Chương 8: Các chỉ dẫn chung về thiết kế cấu tạo và tính toán Âu tàu
Chương 8
CÁC CHỈ DẪN CHUNG VỀ THIẾT KẾ
CẤUTẠO VÀ TÍNH TOÁN ÂU TẦU
1. Phân đoạn công trình.
8.1. Để ngăn ngừa sự hình thành các vết nứt hoặc để giảm độ mở rộng của các vết
nứt trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của âu phải bố trí các khe (khớp nối)
nhiệt, khe lún vĩnh viễn và khe thi công tạm thời phù hợp với quy phạm về các quy tắc
thiết kế công trình tủy lợi về quy phạm thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
thủy công.
Phải bố trí khe lún trong trườ
ng hợp đất nền dễ biến dạng để giảm ứng suất nhiệt cũng
như để giảm lực gây nên do biến dạng của nền. Kết cấu khe lún cần phải đảm bảo khả
năng chuyển vị thẳng đứng và quay của các đoạn riêng biệt của công trình.
Khe thi công tạm thời được bố trí khi phần công trình, giữa các khe vĩnh viễn có kích
thước lớn, nó dùng để chia kh
ối đổ bê tông hoặc để bảo đảm khả năng chuyển vị
tương hỗ tạm thời của các phần công trình do biến dạng nhiêt hay lún gây ra.
8.2. Khe nhiệt vĩnh viễn có thể làm xuyên qua toàn bộ công trình, cắt ngang nó ra
thành từng đoạn riêng biệt, và có thể không xuyên qua toàn bộ mà chỉ cắt ngang phần
trên của công trình trong vùng chịu sự thay đổi lớn của nhiệt độ.
8.3. Khe vĩnh viễn trong công trình trên nền không phải là đá nên quy định như sau:
Khe xuyên toàn bộ - không thưa quá 45m.
Khe xuyên một phần - không thưa quá 15m.
Khớp nối trong công trình trên nền đá và trong lớp bọc ngoài khối đá nên làm kiểu
xuyên toàn bộ, cách nhau nhiều nhất là 25m.
8.4. Khi cắt công trình bằng các khớp nối nên cố gắng phân công trình thành các đoạn
cùng một kiểu loại.
8.5. Không cho phép cắt dọc đáy đầu âu trên nền không phải là đá để tránh những
biến dạng khác nhau của các mố trụ, phá hoại sự làm việc bình thường củ
a các cửa
van và máy đóng mở.
8.6. Cho phép cắt dọc đáy buồng âu trong các âu đặt ở hạ lưu khi có luận chứng kinh
tế - kỹ thuật thích đáng.
8.7. Trên nền đất dễ lún chiều rộng của khe nhiệt - lún cần ấn định có kể đến độ lún
nghiêng có thể xảy ra của các phần công trình kề nhau. Khi đó chièu rông khớp nối ở
phía dưới lấy nhỏ nhất, không lớn hơn 1 -2cm. Chiều rộng nh
ỏ nhất của khớp nối ở
phía trên có thể xác định gần đúng theo công thức:
∆l
min
= ∆l + ∆l
0
(8-1)
Trong đó:
∆l = α∆t.l - ảnh hưởng độ mở rộng của bê tông do nhiệt độ gây ra.
()
l
m
yyl
o 21
−=∆
- ảnh hưởng lún không đều.
α - hệ số nở dài của bê tông.
8-1
Chương 8: Các chỉ dẫn chung về thiết kế cấu tạo và tính toán Âu tàu
∆t - chênh lệch nhiệt độ trung bình của kết cấu đang xem xét sau khoảng thời gian
tính toán.
y
1
và y
2
- độ lún ở các đầu của khối công trình, xác định theo quy phạm
thiết kế nền công trình thủy công
h - chiều cao khối, phía trên nền
l - khoảng cách giữa các khớp nối.
8.8. Phân đoạn bằng các khe thi công và kích thước các khối để bê tông đươc quy
đinh phù hợp với các yêu cầu của quy phạm thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép thủy công.
8.9. Các khớp nối nhiệt - lún và khớp nhiệt độ cần được ngăn kín bằng các nêm chống
thấm. Vật liệu và kết cấu của nêm chống thấm phải thỏa mãn các điều kiện làm việc khi
có áp lực nước về phía buồng âu c
ũng như khi có áp lực nước về phía khối đất đắp trả
lại để chặn nước ngầm.
8.10. Kết cấu của các nêm chống thấm cần phải thỏa mãn các yêu cầu về không thấm
nước lâu bền trong trường hợp xảy ra lún và dịch chuyển không đều của các công trình
kề nhau và của các đoạn riêng biệt, và trong nhiều trường hợp cần phải thỏa mãn các
yêu cầu làm việc cả trong nh
ững điều kiện độ ẩm thay đổi. Khi không thể tiến hành sửa
chữa nêm chống thấm nếu không tháo cạn hồ chứa thì trong khớp nối nhất thiết phải
bố trí các nêm chống thấm dự trữ.
8.11. Khe nối thi công ở mặt chịu áp lực của công trình cần được phủ kín bằng các vật
kín nước đơn giản nhất (bằng các dải cao su, chất dẻo, v.v...) ở các khe thi công thẳng
đứ
ng ở bản đáy công trình nên đặt các tấm gỗ không sơn lên lớp bê tông lót.
8.12. Khi ấn định các biện pháp tiêu nước và chống thấm (xem mục 7), cũng như khi
chọn vật liệu và kết cấu công trình âu cần phải xét đến các điều kiện làm việc của công
trình thủy công của âu, được đặc trưng bởi sự thay đổi tải trọng và trị số cũng như về
hướng và bởi sự l
ặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác làm đầy và tháo cạn buồng âu.
Đối với các kết cấu chịu áp lực, làm việc trong các điều kiện tải trọng thay đổi chiều thì
tốt nhất là nên dùng bê tông cốt thép.
8.13. Để nâng cao độ vững chắc của mặt ngoài công trình âu chống lại sự mài mòn và
va đập trong phạm vi dao động mực nước thông tàu, cần dự kiến các biện pháp bảo vệ
đặc biệt.
8.14. Ở
các phần mỏng( các mũi) của các trụ pin phân dòng của hành lang dẫn nước,
chịu va đập của các vật lơ lửng có tốc độ lớn, ở bề mặt tường buồng âu, nơi mà có thể
va chạm với các dây cáp buộc tàu ( vỏ ngoài của các trụ buộc và thân tàu, các phần
biên và lan can gần các trụ buộc tàu, phần cong của tường ở hai bên rãnh đặt móc,
vòng (buộc tàu) di động) v.v... cho phép phủ mặt bằng kim loại.
8.15. Mặt ngoài và buồ
ng âu cần làm nhẵn, không cho phép có các góc nhọn nhô ra.
Các góc của hốc tường lõm lộ ra phía mặt ngoài cần làm lượn tròn.
8.16. Mặt ngoài buồng âu cần làm thẳng đứng hoặc có góc nghiêng nhỏ so với mặt
thẳng đứng về phía đất đắp. Độ nghiêng cần phải nhỏ hơn 50:1.
Mặt nghiêng của tường buồng âu với mặt thẳng đứng của trụ biên đầu âu cần được nối
tiếp với nhau theo một măt phẳ
ng nghiêng có độ dốc dọc không quá 1:5. Mặt nghiêng
đó nên bố trí trong phạm vi của mố biên đầu âu.
8.17. Khi đặt các kết cấu bê tông của âu trong môi trường nước xâm thực, thì phải có
những biện pháp thích ứng để đảm bảo độ bền vững của bê tông.
8-2
Chương 8: Các chỉ dẫn chung về thiết kế cấu tạo và tính toán Âu tàu
Độ xâm thực của nước ngầm được xác định theo tiêu chuẩn nhà nước.
8.18. Chân của rãnh chứa các móc, vòng (buộc tàu) di động phải ngập sâu duới mực
nước vận tải thấp nhất sao cho các vòng vẫn nổi mà không chịu tải trọng.
2. Tải trọng và lực tác dụng tính toán.
8.19. Cần tiến hành tính toán tĩnh lực công trình vận tải thủy đối với hai tổ hợp tải trọng
và lực tác dụng - tổ hợp chủ yếu và tổ hợp đặc biệt.
Trong tổ hợp chủ yếu tải trọng và lực tác dụng bao gồm:
a) Trọng lượng bản thân công trình, các thiết bị cố định đặt trên nó (cửa van, máy
đóng mở và các kết cấu kim loại, cầu, nhà các thiết bị điện v.v..).
b) Áp lực thủy tĩnh ứng với các mực nước trong điều kiện khai thác bình thường
(trong đó có mực nước dâng bình thường của thượng lưu).
c) lực tác dụng của sóng.
d) Áp lực đất đắp có kể đến tải trọng đặt trên bề mặt nó.
e) Áp lực nước thấm ở chế độ thấm ổn định (khi mực nước dâng bình thường ở
thượng lưu) hoặc không ổn định tuần hoàn trong điều kiện làm việc bình thường
của các thiết bị chống thấm và tiêu nước.
g) Tải trọng do tàu gây ra.
h) Lực do nhiệt độ thay đổi, tương ứng với độ chênh lệch nhiệt trung bình tháng của
không khí đối với năm có biên độ dao động nhiệt trung bình.
i) Lực kéo do các bộ phận cơ khí đóng mở cửa van và cửa âu trong điều kiện khai
thác bình thường gây ra.
Ghi chú: - Khi tính toán độ bền của kết cấu cần tính đến tải trọng tạm thời có thể
tác dụng lên kết cấu đó hoặc lên các phần tử riêng biệt của nó.
Tổ hợp tải trọng và lực tác dụng đặc biệt bao gồm tải trọng và lực tác dụng nêu
trong các điểm “a”, “c”, “d”, “f”, và các lực sau:
k) Áp lực thấm, phát sinh do thiết bị tiêu nước không còn làm việc được bình
thường.
l) Áp lực thủy t
ĩnh khi mức nước thượng lưu lớn nhất.
m) Tác dụng của nhiệt độ, tương ứng với sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng của
không khí đối với năm có biên độ dao động nhiệt lớn nhất.
n) Lực động đất.
o) Lực kéo của các bộ phận truyền động, phát sinh cửa van bị kẹt ở khe van.
8.20. Trọng lượng thể tích của bê tông khi tính trọng lượng bản thân của các kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép được xác định theo quy phạm thiết kế các kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép thủy công.
Trọng lượng các ngôi nhà để thiết bị điện cơ khí và các thiết bị khác, trọng lượng cầu,
máy móc đóng mở, vv... được tính theo thiết kế của các công tình và thiết bị kể trên; tải
trọng tạm thời do vận tả
i gây ra được xác định tương ứng với cấp đường, theo các tiêu
chuẩn hiện hành về thiết kế cầu.
8.21. Áp lực thủy tĩnh lên công trình được xác định theo các quy luật thủy tĩnh học.
8-3
Chương 8: Các chỉ dẫn chung về thiết kế cấu tạo và tính toán Âu tàu
8.22. Lực tác dụng của sóng lên công trình được xác định theo quy phạm tính toán tác
động cảu sóng lên các công trình.
8.23. không dịch.
8.24. áp lực đất đắp lên công trình được xác định theo các phương pháp như khi tính
tường chắn đất của công trình thủy lợi, tùy thuộc vào loại đất đắp và độ cứng của kết
cấu chắn đất, có xét đến các chuyển vị của nó.
8.25. áp lực nước thấm được xác định trên cơ sở các tài liệu tính toán và nghiên cứu
tiến hành b
ằng phương pháp tương tự diện thủy động, phù hợp với điều 7.12 của tập
chỉ dẫn này.
Áp lực ngược ở các mặt cắt của các phần tử công trình bê tông và bê tông cốt thép
được xác định phù hợp với chỉ dẫn của quy phạm thiết kế các kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép thủy công.
8.25. Tác dụng của nhiệt độ được xét đến khi tính toán các kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép siêu tĩ
nh, cũng như khi xác định áp lực bị động của đất.
Sự thay đổi nhiệt độ tính toán trung bình và sự thay đổi chênh lệch nhiệt độ tính toán
trung bình trong các mặt cắt của các phần tử nghiên cứu lấy theo quy phạm thiết kế các
kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công.
Khi xác định tất cả các dạng ứng lực nhiệt cần xét đến độ từ biến của bê tông.
8.27. Lực động đất đượ
c xác định phù hợp với chỉ dẫn của quy phạm tương ứng.
8.28. Tải trọng do tàu va đập khi tiến vào công trình cho phép thay thế bằng lực tĩnh
nằm ngang, xác định theo công thức:
21
sin
CC
M
VN
nvd
+
=
αγ
(8-2)
Trong đó:
γ - hệ số tính đến phần động năng của tàu, gây ra biến dạng của kết cấu, lấy
bằng:
0,5 - đối với các trụ đứng riêng biệt và các công trình xuyên thông ( không
đặc, ví dụ các dàn)
0,4 - đối với các công trình có tường thẳng đứng và đối với các công trình có
mái nghiêng như mái bến.
V
n
, α - tương ứng là tốc độ chuyển động của tàu khi tiến gần tới công trình
và góc giữa hướng tốc độ chuyển động của tàu với tiếp tuyến của bề mặt công
trình; khi thiếu các luận chứng đặc biệt lấy theo phụ lục 4;
M - khối lượng của tàu;
g
W
M =
(
m
ST
2
.
)
W - lượng nước bị choán chỗ của tàu có tải (T);
g - gia tốc trọng trường bằng 9.81 m/s ;
C
1
- hệ số biến dạng đàn hồi của công trình, bao gồm cả độ biến dạng của
nền, của các thiết bị giảm va đập và các thiết bị đặc biệt khác được xác định theo
các quy luật của cơ học xây dựng (m/T). Khi xác định hệ số C
1
cần phải xét đến
tính làm việc không gian của công trình, nếu tải trọng không đối xứng ;
8-4
Chương 8: Các chỉ dẫn chung về thiết kế cấu tạo và tính toán Âu tàu
C
2
- hệ số biến dạng đàn hồi của thân tàu (m/T); giá trị của hệ số C
2
cho phép
xác định theo biểu thức:
)70(9.035
015.0
2
−+
=
L
C
(8-3)
Trong đó:
L - chiều dài tàu, tính toán bằng m.
Trị số lực va đập
N
vd
lấy trong tính toán không vượt quá áp lực cho phép
N
c.ph
(tính bằng T) lên thành tàu. Muốn thế phải tuân theo điều kiện:
N
c.ph
= L - 20 (8-4)
Khi kiểm tra về trượt hoặc về lật đối với các kết cấu lộ thiên (không đắp đất) đứng riêng
biệt thì cần nhân trị số lực va đập với hệ số k
0
=1.8.
8.29. Tải trọng do va đập của tàu vào lan can, mà mặt ngoài của nó trùng với mặt
ngoài của công trình, cần xác định theo điều 8.28.
Trong trường hợp đó lượng nước bị choán chỗ của tàu tính toán lấy tương ứng với
mớn nước khi dầm đủ đỡ mạn của tàu tính toán ở phía trên nằm ở mức ngang với đỉnh
lan can.
8.30. Chiều dài tính toán A của tường buồng âu, mà trên đó lực va đập của tàu có thể
truyền tới, đối với trường hợp va đập bất lợi nhất lên mép của đoạn buồng âu cho phép
lấy theo biểu thức:
p
hAd
3
2
2 =≤
(8-5)
Trong đó:
d - chiều dày tường trong mặt cắt đang xét
h
p
- khoảng cách từ điểm đặt của lực và đập đến mặt cắt đang xét.
8.31. Để tính toán tĩnh lực các thiết bị của âu khi tàu đỗ trong buồng âu hoặc trong
kênh dẫn thì lực kéo của dây cáp buộc tàu lấy theo bảng 5.
Bảng 8-1: Trị số lực buộc tàu
Lượng nước choán chỗ
của tàu tính toán (T)
Lực buộc tàu tổng
cộng (T)
500
1000
1500
2000
2500
3000
5000
8000
10000
12000
8
12
13.6
15.2
16.4
17.2
20
24
26
27.6
8-5