên trang thông tin Kênh 14.
Tiêu đề này xuất hiện với mật độ ít trên báo mạng điện tử.
1.5.5. Tiêu đề kêu gọi
Thực chất tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến.Tiêu đề này mục đích
chủ yếu là kêu gọi độc giả hướng tới một suy nghĩ, một hành động... mà theo
quan điểm của người viết là cần thiết.Cách đặt tít theo dạng này thể hiện tâm
tư, tình cảm khá tha thiết của tác giả nên có sự gần gũi và thực sự tác động
không nhỏ tới suy nghĩ của người đọc từ đó khiến cho độc giả có mong muốn
đọc hết nội dung của bài báo.
Tiêu đề kêu gọi cũng xuất hiện với mật độ rất ít trên báo mạng điện
tử .Lý do chủ yếu là hiện nay xu hướng chung của người làm báo là thông tin
một cách khách quan nhất những vấn đề xảy ra trong xã hội và để cho người
đọc tự đánh giá, đưa ra những thái độ nhận xét của bản thân họ.Hơn thế nữa,
ngày nay với trình độ dân trí của công chúng ngày càng được nâng cao thì họ
không muôn trở thành người bị động trong tiếp nhận thông tin cũng như bị áp
đặt quan điểm,nhận xét của người khác.
1.6.

Một số lưu ý khi đặt tít
Một tít phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: trung thực, chính xác, hấp dẫn và
trình bày đẹp.
Tính trung thực:Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của

câu chuyện và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm bài.Bài viết về vấn đề
gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề

9


chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào
đầu.
Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng
nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm
bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên
khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.
Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái
với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau.
Chính xác:Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung,
chính tả, ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài
báo cũng sai.Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính
xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện, tên người… phải chính xác tuyệt đối như
thông tin nêu trong bài.
Hấp dẫn:Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì
vậy cần dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề
đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng
từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Tít tốt nhất
nằm trong khoảng 7 đến 13 từ. Tít 7 từ là số lượng đẹp nhất cho báo chí.
Hình thức đẹp:Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang
báo, không được nén hoặc dãn chữ hay ngắt dòng không đúng làm tít khó
đọc. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít
phụ.
1.7. Những tiêu chí đánh giá một tít hay
- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.

- Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn
đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng
câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng dấu chấm
than vì nó không thay thế được những từ mạnh.
- Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói
quá.
10


- Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.
- Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với
phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn,
điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.
7. Kháo sát thực tế
2.1Khảo sát độc giả
Trước khi tiến hành khảo sát thực trạng giật tít trên Kênh 14, em đã
thực hiện cuộc khảo sát nhỏ với 5 câu hỏi. 50 bạn trong độ tuổi từ 18 – 22 đã
tham gia.
Kết quả đạt được như sau:
S Câ
u
hỏi

1 Tít

Trả
lời

Có.
11


S

n
g
ư
ời
c
h

n
(T

n
tổ
n
g
số
5
0
n
g
ư
ời
th
a
m
gi
a)
4


K
ế
t
q
u

(
%
)

8


của
mộ
t
bài

o

qu
an
trọ
ng
với
bạ
n?

Tít

hay,
hấp
dẫn
mới
đọc.
Khô
ng.
Chỉ
quan
tâm
đến
nội
dung
.
2 Tít Có.
dạ Thư
ng ờng
câu xuyê
hỏi n
có đọc

nhữn
m g tít
bạ dạng
n
câu
tò hỏi.
mò Bình
cli thườ
ck ng.

đọ thỉnh
c? thoả
ng
đọc,
tùy
nội
dung
.
Khô
ng.
Khô
ng
thích
các
12

3

6
%

7

1
4
%

1
5


3
0
%

2
4

4
8
%

1
1

2
2
%


tít
dạng
câu
hỏi.
3 Bạ Hay,
n
hấp
nhậ dẫn,
n
thú
xét vị

gì Bình
về thưở
các ng.
tít Có
trê một
n
số tít
tra hay.
ng Đa
thô số là
ng giật
tin tít,
Kê tít
nh khôn
14 g
?
bao
hàm
nội
dung
bài
viết.
4 Nh
ữn
g
tít
thu
ộc
ch
uy

ên
mụ
c

o

3

6
%

1
0

2
0
%

3
7

7
4
%

Vide
o
Star

4


Musi
k

1
1

Cine

6

Fash
ion

2
0

8
%
6
6
%
2
2
%
1
2
%
4
0


13

3
3


trê
n
tra
ng
tin

nh
14
bạ
n
thư
ờn
g
đọ
c?

5 Th
eo
bạ
n,
tít
trê
n

tra
ng
tin

Đời
sống

2
6

Giới
tính

7

Mad
e by
teens
Lạ

2
3

Spor
t
Funn
y

2


Teen
iscov
ery
2 –
tek
Góc
trái
tim
Học
đườn
g
Quiz
z

3

Tất
cả
các
tít
đều
phản
ánh
đúng
nội
dung

0

14


1
2

1
9

3
1
1
8
1
6

%
5
2
%
1
4
%
4
6
%
2
4
%
4
%
3

8
%
6
%
6
%
2
2
%
1
6
%
3
2
%
0
%



nh
14

thư
ờn
g
xu

n
phả

n
ánh
đú
ng
nội
du
ng
bài
viế
t?

.
Nhiề
u tít
phản
ánh
đúng
nội
dung
.
Rất
ít tít
phản
ánh
đúng
nội
dung
.
Hầu
hết

các
tít
khôn
g
phản
ánh
đúng
nội
dung

15

6

1
2
%

3
5

7
0
%

9

1
8
%



Từ kết quả của cuộc khảo sát nhỏ nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét
cụ thể như sau:
Trước hết, tít đóng một vai trò rất quan trọng đối với một bài báo. Tít
là cái nhìn đầu tiên, sự tiếp cận đầu tiên của bài báo đối với độc giả. Tít có
hay, có hấp dẫn và thu hút sự tò mò, quan tâm của độc giả thì họ mới quyết
định đọc bài viết đó. 86% số người được hỏi sẽ đọc bài viết nếu thấy tít hay.
Khi tít không hấp dẫn được người đọc, bài viết sẽ bị rơi vào quên lãng, và mọi
nỗ lực cung cấp thông tin trong nội dung bài viết của phóng viên sẽ mất hiệu
quả. Đặc biệt đối với báo mạng điện tử và các trang thông tin trên mạng, khi
người đọc thể hiện quyền lựa chọn của mình chỉ với 1 cú click, trong khi
lượng thông tin vô cùng đồ sộ và hàng dài các tít báo liên tiếp nhau, thì vai trò
của tít càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Áp lực đặt một cái tít thật hay
đè nặng lên người phóng viên. Và các phóng viên báo mạng điện tử nói riêng,
phóng viên báo nói chung, phải thật sự quan tâm, chú trọng trong việc đặt tít
cho bài viết của mình.
Thứ hai, tít dạng câu hỏi dù là một hình thức đặt tít có những ý kiến
trái chiều về mặt chuyên môn nhưng trên thực tế vẫn thu hút sự quan tâm nhất
định của độc giả. Có tới 78% số người được hỏi có quan tâm đến những tít ở
dạng này. Đây là một con khá lớn. Trong đó 5/8 số này (30/78%) thường
xuyên đọc những tít dạng câu hỏi, thậm chí thích thú với nó. Chỉ 22% số
người được hỏi bày tỏ quan điểm không thích những tít ở dạng câu hỏi.
Một câu hỏi đặt ra là: liệu có nên tiếp tục phát huy dạng tít này cho các
bài báo?
Có một điều mà mọi quan điểm đều có thể thống nhất là: Báo chí cần
đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của thông tin. Muốn những thông tin đưa ra
trong bài viết thực sự đúng đắn, chính xác, trước hết phóng viên phải chắc
chắn với thông tin của mình, và thể hiện sự chắc chắn ấy, tạo niềm tin đối với
độc giả. Như vậy thì không nên đặt tít dưới dạng nghi vấn mà khẳng định

thông tin bài viết sẽ tốt hơn. Ví dụ tít “Đã tìm thấy kẻ chủ mưu ám sát tổng
thống” sẽ tác động mạnh mẽ, tin tưởng, chắc chắn đến người đọc hơn là một
16


tiêu đề vẫn còn nhiều nghi vấn “Ai là thủ phạm mưu sát tổng thống?”. Người
đọc tìm đến báo chí để được cung cấp nguồn thông tin phong phú, chính xác
và rõ ràng. Họ không đọc báo để phải tự trả lời câu hỏi họ thắc mắc, hay cảm
thấy phân vân trong các bài viết mà ngay cả tác giả cũng chưa có câu trả lời
thỏa đáng cho câu hỏi nghi vấn đặt ra ở tiêu đề.
Nói như vậy không có nghĩa là tuyệt đối không nên sử dụng tít báo
dạng câu hỏi. Nếu phóng viên biết sử dụng loại tít này phù hợp với nội dung
và hoàn cảnh bài viết thì sẽ tạo hiệu ứng tốt đối với người đọc. Ví dụ: Công
chứng: khổ chung! Tại sao?; Chất xám chảy về đâu?; Ăn xin: Cho? Không
cho?... Khi được đặt đúng chỗ, tít dạng câu hỏi sẽ phát huy ưu điểm của nó là
khơi gợi sự tò mò, thắc mắc của độc giả. Với những câu hỏi mà bản thân độc
giả thường xuyên thắc mắc nhưng chưa biết câu trả lời, khi họ nhìn thấy chính
câu hỏi đó trên tít một trang báo, chắc chắn họ sẽ đọc ngay bài báo ấy để
mong thỏa mãn những thắc mắc của mình. Trong trường hợp này, yêu cầu đặt
ra là phóng viên phải có câu trả lời thỏa đáng trong phần nội dung chi tiết đối
với câu hỏi đã nêu ở tiêu để. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu thông tin
cũng như niềm tin của độc giả.
Thứ ba, về thực trạng của các tít trên trang thông tin Kênh 14. 74% các
bạn được hỏi cho rằng tít trên trang thông tin này đa số là giật tít, tít không
bao hàm nội dung bài viết. Cụ thể hơn, không độc giả nào tin tưởng tất cả các
tít trên Kênh 14 đều phản ánh đúng nội dung bài viết. Nhưng có tới 70% đồng
ý rằng chỉ 1 số ít tít trên Kênh 14 phản ánh đúng nội dung. 12% nghĩ rằng
nhiều bài viết tít vẫn phản ánh đúng nội dung và 18% cho rằng hầu hết các tít
của Kênh 14 không phản ánh đúng và đủ nội dung tít thể hiện, làm người đọc
nhiều lần thất vọng về thông tin trong bài viết.

Thứ tư, mặc dù dư luận vẫn cho rằng Kênh 14 là một tờ “báo lá cải”,
chuyên giật tít câu độc giả nhưng không thể phủ nhận rất nhiều bạn trẻ thường
xuyên cập nhật thông tin trên trang này mỗi ngày. Theo kết quả khảo sát, có
thể thấy các chuyên mục thường được nhiều bạn quan tâm là: Star (66%), Đời
sống (52%) hay Made by teens (46%) …
17


Nguyên nhân 3 chuyên mục này thu hút giới trẻ là bởi phạm vi nội
dung thông tin ở đây rất phù hợp với mối quan tâm của những người trẻ tuổi.
Nhưng cũng cần thiết phải khảo sát xem chất lượng những tít trong các
chuyên mục này ra sao. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong phần 2.2 và 2.3
dưới đây.
2.2 Khảo sát số lượng từ trong mỗi tít trên trang thông tin Kênh14
Nội dung bài tiểu luận chỉ tìm hiểu trong phạm vi tít chính của các tờ
báo mạng, trang tin điện tử nên phần này sẽ không tiến hành khảo sát tít ở 4
mục:
-

Video
Funny
Góc trái tim
Quiz
Vì 4 mục này được trích từ rất nhiều nguồn, và đặc biệt là tiêu đề của
các bài trong 4 chuyên mục này không mang tính chất của tít báo chí nên
không thuộc phạm vi khảo sát của bài tiểu luận.
Các chuyên mục tiến hành khảo sát là:Star, Musik, Cine, Fashion, Đời
sống, Giới tính, Made by teens, Lạ, Sport, Teeniscovery, 2 – Tek và Học
đường.
Tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ 15/10 đến 28/10 tại các

chuyên mục này với tổng số tít đã khảo sát là 1280 tít. Số lượng cụ thể như
sau:

-

Star: 192 tít
Musik: 135 tít
Cine: 120 tít
Fashion: 86 tít
Đời sống: 122 tít
Giới tính: 43 tít
Made by teens: 42 tít
Lạ: 103 tít
Sport: 192 tít
18


- Teeniscovery: 69 tít
- 2 – Tek: 91tít
- Học đường: 85 tít.
Sau khi thống kê số lượng từ trong mỗi tít thuộc các chuyên mục này,
em đã có được kết quả như sau:
Chủ yếu các tít bài đều có khoảng từ 7 đến 13 từ. Đây là số lượng từ
phù hợp với thói quen đọc lướt của độc giả, chỉ đọc những thông tin chính,
những tít ngắn gọn nhiều thông tin cô đọng, bỏ rơi những tít dài dòng khó
hiểu và tất nhiên là bỏ rơi luôn bài viết có nội dung tít quá dài. Con số cụ thể
thu được là 1200/1280 bài viết có 7 – 13 từ trong tít. Tương đương 93,75%.
Ví dụ:
- Nàng tomboy cá tính nhất mùa thu (Fashion – 24/10/2012)
 7 từ

/>- Thí sinh đối mặt với giới truyền thông (Fashion – 21/10)
 8 từ
/>- “F4 cổ trang Trung” cũng ăn theo “Gangam sytle” (Cine – 15/10)
 9 từ
/>Trong khi đó có 4,77% tít có dung lượng ngắn (4 – 6 từ), là 61/1280 tít.
Những tít có dung lượng ngắn này thường nằm trong chuyên mục 2 – tek,
Sport và Học đường).
- Choáng với món sinh tố… smartphone (2 –tek: 17/10/2012)
 6 từ
/>- Học Văn dễ như “ăn kẹo” (Học đường – 16/10)
19


 6 từ
/>- Balotelli “dính thảm họa thời trang”
=> 6 từ
/>19/1280 tít có dung lượng tít dài trên 14 từ, tương đương 1,48% là các
bài viết như:
- Chú rể bỏ chạy khỏi đám cưới vì nhà gái phát hiện … tặng vàng giả. (Đời
sống – 23/10/2012)
 tít 15 từ
/>- Người phụ nữ “cố thủ” trong ô tô có thể bị phạt 2 triệu (Đời sống –
23/10/2012)
 tít 14 từ
/>- Người dân “vô tư” vi phạm ở đường trên cao đầu tiên Việt Nam (Đời sống –
23/10/2012)
 tít 14 từ
/>Những tít dài này thuộc 3 chuyên mục cụ thể:
- Đời sống 11,48%
- Sport: 1.04%

- Học đường: 3,53%
Dù có dung lượng tít dài nhưng 3 tít trên vẫn hấp dẫn người đọc bởi nội
dung thực sự đáng quan tâm và cách sử dụng thủ thuật: dấu lửng hay dấu
ngoặc kép… khiến người đọc cảm thấy tò mò, hứng thú. Mặt khác, cả 3 bài
viết được lấy làm ví dụ chứng minh đều được trích từ bài của báo khác sang,
giữ nguyên tít báo. Đây cũng là một trong những lý do cho việc độc giả quyết
định chọn bài báo.
20


21


- Chú rể bỏ chạy khỏi đám cưới vì nhà gái phát hiện … tặng vàng giả. (Đời
sống – 23/10/2012) => theo Dân trí.

22


- Người phụ nữ “cố thủ” trong ô tô có thể bị phạt 2 triệu (Đời sống –
23/10/2012) => theo Vnexpress.

23


- Người dân “vô tư” vi phạm ở đường trên cao đầu tiên Việt Nam (Đời sống –
23/10/2012) =>theo Infonet.

2.3Khảo sát nội dung tít trong mục Star - trang tin Kênh 14
Để đi sâu, cụ thể hơn khi khảo sát nội dung tít, em tập trung khảo sát và

nhận xét các tít trong mục Star từ ngày 15/10 đến ngày 28/10. Sở dĩ em chọn
mục Star vì theo kết quả của phần khảo sát độc giả, đây là mục có nhiều độc
giả quan tâm nhất với con số 66% số độc giả tham gia lựa chọn. Mặt khác đây

24


cũng là mảng có dễ giật tít gợi sự tò mò cho độc giả với chuyện bên lề của các
ngôi sao, những người nổi tiếng…
Thứ nhất, về số tít dạng câu hỏi trong chuyên mục này:
Từ 15/10 đến 28/10, chỉ có 3 bài viết trong chuyên mục này ở dạng câu
hỏi:
- Ngô Thanh Vân đang hẹn hò đạo diễn Cường Ngô?
(17/10/2012)
/>- Hara (Kara) xăm hình trái tim vì bạn trai Jun Huyng?
(26/10/1012)
/>- Taylor Swiff và phi công trẻ nhà Kennedy đã chia tay?
(26/10/2012)
/>Trong bài “Taylor Swiff và phi công trẻ nhà Kennedy đã chia tay?”,
người viết có đưa ra nguồn tin từ trang Us và Radar Online khẳng định Taylor
Swiff và Connor Kennedy đã chia tay. Nhưng có lẽ những nguồn tin ấy vẫn
chưa đủ chắc chắn và người viết cũng chưa đủ tự tin cùng bằng chứng để
khẳng định thông tin 2 nhân vật nổi tiếng này đã thực sự chia tay. Như vậy là
mặc dù có khẳng định thông tin nhưng thực chất thông tin chưa được kiểm
chứng mà mới là trích lại thông tin từ trang khác. Sự không rõ ràng, chắc chắn
trong bài này tạo sự mơ hồ, thiếu hụt đối với người đọc. Trong trường hợp
này, có thể sử dụng tít dạng khẳng định như: “Us: Taylor Swiff và phi công trẻ
nhà Kennedy đã chia tay”. Bằng việc khẳng định thông tin này từ nguồn tin
nào đưa ra, người viết vừa cung cấp thông tin dạng khẳng định cho độc giả,
vừa không phải thắc mắc vấn đề kiểm chứng nguồn tin. Trong bài, có thể

thêm phần mở rộng hay link dẫn đến nguồn thông tin mà tác giả sử dụng để
viết bài.

25


×