BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN TRUNG NAM
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN TRUNG NAM
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
60310105
Quyết định giao đề tài:
678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016
Quyết định thành lập hội đồng:
696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017
Ngày bảo vệ:
23/8/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. HỒ HUY TỰU
Khoa sau đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Nam
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, UBND thành phố Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi hoàn thành đề tài.
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu
trường Đại Học Nha Trang, khoa Sau Đại học cùng các quý thầy cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Chí Công đã giúp tôi hoàn thành
tốt đề tài này. Qua đây, tôi xin gủi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bác, các cô, các anh, chị ở UBND
thành phố Vinh, UBND các phường mà tôi thu thập số liệu nghiên cứu đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cũng như cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và tất cả
bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Nam
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................4
2.1. Các khái niệm liên quan tiêu dùng xanh và năng lượng tái tạo ...............................4
2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng......................................................................................5
2.2.1. Lý thuyết hành vi tiêu dùng hợp lý (TRA)............................................................5
2.2.2. Lý thuyết về hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB).......................6
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hành vi sử dụng năng lượng tái tạo ... 7
2.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................................................7
2.3.2. Nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................................10
2.4. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ......................................................12
2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...............................................................................12
2.4.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu....................................................................13
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................17
v
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN..........................................18
3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................19
3.2. Xây dựng thang đo .................................................................................................21
3.2.1. Ý định đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo (INTEN)...................................21
3.2.2. Thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo (ATT) .....................................22
3.2.3. Nhóm tham khảo (SN).........................................................................................22
3.2.4. Kiểm soát hành vi nhận thức (PBC)....................................................................23
3.2.5. Nhận thức lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo (BEN) ...........................23
3.2.6. Sự quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tái tạo (INVOL) ..............................24
3.2.7. Kiến thức về nguồn năng lượng tái tạo (KNOW) ...............................................24
3.3. Nghiên cứu sơ bộ....................................................................................................25
3.4. Nghiên cứu chính chức...........................................................................................26
3.4.1. Thiết kế mẫu điều tra ...........................................................................................26
3.4.2. Công cụ nghiên cứu.............................................................................................27
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN.............31
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ..............................................................................................31
4.1.1. Đặc điểm của mẫu quan sát .................................................................................31
4.1.2. Kết quả thống kê mô tả........................................................................................33
4.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO .............................................................35
4.2.1. Kiểm định thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo (INTEN) ......................35
4.2.2. Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo...... 35
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA).............................................................................37
4.3.1. Phân tích nhân tố các thang đo thành phần .........................................................37
vi
4.3.2. Phân tích nhân tố thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo (INTEN)............40
4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY ............................................................41
4.4.1. Phân tích tương quan ...........................................................................................41
4.4.2. Mô hình hồi quy tuyến tính .................................................................................43
4.4.3. Kiểm định tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình .................46
4.4.4. Kiểm định tính phù hợp tuyến tính của mô hình.................................................46
4.5. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................48
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................49
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................50
5.1. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................50
5.2. GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH............................................................................51
5.2.1. Khuyến nghị một số chính sách tại địa phương liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân .......................................52
5.2.2. Khuyến nghị một số chính sách đối với Nhà nước liên quan đến việc khuyến
khích hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của người dân............................................. 53
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................54
5.4. KẾT LUẬN ............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
Ý nghĩa
HVTKN
Hành vi tiết kiệm nước
NAFOSTED
Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ quốc gia tài trợ.
NLTT
OEDC
Năng lượng tái tạo
Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development
SEM
Kinh tế
Mô hình cấu trúc tuyến tính
TRA
Theory of reasoned action
Lý thuyết về hành động hợp lý
TPB
Theory of Planned Behavior
Lý thuyết hành vi tiêu dùng có
dự định
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................18
Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo ...........................22
Bảng 3.3: Thang đo thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo ...........................22
Bảng 3.4: Nhóm tham khảo...........................................................................................23
Bảng 3.5: Thang đo kiểm soát hành vi nhận thức .........................................................23
Bảng 3.6: Thang đo nhận thức về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo ............24
Bảng 3.7: Thang đo sự quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tái tạo ........................24
Bảng 3.8: Thang đo kiến thức về nguồn năng lượng tái tạo .........................................25
Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu ...........................32
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến quan sát.................................................................33
Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo INTEN.........................................................35
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng
năng lượng tái tạo ..........................................................................................................36
Bảng 4.5: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng
tái tạo tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .......................................................................37
Bảng 4.6: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng
tái tạo (lần 2)..................................................................................................................39
Bảng 4.7: Kết quả EFA thang đo ý định sử dụng năng lượng tái tạo ...........................41
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình ..........................44
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA.......................................................44
Bảng 4.10: Mô hình hồi quy theo lý thuyết...................................................................44
Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................................51
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lý thuyết về Hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen 1975)..............................6
Hình 2.2: Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (được thông qua từ Ajzen 1985) ............6
Hình 2.3: Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .............................................13
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................19
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng ......................47
Hình 4.2: Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư.............................................................47
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YÊU TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI THÀNH PHỐ VINH” được thực hiện với
mục đích xác định và đo lường các yếu tố chính tác động đến ý định sử dụng năng
lượng tái tạo của các hộ gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm khuyến khích ý định hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo của người dân trong thời gian tới.
Trên cơ sở các lý thuyết về hành vi tiêu dùng, các nghiên cứu thực nghiệm được
thực hiện trước đây. Tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu các nhân
tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo. Mô hình lý thuyết cho thấy: có 06
nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm (i) Thái độ đối với
việc sử dụng năng lượng tái tạo; (ii) Ảnh hưởng của nhóm tham khảo; (iii) Khả năng
kiểm soát hành vi nhận thức; (iv) Nhận thức về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái
tạo; (v) Sự quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tái tạo; và (vi) Kiến thức về việc sử
dụng năng lượng tái tạo.
Dữ liệu thu thập từ các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh với cỡ mẫu là
270 quan sát (trong đó 259 phiếu hợp lệ). Dữ liệu thu thập từ các hộ gia đình được xử
lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích
nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
05/06 nhân tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo: (1)
Thái độ đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo; (2) Khả năng kiểm soát hành vi nhận
thức; (3) Nhận thức về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo; (4) Sự quan tâm đến
việc sử dụng năng lượng tái tạo; và (5) Kiến thức về việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng
cao ý thức sử dụng năng lượng tái tạo của người dân. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có
giá trị, là cơ sở cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phát triển
năng lượng tái tạo trong việc tiếp tục nghiên cứu đề xuất và hoạch định cơ chế, chính
sách, giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng tái tạo trong
thời gian tới.
Từ khóa: Ý định sử dụng; các yếu tố ảnh hưởng; năng lượng tái tạo; thành
phố Vinh
xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng sâu sắc đến việc sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên và tác động đến chất lượng môi trường. Việc sử dụng không
hợp lý các tài nguyên và các hành vi xả thải vô ý thức, sử dụng phương tiện giao thông
gây hiệu ứng nhà kính; những hành vi này dẫn đến những hậu quả về mặt môi trường
này sẽ tác động ngược lại chất lượng sống của con người. Thay đổi hành vi tiêu dùng
theo hướng tiêu dùng xanh đóng vai trò quan trong trong bảo vệ môi trường, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng xanh.
Nghiên cứu về hành vi sử dụng năng lượng tái tạo nhận được sự quan tâm ngày càng
lớn của chính phủ các quốc gia, các tổ chức phát triển.
Xu hướng tiêu dùng trên thế giới ngày càng hướng đến tiêu dùng xanh và chính
phủ nhiều nước cũng đã quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo và tuyên
truyền, giới thiệu cho người dân sử dụng năng lượng tái tạo.
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề hành vi sử
dụng năng lượng tái tạo của con người trong cuộc sống. Các nghiên cứu về sử dụng
năng lượng theo hướng tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường đa đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau của vấn đề. OEDC (2011a, 2013) đã khảo sát hành vi tiết kiệm
năng lượng về cả hành vi cắt giảm sử dụng năng lượng và lắp đặt thiết bị hiệu quả về
năng lượng ở 10 nước OEDC. Các nghiên cứu của Sardianou (2007), Lynn và Longhi
(2011), Wang và cộng sự (2011), Mills và Schleich (2012) đề cập đến những yếu tố
tác động đến hành vi tiết kiệm năng lượng của hộ gia đình.
Tại thành phố Vinh, một trong những thành phố đầy tiềm năng cho phát triển
công nghiệp và dịch vụ của khu vực Bắc miền trung hướng đến tính bền vững. Ý định
hành vi sử dụng năng lượng tái tạo của người dân cũng rất được quan tâm bởi lẽ nó
không chỉ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ môi trường mà còn định hướng và
thay đổi hành vi sản xuất kinh doanh của các tổ chức hướng đến tính bền vững. Xuất
phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Vinh” nhằm tìm ra các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân thành phố Vinh,
từ đó có hướng đi đúng đắn để phát triển địa phương theo hướng bền vững.
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng
năng lượng tái tạo của người dân thành phố vinh và mức độ tác động của các yếu tố
này, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích ý định sử dụng năng
lượng tái tạo của người dân, cũng như phát triển thành phố Vinh theo hướng bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
-
Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu
-
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo
-
Phân tích mức độ tác động của các yếu tố và mức độ thoả mãn của người
dân đối với các yếu tố.
-
Đề xuất một số gợi ý chính sách làm gia tăng ý định sử dụng năng lượng tái
tạo của người dân thành phố Vinh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của
người dân thành phố vinh?
(2) Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của
người dân thành phố vinh?
(3) Làm thế nào để đẩy mạnh ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân
thành phố Vinh?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết hành vi tiêu dùng, hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người
dân thành phố Vinh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát trên các hộ dân địa bàn thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2016. Chỉ khảo sát mỗi hộ một người
1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Về lý thuyết: cung cấp luận cứ khoa học cho các giải pháp kích thích ý định sử
dụng năng lượng tái tạo.
2
Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo
của người dân thành phố Vinh sẽ giúp các nhà quản lý kinh doanh của tỉnh tìm ra các
biện pháp nhằm tăng cường ý định sử dụng năng lượng tái tạo của người dân thành
phố Vinh, góp phần ngăn chặn và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu; đồng thời vạch ra được hướng đi đúng đắn và bền vững cho sự phát triển thành phố.
1.6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế phát triển bao gồm
các chương sau đây:
Chương 1. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 4. Kết quả nghiên cứu ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan tiêu dùng xanh và năng lượng tái tạo
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970, nhận thức tăng lên của công chúng
về các vấn đề liên quan đến năng lượng đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu
hành vi tiêu dùng năng lượng xanh (McDougall, Claxton, và Ritchie, 1981). Những
nghiên cứu ban đầu cho thấy nhận thức về môi trường khuyến khích người tiêu dùng
giảm tiêu thụ năng lượng (Kasulis, Huettner & Dikeman, 1981) và sử dụng năng lượng
mặt trời (Labay & Kinnear, 1981). Thuật ngữ “Năng lượng xanh - Green energy” hoặc
“năng lượng tái tạo - renewable energy” có nguồn gốc từ các nguồn năng lượng tái tạo,
bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng
lượng gió. Hiện tại, một số người tiêu dùng phải trả mức giá cao cho một số thương
hiệu cung cấp năng lượng tái tạo như: Green Mountain Energy (Mỹ), Ecotricity (Anh),
Lichtblick (Đức), NaturEnergie (Áo) hoặc Iberdrola Energía Verde (Tây Ban Nha).
Chi phí sản xuất và giá thị trường cao hơn đã tạo thành rào cản chủ yếu đối với
việc người tiêu dùng chấp nhận năng lượng tái tạo (Salmela & Varho, 2006). Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 30% người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn cho năng
lượng tái tạo (Zarnikau, 2003). Tuy nhiên, đến nay, thị phần của các thương hiệu năng
lượng tái tạo vẫn còn thấp và chi phí cao hơn 20% so với điện năng thông thường làm
cản trở hầu hết người tiêu dùng tiềm năng (Salmela & Varho, 2006). Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng thành công trong tương lai của năng lượng tái tạo phụ thuộc vào các
chiến lược truyền thông tiếp thị, và xây dựng thương hiệu hiệu quả nhằm nâng cao
nhận thức của người tiêu dùng (Roe và cộng sự, 2001). Mặc dù các đặc điểm kỹ thuật
và ghi nhãn điện xanh mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, việc mua
năng lượng tái tạo cũng có thể mang lại lợi ích tâm lý. Dưới đây tác giả xin làm rõ một
số khái niệm:
Tiêu dùng xanh (green consumer) là việc sử dụng hàng hóa để đáp ứng những
nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên
thiên nhiên và chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất lây ô nhiễm trong chu
trình sống của sản phẩm hay dịch vụ và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau (Salmela & Varho, 2006).
4
Năng lượng tái tạo (renewable energy) là một thuật ngữ kỹ thuật, năng lượng
có được từ tài nguyên thiên nhiên, trong đó năng lượng mặt trời được tích hợp từ ánh
sáng mặt trời không giới hạn, gió, tách nước, quá trình sinh học, thủy triều đại
dương,… NLTT là dạng năng lượng có thể sử dụng bền vững, thân thiện với mọi
người và bảo vệ môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng có triển vọng thay thế
nguồn năng lượng truyền thống bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng sinh khối và thủy điện công suất nhỏ “Khung phân tích và bằng chứng thực
nghiệm tại khu vực đô thị Việt Nam” (Salmela & Varho, 2006).
2.2 Lý thuyết hành vi tiêu dùng
2.2.1 Lý thuyết hành vi tiêu dùng hợp lý (TRA)
Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) được Martin Fishbein (1975), Martin
Fishbein phát triển dựa trên tâm lý xã hội, miêu tả hành vi có ý thức để xác định mối
quan hệ giữa thái độ và hành vi. Giả thuyết cơ bản của lý thuyết hành động hợp lý
(TRA) là: hành vi của con người nằm dưới sự kiểm soát của ý chí, và suy nghĩ là hệ
thống, nghĩa là hành vi của một người là hợp lý và sử dụng có hệ thống các thông tin
thu được, các hoạt động được thực hiện sau khi phản ánh.
Fishbein và Ajzen (1975) giới thiệu Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) cung
cấp một khuôn khổ hữu ích cho phân tích này. Martin Fishbein dựa trên tâm lý xã hội,
mô tả hành vi có ý thức để xác định mối quan hệ giữa thái độ và hành vi.
Mở rộng từ lý thuyết hành động hợp lý, Ajzen vào năm 1985 thông qua bài báo
của ông Từ ý định đến hành động: Một lý thuyết về hành vi theo kế hoạch để thúc đẩy
lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB) dựa trên lý thuyết hành động có lý trí (TRA).
Do hạn chế, Ajzen đã thêm vào các biến gọi là cảm nhận hành vi kiểm soát để mô hình
của TRA. Thái độ có nghĩa là cảm giác đối với một hành vi cụ thể có thể là một cách
tốt hay xấu.
Theo mô hình mở rộng của Fishbein, được biết đến như là lý thuyết của hành
động hợp lý (TRA), hành vi được xác định bởi ý định, do đó được xác định bởi thái độ
và các chỉ tiêu chủ quan (Ajzen và Fishbein, 1980).
Trong lý thuyết về Hành động hợp lý (TRA), có ba cấu trúc chung là Hành vi
(BI), Thái độ (A) và Tiêu chuẩn Chủ quan (SN). Mục tiêu Hành vi (BI) được hướng
dẫn từ việc sáp nhập Thái độ (A) và Tiêu chuẩn Chủ quan (SN), hoặc có thể được viết
lại như (BI) = (A) + (SN).
5
Lý thuyết mô hình hành động hợp lý như sau:
Hình 2.1 Lý thuyết về Hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen 1975)
2.2.2. Lý thuyết về hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB)
Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) do Ajzen phát triển năm 1985. Nó được
phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA). Lý thuyết về hành vi theo kế
hoạch được sử dụng để giải thích và dự đoán ý định theo các khuynh hướng cụ thể
(Ajzen, 2005). Lý thuyết này là việc mở rộng Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) để
giải thích điều kiện rằng các cá nhân không có toàn quyền kiểm soát hành vi của họ
(Safavi, 2007). Do hạn chế, Ajzen đã thêm vào các biến gọi là cảm nhận hành vi kiểm
soát để mô hình của TRA. Trong mô hình này, thái độ có nghĩa là cảm giác đối với
một hành vi cụ thể có thể là một cách tốt hay xấu.
Thái độ đối với hành vi
Chuẩn chủ quan
Ý định hành vi
Hành vi
Kiểm soát
hành vi nhận thức
Hình 2.2 Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (được thông qua từ Ajzen 1985)
6
TPB (Theory of Planned Behavior) là lý thuyết hành vi theo dự tính được mở
rộng từ TRA. TPB cho rằng thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát
hành vi là ba yếu tố quyết định khái niệm độc lập về ý định hành vi (Ajzen, 1991).
Sự khác biệt lớn giữa hai mô hình là TPB kết hợp thêm một nhân tố là kiểm soát
hành vi như một yếu tố quyết định về xu hướng hành vi. Nhân tố này được liên kết đến
việc kiểm soát niềm tin. Nó bao gồm yếu tố niềm tin rằng việc thực hiện hành vi dễ
dàng hay khó khăn phụ thuộc vào việc sở hữu các nguồn tài nguyên thiết yếu và cơ hội
để thực hiện một hành vi cụ thể. TPB đã được sử dụng như là cơ sở để điều tra hành vi
bền vững nói chung và ý định hành vi tiêu dùng xanh nói riêng (Han & Kim, 2010).
Các nhà phê bình TPB cho rằng ý định hành vi không chuyển thành hành vi và một vài
nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng liên kết này thực sự là khá yếu.
2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hành vi sử dụng năng
lượng tái tạo
2.3.1 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả có một số nghiên cứu tập trung về chủ đề
năng lượng tái tạo. Cụ thể, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2014) với chủ đề
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt
Nam” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Nghiên cứu này chỉ ra 12 yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo, bao gồm: (1) lợi ích tương đối; (2)
tính tương thích; (3) tính phức tạp; (4) khả năng quan sát; (5) tính trải nghiệm; (6) hô
trợ của chính phủ; (7) chi phí; (8) giới tính; (9) độ tuổi; (10) yếu tố nghề nghiệp; (11)
trình độ học vấn; (12) (yếu tố thu nhập). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nam giới có ý
định sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn nữ (Nam 54,2%, nữ 45,8%); nghề nghiệp
thì nhân viên văn phòng có ý định sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn chủ doanh
nghiệp, các chuyên viên, nội trợ (nhân viên văn phòng chiếm 54,2%); trình độ học vấn
thì nhưng người tốt nghiệp đại học có ý định sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn
nhưng người sau đại học, THPT và cao đẳng (đại học chiếm 59,8%); thu nhập thì
nhưng người thu nhập ít hơn 10 triệu có ý định sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn
(chiếm 60,3%). Nghiên cứu này vẫn còn hạn chế về mẫu nghiên cứu khi chỉ lựa chọn
là đối tượng trình độ học vấn, không nên tách nhóm đối tượng ở các bậc như vậy mà
chỉ nên chia thành hai nhóm chính là trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên và dưới cao
đẳng. Khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở mức độ ý định sử dụng năng lượng tái
7
tạo thông qua đánh giá cảm nhận của người dân, các lý do được viện dẫn cho ngiên
cứu này là: linh vực sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam là quá mới và tần suất dân
số sử dụng năng lượng tái tạo tại các đô thị thấp, vì vậy nghiên cứu này chỉ mới đánh
giá thực nghiệm ở mức độ ý định đa đề cập trong khung phân tích tổng quát. Mẫu
nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng năng lượng tái tạo trong nghiên cứu này
chưa đủ đại diện cho các đô thị tại Việt Nam do cỡ mâu nhỏ.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2014) với chủ đề “Phân tích sử dụng
năng lượng của người dân: Nghiên cứu điển hình hành vi tiết kiệm điện tại thành
phố Hồ Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Nghiên cứu phân
tích các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm điện của người dân ở TP. Hồ Chí Minh,
dựa trên dữ liệu được khảo sát trong tháng 4-5 năm 2014. Kết quả ước lượng mô hình
ordered logit về ba hành vi tiết kiệm điện cho thấy một số bằng chứng về tác động tích
cực của học vấn, quan tâm về môi trường đối với một số hành vi tiết kiệm điện. Một
phát hiện thú vị là thu nhập và nhận thức về bảo vệ môi trường được tìm thấy có tương
quan nghịch với hành vi tiết kiệm điện. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho phép gợi ý
chính sách là cần nâng cao hơn nữa thái độ, nhận thức, quan tâm về môi trường và về
tiết kiệm điện của người dân; đồng thời cần áp dụng các công cụ khác về kinh tế, pháp
quy để tạo nên chuyển biến trong hành vi theo hướng tiết kiệm điện.
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương (2014) với chủ đề “Dự đoán ý định mua
xanh của người tiêu dùng trẻ: Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý”
được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Marketing
xanh ngày nay trở nên quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng, duy trì sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng. Tác giả đã xem xét ảnh hưởng của các
nhân tố văn hóa và tâm lí đến ý định mua xanh. Bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, nghiên cứu đã tìm ra kết quả như sau: tính tập thể có ảnh hưởng gián tiếp đến ý
định mua xanh thông qua các biến số trung gian là sự quan tâm đến môi trường và thái
độ đối với hành vi mua xanh. Trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua
xanh thì nhận thức hữu hiệu về hành động bảo vệ môi trường có khả năng dự đoán cao
nhất, tiếp đến là thái độ đối với hành vi mua xanh và cuối cùng là ảnh hưởng xã hội.
Kết quả nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với doanh nghiệp
trong việc phát triển thị trường hấp dẫn là người tiêu dùng trẻ, cũng như đối với các
nhà hoạch định chính sách môi trường.
8
Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Bảo Đoan và Nguyễn Trọng Hoài (2015) với chủ
đề “Đo lường tác động của thái độ tiêu dùng đến hành vi góp phần tái chế chất
thải trong hộ gia đình: Nghiên cứu tình huống tại Cần Thơ và TP.HCM” được
đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm
hiểu những ảnh hưởng của thái độ người tiêu dùng liên quan đến hành vi góp phần tái
chế (gọi tắt là hành vi tái chế) chất thải trong hộ gia đình. Nghiên cứu khai thác mô
hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với dữ liệu từ hai thành phố trọng điểm ở phía Nam là
Cần Thơ & TP.HCM; qua đó đóng góp cho cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa hành
vi và thái độ. Trong số những phát hiện đáng kể có tác động của thái độ lên hành vi tái
chế do người tiêu dùng thuật lại thì các chuẩn xã hội ảnh hưởng đến hành vi tái chế
một cách gián tiếp thông qua thái độ trong vấn đề tái chế. Do đó, chính quyền thành
phố cần cân nhắc đầu tư nhiều hơn vào các chính sách nhằm tạo điều kiện và nuôi
dưỡng thái độ có lợi cho hành vi tái chế.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2015) với chủ đề “Các yếu tố tác động
đến hành vi tiết kiệm nước của người dân đô thị: Nghiên cứu điển hình tại TP.
Hồ Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế. Nghiên cứu đã dựa vào dữ
liệu khảo sát hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh ở TP.HCM được Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ, tác giả tiến hành phân tích
các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm nước (HVTKN) của các hộ gia đình ở
TP.HCM. Từ đó, nghiên cứu đưa ra hai đóng góp quan trọng: (1) Hành vi tiêu dùng
hướng đến tăng trưởng xanh là xu hướng đang được quan tâm mạnh mẽ tại VN; và (2)
Nghiên cứu sử dụng mô hình Ordered Logit để phù hợp với việc đo lường các hành vi
được mã hóa theo thang đo thứ bậc và mô hình này đã thoả mãn kiểm định Brant. Kết
quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân khẩu học, nhà ở, và học vấn
có tác động nhất định đến một số HVTKN. Nhóm biến Thái độ, quan tâm về môi trường
nói chung và Thái độ về tiết kiệm nước nói riêng có tác động tích cực đối với việc thực
hiện các HVTKN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cần tăng cường truyền thông
cho cộng đồng để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tiết kiệm nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường, Hoàng Bảo Thoa
(2016) với chủ đề “Tiêu dùng xanh: Các yếu tố thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới
hành vi” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển. Các tác giả cho rằng việc thúc
đẩy tiêu dùng và sản xuất xanh là ưu tiên chính sách phát triển kinh tế bền vững.
9
Nghiên cứu của các tác giả đã đứng từ góc độ của người tiêu dùng để chỉ ra hai yếu tố
điều kiện quan trọng có thể thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới hành vi tiêu dùng xanh.
Đó là mức độ sẵn có của sản phẩm xanh và nhận thức về hiệu quả của hành vi tiêu
dùng xanh. Áp dụng khung lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và Fisbein, kết quả
nghiên cứu dựa trên mẫu khảo sát của 416 người tiêu dùng ở hai thành phố lớn của
Việt Nam cho thấy sự tồn tại của các mối quan hệ điều tiết như giả thuyết. Kết quả
nghiên cứu vì vậy có những đóng góp về lý luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng nói
chung và tiêu dùng xanh nói riêng. Một số lưu ý về kết quả nghiên cứu cũng được đưa
ra dành cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.3.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của Adams (2011) với chủ đề “South African consumer attitudes
towards domestic solar power systems”. Tác giả cho rằng sự thành công của chính
sách Nam Phi nhằm giảm phát thải các bon và kết hợp sản xuất năng lượng mặt trời
vào hỗn hợp năng lượng quốc gia một phần phụ thuộc vào khả năng thuyết phục các
chủ hộ gia đình trở nên tiết kiệm năng lượng hơn và khuyến khích lắp đặt hệ thống
năng lượng mặt trời trong nước. Năng lượng mặt trời là một sự đổi mới ở Nam Phi và
chính sách hiện tại của việc kích thích thị trường với các khoản trợ cấp cho máy nước
nóng năng lượng mặt trời không phải là dẫn đến phổ biến rộng rãi. Chi phí trả trước
cao đã là một rào cản trong quá khứ nhưng khi nhiều nhà cung cấp cung cấp các lựa
chọn tài chính, đã có sự gia tăng dần về mua sắm nhưng không phải ở mức cần thiết để
tiết kiệm 578 MW điện trong vài năm tới.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát của hai nhóm người tiêu dùng (người “mới sử
dụng” và “đã sử dụng” ở Nam Phi với mục đích:
• Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với các đặc tính của năng lượng
mặt trời;
• Sử dụng lý thuyết phổ biến về đổi mới để hiểu các thuộc tính ảnh hưởng đến
quá trình ra quyết định của người tiêu dùng và;
• Giới hạn các đặc tính ngăn ngừa thực tế “người chấp nhận chính” từ việc áp
dụng công nghệ tạo ra năng lượng mặt trời.
Kết quả cho thấy, trong khi “người đã sử dụng” thể hiện sự nhận thức tích cực về
các đặc điểm môi trường của năng lượng mặt trời, các đặc điểm về tài chính, hoạt
động và thẩm mỹ của nó đang hạn chế việc sử dụng. Sự khác biệt tồn tại giữa hai
10
nhóm thể hiện sự ủng hộ cho khái niệm “khoảng cách” giữa các đối tượng mới sử
dụng và đã sử dụng. Nghiên cứu kết luận rằng nếu người tiêu dùng không thể xác định
được lợi thế tương đối của năng lượng mặt trời đối với nguồn điện hiện tại được cung
cấp một cách dễ dàng và rẻ tiền thông qua lưới điện quốc gia thì sẽ không có sự chấp
nhận rộng rãi như hiện nay. Kết quả nghiên cứu gợi ý một số chính sách quan trọng cho
Chính phủ Nam Phi trong việc tuyên truyền/khuyến khích rộng rãi lợi ích của việc sử
dụng năng lượng mặt trời nhằm khuyến khích người dân sử dụng nó trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Iravania và cộng sự (2012) với chủ đề “Study of Factors
Affecting Youngonsumers to Choose Green Products” được đăng trên Tạp chí
Journal of Basic and Applied Scientific Research. Mục đích của nghiên cứu là phân
tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ Malaysia
và đề ra một số giải pháp để nâng cao hành vi tiêu dùng xanh cũng như chính sách
Marketing của các doanh nghiệp tác động hiệu quả hơn đến khách hàng. Nghiên cứu
này tìm hiểu ý định của người tiêu dùng trẻ dựa trên lý thuyết hành vi TPB. Tác giả đã
chọn 300 quan sát từ 2 trường đại học UTM và MMU. Thông qua phương pháp thống
kê mô tả, phân tích tương quan và hồi qui, tác giả đã chỉ ra có 4 biến: niềm tin khách
hàng, ảnh hưởng xã hội, thái độ với môi trường và chất lượng cảm nhận sản phẩm
xanh ảnh hưởng đáng kể và tác động dương đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng trẻ Malaysia.
Nghiên cứu của Hartmann & Apaolaza-Ibáñez (2012) với chủ đề “Consumer
attitude and purchase intention toward green energy brands: The roles of
psychological benefits and environmental concern” được đăng trên Tạp chí Journal
of Business Research. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các chiến dịch quảng cáo
hướng đến nhu cầu tiêu dùng năng lượng tái tạo ngày càng tăng lên. Đồng thời việc
các chương trình quảng cáo không chỉ nhấn mạnh đến mối quan tâm của người tiêu
dùng về môi trường và những lợi ích thực tiễn mà còn mang lại lợi ích cho các nhà
cung cấp năng lượng tái tạo. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên ba loại lợi
ích tâm lý khác nhau ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
năng lượng tái tạo và tăng các ý định sử dụng năng lượng tái tạo đó là: (1) độ sáng dễ
chịu; (2) tiết kiệm và (3) trải nghiệm tự nhiên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát một mẫu
với 726 người tiêu dùng đã chỉ ra với những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định
tiêu dùng năng lượng tái tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về lợi ích của
11
năng lượng tái tạo ảnh hưởng ảnh và tích cực nhấ lên thái độ và ý định sử dụng năng
lượng tái tạo. Đồng thời trải nghiệm tự nhiên từ việc sử dụng năng lượng tái tạo có ảnh
hưởng đến thái độ của người sử dụng.
Các kết luận của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với thái độ và ý định
hành vi tiêu dùng xanh. Lợi ích về mặt tâm lý bên cạnh lợi ích môi trường làm tăng
thái độ đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Để người tiêu dùng nhận ra
mức độ lợi ích thiết thực, quảng bá thương hiệu cần cung cấp thông tin chi tiết và có
liên quan đến lợi ích các sản phẩm năng lượng tái tạo. Các chương trình ghi nhãn năng
lượng hiện tại quá hạn chế cho mục đích này. Thông tin được cung cấp bao gồm phát
thải khí quyển, hỗn hợp năng lượng và lượng năng lượng tái tạo mới được cài đặt. Bên
cạnh đó, cần thúc đẩy mối liên hệ giữa những lợi ích tâm lý thông qua việc quảng cáo
phù hợp, các thông điệp nên thu hút ý thức cộng đồng đối với năng lượng tái tạo, nhấn
mạnh rằng khi sử dụng năng lượng tái tạo khách hàng sẽ “cảm thấy tốt khi sử dụng các
nguồn năng lượng truyền thống” đặc biệt cho bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số điểm hạn chế cơ bản: thứ nhất, nghiên
cứu thực nghiệm chủ yếu mang tính thăm dò, dựa vào một thương hiệu năng lượng
xanh duy nhất trong một cuộc khảo sát thực nghiệm và không đo lường hành vi mua
thực tế. Tuy nhiên, bảng câu hỏi đánh giá các biểu hiện hành vi có quan hệ chặt chẽ
với hành vi hơn thái độ (Fishbein & Ajzen, 1975). Nghiên cứu trong tương lai cần tiếp
tục phát triển các cấu trúc lợi ích tâm lý được đề xuất và xác định các kết luận trong
một bối cảnh rộng hơn. Các nghiên cứu tiếp theo nên giải quyết trên mức lý thuyết về
sự kiểm soát các ảnh hưởng của thiên nhiên. Nghiên cứu về tư duy của người tiêu
dùng (Kim & Meyers-Levy, 2008) có thể cung cấp các giải thích thay thế cho một số
tác động quan sát được.
2.4. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm được chỉ ra ở trên kết hợp với lý thuyết
hành vi tiêu dùng. Nghiên cứu này được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi
tiêu dùng có kế hoạch TPB của Ajen (1991) và đã được phát triển trong nhiều nghiên
cứu gần đây trong đó có nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu dùng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo. Trước hết tác giả phát triển mô hình dựa trên việc kiểm định các khái
12
niệm chính trong mô hình TPB (bao gồm các khái niệm: (1) thái độ đối với hành vi
tiêu dùng năng lượng tái tạo; (2) ảnh hưởng của nhóm tham khảo; (3) khả năng kiểm
soát hành vi nhận thức). Đồng thời, tác giả sẽ bổ sung thêm một số khái niệm cho phù
hợp với điều kiện thực tiễn đó là: (1) nhận thức về lợi ích của việc sử dụng năng
lượng tái tạo; (2) Sự quan tâm đến sử dụng năng lượng tái tạo; (3) kiến thức về việc
sử dụng năng lượng tái tạo. Dưới đây tác giả xin đề xuất mô hình và luận giải các giả
thuyết nghiên cứu:
Nhận thức lợi ích
khi sử dụng NLTT
Thái độ đôí với sử
dụng NLTT
Ảnh hưởng nhóm tham
khảo
Ý định sử dụng
năng lượng tái tạo
Sự quan tâm sử
dụng năng lượng
tái tạo
Kiểm soát hành vi
nhận thức
Kiến thức về việc
sử dụng NLTT
Hình 2.3 Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.4.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu
- Thái độ đối với việc sử dụng NLTT
Khái niệm “Thái độ” là cấp độ đối với việc thực hiện hành vi được đánh giá là
tích cực hay tiêu cực. Theo mô hình giá trị kỳ vọng thái độ đối với một hành vi được
xác định bởi tổng thể các niềm tin hành vi có thể nhận biết mà liên kết hành vi đó tới
các kết quả khác nhau và các thuộc tính khác nhau (Ajzen, 1991). Theo Davis và cộng
sự (2002), thái độ là sự thừa nhận và đánh giá của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ
sau khi sử dụng chúng. Thái độ mua hàng chủ yếu được xác định bởi cấu trúc niềm tin
nhận thức (Davis và cộng sự, 2002).
Mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi đã được kiểm định rất nhiều trong
các nghiên cứu (Ajzen, 1991). Hầu hết các mô hình hành vi theo dõi liên kết nhân quả
từ thái độ, thông qua ý định, đến hành vi thực tế, ngụ ý rằng hành vi phải được hiểu để
13
dự đoán hành vi từ thái độ (Kim và Choi, 2005). Trong nghiên cứu hành vi sử dụng
năng lượng tái tạo, nghiên cứu của Hartmann & Apaolaza-Ibáñez (2012) chỉ ra rằng
người tiêu dùng càng có thái độ tích cực với việc sử dụng năng lượng tái tạo, ý định và
hành vi tiêu dùng năng lượng tái tạo càng tăng lên. Phát triển theo hướng này, tác giả
đề xuất giả thuyết H1 như sau:
H1: Thái độ tích cực với việc sử dụng năng lượng tái tạo, ý định hành vi sử
dụng năng lượng tái tạo càng tăng.
- Ảnh hưởng của nhóm tham khảo
Ảnh hưởng của nhóm tham khảo (người quan trọng/người thân/bạn bè/đồng
nghiệp…) là các ảnh hưởng/áp lực xã hội được nhận biết để thực hiện hay không thực
hiện hành vi (Ajzen, 1991).
Mối quan hệ mạnh mẽ giữa ảnh hưởng nhóm tham khảo và ý định đã được khẳng
định trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng (Bamberg, 2003). Trong bối cảnh sử
dụng công nghệ, ảnh hưởng nhóm tham khảo đã thể hiện những ảnh hưởng tích cực và
mạnh lên ý định (Taylor và Todd, 1995). ĐIều này cũng được lý giải trong các nghiên
cứu về thực phẩm (Olsen, 2010). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
nhóm tham khảo lên ý định tiêu dùng dịch vụ khác lại có nhiều điểm khác nhau (Gan,
Eskeland, & Kolshus, 2007. Đặc biệt trong nghiên cứu về ý định sử dụng năng lượng
tái tạo (Gan, Eskeland, & Kolshus, 2007). Vì vậy, sự khác biệt trong kết quả nghiên
cứu cần được thực hiện nghiên cứu tiếp theo để khẳng định ảnh hưởng của nhóm tham
khảo lên ý định tiêu dùng. Trong nghiên cứu này tác giả cho rằng áp lực của người có
liên quan (bạn bè/người thân/đồng nghiệp) có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng năng
lượng tái tạo. Vì vậy, giả thuyết H2 được phát triển như sau:
H2: Lời khuyên tích cực từ người thân/bạn bè/đồng nghiệp có ảnh hưởng tốt
đến ý định sử dụng năng lượng tái tạo.
- Kiểm soát hành vi nhận thức
Nhận thức về kiểm soát hành vi có thể xác định là sự dễ dàng nhận thấy của một
cá nhân hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi đặc biệt (Ajzen, 1991) hay có thể
hiểu là nhận thức của người tiêu dùng về hành vi hành vi có nằm trong tầm kiểm soát
của họ hay không (Ajzen, 1991). Được quyết định bởi tổng số niềm tin kiểm soát được.
14