Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Các loại vacxin và các vacxin hiện đang được lưu hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.36 KB, 15 trang )

Tiểu luận môn học

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loại virus (hay còn gọi là siêu vi khuẩn) là những ký sinh trùng tế bào.
Chúng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm và nhiều khi còn gây
ra những vụ dịch rộng lớn như dịch cúm (đặc biệt dịch cúm ở Hồng Kông và
Đông Nam á), dịch sởi (đặc biệt ở trẻ em), dịch viêm màng não gây ra nhiều
trường hợp tử vong, dịch bại liệt (năm 1958- 1960 dịch bại liệt ở miền Bắc
Việt Nam đã làm cho hàng loạt trẻ nhỏ bị di chứng tàn phế suốt đời và cũng
nhiều trẻ nhỏ đã bị chết) bệnh đậu mùa, thủy đậu, zona, bệnh AIDS, có thể gây
ung thư…Bệnh AIDS hàng năm đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người
trên thế giới mà chủ yếu là các nước nghèo, và dự kiện những năm tới số
người thiệt mạng sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Đáng lưu ý là các thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng đối với các
siêu vi khuẩn. Để phòng chống các bệnh do siêu vi khuẩn gây ra thì biện pháp
hàng đầu là nghiên cứu sử dụng các loại vacxin.
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc
hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân
gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều
trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong cácmiễn dịch liệu pháp).
Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi
đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng
Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi
chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin
không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua
đường miệng.
Tiểu luận “Các loại vacxin và các vacxin hiện đang được lưu hành”
muốn làm sáng tỏ vai trò của các vacxin trong phòng chống dịch bệnh.
I.

Trương Thị Nhung MHV 1211062



Page 1


Tiểu luận môn học

NỘI DUNG
Sơ lược lịch sử phát triển của vacxin
Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa
bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác
nhân gây bệnh (năm 1796). Năm 1880 Louis Pasteur với các công trình
nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến
thức hiện đại về vắc-xin.
Vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ người
Anh. Năm 1796, châu Âu đang có dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện thành
công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này. Kinh nghiệm dân gian cho
thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi
khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. Dựa vào đó,
Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh nhân
Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh
cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của
bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm
chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không hề mắc
căn bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay
thật không ổn, nhưng rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: đứa trẻ
được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh.
Thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy
đã được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời
điểm 1798, khi Jener công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ
hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm.

Tám mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch tả đang
tàn sát đàn gà. Ông cấy các vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm rồi đem
tiêm cho gà: những con bị tiêm chết sạch. Mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị
một bình dung dịch nuôi cấy vi khuẩn dạng huyền phù. Qua đó, Pasteur đã
xác nhận các giả thuyết của Jenner và mở đường cho khoa miễn dịch
học hiện đại.
II.
II.1.

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 2


Tiểu luận môn học

Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu mùa trên
toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các
bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương
hàn và uốn ván ... Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch
bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một proteinđặc hiệu
có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ
miễn dịch đặc hiệu, tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân
gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính.
II.2.
Cơ chế hoạt động của vắc-xin
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi
nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ
miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng
hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn

dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu
điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

II.3. Các loại vắc-xin
Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa
vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là
các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi
sinh vật.
Có thể chia vacxin làm 4 loại sau:
- Vacxin chết (bất hoạt)
- Vacxin sống, giảm độc lực
- Vacxin dưới đơn vị
- Vacxin thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ gen.

Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc
bằng nhiệt. Đây là loại kinh điển nhất, nguyên tắc là làm chết yếu tố gây

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 3


Tiểu luận môn học

bệnh (virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn giữ được tính mẫn cảm và tính
kháng nguyên, vacxin loại này chủ yếu gây đáp ứng miễn dịch kiểu dịch
thể.
Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu
hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và
ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.

Do làm bất hoạt mầm bệnh cường độc để chế vacxin, nên nếu bất hoạt
không tốt mầm bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch. Ví dụ: một vụ
dịch bại liệt xảy ra ở Mỹ mà nguyên nhân là do sử dụng vacxin bại liệt vô
hoạt nhưng không triệt để nên virus bại liệt cường độc có cơ hội bùng phát
thành dịch.

Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những
điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển
hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắcxin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa
bệnh sốt vàng, sởi,bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
Vacxin sống bao gồm: vacxin nguyên độc, vacxin vô độc và vacxin nhược
độc.
* Vacxin nguyên độc: Dùng chủng virus nguyên độc có quan hệ từ loài động
vật khác.
Ví dụ: Dùng virus đậu bò làm vacxin phòng bệnh đậu ở người.
Đưa vào cơ thể virus có độc lực hoặc đã giảm một phần độc lực theo con
đường thực nghiệm: Độc lực của virus sẽ giảm đi khi chúng được đưa vào cơ
thể theo đường thực nghiệm (không giống sự xâm nhập của chúng trong tự
nhiên).
Ví dụ: Tiêm phòng hội chứng viêm phổi ở người bằng adenovirus sống.
* Vacxin vô độc (vacxin nhược độc tự nhiên): được sản xuất từ những chủng
vi sinh vật vô độc phân lập trong tự nhiên.
* Vacxin nhược độc hóa: được sản xuất từ những chủng vi sinh vật sống có
độc lực yếu, không có khả năng gây bệnh cho động vật được tiêm chủng.

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 4



Tiểu luận môn học

Các chủng vi sinh vật này được làm giảm độc lực bằng các phương pháp: vật
lý, hóa học, sinh vật học và công nghệ gen.
 Phương pháp làm giảm độc vi sinh vật:
- Giảm độc bằng nhiệt độ: Vi sinh vật gây bệnh thường nhậy cảm với yếu tố
nhiệt độ,
nếu nuôi cấy chúng ở nhiệt độ không phù hợp, vi sinh vật sẽ giảm độc lực
nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên.
Ví dụ:
- Vacxin nhiệt thán: Nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42,5 - 430C từ 15 - 20
ngày, vi khuẩn mất khả năng hình thành giáp mô,đ ộc lực giảm, sử dụng làm
giống gốc sản xuất vacxin.
- Vacxin Sabin dạng uống chống bại liệt: Chọn các chủng virus bại liệt đã đột
biến,
cho nhân lên nhiều lần trong tế bào thận khỉ, nuôi cấy ở nhiệt độ thấp. Virus
có thể nhân lên trong tuyến nước bọt đường tiêu hóa nhưng không xâm nhập
được vào mô thần kinh do đó không gây chứng bại liệt nữa.
- Giảm độc bằng yếu tố hóa học
Ví dụ: Vacxin BCG (Bacterium Calmette Guerin) là một chủng trực khuẩn lao

M.T. bovinus có độc lực cao, nuôi cấy trong môi trường có mật bò trong 13
năm sau 230 lần cấy chuyển, vi khuẩn đã không còn độc, được sử dụng để sản
xuất vacxin BCG.
Vacxin nhiệt thán nhược độc giáp mô chế bằng cách: Vi khuẩn nhiệt thán nuôi
cấy
trong môi trường nghèo O2 chỉ có CO2, vi khuẩn không có khả năng hình
thành giáp mô. Nếu đem vi khuẩn đó nuôi cấy tiếp ở môi trường có đủ O2 thì
vi khuẩn lại hình thành giáp mô, nhưng độc lực yếu không có khả năng gây
bệnh được sử dụng làm vacxin.

- Giảm độc bằng phương pháp sinh vật học
Đây là phương pháp giảm độc vi sinh vật cổ điển, phần lớn vacxin virus
sử dụng cho người, động vật được sản xuất theo phương pháp này. Người ta

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 5


Tiểu luận môn học

cấy chuyển sinh vật nhiều đời qua môi trường ít cảm thụ (động vật thí nghiệm
hoặc môi trường nuôi tế bào hoặc phôi gia cầm). Vi sinh vật không đủ điều
kiện để thực hiện đầy đủ chu kỳ sống nên thay đổi hệ gen để thích nghi với
điều kiện sống mới, do đó vi sinh vật thay đổi về độc lực và khả năng gây
bệnh.
Sở dĩ không dùng virus nguyên vẹn là do:
- Nhiều loại virus không có khả năng nhân lên ở các tế bào nuôi cấy (virus
viêm gan B).
- Một số virus được coi là rất nguy hiểm nên không đảm bảo an toàn khi sản
xuất kể cả vacxin sống hoặc chết (HIV).
- Một số vacxin nếu sản xuất từ virus nguyên vẹn có thể ảnh hưởng đến cơ thể
do gây phản ứng phụ (vacxin cúm).
Các protein capxit hoặc glycoprotein vỏ ngoài thường gắn vào receptor
trên bề mặt một số loại tế bào ký chủ, hoặc thu được từ huyết tương bệnh
nhân, sau đó làm bất hoạt (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan HBSAg)
hoặc có thể sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN….
Các vacxin subvirion như: vacxin HBS chống virus viêm gan B.
• Vacxin dưới đơn vị
Vacxin dưới đơn vị là vacxin sản xuất chứa những kháng nguyên tương đối

tinh khiết phân lập từ virus hay vi khuẩn sinh bệnh
Đầu tiên là các vacxin chống độc tố. Một số vi khuẩn gây bệnh bằng độc tố
như Cl.tetani, Corynebacterium diphtheria, người ta nuôi cấy vi khuẩn, chiết
tách độc tố, giải độc bằng yếu tố hóa học hoặc vật lý theo nguyên lý của
vacxin chết. Các độc tố mất hoạt tính được gọi là giải độc tố (anatoxin) và
được dùng làm vacxin.
Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ Enterotoxin, độc tố này gồm 1 dưới đơn vị
A rất độc và dưới đơn vị B không độc, nhưng B lại có khả năng sinh kháng thể
bảo vệ nên người ta nuôi vi khuẩn, tinh lọc Enterotoxin, tách dưới đơn vị B
dùng làm vacxin chống bệnh thổ tả.

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 6


Tiểu luận môn học

Cần lưu ý rằng việc tăng độ tinh khiết có thể dẫn đến mất tính sinh miễn
dịch hoặc sẽ bị các enzym phá hủy trước khi kích thích miễn dịch. Vì vậy loại
vacxin này đòi hỏi phải có chất mang hay chất bổ trợ, ví dụ như muối nhôm.
Vacxin dưới đơn vị có mức độ thuần nhất và tinh khiết hơn toàn bộ vi
sinh vật cho nên các tính mẫn cảm, tính sinh kháng thể và tính hiệu lực đều
cao.
• Vacxin thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ gen
a) Khái niệm
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vi sinh vật, miễn
dịch học, sinh hóa protein, đặc biệt là kỹ thuật gen học và công nghệ sinh học
phân tử đã mở ra một hướng ứng dụng mới đó là nghiên cứu sản xuất các loại
hình vacxin bằng công nghệ gen. Những loại vacxin tạo ra bằng phương pháp

này được gọi là vacxin thế hệ mới nhằm phân biệt với các loại vacxin đã có
được nghiên cứu sản xuất bằng phương pháp công nghệ truyền thống.
Một vacxin được gọi là vacxin thế hệ mới phải là thành phẩm của một
quy trình có sự can thiệp, sử dụng, thao tác của công nghệ gen. Hiện nay,
nhiều loại vacxin thế hệ mới đã và đang được đưa vào sử dụng có hiệu quả
góp phần vào việc phòng chống bệnh tật cho người và động vật.
b). Nguyên lý
Trong một loại vacxin, yếu tố quyết định tính sinh miễn dịch chính là
thành phần protein đặc biệt có trên bề mặt của vi sinh vật gây bệnh. Thành
phần protein này được gọi là kháng nguyên và do một gen hay một số gen có
trong hệ gen của vi sinh vật gây bệnh quyết định tổng hợp nên. Những gen
chịu trách nhiệm về việc tổng hợp (hay sản xuất) protein kháng nguyên được
gọi là gen kháng nguyên.
Nếu tách gen kháng nguyên khỏi vật liệu di truyền của vi sinh vật rồi
ghép vào một hệ thống plasmid vector thích ứng nào đó thì gen kháng nguyên
này vẫn hoạt động như khi tồn tại trong hệ gen của vi sinh vật chủ và phân tử
protein kháng nguyên được tổng hợp ra vẫn có thể có chức năng như cũ, tức là
có tính sinh miễn dịch. Chế phẩm protein kháng nguyên được tạo ra như thế

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 7


Tiểu luận môn học

được gọi là vacxin tái tổ hợp gen hay vacxin thế hệ mới - vacxin công nghệ
gen.
c). Phân loại
Vacxin thế hệ mới có nhiều loại. Căn cứ vào nguồn kháng nguyên nhân

lên được hay không nhân lên trong cơ thể động vật, người ta chia vacxin thế
hệ mới làm 2 loại:
 Vacxin có kháng nguyên sống được nhân lên
 Vacxin tái tổ hợp có vector dẫn truyền
Loại vacxin này chứa 2 thành phần chính:
- Đoạn ADN chứa gen mã hóa cho kháng nguyên chính ợc tách ra từ vi sinh
vật được gây bệnh.
- Hệ gen của vector dẫn truyền.
Người ta tách rời gen kháng nguyên từ vi sinh vật gây bệnh rồi ghép vào hệ
gen của
vector dẫn truyền là plasmid hay vi sinh vật rồi đưa vào vật chủ. Là vi sinh vật
sống nên khi gây nhiễm, chúng sẽ nhân lên do đó nguồn gen kháng nguyên và
sản phẩm của gen kháng nguyên là protein kháng nguyên luôn được sản xuất
ra tạo miễn dịch lâu bền cho cơ thể.
* Các vector dẫn truyền:
Hiện nay các vector dẫn truyền được chọn thường là những sinh vật (vi khuẩn,
virus,
nấm men, thực vật) thông dụng có thể nhân lên được ở nhiều loài động vật và
đã được làm giảm độc hoặc vô độc bằng kỹ thuật gen.
Ví dụ như vi khuẩn Salmonella typhimurium: đây là loại vi khuẩn không độc
được chọn làm vector dẫn truyền vì có các ưu điểm:
- Dễ sử dụng qua đường tiêu hóa.
- Có thể tồn tại và nhân lên ở tổ chức lympho đường tiêu hóa, cung cấp
protein kháng nguyên bền vững để gây đáp ứng miễn dịch toàn diện: dịch thể,
tế bào và miễn dịch cục bộ.
- Việc nuôi cấy vi khuẩn tái tổ hợp gen này dễ thực hiện và thời gian sản xuất
rút ngắn.

Trương Thị Nhung MHV 1211062


Page 8


Tiểu luận môn học

II.4.

Lợi ích của vaccin

Trung bình hàng năm, tiêm chủng đã cứu sống được khoảng 3 triệu
người trên toàn thế giới, khống chế và loại trừ được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên
cũng có nhiều bệnh mới nảy sinh nhưng con người chưa có vaccin phòng
chống.
Với một số bệnh cụ thể sau, nếu được miễn dịch bằng vaccin, số người
trên toàn thế giới được cứu sống hàng năm sẽ là:
- Từ bệnh đậu mùa: (5 triệu người). Thực tế bệnh đã chấm dứt từ năm 1977
đến nay.
- Từ bệnh tiêu chảy (3 triệu người), riêng do Rotavirus là 0,9 triệu người.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: (3,7 triệu người), trong đó do phế cầu là 1,2 triệu, Hib
0,38 triệu và do virus 0,5 triệu.
- Từ lao (3,2 triệu người), sởi (2,7 triệu), sốt rét (2,1 triệu).
- Uốn ván (2 triệu), viêm gan siêu vi B (1,2 triệu), HIV/AIDS (1 triệu), ho gà
(1 triệu), bại liệt (0,6 triệu), bạch hầu (0,3 triệu), sốt xuất huyết (0,03 triệu).
Tổng cộng: 24.395.000 người
(Theo nguồn CVI/GPV 1-1997).
II.5.

Các vacxin hiện đang sử dụng

Virus

Enterovirus
Alphavirus

Bệnh
Bại liệt
Viêm não

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 9

Vacxin
Có (sống và chết)



Tiểu luận môn học

Flavivirus
Rubivirus
Virus dại
Morbilivirrus
Pneumovirus



Có (hiệu quả)




Herpes simplex typ 1 (HSV1)

Sốt vàng
Sởi Rubella
Dại
Sởi measles
Viêm đường hô hấp
cấp trẻ em
Cúm, viêm đường hô
hấp cấp typ A, B, D
Sốt phồng da

Herpes simplex typ 2 (HSV2)

Herpes sinh dục



Thủy đậu
Đậu mùa
Viêm gan cấp-mãn


Có (hiệu quả)


Các virus cúm

Herpes zoster(varicella)
Varila

Virus hepatitis (HBV)




Đặc biệt đối với trẻ nhỏ:
Ở những đất nước nghèo, thế giới phải hỗ trợ nhằm thực hiện các
chương trình tiêm chủng quốc gia để tránh dịch bệnh hàng loạt.
Ở Việt Nam, nhiều năm gần đây, việc tiêm chủng theo chương trình
tiêm chủng quốc gia đã trở nên phổ biến, tạo thành một thói quen tốt.

PHÁC ĐỒ TIÊM VẮC XIN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
Theo Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24/06/2011

Các bệnh truyền
TT nhiễm có vắc xin tại
Việt Nam
1

Bệnh lao

Vắc xin, đối tượng lịch tiêm chủng thuộc Chương trình
Tiêm chủng mở rộng
Vắc xin sử
dụng
Vắc

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Đối tượng sử dụng


xin Trẻ em dưới 1 tuổi

Page 10

Lịch tiêm/uống
1 lần cho trẻ trong vòng


Tiểu luận môn học

phòng
(BCG)

lao

01 tháng sau khi sinh
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ em dưới 1 tuổi

2

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại
liệt uống

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi


Trẻ <5 tuổi

2 lần, cách nhau một tháng
(uống trong chiến dịch bổ
sung)
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

3

Bệnh bạch hầu

Vắc xin bạch Trẻ em dưới 1 tuổi
hầu -ho gà uốn ván

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

4

Bệnh ho gà

Vắc xin bạch Trẻ em dưới 1 tuổi
hầu – ho gà uốn ván

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi


Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
5

Bệnh uốn ván

Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
Vắc xin bạch Trẻ em dưới 1 tuổi
hầu – ho gà uốn ván

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
Vắc xin uốn Phụ nữ có thai và Lần 1: tiêm sớm khi có
ván
phụ nữ độ tuổi sinh thai lần đầu hoặc trong
đẻ (15- 35 tuổi)
tuổi sinh để tại vùng nguy
cơ cao
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau
mũi 1

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 11


Tiểu luận môn học

Lần 3: ít nhất 6 tháng sau

mũi 2 hoặc kỳ có thai lần
sau.
Lần 4: ít nhất 1 năm sau
lần 3 hoặc kỳ có thai lần
sau
Lần 5: ít nhất 1 năm sau
mũi 4 hoặc kỳ có thai lần
sau.
Lần 1: khi trẻ 9 tháng tuổi

6

Bệnh sởi

Vắc xin sởi

Trẻ em từ 9-18 tháng
Lần 2: khi trẻ 18 tháng
tuổi
tuổi
Trẻ 1-5 tuổi

01 lần (tiêm trong chiến
dịch bổ sung)
Lần 1: trong vòng 24 giờ
sau khi sinh

7

Bệnh viêm gan vi rút

Vắc xin
Trẻ em <1 tuổi
B
viêm gan B

Lần 2: khi trẻ 2 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 4: khi trẻ 4 tháng tuổi

Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
8

Bệnh do Hemophilus
Vắc xin Hib Trẻ em <1 tuổi
influenza typ B

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 12


Tiểu luận môn học

9

Lần 1: khi trẻ 1 tuổi
Lần 2: sau mũi 1 từ 1-2

Vắc
xin Trẻ em từ 1 đến 5
tuần
Bệnh Viêm não Nhật
viêm
não tuổi tai vùng lưu
Bản
Nhật Bản
hành
Lần 3: 1 năm sau mũi 2
Lần 1: cho trẻ 2 tuổi – 5
Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi
tuổi tại vùng có
dịch/vùng lưu hành Lần 2: cách lần 1 từ 1 – 2
nặng
tuần

10 Bệnh tả

Vắc xin tả

11 Bệnh thương hàn

Trẻ em từ 2 đến 10
Vắc
xin tuổi tại vùng có 1 lần cho trẻ 2 tuổi – 10
thương hàn dịch/vùng lưu hành tuổi
nặng

Hiện nay, người ta còn hướng tới triển vọng dùng vắc-xin để điều trị

một số bệnh còn nan y như ung thư, AIDS…
Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có vắcxin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh
trùng (thí dụ sốt rét, giun, sán), virus (cúm, sốt xuất huyết, AIDS ...). Một số
lý do có thể là các tác nhân gây bệnh biến đổi thường xuyên khiến cho miễn
dịch không còn hữu hiệu hoặc thậm chí tấn công ngay vào hệ miễn dịch như
trường hợp của HIV…. (Đã có lúc bệnh lao được đẩy lùi bằng nhiều biện pháp
phối hợp (thuốc, vắc-xin và các biện pháp phòng ngừa khác), nhưng sự xuất
hiện của AIDS đã làm cho dịch lao có dịp bùng phát, nhất là tại các nước đang
phát triển.)

KẾT LUẬN – THỰC TRẠNG
Để phòng chống lại các dịch bệnh trên, các nhà Y học đã có nhiều nỗ
lực trong nghiên cứu và sản xuất vacxin. Ở nước ta giáo sư Hoàng Thủy
Nguyên và các cộng sự đã nghiên cứu và sản xuất các vacxin phòng và
III.

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 13


Tiểu luận môn học

chống bệnh bại liệt. Chúng ta cũng đã nghiên cứu sản xuất được vacxin
phòng chống virus viêm gan B một cách có hiệu quả. Nhờ có vacxin phòng
cúm mà đã hạn chế được dịch bệnh này cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên cho đến nay
nước ta hàng năm vẫn còn một số lượng lớn các bệnh nhân cúm.
Bệnh dại là một nguyên nhân chính do chó dại cắn là mối đe dọa cho
nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở nước ta. Hàng năm nhà nước đã nhập một
lượng lớn vacxin phòng dại, và đồng thời một số cơ sở y tế cũng đã bắt dầu

sản xuất được vacxin này. Tuy nhiên do việc tổ chức cũng như phòng bệnh
của nhân dân ta chưa đầy đủ nên hàng năm vẫn có hàng chục nghìn người
bị chó dại cắn và hàng nghìn người chết vì bệnh dại. Hiện chưa có thuốc
nòa chữa khỏi bệnh nếu người bệnh lên cơn dại.
Khoa học ngày càng phát triển trong các lĩnh vực vi sinh, miễn dịch,
sinh học phân tử, di truyền, hóa, lý, tin học và công nghệ nano, đã hỗ trợ
đắc lực cho công cuộc tìm kiếm những vaccin an toàn, công hiệu hơn.
Vaccin học đã tiếp cận sang nhiều lĩnh vực mới như bệnh dị ứng, bệnh xã
hội, các bệnh nan y (ung thư, HIV/AIDS), bệnh ký sinh trùng (sốt rét) và
đạt nhiều thành quả đáng kể. Giá vaccin cũng từng bước được tháo gỡ bằng
những biện pháp hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế (UNICEF thỏa thuận với
nhà sản xuất giảm giá các vaccin thiết yếu cho trẻ em) và chính phủ các
nước (trợ giá các vaccin chương trình, giảm thuế, xóa bỏ sự ràng buộc của
luật độc quyền sở hữu trí tuệ).
Thực tế đã chứng tỏ rằng trong 2 thế kỷ qua, vaccin là loại dược phẩm
đặc biệt đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong
cho con người.

Tài liệu tham khảo:
1. Vacxin và chế phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị. NXB y học –
HN, Nguyễn Đình Bảng- Ngô Thị Kim Hương.
2. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2009

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 14


Tiểu luận môn học


3.
4.
5.
6.
7.

Miễn dịch học ứng dụng. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
2010, TS Nguyễn Bá Hiền.
Thông tư Bộ Y tế số 26/2011/TT-BYT ngày 24/06/2011
L'immunité 100 ans après Pasteur. Ed Nathan 1995.
Le système immunitaire. Peter Parham. Ed De Boek 2003.
Atlas de poche d'immunologie. Gerd-Rüdiger Burmester & Antonio
Pezzutto. Ed Médecine-Sciences Flammarion 2000.

Trương Thị Nhung MHV 1211062

Page 15



×