Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 10 trang )

Trường :.............................................
Lớp:....................................................
Họ và tên:...........................................

Điểm

Nhận xét của giáo viên

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Thời gian: 120 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Giáo viên coi

Giáo viên chấm

A. Phần đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Đề bài: Đọc thầm bài Hũ bạc của người cha và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng
cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Hũ bạc của người cha
Ngày xưa có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để giành được
một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và
mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm,
khi chỉ còn được vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống


ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra!
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành
tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh
chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy
đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới
biết quý đồng tiền.
Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
- Nếu con lười biếng, dù cha cho con một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu
không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Truyện cổ tích Chăm
Câu 1: Người cha trong câu chuyện buồn về chuyện gì?
A. Vì gia đình nghèo túng thiếu.
B. Vì bà mẹ sợ con vất vả.
C. Vì anh con trai lười biếng.
Câu 2: Khi người con đem tiền về lần thứ nhất, người cha đã thử lòng con như thế nào?
A. Vui mừng, ôm con vào lòng.
B. Ném tiền xuống ao.
C. Cất tiền vào hũ bạc.
Câu 3: Người cha thử lòng người con trai để làm gì?
A. Để xem số tiền đó của do ai làm ra.
B. Để người con nhận ra giá trị của đồng tiền khi lao động vất vả.
C. Để giúp con trưởng thành hơn.


Câu 4: Câu chuyện “Hũ bạc của người cha” của dân tộc nào?
A. Tày.
B. Nùng.

C. Chăm.
Câu 5: Câu: “Ông đào hũ bạc lên.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6: Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” trong câu “Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra.”
là những từ ngữ nào?
A. Người con
B. Vội thọc tay vào lửa lấy ra
C. Người con vội thọc tay
II. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Học sinh đọc thành tiếng, đọc một đoạn (trong bài Tập đọc, lớp 3, tập 1 đã học) và trả
lời một số câu hỏi do yêu cầu giáo viên.


B. Phần viết:
I.Chính tả (nghe-viết): (5 điểm)
Bài viết:

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ
em trong tháng vừa qua theo gợi ý sau:
- Tổ em gồm những bạn nào?
- Các bạn là người dân tộc nào?
- Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
- Tháng vừa qua các bạn làm được những việc gì tốt?
Bài làm

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3



(Giáo viên đọc kĩ hướng dẫn này trước khi tiến hành kiểm tra)
Quy trình kiểm tra: KT viết → KT đọc hiểu → KT đọc thành tiếng
I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút
1. Chính tả: (5 điểm, thời gian: 15 phút)
a) Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây:

Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá
thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần,
người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và
chiêng trống dùng khi cúng tế.
Theo Nguyễn Văn Huy
b) Cách đánh giá cho điểm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5
điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn …: Trừ 1
điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm, thời gian: 30 phút)
HS viết được đoạn văn ngắn 6 - 8 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ
môi trường. Bài viết thể hiện được các nội dung theo gợi ý ở đề bài; dùng từ đúng, không sai
ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4;
3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.)
II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Tiến hành trong khoảng 75 phút
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm; thời gian: 30 phút)
- HS khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu1, 2, 3, 4 đúng được 0,5 điểm,
mỗi câu5, 6 đúng được 1 điểm

- Đáp án: câu 1: C
câu 2: A
câu 3: B
câu 4: C
câu 5: B
câu 6: A
2. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Mỗi HS đọc trong thời gian khoảng 1 phút.
a) Nội dung và cách kiểm tra: GV cho HS sử dụng SGK TV3-T1 với 2 bài tập đọc sau để kiểm
tra phần đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS: Bài “Người liên lạc nhỏ” (SGK TV3-T1,
trang 112); Bài “Đôi bạn” (SGK TV3-T1, trang 130-131).
b) Đánh giá, cho điểm theo các yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2
điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10
tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (không ngắt nghỉ hơi đúng
ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải
đánh vần nhẩm: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
-----------------------------------------------------------------------------* Lưu ý:
- Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế.
- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm
tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn
0,5 thành 1)


Trường :.............................................
Lớp:....................................................
Họ và tên:...........................................


Điểm

Nhận xét của giáo viên

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Thời gian: 120 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Giáo viên coi

Giáo viên chấm

A. Phần đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Đề bài: Đọc thầm bài Cửa Tùng và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh
tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một
thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi
lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh
mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng
được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có
ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt
biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi
sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái

tóc bạch kim của nước biển.
Theo Thụy Chương
Câu 1: Cửa Tùng ở đâu?
A. Ở gần cầu Hiền Lương.
B. Ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển khơi.
C. Ở gần cuối dòng sông Bến Hải.
Câu 2: Sắc màu nước biển Cửa Tùng thay đổi mấy lần trong một ngày?
A. Ba lần
B. Hai lần
C. Một lần
Câu 3: Người xưa so sánh bờ biển Cửa Tùng với cái gì?
A. Chiếc thau đồng đỏ ối.
B. Chiếc lược đồi mồi
C. Mái tóc bạch kim
Câu 4: Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”?
A. Nữ hoàng của các bãi tắm.
B. Người cai quản các bãi tắm.
C. Bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
Câu 5: Câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai thế nào?
B. Ai làm gì?
C. Ai là gì?
Câu 6: Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” trong câu “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre
làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.” là những từ ngữ nào?
A. Đôi bờ
B. Đôi bờ thôn xóm
C. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh
II. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Học sinh đọc thành tiếng, đọc một đoạn (trong bài Tập đọc, lớp 3, tập II đã học) và trả
lời một số câu hỏi do yêu cầu giáo viên.



B. Phần viết:
I.Chính tả (nghe-viết): (5 điểm)
Bài viết:

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý
mến theo gợi ý sau:
- Người đó tên là gì?
- Người đó làm nghề gì?
- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
- Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
Bài làm


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Giáo viên đọc kĩ hướng dẫn này trước khi tiến hành kiểm tra)
Quy trình kiểm tra: KT viết → KT đọc hiểu → KT đọc thành tiếng
I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút
1. Chính tả: (5 điểm, thời gian: 15 phút)
a) Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây:

Rừng cây trong nắng
Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ.
Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá
xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
Theo Đoàn Giỏi
b) Cách đánh giá cho điểm:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5
điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn …: Trừ 1
điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm, thời gian: 30 phút)
HS viết được đoạn văn ngắn 6 - 8 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ
môi trường. Bài viết thể hiện được các nội dung theo gợi ý ở đề bài; dùng từ đúng, không sai
ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4;
3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.)
II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Tiến hành trong khoảng 75 phút
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm; thời gian: 30 phút)
- HS khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu1, 2, 3, 4 đúng được 0,5 điểm,
mỗi câu5, 6 đúng được 1 điểm
- Đáp án: câu 1: B
câu 2: A
câu 3: B
câu 4: C
câu 5: A
câu 6: B
2. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Mỗi HS đọc trong thời gian khoảng 1 phút.
a) Nội dung và cách kiểm tra: GV cho HS sử dụng SGK TV3-T1 với 2 bài tập đọc sau để kiểm
tra phần đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS: Bài “Người liên lạc nhỏ” (SGK TV3-T1,
trang 112); Bài “Đôi bạn” (SGK TV3-T1, trang 130-131).
b) Đánh giá, cho điểm theo các yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2
điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10
tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (không ngắt nghỉ hơi đúng

ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải
đánh vần nhẩm: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
-----------------------------------------------------------------------------* Lưu ý:
- Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế.
- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm
tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn
0,5 thành 1)


Trường :.............................................
Lớp:....................................................
Họ và tên:...........................................

Điểm

Nhận xét của giáo viên

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Thời gian: 120 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Giáo viên coi

Giáo viên chấm


A. Phần đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Đề bài: Đọc thầm bài Âm thanh thành phố và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe
tất cả các âm thanh nào nhiệt, ồn ả của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây
bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin
đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng
pi-a-nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ
để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm
thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
Theo Tô Ngọc Hiến
Câu 1: Hằng ngày anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
A. Tiếng ve kêu, tiếng kéo lách cách, tiếng còi ô tô, tàu hỏa, tiếng bánh sắt lăn.
B. Tiếng đàn vi-ô-lông.
Tiếng đàn pi-a-nô.
Câu 2: Những từ ngữ nào tả âm thanh phù hợp với sự vật?
A. ầm ầm là tiếng ve kêu.
B. lách cách là tiếng còi xe xin đường.
C. rền rĩ là tiếng ve kêu, gay gắt là tiếng còi xe xin đương.
Câu 3: Các âm thanh mà anh Hải nghe thấy là âm thanh ở đâu?
A. Núi rừng
B. Thành phố
C. Nông thôn
Câu 4: Các âm thanh được tả trong bài nói lên điều gì của cuộc sống thành phố?
A. Cuộc sống thành phố rất sôi động, náo nhiệt nhưng vẫn có những giây phút thoải
mái, dễ chịu.

B. Cuộc sống thành phố rất sôi động, náo nhiệt và căng thẳng.
C. Cuộc sống thành phố có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu.
Câu 5: Câu: “Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.” thuộc kiểu câu nào?
B. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6: Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” trong câu “Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá
cây bên đường.” là những từ ngữ nào?
A. Tiếng ve
B. Tiếng ve kêu
C. Tiếng ve kêu rền rĩ
II. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Học sinh đọc thành tiếng, đọc một đoạn (trong bài Tập đọc, lớp 3, tập II đã học) và trả
lời một số câu hỏi do yêu cầu giáo viên.


B. Phần viết:
I.Chính tả (nghe-viết): (5 điểm)
Bài viết:

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) kể về một làng quê hoặc thành phố em
yêu quý theo gợi ý sau:
- Đó là làng quê (hay thành phố) nào?
- Cảnh vật và con người ở đó đáng yêu, đáng mến ở điểm nào?
- Tình cảm của em đối với nơi đó ra sao?
Bài làm


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Giáo viên đọc kĩ hướng dẫn này trước khi tiến hành kiểm tra)
Quy trình kiểm tra: KT viết → KT đọc hiểu → KT đọc thành tiếng
I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút
1. Chính tả: (5 điểm, thời gian: 15 phút)
a) Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây:

Tiếng đàn
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi.
Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng
nước mưa. Ngoài hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các
lối đi ven hồ.
Theo Lưu Quang Vũ
b) Cách đánh giá cho điểm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5
điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn …: Trừ 1
điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm, thời gian: 30 phút)
HS viết được đoạn văn ngắn 6 - 8 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ
môi trường. Bài viết thể hiện được các nội dung theo gợi ý ở đề bài; dùng từ đúng, không sai
ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4;
3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.)
II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Tiến hành trong khoảng 75 phút
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm; thời gian: 30 phút)
- HS khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu1, 2, 3, 4 đúng được 0,5 điểm,
mỗi câu5, 6 đúng được 1 điểm
- Đáp án: câu 1: A

câu 2: C
câu 3: B
câu 4: A
câu 5: C
câu 6: B
2. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Mỗi HS đọc trong thời gian khoảng 1 phút.
a) Nội dung và cách kiểm tra: GV cho HS sử dụng SGK TV3-T1 với 2 bài tập đọc sau để kiểm
tra phần đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS: Bài “Người liên lạc nhỏ” (SGK TV3-T1,
trang 112); Bài “Đôi bạn” (SGK TV3-T1, trang 130-131).
b) Đánh giá, cho điểm theo các yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2
điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10
tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (không ngắt nghỉ hơi đúng
ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải
đánh vần nhẩm: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
-----------------------------------------------------------------------------* Lưu ý:
- Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế.
- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm
tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn
0,5 thành 1)



×