Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Cẩm nang quản trị doanh nghiệp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.62 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
Các khoản vay tài chính..................................................................................................................
Phân tích phương pháp cho vay truyền thống.................................................................................
Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp..........................................................................
Quản lý thông tin tài chính..............................................................................................................
Kế toán chênh lệch và các quyết định ngắn hạn.............................................................................


Các khoản vay Tài chính
Tại sao nên cần một khoản vay để đầu tư cho công việc kinh doanh?
Bạn có thể cân nhắc tới một khoản vay khi bạn tin và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu
được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn các chi
phí vay vốn.
Bạn không nên vay để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại. Vì điều
đó có thể làm cho bạn lâm vào tình trạng khó khăn hơn về tài chính.
Thay cho điều đó, bạn có thể cắt giảm chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh" làm
tốt hơn và rẻ hơn". Bạn chỉ nên tập chung vào các hoạt động kinh doanh mà chắc chắn
sẽ mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không hiệu quả, thì bạn nên suy
nghĩ tới việc thay đổi hoạt động kinh doanh của mình.
Một vấn đề mà các chủ kinh doanh sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay hộ gia đình
kinh doanh hoặc kinh doanh không chính thức, gặp phải ở Việt Nam là những việc đột
xuất xảy ra trong gia đình và họ phải chi những khoản tiền cho các những việc này. Đó
thường là những chi phí về y tế. Những việc đột xuất này có thể làm tài chính của gia
đình hao hụt và hậu quả tiếp theo là làm hỏng hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này
không phải do chúng ta tự gợi ra mà do đúc kết từ thực tế. Lúc đó một khoản vay trở
nên cần thiết để giúp cho công việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ sau khi bạn đã bị
trút sạch tiền vào một việc đột xuất nào đó. Tuy nhiên khoản vay này chỉ có thể giúp
được bạn nếu công việc kinh doanh của bạn hiện đang mang lại lợi nhuận và với cơ sở
là bạn đã tính toán thấy việc hoàn trả tiền vay sẽ không giết chết hoạt động kinh doanh
của bạn
CÁC KHOẢN VAY TÀI CHÍNH


Các loại khoản vay tài chính
Vốn chủ sở hữu
Vốn của chủ là giá trị các hàng hoá và tiền mặt mà bạn phải bỏ vào công việc kinh
doanh của bạn. Đó là khoản tiền vốn của riêng bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp chi muốn
kinh doanh trên số tiền của riêng họ mà thôi, bởi vì điều đó làm cho họ độc lập khỏi sự
ràng buộc của một bên thứ ba nào đó. Vốn của chủ cũng được tăng lên bằng cách lấy
lợi nhuận để đầu tư trở lại vào hoạt động kinh doanh.
Dù cho có như vậy nhưng vốn của chủ không đủ để phát triển hoạt động kinh doanh của
bạn. Bạn nên nghĩ tới các khoản tài chính vay bên ngoài khi lợi nhuận, mà bạn hy vọng
thu được từ các từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ các nguồn tài chính bên
ngoài, cao hơn chi phi để có được các khoản tài chính đó.
Vốn của chủ là một trong những yếu tố cơ bản mà bên thứ ba cân nhắc khi họ muốn
đồng tài trợ cho bạn và cho hoạt động kinh doanh của bạn vì nó chỉ ra mức độ rủi ro
của bạn.


Các khoản vay từ Gia đình
Vay từ các thành viên trong gia đình là điều bình thường xảy ra trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đặc biệt là khi khó xin vay được từ ngân hàng, điển hình là ở Việt Nam. Các
điều khoản cho vay có thể rất rộng tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa bạn và ngân hàng.
Nhưng một khoản vay trong gia đình thì có thể ít phiền phức hơn. Các khoản vay trong
gia đình nói chung rất có lợi, tuy nhiên cũng có thể gây ra các khó khăn và như vậy sẽ
ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình.
Nếu bạn muốn vay tiền từ một thành viên của gia đình cho công việc kinh doanh mà
bạn cho rằng đó công việc của riêng bạn (chứ không phải là của gia đình) thì bạn nên
phải chắc chắn xem người cho bạn vay cũng biết nhìn nhận vấn đề giống như bạn-ngay
từ lúc ban đầu khi chưa cho vay. Hãy tránh những hiểu nhầm như là "chung vốn" - mà
được giải thích rõ thêm dưới đây.
Các khoản vay từ Bè bạn
Các khoản vay từ bè bạn là điều bình thường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở đây,

các điều khoản và nghi thức của khoản vay có thể thay đổi. Một khoản vay từ một
người bạn tốt có thể hỗ trợ nhiều cho hoạt động kinh doanh đang phát triển của bạn.
Khi chuẩn bị đi vay tiền từ bạn bè, chúng ta cần cân nhắc mốt số điều sau: Có khả năng
khoản vay từ một người bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình bạn giữa hai người vì sự
cân bằng giữa hai người trở nên không cân bằng nữa và khoản vay trở thành vật đứng
giữa tình cảm bè bạn. Mọi người có thể là bạn của nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng
cũng có khi tình cảm đó bị đứt quãng. Lý do của việc đứt quãng này có thể là do khoản
vay của bạn. Một khoản vay từ một người bạn có thể được xem như là một ân huệ. Vậy
nên đổi lại cái gì ?
Mặc dầu vậy, các khoản tiền vay được từ gia đình và bè bạn là những lựa chọn rất tốt
khi các khoản vay của ngân hàng khan hiếm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam thì những khoản vay từ ngân hàng là thực sự khan hiếm.
Các khoản vay từ Ngân hàng
Ngân hàng là một ngành kinh doanh. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trên cơ sở giảm đến mức thấp nhất rủi ro của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì
bạn cũng vậy, bạn cũng không muốn mất khoản tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng
cho những khoản vay rủi ro mà ngân hàng quyết định.
Khi bạn muốn làm đơn xin vay tại một ngân hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá
trình độ của bạn trên phương diện là một doanh nhân, đánh giá số liệu của doanh
nghiệp bạn trong việc hoàn trả nợ (nếu bạn có), tài sản thế chấp, tình hình kinh doanh
hiện tại của bạn và kế hoạch kinh doanh mà tiền vay được sử dụng. Do vậy ưu tiên của
ngân hàng là tìm biểu xem bản thân bạn có thể là một rủi ro tín dụng chấp nhận được
hay không và công việc kinh doanh của bạn có khả năng thực hiện được không: "liệu
chúng ta có thể tin tưởng giao tiền cho anh ta hoặc chị ta được không ?" và " liệu hoạt


động kinh doanh này có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng được không ?" . Tất cả
những việc trên là nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả. Theo quan điểm của
ngân hàng, những câu hỏi trên là cần thiết để đánh giá đúng bạn. Một mối quan hệ kinh
doanh lâu dài với ngân hàng, ví dụ như dưới hình thức đặt một tài khoản tại ngân hàng,

sẽ giúp ích cho ngân hàng biết bạn tốt hơn. Bạn cần phải chỉ ra trình độ khả năng của
mình bằng một Bản Kế hoạch Kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng và thiết thực.
Với một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hoặc cần
vốn lớn, thì đều cần các khoản tài chính trung đến dài hạn để có đất, nhà xưởng, máy
móc và trang thiết bị. ở nhiều nước, đều có các khoản vay ngân hàng dành cho các chủ
doanh nghiệp có khả năng và đáng tin cậy với kế hoạch kinh doanh hợp lý và đủ tài sản
thế chấp. ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có cơ hội như trên. Các ngân hàng
có thể đồng ý với các khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn dài nhất là 6 tháng và doanh
nghiệp thường chỉ được xem xét tới nhu cầu vay dài hạn của mình khi họ thành công
trong việc xin được các khoản vay ngắn hạn. Đây là một chặng đường dài và vì vậy ít
được chọn. Tuy nhiên thực tế cho thấy các khoản vay trung hạn đến dài hạn đều không
sẵn có.
Chung vốn
Chung vốn có nghĩa là chính thức kinh doanh chung với những người khác. Bạn và một
hoặc nhiều đối tác khác cùng chia xẻ đóng góp vốn kinh doanh, chia xẻ lỗ lãi theo mức
đóng góp của mỗi đối tác trong công việc kinh doanh. Đây cũng là một cách thức tập
trung vốn để khởi sự hoặc mở rộng kinh doanh, nhưng điều này cũng có nghĩa là không
phải một mình bạn điều hành việc kinh doanh. Các đối tác chắc chắn sẽ quan tâm tới
công việc kinh doanh và họ cần có khả năng đi đến thống nhất về các quyết định kinh
doanh. Họ cũng phải hợp tác làm việc tốt cùng nhau. Trong trường hợp có những bất
đồng, những đối tác có mức đóng góp lớn hơn sẽ là người đưa ra quyết định.
Cần phải đưa ra các điều khoản về trường hợp một đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp.
Điều khoản thông thường được áp dụng cho đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp là đối
tác đó phải bán cổ phần của mình cho các đối tác khác trước khi có thể bán nó cho ai
khác.
Các khoản ứng trước cho các Nhà cung cấp
Một khoản ứng trước cho người cung cấp hàng thực tế là một khoản tiền phải trả cho
máy móc, thiết bị hoặc nguyên liệu mà người cung cấp hàng đã chủ định cho hoãn lại.
Người cung cấp hàng có thể làm điều này như một phương pháp marketing để bán hàng
của mình. Việc này đòi hỏi một mức độ tin cậy lẫn nhau giữa người bán và người mua.

Mối tin cậy này sẽ được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau.
Đối với các loại hàng hoá đòi hỏi vốn lớn, ví dụ như mua máy móc sản xuất đắt tiền, thì
người cung cấp hàng có thể thu xếp với ngân hàng cho bên mua vay tiền để mua hàng.
Có nghĩa là người cung cấp hàng không trì hoãn việc thanh toán tiền mà đóng vai trò
như người trung gian thu xếp một khoản vay ngân hàng cho bên mua hàng.
Khoản trả trước của người mua hàng hay tiền bảo chứng của người mua hàng


Tiền trả trước của người mua hàng là một khoản tiền đặt cọc khi họ đặt mua hàng của
bạn. Số tiền này sẽ giúp bạn chi cho việc sản xuất sản phẩm đã được đặt mua. Việc này
tất nhiên cũng đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người cung cấp và tất
nhiên sự tin cậy này được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Thuê
Thuê là một khái niệm mới ở Việt Nam và có thể trang thiết bị mà bạn cần thì không
sẵn có để thuê. Phương pháp thuê này là một cách thức sử dụng các phương tiện, máy
móc và thiết bị mà không cần trả toàn bộ chi phí ngay lập tức. Đây là một hình thức
thuê phức tạp hơn nhưng trong thời hạn lâu hơn. Quyền sở hữu của những hàng hoá cho
thuê vẫn thuộc về công ty cho thuê.
Có hai hình thức cho thuê. Với hoạt động cho thuê này công ty cho thuê có trách nhiệm
bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm. Cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê sử dụng trang thiết
bị phải trả các chi phí này. Trong khi thuê, bạn nên phải biết rõ các chi phí hàng tháng
phải trả cho trang thiết bị thuê. Nói chung, một hợp đồng cho thuê thì thường không ghi
là bên sử dụng được phép mua lại trang thiết bị sau khi thuê.
Vì các công ty cho thuê cũng cần lợi nhuận , việc thuê trang thiết bị này thường đắt hơn
việc vay tiền ngân hàng để mua trang thiết bị, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn sử dụng
trang thiết bị đến tận hết vòng đời kinh tế của sản phẩm.
Thuê-Mua
Hình thức Thuê-Mua cũng tương tự như hình thức Thuê, nhưng có khác là vật được
thuê sẽ trở thành tài sản của người đi thuê sau một số đợt thanh toán theo qui định.
Với hình Thuê-Mua, bạn phải trả một tỷ lệ lãi xuất nhất định hàng tháng, đắt hơn nhiều

so với tỷ lệ lãi xuất tương tự mà bạn chỉ việc trả hàng năm nếu tính theo ngân hàng.
Bao thanh toán (mua nợ)
Bao thanh toán hay Mua nợ chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam và có thể hình
thức này không có trong ngành kinh doanh của bạn.
Khi một doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng của họ trả tiền sau hai tháng, nếu khách
hàng của bạn tỏ ra thờ ơ trong việc thanh toán thì bạn có thể dùng hình thức "bao thanh
toán" để nhận được ít nhất một phần lượng tiền nợ. Bằng hình thức bao thanh toán,
doanh nghiệp của bạn có thể bán hoá đơn hoặc giấy nợ cho một "Nhà Mua nợ". Khi
doanh nghiệp của bạn bán hoá đơn, thì công ty Mua nợ sẽ lập tức trả cho bạn một lượng
tiền mặt nhưng không phải là toàn bộ số tiền nợ. Công ty Mua nợ có thể sẽ giảm giá trị
các hoá đơn nợ của doanh nghiệp bạn xuống 20% hoặc hơn nữa tuỳ theo mức độ rủi ro
của chúng. Sau khi đã bán hoá đơn nợ, bạn không có quyền đòi nó nữa. Lúc này "Nhà
Mua nợ" sẽ có trách nhiệm thu hồi nợ.
Hình thức mua nợ (bao thanh toán) rất đắt và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân
nhắc kỹ lưỡng đến khoản chi phí phải mất cho việc này. Các doanh nghiệp cũng nên


suy nghĩ đến việc liệu các khách hàng có thực sự muốn "đối đầu" với các "thoả thuận"
trong việc thanh toán các hoá đơn cho doanh nghiệp bạn hay không.
CÁC KHOẢN VAY TÀI CHÍNH
Bạn cần làm gì để nộp đơn xin vay ngân hàng ?
Bạn cần được chuẩn bị kỹ càng. Phải có hiểu biết cơ bản về chương trình vay mà bạn
nộp đơn. Bạn cần phải trình bày kế hoạch kinh doanh mình, ghi chi tiết về hoạt động
kinh doanh hay dự án mở rộng kinh doanh. Bạn cần phải nắm chắc các yếu tố đầu vào
và kết quả của kế hoạch kinh doanh của mình. Bạn cũng phải chứng tỏ mình là nhà
doanh nghiệp năng động và sáng tạo, người mà ngân hàng có thể tin tưởng.
Đôi khi cũng có lợi nếu bạn có thể nêu tên một số những người biết về khả năng làm
chủ doanh nghiệp của bạn. Những người như vậy có thể là Hội đồng Kinh doanh địa
phương, đặc biệt là các nhân viên đã trực tiếp hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch kinh
doanh trong Hội Đồng này. Họ thường là những người dễ liên lạc.

Các chương trình tín dụng dành cho Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
Đây là thông tin hướng dẫn tiếp cận với các chương trình cho vay ở Việt Nam. Các bạn
sẽ được cung cấp thông tin cần thiết để làm thế nào để xin được một khoản vay và giúp
bạn chắc chắn rằng đơn xin vay của bạn đã gửi vào đúng tổ chức tài chính phù hợp.
Các bạn hãy xem chương trình "Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn ở Việt Nam

PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP CHO VAY TRUYỀN THỐNG

PHẦN I: CÁC TỶ SUẤT
Tập trung vào 4 nhóm tỷ suất:
1.
2.
3.
4.

Các tỷ suất khả năng sinh lời
Các tỷ suất hiệu quả
Các tỷ suất vay nợ
Các tỷ suất về khả năng thanh toán

Ngoài ra còn cần phải:
- Nhận xét sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời
- Khai thác để nhận biết phương thức tài trợ mua sắm tài sản và ảnh hưởng của nguồn tài trợ
đến khả năng thanh toán nợ khi ngừng hoạt động.
Về việc phân tích tập trung vào 2 mục đích chính:


1. Xác định công ty có thực sự có khả năng thanh khoản không?
2. Xác định xem công ty có khả năng thanh toán nợ khi giải thể không?
Những lý do cơ bản để vay vốn

Doanh nghiệp vay vốn khi họ thiếu tiền vì nhiều lý do
Lý do vay vốn:
- Rõ ràng
- Không rõ ràng
Nhu cầu chính cần vay vốn:
1. Để trang trải chi phí hoạt động đến khi thu được các khoản phải thu
2.
Để mua sắm hàng hoá, nguyên liệu dự trữ khi bán được và thu được tiền.
3.
Để mua thiết bị, xây nhà máy đến khi thu hồi được tiền do bán sản
phẩm.
4.
Để mở rộng sản xuất nhằm đẩy mạnh mức tăng trưởng
5.
Để cứu nguy cho công ty đến khi tình trạng trở lên tốt hơn.
Vòng chuyển đổi của tài sản
Ảnh hưởng đến nhu cầu về loại hình tài trợ:
Bảng 1.1. Các loại hình doanh nghiệp
Tên công ty

Loại hình kinh doanh

Ngành công nghiệp

Microflow

Phần mềm

Dịch vụ


Simon

Bán buôn nhiên liệu

Dịch vụ/bán buôn

East Side

Bán ghế văn phòng

Dịch vụ/ bán lẻ

Springtime

Sản xuất hàng dệt

Sản xuất/hàng không lâu bền

Bảng 1.2.Đặc trưng của tài sản tính theo tỷ lệ % của tổng tài sản

Khoản phải thu

Microfow

Simon

East Side

Springtime


72,5%

50,5%

32%

22,6%

0

15,2%

36%

20%


Hàng tồn kho

24,7%

25,7

23,9%

52,7%

Tài sản cố định
Cơ cấu tài sản phản ánh bản chất của doanh nghiệp
Chu kỳ biến đổi của tài sản và các nhu cầu tài trợ

Tổng tài sản có = Tài sản nợ + Vốn sở hữu
Tài sản nợ:
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
Bảng 13. So sánh nguồn tài trợ với tổng tải sản theo tỷ lệ %
Microfow

Simon

East Side

Springtime

Nợ ngắn hạn

3,7%

36,7%

53,7%

1,6%

Phải trả thương mại

13,2%

17,2%

21,5%


5,9%

-

23,6%

10,5%

24,8%

1,8%

18,9%

8,7%

52,4%

Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

*Nguồn thường xuyên tài trợ cho tài sản:
East Side: có ít nhất
Springtime: nhiều nguồn tài trợ thường xuyên nhất
Tài sản và doanh thu:
Bảng 1.4. Tỷ suất tổng tài sản/doanh thu
Microfow

Simon


East Side

Springtime

Tổng tài sản

181.172

1.151.163

4.344.745

132.664

Doanh thu

855.658

4.771.114

13.055.210

299.919

21,2%

24,1%

32,2%


57,7%

Tỷ lệ tổng tài sản/ doanh thu


Chuyển đổi tài sản và rủi ro
- Rủi ro càng lớn với những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản/ doanh thu càng lớn.
- Rủi ro càng lớn thì thu nhập càng cao nhưng không hoàn toàn như vậy-mà phải xem xét
giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng ở đây là giá trị mà doanh nghiệp thêm vào vật
tư để sản ra sản phẩm hay dịch vụ
Lợi nhuận
ROA = ------------Doanh thu

Doanh thu

Lợi nhuận

x --------------

= -------------

Tài sản

Tài sản

Bảng 1.5. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản
Microfow

Simon


East Side

Springtime

Tổng tài sản

181.172

1.151.163

4.344.745

132.664

Doanh thu

855.658

4.771.114

13.055.210

299,919

4,72

4,14

3,00


32,26

Tỷ lệ
Bảng 1.6. Lãi ròng/doanh thu

Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Lợi nhuận/doanh
thu

Springtime(‘000)

4.374

229.983

1,90%

Microflow

13.476

855.658

1,57%

East Side


177.594

13.055.210

1,36%

32.219

4.771.114

0,68%

Simon

Bảng 1.7. Tỷ suất lãi ròng/tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận/doanh thu Doanh thu/tài sản
Microfow
East Side
Springtime

ROA

1,57%

4,72

7,41

1,36%


3,00

4,08

1,9%

1,73

3,29%

0,68%

4,14

2,82%


Simon
I. Tỷ suất khả năng sinh lời
1. Lãi hoặc lỗ:
2. Dòng tiền: So sánh yêu cầu thanh toán các khoản nợ của họ trong năm với số tiền sẵn
có để đáp ứng yêu cầu thanh toán này.
Dòng tiền = thu nhập thuần + khấu hao + Hao mòn
3. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (biên lợi nhuận ròng): xác định khả năng sinh lời trên
mỗi đồng doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu
4. Biên lãi gộp: Tỷ suất này thể hiện lãi trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi giá vốn
hàng bán (GVHB).
Giá vốn hàng bán của một công ty thể hiện chi phí sản xuất ra sản phẩm. Những chi phí

này bao gồm các yếu tố chung như sau:
- Hàng hóa và nguyên vật liệu
- Lao động
- Chi phí khấu hao có liên quan đến sản phẩm
- Các chi phí khác có liên quan đến sản phẩm Lãi gộp
Biên lãi gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu = Lãi gộp / Doanh thu
- Nếu, GVHB lại bao gồm cả phí hoạt động và khấu hao thì cần điều chỉnh giá vốn hàng
bán.
5. Tỷ lệ % chi phí hoạt động:
Xem xét chi phí hoạt động trên mỗi đồng doanh thu có nghĩa là xác định xem trong một
đồng doanh thu có bao nhiêu tiền được sử dụng cho các chi phí hoạt động liên quan đến bán
hàng. Khi tính ta loại bỏ chi phí khấu hao hoặc tiền lãi các loại được tính trong chi phí hoạt
động.
Tỷ lệ chi phí hoạt động = [Chi phí hoạt động (đã điều chỉnh)] / Doanh thu
6. Tỷ suất sinh lời:


Ta tiếp tục tiến thêm 1 bước nữa là xem xét số chênh lệch giữa biên lãi gộp và tỷ lệ % chi
phí hoạt động mà chúng ta gọi là tỷ suất sinh lời.
Tỷ suất sinh lời % = Biên lãi gộp % - Chi phí hoạt động %
7. Biên hoạt động
Nếu gộp từng yếu tố riêng lẻ lại với nhau, ta sẽ tính được biên hoạt động của công ty.
Chúng ta có thể xem xét theo cách như sau:
Biên lãi gộp
Trừ: % chi phí hoạt động
Bằng: Tỷ suất sinh lời
Trừ: % chi phí khấu hao
Trừ: % chi phí trả lãi
Bằng: Biên hoạt động
Biên hoạt động cho biết số lãi còn lại trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi những

khoản chi phí chính trên mỗi đồng doanh thu. Đó là những chi phí trực tiếp cho sản xuất hàng
hoá, chi phí hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý hành chính, chi phí sử
dụng tài sản cố định và chi phí tài chính.
Phân biệt: biên hoạt động và biên lợi nhuận ròng:
Hai tỷ số này khác nhau rõ ràng vì khi tính toán đến biên hoạt động ta chưa đề cập hết tất
cả các khoản mục thu nhập và tất cả các khoản chi phí như: không xem đến thuế khi tính biên
hoạt động, nhưng chi phí thuế được xét đến khi tính biên lợi nhuận ròng, điều này làm cho biên
lợi nhuận ròng lẽ ra phải nhỏ hơn biên hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào
điều này cũng đúng, ví dụ khi bán tài sản cố định thu lãi nhiều.
8. Rủi ro kế toán
Rủi ro kế toán là rủi ro do ghi chép các giao dịch không tuân theo các nguyên tắc chung
về kế toán được chấp nhận, có thể do vô tình hoặc cố ý gây ra và làm:
- Thổi phồng doanh thu
- Các chi phí


- Định giá các khoản chi phí cho khoản nợ khó đòi, chi phí khấu hao thấp đi
Qua phân tích tỷ suất sinh lời, ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty được coi trọng
hơn khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời cao sẽ làm tăng năng lực thực hiện trách nhiệm thanh toán khi đến hạn.
Khả năng sinh lời nào cũng làm tăng tài sản chủ sở hữu hoặc giá trị thuần của lợi nhuận giữ lại
để kinh doanh. Đổi lại, điều này đảm bảo rằng tài sản của công ty sẽ lớn hơn để bù đắp các
khoản nợ hoặc khoản nợ chịu lãi nếu có khi doanh nghiệp bị đóng cửa.
Chúng ta hãy xem xét lại hoạt động của một công ty khi việc quản lý được điều chỉnh
cho phù hợp để đảm bảo tăng khả năng sinh lời qua các năm:
1. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu có khả năng tăng biên lãi gộp hoặc
ngược lại nếu có thể giảm GVHB có liên quan đến doanh thu. Do đó có tăng biên lãi gộp bằng
cách:
- Giảm một khoản mục trong chi phí sản xuất hoặc
- Tăng giá bán

- Điều chỉnh cả hai, đó là giá vốn hàng bán và giá bán.
Một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra là: việc quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần cấu
thành của các tỷ suất sinh lời như thế nào, và đến mức độ nào?
2. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí hoạt động.
Việc quản lý có thể làm giảm chi phí này trên mỗi đồng doanh thu. Nếu bạn là người
điều hành công ty và nhiều khi bạn không thể tăng được biên lãi gộp thì phải tìm cách giảm chi
phí hoạt động để tăng thêm khả năng sinh lời của công ty và tiếp đó là khả năng trả nợ.
3. Công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí trả lãi.
Mỗi công ty đều có những tài sản được tài trợ dưới hình thức là các khoản nợ và vốn chủ
sở hữu. Trong đó, nói chung nợ là các khoản phải trả lãi hoặc không phải trả lãi như các khoản
nợ ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp.
Khuyến khích nhà cung cấp nới lỏng thời hạn trả tiền cho công ty để giảm việc vay vốn
từ ngân hàng, do đó giảm được chi phí trả lãi.
Tăng thêm phần vốn góp của các chủ sở hữu dưới hình thức tăng cường vốn để thay thế
các khoản nợ nói chung và các khoản nợ chịu lãi nói riêng.


4. Cuối cùng, một công ty có thể dùng biện pháp giảm mức tăng trưởng doanh thu vì điều
này làm giảm nhu cầu về tài sản. Nhu cầu về tài sản giảm có thể làm giảm chi phí trả lãi trên
mỗi đồng doanh thu.

II. Các tỷ suất về hiệu quả
Chúng ta đã đề cập nhiều đến tài sản và nhu cầu sử dụng chúng một cách có hiệu quả
trong kinh doanh. Các tỷ suất về hiệu quả thường được xem là các tỷ suất của doanh thu vì
doanh thu có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tiền tệ. Các tỷ suất về hiệu quả gồm:
1. Kỳ thu tiền bình quân
Số A/R = (Khoản phải thu / Doanh thu) x 365
Tại sao các công ty không bán hàng thu tiền ngay? lý do là:
- Thông thường người mua hàng không có sẵn tiền
- Do phải cạnh tranh

- Đây là công cụ Marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường (khuyến mãi)
Để giảm bớt được thời gian của kỳ thu tiền bình quân, phải xác định được các chuẩn mực
chung về công cụ cạnh tranh, công cụ marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường,
chính sách thu hồi các khoản phải thu.
2. Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Ta sẽ sử dụng số tương đối (hàng tồn kho luôn so với GVHB) dưới hình thức: tỷ lệ % so
với doanh thu và số ngày dự trữ để đo hiệu quả quản lý của công ty đối với hàng dự trữ.
Ngày tồn kho = (Hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh) x 365
Quản lý và số ngày hàng tồn kho
Tại sao các nhà quản lý không kiểm soát được số hàng tồn kho một cách hiệu quả? Có
thể có mấy lý do sau:
- Điều kiện cung cấp có thể biến đổi rất lớn tuỳ theo từng ngành
- Thời gian chế biến
- Giá bán trong kỳ tới


- Khách hàng
Với bất kỳ lý do nào, chúng ta có thể kết luận rằng dự trữ cao đòi hỏi lượng vốn lớn, điều
này sẽ dẫn đến chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu lớn hơn.
Trong khi đó có nhiều lý do khác nhau để giải thích mức dự trữ tương đối , số ngày dự
trữ với mỗi ngành và mỗi công ty. Lượng dự trữ có thể tăng lên vì :
1. Không kiểm soát được mức hàng tồn kho, do không hiểu biết đầy đủ loại nào và kiểu
mẫu nào sẽ bán nhanh nhất và số tồn kho là bao nhiêu.
2. Đầu cơ hàng dự trữ ở mức quá lớn nhằm đạt được doanh thu như dự kiến nhưng không
thực hiên được. Hoặc dự toán được mẫu hoặc các loại sản phẩm mà thị trường có nhu cầu rất
lớn nhưng thực tế không xảy ra đúng như vậy.
Vậy khi đánh giá lượng hàng tồn tương đối, phải xác định được:
- Tiêu chuẩn của ngành
- Điều kiện cung cấp
- Hiểu được quá trình sản xuất chế biến

- Thái độ của người quản lý đối với hàng dự trữ và mục đích phục vụ khách hàng.
- Thêm nữa, cần xác định tính hiệu quả của việc kiểm soát hàng tồn và đánh giá xem nhà
quản lýcó khả năng dự tính được mức doanh thu phù hợp không, vì thế mới mua lượng hàng
dự trữ cho thích hợp được.
3. Số ngày khoản phải trả
Số ngày phải trả = [Khoản phải trả / GVHB (đã điều chỉnh)] x 365
Quản lý và số ngày khoản phải trả
Như chúng ta thấy ở trên, có một sự chênh lệch đáng kể giữa mức dự trữ hàng và khoản
phải trả hoặc các khoản phải trả và các khoản phải thu trong trường hợp công ty Microflow.
Có một số lý do để không kéo dài ngày phải trả như sau:
* Có cơ hội được hưởng chiết khấu
* Muốn giữ uy tín đối với người cung cấp hiện tại và tương lai.


Do đó, các nhà quản lý tự mình cần nhận thấy những lợi ích đối nghịch nhau về các
khoản phải trả. Tuy nhiên, nếu không được hưởng chiết khấu, công ty quan tâm ngay đến việc
kéo dài các khoản phải trả đến mức có thể. Về vấn đề này, nhà quản lý có một vài lựa chọn sau:
* Dành thời gian làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo với họ rằng công việc kinh
doanh đang diễn ra với một viễn cảnh tốt đẹp, làm cho nhà cung cấp bớt lo lắng và kết quả là
cho phép thời gian thanh toán lâu hơn.
* Khai thác một vài nguồn cung cấp khác. Trong quá trình này có thể sẽ tìm thấy một nhà
cung cấp cho phép thanh toán với thời hạn dài hơn vì nhà cung cấp này muốn tăng thêm mối
quan hệ trong kinh doanh.
4. Tài sản cố định trong doanh thu.
Tỷ lệ: tài sản cố định/doanh thu = Tổng tài sản cố định / Doanh thu

III. Tỷ suất vay nợ
Tỷ lệ vay nợ = Tổng số khoản nợ / Vốn chủ sở hữu
Về trực giác, ta thấy một công ty tạo ra ít lợi nhuận thì có tỷ suất vay nợ lớn vì chi phí trả
lãi trên mỗi đồng doanh thu có thể tăng lên. Do ít lãi, công ty sẽ giảm lợi nhuận và tiền để đáp

ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn.
Hơn nữa, tỷ suất vay nợ càng lớn có nghĩa là công ty có số tiền đến hạn thanh toán theo
chu kỳ càng lớn.
Tỷ suất vay nợ và tính thanh khoản.
Về vấn đề thanh khoản, nếu tỷ suất vay vốn càng cao dẫn đến chi phí trả lãi càng cao.
Chi phí trả lãi là một trong những chi phí cơ bản để giải thích khả năng sinh lời. Có công ty
giấu lãi vào chi phí chung, vào khoản phải trả cán bộ công nhân viên, giấu cả cơ cấu của khoản
nợ từ bên ngoài.
Tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ vay nợ.
Mức tăng doanh thu gây ảnh hưởng lớn đến hệ số vay vốn của công ty. Mức tăng trưởng
doanh thu càng cao thì hệ số vay vốn cũng sẽ càng cao.
Việc quản lý và tỷ suất vay nợ.
- Chính sách cổ tức hoặc chính sách đền bù


- Hiệu quả sử dụng tài sản
- Thay đổi phần nợ chịu lãi.
2. Khả năng thanh toán
a. Vốn lưu động:
Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Các khoản nợ ngắn hạn
Nếu vốn lưu động là số dương có nghĩa là công ty đã dùng vốn dài hạn, các khoản nợ dài
hạn và vốn chủ sở hữu mua sắm tài sản lưu động. Hoặc nói một cách khác, vốn lưu động là số
dương có nghĩa là công ty có vốn dài hạn lớn hơn nhu cầu vốn dài hạn cần thiết để việc tài trợ
tài sản dài hạn. Do đó, con số vượt này được dùng để tài trợ tài sản ngăn hạn.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Tài sản ngắn hạn
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ suất được chuyển từ số tuyệt đối sang số tương đối. Nếu vốn lưu động dương thì tỷ
suất thanh toán ngắn hạn sẽ lớn hơn 1. Nếu vốn lưu động âm thì tỷ suất thanh toán ngắn hạn sẽ
nhỏ
hơn

1.
Khi xem xét vốn lưu động và tỷ suất thanh toán ngắn hạn, hãy nhớ rằng chúng không giống
nhau:
- Vốn hoạt động được biểu hiện bằng lương tiền, còn tỷ suất thanh toán ngắn hạn được
hiểu như một số tương đối.
- Cần phải nhắc nhở lại một lần nữa rằng nếu một công ty thật sự cố số dư vốn lưu động
dương thì tỷ suất thanh toán ngắn hạn sẽ lớn hơn 1(>1).
Tỷ suất thanh toán nhanh (tỷ suất thanh toán tức thời)
Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tiền mặt + Giấy tờ có giá + Chứng từ phải thu) / Tổng số nợ
ngắn hạn

Phần II: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Trong bài này, bạn sẽ nghiên cứu về:
1. Lập bảng báo cáo dòng tiền dựa trên các báo cáo luỹ kế do người đi vay cung cấp.


2. Xác định xem một công ty có thu đủ tiền từ chính hoạt động của mình để trang trải tất
cả các chi phí, bao gồm cả việc thanh toán các món nợ cả gốc lẫn lãi, bằng việc tham khảo các
kết quả tại báo cáo dòng tiền.
3. Sử dụng các báo cáo dòng tiền như là một công cụ phân tích tiêu biểu để đưa ra các
quyết định cho vay
4. Liên hệ báo cáo dòng tiền với các báo cáo tài chính khác
Những người quan tâm đến dòng tiền
- Chủ các doanh nghiệp
- Các chủ nợ, ngân hàng
Có khả năng thanh toán: có đủ lượng tiền để thanh toán được mọi nghĩa vụ liên quan; có
khả năng trả nợ: có đủ tiền để trang trải cho các chủ nợ bằng việc chuyển đổi các tài sản ra tiền
khi phải đóng cửa.
Phần này sẽ đề cập đến tình hình tài chính của công ty SIMON và việc lập báo cáo dòng

tiền của công ty.
Báo cáo dòng tiền sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ
việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công
ty.
Bây giờ, các bạn hãy tập trung vào yếu tố tiền và lập 1 bảng báo cáo thể hiện dòng tiền
vào và ra của công ty.
Về các tỷ suất và các thông tin về vốn hoạt động, ta hãy kiểm tra lại những hoạt động của
SIMON năm 1986 - 1987 bằng việc sử dụng các báo cáo tài chính năm 1987 trong hồ sơ tín
dụng (báo cáo tài chính của các năm).
1987: $89,004 thu nhập ròng + $48,319 chi phí khấu hao = $137,363 số tiền này để trang
trải các món nợ đến hạn.
Tuy nhiên tại điểm này, các thông tin về công ty có phần không rõ ràng.
Năm 1987:
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm nhẹ: từ 1,23 xuống 1,22
- Hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,89 xuống 0,88.


- Đồng thời, công ty sử dụng nguồn tài sản kém hiệu quả. Do vậy, hệ số tài sản/ doanh
thu tăng từ 0,24 lên 0,265.
Từ những nguyên nhân trên, ta thật sự không biết được liệu từ hoạt động của mình, công
ty có tạo đủ tiền để trang trải các khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) hay không?.
Lưu chuyển tiền tệ được phân ra làm ba loại chính.
1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.
Bao gồm những hoạt động có liên quan đến chi phí đầu tư và cấp vốn cho doanh nghiệp,
được phân loại như các hoạt động kinh doanh.
2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
Bao gồm những lưu chuyển tiền tệ liên quan đến việc mua bán tài sản cho các công ty
khác vay vốn.
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Bao gồm tất cả các lưu chuyển tiền tệ liên quan tới việc đi vay vốn và trả nợ.

Sự khác nhau giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ.
Câu hỏi quan trọng nhất mà các chủ doanh nghiệp nhỏ thường đặt ra là “Tại sao tôi lại
chẳng có tiền ngay cả khi tôi kinh doanh có lãi?”. Câu trả lời là các khoản lãi này thường được
xác định bằng kế toán trên cơ sở luỹ kế. Hệ thống luỹ kế có liên quan đến thời gian phát sinh
của những giao dịch cơ bản, chứ không phải là thời gian diễn ra việc thanh toán cho các giao
dịch đó. Tuy vậy, tiền đương nhiên liên quan tới thời gian nhận và thanh toán, chứ không phải
là những giao dịch thực sự.
Hình thức của sự phân loại này được thể hiện như sau:
Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Lập bảng lưu chuyển tiền
1. Thu được bao nhiêu từ doanh thu bán hàng.
2. Xác định tiêu hao bao nhiêu tiền cho hàng hoá dịch vụ.
3. Xác định tiêu tốn bao nhiêu tiền tệ cho các phí hoạt động
4. Sau đó, tốn bao nhiêu tiền cho việc nộp thuế.
5. Những khoản mục tiền thực chi trả các khoản nợ đến hạn cả gốc lẫn lãi.
6. Xác định đi mua sắm tài sản và hoạt động đầu tư dài hạn khác.
Tại điểm này, ta biết được chính xác là ngoài số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh
công ty cần bao nhiêu tiền nữa để đảm bảo hoạt động.
7. Cuối cùng, biết được công ty đã làm thế nào để đáp ứng nhu cầu tài chính, thông qua
việc:
- Tăng thêm các khoản vay ngắn hạn.


- Tăng thêm các khoản vay dài hạn.
- Tăng vốn góp chủ sở hữu và/hoặc sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền mặt.
Để minh hoạ rõ hơn cái đích mà ta sẽ đến, hãy so sánh hình thức của một báo cáo thu
nhập ghi theo phương pháp luỹ kế với một báo cáo thu nhập ghi theo hoạt động thu chi tiền
mặt. Bảng 4.1. sẽ chỉ rõ sự khác biệt giữa chúng.

Bảng 4.1.Báo cáo thu nhập
Phương pháp luỹ kế

Theo phương pháp tiền

Doanh thu thuần

Tiền thu từ hoạt động bán hàng

Trừ: giá vốn hàng hoá

Trừ: chi phí sản xuất băng tiền

Thành: lợi nhuận gộp

Thành: lợi nhuận gộp bằng tiền

Trừ: chi phí hoạt động

Trừ: chi phí hoạt động bằng tiền

Thành: thu nhập từ hoạt động

Thành: tiền thu từ hoạt động kinh doanh

Trừ: chi phí trả lãi

Trừ: chi phí lãi bằng tiền

Cộng: thu nhập khác


Cộng: thu nhập khác bằng tiền

Trừ: chi phí khác

Trừ: chi phí khác bằng tiền

Trừ: khoản nộp thuế

Trừ: tiền nộp thuế

Thành: thu nhập ròng

Thành: thu nhập ròng bằng tiền
Trừ: các khoản nợ dài hạn
Thành: tiền sau khi khấu trừ
Trừ: chi phí vốn và đầu tư
Thành: nhu cầu/thặng dư tài chính
Tăng, giảm các khoản vay ngắn hạn
Tăng, giảm các khoản vay dài hạn


Tăng, giảm vốn chủ sở hữu
Thành: tài trợ
Tăng giảm về tiền
Doanh thu bằng tiền
Xác định lượng tiền công ty Simon thu được từ bán hàng năm 1987 là $4.814.874
Doanh thu thuần

$4.814.874


Trừ
Các khoản phải thu (’87)

(602.229)

Các khoản phải thu chịu lãi (’87)

(27.553)

Cộng:
Các khoản phải thu (’87)

581.342

Các khoản phải thu chịu lãi (’87)

20.234$

Tiền thu từ bán hàng

4.786.668

Chênh lệch giữa DT theo sổ sách và thực tế: 4.814.874 - 4.786.668 = 28.206
Doanh thu thuần

4.814.874

Tăng, giảm khoản phải thu


(20.887)

Tăng, giảm khoản phải thu chịu lãi

(7.319)

Tiền thu từ bán hàng

4.786.668

Sự thay đổi của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán thể hiện lượng tiền đang lưu
chuyển qua công ty.
Bảng 4.2. Sự tăng giảm trong từng yếu tố của vốn lưu động


Tăng (giảm) trong TSLĐ
Tiền

(1.792)

Các khoản phải thu thương mại

20.887

Các khoản phải thu thương mại chịu lãi

7.319

Nhiên liệu tồn kho


6.614

Khoản thuế được hoàn trả (thuế trước bạ)

(6.000)

Thuế thu nhập chậm chưa nộp

3.014

Chi phí trả trước và khoản ký quỹ

(5.415)

Các khoản nợ phải thu nhân viên/ cổ đông

(1.237)

Tổng cộng

25.864

Giảm (tăng) trong nợ ngắn hạn
Thấu chi ngân hàng

110.958

Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng

(29.217)


Thuế tài chính đến hạn trả

(4.050)

Các khoản phải trả thương mại

(41.862)

Các khoản phải trả thương mại có chịu lãi

(11.319)

Chi phí luỹ kế phải trả

(18.520)

Khoản thuế thu nhập phải thanh trả

(13.833)

Thu nhập chưa thu và khoản ký quỹ

(20.000)

Tổng cộng

(27.816)

Tăng (giảm) nguồn vốn hoạt động


(1.952)

Lưu ý:


Sự tăng nguồn vốn lưu động biểu hiện khả năng thanh toán của công ty. Nhưng vì phải
dùng tiền để thanh toán các nghĩa vụ, nên việc tăng tài sản lưu động sử dụng tiền lại làm giảm
khả năng thanh toán của công ty
Chi phí sản xuất bằng tiền
Bảng 4.3. Chi phí sản xuất bằng tiền
Giá vốn hàng bán (87)

4.160.051

Cộng:
Khoản phải trả lương thương mại (86)

(200.972)

Khoản phải trả lương thương mại chịu lãi (86)

0

Trừ:
Nhiên liệu tồn kho (87)

(174.725)

Cộng:


(181.339)

Nhiên liệu tồn kho (87)
Trừ:
Khoản phải trả lương thương mại (86)
Khoản phải trả lương thương mại chịu lãi (86)
Chi phí sản xuất bằng tiền

242.834
11.319
(4.113.484)

Hoặc:
Giá vốn bán hàng

(4.160.051)

Tăng, giảm các khoản phải trả thương mại

41.862

Tăng, giảm các khoản phải trả thương mại chịu lãi

11.319

Tăng, giảm nhiên liệu tồn kho
Đến đây có:

(6.614)



Tiền thu từ doanh thu

4.786.668

Chi phí sản xuất bằng tiền

(4.113.484)

Lợi nhuận gộp bằng tiền

(4.113.484)

So sánh lợi nhuận gộp theo cơ sở luỹ kế và cơ sở tiền:
Lợi nhuận gộp (luỹ kế)

$654.823

Lợi nhuận gộp bằng tiền

$673.184

Khoản chênh lệch

$18.361

Bảng 4.4. Ảnh hưởng tới tiền của những thay đổi trên bảng CĐKT

Chi phí bằng tiền

Tăng, giảm khoản phải thu

$20.877

Tăng, giảm khoản phải thu chịu lãi

7.319

Tăng, giảm hàng tồn kho

6.614
$41.862

Tăng, giảm các khoản phải trả

$11.319

Tăng, giảm các khoản phải chịu lãi
Tổng cộng

Nguồn tiền

$34.820

Chênh lệch giữa nguồn vốn sử dụng tiền

$53.181
$18.361

Chênh lệch giữa nguồn vốn sử dụng tiền đúng bằng 18.361. Con số này trùng với chênh

lệch giữa lợi nhuận gộp luỹ kế và lợi nhuận gộp bằng tiền.
Chi phí hoạt động bằng tiền
Có 2 mục chi phí là những khoản phí tiền mặt:
- Chi phí nợ khó đòi: là chi phí tiền mặt
- Khoản khấu hao và hao mòn: cũng được coi là chi phí tiền mặt.


Tổng chi phí hoạt động
Chi phí nợ khó đòi

$(456.561)
(xem phần dưới)

Khấu hao và hao mòn

48.319

Tăng giảm các khoản chi phí trả trước

5.415

Tăng giảm các khoản chi phí tích luỹ
Chi phí hoạt động bằng tiền

18.520
(384.307)

Có sự chênh lệch đáng kể giữa con số chi phí rút ra từ báo cáo thu nhập là $456.561 với
số tiền thực tế năm1987 công ty phải thanh toán cho những chi phí hoạt động là $384.307.
Cũng phải giảm chi phí hoạt động đi một khoản bằng $46.921 là chi phí nợ khó đòi tiền mặt.

Sự chênh lệch giữa các báo cáo ghi theo phương pháp tiền và báo cáo ghi theo phương
pháp luỹ kế không chỉ bắt nguồn từ những thay đổi trong bảng CĐKT mà nó còn do có khoản
chi phí hay thu nhập phí bằng tiền trên bảng thu nhập luỹ kế.
Tại bước này, ta hãy tính toán quỹ tiền mặt của công ty Simon:
Tiền thu từ doanh thu

$4.786.669

Chi phí sản xuất bằng tiền

(4.113.484)

Lợi nhuận gộp bằng tiền
Chi phí hoạt động bằng tiền
Tiền còn lại sau kỳ hoạt động kinh doanh

673.184
(384.307)
288.877

Thu nhập/chi phí khác bằng tiền
Ta đã biết có 3 khối chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng ta chưa kể đến một số
khoản mục thu nhập và chi phí nhỏ khác có ghi trong báo cáo thu nhập cũng như những biến
đổi của các tài khoản khác trong bảng CĐKT.
Có 2 điểm chính cần chú ý:
1. Khi chưa rõ, còn nghi ngờ một tài khoản nào đó, hãy xếp nó vào tài khoản thu nhập, chi
phí khác.



×