Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận hóa trị liệu Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.34 KB, 18 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) năm 2008 trên
thế giới có 12.8 triệu người mắc bệnh ung thư, 7.6 triệu người đã chết vì căn
bệnh này. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2008 cứ 100 000 người dân thì
có 138 người mới mắc bệnh ung thư trong đó có 101 người tử vong.
Trước đây bệnh Ung thư thường gặp ở người cao tuổi – những người trên 50
tuổi. Khi công nghiệp hóa phát triển thì các nguyên nhân nghi ngờ có thể gây
ung thư cũng tăng theo. Trong những năm gần đây, các báo cáo khoa học đã cảnh
báo về tính nguy hiểm của các tiện nghi hiện đại trong cuộc sống, từ các thực
phẩm, dược phẩm,…Chính vì vậy, ung thư đã xuất hiện ở những người ít tuổi
hơn, thậm chí ở lứa tuổi trẻ do môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
Cho tới đầu thế kỷ XXI cùng với đà phát triển khoa học của nhân loại với
những thành tựu tiến bộ vượt bậc của các ngành khoa học đã giúp các nhà khoa
học hiểu biết sâu sắc hơn về căn bệnh quái ác này. Từ những phương pháp phòng
bệnh, chẩn đoán phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh ngày càng hiện đại, hiệu
quả hơn có thể chữa khỏi bệnh ung thư như các bệnh thông thường nếu được
phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Điều trị giảm đau và các triệu chứng
trong ung thư đóng một vai trò quan trọng trong điều trị ung thư.


2

1. PHẦN TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm ung thư
Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế bào,
không tuân theo cơ chế kiểm soát và phát triển của cơ thể.
Các tế bào lành: Có một tuổi thọ nhất định, có quy luật chung là phát triển –
già – chết, các tế bào chết đi được thay thế bằng các tế bào mới, cơ thể duy trì
số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định.


Nếu các tế bào tiếp tục phân chia kể cả khi không cần thiết hình thành nên
những nhóm, mô gọi là khối u: U lành (chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm,
có vỏ bọc xung quanh): có thể cắt bỏ mà không phát sinh thêm nữa; U ác: là
ung thư có thể lan tỏa và hình thành u mới ở các vị trí khác trong cơ thể.
1.2.

Khái niệm, sinh lý bệnh của đau trong ung thư

Hiệp hội nghiên cứu đau Quốc tế (IASP) định nghĩa đau như sau:”Đau là một
cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hay tiềm
tang ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương
ấy”.
Đau do ung thư là đau mạn tính, dai dẳng, có khi kéo dài vài tháng đến vài
năm nếu như không có biện pháp kiềm chế. Hiện nay, trên thế giới có khoảng
2/3 số bệnh nhân bị ung thư phải chịu đau dữ dội đến khi chết. Ở Việt Nam,
theo kết quả khảo sát năm 2005 tại Hà Nội của Nguyễn Bá Đức và cộng sự
thì có khoảng 70% bệnh nhận ung thư có đau trong đó đau vừa và đau nặng là
50%. Việt Nam cũng đã có chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
có ung thư và AIDS song điều trị giảm đau mới là bước đầu.


3

Sinh lý của bệnh đau gồm các yếu tố:
+ Đau do kích thích quá mức (tổn thương mô nhưng không tổn thương thần
kinh).
+ Đau do tổn thương đường dẫn truyền thần kinh.
+ Đau do căn nguyên tâm lý.
+ Đau do kích thích đầu mút thần kinh tận cùng.
1.2.1. Các nguyên nhân gây đau trong ung thư

Đau trong ung thư bị gây nên do 4 nhóm nguyên nhân sau:
- Gây nên bởi chính bản than ung thư (60%): khối u thâm nhiễm, xâm lấn
tới tổ chức phần mềm, nội tạng, xương, thần kinh.
- Liên quan tới ung thư (20%): tổn thương làm co cơ, sưng nề bạch mạch,
táo bón, viêm loét do nằm lâu ngày…
- Liên quan tới các tác nhân điều trị ung thư (5%): đau do sẹo mạn tính sau
phẫu thuật, viêm niêm mạc do điều trị bằng hóa chất, viêm bỏng da do tia
xạ…
- Gây ra bởi các rối loạn đồng thời (15%): thoái hóa cột sống, viêm xương
khớp, đái tháo đường…
Nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, đau nặng do đồng thời nhiều
nguyên nhân trên.
1.2.2. Phân loại đau trong ung thư
Theo cơ chế thần kinh đau trong ung thư có 2 loại: Đau cảm nhận và đau thần
kinh. Cách phân loại này giúp nhận dạng nguyên nhân đau và lựa chọn thuốc,
phương pháp điều trị.


4

- Đau cảm nhận: Là loại đau thường gặp nhất bắt đầu từ các thụ thể cảm
nhận cảm giác đau ở thần kinh ngoại biên khi bị đè ép, căng, kéo hay bị
kích thích bởi các chất trung gian hóa học như prostaglandin phóng thích
từ các tổ chức viêm.
- Đau thần kinh: Xuất phát từ chính các sợi thần kinh khi bị kích thích bởi
đè ép hay gián đoạn.
1.3. Triệu chứng ung thư
Ban đầu không có triệu chứng lâm sàng rõ rang. Khi xuất hiện triệu chứng rõ
rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường, ung thư có thời
gian ủ bệnh khá dài nên cách phòng ung thư hiệu quả nhất là đi khám sức

khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng
của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh nhân ung thư. Triệu
chứng của ung thư được phân làm 3 nhóm chính:
+ Triệu chứng tại chỗ: Các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu, đau hoặc
loét chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.
+ Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu,
gan to, đau xương, gãy xương ở những người bị tổn thương và các triệu
chứng thần kinh.
+ Triệu chứng toàn thân: Sụt cân, chán ăn, suy mòn, tiết mồ hôi nhiều (đổ mồ
hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt
gây ra bởi ung thư đang hoạt động chẳng hạn như huyết khối hay thay đổi nội
tiết tố.


5

2. ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ
2.1. Điều trị giảm đau trong ung thư
2.1.1. Nguyên tắc điều trị đau bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp chủ đạo trong điều trị đau do ung thư. Các
thử nghiệm đã cho thấy: Thuốc có hiệu quả trong phần lớn bệnh nhân, nếu nó
được sử dụng chính xác: đúng thuốc, đúng liều, đúng giai đoạn. Các thuốc được
đề cập ở đây là những thuốc được dùng phổ biến để kiểm soát đau do ung thư.
Nguyên tắc chung:
+ Ưu tiên đường uống: Là đường được ưa chuộng hơn cả khi dùng các thuốc
giảm đau bao gồm cả morphine. Vì đây là cách đưa thuốc giảm đau thuận tiện
nhất, được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Trừ khi bệnh nhân quá yếu hay không
còn khả năng nuốt hay cần một xứ trí có tính chất cấp cứu mới áp dụng các
đường khác như tiêm, dán hay đặt trực tràng.

+Theo giờ: Thuốc nên được dùng đều đặn theo từng khoảng thời gian và phải
nhất thiết chỉ dùng khi cần để duy trì nồng độ thuốc đủ để khống chế cơn đau và
tránh tái phát. Đặc biệt, với các thuốc giảm đau có opioid thường được đưa cách
4-6 giờ một lần trừ dạng bào chế có tác dụng kéo dài.
+ Liều lượng:
- Liều đều đặn theo giờ (liều thường xuyên): Đưa thuốc giảm đau theo
khoảng thời gian cố định, liên tiếp theo phải dùng trước khi liều phía trước
hết tác dụng.


6

- Liều đột xuất(liều “cứu hộ”): Là liều bổ sung vào liều thường xuyên trong
ngày để khống chế cơn đau đột xuất. Khi có 3 liều đột xuất / ngày thì cần
tính lại liều thường xuyên theo giờ.
+ Theo từng cá nhân: Mỗi bệnh nhân có một sự đáp ứng với thuốc giảm đau
khác nhau, liều đúng là liều đủ để khống chế cơn đau của họ.
Điều trị chống đau theo bậc thang: Trừ khi bệnh nhân đau nặng, điều trị ban đầu
thường dùng những thuốc không có opioid và điều chỉnh liều, nếu cần thiết có
thể tăng đến liều lớn.
Opioid mạnh Không opioid
Opioid yếu Không Opioid
Thuốc hỗ trợ
Không Opioid

Bậc 3

Bậc 2

Thuốc hỗ trợ


Bậc 1
Hình 2.1. Bậc thang sử dụng thuốc giảm đau trong ung thư của WHO 1996.
+ Nếu dùng thuốc không opioid (paracetamol và NSAIDs) không đủ để giảm
đau lâu hơn được khi đó nên sử dụng một thuốc opioid kết hợp với loại thuốc
không opioid.
+ Nếu khi dùng một thuốc opioid cho trường hợp đau nhẹ đến đau vừa không đủ
để giảm đau trong thời gian dài hơn nên dùng một thuốc opioid cho trường hợp
đau vừa đến đau nặng thay thế.


7

Nhận xét:
- Trên thực tế thuốc theo bậc 1 được bắt đầu cho cả bệnh nhân đau nặng. Điều
này là không hợp lý vì hầu hết các bệnh nhân đau nặng đều phải chuyển sang sử
dụng thuốc bậc 2, bậc 3.
- Thuốc theo bậc 2 được sử dụng nhiều nhất ở tất cả các mức độ đau: trong đó
đau vừa là chủ yếu, và có một số ít bệnh nhân đau nặng phải chuyển sang sử
dụng thuốc bậc 3.
- Thuốc theo bậc 3 với việc sử dụng nhóm thuốc GĐTƯ mạnh chỉ được dùng
cho bệnh nhân đau nặng và cũng rất hạn chế. Điều này liên quan đến vấn đề sử
dụng thuốc GĐTƯ mạnh. Đó là tâm lý ngại sử dụng thuốc GĐTƯ mạnh của
bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những rào cản trong sử dụng opioid mạnh
nên trong điều trị bác sĩ hạn chế kê đơn.
2.1.2. Các thuốc giảm đau thường dùng
Thuốc giảm đau là những thuốc có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà
không tác dụng phụ lên nguyên nhân gây đau, không làm mất cảm giác khác và
không làm mất ý thức. Các thuốc giảm đau được chia ra làm 2 loại: Thuốc giảm
đau trung ương và thuốc giảm đau ngoại vi.

2.1.2.1. Thuốc giảm đau trung ương
Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng giảm đau do ức chế trung tâm đau ở não
và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Tác dụng giảm
đau luôn kèm theo tác dụng gây nghiện nên còn gọi là nhóm giảm đau gây
nghiện hay do có cấu trúc opioid nên gọi là các opioid.


8

Nhóm này được phân làm 2 phân nhóm theo mức độ giảm đau:
- Loại giảm đau mạnh (opioid mạnh): Morphin, Fentanyl, Methandone…
- Loại giảm đau trung bình (opioid yếu): Codein, Propoxyphen…
Cần nhấn mạnh rằng việc sử dụng opioid có thể dừng lại nếu nguyên nhân gây
đau được giải quyết bởi các phương pháp điều trị ung thư. Để tránh hội chứng
dừng thuốc đột ngột nên giảm liều một cách từ từ. Nếu điều trị thành công thì cứ
2-3 ngày giảm liều 1 lần và ngừng hoàn toàn nếu đau không xuất hiện lại. Một
vài yếu tố cần được cân nhắc để sử dụng thuốc giảm đau trung ương một cách
hiệu quả bao gồm:
-

Nghiện Opioid từ trước.
Độ nặng và bản chất của đau.
Tuổi của bệnh nhân.
Sự lan rộng của ung thư, đặc biệt liên quan tới gan, thận.
Bệnh kèm theo.
Nhóm thuốc

GĐTƯ mạnh
GĐTƯ yếu


Hoạt chất

Biệt dược

Fentanyl
Codein/

Morphin
Morphin
Fentanyl
Efferalgan

Paracetamol

codein

Morphin

Dạng thuốc, hàm lượng
Ống tiêm 10mg/ml
Viên nén 30mg
Ống tiêm 0.5mg/10ml
Viên sủi 30mg/500mg

Bảng 2.2. Các thuốc giảm đau trung ương sử dụng trong giảm đau ung thư.
Một số tác dụng không mong muốn của các thuốc giảm đau opioid và cách khắc
phục:


9


- Buồn nôn, nôn Khắc phục: Dùng thuốc chống nôn: Haloperidol,
Odanetron…
- Táo bón Khắc phục: Uống nhiều nước, tăng chất xơ, tăng vận động, dùng
thuốc nhuận tràng (Sorbitol).
- Co thắt cơ vòng Khắc phục: Dùng thuốc giãn cơ vòng (Atropin), dùng
thuốc giãn cơ ngắn (Succinylcholin).
- Ngủ gật, lú lẫn Khắc phục: Giảm liều thuốc và định lại liều cho châm
hơn.
- Suy hô hấp Khắc phục: Chuẩn bị sẵn phương tiện cấp cứu.
Nhận xét:
- Thuốc giảm đau trung ương được sử dụng nhiều nhất là Codein (dạng kết hợp
với Paracetamol).
- Morphin và Fentanyl là các thuốc giảm đau trung ương mạnh được chỉ định
cho đau vừa và đau nặng đặc biệt là các trường hợp đau nặng. Fentanyl là một
thuốc giảm đau mạnh hơn Morphin 100 lần nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn
chỉ khoảng 30 phút nên dạng tiêm không phù hợp với bệnh nhân ung thư, đau
nặng triền miên, đau liên tục và dài ngày. Morphin được coi là thuốc thích hợp
hơn cả trong điều trị ung thư nặng.
2.1.2.2. Thuốc giảm đau ngoại vi
Các thuốc thuộc nhóm này đều có cùng cơ chế tác dụng là ức chế sự tạo thành
Prostaglandin, chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh
lý của cơ thể. Các chế phẩm thuộc nhóm này thường có cả tác dụng chống viêm
(trừ Paracetamol) và hạ sốt nên còn gọi là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
hay các NSAIDs.


10

Phân loại thuốc giảm đau ngoại vi theo cấu trúc hóa học và tác dụng:

-

Dẫn xuất acid salicylic: Aspirin, Methyl salicylic.
Dẫn xuất Pyrazolin: Phenylbutazon, Sulindac, Etodolac.
Dẫn xuất indol: Indomethacin.
Dẫn xuất oxicam: Piroxicam, Tenoxicam, Meloxicam.
Dẫn xuất propyonic: Ibuprofen, Fenoprofen, Ketoprofen.
Dẫn xuất acid phenylacetic: Diclofenac.
Dẫn xuất acid acetic: Ketorolac
Dẫn xuất coxib: Celecoxib, Rofecoxib.
Dẫn xuất para aminophenol: Acetaminophen (Paracetamol).

Hoạt chất
Paracetamol
Paracetamol
Diclofenac
Meloxicam
Piroxicam
Ketorolac
Nefopam

Biệt dược

Dạng thuốc, hàm lượng

Tylenol
Bivinadol
Viramol
Perfangan
Efferagan codein

Voltaren
Mobic
Felden
Kerola
Fenopam

Viên nén 625mg
Viên nén 500mg
Bột pha truyền tĩnh mạch 1g
Viên sủi 500mg/30mg
Viên nén 50mg
Viên nén 7.5mg
Ống tiêm 20mg/1ml
Ống tiêm 30mg/1ml
Ống tiêm 20mg/1ml

Bảng 2.3. Các thuốc giảm đau ngoại vi sử dụng trong giảm đau ung thư.
Nhận xét:
- Trong các thuốc giảm đau ngoại vi được dùng thì Paracetamol (dạng đơn độc
và phối hợp) được sử dụng nhiều nhất. Paracetamol vẫn được coi là thuốc giảm
đau hiệu quả và an toàn do ít tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa, tim
mạch, gan, thận. Trong giới hạn liều cho phép, bệnh nhân có thể sử dụng dài


11

ngày để kiểm soát đau. Thuốc dùng đơn độc truyền tĩnh mạch giúp giảm đau
nhanh và mạnh trên bệnh nhân ung thư. Trong các dạng phối hợp của
Paracetamol, dạng phối hợp với Codein-một opioid yếu được sử dụng nhiều
nhất. Sự phối hợp kinh điển này giúp tăng hiệu quả giảm đau và giảm tác dụng

không mong muốn của opioid do giảm liều nhóm thuốc này.
- Nhóm NSAIDs thường có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ do ung thư và kết
hợp với opioid trong điều trị đau vừa và đau nặng. NSAIDs rất hữu ích trong đau
ung thư có liên quan tới viêm như đau do di căn xương. Trong các NSAIDs,
Ketorolac và Nefopam được sử dụng nhiều nhất, đây là 2 thuốc được sử dụng
đường tiêm, Nefopam có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh, được chỉ định cho
trường hợp đau vừa (cấp và mạn tính), Ketorolac có tác dụng đau vừa tới đau
nặng. Khi dùng Ketorolac với opioid làm tăng hiệu quả giảm đau và giảm rõ rệt
liều opioid sử dụng.
- Các NSAIDs sử dụng ít hơn là Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam. Meloxicam
tác dụng tương đối chọn lọc trên COX-2 gây ít tác dụng không mong muốn trên
đường tiêu hóa. Meloxicam còn có tác dụng kéo dài nên bệnh nhân đau mạn chỉ
cần sử dụng 1 viên/ngày. Piroxicam và Diclofenac ức chế không chọn lọc nên có
nguy cơ gây tác dụng phụ trên tiêu hóa nhiều hơn nên có tần xuất sử dụng thấp
hơn.
- Việc tăng liều các thuốc giảm đau ngoại vi lên trên mức trần trong một số
nghiên cứu cho thấy không làm tăng hiệu quả giảm đau nhưng tăng tỷ lệ các tác
dụng không mong muốn.


12

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau trung ương và thuốc giảm đau ngoại vi bệnh
nhân ung thư có thể sử dụng các thuốc hỗ trợ giảm đau như: Coticoid, thuốc
chống động kinh co giật, thuốc an thần gây ngủ, thuốc kháng histamine…
2.2. Điều trị ung thư
Điều trị ung thư phụ thuộc vào loại ung thư, kích thước, vị trí và giai đoạn ung
thư, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Bác sĩ sẽ lập
một kế hoạch điều trị phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
2.2.1. Phẫu thuật

Là việc cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật còn có thể cắt bỏ một số mô xung quanh
hoặc các hạch bạch huyết gần khối u.
Các tác dụng phụ của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích
thước và vị trí của khối u, cách phẫu thuât và tình trạng chung của bệnh nhân.
Mặc dù bệnh nhân thường bị đau trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật nhưng có
thể sử dụng thuốc giảm đau. Thời gian bình phục sau phẫu thuật ở mỗi bệnh
nhân là khác nhau.
Ngày nay, phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển trong việc cắt bỏ các loại ung
thư như: đại – trực tràng, thực quản, tụy, bàng quang, tuyến tiền liệt, niêm mạc tử
cung…đạt được kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng thấp, bệnh nhân hồi phục nhanh sau
mổ.
2.2.2. Điều trị tia xạ
Điều trị xạ trị hay còn được gọi là xạ trị liệu là việc sử dụng những tia có năng
lượng cao để diệt tế bào ung thư. Đối với một số loại ung thư, điều trị tia xạ có


13

thể sử dụng thay cho phẫu thuật khi tiến hành điều trị ban đầu. Điều trị tia xạ còn
có thể được tiến hành trước phẫu thuật để làm cho khối u co lại và cắt bỏ dễ dàng
hơn. Trong một số trường hợp khác, điều trị tia xạ có thể tiến hành sau phẫu
thuật để phá hủy tất cả những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong vùng ung
thư.
Điều trị tia xạ có thể được tiến hành đơn độc hoặc là cùng với các phương pháp
điều trị khác, để giảm đau hoặc để giải quyết những vấn đề khác nếu khối u
không còn cắt bỏ được nữa.
Điều trị tia xạ có thể tiến hành dưới hai hình thức: xạ ngoài hoặc xạ trong. Một
số bệnh nhân được điều trị bằng cả hai hình thức.
Chiếu xạ ngoài có nguồn gốc từ một máy hướng tia vào một vùng cụ thể trong
cơ thể. Phương pháp điều trị này chủ yếu được thực hiện trong bệnh viện cho các

bệnh nhân ngoại trú.
Nguồn xạ có thể là tia khi dùng Coban-60, Cesi-137; hạt β khi dùng Stronti90, Stronti-89, các electron máy gia tốc thẳng. Hiện tại ở Việt Nam đã có máy xạ
trị gia tốc hiện đại, có ống chỉnh trực nhiều lá để che chắn các vùng cần được
bảo vệ mà các bác sĩ muốn tránh và vẽ trên máy tính kkhi làm mô phỏng.
Đối với chiếu xạ trong, phóng xạ có nguồn gốc từ chất liệu phóng xạ được gắn
vào mũi kim tiêm, bao áp, dây hay catheter và được đặt trực tiếp vào trong hay
gần khối u. các đồng vị phóng xạ thường dùng: Cesi-137, Iridi-192, Coban-60,
Stronti-90, Iode-131, phospho-32. Bệnh nhân có thể nằm viện khi mức độ phóng
xạ cao nhất. Nguồn xạ được đưa vào cơ thể có thể lâu dài hay tạm thời. Liều
phóng xạ trong nguồn lâu dài giảm xuống mức độ an toàn trước khi bệnh nhân


14

rời bệnh viện. Với nguồn xạ tạm thời, cơ thể không còn lại chất phóng xạ sau khi
nguồn được lấy ra.
Tác dụng phụ của điều trị tia xạ phụ thuộc vào liều chiếu và bộ phận cơ thể
được chiếu. Bệnh nhân có thể trưở nên cực kỳ mệt mỏi trong quá trình chiếu xạ,
đặc biệt là trong những tuần sau đó.
Đối với chiếu xạ ngoài, da ở vùng chiếu có thể bị đen hoặc nâu đi trong một
thời gian dài. Ngoài ra còn thường bị rụng tóc tạm thời, ở những vùng được
chiếu xạ da chuyển sang màu đỏ, khô, đau và ngứa.
Mặc dù điều trị tia xạ có thể gây ra những tác dụng phụ nhưng chúng ta có thể
xử lý hoặc kiểm soát được chúng. Hầu hết những tác dụng phụ là tạm thời nhưng
trong một số có thể dai dẳng hoặc xuất hiện sau khi điều trị một vài tháng hoặc
một vài năm.
2.2.3. Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể dùng một loại
thuốc hay kết hợp nhiều loại thuốc. Có thể là phương thức điều trị duy nhất mà
bệnh nhân cần, hay nó có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Hóa trị

liệu ung thư bổ trợ có nghĩa là sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật để làm cho
khối u co lại; hóa trị liệu bổ sung có nghĩa là uống thuốc sau khi phẫu thuật để
ngăn ngừa ung thư tái phát.
Hóa trị liệu thường được tiến hành theo chu kỳ: một đợt điều trị (một hoặc vài
ngày) tiếp đến là thời gian phục hồi (vài ngày hoặc vài tuần), sau đó là đợt điều
trị khác và tiếp tục như vậy. Hầu hết các loại thuốc chống ung thư được tiêm vào


15

tĩnh mạch; một số được tiêm vào cơ bắp hay dưới da; và một số loại là thuốc
uống.
Thông thường những bệnh nhân cần tiêm truyền nhiều liều thuốc hóa chất qua
tĩnh mạch sẽ được dùng catheter (một ống nhỏ, mềm) để lưu lại cho đến khi kết
thúc đợt điều trị.
Đôi khi thuốc điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng những con
đường khác. Thông thường bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất là bệnh nhân
ngoại trú. Tuy nhiên tùy thuộc vào loại thuốc điều trị, liều lượng, đường đưa
thuốc vào cơ thể và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân mà họ có thể cần
phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Tác dụng phụ của hóa chất chống ung thư chủ yếu phụ huộc vào loại thuốc và
liều lượng bệnh nhân tiếp cận. Cũng giống như các phương pháp điều trị khác,
tác dụng phụ đối với từng bệnh nhân là khác nhau.
Nói chung, thuốc điều trị ung thư tác dụng lên những tế bào phân chia nhanh.
Ngoài tế bào ung thư còn có cả tế bào máu. Khi tế bào máu bị tổn thương, bệnh
nhân có khả năng dễ bị nhiễm khuẩn hơn, có thể dễ dàng bị chảy máu và thâm
tím, có thể cảm thấy rất yếu và mệt mỏi. Những tế bào phân chia nhanh ở chân
tóc và những tế bào nằm trong niêm mạc của bộ máy tiêu hóa cũng có thể bị ảnh
hưởng. Kết quả là tác dụng phụ có thể bao gồm các hiện tương như rụng tóc,
chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau miệng và môi.

2.2.4. Điều trị bằng hormon
Điều trị bằng hormone được sử dụng để điều trị một số loại ung thư nhất định mà
sự phát triển của chúng phụ thuộc vào hormone. Liệu pháp này làm cho các tế


16

bào ung thư không thể lấy được hoặc sử dụng được các hormone mà chúng
cần.Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng thuốc làm ngừng quá trình
sản xuất một số loại hormone nhất định hoặc làm thay đổi cách thức hoạt động
của chúng. Một dạng khác của liệu pháp điều trị hormon là phẫu thuật cắt bỏ các
cơ quan sản xuất hormon.
Điều trị hormon có thể gây ra một số tác dụng phụ, bệnh nhân có thể thấy mệt
mỏi, giữ nước, tăng cân, chán ăn, một số trường hợp bị đông máu…
2.2.5. Liệu pháp điều trị sinh học
Còn được gọi là liệu pháp miễn dịch trợ giúp cho khả năng tự nhiên của cơ thể
chống lại bệnh tật hoặc bảo vệ cơ thể tránh một số tác dụng phụ phát sinh trong
quá trình điều trị ung thư. Các kháng thể đơn clon, interferon, interleukin-2, các
chất điều biến sinh học là một số dạng của liệu pháp điều trị sinh học.
Những tác dụng phụ do liệu pháp này gây ra thay đổi đối với mỗi phương pháp
điều trị cụ thể. Nói chung gây ra các triệu chứng giống như sốt,rét, đau cơ, mệt
mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng. Bệnh nhân cũng có thể dễ dàng bị chảy
máu, bầm tím, phát ban ngoài ra hoặc bị phù.
2.2.6. Phương pháp ghép tủy xương (BMT)
Phương pháp ghép tủy xương (BMT) hay phương pháp cấy tế bào mầm ngoại vi
(PSCT) cũng có thể sử dụng trong điều trị ung thư. Tế bào ghép có thể là tự thânlấy từ chính bệnh nhân , có thể là tế bào dị gen hoặc tế bào đồng gen. Phương
pháp BMT và PSCT đều cung cấp cho bệnh nhân chững tế bào mầm khỏe mạnh.
Chúng thay thế cho những tế bào mầm đã bị hư hại hoặc bị phá hủy do điều trị
bằng hóa chất và tia xạ liều cao.



17

Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này phải đối mặt với nguy cơ nhiễm
khuẩn, chảy máu, vavf các tác dụng phụ khác do điều trị bằng hóa chất hoặc tia
xạ liều cao. Bên cạnh đó, phản ứng mảnh ghép chống lại vật chủ có thể xảy ra ở
những bệnh nhân nhận tủy xương từ một người cho khác.
2.2.7. Gen trị liệu
Là một phương pháp điều trị bằng cách đưa những vật chất di truyền vào cơ thể
bệnh nhân ung thư để chống lại bệnh ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học, tr 220-234.
2. Bộ Y tế (2007), Ung thư học đại cương, NXB Giáo dục VN, tr 9-12, tr
109-113.
3. Nguyễn Bá Đức (1997), Điều trị đau do ung thư, NXB Y học.
4. Nguyễn Bá Đức (2007), Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, NXB Y học,
tr 516-522.
5. Đào Ngọc Phan (2005), Các thuốc giảm đau chống viêm, NXB Y học.
6. Nguyễn Thanh Đạm (2010), Ung thư căn bệnh thế kỷ, NXB Y học, tr 1622.
Tài liệu tiếng Anh
7. Augusto Caraceni, MD, Ernesto Zecca, MD, Cinzia Martini, MD, and
Franco De Conno, MD (1999), “Gabapentin as an Adjuvant to Opioid
analgesia for neuropathic cancer pain”, Journal of paint and symptom
management, Vol.17, No.6, pp 441-445.


18

8. Chen Phoon Ping, Josephine WY Ip, Joseph MK Lam, Tsoi Tak Hong,

Wong Chun Por, Lawrence KS Wong (2008), “Recommendations on the
Management of neuropathic cancer pain”, Medical Progress, Vol.33, No.8.
9. Francine Rainone, “Treating Adult Cancer Pain in Primary Care”, JABFP
November-December 2004.Vol.17 Supplement, pp 48-55.
10. McGrawn-Hill’s access Medicine (2008),”Principles of cancer treatment”,
Harrison’s principles of internal medicine- 7th edition, chapter 81.



×