Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Xây dựng Ebook thực hành hóa học hữu cơ sử dụng cho sinh viên Khoa Hóa học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: HÓA HỌC
*********

LÊ ĐÌNH TUẤN

XÂY DỰNG EBOOK
THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ
SỬ DỤNG CHO SINH VIÊN KHOA HÓA
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: HÓA HỌC
*********

LÊ ĐÌNH TUẤN

XÂY DỰNG EBOOK
THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ
SỬ DỤNG CHO SINH VIÊN KHOA
HÓA
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC


Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

Người hướng dẫn khoa học
THS. CHU ANH VÂN


HÀ NỘI - 2013


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
ThS. Chu Anh Vân – Khoa Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã tận
tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên lớp K35A
khoa Hóa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã tạo mọi điều
kiện vật chất và tinh thần để tôi hoàn thiện được đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19/05/2013
Sinh viên

Lê Đình Tuấn

Lê Đình Tuấn


K35A – SP Hóa


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lê Đình Tuấn

Khóa luận tốt nghiệp

K35A – SP Hóa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài...................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mục đích nghiên cứu................................ Error! Bookmark not defined.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
4. Giả thuyết khoa học ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Tìm hiểu chung về hình thức đào tạo tín chỉ
....................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2.....................Error! Bookmark not defined.
1.2. Vai trò của thực hành trong Hóa học ... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ebook điện tử ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Quy trình vẽ hình mô phỏng thí nghiệm sử dụng phần mềm
Chemwindow ................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2. Cách bố trí hình ảnh và nội dung thí nghiệmError! Bookmark not defined.
2.3. Xây dựng ebook điện tử........................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not defined.

3.1. Định hướng xây dựng nội dung thí nghiệm thực hànhError! Bookmark not defin
3.2. Phương thức xây dựng nội dung........... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cấu trúc ebook
................................................................................Error! Bookmark
not defined.


3.2.2. Các tiêu chí xây dựng nội
dung.......................................................Error! Bookmark not defined.


3.2.3. Cách xây dựng hình vẽ mô phỏng thí
nghiệm.................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Ebook thực hành Hóa học Hữu cơ........ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Cách thức trình bày
ebook..............................................................Error! Bookmark not
defined.
3.3.2. Quá trình xây dựng file điện tử cho
ebook......................................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Xuất file
“.PRC”.............................................................................Error!
Bookmark not defined.
3.3.4. Những tiện ích khi sử dụng
ebook...................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................ Error! Bookmark not defined.






MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng lần thứ XI, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ đạo
chiến lược của các kỳ đại hội trước đã đưa ra yêu cầu: Phải đổi mới và phát
triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo [13]. Mặt khác, theo Diễn đàn
Kinh tế Thế giới đánh giá, một trong ba "vùng lõm" của Việt Nam chính là
đào tạo và giáo dục Đại học [14]. Do đó, giáo dục Việt Nam, nhất là giáo dục
Đại học phải thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp... nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo của trường ĐHSP Hà Nội 2
là đào tạo ra những nhà giáo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cho xã
hội; đặc biệt với việc chuyển đổi đào tạo từ hệ thống niên chế sang hệ thống
tín chỉ thì việc thay đổi phương pháp, phương tiện dạy học càng trở nên cần
thiết và cấp bách hơn.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, do đó trong nội dung học
tập không thể thiếu được nội dung thực hành. Tuy nhiên, số lượng đầu sách
thực hành dùng cho sinh viên khoa Hóa trong nhà trường còn ít, hầu hết đều
được xuất bản từ thập niên 90 của thế kỉ trước. Vì vậy, trong các tài liệu còn
có một số điểm không phù hợp cũng như khả năng tương tác với sinh viên
không cao, ít gây được hứng thú học tập, khiến cho quá trình học tập gặp
nhiều hạn chế, đặc biệt với những sinh viên theo học chế tín chỉ bởi quá trình
tự học là chủ yếu.
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi và
thiết thực trong các hoạt động của đời sống như: sản xuất, kinh doanh, nghiên
cứu khoa học.... Đặc biệt, với sự phát triển rộng khắp và mạnh mẽ của hệ

thống internet, việc ứng dụng CNTT vào dạy và học Hóa học là một vấn đề
cần thiết, mang lại hiệu quả cao.

Lê Đình Tuấn

1

K35A – SP Hóa


Lê Đình Tuấn

2

K35A – SP Hóa


Một cuốn sách điện tử với những ưu thế vượt trội của nó sẽ góp phần
giải quyết những vấn đề trên: vừa đổi mới phương pháp học tập, vừa ứng
dụng CNTT, vừa thay thế được những cuốn sách in đã cũ, lại có sự tương tác
đa chiều với người học...
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng ebook
thực hành hóa học Hữu cơ sử dụng cho sinh viên khoa Hóa trường ĐHSP
Hà Nội 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung thực hành hóa Hữu cơ phù hợp với mô hình đào tạo
theo tín chỉ của trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hướng đổi mới, chuẩn hóa, cập
nhật về kiến thức và kỹ năng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng nội dung các bài thực hành.

Xây dựng hình ảnh minh họa thao tác thí nghiệm.
Xây dựng một số lưu ý nội dung kiến thức khó.
Xây dựng một số lưu ý về cách pha chế, chuẩn bị dung dịch chuẩn.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được ebook có chất lượng, biết cách khai thác và sử dụng
chúng một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp
người học nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính
tích cực, tự giác trong quá trình học.



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.1.1. Tìm hiểu chung về hình thức đào tạo tín chỉ [3, 15]
Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng các thành tựu trong nhiều lĩnh vực,
trong đó các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục Đại học đóng vai trò rất lớn
trong sự nghiệp phát triển của loài người. Cùng với sự bùng nổ của CNTT,
con người trong thế kỷ mới không ngừng có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm của
mình nhằm đóng góp vào quá trình phát triển của thế giới.
Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục Đại học,
nơi người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình học
được sắp xếp có hệ thống. Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở
các chương trình học, nơi người học có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục
này sang hệ thống giáo dục khác mà không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy,
các nhà giáo dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục
Đại học đang cố gắng lập ra một không gian giáo dục thống nhất để người
học có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Với mục đích đó, một hệ
thống được gọi là “hệ thống chuyển đổi tín chỉ” được xây dựng và phát triển ở
nhiều nước trên thế giới.
Tín chỉ là một quan niệm dựa trên sự tín nhiệm vào khả năng cũng như

năng lực của đối tác. Trong hệ thống giáo dục, tín chỉ mang ý nghĩa là sau
một khóa học, người học sẽ có đủ khả năng, năng lực và trình độ đáng để
chúng ta tin cậy. Như vậy, có thể nói tín chỉ là sự chứng nhận khả năng, năng
lực nào đó của học viên sau một khóa học, được sử dụng để đo lường khối
lượng công việc của một người học theo các hoạt động học tập đã được lên kế
hoạch như lên lớp nghe giảng, tham dự seminar hoặc tự học... và hệ thống
chuyển đổi tín chỉ là một hệ thống được sử dụng cho tất cả các môn học của
một chương trình giáo dục đào tạo, giúp học viên có khả năng và năng lực



mưu sinh sau khi tốt nghiệp. Có hai hệ thống tín chỉ tương đối được sử dụng
rộng rãi hiện nay. Đó là Hệ thống Tín chỉ của Hoa Kỳ được thực hiện từ
những năm đầu tiên của thế kỷ 20 và Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ của Châu
Âu được xây dựng từ những năm giữa của thập kỷ 80 và được Hội đồng Châu
Âu công nhận như là một hệ thống thống nhất dùng để đánh giá kiến thức của
người học trong khuôn khổ các nước thành viên EU từ năm 1997.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ tạo cho giáo dục Đại học và người học
nhiều tiện ích:
- Giúp người học hình dung và định lượng ra tất cả các yêu cầu đối với
bản thân trong từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình học tập của mình
trong nhà trường.
- Tạo điều kiện cho người học chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc
học tập dựa vào năng lực và điều kiện của mình, làm chủ thời gian và công
việc.
- Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp người
học không bị mất đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như
việc học của họ bị gián đoạn.
- Giúp người học có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học
khác trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống.

Tùy theo mỗi trường Đại học, mỗi chuyên ngành..., hệ thống giáo dục
tín chỉ không nhất thiết phải tuân theo một khuôn mẫu nào. Như chúng ta
thường thấy, những Đại học danh tiếng thường không đòi hỏi nhiều tín chỉ
như các Đại học xếp hạng trung bình, và thi cử cũng tương đối ít hơn. Tại các
Đại học như Oxford, Cambridge, Harvard, MIT, Caltech, Stanford... người
học không phải thi nhiều như các Đại học hạng trung tại Mỹ và tại châu Á.
Trong tiến trình hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới, các
trường Đại học Việt Nam trong những năm của thập kỷ 90 vừa qua đã tiến tới



việc tham khảo kinh nghiệm và áp dụng hệ thống tín chỉ vào chương trình đào
tạo của mình. Có thể kể ra các trường đi đầu trong việc áp dụng này là các
trường thuộc khối kỹ thuật như trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí
Minh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội...
Nhìn chung, các trường được phép áp dụng thử nghiệm học chế tín chỉ
từ năm 1993 - toàn bộ chương trình đào tạo đã được chuyển sang hệ tín chỉ.
Mô hình nhóm ngành - ngành rộng được áp dụng. Đối với hệ đào tạo chính
quy tại trường áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế tín chỉ. Các
học phần tự chọn sẽ được giới thiệu chi tiết, cụ thể trong chương trình đào tạo
theo từng ngành học và từng học kỳ, người học sẽ dựa vào quy chế mà có thể
đăng ký học những học phần hoàn toàn theo khả năng và sở thích của mình.
Theo hệ thống này, người học không phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp hay phải
bảo vệ luận văn tốt nghiệp như trước đây mà người học có thể lựa chọn là
hoàn thành thêm một số (thường là 10) tín chỉ ngoài các học phần như đã
công bố trong chương trình đào tạo của từng ngành học.
Hiện nay, các hoạt động về tổ chức đào tạo phục vụ cho học chế tín chỉ
của nhà trường như đăng ký môn học, thời khoá biểu của người học, kết quả
điểm tích lũy của từng môn học theo số tín chỉ v.v..., từng bước đi vào thế ổn
định và mang tính bền vững. Nhiều trường đã thực hiện chế độ tích luỹ kết

quả học tập theo học phần thống nhất cho các loại hình đào tạo Đại học chính
quy, Đại học văn bằng 2, Đại học tại chức... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện
nay, khi hệ thống chuyển đổi tín chỉ đã được phổ biến rộng rãi ở các nước,
nhiều trường Đại học Việt Nam vẫn trong tình trạng “đóng cửa” và loay hoay
với những mô hình đã thể hiện nhiều bất cập của mình. Những áp dụng còn
tính chất “nửa vời” hiện nay cho thấy sự yếu kém của một cơ chế “bao cấp”
còn sót lại và sự chưa triệt để của quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học của
chúng ta.



1.1.2. Đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [16]
Hội nhập với nền giáo dục thế giới nói chung, nước ta nói riêng, năm
2010, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã chuyển từ mô hình đào tạo theo hệ thống
niên chế sang hệ thống tín chỉ, bắt đầu áp dụng với người học khóa 36.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương
trình đào tạo cho một ngành cụ thể. Thời gian thiết kế cho một khóa đào tạo
Đại học trong trường ĐHSP Hà Nội 2 là 4 năm đối với đối tượng học sinh có
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp; là 3 năm đối với đối
tượng có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; là 2 năm đối với đối
tượng có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
Một năm học có hai học kỳ chính và có thể có một học kỳ phụ.
- Học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi.
- Học kỳ phụ có 5 tuần thực học và 1 tuần thi, được tổ chức cho sinh
viên học lại, học vượt hoặc học thêm các học phần ngoài chương trình đào
tạo. Sinh viên đăng kí tham gia học kỳ phụ trên cơ sở tự nguyện, không bắt
buộc. Việc tổ chức học kỳ phụ được căn cứ vào tình hình cụ thể từng năm
học.
-Ngoài ra, còn một số tuần dành cho các hoạt động khác như học Giáo

dục Quốc phòng – An ninh, kiến tập, thực tập, nghỉ hè, nghỉ Tết.
Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên tự sắp xếp để rút
ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập như sau:
- Thời gian rút ngắn tối đa là 2 học kỳ chính.
- Thời gian kéo dài tối đa là 4 học kỳ chính.
Thời gian tối đa sinh viên được phép học tập tại trường bao gồm cả thời
gian dành cho học ngành phụ, học lấy bằng thứ hai (khi chưa làm thủ tục ra
trường), các học kỳ được phép nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân và các



học kỳ học ở trường khác trước khi chuyển về trường ĐHSP Hà Nội 2 (nếu
có).
Tại trường ĐHSP Hà Nội 2, một tín chỉ được quy định bằng: 15 tiết học
lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực
tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp.
Đối với các học phần lý thuyết, hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu
khối lượng kiến thức của 01 tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn
bị cá nhân.
Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một kỳ thi chính và có thể tổ chức
thêm một kỳ thi phụ (thi lại) để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho
những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ
thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính. Thời gian
dành cho ôn thi kết thúc học phần tỉ lệ với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất
là 2/3 ngày cho 01 tín chỉ. Ngoài ra, người học có thể thi nâng điểm vào học
kỳ chính.
Học tập kinh nghiệm của những trường Đại học đi trước, qua 3 năm
đào tạo theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đạt được
một số thành tựu như thuận lợi cho người học vì người học hoàn toàn chủ
động lựa chọn loại hình học tập cũng như việc thực hiện kế hoạch học tập

trong quá trình đào tạo của mình, giải quyết được khủng hoảng về đội ngũ
giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất và nâng cao tính chuẩn mực trong
chương trình đào tạo cho các hệ đào tạo của nhà trường...
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào
tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian
tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm, do đó, giống như các
ngôi trường Đại học khác của Việt Nam, việc thay đổi hệ thống giáo dục cũ
đã ăn sâu vào gốc rễ bằng một hệ thống mới: hệ thống chuyển đổi tín chỉ,



×