Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các loại vaccine và sử dụng vaccine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.39 KB, 14 trang )

I.
SƠ LƯỢC VỀ VACXIN [1]
I.1.
Khái niệm vaccine

Là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động,
nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Kháng
nguyên này có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng
nguyên giống vi sinh vật gây bệnh và được bào chế để đảm bảo độ an toàn cần thiết.
Cơ chế tác dụng của vacxin

I.2.

Vacxin khi vào cơ thể, do có chứa các kháng nguyên lạ với cơ thể nên kích thích cơ
thể gây ra đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên đó. Tùy theo từng loại
vacxin mà cơ thể có miễn dịch dịch thể hay miễn dịch qua trung gian tế bào hay phối hợp
cả hai.
I.3.
Nguyên tắc sử dụng vacxin
I.3.1. Phạm vi tiêm chủng rộng, đạt tỷ lệ cao
- Phạm vi tiêm chủng được quy định tùy theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Nói
-

chung tiêm phòng vacxin càng rộng rãi càng tốt
Tỷ lệ tiêm chủng: những khu vực có bệnh truyền nhiễm lưu hành thì tiêm chủng phải
đạt trên 80% đối tượng cảm thụ mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Tiêm chủng

50- 80% thì nguy cơ dịch vẫn xảy ra, dưới 50% thì không ngăn ngừa được dịch.
I.3.2. Đối tượng tiêm vacxin
- Những người khả năng tiếp xúc với VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch đều được
-



dùng vacxin.
Đối với trẻ em khi đã hiết miễn dịch thụ động từ người mẹ truyền cho thì nguy cơ mắc
bệnh là rất cao, cần được tiêm chủng một cách triệt để bởi vì trẻ em càng nhỏ bệnh

-

nhiễm VSV càng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao.
Đối với người lớn đối tượng tiêm chủng ít hơn, thường chỉ tiêm chủng với người có
nguy cơ cao.

I.3.3.

Điều kiện sức khỏe

1


Để đảm bảo vacxin có đủ điều kiện để gây đáp ứng miễn dịch nói chung nên dùng
cho những người khỏe mạnh. Mỗi loại vacxin có những chống chỉ định riêng song không
được dùng vacxin cho những đối tượng sau:
+ Những trường hợp đang bị sốt cao, song một số trường hợp sốt nhẹ vẫn có thể
dùng được vacxin
+ Những người đang bị bệnh dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình
có tiền sử dị ứng với vacxin cần được theo dõi cẩn thận
+ Những vacxin sống giảm độc lực không được dùng cho những người đang bị suy
giảm miễn dịch, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, những người đang mắc bệnh ác
tính hoặc phụ nữ mang thai.
I.3.4. Thời gian dùng vacxin
- Miễn dịch vacxin đòi hỏi phải có thời gian nhất định, thường phải sau 7 – 10 ngày mới


gây được miễn dịch. Vì vậy, muốn phòng được dịch thì phải dùng vacxin trước mùa
dịch thường xảy ra. Hiệu giá kháng thể đạt được cao nhất sau khoảng 2 tuần, đó là
-

đáp ứng miễn dịch tiên phát.
Khoảng cách giữa các lần dùng vacxin: tùy theo từng loại vacxin mà có thể dùng một
lần hoặc nhiều lần. Đối với vacxin dùng nhiều lần thì khoảng cách tốt nhất giữa các
lần là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn thì mặc dù dùng lần sau nhưng kết quả
đáp ứng miễn dịch chỉ như lần tiên phát, nếu khoảng cách này dài hơn thì hiệu quả đáp

-

ứng miễn dịch vẫn được đảm bảo.
Thời gian dùng nhắc lại: khi dùng nhắc lại vacxin thì thời gian gây ra đáp ứng miễn
dịch sẽ ngắn lại, hiểu giá kháng thể sẽ đạt cao nhất sau một số ngày, nhờ những tế bào
lympho ghi nhớ miễn dịch. Đó là kết quả đáp ứng miễn dịch thứ phát. Thời gian dùng
nhắc lại vacxin tuy theo thời gian duy trì được đáp ứng miễn dịch của từng loại
vacxin. Ví dụ: đậu mùa 5 năm, bại liệt 3 năm, thương hàn 1 năm, tả 6 tháng.

I.3.5. Đường dùng vacxin
- Tiêm dưới da: đa số các loại vacxin đưa vào cơ thể theo đường này, phương pháp này

có hiệu quả chắc chắn hơn nhưng dễ gây phản ứng phụ hơn, liều vacxin nhiều so với
-

tiêm trong da là 0,5ml.
Tiêm trong da: phương pháp này chỉ cần 1 lượng vacxin nhỏ (0,1ml), ít gây phản ứng

-


phụ nhưng phải chú ý đúng kỹ thuật nếu không tác dụng gây miễn dịch sẽ kém
Tiêm bắp: hiện nay có một số loại vacxin tiêm bắp, ít biến chứng và hiệu lực cao.
2


-

Đường chủng: đó là hình thức rạch da đưa vacxin vào như vacxin phòng bệnh đậu

-

mùa. Đây là phương pháp thô sơ và cổ điển nhất.
Đường uống: đây là phương pháp sử dụng vacxin đơn giản và thuận lợi nhất. tuy
nhiên chỉ áp dụng cho những vacxin không bị phá hủy bởi đường tiêu hóa. Ví dụ:

vacxin Sabin phòng bại liệt.
I.3.6. Các phản ứng phụ do vacxin
Khi dùng vacxin ở một số người có thể có các phản ứng phụ sau:
-

Tại chỗ: có thể hơi đau, sưng hay nổi cục đỏ, hiện tượng này mất đi sau một vài ngày.

-

Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gặp viêm nhiễm, mủ, loét chỗ viêm.
Toàn thân: thường gặp nhiều nhất là sốt (10-20%), sốt thường hết sau vài ngày. Có thể

gặp tỷ lệ rất thấp bị co giật, sốc phản vệ
I.3.7. Bảo quản vacxin

Vacxin là một sinh phẩm nên rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Mỗi
loại vacxin có điều kiện bảo quản riêng nhưng nói chung phải bảo quản ở điều kiện khô,
tối và lạnh. Nhiệt độ bảo quản tốt từ 2 – 8 C0.

I.4.

Lich tiêm chủng cho trẻ em [3]

3


STT
1
2
3
4
5
6

Tuổi của trẻ
Sơ sinh

Vắc xin sử dụng
- BCG

02 tháng

- Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ
- DPT-VGB-Hib mũi 1


03 tháng

- OPV lần 1
- DPT-VGB-Hib mũi 2

04 tháng

- OPV lần 2
- DPT-VGB-Hib mũi 3

09 tháng
18 tháng

- OPV lần 3
Sởi mũi 1
- DPT mũi 4

Chú

- Sởi mũi 2
thích: BCG (vacxin lao), VGB (vacxin viêm gan B), DPT ( Bạch hầu – ho gà – uốn ván),
Hib (hymophylus influenza typ b), OPV (bại liệt).
Phân loại vacxin [4]
Ba loại vắc-xin kinh điển

II.
II.1.

Nuôi cấy virus cúm (chủng gây đại dịch năm 1918) phục vụ nghiên cứu và sản
xuất vắc-xin



Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt.
Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các
vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải
tiêm nhắc nhiều lần.



Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện
đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này
thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng
dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào
và quai bị đều thuộc loại này.



Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường
hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí dụ: các
vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu. Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là
dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một dòng lân cận được gọi là BCG.

II.2.

Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu
4


Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triển
chính hiện nay:



Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch mong
muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG demethyl
hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch thể (tạo
kháng thể) thay vì tế bào.



Vắc-xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản tác
dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hay
virus dại.



Vắc-xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn với
các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn
peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).



Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn kháng
nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các kháng thể đặc
hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự với
kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin, người ta dùng
idiotype anti-anti-X.



Vắc-xin DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người

được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên
thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-xin DNA còn
giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện
qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyên của
tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC
loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên
phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang DNA lạ có nguy cơ bị
nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.



Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trình diện
kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyên mong
muốn.

II.3.

Vắc-xin dùng để điều trị
5


Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn
dịch liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp). Người ta hy vọng là phương
pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh Alzheimer.
III.
CÁC LOẠI VACXIN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH HIỆN NAY
III.1.
Viêm gan B [2]
 Ngồn gốc và dạng thuốc
- Có 2 loại vaccin thương phẩm phòng bệnh viêm gan B:


+ Vaccin viêm gan B chế xuất từ huyết tương
+ vaccin viêm gan B tái tổ hợp gen từ nấm men.
Cả 2 loại vaccin này đều là hỗn dịch kháng nguyên bề mặt virus viêm
gan B (HBsAg) hấp phụ vào gel hydroxyd nhôm.
- Hỗn dịch tiêm.
 Thời gian tiêm vacxin
- Trẻ sơ sinh 24h sau khi sinh
- 3 mũi tiếp theo trong vòng 1 năm.
III.2.
Vacxin viêm gan A[5]
 Ngồn gốc

Từ virus viêm gan A bất hoạt
 Chỉ định

Trẻ em 2 tuổi và người lớn
III.3.
Vacxin Bạch hầu – ho gà – uốn ván hấp phụ (VACCIN DPT)
 Nguồn gốc và dạng thuốc
Vaccin là một hỗn dịch vô khuẩn để tiêm, được điều chế bằng cách trộn các
lượng thích hợp giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn Bordetella
pertussis tế bào hoặc không tế bào bất hoạt và được hấp phụ trên nhôm hydroxyd
 Chỉ định

Chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tháng đến 7 tuổi. Không dùng cho trẻ em trên 7 tuổi; ưu
tiên cho các trẻ em từ 2 - 6 tuổi để tạo miễn dịch cơ bản, lý tưởng nhất là từ 2 đến 3 tháng
tuổi
III.4.
Vacxin bại liệt bất hoạt (VACCIN SALK, IPV)[2]

 Ngồn gốc và dạng thuốc

Vaccin thuộc loại virus bại liệt đã mất hoạt lực.
Chủng virus: Salk hoặc Lepine (IVV).

6


Kháng nguyên virus bại liệt được điều chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc bao gồm 3 typ
1,2 và 3 của virus bại liệt đã mất hoạt lực bằng nhiệt và formaldehyd.


Chỉ định
Phòng bệnh bại liệt cho trẻ nhỏ (6 - 12 tuần tuổi) và cho tất cả các trẻ em và thiếu

niên độ tuổi 18 chưa được tiêm chủng, cho khách du lịch đến vùng có virus bại liệt hoang
dã thành dịch hay lưu hành, cho một số cán bộ y tế và cho những cá nhân suy giảm miễn
dịch.
III.5.


Vacxin dại[2]
Nguồn gốc và dạng thuốc
Có 2 dạng thuốc được dùng: Dạng đông khô và dạng hỗn dịch tiêm.
Dạng đông khô: Là một liều tạo miễn dịch có hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc
lớn hơn 2,5 đơn vị quốc tế, trước và sau khi ủ ở 37 oC trong vòng 1 tháng. Virus dại
(chủng dại Wistar PM/WI 38 - 1503) thu được do nuôi cấy dòng tế bào thường trực
Vero, dùng beta propiolacton để bất hoạt. Thêm maltose và albumin người vừa đủ
cho 1 liều tạo miễn dịch. Dung môi pha loãng natri clorid 0,4%, 0,5 ml.
Dạng hỗn dịch: Vaccin được điều chế từ chủng CVS kissling/MDPH virus dại phát

triển trong dòng tế bào lưỡng bội bắt nguồn từ tế bào phổi bào thai khỉ rhesus.
Vaccin virus được bất hoạt bằng beta propiolacton và cô đặc bằng hấp phụ với
nhôm phosphat.



Chỉ định
Tạo miễn dịch trước khi nhiễm: Tiêm vaccin cho những người có nguy cơ cao
hơn bình thường vì lý do nghề nghiệp như nhân viên thú y, kiểm lâm, huấn luyện thú,
nhân viên một số phòng thí nghiệm, và những người sống hoặc đi đến các nước có
bệnh dại lưu hành và lưu lại đó trên 1 tháng. Trẻ em đặc biệt có nhiều nguy cơ tiếp xúc
với bệnh dại.
Khi nhiễm: Trong trường hợp bị một con vật cắn nếu không bắt được nó để theo
dõi, thì cần phải tiêm ngay globulin miễn dịch kháng dại và vaccin dại. Ðối với
người đã tiêm phòng bệnh dại từ trước không tiêm globulin miễn dịch dại vì có thể
ức chế đáp ứng ký ức, mà chỉ tiêm phòng dại sau nhiễm

III.6.

Vacxin lao (BCG) [2]
7




Nguồn gốc và dạng thuốc
Bột đông khô để tiêm.
Vaccin BCG (BCG: Bacillus Calmette - Guerin) là chế phẩm dạng đông khô của

chủng Calmette - Guerin giảm hoạt lực, có nguồn gốc từ vi khuẩn Mycobacterium bovis.

Hiện có nhiều loại vaccin BCG lưu hành trên thế giới; vaccin BCG được điều chế bằng
phương pháp đông khô hỗn dịch vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường có chứa dextran,
glucose và Triton WR 1339 hoặc có chứa glycerin, asparagin, acid citric, kali phosphat,
magnesi sulphat và sắt ammoni citrat. Sau khi pha để tiêm chủng qua da theo như chỉ dẫn,
vaccin BCG chứa 100 - 800 triệu đơn vị tạo khuẩn lạc bacillus BCG trong 1ml; dịch
thuốc tiêm không được có các loại vi khuẩn khác. Vaccin BCG do Việt Nam sản xuất
chứa 1 mg BCG trong 1 ống; dung dịch để pha tiêm là dung dịch natri clorid 0,9%, mỗi
ống chứa 2 ml.
 Chỉ định

Vaccin BCG được khuyên dùng cho các nhóm người chưa được tiêm phòng (bằng
chứng là chưa có một vết sẹo đặc trưng của vaccin BCG) hoặc những người có phản ứng
tuberculin âm tính.
Vaccin BCG được dùng để đề phòng và kiểm soát lao: Vaccin BCG tạo miễn dịch
chủ động đối với bệnh lao. ở những nước đang phát triển, nơi mà bệnh lao thành dịch và
việc phòng ngắn ngày bằng các thuốc trị lao (như isoniazid) hoặc việc làm phản ứng
tuberculin trên da để sàng lọc không thực hiện được, thì vaccin BCG được dùng một cách
thường xuyên với mục đích kiểm soát bệnh lao. Do đó, có chỉ định dùng vaccin BCG như
một chiến lược thường quy để kiểm soát bệnh lao ở các nước đó. Tổ chức y tế thế giới
hiện nay khuyến cáo tiêm chủng BCG cho tất cả các trẻ sơ sinh ở các nước đang phát
triển, bao gồm cả các trẻ em mắc HIV chưa có triệu chứng là những cháu có nhiều nguy
cơ mắc lao.
Vaccin BCG được tiêm ngay khi sinh ra hoặc bất cứ thời gian nào sau đó, nhưng 3
tháng tuổi là tuổi tiêm phòng tốt nhất (đối với trẻ đẻ thiếu tháng, hoặc nhẹ cân) (theo lịch
tiêm phòng của Việt Nam).
III.7.
Vacxin liên hợp Haemophilus typ b [2]
 Nguồn gốc và dạng thuốc
8



Vaccin chứa polysacarid hoặc oligosacarid có tính kháng nguyên chiết từ vỏ vi
khuẩn Haemophilus influenzae typ b (Hib). Những chất này là dẫn chất của polyribosyl
ribitol phosphat (PRP), yếu tố độc hại chủ yếu cho cơ thể; chúng được liên hợp với các
kháng nguyên protein phụ thuộc tế bào T (là những chất mang).


Chỉ định
Vaccin được chỉ định tiêm chủng thường quy cho tất cả trẻ em từ 2 tháng đến 5

tuổi để phòng các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae typ b gây ra. Vaccin này
không bảo vệ được chống các bệnh do các typ khác của H. influenzae gây ra (thí dụ các
chủng không có vỏ, thường gây viêm tai giữa và viêm xoang).
Tạo miễn dịch cho các trẻ em trên 5 tuổi, mắc một bệnh mạn tính được biết có
nguy cơ gia tăng nhiễm Haemophilus influenzae typ b. Ðặc biệt những người thiếu lách
do cơ thể học hay do chức năng, thiếu máu hồng cầu hình liềm hay những người đã cắt bỏ
lách thì cần tiêm vaccin Hib.
III.8.
Vacxin rubella
 Nguồn gốc và dạng thuốc

Thuốc tiêm (mỗi lọ chứa một liều đơn dạng bột đông khô để pha thành 0,5 ml):
Chế phẩm chứa chủng Wistar RA 27/3 của virus rubella đã làm giảm độc lực. Mỗi liều
chứa ≥ 1000 liều gây nhiễm mô cấy 50% (TCID50).
Có thể điều chế vaccin từ nuôi cấy tế bào thận thỏ hoặc phôi vịt hay các dòng tế
bào lưỡng bội của người
 Chỉ định

Vaccin rubella được chỉ định để tạo miễn dịch phòng rubella. Mục đích chủ yếu tạo
miễn dịch phòng rubella là để ngăn lây nhiễm thai nhi trong tử cung, có thể dẫn đến sẩy

thai, đẻ non hoặc thai chết lưu, hoặc hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Chính sách chọn lọc nhằm bảo vệ phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tránh các nguy cơ do
rubella khi mang thai đã được thay thế bằng chính sách loại trừ rubella ở trẻ em. Tiêm
phòng thường được khuyến cáo thực hiện thường quy cho mọi người từ 12 tháng tuổi đến
tuổi dậy thì.
Vaccin tam liên sởi - quai bị - rubella là thuốc tạo miễn dịch được ưa dùng đối với
phần lớn trẻ em và nhiều người lớn.
9


III.9.


Vacxin sởi [2]
Dạng thuốc và nguồn gốc
Vaccin sởi là chế phẩm đông khô virus sởi sống giảm độc lực. Chế phẩm hiện có

chứa dòng virus sởi Ender giảm độc lực hơn tách từ chủng Edmonston giảm độc lực bằng
cách cấy truyền nhiều lần trên nuôi cấy tế bào phôi gà ở nhiệt độ thấp


Chỉ định
Tạo miễn dịch cơ bản thông thường cho trẻ em. Tiêm liều đầu tiên vaccin virus sởi

sống cho trẻ em 12 - 15 tháng tuổi (bao gồm cả các trẻ bị bệnh mạn tính, như bệnh nhày
nhớt (xơ nang tuyến tụy), bệnh tim, hen và các bệnh phổi mạn tính khác, trẻ bị lao không
hoạt động hoặc hoạt động đang điều trị). Ở Việt Nam, liều đầu tiên được thực hiện vào 9 11 tháng tuổi. Ở khu vực có nguy cơ sởi lan truyền cao trong số trẻ em trước tuổi đến
trường, nên tiêm liều đầu tiên vào lúc 12 tháng tuổi. Có thể tiêm liều thứ hai cho trẻ em vào
lúc 4 - 6 tuổi hoặc 11 - 12 tuổi hoặc vào một thời gian nào đó miễn là sau liều thứ nhất ít
nhất một tháng.

Nên dùng vaccin sởi cho các trẻ em HIV dương tính.
Nên dùng vaccin này cho các nhân viên y tế có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus sởi.
III.10. Vacxin tả [2]
 Nguồn gốc và dạng thuốc

Vaccin phòng bệnh tả là một hỗn dịch chứa vi khuẩn tả Vibrio cholerae bất
hoạt trong dung dịch đệm natri clorid dùng để tiêm. Vaccin chứa những phần bằng
nhau các chủng Ogawa và Inaba của vi khuẩn tả Vibrio cholerae nhóm 01 được tách
chiết từ môi trường nuôi cấy có dung dịch đệm là natri clorid và làm bất hoạt vi
khuẩn bằng phenol
 Chỉ định

Vaccin tả được dùng để thúc đẩy quá trình miễn dịch chủ động đối với bệnh tả cho
những người sinh sống và làm việc trong vùng tả lưu hành có điều kiện vệ sinh kém, cho
nhân viên y tế hoặc xét nghiệm viên thường xuyên tiếp xúc với người bệnh hoặc đang vận
hành xử lý vi khuẩn V. cholerae.

10


Vaccin tả còn được dùng để thúc đẩy quá trình miễn dịch chủ động đối với bệnh tả
cho những người đi du lịch tới những vùng có bệnh tả đang lưu hành hay thành dịch, và
điều kiện để nhập cảnh đòi hỏi phải có chứng chỉ tiêm chủng quốc tế phòng tả.
III.11. Vacxin viêm não Nhật bản [2]
 Nguồn gốc và dạng thuốc

Vaccin viêm não Nhật bản (VNNB) thương phẩm hiện dùng là loại vaccin bất
hoạt do Viện Nghiên cứu các bệnh do vi sinh vật gây ra thuộc trường đại học Osaka
(Biken), điều chế từ não chuột đã cấy chủng virus Nakayama - NIH. Chủng này
được phân lập đầu tiên từ một người bệnh bị nhiễm virus vào năm 1935. Vaccin đã

được bán ở Nhật từ năm 1954 và là loại vaccin VNNB được dùng rộng rãi nhất. Não
chuột nhiễm virus được thu thập và đồng nhất rồi đưa vào dây chuyền sản xuất bao
gồm ly tâm, xử lý bằng protamin sulfat (để loại lipid), bất hoạt virus bằng
formaldehyd, siêu lọc và kết tủa bằng amoni sulfat. Tiếp sau đó, vaccin được tinh
khiết bằng siêu ly tâm nhờ chênh lệch tỷ trọng với một dung dịch đường sacarose
40% (kl/tt) và được ổn định bằng gelatin thông qua một vài công đoạn trong quy
trình


Chỉ định
Vaccin được dùng để thúc đẩy miễn dịch chủ động chống VNNB ở trẻ em sống tại

các vùng có nguy cơ tiếp xúc cao với virus VNNB.
Vaccin VNNB bất hoạt còn được dùng để tạo miễn dịch chủ động cho nhân viên phòng
thí nghiệm có nguy cơ tiếp xúc cao với virus.
III.12. Vacxin thương hàn [2]
 Nguồn gốc và dạng thuốc

Có 3 loại vaccin phòng bệnh thương hàn khác nhau hiện dùng:
Vaccin thương hàn vỏ polysacarid Vi: thuốc tiêm bắp 25 microgram/0,5 ml. Thành
phần khác: Phenol, polydimethylsiloxan.
Vaccin thương hàn bất hoạt nhiệt/phenol: Thuốc tiêm chứa 1 tỷ vi khuẩn
Salmonella typhi Ty 2 trong 1ml. Thành phần khác: Phenol.
Vaccin thương hàn sống dùng uống: Nang tan trong ruột chứa 2 - 6 x 10 9 đơn vị
khuẩn lạc sống Salmonella typhi Ty 21a. Thành phần khác: Lactose, acid amin
11


 Chỉ định


Dùng để phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi, nhất là đối
với du khách đi đến những vùng có dịch, dân di cư, nhân viên y tế và quân nhân
III.13. Vacxin não mô cầu
 Nguồn gốc và dạng thuốc

Bột đông khô dùng để tiêm. Vaccin sau khi hoàn nguyên là một dung dịch không
màu, gần như trong suốt.
Có 2 loại vaccin thương phẩm: Vaccin nhị liên bao gồm 2 kháng nguyên
polysacarid vỏ vi khuẩn thuộc nhóm A và C và loại vaccin tứ liên bao gồm 4 kháng
nguyên thuộc các nhóm A, C, Y và W - 135.
Vaccin được điều chế bằng cách nuôi cấy riêng từng nhóm Neisseria meningitidis
trong môi trường thích hợp không có protein để bất hoạt vi khuẩn, tách chiết kháng
nguyên polysacarid bằng phương pháp kết tủa, và tinh chế kháng nguyên bằng cách
loại trừ hầu hết các protein và acid nucleic.


Chỉ định
Tạo miễn dịch cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên đang sống trong các vùng có bệnh lưu

hành hay có dịch được xác định trong một quần thể sống tập trung như quan hệ xóm
giềng, trường học, khu nội trú hoặc các vùng giáp ranh khác. Tùy thuộc nhóm huyết thanh
của chủng vi khuẩn gây bệnh đang lưu hành mà chọn vaccin có kháng nguyên thuộc
nhóm huyết thanh phù hợp.
Dùng cho những người đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm cao, kể cả những người bị
thiếu hụt bổ thể của thành phần cuối hoặc những đối tượng bị thiếu lách chức năng hay do
cắt lách.
Cho những khách đi du lịch tại một vùng được coi là có bệnh não mô cầu lưu hành
hoặc đang có dịch.
Vaccin cũng được dùng cho những người trong cùng gia đình hoặc những ai đã
tiếp xúc với người mắc bệnh não mô cầu, kết hợp thêm kháng sinh dự phòng thích hợp,

cũng như dùng cho các nhân viên y tế và phòng thí nghiệm có nguy cơ lây nhiễm bệnh
não mô cầu.
III.14.

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung (HPV)
12




Ngồn gốc- tác dụng
Được FDA phê duyệt vào năm 2006, hiện nay có 2 thuốc trên thị trường là Gardasil

và Cervarix [6]
Tất cả những loại vacxin này đều chống lại 2 loại HPV là (HPV -16, HPV 18) là
những loại gây ra 70% ung thư cổ tử cung, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư
âm đạo,[7] . Gardasil còn chống lại 2 loại virus HPV khác là (HPV – 6 và HPV
11), nguyên nhân gây ra 90% mụn cóc ở đường sinh dục[8].
 Chỉ định [9, 10]
Đối với nữ:
Phụ nữ từ 9- 26 tuổi chưa phơi nhiễm HPV
Gardasil sử dụng được cho phụ nữ qua tuổi 45 tuổi
Đối với nam:

từ 9 – 26 tuổi để phòng mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn vi sinh – sinh học (2007), vi sinh vật học, Trường đại học Dược Hà Nội ,


trang 172 – 176.
2. Bộ y tế (2009), Dược thư quốc gia
3. Bộ y tế, 845/QDBYT (17/03/2012), “lịch tiêm chủng cho trẻ em”
4. Nguyễn Bá Hiền, Nguyễn Thị Lan Hương, “ Miễn dịch học ứng dụng”, NXB – Nông
nghiệp.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
5. David. S. Tatro (2003), A to Z drug facts.
6. Glaxo cervical cancer shot approved in Australia Reuters (2007-05-21) Retrieved on

2007-05-25
7. De Vuyst, H.; Clifford, G. M.; Nascimento, M. C.; Madeleine, M. M.; Franceschi, S.
(2009). "Prevalence and type distribution of human papillomavirus in carcinoma and
13


intraepithelial neoplasia of the vulva, vagina and anus: A meta-analysis".
International Journal of Cancer 124 (7): 1626–1636
8. "HPV Vaccines". Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 2010-10-15.
Retrieved 2011-02-27.
9. "FDA Approves New Indication for Gardasil to Prevent Genital Warts in Men and

Boys" (Press release). U.S. Food and Drug Administration (FDA). Retrieved 200910-30.
10. 5 November 2007, New Data Presented on GARDASIL, Merck's Cervical Cancer

Vaccine, in Women Through Age 45. Retrieved through web archive on February 23,
2009

14




×