Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bộ giáo án giáo dục liêm chính THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.07 KB, 47 trang )

Bài dự thi
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
CHỦ ĐỀ THÁNG 5:

BÁC HỒ VỚI THANH THIẾU NIÊN
(GIÁO DỤC TÍNH LIÊM KHIẾT )
A- KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
I/ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
1.Kiến thức: Thông qua tiết hoạt động ngoại khóa nhằm giúp HS:
_ Nhận thức được tình cảm của Bác Hồ và những bài học sâu sắc của Bác đối với thanh thiếu
niên.
_ Tìm hiểu những tấm gương về tính liêm khiết của Bác và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để củng
cố kiến thức về tính liêm khiết đã học ở chương trình Giáo dục công dân lớp 8.
_ Qua các hoạt động cung cấp cho HS sự hiểu biết về ý nghĩa của liêm khiết và nhận biết được
hành vi đúng sai để sống , học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2/Kĩ năng:
_ Hình thành thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện cho mình lối sống liêm
khiết.Từ đó, HS có ý thức hướng tới những giá trị sống tốt đẹp.
_ Rèn kĩ năng phát biểu,tự tin và nhạy bén khi tham gia các hoạt động.
3/ Thái độ:
_ Có lòng kính yêu Bác Hồ.
_Có thái độ đúng đắn trong việc học tập những tấm gương có tính liêm khiết.Thẳn thắn phê
phán những hành vi thiếu liêm khiết ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường đề góp phần phòng chống
tham nhũng trong tương lai.
II/ PHẦN CHUẨN BỊ CỦA THẦY:
1. Soạn giáo án thiết kế các hoạt động.
2.Thiết bị dạy học: - UDCNTT( Máy chiếu) -Một số tình huống thực tế;
3. Tài liệu tham khảo:
_ Bài học “Liêm khiết” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8.
_Các văn bản về lối sống giản dị nhưng thanh cao của Bác trong chương trình Ngữ Văn
THCS. Câu chuyện: “ Bác Hồ là thế đấy”


_Tư liệu về lối sống thanh bần, không hám danh, hám lợi của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
III/ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
_Đàm thoại. -Kể chuyện - Sắm vai.
_ Thảo luận nhóm. Nêu vấn đề
IV/ PHẦN CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH:
_ Xem lại kiến thức bài “Liêm khiết”; Các văn bản viết về lối sống giản dị thanh cao của
Bác trong chương trình Ngữ Văn THCS
– Sưu tầm những gương tốt, những câu ca dao, tục ngữ… về tính liêm khiết

B- THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG:
THỜI
GIAN

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH


3’

12’

HĐ1: Khởi động :
( Mục tiêu hoạt động (MTHĐ): Tạo tâm thế cho tiết hoạt động)
_ Hát tập thể : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”
_ GV giới thiệu tiết HĐ: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại ,suốt cả cuộc đời
Người đã cống hiến cho dân tộc và để lại cho chúng ta những bài học
vô giá, những tình cảm sâu sắc – đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi
đồng.Đối với Bác,trẻ em là người chủ tương lai của đất nước nên cần

phải được chăm sóc, bồi dưỡng và giáo dục để phát triển đúng
hướng.Nhân kỉ niệm 122 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu
(19.51890 -19.5.2012).Cô và các em sẽ cùng thực hiện tiết hoạt động
ngoại khóa với một chủ đề của tháng 5 “Bác Hồ với thanh thiếu
niên”để tìm hiểu một trong những bài học quí báo của Bác đó là tính
liêm khiết.
HĐ2 :Thi đố vui tìm hiểu những tấm gương liêm khiết
( MTHĐ:HS tìm hiểu những tấm gương liêm khiết đã học(Bác Hồ, nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu…).Từ đó củng cố lại kiến thức về liêm khiết
ở lớp 8.- Rèn kĩ năng nhạy bén, tự tin khi tham gia cuộc thi.)
_ Giới thiệu yêu cầu của hoạt động và thể lệ cuộc thi:
+ GV đọc câu hỏi, HS giành quyền trả lời trả lời bằng cách đưa tay
sau khi có từ “hết”.
+ Mỗi câu trả lời đúng là 10đ tương đương với một hoa sen . Chia
lớp thành hai đội :Đội 1(10 HS) tên là Sen Hồng.Đội 2(10HS) tên là
Sen Xanh
_ GV trình chiếu câu hỏi:
+ Câu 1: Những văn bản nào trong chương trình Ngữ Văn 9 thể
hiện lối sống thanh cao giản dị của Bác?
+ Câu 2: Lối sống giản dị thanh cao của Bác được được biểu hiện
n hư thế nào?
 Chốt: Ờ cương vị lãnh đạo cao nhất nhưng Bác có lối sống giản dị
trong sáng,thanh bạch:ăn uống rất đạm bạc, lấy ngôi nhà nhỏ làm
“cung điện” của mình…
* Kể câu chuyện: “Bác Hồ là thế đấy”
+ Câu 3:Khi cụ già ở Hưng Yên tặng cá cho Bác,Bác nhận và đa
tạ tấm lòng của họ nhưng lại gọi anh phụ trách nhà bếp gới tiền lại
cho cụ đem về cho quỹ hợp tác xã.Việc làm của Bác là bài học về đức
tính gì?
( Việc làm của Bác là bài học về tính liêm khiết.theo Bác

một người liêm khiết là luôn tôn trọng giữ gìn của công,của dân,không
xâm phạm một đồng xu hạt thóc nào của nhà nước ,của dân.)
 Giáo dục các em ý thức giữ gìn của công – của cải vật chất của tập
thể khi còn trong nhà trường
+ Câu 4: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có lối sống thanh
bần,không hám danh, hám lợi dù gia cảnh nghèo khó. Những câu thơ
nào của ông mà em đã được đọc thể hiện điều đó?
_Trình chiếu những việc làm về lối sống thanh bần của Nguyễn Đình
Chiểu: * Tây xin gởi số tiền nhuận bút cho sách “Lục Vân Tiên” dịch
ra tiếng Pháp nhưng cụ kiên quyết chối từ dù tiền cụ chẳng dư giả gì.

Hát tập thể
Chú ý nghe

Theo dõi

Trả lời :“Phong
cách Hồ Chí
Minh”(Ngữ Văn 9:(“Đức tính giản dị
của Bác”( Ngữ Văn
7))
-Trả lời:
_Chú ý nghe
_Trả lời:Là bài học
về tính liêm
khiết.Bác luôn tôn
trọng của công, của
dân.

_Trả lời:”Nước

trong rửa ruột sạch
trơn – Một câu danh
lợi há sờn lòng đây”
_ Theo dõi


20’

*Tây muốn trả đất cho cụ ở Sài Gòn mà chúng tịch thu từ
ngày cụ ra đi kháng chiến.Cụ nói: “Đất vua còn phải bỏ thì đất tôi có
sá gì!”;
*Tỉnh trưởng PôngSông thấy gia cảnh cụ già nua, bệnh tật
gợi ý cấp tiền dưỡng lão cho cụ. Cụ từ chối: “Tôi đang sống đầy đủ
trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quí mến của đồng bào.Điều đó
là tôi mãn nguyện lắm rồi.” Cụ sống thanh thản và được mọi người
quí trọng
_ Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ(GDCD-8)
+Từ những tấm gương về Bác và cụ Nguyễn Đình Chiểu, hãy nhắc
lại thế nào là liêm khiết và ý nghĩa của nó?
_ Công bố kết quả phần thi đố vui.
HĐ3:Hướng dẫn HS ứng xử tình huống thực tế
(MTHĐ: Từ những tình huống thực tế HS biết phân biệt hành vi đúng,
sai. Từ đó, giúp HS có những hành vi ứng xử đúng đắn và ý thức tự
giác rèn luyện những giá trị sống tốt đẹp như tính trung thực.không
tham của của người khác.Biết tìm những tấm gương “Người tốt việc
tốt” trong cuộc sống.
Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, thảo luận nhóm)
* Tình huống 1:
_ Chuyển ý – Giới thiệu tình huống 1
_Yêu cầu HS lên thực hiện tình huống với hình thức sắm vai.

_Đặt câu hỏi đàm thoại
+ Trong tình huống có hai bạn Hải và Nam, theo em hành vi của ai
đúng? Ai sai?
+ Mặc dù được Nam nhẹ nhàng nhắc nhở nhưng Hải vẫn lật sách
văn mẫu chép vào bài của mình.Em có suy nghĩ gì về hành động cùa
Hải?
+ Theo em, tại sao hành động Nam đứng lên báo với cô việc Hải sử
dụng tài liệu là đúng?
_ Nêu vấn đề: Hành vi sao chép bài văn mẫu của người khác vào bài
làm của mình là hiện tượng “đạo văn”.Là một HS em có suy nghĩ gì về
hiện tượng “đạo văn” đang diễn ra phổ biến hiện nay?
( “Đạo văn” là một hành vi sai trái vì: Gian dối với thầy cô;
Không tự suy nghĩ, tìm tòi để làm giàu vốn kiến thức; Bài làm dù có
điểm cao cũng không phải là thực chất của mình; Hành vi sao chép văn
của người khác có thể gọi là “ăn cắp”,việc làm tuy nhỏ nhưng nếu
không khắc phục sẽ dần dần hình thành thói quen xấu vì người xưa có
câu: “Ăn cắp một cây kim sẽ ăn cắp một con bò” Cần phải có cách
học đúng đắn, biết làm giàu tri thức một cách chân thực, và nhất là
phải biết cách trích dẫn các thông tin ở sách tham khảo)
* Tình huống 2
_ Chuyển ý tình huống 2
_Trình chiếu tình huống – Yêu cầu HS đọc tình huống
_ Thảo luận nhóm 3’ – Nêu yêu cầu thảo luận:
+ Nếu em là Lan, em sẽ giải quyết số tiền nhặt được như thế nào?Vì
sao em chọn cách giải quyết đó?

_Nhắc lại kiến thức
cũ.

_ Quan sát

_Trả lời
_Nam là Người
thẳng thắn trung
thực,dám chỉ ra lỗi
sai của bạn để giúp
bạn nhận ra lỗi lầm
_ Giải quyết vấn
đề( phát biểu theo
suy nghĩ của bản
thân)

_ Quan sát - Đọc
_ Hoạt động nhóm
_ Đại diện nhóm
trình bày


_ Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
_ GV đặt vấn đề gợi dẫn để hướng tới giáo dục các em ý thức tự giác
trả lại số tiền cho người bị mất.
+ Khi cầm số tiền trên tay, em có nghĩ đến hoàn cảnh của người bị
mất không? Em nghĩ như thế nào?
+ Nếu em là người chủ chiếc ví em sẽ cảm thấy như thế nào khi bị
mất số tiền?( và khi được người nhặt được trả lại?)

10’

+ Hiểu được điều đó cho nên khi trả lại số tiền em sẽ trả với một
thái độ như thế nào? Và sau đó, em cảm thấy lòng mình ra sao?
_ Chốt ý: Khi các em trả lại số tiền với ý thức tự giác thì việc làm đó

mới đầy ý nghĩa vì mình đã đem lại niềm vui cho người khác; lòng
mình cảm thấy thanh thản, và dù hoàn cảnh có khó khăn cũng phải giữ
được phẩm chất “ Đói cho sạch, rách cho thơm”
_ Yêu cầu HS nêu một vài gương tốt về tính liêm khiết, không tham
lam trong thực tế mà em biết.
_ Liên hệ bản thân: Để có lối sống trong sạch hay để có thể trở thành
một cán bộ thanh liêm trong tương lai, em cần phải rèn luyện như thế
nào khi còn ngồi trong ghế nhà trường?
HĐ 4: Trò chơi giải ô chữ
( MTHĐ: Giúp HS hiểu thêm những bài học quí báo của Bác- Rèn kĩ
năng nhận biết, phán đoán để chọn đáp án chính xác)
_Chuyển ý - Nêu hình thức: - Mỗi đội cử một bạn lên nhận phong bì
chứa từ cần điền vào ô chữ và và gợi ý cho đội tìm từ đó. Nếu đúng
được thưởng một hoa sen. - Thời gian giành cho mỗi đội là 3’
_ Hướng dẫn lớp thực hiện
 Đáp án

(_ Buồn , đau khổ
khi bị mất - Vui
mừng khi được trả
_ Tự nguyện, tự giác
trả lại; lòng cảm
thấy thanh thản

_ Nêu gương tốt
trong thực tế
_ Nêu bài học cho
bản thân

_ Chú ý nghe

_ Nhóm trưởng lên
thực hiện

_ Chú ý nghe

_ Chốt: Bên cạnh tính liêm khiết thì những đức tính như “Cần, kiệm ,
chính” cũng là những phẩm chất mà các em cần phải học tập và rèn
luyện ngay khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành.Có như thế, các em
mới góp phần làm trong sạch hóa xã hội trong tương lai.
_ Tổng kết các phần thi  Cộng điểm vào thi đua tổ
_ Nhận xét – đánh giá hoạt động.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
* Tình huống 1: Vào tiết Ngữ Văn, cô bước vào lớp, sau khi chào HS, cô nói:
_Các em chuẩ n bị viết bài Tập làm văn viết số 5.


Cô viết đề lên bảng.Viết xong cô dặn dò HS cần đọc kĩ đế và thực hiện theo các bước làm bài. Cả lớp
đang im lặng làm bài,đó đây chỉ nghe tiếng sột soạt của ngòi bút viết trên mặt giấy.Bỗng Nam phát
hiện Hải đang lật tài liệu. Nam nhẹ nhàng nhắc nhở Hải, được một lúc Hải vẫn lấy tài tiệu ra chép
vào bài mình. Nam đứng lên nói:
_ Thưa cô! bạn Hải lật tài liệu ạ.
Hải là một HS không chăm chỉ học tập đang ngồi cùng bàn với Nam đứng lên nói:
_ Thưa cô, con không có lật tài liệu.
_ Dạ thưa, bạn Hải nói dối ạ!Con thấy bạn ấy lấy quyển sách trong hộc bàn để viết vào bài làm
của mình.
Cô bước xuống thì ra quyển Tập làm văn mẫu dang còn trong hộc bàn. Cầm quyển sách cô nghiêm
khắc nhìn Hải rồi nhìn cả lớp và nói:
_ Các em hãy tự suy nghĩ và nghiêm túc làm bài.
* Tình huống 2:
Trên đường đi học về, tình cờ Lan nhận được chiếc ví tay, không biết của ai đánh rơi.Em mở ví ra.

Chao ôi! Toàn là tờ năm trăm ngàn mới tinh. Cầm số tiền, em nghĩ đến ngoại đang nằm bệnh viện hơn
tháng nay. Còn mẹ phải làm việc ngày đêm để lo cái ăn cho gia đình và thuốc thang cho ngoại.Và từ hôm
ngoại bệnh, mẹ bảo em: “Con đi học ráng mang nước theo uống, khi nào ngoại hết bệnh mẹ sẽ cho tiền quà
bánh như trước”. Đối với Lan, số tiền này quả là thật cần thiết.Đi được một đoạn, những suy nghĩ khác lại
xuất hiện trong đầu em. Người mất số tiền này sẽ như thế nào? Gia đình họ có khó khăn như mình không?
Hay là mình đem trả lại cho người chủ chiếc ví? Không, mẹ và ngoại rất cần số tiền này để vượt qua khó
khăn, ngoại sẽ hết bệnh khi có tiền để lo thuốc thang, và mẹ cũng sẽ đỡ vất vả hơn.Nhưng trong lòng Lan
cảm thấy không an lòng khi cứ tự hỏi: “Mang về cho mẹ” hay “Trả lại”.

BÀI DỰ THI CẤP CƠ SỞ
BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
I.
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố và bổ sung một số kiến thức nhằm làm rõ hơn trọng tâm 5 điều Bác Hồ
dạy đối với Thiếu niên Nhi đồng.
- Hiểu được là học sinh mình cần phải làm gì để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Kĩ năng:
Thực hiện tốt 5 điều Bác dạy trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống hằng ngày, từng
bước hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới, người chủ tương lai của đất nước.
3. Thái độ:
Yêu thiên nhiên, yêu con người, khiêm tốn, dũng cảm, đoàn kết, có nếp sống giản dị, trong
sáng, thân thiện, trung thực, hòa đồng với mọi người..Có hành vi đúng trong học tập, sinh hoạt,
vui chơi, trong cuộc sống hằng ngày. Hướng tới hành vi trong sáng trong tương lai…
II.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Thiết kế bài giảng, nội dung phỏng vấn, tiểu phẩm,gợi ý nội dung để học sinh liên hệ bản
thân…
Sân rộng, bằng phẳng.

Học sinh:
Nhớ lại nội dung từng điều trong 5 điều Bác Hồ dạy. Tự liên hệ bản thân việc thực hiên 5
điều Bác Hồ dạy - Chú ý xoáy sâu điều thứ 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Tập sắm vai và sẵn sàng tham gia phỏng vấn
Phương pháp, hình thức tổ chức:


Trò chơi phỏng vấn, Sắm vai, Tự liên hệ bản thân…
NỘI DUNG THIẾT KẾ BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
Đội Thiếu niên Tiền phong Việt
Nam, nay là Đội TNTP Hồ Chí
Minh (15/5/1941- 15/5/1961) Bác
Hồ gửi thư thăm hỏi thiếu niên, nhi
đồng. Trong thư có nhấn mạnh
năm điều, đó là 5 điều mà chúng ta
đã học từ trước đến nay.
Theo lời Bác, thiếu niên, nhi đồng
cả nước hăng hái thi đua tham gia
phong trào “Hai tốt”, phong trào
“Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”.
Chính những đóng góp nhỏ bé của
các em đã góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp đấu tranh giành độc lập
của dân tộc và sự nghiệp xây dựng
Tổ

quốc
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi
3- 5P
- Nghe lệnh và thực hiện đúng theo
mới, 5 điều Bác dạy vẫn là bài học
lệnh.
quý giá để thiếu nhi ghi nhớ, học
tập và làm theo
Để hiểu rõ cần phải thực hiện
những gì theo nội dung từng điều
Một học sinh điều khiển- Lớp thực hiện
dạy của Bác và xác định hành vi,
thái độ đúng. Trong tiết ngoại khóa
hôm nay chúng ta cùng sinh hoạt
nôi dung với chủ đề:” LÀM THEO
LỜI BÁC “
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm cho
Hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi “ 8-10P
những lần chơi sau.
Đoàn kết”
- Môt học sinh sắm vai Phóng
Mục đích:
viên(người phỏng vấn)( Trọng tâm xoay
Rèn phản xạ nhanh nhẹn, tính
quanh 5 điều bác hồ dạy
đoàn kết vững..
- Cả lớp tham gia: trả lời câu hỏi của
Cách chơi:
phóng viên- (Nếu được phỏng vấn).
- Người điều khiển yêu cầu đoàn

kết mấy- Lớp thực hiện theo Trò
chơi được thực hiện nhiều lần Bạn
Gợi ý trả lời:
nào sai từ 2-3 lần sẽ chịu hình phạt
. Làng xóm, quê hương….
do lớp chọn.
. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, sách
Nhận xét: Nhận xét thái độ tham
vở…
gia của HS
. Là dân tộc VN, là những người sống
Hoạt động 2:Trò chơi phỏng vấn
trên đất nước VN…
Mục tiêu:
. Cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè…
Nhớ và nêu lại một vài việc làm
……..
thể hiện theo từng điều trong 5 điều
………


Bác Hồ dạy- Khắc sâu nội dung và
thực hiện tốt những điều Bác dạyXác lập được Thật thà và không
thật thà…
Gợi ý:
- Đọc thuộc 5 điều Bác Hồ
dạy?
- Yêu tổ quốc là yêu những
gì?
- Kể một vài việc làm thể hiện

lòng yêu Tổ quốc?
- Trong điều 1 Bác Hố có nói
đến hai chữ “ Đồng bào”, theo bạn
đồng bào là những ai?. Yêu đồng
bào là yêu người nào?.
- Học tập như thế nào gọi là
học tốt? Bạn có tham gia học tập
tốt như theo lời Bác Hồ dạy chưa?
Theo bạn khi vào lớp chúng ta ngồi
ngay, lắng nghe thầy cô giảng bài,
về nhà học thuộc và làm bài tập để
hôm sau lấy điểm có phải là học tập
tốt không?.
- Bác Hồ dạy: Lao động tốt ,
theo bạn mình cần làm những gì để
chứng tỏ là lao động tốt?
- Bạn có biết Vì sao Bác Hồ 8- 10P
khuyên chúng ta nên đoàn kết tốt
không? Bạn hãy nêu một vài việc
làm thể hiện tinh thần đoàn kết?
- Một bạn học sinh thường
xuyên vi phạm nội qui như: đi trễ,
quậy phá, không tham gia các hoạt
động của nhà trường, vi phạm luật
An toàn giao thông là vi phạm điều
thứ mấy trong 5 điều BH dạy?
- Mình nên làm gì để gọi là có
tính kỉ luật?
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt là
thế nào? Theo bạn vì sao Bác Hồ

khuyên chúng ta” Giữ gìn vệ sinh
thật tốt?
- Bạn giới thiệu một vài bạn
trong lớp được nêu gương là khiêm
tốn? Theo bạn Khiêm tốn là thế
nào?
- Trong học tập, người thật
thà là người không dấu dốt, bạn ấy
sẽ ra sức học tập và đạt được

…tham gia các hoạt động lao động của
nhà trường, thôn xóm…
. Ngày xưa đoàn kết để tạo nên sức
mạnh chống kẻ thù xâm lược. Ngày nay
góp phần xây dựng đất nước…. Một
người không thể làm được những việc
nặng…..
. Điều 4; Kỉ luật không tốt.
. Đi học đều, thực hiện đúng nội qui….
. Có sức khỏe tốt -> thực hiện tốt công
việc được giao…
. Không phô trương, không nói quá sự
thật, nói ít làm nhiều….
. Đồng nghĩa: thành thật, trung thực,
không tham lam, liêm chính…
. Trái nghĩa: Dối trá, xảo trá, tham
lam, tham nhũng..
…………
. Xã hội văn minh, người người hạnh
phúc….

. Lắng nghe, ghi nhớ.

Hát bài: Mèo con đi học

Hai học sinh minh họa tiểu phẩm.
Lớp theo dõi và tham gia đàm thoại

… Dự định chia đôi
……Không chia,… đặt hoàn cảnh mình


những thành tích đáng khen.Theo
bạn đồng nghĩa với thật thà là gì?
Trái nghĩa với thật thà là gì? Nếu
phát hiện môt người bạn nào đó
thiếu tính thật thà thì bạn sẽ làm
gì?
- Bạn hãy nêu một vài việc 7-9P
làm thể hiện tính dũng cảm mà bạn
biết?
- Bạn nghĩ gì nếu mọi người
đều thực hiện tốt lời dạy thứ 5 của
Bác: Khiêm tốn, thật thà, dũng
cảm?
Kết luận: Đã hơn nữa thế kỉ qua
đi từng lời dặn dò, dạy bảo, khuyên
nhủ, nhắc nhở của Bác vẫn còn
đọng mãi trong từng thế hệ thiếu
nhi chúng ta. chỉ ra có nǎm điều
giản dị, nhưng để thực hện được

nǎm lời dạy đó chúng ta phải
không ngừng rèn luyện tu dưỡng
và phấn đấu rất nhiều. Hàng ngày,
dưới mái trường thân yêu có biết
bao bạn, thiếu niên, nhi đồng đang
miệt mài học tập, rèn luyện làm
theo lời Bác Những lời dạy của Bác
là kim chỉ nam, là hành trang để
mỗi chúng ta vững bước vào đời.
Chuyển tiếp: Hát tập thể
Hoạt đông 3: Trò chơi sắm vai.
Mục đích:
Rèn tính thật thà, dũng cảm đấu
tranh tư tưởng với cái xấu( Tham
lam, tiền thân của tham nhũng),
hình thành nhân cách con người
mới: Trung thực, nhân hậu, sống có 1-2 P
nghĩa, có tình…
( Gợi ý nội dung tiểu phẩm)
Trên đường đi học về, Nam và
Bắc nhặt được chiếc ví do ai đó
đánh rơi, hai bạn dự định chia cho
nhau, nhưng sau một hồi đấu tranh
với bản thân, hai bạn mang số tiền
trên đến nộp cho đồn công an, nhờ
trả lại cho người đánh rơi.
Đàm thoại:
. Khi nhặt được ví tiền do ai đánh
rơi Nam và Bắc làm gì?
Cuối cùng 2 bạn có chia đôi số


vào hoàn cảnh người bị mất.
…..Tính thật thà.
….Vui vẻ; lương tâm thoải mái…
…. Vui vẻ;…. thực hiện được dự
định của bản thân và gia đình…

Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.

Ban cán bộ lớp điều khiển lớp hoạt
động.
Học sinh tham gia phát biểu phần
rút kinh nghiệm của bản thân

Múa tập thể: Múa vui


tiền không? Vì sao?
Việc làm của hai bạn thể hiện
điều gì?
Theo em, khi gửi trả lại số tiền
cho người bị mất thì tâm trạng của
Nam và Bắc như thế nào?
Và khi nhận lại được số tiền, tâm
trạng người ấy sẽ ra sao?
Kết luận:
Thật thà, trung thực là đức tính
hàng đầu mà mỗi người cần nên
rèn luyện. Mọi người đều thật thà,
trung thực thì xã hội không có

tham nhũng, tham lam, không có
người tư túi. Điều đó sẽ góp phần
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng văn minh.
Chuyển tiếp: Hát tập thể
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu:
Rèn đức tính thật thà, tinh thần
dũng cảm, dám nêu lên những ưu
điểm và tồn tại của bản thân trong
việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy,
cũng như hướng phấn đấu cho
tương lai.
GV:(Gợi ý)Trong quá trình học
tập và rèn luyện, các em thực hiện
theo 5 điều Bác Hồ dạy rât tốt.
Song song đó, trong mỗi chúng ta ai
ai cũng có những hạn chế, thiếu sót.
Để rút kinh nghiệm cho bản thân,
góp phần hoàn thiện nhân cách của
mình trong thời gian tới. Trong tiết
sinh hoạt hôm nay, mỗi em tự giới
thiệu cho các bạn trong lớp về
những ưu điểm, hạn chế và hướng
phấn đấu của của bản thân, trong
việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Theo dõi phần tự liên hệ của HS
Góp ý- Nhận xét:
Kết luận chung:
Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

không phải là nói mà phải bằng
những hành động, những việc làm
cụ thể. Đây là quá trình thường
xuyên, lâu dài. Cũng như ngọc càng
mài càng sang, vàng càng luyện
càng trong. Thực hiện tốt những


điều của Bác sẽ góp phần trao dồi
nhân cách, bồi đắp những giá trị
đạo đức, thẫm mĩ, lối sống trung
thực, long yêu thương con người,
lòng nhân ái trong quan hệ với
cộng đồng, có hành vi ứng xử văn
hóa... là những chuẩn mực của con
người mới góp phần khắc phục sự
suy thoái về đạo đức trong xã hội
nói chung và nhà trường nói riêng..
Kết thúc:
Nhận xét, dặn dò:
Thực hiện tốt lời Bác dạy, hình
thành nhân cách con người mới,
lớn lên góp phần Xây dựng và Bảo
vệ tổ quốc
THUYẾT MINH VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY
Lý do chọn đề tài

Theo nhận định của Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu
phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) trong kết quả khảo sát về tính liêm chính trong
thanh niên Việt Nam tại 11 tỉnh, TP vừa công bố đầu tháng 8-2011 tại Hà Nội: Dù hiểu rõ

khái niệm, tầm quan trọng của liêm chính, nhưng khá nhiều thanh niên vẫn dễ dàng thỏa
hiệp với cái xấu nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình
Cũng theo kết quả khảo sát năm 2011 với 1.022 thanh niên tuổi từ 15 đến 30: có 95% người cho rằng
trung thực quan trọng hơn giàu có và thiếu liêm chính (bao gồm cả tham nhũng) sẽ có hại cho thế hệ trẻ, sự
phát triển của đất nước
Dù suy nghĩ là vậy, nhưng thực tế hành động thì có 40% thanh niên sẵn sàng tham nhũng, hối lộ nếu
mang lại lợi ích cho bản thân. Đặc biệt, đa số thanh niên có trình độ cao đều có quan điểm lừa dối và vi
phạm pháp luật sẽ dễ giàu, thành đạt hơn liêm chính.
Theo TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm khảo sát cho biết, hiện tượng tham nhũng phổ biến
thanh niên từng gặp có liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông và kinh doanh. Gần nửa số thanh
niên được hỏi đều chấp nhận đưa "phong bì" để được chăm sóc, điều trị tốt hơn; 38% thanh niên sẵn sàng
gian lận để thi đỗ vào trường tốt và 33% sẵn sàng thực hiện hành vi hối lộ để có công việc như mong ước
và 40% thanh niên thừa nhận đã từng hối lộ CSGT để tránh bị phạt.
Đáng lo ngại, phần lớn thanh niên cho rằng bản thân có thể góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, nhưng việc tố cáo tham nhũng của họ còn hạn chế (chỉ có 4% người dám tố cáo). Lý do chính
là do họ thờ ơ hoặc bi quan, vì cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì; thậm chí còn không được
bảo vệ, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và gia đình… Còn theo GS. Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, nhận thức và hành vi của thanh niên có sự mâu thuẫn lớn. Họ căm
ghét sự giả dối, hối lộ… nhưng họ vẫn thực hiện hành vi để được việc, điều này lỗi không phải ở họ mà lỗi
do xã hội tạo ra hoàn cảnh, đẩy thanh niên vào tình huống không liêm chính. Nhiều thanh niên còn cho
rằng, trong xã hội phổ biến nạn vòi vĩnh, tham ô, nếu không đi theo guồng máy đó thì sẽ trở thành người
"ngố", không theo kịp thời đại?


Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, nhiều thanh niên rất khó khăn trong việc "cưỡng lại" những hành
vi không liêm chính, tham nhũng, bởi nhiều nguyên nhân như coi đấy là "chuyện bình thường ở huyện";
hoặc tư tưởng "an phận thủ thường"; sợ bị coi là "ngựa non háu đá"... Mặt khác, do tuổi đời còn trẻ, thiếu
kinh nghiệm sống nên nhận thức chưa đủ về tầm quan trọng của liêm chính, chống tham nhũng đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
Để tuổi trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, việc giáo dục tính trung thực, đấu tranh với các

hành vi tiêu cực, sai trái hình thành nhân cách lành mạnh cần được thực hiện ngay từ trường học và ngay
từ khi còn bé. Đối với các nhà trường, thay vì giới thiệu các hành vi trừu tượng, tôi lấy việc giáo dục học
sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy làm nội dung giáo dục trong đó đi sâu giáo dục tính liêm chính. Đó là lí
do tôi chọn chủ đề: Làm theo lời Bác.
Điểm mới trong nội dung bài dạy:
Nội dung bài dạy không đơn thuần nêu lên em nên làm gì và làm thế nào theo những lời Bác dạy.
Thông qua quá trình giảng dạy, thông qua các hoạt động, các trò chơi, các em tự rút ra được những việc
cần làm để thực hiên theo 5 điều Bác dạy phù hợp với lứa tuổi. Từ đó học sinh có những hành vi tốt, thái
độ ứng xử phù hợpvà rút ra được bài học cho bản thân…
Các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động nhẹ nhàng gần gũi với hoạt động hằng
ngày của học sinh như Sắm vai, Phỏng vấn, Đàm thoại, Tự liên hệ… Về nội dung, nếu như trong chương
trình, việc giáo dục học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy là những bài đơn lẻ thì thông qua tiết học này học
sinh sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng và có thái độ một cách toàn diện hơn, bao quát hơn
Ngoài ra, điểm mới trong nội dung bài dạy còn thể hiện qua việc gắn kết nội dung bài với và phong
trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở chỗ các hoạt động đều thể hiện trên các
trò chơi, tiểu phẩm…Nội dung hoạt động thoải mái, không gò bó, không mang nặng tính áp đặt, tính giáo
điều khô cứng…và qua bài học củng cố, bổ sung thêm nội dung Học và làm theo lời Bác cho học sinh.
Điểm mới của bài dạy còn thể hiện ở tính phổ cập: bài có thể dạy với nhiều đối tượng, các cấp học
khác nhau, địa bàn khác nhau….Về không gian: có thể dạy trên lớp, ngoài trời; có hay không có điện….
Các hoạt động thể hiện như sau:
Hoạt động 2: Trò chơi phỏng vấn: Dưới hình thức trò choi, học sinh được ôn, củng cố và hệ thống lại
toàn bộ nội dung 5 điều Bác dạy không phải với việc học thuộc như các em vẫn đọc hằng ngày mà qua đây
học sinh sẽ biết thêm mình cần làm gì, làm như thế nào để đúng theo lời Bác.
Hoạt động 3: Tiểu phẩm: Qua quan sát và suy nghĩ những điều đặt ra trong tiểu phẩm sẽ hình thành nơi
các em lòng thương người, sự quan tâm của mình đối với người khác. Hình thành tính trung thực, thật
Hoạt động 4: Tự liên hệ: Cũng là hình thức trò chơi, nhưng thông qua trò chơi này các em tự do phát
biểu, bày tỏ những ý kiến, những nhận xét về bản thân hoặc bạn mình(khác với hoạt động Tự phê bình và
phê bình trong các tiết sinh hoạt lớp). Qua hoạt động này hình thành nơi các em tinh thần dũng cảm, tính
thành thật, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, không né tránh, bao biện, bưng bít….lẫn nhau.
Tóm lại: Với chuyên đề: Làm theo lời Bác, tôi hy vọng sẽ góp phần đáng kể trong việc hình thành nhân

cách học sinh, tạo ra thế hệ trẻ liêm chính trong tương lai.


Người trình bày: Phạm Văn Sơn

Bài dự thi
Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
TÍNH LIÊM CHÍNH
(1 tiết)
1. Mục tiêu :
Học xong bài này , Học sinh có khả năng
- Biết được các biểu hiện về tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, và
trường lớp.
- Biết được các biểu hiện về tính trung thực , lòng biết ơn, sự tôn trọng.
- Quý mến, trân trọng mọi người xung quanh.
2. Nội dung bài học :
- Tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và trường lớp.
- Các đức tính thể hiện sự liêm chính của bản thân và mọi người xung quanh.
3. Tài liệu phương tiện :
- Các câu chuyện có tính chất giáo dục một số đức tính cho học sinh.
- Tranh minh họa cho các câu chuyện (nếu có).
- Giấy khổ to.
- Bút dạ.
4. Hướng dẫn thực hiện
GV đặt vấn đề:Các em thân mến! thật là sung sướng và hạnh phúc khi các em được
sống giữa những đất nước đổi thịt thay da, chúng ta đang hòa nhập với cộng đồng thế
giới về mọi mặt. Thật là thú vị khi cả thế giới nằm trong lòng bàn tay. Nhưng mặt trái
của nền văn minh công nghiệp cũng thật là đáng sợ. Ô nhiễm môi trường đã trở thành
một vấn đề nghiêm trọng mà ngày nay loài người đã bắt đầu hiểu sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường của mình. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm về tâm hồn còn nghiêm trọng

hơn ngàn lần, nó làm băng hoại đạo đức, xói mòn luân lí, hủy hoại tinh thần của bao
con người. làm thế nào để giữ cho tâm hồn mình luôn được trong sáng, để tránh được
lối sống đồi trụy xa hoa, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường. Đó là nỗi lo, là
sự quan tâm thường trực của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo.

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Nội dung


Hoạt động 1: Tìm hiểu các đức tính về liêm chính. (25’)
- GV chia lớp thành một
- Các nhóm đọc và thảo
luận nội dung câu chuyện
số nhóm, giao cho mỗi
nhóm một câu chuyện
+ Tóm tắt nội dung chính
có nội dung liên quan
của truyện kể
tới các đức tính về liêm
+ Câu chuyện nói lên điều
chính
gì ?
-GV hướng dẫn Học sinh
+ Nhân vật trong truyện
thảo luận, phân tích và dẫn
thể hiện thái độ như thế
dắt tới các biểu hiện về sự

nào ?
liêm chính trong câu
Câu chuyện thứ 1:
chuyện.
Em rút ra bài học gì từ
Bài học về lòng biết ơn đối với câu chuyện trên?
Trả lời: các em ạ! Người có đức cha mẹ.
có tâm trước hết phải là người
biết yêu mẹ kính cha. Bởi các em
biết không? Mẹ là món quà vô
giá mà tạo hóa đã ban tặng cho
chúng ta. Mẹ là suối nguồn của
sự sống, là suối nguồn của cuộc
đời, suối nguồn của mọi cuộc
đời. Trên thế gian này không ai
thương ta bằng mẹ, suốt cuộc đời
mẹ đã hy sinh vất vả vì ta, công
ơn đó biết lấy gì đền đáp, biết trả
bao nhiêu cho vừa, thương mẹ
biết bao nhiêu mà đủ? Các em
nên nhớ rằng thương mẹ không
phải là bổn phận mà là quyền lợi
đó nghe không. May mắn thay,
Hạnh phúc thay cho những ại
đang còn mẹ ở trên đời, xót xa
thay cho những ai không còn mẹ
để được mẹ yêu thương và
thương yêu mẹ. Bởi vậy các em
không được làm cho mẹ buồn,
mẹ khổ, mà mỗi ngày hãy mang

đến cho mẹ một niềm vui. Chúng
ta phải sống sao cho đến một
ngày kia có thể tự hào mà nói
rằng:


Tôi không khóc khi áo tôi cài
hoa trắng
Vì trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười

Câu chuyện thứ 2:
Bài học về sự tôn trọng người
khác.

Trả lời:
Các em ạ, có thể các em không
đồng tình với quan điểm của
thầy giáo, nhưng các em nên nhớ
rằng đó là một bài học mà em
cần phải suy nghĩ, bởi các em
biết không, trong sự nghiệp của
mình, các em sẽ còn gặp gỡ rất
nhiều người thuộc mọi tầng lớp
khác nhau trong xã hội. Tất cả họ
đều là những người quan trọng.
Họ đáng để chúng ta quan tâm
và chăm sóc dù rằng tất cả
những gì mà các em có thể làm
được cho họ chỉ là một câu chào Bài học về tính trung thực.
với nụ cười thật tươi trên môi.

Các em có đồng ý vậy không?
Trả lời: Đó là bài học về lòng
trung thực. Chúng ta thật cảm
phục anh thợ đóng giày kia bởi
anh ta thà chấp nhận sự nghèo
khổ chứ không không chấp nhận
đánh đổi sự trung thực để lấy sự
giàu có. Em biết không năm
2004 có một sự tự thú của một
nhà vật lí đã gây sững sờ cho cả
giới vật lí, và những người kính
trọng ông thì vô cùng thất vọng.
Ông là Stêfen Hốpking. Ông là
tác giả của lí thuyết về hố đen vũ
trụ đã đêm đến cho mọi người sự
kính trọng và khâm phục vô bờ
bến, mọi người vô cùng ngưỡng
mộ ông. Nhưng các em biết

Em có đồng ý với
cách làm của thầy
giáo không? và hãy
cho biết quan điểm
của em?

Câu chuyện thứ 3
Em rút ra được bài
học gì từ câu chuyện
trên?



không ông đã tuyên bố rằng lí
thuyết về hố đen của mình là sai
lầm. Nếu ông không nói ra thì
không một ai biết rằng ông sai,
và ông vẫn ở trên đỉnh vinh
quang, nhưng như các em đã
thấy ông không đánh đổi vinh
quang bằng sự dối trá. Và các
nhà vật lí và mọi người sau cú
sốc ban đầu, giờ đây càng kính
trọng ông hơn. Các em biết
không ông là người bị liệt toàn
thân và được đánh giá là có bộ
óc vĩ đại chỉ sau Anhxtanh.

Câu chuyện thứ 4:
Em rút ra được bài
học gì từ câu chuyện
Bài học về tinh thần trách
trên?
nhiệm.

Trả lời : Tinh thần trách
nhiệm là một yếu tố quan
trọng, là điều kiện giúp chúng
ta đạt được những mong
muốn trong cuộc sống
- Cần phải có tinh thần
trách nhiệm với chính bản

thân mình, với gia đình,
với trường lớp và công việc
chung ở mọi lúc mọi nơi.
- Quyền lợi luôn gắn với
trách nhiệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu liêm chính là gì? ( 10’ )
GV yêu cầu HS tìm hiểu liêm HS hoạt động nhóm cùng tìm
chính là gì?
hiểu.
I. Liêm chính là gì?
GV nêu câu hỏi : liêm là gì, HS cùng tìm hiểu trả lời.
chính là gì?
HS rút ra kết luận.
GV rút ra kết luận :Liêm:
''Là không tham địa vị.
Không tham tiền tài. Không
tham sung sướng. Không
ham người tân bốc mình. Vì
vậy mà quang minh chính
đại, không bao giờ hủ hóa.


Chỉ có 1 thứ ham là ham
học, ham làm, ham tiến bộ.
.Chính: ''Chính nghĩa là
không tà, nghĩa là thẳng thắn,
đứng đắn. Điều gì không thẳng
thắn, đứng đắn tức là tà''. Cần,
Kiệm, Liêm là gốc rễ của
Chính. Một người Cần, Kiệm,

Liêm, nhưng còn phải có
Chính mới là hoàn toàn.
Siêng năng (Cần), tần
tiện (Kiệm), trong sạch
(Liêm), Chính là Thiện.
Trên quả đất có hàng
muôn triệu người. Song số
người ấy có thể chia làm hai
hạng: Người Thiện và người
Ác.
Trong xã hội tuy có trăm
công nghìn việc. Song những
việc ấy có thể chia làm 2 thứ:
Việc Chính và việc Tà.
Làm việc Chính là người
Thiện
Làm việc Tà là người
Ác.
Hoạt động 3:Học sinh trải nghiệm bản thân, liên hệ với thực tiễn (10’)
-Gv yêu cầu Học sinh suy nghĩ
- Học sinh trao đổi theo
và nhớ lại các câu chuyện của
cặp về câu chuyện của mỗi
bản thân có liên quan tới tinh
người
thần trách nhiệm
-Gv mời một vài em lên kể
trước lớp câu chuyện của
HS rút ra bài học kinh nghiệm
mình

cho bản thân.
GV kết luận chung.
6. Tư liệu tham khảo :
Câu chuyện thứ 1:
Các em ạ, ở phương tây có một ngày rất hay: ngày của mẹ (Mother's day). Một hôm
nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi điện hoa về cho
mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản. Trên đường quay ra bỗng anh


gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai hàng nước mắt rưng rưng. Động
lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn mua cho mẹ một bó hoa nhưng không
đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em
bé đồng ý, nhưng các em biết không? Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang.
Thành kính đặt bó hoa lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở.
Thì ra em đã không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh
thanh niên sau khi đưa em về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về
thăm mẹ, anh muốn ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng"
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
Câu chuyện thứ 2:
Cuối năm học thứ nhất ở trường y, một sinh viên phải trải qua một kỳ thi vấn đáp.
Là một sinh viên chăm chỉ, nên anh ấy đã vượt qua hết các câu hỏi trong đề thi một
cách khá dễ dàng. Những tưởng anh ta sẽ đạt điểm tuyệt đối cho đến khi bắt gặp câu
hỏi cuối cùng: “bạn hãy cho biết tên người lao công trường ta?”. Anh tự hỏi không
biết thầy có ý đùa không nữa. Và cuối cùng anh ta quyết định không trả lời vì nghĩ
rằng mình không có bổn phận phải trả lời câu hỏi ấy. Nhưng các em biết không thầy
giáo quyết định không cho anh ta điểm tuyệt đối, thật là kỳ lạ phải không các em?
Em có đồng ý với cách làm của thầy giáo không? và hãy cho biết quan điểm củaem?
Câu chuyện thứ 3
Ở một thành phố nọ có một người hiền lành làm nghề đóng giày. Những đôi giày mà
anh ta đóng rất tuyệt do anh ấy biết chọn da tốt, đóng vừa vặn, giá lại rẻ. Ây vậy mà

khách đến đóng giày lại rất ít, bởi mỗi khi cầm bàn chân của khách lên anh ta lại có
thể nói đúng những đặc điểm của họ. Mà lại là những điểm xấu mới ác chứ. Khách
muốn đóng nhưng không dám đến. Vì lẽ đó, tiệm của anh ta ngày càng ế ẩm .Những
ngày mùa đông tới, anh ta rất lo âu bởi cái đói, cái rét bắt đầu tấn công. Đã nhiều
ngày trôi qua anh không có lấy một người khách. Một chiều nọ, bụng đói cồn cào,
không đủ sức cầm nổi chiếc búa nhỏ. May thay có một người vào trả giá mua một
đôi giày với giá rẻ mạt. Anh ta vội bán ngay. Cầm tiền trong tay, anh băng qua
đường đến quầy bánh mì. Vừa trở về vừa nhai ngấu nghiến chiếc bánh, khi đi qua
một mái hiên, anh trông thấy một bà lão nằm bên dưới đang run rẩy vì lạnh cóng.
Đọng lòng, anh dừng lại và cho bà lão một ít tiền. Bà lão cầm tiền mĩm cười: “cảm
ơn lòng tốt của cháu, ta sẽ giúp con giàu có bằng nghề đóng giày. Tuy nhiên để tránh
chuyện làm khách phật lòng ta cho con một hòn đá nhỏ. Mỗi khi đóng giày cho ai,
con hãy ngậm viên đá vào miệng và đừng nói điều gì. Hãy chịu đựng im lặng dẫu cho
điều gì xảy ra, đến người khách thứ một trăm thì viên đá sẽ thành viên kim cương.
Con hãy bán nó đi và có thể sống sung sướng suốt đời. Anh ta cầm viên đá trở về
nhà. Tiệm đóng giày của anh bắt đầu có khách. Vâng lời bà lão, anh không hề hé
răng. Nhiều tháng trôi qua đã đến người khách đóng giày thứ 98 và 99. Và một buổi
sáng , người khách thứ 100 bước vào. Đó là một tu sỉ. Anh cố gắng im lặng trước vị
khách sau cùng ấy. Nhưng khi cầm bàn chân vị tu sĩ lên, anh biết ngay đây là một tên
ma cô đang khoác áo từ bi. “ông chỉ là một tên kẻ cướp chứ không phải là tu sỹ".
Anh la to khiến người khách giật mình bỏ chạy. Anh nhả viên đá và ném đi.


Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Câu chuyện thứ 4:
Sáng nay cả lớp 3A nhộn nhịp chuẩn bị cho buổi sơ kết thi đua học kỳ 1. Theo sự
phân công mỗi người một việc, người quét lớp, người kê bàn ghế, người kẻ khẩu
hiệu trên bảng … Mọi việc xong xuôi, các bạn đã đến đông đủ. Bỗng bạn Phương
kêu to, hốt hoảng :
- Thôi chết, sao giờ này mà bạn Lan chưa đến. Lấy đâu ra khăn trải bàn bây giờ ?

- Cả lớp đang lo lắng, lúng túng nhìn nhau thì cô giáo bước vào lớp
- Thưa cô, bạn Lan chưa đến lớp nên không có khăn trải bàn ạ.
- Thưa cô, hay cô cho em về nhà lấy, nhà em ở gần đây thôi ạ!
- …..
Cô giáo âu yếm nhìn cả lớp, rồi dịu dàng nói :
- Các em biết lo lắng đến công việc chung như vậy là rất tốt. Bạn Lan bị ốm, phải
nghỉ học. Mẹ bạn vừa đến xin phép. Nhưng Lan không quên nhiệm vụ đã được
phân công, bạn đã nhờ mẹ mang khăn trải bàn đến đây. Lan thật đáng khen.
Vừa nói, cô vừa rút trong cặp ra chiếc khăn trải bàn có in những bông hồng to và
đẹp. Cả lớp không ai bảo ai đều vỗ tay hoan hô. Buổi sơ kết đã diễn ra thật là vui.

GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH QUA ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thông qua đức tính trung thực, giúp thanh thiếu niên hiểu rõ “ liêm,chính” là gì? Biểu
hiện của liêm chính? Vì sao phải liêm chính?
-Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng và làm những việc làm liêm chính,phản đối
hành vi thiếu liêm chính.
-Giúp học sinh phân biệt các hành vi thể hiện liêm chính qua đức tính trung thực trong
cuộc sống hằng ngày; biết tự kiểm tra hành vi của bản thân để trở thành người có liêm
chính.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Xem tài liệu giáo dục công dân lớp 7,soạn giáo án, mẫu chuyện
2.Học sinh: Xem lại bài “Trung thực”-GDCD 7,chuẩn bị sắm vai theo hướng dẫn của
giáo viên.
III.PHƯƠNG PHÁP:
-Kể chuyện
- Giải quyết vấn dề
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
- Sắm vai

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.


HĐ 1: Ổn định lớp (1 phút)
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi:
1.Theo em, em sẽ làm theo hành vi nào sau đây để thể hiện mình là
trung thực?
a.Mượn tiền của bạn nhưng không trả
b.Không lấy cắp đồ của người khác.
c. Xem tài liệu khi làm kiểm tra.
d. Thẳng thắn phê bình bạn đã mắc lỗi
2. Nhắc lại thế nào là trung thực?
* Đáp án: 1.Chọn câu b,d
2. Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật và tôn trọng chân lí,lẽ phải,sống thật
thà và dũng cảm
nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
HĐ 3: Giới thiệu bài mới(1 phút): Những hành vi mà các em vừ chọn đó là những hành
vi đứng đắn,ngay thẳng của những người có tính trung thực và đó cũng là hành vi biểu hiện
của liêm chính-những đức tính có trong tư tưởng Hồ Chí Minh .Những đức tính ấy mà ai ai
cũng đều phải học tập.Vậy, liêm là gì? Chính là gì? Liêm chính có những biểu hiện như thế
nào? Hôm nay,chúng ta tìm hiểu qua bài học “Giáo dục liêm chính qua đức tính trung thực
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG
THANH THIẾU NIÊN

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu vấn đề.( 8 phút)
Cho học sinh sắm vai theo tình

huống “Nhặt ví”.
HS sắm vai
Trên đường đi học về,Tuấn và
HS khác xem
Hoa đang tung tăng cười giỡn với
nhau thì chân của Tuấn chạm phải
một vật gì bên lề đường.
Tuấn im lặng và dừng lại nhặt nó
lên liến nói:
-Cái ví của ai đánh rơi nè Hoa.
Rồi cả hai ngồi xuống xem toan
tính về cái ví đó.
Tuấn lên tiếng:
-Cái ví này có những gì trong đây
vậy Hoa.
Hoa:Mình mở ra xem đi …để biết
của ai làm mất chứ.
Tuấn nói:
-Ừ.
- A! Tiền quá nhiều luôn và có các
giấy tờ nữa
Hoa lên tiếng: Vậy mình làm gì với
cái ví này hả Tuấn? Mình có ý kiến

NỘI DUNG TRÌNH
BÀY
I.TÌM HIỂU VẤN
ĐỀ
1.Tình huống
“Nhặt ví”



này,Tuấn có đồng ý không? Tụi
mình trả cho người đánh rơi đi.
Tuấn: Đúng đó bạn,mình cũng
nghĩ như bạn.Vậy hai đứa mình
đem trả đi.
Sau đó, cả hai đem cái ví đã nhặt
được đến phòng công an nhờ họ
trả lại theo địa chỉ của các giấy tờ
trong ví.
Ba ngày sau,Tuấn và Hoa đã được
người chủ cái ví cho một số tiền
đền ơn nhưng hai bạn không nhận.
H: Nội dung tình huống trên là gì? Nhặt của rơi trả lại cho
người đánh mất.
H: Qua tình huống trên,em nhận
-Là người không tham
xét gì về hành vi của Tuấn và Hoa? lam, trung thực.
H: Còn hành vi Tuấn và Hoa
không nhận tiền của người đền ơn Không tham tiền,làm
thể hiện điều gì?
ơn không cần trả ơn
GV: Đây là hành vi của người có
tính trung thực không tham tiền,
sống ngay thẳng,thật thà.Trong
chuẩn mực đạo đức, những hành
vi trung thực,không tham
lam,sống trong sạch thì người ta
gọi là liêm.

Trả lời và nhận xét
Vậy liêm là gì ta sang phần II.
Bài học
HĐ 5: Hướng dẫn bài học ( 25
phút)
H: Vậy em hiểu liêm là gì
GV: Nhận xét, diễn giảng thêm và
cung cấp khái niệm liêm.
GV: Bác có nhắc lại một số ý kiến
của các bậc hiền triết như Khổng
Tử nói: “Người mà không Liêm thì
không bằng súc vật” ; Mạnh Tử
nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ
nguy”.Gv giảng thêm để làm rõ
khái niệm
GV: Các em đã học qua câu
chuyện “Thạch Sanh,Lí Thông”
phải không nè.
H: Vậy,Thạch Sanh đại diện cho

-Người lương thiện
-Người độc ác
-Sống thẳng thắn,thật
thà,ngay thẳng,đúng
đắn không hại người

*Nhận xét:
-Trung thực,không
tham tiền tài


->gọi là liêm
II. BÀI HỌC:
1.Liêm là gì?
Là trong sạch,là
luôn luôn tôn
trọng,giữ gìn của
công,
của dân,không tham
đỉa vị,không tham
tiền tài.


lớp người như thế nào?
H: Còn Lí Thông thì sao?
H: Người lương thiện luôn có lối
sống như thế nào?
GV: À,những hành vi sống thật
thà,ngay thẳng,không tà,làm việc
thịên,thẳng thắn thì trong chuẩn
mực đạo đức người ta gọi là
chính.Vậy chính có nghĩa là gì ta
sang phầ 2
H: Vậy em hiểu chính là gì?

2. Chính là gì?
Chính là không
tà,thẳng thắn,đứng
đắn.

GV diễn giảng thêm: Các em có

biết không “ Liêm” và “ Chính” là
những đức tính đạo đức có trong
tư tưởng của Hồ Chí Minh.Bác đã
làm được và dạy cho chúng ta phải
làm theo và đây cũng là đức tính
cần có ở mỗi con người chúng
ta.Bác đã khẳng định:
cần,kiệm,liêm là gốc rễ của chính,
như một cái cây cần có
HS đọc và lên bảng
cành,lá,hoa,quả mới là môt cây
làm theo hướng dẫn
hòan toàn.Con người có cần, kiệm, của GV
liêm,nhưng cần phải có chính thì
mới hoàn chỉnh.
Vậy,các em đã rõ khái niệm liêm,
Chính là gì rồi thì bây giờ các em
cần phải rèn cho mình có đức tính
“Liêm, Chính” theo gương Bác Hồ
vĩ đại để trở thành con người tốt
cho xã hội.
GV: Vậy muốn trở thành người
liêm chính ta có những biểu hiện gì
ta sang phần 3
GV: Cho hs thực hiện bài tập trắc
nghiệm (GV ghi trên bảng phụ)
H: Hãy đánh dấu chéo vào hành vi
thể hiện liêm và chính?
Hành vi
-Không đập

bàn nghế
trong lớp
-Không nịnh

Liêm

Chính
HS nhận xét
-Hành vi không liêm,
Chính

3.Biểu hiện
của“Liêm,chính”


hót và tâng
bốc người
khác
-Không tham
ô,nhận hối
lộ,lãng phí.
-Luôn đỗ thừa
bạn lấy cắp
tiền.
-Trả lại của rơi
cho người
đánh mất.
-Không dối
trá,
không lừa lộc

người khác.
-Luôn làm việc
việc,
tránh làm việc
ác
GV cho hs nhận xét
H: Vậy, còn một hành vi không
đánh chéo là hành vi gì?
H: Bản thân các em có liêm chính
chưa?Em đã làm gì để thể hiện
mình là người có liêm chính?

H:Qua phần tìm hiểu trên,ta thấy
liêm chính có biểu hiện nào?

- Làm bài kiểm tra,thi
một cách trung thực
- Thẳng thắn phê bình
bạn khi mắc lỗi.
- Không dối trá
- Không làm điều ác
…..

HS nghe

-HS trình bày và nhận
xét

-Không tham lam
- Giữ gìn của công

- Sống trong sạch
- Luôn là người
lương thiện,không
làm điều ác.
- Trung thực,thẳng
thắn…….
4.Ý nghĩa của liêm,
chính:

HS trả lời
Hs nhận xét
Được mọi
người yêu mến,tin
cậy.
Trở thành
người tốt,có ích cho
xã hội
Giúp cho nền
văn minh nước nhà
phát triển.
HS trả lời
HS nhận xét

GV: giáo dục tư tưởng các em có ý
thức rèn luyện đức tính liêm, chính
học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
HS trao đổi và trả lời
HĐ: GV chuyển ý sang phần 4
H: Theo em,người có liêm ,chính sẽ
có lợi và có hại như thế nào?

GV nhận xét,giảng thêm ,chốt lại
nội dung.

II. THỰC HÀNH
1.Kể vài hành vi thể
hiện người có đức
tính “liêm, chính” và
không “liêm chính”.


H: Em sẽ làm gì để để xứng đáng
là người có liêm chính?
GV nhận xét,chốt ý:
- Rèn luyện thực hiện tốt biểu hiện
của liêm chính.
- Phê phán hành vi không liêm
chính.
- Tuyên truyền mọi người xung
quanh cùng thực hiện những đức
tính liêm, chính và cùng học tập
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
->GV giáo dục tư tưởng các em.
HĐ 6:Gv chuyển ý sang II.Thực
hành (7 phút)
BT1. a.Hãy kể vài hành vi thể hiện
người có đức tính “liêm, chính”?
Gv nhận xét và biểu dương hs trả
lời đúng.
b.Nêu vài hành vi không liêm

chính mà em biết?Em sẽ làm gì với
những hành ví đó( GV cho hs trao
đổi với đôi bạn học tập trong vòng
2 phút)
BT2: Kể tên một số câu chuyện có
nội dung thể hiện liêm,chính?
GV cho hs nhận xét
GV nhận xét,giáo dục tư tưởng hs
và rút ra thông điệp “ Mỗi chúng
ta ai ai cũng phải liêm, chính theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.
HĐ7: Nhận xét tiết học (1 phút)

2. Sưu tầm câu
chuyện giáo dục tính
liêm chính.

V.RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..

Bài dự thi về giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH


IMỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : Qua hoạt động giúp HS khối 4,5:
1) Hiểu thế nào là tính liêm chính. Từ việc hiểu được ý nghĩa của đức tính liêm chính
giúp HS không tham lam, không dùng tiền mua chuộc bạn, làm điều xấu trái với đạo

đức.
2) Qua hoạt động giúp HS biết xử lý tình huống và có suy nghĩ và hành vi đúng đắn
hướng đến giáo dục HS trở thành những công dân tốt ở tương lai.
II- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG :
- Tổ chức theo lớp hoặc khối lớp
III- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Tiểu phẩm: “ Chúng em biết lỗi rồi ạ!”
- Người dẫn chương trình ( là giáo viên)
- Nhóm HS sắm vai học thuộc lời thoại tiểu phẩm, diễn đúng vai.
- Hoạt động diễn ra ở sân trường hay Hội trường ( nếu quy mô của khối lớp )
IV- CÁCH TIẾN HÀNH:
1) Giới thiệu hoạt động : GV dựa vào mục tiêu để giới thiệu – nêu chủ đề “giáo dục
liêm chính cho TTN”
2) Giới thiệu đại biểu thành phần tham dự: Ban giám hiệu,Tổng phụ trách đội, các
GV và HS khối 4,5 ( nếu quy mô là HĐNGLL của khối lớp)
3) HS biểu diễn 1 đến 2 tiết mục văn nghệ theo chủ đề ( vd: Bài hát :Bà còng đi chợ
trời mưa)
4)Người dẫn chương trình giới thiệu tiểu phẩm biểu diễn, các vai trong tiểu phẩm.
5)Đàm thoại sau khi xem tiểu phẩm
- GV nêu câu hỏi:
+Tiểu phẩm các em vừa xem thuộc chủ đề gì? ( Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu
niên)
+ Em hiểu thế nào là liêm chính ( HS có thể trả lời: Liêm chính là chính trực, thật thà
không tham tiền của, vật chất của người khác…)
+ Giáo viên có thể giảng thêm về liêm chính : Liêm: Là trong sạch, không tham lam.
Liêm có nghĩa rộng hơn là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Chính: Tức là không tà,
thẳng thắn, đứng đắn.
+ Qua câu chuyện các em thấy hành động của bạn Giang, bạn Đông là tốt hay xấu?
Vì sao?
( Học sinh có thể trả lời: Hành động xấu. Vì bạn đã lấy tiền của các bạn không thuộc bài,

không làm bài, vi phạm nội quy,…/ Hành động là xấu vì hai bạn là cán bộ lớp lại thể hiện
tính dối trá với các bạn và cô giáo… )
+ Việc làm của bạn Đông và Giang trong tiểu phẩm sẽ gây ảnh hưởng gì cho các bạn
trong lớp? ( Các bạn không còn tin tưởng hai bạn nữa hoặc: Bạn đã nhận tiền để bao che
điều xấu là chưa tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín của lớp… )
+ Trong tình huống đó, nếu em là bạn Giang, bạn Đông em sẽ làm gì?
HS có thể trả lời theo nhiều cách :( Em sẽ không nhận tiền bạn đưa, em khuyên bạn
không nên làm như vậy, em nói thật với cô giáo. Hoặc: Em khuyên bạn không nên làm như
vậy, phải cố gắng học, em giúp đỡ bạn trong học tập.,…
+ Còn hành động của bạn Nam và Phát là tốt hay xấu? Vì sao ? ( Là hành động xấu
vì dùng tiền bạc để lo lót lớp trưởng, tổ trưởng để che giấu điều xấu)


+ Nếu là Nam và Phát trong câu chuyện, các em sẽ làm gì ? ( Phải chăm học, không
dùng tiền để che giấu điều xấu.)
+ Qua tiểu phẩm vừa xem, em cảm phục những bạn nào?Vì sao em cảm phục các bạn
ấy? ( Em cảm phục bạn Xuân, Hằng, Tân, Minh. Vì những bạn đó biết nhận ra việc làm
nào là xấu cần tránh, dám dũng cảm nói ra sự thật …)
-Giáo viên nói : Các em ơi, trong các môn học như Lịch sử, Đạo đức, Tiếng Việt đã học
trong chương trình hay trên sách báo, chúng ta biết rằng vào thời xưa đã có những vị
quan rất thanh liêm, không tham lam nhận của đút lót để làm điếu xấu, các em biết
những vị quan đó là ai không ? ( Mạc Đĩnh Chi, Tô Hiến Thành,…)
- Giáo viên nói tiếp : Đó là những tấm gương tốt chúng ta cần phải noi gương.Cuộc đời
Bác Hồ là một tấm gương lớn về“Cần, kiệm, liêm, chính” mà thế hệ chúng ta cần học
tập và làm theo. Trong giai đoạn ngày nay, các em là lứa tuổi học sinh Tiểu học còn rất
nhỏ, qua tiểu phẩm này, cô mong rằng các em phải cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức
và nhất là không nên tham lam, không làm điều xấu như bạn Giang , bạn Đông, bạn
Phát và bạn Nam trong câu chuyện nha các em!
- Trong tiết HĐNGLL về giáo dục liêm chính ngày hôm nay, các em có thắc mắc hay
muốn hỏi điều gì cứ mạnh dạn phát biểu, các thầy cô sẽ giải đáp.

- Học sinh nêu ý kiến hoặc câu hỏi- Các thầy cô đại diện trả lời
5- Phát biểu chỉ đạo của hiệu trưởng xoay quanh chủ đề “ Giáo dục liêm chính”
HẾT

TIỂU PHẨM

CHÚNG EM BIẾT LỖI RỒI Ạ !
Cảnh 1: (Cảnh nhà của bạn Giang vào buổi trưa. Mẹ Giang đang lúi húi trong bếp, Giang đang
ngồi chơi ở phòng khách, cha Giang đang ngồi cạnh đấy đọc báo)
Mẹ Giang : (đang dọn thức ăn trên bàn, nhìn lên phòng khách gọi với lên): Giang ơi! Con lấy
chén đũa đem lên rồi ăn cơm luôn nghen con !
Giang : Dạ, con nghe rồi mẹ.
Cha Giang : Nhanh lên, ăn cơm xong rồi còn học bài nữa nghen con !
Giang : Dạ con lên liền đây ạ !
Mẹ Giang : Hôm nay con học thế nào, có nhiều điểm 10 không ?
Giang : Hôm nay con được bốn điểm 10 lận mẹ ạ ! Hôm nay thứ sáu con còn giúp cô giáo
cộng điểm thi đua của lớp nữa ba, mẹ ạ !
Cha Giang : Vậy hả, giỏi dữ hôn, làm lớp trưởng phải biết gương mẫu về mọi mặt thì bạn
bè mới nể nghen con !
Giang : Dạ thưa cha con nhớ rồi rồi !
Mẹ Giang : Thôi thôi, cha con ông lo ăn cơm đi nói hoài thức ăn nguội hết bây giờ
Giang: Tay gắp thức ăn, mắt nhìn sang mẹ giọng nũng nịu: Mẹ, mẹ con nói mẹ nghe chuyện
này…


×