Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÁC LOẠI VACXIN VÀ CÁC VACXIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 13 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CÁC LOẠI VACXIN VÀ CÁC VACXIN HIỆN
ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Học viên: Phan Thị Cẩm Vân
Cao học K17


Lời mở đầu
Trong các thế kỉ trước bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả châu
Âu, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Và ngày nay nhiều bệnh dịch
nguy hiểm vẫn tồn tại nhưng đã bị quên lãng. Sở dĩ như vậy là do sự xuất hiện
các vắc xin phòng bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận tiêm vắc xin là phương cách bảo vệ
hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm. Vaccin không chỉ
bảo vệ cá nhân mà còn bảo vệ cả cộng đồng. Chính vì vậy mà tiêm phòng vắc
xin được xem như là mục tiêu trọng yếu của Y tế công cộng trong ngăn ngừa
bệnh tật.
Hiện nay, sự phát triển các ngành vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử,
di truyền, hóa, lý, tin học và công nghệ nano... đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc
tìm kiếm những vắc xin an toàn, công hiệu hơn. Vắc xin học đã có những bước
tiến vượt bậc về nhiều lĩnh vực mới như bệnh dị ứng, bệnh xã hội, các bệnh nan
y (ung thư, HIV/AIDS), bệnh ký sinh trùng (sốt rét) và đạt nhiều thành quả đáng
kể khác…
Chính vì những lợi ích trên của vaccine cũng như sự đa dạng của chúng
trên thị trường ngày nay mà tôi tiến hành thực hiện tiểu luận: Các loại vaccine
và các vaccine đang được lưu hành.

2




I. Tổng quan về vacxin:
1. Định nghĩa:
Vacxin là những chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên có nguồn gốc từ vi
sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật
gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra
tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
2. Phân loại vacxin:
2.1. Theo nguồn gốc:
- Vacxin vi sinh vật chết: nuôi cấy vi sinh vật gây bệnh có độc lực mạnh trong
môi trường thích hợp để lấy lạc khuẩn. Dùng các nhân tố lý học hoặc hóa học
để giết chết vi sinh vật nhưng vẫn còn tính kháng nguyên.
- Vacxin vi sinh vật sống là những vi sinh vật đã được làm mất độc lực nhưng
vẫn còn tính kháng nguyên. Có thể nuôi cấy vi sinh vật trong những điều kiện
nhất định, hoặc cấy chuyển nhiều lần ở môi trường như nuôi cấy vi khuẩn lao
trong môi trường mật bò. Cũng có thể tiêm truyền qua động vật nhiều lần như
chủng virus đậu mùa qua bò để có vacxin phòng bệnh đậu mùa. Các vacxin vi
sinh vật sống phải được đảm bảo thuần khiết về mặt di truyền, nghĩa là những vi
sinh vật đó không bao giờ có thể trở lại dạng gây bệnh ban đầu.
2.2. Theo thành phần vi sinh vật:
- Vacxin giải độc tố là vacxin được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh vật được
làm mất độc lực bằng các nhân tố lý hóa học những vẫn giữ được tính kháng
nguyên.
- Vacxin vỏ polysaccharide
- Vacxin kháng nguyên bề mặt.
- Vacxin viêm gan B sản xuất từ huyết tương
- Vacxin AND tái tổ hợp.
2.3. Theo hiệu lực miễn dịch:
- Vacxin đơn giá: vacxin được sản xuất từ một chủng vi sinh vật, do đó chỉ có

tác dụng phòng ngừa một bệnh.
- Vacxin đa giá: vacxin gồm nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc được đưa
vào cơ thể để phòng nhiều bệnh với các điều kiện kháng nguyên này không ức
chế lẫn nhau.
2.4. Theo mục đích sử dụng:
2.4.1: Vacxin để tiêm chủng phổ thông:
+ Vacxin BCG
3


+ Vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván
+ Vacxin viêm gan B
+ Vacxin sởi
+ Vacxin bại liệt
+ Vacxin sốt vàng( chỉ tiêm khi có dịch)
2.4.2: Vacxin dành cho nhóm người đặc biệt:
Hiện nay có nhiều loại vaccin khác được dùng ở nhiều nước, nhưng
không được khuyến cáo dùng thường quy trên thế giới. Người bệnh dị
ứng đòi hỏi phải dùng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu. Các vaccine thuộc
nhóm này gồm:
+ Vaccin cúm
+ Vaccin não mô cầu
+ Vaccin dại (bất hoạt)
+ Vaccin rubella
+ Vaccin thương hàn
+Vaccin liên hợp heamophilus typ B
+ Vaccin viêm não Nhật Bản
+Vaccine tả
3. Nguyên tắc sử dụng vacxin:
3.1. Đối tượng sử dụng:

Những người có điều kiện tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh mà chưa có
miễn dịch đều được dùng vacxin. Riêng trẻ em sau khi hết miễn dịch thụ động
do mẹ truyền cho thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần được tiêm chủng một cách
triệt để bởi vì trẻ em càng nhỏ, bệnh nhiễm vi sinh vật càng nặng và tỷ lệ tử
vong càng cao. Đối với người lớn đối tượng tiêm chủng ít hơn, thường chỉ tiêm
chủng cho những người có nguy cơ cao.
3.2. Điều kiện sức khỏe:
Để đảm bảo có đủ điều kiện gây được miễn dịch nói chung nên dùng cho
những người khỏe mạnh. Với mỗi loại vacxin có diện chống chỉ định riêng song
không dùng vacxin cho các đối tượng sau:
- Những người đang sốt cao, tuy nhiên một số trường hợp sốt nhẹ vẫn dùng
được vacxin.
- Những người đang bị bệnh dị ứng, người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình
tiền sử dị ứng khi dùng vacxin cần được theo dõi cẩn thận.
- Vacxin sống giảm độc lực không được dùng cho những người suy giảm
miễn dịch , người đang dùng thuốc suy giảm miễn dịch, những người mắc bệnh
ác tính hoặc phụ nữ có thai.
4


3.3.
Nguyên
tắc
sử
dụng:
- Khi đưa vacxin vaò cơ thể với sự kích thích của cac yếu tố kháng nguyên
có trong vacxin, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động, tạo ra 1 đáp ứng miễn
dịch
dịch
thể


tế
bào.
- Đáp ứng miễn dịch này làm sản sinh ra các yếu tố miễn dịch để chống lại
kháng nguyên, đó là kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kháng thể tế bào.
- Các yếu tố này lưu thông trong máu và dịch thể của cơ thể gây ra trạng thái
thiếp
thu
miễn
dịch
chủ
động
nhân
tạo.
- Khi kháng nguyên là mầm bệnh cường độc từ ngoài xâm nhập, chúng sẽ bị
kháng thể đạc hiệu tiêu diệt hoặc loại trừ, không thực hiện được quá trình gây
bệnh.
- Phản ứng tiêu diệt hoặc loại trừ mầm bệnh của các yếu tố kháng thể là rất
đặc hiệu. Vì vậy không phải vacxin nào cũng gây miễn dịch chung chống lại
mọi tác nhân gậy bệnh, vacxin tạo ra từ loại tác nhân gây bệnh nào thì chỉ có tác
dụng sinh đáp ứng miến dịch chống lại chính tác nhân đó.
3.4. Thời gian dùng vacxin:
- Miễn dịch do vacxin đòi hỏi phải có thời gian nhất định, thường thì phải
sau 7- 10 ngày mới gây được miễn dịch. Vì vậy, muốn phòng được dịch phải
dùng vacxin trước mùa dịch thường xảy ra. Hiệu giá kháng thể đạt cao nhất sau
khoảng 2 tuần, đó là đáp ứng miễn dịch tiên phát.
- Khoảng cách giữa các lần dùng vacxin: tùy theo từng loại vacxin mà có
thể dùng một lần hay nhiều lần. Đối với những vacxin phải dùng nhiều lần thì
khoảng cách tốt nhất giữa các lần là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn thì
mặc dù lần dùng lần sau nhưng kết quả đáp ứng miễn dịch vẫn chỉ như tiên

phát. Nhưng nếu dùng lần 2 sau lần 1 hơn 1 tháng thì hiệu quả miễn dịch vẫn
được đảm bảo. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian giữa các lần tiêm chủng
vì có thể bị mắc bệnh trước khi vacxin được dùng đầy đủ.
- Thời gian dùng nhắc lại: khi dùng nhắc lại vacxin, thời gian để có miễn
dịch sẽ ngắn lại, hiệu giá kháng thể sẽ đạt cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ
những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch
thứ phát. Thời gian dùng nhắc lại tùy theo từng loại vacxin, phụ thuộc vào thời
gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại
vacxin, ví dụ: đậu ùa 5 năm, bại liệt 3 năm, thương hàn 1 năm, tả 6 tháng. Sau
thời gian tồn tại miễn dịch, cần được dùng nhắc lại vacxin 1 lần. Với lần này, cơ
thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn mặc dù kháng thể của lần
trước chỉ còn rất ít.
II: Các loại vacxin hiện đang được lưu hành:
5


2.1. Vacxin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván( vacxin DPT):
Văc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải
độc tố uốn ván và văc xin ho gà. Văc xin ở dạng dung dịch. Nếu để lọ văc xin
thẳng đứng trong một thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới
đáy trông như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy trước khi sử dụng cán bộ y
tế phải lắc lọ để trộn đều văc xin.
Số liều tiêm chủng văc xin: tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:
-Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1
- Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2
- Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3
2.2 Vacxin phòng bệnh lao – BCG:
Văc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Trước
khi sử dụng phải hoà tan văc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh,
văc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Phần văc xin còn lại

trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.Lịch tiêm văc xin:
Trẻ được tiêm 1 liều, ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt.
2.3: Vacxin phòng bệnh việm gan virut B:
Văc xin viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều hoặc
trong bơm kim tiêm tự khoá.
Văc xin viêm gan B chỉ chứa một loại kháng nguyên duy nhất gọi là văc
xin đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể kết hợp với một số văc xin khác tạo thành
văc xin phối hợp.
Tuy nhiên chỉ có loại văc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm
cho trẻ ngay sau khi sinh.
Nếu để lọ văc xin viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ văc xin sẽ chia
thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước
khi sử dụng. Văc xin viêm gan B không được để đông băng. Nếu vắc xin đã bị
đông băng thì phải huỷ bỏ.
Lịch tiêm văc xin viêm gan B:

Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh.

Mũi 2: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi

2.4

:Vacxin phòng bệnh sởi:

6


Văc xin sởi được đóng gói dưới dạng đông khô theo dung môi pha hồi

chỉnh. Văc xin cần pha hồi chỉnh trước khi sử dụng và chỉ sử dụng dung môi
được cấp cùng với văc xin. Văc xin sởi sau khi pha hồi chỉnh vẫn phải bảo quản
ở nhiệt độ từ 2 đến 8oC. Cán bộ y tế cần huỷ bỏ văc xin còn trong lọ sau 6 giờ
hoặc sau mỗi buổi tiêm chủng.
Lịch tiêm chủng văc xin sởi:
Mũi 1 văc xin sởi tiêm khi trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi.
Và trẻ em phải có cơ hội được tiêm văc xin sởi lần 2. Tiêm nhắc văc xin
sởi sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ được nhận ít nhất 1 liều văc xin sởi để củng cố miễn
dịch sởi ở những trẻ không đáp ứng miễn dịch ở lần tiêm trước. Tiêm văc xin
sởi lần 2 có thể được thực hiện trong tiêm chủng thường xuyên hoặc trong
những chiến dịch tiêm chủng.
2.5:Vacxin phòng bệnh bại liệt:
Văc xin Bại liệt uống OPV là văc xin sống giảm độc lực. Văc xin được
đóng gói dưới dạng dung dịch dưới 2 hình thức: ống văc xin nhỏ bằng nhựa
hoặc lọ thuỷ tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng.
Lịch uống văc xin bại liệt:

Lần 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi
2.6: Vacxin phòng uốn ván:
Vắc xin uốn ván bảo vệ cơ thể phòng bệnh uốn ván. Vắc xin uốn ván có
dạng dung dịch đóng trong lọ thủy tinh. Ngoài ra nó còn được đóng sẵn trong
bơm kim tiêm tự khóa. Có một vài dạng chế phẩm chứa thành phần uốn ván:
Vắc xin uốn ván có tác dụng phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.
Vắc xin DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván ) phòng được các bệnh bạch hầu,
ho gà, uốn ván (xem phần 1 của bài này)
Vắc xin DT (bạch hầu - uốn ván) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván. Do

loại vắc xin này có chưa giải độc tố bạch hầu ở mức cao nên nó không được sử
dụng để tiêm cho trẻ trên 6 tuổi hoặc người lớn.
7


Vắc xin Td (vắc xin uốn ván - bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT
nhưng thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này phù hợp với những trẻ
trên 6 tuổi và người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng
thêm khả năng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.
Vắc xin TT hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh
uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin
TT hoặc Td, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong
khi sinh và sau đó 1 vài tháng. Đồng thời kháng thể cũng phòng uốn ván cho bà
mẹ.
3 liều vắc xin TT hoặc Td có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn
ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời
kỳ sinh đẻ.
2.7.Vacxin viêm não Nhật bản – JE:
Là vắc xin bất hoạt được sản xuất từ não chuột gây nhiễm với vi rút Viêm
não Nhật Bản chủng Nakayama. Vắc xin dạng dung dịch đóng lọ 10 liều.
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2ºC đến 8°C, không được để đông
băng vắc xin.
Lịch tiêm chủng văc xin:
Tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trể từ 1 tuổi trở lên, không
dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.Mũi 2 cách mũi 1: 7 đến 14 ngày.Mũi 3 cách
mũi 2: 1 năm
2.8.Vacxin thương hàn:
Vắc xin thương hàn được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn thương
hàn Salmonella typhi.
Vắc xin dạng dung dịch đóng lọ 20 liều. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ

từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.
Lịch tiêm chủng văc xin:
Tiêm 1 liều cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
2.9.Vacxin phòng bệnh tả:
Vắc xin tả uống được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả thuộc týp sinh học
cổ điển và chủng mới O 139. Đây là vắc xin toàn thân vi khuẩn đã được bất
hoạt.
Vắc xin dạng dung dịch được sử dụng theo đường uống. Khi để lọ vắc xin
thẳng đứng trong thời gian dài, các vi khuẩn bị lắng xuống dưới đáy lọ, do vậy
khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ
từ 2ºC đến 8°C, không được để đông băng vắc xin.
8


Lịch uống văc xin phòng bệnh tả
Số liều:
2 liều cách nhau 2 tuần
Lịch uống:
Miễn dịch cơ bản: uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều là
14 ngày.
Thường thực hiện cho uống theo phương thức chiến dịch và
trước mùa dịch hàng năm
Chống chỉ định: Đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính
Các bệnh cấp và mãn tính đang thời kỳ tiến triển.
2.10 : Vacxin bệnh dại:
Các lọai vắc xin phòng bệnh dại sản xuất trên thế giới:
Theo báo cáo của TCYTTG, trong số 112 nước có báo cáo về ủy ban giám sát
bệnh dại thế giới thì có 32 nước có sản xuất vắc xin dùng cho người.
a. Các vắc xin sản xuất trên mô thần kinh:
Các lọai vắc xin này được sản xuất, sử dụng trong thời gian dài cũng cho

những hiệu quả bảo vệ nhất định. Đã có nhiều nghiên cứu cải tiến, nhưng khi sử
dụng các vắc xin lọai này thường gây những tai biến thần kinh như viêm não và
viêm thần kinh dị ứng do một số điểm yếu của vắc xin: có chứ myelin của mô
não, còn chứa một lượng virút chưa bị bất họat hòan tòan và khi điều trị phải
tiêm nhiều mũi. Trên thế giới đã sản xuất một số lọai vắc xin phòng dại trên mô
thần
kinh.
- Vắc xin của Pasteur(1885): là lọai vắc xin dại đầu tiên trên thế giới, sản xuất
từ chủng virút dại cố định trên não thỏ; bất họat bằng cách làm kho ở 21 –
220C
trong
1 – 5 ngày, bảo quản trong glycerine ở 40C. Vắc xin bất họat này đã được sử
dụng tại trung tâm phòng chống dại của Viện Pasteur Paris từ 1885 – 1952.
- Vắc xin Hogyes(1887) : cải tiến từ vắc xin của Pasteur bằng cách pha lõang
dần
hỗn
dịch
não
thỏ.
- Vắc xin Pascarius ( 1895): sản xuất từ não thỏ, bất họat ở nhiệt độ thay đổi từ
30
800C
trong
khỏang
thời
gian
10
phút.
- Vắc xin Fermi ( 1905) : sản xuất từ não cừu non bằng chủng virút Pasteur
( VP), vắc xin chứa 5% hỗn dịch não, bảo quản bằng 1% phenol bất họat trong

24 giờ ở nhiệt độ 220C. Tuy là một vắc xin bất họat nhưng vẫn còn chứa một
lượng virút sống nên TCYTTG đã khuyến cáo không sử dụng lọai vắc xin này
nhưng cho đến nay vẫn còn được sử dụng ở một số nước miền nam Châu Phi.
- Vắc xin Babes ( 1912) : Virút dại được bất họat ở 580C trong khỏang thời gian
30
phút.
- Vắc xin Hempt ( 1925 – 1938 ): sản xuất từ não thỏ, bất họat bằng e – ter,
được sử dụng ở Đức, sau đó bị lọai bỏ vì còn chứa virút dại sống.
9


- Vắc xin Semple ( 1911): sản xuất từ não dê hoặc cừu bằng chủng VP giữ trên
não thỏ. Vắc xin chứa 5% hỗn dịch não, bất họat bằng phenol 1,5% ở nhiệt độ
370C. Vắc xin được sử dụng ở Mỹ từ năm 1958, gây được hiệu quả bảo vệ khá
cao,tuy nhiên gây ra nhiều tai biến viêm não tủy, viêm thần kinh dị ứng sau tiêm
do có chứa nhiều myelin – protein lạ trong thành phần.
b. Vắc xin sản xuất từ mô thần kinh của động vật sơ sinh:
Với mục đích ngăn ngừa những tai biến thần kinh ngòai mong muốn, một số
nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển sản xuất các vắc xin dại từ mô não thần
kinh của động vật sơ sinh vì mô não của chúng được xem là không có chứa
myelin.
Năm 1955 ở Chi Lê,Fuenzalida và Palacois đã phát triển một kỹ thuật sản xuất
vắc xin dại dùng chủng CVS trên não chuột ổ 3 – 5 ngày tuổi vào thời điểm gây
nhiễm virút. Lúc đầu vắc xin này được dùng cho thú y, đến năm 1960 được cải
tiến và thử nghiệm cho người. Cho đến nay, vắc xin này vẫn đang được sử dụng
tại các nước Châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi với số lượng khỏang 3 – 5
triệu
liều/năm.
Vắc xin dại từ não chuột cống sơ sinh được phát triển ở Liên Xô cũ vào năm
1960 và sử dụng rộng rãi chó đến cuối những năm 70. Vào những năm 80 đã

được thay thế bằng vắc xin nuôi cấy tế bào thận chuột đất vàng tiên phát.
Vắc xin dại sàn xuất từ não thỏ dứt sữa được sản xuất tại Viện Quốc gia y tế
cộng đồng ở Hà Lan vào năm 1964. Họat tính miễn dịch của vắc xin này được
thấy là thích hợp và xuất hiện sau 14 – 15 ngày tiêm liên tục, nhưng vắc xin này
chưa
bao
giờ
được
sử
dụng
rộng
rãi
cho
người.
c.
Các
văc
xin
không
chứa

thần
kinh:
- Vắc xin phôi vịt ( 1956) được điều chế bằng cách cấy virút dại cố định trên
phôi vịt 7 ngày tuổi. Sau 14 ngày thu họach và pha thành hỗn dịch 10% và
bất
họat
bằng
β – propiolacton. Vắc xin được sử dụng ở Mỹ cho tới khi có vắc xin tế bào, vắc
xin này không gây viêm não dị ứng nhưng dễ gây dị ứng cho những người có


địa
dị
ứng
với
protein
trứng.
- Vắc xin phôi gà tiên phát tinh chế (1985) : Vắc xin này có công hiệu cao, được
tinh chế và cô đặc bằng ly tâm lạnh, bất họat bằng β – propiolacton. Hiện nay
được sản xuất tại Viện huyết thanh Berna( Thụy Sĩ), Chiron Behring ( Đức ) và
được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu vì tính sinh miễn dịch và tính an tòan tương
đương
như
các
vắc
xin
nuôi
cấy
tế
bào.
d.
Vắc
xin
nuôi
cấy
tế
bào
:
Các vắc xin sản xuất trên nuôi cấy tế bào hiện nay đang rất phổ biến vì có tính
10



an tòan và tính sinh miễn dịch cao. Theo thống kê của TCYTTG, các vắc xin
sản xuất trên nuôi cấy tế bào dùng cho người bao gồm:
o

Vắc xin trên tế bào lưỡng bội người ( 1963) ( HDV) được sản xuất
bằng chủng PM, thích nghi trên tế bào lưỡng bội người WI – 38. Vắc xin được
sản xuất tại Mỹ, Pháp và Đức. Ở Mỹ, người ta bất họat virút bằng Tri – n –
butylphosphat. Vắc xin không được sử dụng vì tính sinh miễn dịch rất thấp. Tại
Pháp và Đức, vắc xin được bất họat bằng β – propiolacton, tinh chế bằng
sacharoza gradient và ly tâm lạnh nên tính sinh miễn dịch cao hơn. Hiện đang
được sử dụng khá rộng rãi ở các nước phát triển.

o

Vắc xin nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội của bào thai khỉ ( RDRV).
Sản xuất từ chủng virút CVS – 11 trên nuôi cấy tế bào lưỡng bội phổi phôi khỉ,
bất họat bằng β – propiolacton, hấp thụ với phosphat nhôm ở 40C. Vắc xin được
sản xuất tại Mỹ với số lượng rất hạn chế.

o

Vắc xin trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát:
+ Ở Canada : Dùng chủng CVS – 11, được sản xuất cho tời năm 1981
+ Ở Liên Xô cũ: Dùng chủng Vnucovo – 32, vắc xin được bất họat bằng tia cực
tím, hiện vẫn đang được sản xuất và sử dụng rộng rãi tại CHLB Nga.
+ Ở Trung Quốc : Dùng chủng Beijing, bất họat bằng Formalin, hấp phụ bằng
hyfroxit nhôm, vắc xin được sử dụng rộng rãi ở dạng đông khô hoặc lỏng cô đặc
từ năm 1981 cho đến nay.


o

Vắc xin trên tế bào thận chó tiên phát : Dùng chủng PM gây nhiễm
trên tế bào thận chó, vắc xin được bất họat bằng β – propiolacton, thêm tá chất
nhôm phosphat, vắc xin được cô đặc và tinh chế, sản xuất tại Hà Lan với số
lượng rất hạn chế.

o

Vắc xin trên tế bào phôi gà tiên phát (KONDO ):Được sản xuất và
sử dụng tại Nhật Bản từ 1965, dùng chủng Flury HEP thích nghi trên CEC, vắc
xin bất họat bằng β – propiolacton, cô đặc bằng siêu lọc và tinh chế một phần
bằng siêu ly tâm. Vắc xin này có tính an tòan và tính sinh miễn dịch khá cao.

o

Vắc xin trên tế bào thường trực Vero ( Verorab ): được sản xuất tại
Viện Pasteur Merieux ( Pháp ) từ năm 1984. Vắc xin được sản xuất từ chủng
PM thích nghi trên dòng tế bào thường trực Vero đời truyền 137, vắc xin được
bất họat, cô đặc, tinh chế, đông kho và có tính an tòan, sinh miễn dịch cao.
11


2.11.Vacxin sởi – rubella (MR) và vắcxin sơi bị - rubella (MMR):
Một số nước sử dụng vắc xin phối hợp giữa sởi với rubella (MR) hoặc
giữa sởi với quai bị, rubella (MMR). Vắc xin MR và MMR được đóng gói
dưới dạng đông khô với dung môi pha hồi chỉnh kèm theo và bắt buộc phải
thực hiện pha hồi chỉnh vắc xin trước khi sử dụng. Đây là loại vaccine sống
giảm độc lực và được tiêm từ 12 đến 15 tháng tuổi.

2.12. Vacxin phòng ung thư cổ tử cung: Gadarsil
Đây là loại vắc-xin tái tổ hợp phòng ung thư cổ tử cung có dạng bào chế
dung dịch tiêm bắp. vắc xin trên được chỉ định cho đối tượng là nữ từ 26 tuổi
trở xuống. Vắc xin này tiêm định kỳ 3 liều trong thời gian 1 năm và có khả
năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung trong vòng 30 năm.

2.13. Vaccin phòng Tiêu chảy do rota virus: Rotarix
Rotavirus là một loại vi rút thường gây ra tiêu chảy cấp ởtrẻ em.Rotavirus
lây nhiễm qua đường tiêu hoá và khả năng lây nhiễm rất cao. Loạivirút này
được thải ra theo đường tiêu hoá ở trẻ nhiễm bệnh và khả năng lây lanrấtcao vì
tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắnkhoảngvài
ngày. Vi rút truyền dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn, tồn tại trên bề mặtchất rắnnhư
đồ chơi, chăn, màn,... Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải rangoài một lượngvi
rút rất lớn đến 10 ngàn tỷ nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏlà có thể lây nhiễmvà
gây bệnh cho người. Nếu như trẻ cho tay vào miệng saukhi tiếp xúc với các
vậtdụng mang vi- rút thì nên khả năng nhiễm tiêu chảy cấplà rất cao. vắc xin
này chỉ hiệu quả cho trẻ em trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi.Vắc-xin ngừa tiêu
chảy do Rotavirus là loại vắc- xin uống.

12


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình vi sinh vật học – Bộ Môn vi sinh, đại học Dược Hà Nội
2. Nguyễn Thị Kim Tiến (2011): “Thử nghiệm lâm sàng Vắc xin tại Việt

Nam” NXB Y học.
3. Nguyễn Đình Bảng và Nguyễn Thị Kim Hương: “Vắc xin và các chế

phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị” NXB Y học.

4. Chuyên luận Vaccin - Dược thư Quốc gia Việt Nam. Website:

/>5. Miễn dịch học - Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa. NXB Y học,

2006
6.
7.
8.
9.

World health organization (WHO)- Tổ chức y tế thế- www.who.int
National vaccine institute – viện vacxin quốc gia – www.nvic.org
Bộ y tế - www.moh.gov.vn
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương – www.nihe.org.vn

13



×