Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt của nông dân với công ty cổ phần giống cây trồng trung ương trên địa bàn huyện kim động – hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 109 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CC
CNH, HĐH
CPGCTTW
DN
DNCB
DT
ĐVT
FAO
HTX
NN
NS
SL
SX
TD
UBND
XHCN

Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cổ phần giống cây trồng trung ương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế biến
Diện tích
Đơn vị tính
Tổ chức lương thực thế giới
Hợp tác xã
Nông nghiệp
Năng suất


Sản lượng
Sản xuất
Tiêu dùng
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

i


MỤC LỤC

Lời cam đoan...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt..............................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................................iv
Danh mục bảng......................................................................................................................vi
Danh mục hình.....................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ..................................................................................................................viii
Phần mở đầu.............................................................................................................................1
1

TÍNH CẤP THIẾT........................................................................................................1

2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................2

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............................................................................................2


4

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................3

5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................................3

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm ngô nếp ngọt của nông dân với công ty................................................4
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................................4

1.1.1.

Các Khái niệm cơ bản..............................................................................................4

1.1.2.

Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản...........................................9

1.1.3.

Nội dung trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..........................................12

1.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.........................14


1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................................17

1.2.1.

Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số nước trên
thế giới....................................................................................................................17

1.2.2.

Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của Việt Nam...................20

1.2.3.

Bài học rút ra từ hoạt động liên kết........................................................................22

1.2.4.

Tổng quan một số tài liệu nghiên cứu trước..........................................................23

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................26
2.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................................26

2.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Động...............................................................26


ii


2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................................30

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................33

2.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................................33

2.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................33

2.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................35

2.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................36

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................39
3.1


TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ NẾP NGỌT CỦA HUYỆN KIM ĐỘNG..............................39

3.1.1.

Diện tích và cơ cấu diện tích một số loại cây trồng...............................................39

3.1.2.

Năng suất và sản lượng của một số loại cây trồng.................................................42

3.1.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô nếp ngọt..........................................................44

3.2.

TÌNH HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT – TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÔ NẾP NGỌT................45

3.2.1.

Các tác nhân tham gia liên kết...............................................................................45

3.2.2.

Kết quả và hiệu quả liên kết...................................................................................55

3.2.3.

Đánh giá kết quả trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm............................................67


3.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN
PHẨM NGÔ NẾP NGỌT..............................................................................................71

3.3.1.

Các yếu tố từ hộ nông dân......................................................................................71

3.3.2.

Các yếu tố từ Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương...............................75

3.3.3.

Các yếu tố từ nhà nước...........................................................................................78

3.3.3.

Các yếu tố khác......................................................................................................79

3.4.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT – TIÊU THỤ NGÔ NẾP
NGỌT CỦA HUYỆN

3.4.1.

KIM ĐỘNG................................................................................82


Định hướng phát triển sản xuất – tiêu thụ ngô nếp ngọt của huyện Kim
Động và công ty CPGCT Trung ương....................................................................82

3.4.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết.....................................................................83

Kết luận và kiến nghị.............................................................................................................94
1.

KẾT LUẬN..............................................................................................................94

2.

KIẾN NGHỊ...............................................................................................................96

Tài liệu tham khảo................................................................................................................97
Phụ lục ....................................................................................................................................99

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích các xã của huyện Kim Động năm 2016............................................26

Bảng 2.2.


Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kim Động năm 2016.................................28

Bảng 2.3.

Thành phần dinh dưỡng đất huyện Kim Động.................................................29

Bảng 2.4.

Tình hình dân số và lao động...........................................................................30

Bảng 2.5.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Kim Động qua các năm (2014-2016)
..........................................................................................................................32

Bảng 2.6.

Tổng số mẫu điều tra........................................................................................34

Bảng 3.1.

Diện tích và cơ cấu diện tích cây rau màu của huyện Kim Động đoạn
2014 – 2016......................................................................................................40

Bảng 3.2.

Năng suất và sản lượng một số cây trồng của huyện Kim Động giai đoạn
2014-2016.........................................................................................................43

Bảng 3.3.


Tình hình sản xuất ngô nếp ngọt của huyện Kim Động giai đoạn 2014-2016
..........................................................................................................................44

Bảng 3.4.

Tình hình tiêu thụ ngô nếp ngọt của huyện Kim Động giai đoạn 2014-2016
..........................................................................................................................45

Bảng 3.5.

Tình hình chung của hộ nông dân 3 xã thuộc huyện Kim Động......................46

Bảng 3.6.

Tình hình cơ bản của công ty năm 2016..........................................................51

Bảng 3.7.

Hình thức liên kết giữa hộ nông dân và Công ty..............................................52

Bảng 3.8.

Căn cứ phân loại ngô nếp ngọt năm 2016........................................................54

Bảng 3.9.

Số hộ nông dân tham gia liên kết ở các xã điều tra..........................................56

Bảng 3.10. Kết quả của các hộ được Công ty cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật và thu

mua sản phẩm...................................................................................................58
Bảng 3.11. Kết quả sản xuất ngô nếp ngọt của hộ đươc Công ty hướng dẫn kỹ thuật
và thu mua sản phẩm........................................................................................60
Bảng 3.12. Số lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt của các hộ điều tra
..........................................................................................................................61
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất sản phẩm ngô nếp ngọt của các hộ điều tra............................62
Bảng 3.14. Kết quả sản xuất kinh doanh ngô nếp ngọt của hộ tính trên 1 sào năm 2016
..........................................................................................................................63
Bảng 3.15. So sánh kết quả và hiệu quả liên kết sản xuất ngô nếp ngọt............................64

iv


Bảng 3.16. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CTCP Giống cây trồng Trung ương
..........................................................................................................................64
Bảng 3.17. Hiểu biết về liên kết của hộ trồng ngô nếp ngọt...............................................72
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả sản xuất ngô nếp ngọt của các hộ có quy mô khác nhau
..........................................................................................................................74
Bảng 3.19. Mức giá và sự chấp nhận của hộ......................................................................76

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Ảnh ngô nếp ngọt vụ Thu đông 2016 của HTX Hiệp Cường...............................42
Hình 3.2 Liên kết sản xuất ngô nếp ngọt tăng lợi nhuận, thuận đầu ra................................59

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Các chủ thể tham gia liên kết...............................................................................45
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tiêu thụ ngô nếp ngọt của hộ nông dân...............................................62

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Liên kết sản xuất theo chuỗi trong nông nghiệp từ người sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm, tạo đầu ra cho sản phẩm đang là một xu hướng tốt. Qua đây, nhà sản xuất có
đầu ra ổn định không bị ảnh hưởng từ biến động thị trường, doanh nghiệp có đầu vào ổn
định cho sản xuất, chế biến. Sản phẩm được bảo đảm về chất lượng, truy nguyên được
nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng an tâm và nâng cao được giá trị
hàng nông sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Trên thế giới có
nhiều nước có các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm
nông nghiệp như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… đã mang lại lợi ích và hiệu quả rất
thiết thực cho các bên khi tham gia liên kết. Tạo được mối quan hệ gắn kết và khăng khít
giữa các bên khi tham gia mối liên kết đó.
Tuy nhiên sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của nước ta còn thấp vẫn
mang nặng tính tự phát, sức cạnh tranh thấp, sự liên kết giữa sản xuất - chế biến –
tiêu thụ chưa phát triển mạnh. Hoạt động liên kết còn xảy ra tình trạng: doanh
nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký, tỷ lệ
nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn thấp, doanh nghiệp chưa
quan tâm đầu tư tới vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm
hài hòa lợi ích của nông dân khi có biến động về giá cả. Trong một số trường hợp,
nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp, xử lý vi phạm hợp đồng không kịp
thời và chưa triệt để, tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng.
Các bên tham gia hợp đồng đang thiếu sự hỗ trợ của các ngành liên quan như Viện
nghiên cứu, Trung tâm khuyến nông... Do vậy hiệu quả kinh tế của hình thức hợp

đồng và liên kết còn nhiều hạn chế, chưa đủ điều kiện tạo ra động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp và nông dân hăng hái tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản phẩm.
Sản xuất nông sản, đặc biệt là ngô nếp ngọt ở địa bàn huyện Kim Động đang
phát triển rất mạnh mẽ, sản phẩm của người dân có đầu ra tương đối ổn định nhờ
mối liên kết với công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương.
Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương là một đơn vị sản xuất và kinh
doanh có hiệu quả hàng đầu về các mặt hàng nông sản như lúa, ngô, rau, dưa lưới,
cà chua... Mối liên kết này đã mang lại những kết quả và lợi ích cho cả hai bên. Tuy
nhiên, một số yếu tố như: thị trường, giá cả, các bên tham gia liên kết, tình trạng

1


tranh mua, tranh bán, phá vỡ hợp đồng... vẫn diễn ra gây ảnh hưởng không tốt tới
mối liên kết gây thiệt hại cho các bên.
Chính vì vậy để nghiên cứu cụ thể về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm ngô nếp ngọt ở địa phương tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên
kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt của nông dân với Công ty Cổ
phần Giống cây trồng trung ương trên địa bàn huyện Kim Động – Hưng yên”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng mối liên kết giữa hộ nông dân tại Kim Động
với công ty CPGCT Trung ương trong sản xuất - tiêu thụ đối với sản phẩm ngô nếp
ngọt, đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và
Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương.
+ Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm ngô ngọt của nông dân và công ty.
- Đánh giá thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô nếp

ngọt của nông dân trên địa bàn Kim Động – Hưng Yên với Công ty Công ty Cổ phần
giống cây trồng Trung ương.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
ngô nếp ngọt của nông dân với Công ty trong thời gian tới.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng sử dụng giống ngô nếp ngọt tại địa phương như thế nào? Có bao
nhiêu giống được người dân sản xuất? Các giống ngô nếp ngọt trên do các công ty
nào cung cấp? Thị phần của các công ty? Giống ngô nếp ngọt của Công ty giống
cây trồng TƯ là giống gì, chất lượng như thế? Sản xuất tại địa phương được bao
nhiêu vụ? Ưu điểm của giống ngô nếp ngọt (Vinaseed) so với các giống ngô nếp
ngọt của công ty khác là gì?
Thực trạng của mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt
của Công ty Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương và nông dân trên địa bàn
Kim Động diễn ra như thế nào?
Liên kết giữa nông dân và công ty có hiệu quả không? Người dân có sẵn
sàng tham gia liên kết lâu dài?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mối liên kết đó?
Trong thời gian tới cần thực hiện liên kết giữa nông dân và Công ty như thế
nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt?

2


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ngô nếp ngọt của
nông dân trên địa bàn huyện Kim Động – Hưng Yên với Công ty Cổ phần giống cây
trồng trung ương.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung: Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ngô
nếp ngọt của nông dân với Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương trên địa

bàn Kim Động – Hưng Yên.
Không gian: Các số liệu được tiến hành thu thập nghiên cứu tại Công ty Cổ
phần giống cây trồng trung ương cùng các hộ nông dân tại Kim Động – Hưng Yên.
Thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng số liệu của những năm trước, và
khảo sát thực trạng mối liên kết trong 3 năm gần nhất 2014 - 2016.

3


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN
XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÔ NẾP NGỌT CỦA NÔNG DÂN
VỚI CÔNG TY
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các Khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để
trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản
xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào
để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
- Khái niệm sản xuất theo nghĩa chung nhất phản ánh quá trình con người cải
tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện vật chất cần thiết cho sự sinh tồn
của mình (Theo triết học Mác- Lênin, 2005).
Như vậy, sản xuất là hoạt động tự nhiên vĩnh hằng cho cuộc sống của con
người và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một phương thức sản xuất nhất định phù
hợp với từng giai đoạn lịch sử.
- Theo cách tiếp cận của kinh tế học tân cổ điển hay kinh tế học vĩ mô, bàn
về sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên (marginalism) thì khái niệm
sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để

đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản xuất,
tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động cận biên, tỷ
lệ thay thế kỹ thuật cận biên, v.v...
- Vào thế kỷ XVIII, các nhà kinh tế Pháp theo trường phái Trọng nông mà
đại diện là Quesnay, người đầu tiên đưa ra khái niệm về sản xuất, cho rằng: “ Sản
xuất trước hết phải sáng tạo ra sản phẩm và mang lại thu nhập ròng”.
Như vậy, theo trường phái Trọng nông, chỉ có lao động nông nghiệp mới là
lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lại thu nhập ròng.
- Theo thống kê Tài sản quốc gia 1993 của Liên hợp quốc (SNA) đã đưa ra
khái niệm sản xuất như sau “ Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc
thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát
sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể
kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật

4


chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có
khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể
chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”
1.1.1.2. Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là
thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản
xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng (Quyền Mạnh Cường, 2006).
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí
bằng các hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu

bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các
quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào
? Cho ai ? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán
hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba
vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả
nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách
hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến
bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền
sở hữu sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời
thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
1.1.1.3. Liên kết
Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
cùng có lợi thông qua hoặc thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham
gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là
tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế
hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm
khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị
trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho

5


từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau, cùng giúp nhau để có khoản thu
nhập cao nhất (Dương Đình Giám, 2007).
1.1.1.4. Liên kết trong sản xuất
Trong các mô hình liên kết, liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và

doanh nghiệp chưa thể hình thành nên một mô hình phát triển ổn định và bền vững.
Ở đây còn có rất nhiều mắt xích trong chuỗi sản xuất nông sản liên kết lại với nhau
để hình thành nên mối liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và
doanh nghiệp. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Miền Nam, liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và đủ xây dựng
nền nông nghiệp hiện đại. Các điều kiện "cần" gồm: Cần có sự nhận thức, chỉ đạo
thống nhất của các cấp lãnh đạo từ chính phủ, các bộ ngành đến các địa phương.
Cần có liên kết "4 nhà" mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan
trọng nhất trong chuỗi liên kết. Cần tuyên truyền, vận động, giải thích, nâng cao
nhận thức của nông dân về lợi ích khi tham gia liên kết sản xuất. Cần có các doanh
nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào mô hình liên kết và rất
cần sự đóng góp công sức, trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà khoa học… Các điều
kiện đủ, gồm: Phải có đủ diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí cánh đồng
lớn. Phải có đủ 4 nhà cùng thực hiện liên kết nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các
hợp đồng sản xuất. Trong đó, chủ yếu là nhà doanh nghiệp và nhà nông cùng thực
hiện trong 1 dự án – có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành
sản phẩm hạ… của nhà khoa học. Bên cạnh đó, phải có đủ máy móc, kho bãi phục
vụ chăm sóc, thu hoạch phù hợp với quy mô diện tích, sản lượng của từng cánh
đồng liên kết.
1.1.1.5. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm Marketing : tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống kinh tế và
những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hoá,
từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế : tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình sản
xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dưới
rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Đặc trưng lớn nhất của việc tiêu thụ hàng hoá là sản xuất ra để bán. Do đó
khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu cực kỳ quan trọng của quá trình táI


6


sản xuất xã hội. Đây là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất với một bên là
tiêu dùng. Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua
và người bán diễn ra nhằm chuyển quyền sở hữu hàng hoá. Để đáp ứng yêu cầu
khách hàng về sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ sản xuất ở
các khâu bao gồm : phân loại, lên nhãn hiệu bao hàng , bao gói và chuẩn bị các lô
hàng để xuất bán và vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện các
nghiệp vụ này đòi hỏi phải tổ chức lao động hợp lý lao động trực tiếp ở các kho
hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về hàng hoá
và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp (Dương Đình Giám, 2007).
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt
nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động:tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ
chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc
thực hiện dịch vụ sau bán hàng.
1.1.1.6. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ thể liên kết là
những pháp nhân độc lập rất đa dạng với những nội dung chủ yếu như sau:
- Sự thoả thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giữa các bên tham gia
chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bên này với bên kia.
- Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi phải được xây dựng trên quan hệ
cung cầu thị trường, hay nói cách khác các bên đều được hưởng lợi từ cam kết.
- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết: Các bên có trách nhiệm
thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết.
- Các mối liên kết này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội
dung cơ bản sau:
+ Mua bán tự do trên thị trường

Mua bán tự do trên thị trường là hình thức giao dịch trực tiếp giữa người
mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng hoá mình cần,
còn người bán sau khi thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền, đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất và các nhu cầu khác. Việc mua bán trên thị trường được thực hiện
do mối quan hệ cung cầu, nếu hai bên thoả thuận được với nhau thì hoạt động giao
dịch được diễn ra, thị trường có vai trò định giá.
Đặc điểm của hình thức giao dịch này là mỗi tác nhân độc lập, tự do trao
đổi hàng hoá của mình với các tác nhân khác, giá cả được xác định tại thời điểm
giao dịch. Thị trường tự do phản ánh mối quan hệ cung cầu của thị trường do đó
trong một số trường hợp thương mại thị trường tự do không hiệu quả đã gây khó

7


khăn cho công tác điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân (Hồ Quế
Hậu, 2012).
Mặc dù các tác nhân trao đổi với nhau trên thị trường tự do, không phải
không có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và ràng buộc giữa các ngành hàng.
Ngược lại quan hệ liên kết có thể tồn tại và diễn ra khi hoạt động sản xuất của một
tác nhân phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của một tác nhân khác. Hay nói cách
khác, một tác nhân có vai trò kiểm soát thị trường và mọi kế hoạch sản xuất, mặt
hàng kinh doanh của các tác nhân đó đều tác động đến kế hoạch và chiến lược sản
xuất kinh doanh của các tác nhân khác.
Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã tạo áp lực lên các
mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kết dưới dạng hợp đồng giữa
các giai đoạn chủ chốt trong hệ thống thị trường hoặc hình thức hợp nhất dọc.
+ Hợp đồng miệng (thoả thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa
các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó.
Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả,

thời hạn và địa điểm nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín
nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp
đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ
hàng, anh chị em ruột thịt, bạn bè...), hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp
tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn
thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín
với các đối tác (Hồ Quế Hậu, 2012).
Tuy nhiên hợp đồng miệng thường chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc về
số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá. Hợp đồng miệng cũng có thể có
hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ và giám sát
kỹ thuật. So với hợp đồng bằng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất
pháp lý thấp.
+ Hợp đồng bằng văn bản
Thực hiện phương thức theo hợp đồng trong nông nghiệp thường diễn ra
giữa các nhà có mối quan hệ với nhau trong quá trình từ sản xuất đến chế biến và
tiêu thụ; các mối quan hệ liên kết hợp đồng gồm: liên kết hợp đồng tay đôi giữa nhà
sản xuất là nông dân, HTX sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến hoặc liên kết
giữa cơ sở cung cấp dịch vụ về vật tư của các thành phần kinh tế với hộ nông dân,
HTX sản xuất nông nghiệp, liên kết hợp đồng giữa 3 nhà hoặc 4 nhà trong việc phát
triển nguyên liệu để chế biến và bảo đảm tiêu thụ sản phẩm nông sản,…

8


Điểm căn bản thông qua hình thức theo hợp đồng là có sự bảo đảm bằng
pháp lý trong liên kết giữa các bên. Đó là những ràng buộc thông qua các điều của
hợp đồng kinh tế của các khâu riêng rẽ (sản xuất, cung cấp dịch vụ, chế biến tiêu
thụ sản phẩm) đã buộc các bên tham gia liên kết bảo đảm thực hiện hợp đồng theo
một quy trình, có quy định về vốn, kỹ thuật, giá vật tư, sản phẩm, thời gian giao nộp
sản phẩm, phương thức thanh toán,.… Đây là một chuỗi của quá trình liên kết mà

các bên cần bảo đảm thực hiện.
Với 2 hình thức liên kết bằng “miệng” và bằng văn bản hợp đồng kinh tế nêu
trên, trong thực tế đang diễn ra cả 2 hình thức; trong đó hình thức hợp đồng kinh tế
là chặt chẽ hơn cả. Phương thức liên kết theo hợp đồng cũng đã được Nhà nước ta
khuyến khích phát triển bằng Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg năm 2002. Thông
qua hợp đồng theo tinh thần Quyết định số 80, Nhà nước khuyến khích các bên
tham gia liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; từ
đó đã có sự phân công, phối hợp nhằm “khép kín” các khâu từ sản xuất đến chế
biến và tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập của nông dân và doanh nghiệp trên cơ
sở đó góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa
nông dân với công nhân và trí thức, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Dương Đình Giám, 2007).
1.1.2 Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Liên kết kinh tế giữa các chủ thể nhằm khắc phục những bất lợi về quy mô,
loại sản phẩm trong kinh tế thị trường.
Chủ thể sản xuất (các doanh nghiệp, các nhà sản xuất của các ngành, lĩnh
vực) có quy mô nhỏ và vừa thường bị các doanh nghiệp lớn cạnh tranh và mang lại
bất lợi về lợi ích cho các chủ thể (doanh nghiệp) vừa và nhỏ. Trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, mỗi chủ thể, doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt
động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt, hoặc có những sản phẩm đặc thù
riêng. Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ mà bản thân chủ thể, doanh
nghiệp không thể tự mình sản xuất ra thành phẩm, hoặc tự thực hiện tiêu thụ được;
mà phải nhờ đến các chủ thể khác mới bảo đảm sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm
ấy. Muốn vậy, phải có sự hợp tác giữa các chủ thể, với doanh nghiệp khác để tạo ra
sản phẩm với quy mô lớn hơn và tiêu thụ được trên thị trường, giảm thiểu được bất
lợi trong hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng
khả năng cạnh tranh.
+ Liên kết kinh tế giúp nhau phản ứng nhanh và tạo cơ hội đối phó với

9



những thay đổi của thị trường.
Liên kết kinh tế giúp các chủ thể, hoặc doanh nghiệp khắc phục được những
hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ
thể và doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, tạo cơ hội
đứng vững khi thị trường có những biến đổi bất lợi.
+ Liên kết kinh tế giúp các chủ thể giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài lợi ích cơ bản của liên kết kinh tế bảo đảm về hiệu quả trong sản xuất
của nhà nông, liên kết kinh tế còn giúp cho nhà doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro
trong kinh doanh. Để tránh được rủi ro, nhiều nhà sản xuất đã biết phân tán “sự rủi
ro” bằng cách mời gọi các chủ thể khác cùng tham gia thực hiện, triển khai dự án,
thậm chí mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của
từng chủ thể. Như vậy, mỗi chủ thể tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro
(nếu có xảy ra).
Liên kết góp phần làm tăng cường liên minh công nông: Việc chuyển đổi
phương thức sản xuất nông nghiệp từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì việc
liên minh công nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất
chế biến tiêu thụ ngô được hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác: Thông qua liên kết tăng cường được quan hệ hợp
tác giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: Thông qua liên kết vấn đề phân phối thu nhập,
trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn, hàng hoá đến
tay người tiêu dùng nhanh hơn.
Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vận dụng
và sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao
hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
Tạo ra sự gắn kết giữa các nhà: Khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì
hiệu quả thu được sẽ cao hơn, đồng bộ hơn trong thực hiện.

Liên kết là hình thức đảm bảo mang lại lợi ích chắc chắn của các bên liên quan,
cụ thể là doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất ngô cung cấp cho doanh nghiệp.
Liên kết giúp cho cả doanh nghiệp lẫn hộ nông dân khắc phục được những
hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo hướng hiệu quả hơn.
Liên kết giúp các tác nhân phản ứng nhanh với các thay đổi của thị trường:
giúp doanh nghiệp và hộ nông dân có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường luôn
luôn thay đổi bằng cách đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại sản phẩm, giúp cho tiêu
thị sản phẩm được nhanh hơn thông qua liên kết của hệ thống nhà thương mại và
nhà sản xuất, giúp các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ kỹ thuật mới

10


nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu.
- Vai trò của người sản xuất:
Lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất . Lao động chính là quá trình
tác động vào tự nhiên . Cũng như Anghen đã nói ở trên “cùng với tư nhiên cung cấp
những vật liệu cho hoạt động sản xuất, lao động là nguồn gốc của mọi của cải và lao
động là sản xuất xã hội . Hai thực thể này thống nhất với nhau có mâu thuẫn đối lập
nhưng lại là những mâu thuẫn và đối lập hỗ trợ cho nhau cùng phát triển . Hay vai
trò của người sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con
người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi
trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất
cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào
để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
(Hồ Quế Hậu, 2012).
- Vai trò của Công ty:
Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản theo hợp đồng đối với các tổ
chức HTX, CLB, THT, trang trại đóng vai trò rất lớn. Thông qua việc ký kết hợp
đồng giữa HTX và người sản xuất trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, là bên cung cấp

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của người nông dân sản xuất ra
thông qua các HTX.
Về giá cả: Cơ chế thanh toán của Công ty chế độ thanh toán sằng phẳng.
Về uy tín với hộ nông dân: Công ty cần tạo ra được niềm tin với các đối tác
trong hợp tác kinh doanh nhất là các hộ nông dân sản xuất. Mối liên kết lâu năm
giúp Công ty có những kinh nghiệm để đạt được những hiệu quả cao nhất trong các
mối quan hệ hợp tác.
Thông qua chế biến làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Vậy sản
xuất nông sản có hiệu quả luôn phải tính đến sự gắn kết hữu cơ giữa vùng sản xuất
nguyên liệu với các cơ sở chế biến để mang lại giá trị cao cho cả nhà chế biến và
người sản xuất (Hồ Quế Hậu, 2012).
1.1.3. Nội dung trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Liên kết cung ứng đầu vào
Ngô nếp ngọt, cũng được gọi là sweetcorn glutinous corn hay đơn giản là
corn, là giống ngô có hàm lượng tinh bột và đường cao. Ngô nếp ngọt là kết quả của
một đột biến gen mà sự biến đổi của đường từ tinh bột xảy ra bên trong của nội nhũ
của hạt ngô. Không giống những giống ngô thương phẩm thu hoạch khi hạt đã khô
cứng, ngô nếp ngọt thu hoạch khi hạt còn mềm và sử dụng như một loại rau tươi.
Khi ngô già, đường sẽ chuyển thành tinh bột, lượng đường giảm mạnh, vì vậy ta

11


phải ăn tươi hoặc đóng hộp hay bảo quản lạnh trước khi hạt ngô già và hàm lượng
đường sẽ chuyển thành tinh bột.
Ngô nếp ngọt là giống ngô nếp ngọt nó hội tụ cả hàm lượng tinh bột và hàm
lượng đường khi ăn vừa ngọt vừa dẻo. Trên thị trường có nhiều giống khác nhau,
các giống chín sớm 65 – 70 ngày.. Các giống khác có thời gian sinh trưởng dài hơn
70 -90 ngày. Nông dân Việt Nam đã quen với việc trồng ngô, nên trồng ngô nếp
ngọt yêu cầu kỹ thuật cũng không có gì cách biệt lắm. Hiện nay trên thị trường đang

bán các giống ngô ngọt Sugar 75, Star Brix, Seminis, Hoa Trân. Nhưng các giống
này chỉ có hàm lượng đường và hàm lượng tinh bột ít.
Ở Việt Nam, những năm 90 nhu cầu về lương thực của nước ta còn lớn nên
các giống ngô nếp ngọt chưa phát triển, không được chú trọng phát triển sản xuất.
Mấy năm gần đây, nhu cầu thực phẩm của người dân rất đa dạng và phong phú, đã
tạo đà cho ngô nếp ngọt phát triển. Ngô nếp ngọt được trồng chủ yếu ở vùng đồng
bằng sông Hồng. Ngô ngọt được dùng để ăn tươi
Cây cao 1.8-2.0m, vị trí đóng bắp thấp, nên khả năng chống đỡ tốt. Ngô nếp
ngọt trồng được quanh năm, cho năng suất cao từ 600-700kg/sào Bắc bộ. Ngoài thu
bắp, ngô nếp ngọt còn cho một lượng thức ăn xanh từ 2,5-3 tấn/sào. Tính kháng
bệnh cao.
Ngô nếp ngọt có khả năng thích nghi rộng, đất càng màu mỡ càng cho năng
suất cao.
Có thể gieo hạt ngô nếp ngọt trực tiếp xuống đất mà không cần ngâm ủ hoặc
ngâm ủ tùy nơi. Có nơi người ta ủ hạt trong khăn bông ẩm, đợi hạt nảy mầm mới
đem ra trồng. Nhưng qua kinh nghiệm thực tế thì phương pháp ủ hạt trong cát ẩm là
tốt nhất.
- Liên kết trong quá trình sản xuất
+ Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật: Đây là một hình thức liên
kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học (cơ sở trường đại học, viện nghiên
cứu, cán bộ kỹ thuật ở doanh nghiệp hay địa phương…) đối với người sản xuất
(nông dân). Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học sẽ chuyển giao
những tiến bộ KHKT cho người nông dân. Khi đã được chuyển giao khoa học kỹ
thuật người nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm
nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Trong liên kết đó người ta ký trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua địa phương ký kết các hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận miệng với
nhau để chuyển giao các tiến bộ KHKT. Khi liên kết theo hình thức này người nông
dân sẽ tiếp nhận các tiến bộ KHKT mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại người nông
dân sẽ phải trả chi phí cho người, cơ quan tổ chức đã chuyển giao tiến bộ KHKT đó.


12


Liên kết được thực hiện chủ yếu là liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi
kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.
+ Liên kết trong phòng chống dịch bệnh:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp người sản xuất gặp rất
nhiều khó khăn, rủi ro; một trong những rủi ro mà nông dân gặp phải đó là dịch
bệnh của cây trồng, vật nuôi. Khi rủi ro xảy ra, trước hết gây thiệt hại trực tiếp cho
bản thân người nông dân và phần nào ảnh hưởng đến lợi ích các tác nhân liên quan.
Do vậy, việc tiến hành liên kết trong phòng chống dịch bệnh luôn được nhà nông
cũng như các tác nhân liên quan quan tâm thực hiện.
Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học, doanh nghiệp
với người sản xuất (nông dân) trong công tác phổ biến kỹ thuật hay tiến hành phòng trừ
dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi. Liên kết đó thường được sự trợ giúp, hỗ trợ từ nhà
nước, được tiến hành thông qua chính quyền hay tổ chức đoàn thể ở địa phương. Bên
cạnh dạng liên kết chủ đạo đó thì liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi những
kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh cũng được tiến hành.
Việc thực hiện liên kết trong phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi
là công tác khó khăn và cả những chi phí tăng thêm cho quá trình sản xuất. Tuy
nhiên, việc thực hiện tốt công tác đó sẽ mang lại lợi ích cho việc phát triển bền
vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các tác nhân
Liên kết chặt chẽ với huyện và các HTX hỗ trợ cho người sản xuất về chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn giống mới, kỹ thuật mới cho
nông dân thăm quan học tập. Có cơ chế bán giống thanh toán trả chậm hỗ trợ cho
người dân nhằm đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Ngô nếp ngọt mang đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp nên nó cũng mang
những đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp.
Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu

vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với
điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế uyệt đối của các
vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ
sở sản xuất kinh doanh và tổchức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngô nếp ngọt có tác
động mạnh mẽ đến cung- cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan
hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào
chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản
phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong

13


quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú
và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn
nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm ngô nếp ngọt
cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở dài ngày, vì vậy cần tổ chức thu
mua sản phẩm đúng thời vụ của sản phẩm và nhiều hình thức linh hoạt, thuận tiện
cho người tiêu dùng.
Một bộ phận sản phẩm ngô nếp ngọt được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách
là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ
chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản.
Sản xuất ngô nếp ngọt còn nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, chưa được quy hoạch phát
triển đồng bộ. Chất lượng sản phẩm chưa cao. Cần đầu tư đúng mức về khoa học –
kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá
trình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.1.4.1. Các yếu tố từ hộ nông dân
- Trình độ sản xuất, sản xuất hàng hoá càng cao thì nhu cầu liên kết càng lớn.

Trên thực tế, bất cứ nền sản xuất của nước nào mang tính tự cấp, tự túc sẽ không xuất
hiện quá trình liên kết, hợp tác, nếu có cũng mang tính giản đơn. Trong sản xuất nông
nghiệp thể hiện rất rõ yếu tố này. Ở Việt Nam, trình độ sản xuất nông nghiệp ở các vùng
có khác nhau, thì mức độ hợp tác, liên kết cũng khác nhau.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động
tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của các nông hộ có đông về số
lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn
hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế.
Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, về hợp đồng,
trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt mà không nhìn lâu dài.
Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi ký kết hợp đồng
- Nhận thức của hộ nông dân: Đối với các hộ nông dân, mặc dù công ty cho
họ biết những thuận lợi của việc liên kết tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế đôi khi
họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới lợi ích lâu dài.
- Quy mô sản xuất của hộ cũng có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện liên kết
do tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra cần được điều chỉnh để tháo gỡ vướng
mắc cho cả hai bên khi tham ra liên kết (Phan Thị Hương Mơ, 2011).
1.1.4.2. Các yếu tố từ doanh nghiệp
Về giá cả: Giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của hộ nông dân và

14


doanh nghiệp. Những mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và hộ nông dân xảy ra chủ yếu là
do nguyên nhân về giá này. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới mối liên kết giữa doanh
nghiệp và hộ nông dân. Các vấn đề về giá như sự không thống nhất giữa giá đầu vào,
giá thu mua ngô... Như vậy việc thống nhất về giá cả đầu vào là rất cần thiết.
Khả năng về vốn, cơ chế thanh toán: Cơ chế thanh toán của doanh nghiệp
cũng ảnh hưởng tới mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Nếu doanh nghiệp
có chế độ thanh toán sằng phẳng.

Về uy tín với hộ nông dân: Công ty, doanh nghiệp cần tạo ra được niềm tin
với các đối tác trong hợp tác kinh doanh nhất là các hộ nông dân sản xuất. Mối liên
kết lâu năm giúp Công ty, doanh nghiệp có những kinh nghiệm để đạt được những
hiệu quả cao nhất trong các mối quan hệ hợp tác.
Thông qua chế biến làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp truyền thống thường chỉ cung cấp hoặc bán sản phẩm thô ra thị
trường, nên giá trị thu được thường rất thấp, nếu không qua chế biến sẽ không đạt
giá trị sản xuất cao. Do đó, muốn sản xuất nông sản có hiệu quả luôn phải tính đến
sự gắn kết hữu cơ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với các cơ sở chế biến để mang
lại giá trị cao cho cả nhà chế biến và người sản xuất (Phan Thị Hương Mơ, 2011).
1.1.4.3. Các yếu tố từ nhà nước
Chủ trương, chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng đối với mối liên
kết. Một mặt thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể. Một mặt định hướng cho các mối
liên kết đó phát triển tốt hơn. Chính sách càng tiến bộ, càng cụ thể càng làm tăng
cường được hiệu quả mối liên kết.
Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản xuất, thu
mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng tài để giải quyết.
Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn hạn
chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp cơ sở) đã
không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề ảnh
hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để tự Viện ngô và hộ sản
xuất thoả thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.
Chưa xác định rõ về sự rằng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên tham gia
liên kết trong sản xuất ngô giống nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi các
hộ nông dân vi phạm hợp đồng.
Chính sách chưa thật sự đi sát với người sản xuất nông sản, còn ở dạng
chung chung khiến cho hộ nông dân gặp khó khăn trong khi vận dụng vào liên kết.
1.1.4.4. Các yếu tố khác
Đặc điểm tự nhiên của thời vụ sản xuất sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm sẽ có


15


đặc tính riêng trong sản xuất và tiêu thụ, ngô ngọt cũng như vậy. Thời gian, cách
trồng, cách thu hoạch... có ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, tiêu thụ, liên kết của các
hộ nông dân và công ty, doanh nghiệp.
HTX nông nghiệp có vai trò rất lớn trong mối liên kết về kinh tế giữa hộ
nông dân và Công ty, doanh nghiệp. Là cầu nối giữa hai bên, giúp hoạt động liên
kết diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Nếu HTX không làm tốt vai trò của
mình sẽ làm cho công tác quản lý, giám sát không được tốt gây ảnh hưởng tới các
bên và thiệt hại về kinh tế khi một trong hai bên thực hiện không tốt hoặc phá vỡ
hợp đồng
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến
sự gắn liền đất sản xuất của hộ nông dân sản xuất ngô giống. Tổ chức khoa học giữ
vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng
dụng các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi
phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên cho đến
nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô giống nói riêng..
Nơi nào thị trường hàng hoá phát triển càng mạnh thì quá trình liên kết, hợp
tác càng diễn ra sôi động. Trên thực tế sản xuất, ở mỗi vùng, mỗi địa bàn có những
điều kiện khác nhau. Thông qua thị trường để thực hiện giá trị sản xuất của mình,
điều đó quyết định có sản xuất sản phẩm hay không và bán được giá cao hay thấp?
Nơi nào thị trường hàng hoá phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản
xuất; ngược lại thị trường sôi động, nông sản hàng hoá giao dịch nhiều, thì nơi ấy
tạo lập được giá đúng với bản chất của thị trường. Để đáp ứng cho yêu cầu của thị
trường trong điều kiện của người nông dân còn khó khăn, nhất là thiếu các yếu tố
“đầu vào, đầu ra” của sản xuất, khi ấy buộc người nông dân phải thực hiện liên kết
với các nhà có điều kiện cung cấp các dịch vụ “đầu vào, đầu ra”; càng nhiều hộ có
nhu cầu cung cấp dịch vụ thì quá trình liên kết, hợp tác càng diễn ra sôi động

Hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các
bên tham gia, và là cơ sở để cơ quan pháp luật xét xử khi có tranh chấp. Các bên
ràng buộc lẫn nhau căn cứ vào hợp đồng được ký kết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kẽ
hở trong hợp đồng dẫn tới tình trạng vi phạm vẫn diễn ra
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là điều kiện nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và đặc biệt tăng
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Muốn vậy, nhà sản xuất,
chế biến cũng như các đơn vị lưu thông hàng hoá buộc phải áp dụng ngày càng mạnh
mẽ khoa học kỹ thuật và công tiên tiến; khi ấy yêu cầu liên kết với “nhà khoa học” sẽ

16


ngày càng cao, nhất là liên kết trong các dịch vụ bảo đảm chất lượng của hàng hoá.
Đây là yêu cầu đòi hỏi tất yếu của các sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra để tiếp
cận được thị trường
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số nước
trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan.
Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói, chủng loại
rau của Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái
Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.
Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các kênh
tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nông dân tự thành lập - Người
bán buôn (tại Băng Cốc)/Người chế biến/Xuất khẩu - Người bán buôn - Người bán
lẻ - Người tiêu dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - người bán lẻ - người
tiêu dùng.

Thông thường phần lớn các thương lái thu gom rau trực tiếp tại các nông hộ
và chở rau đi bằng xe tải. Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp rau ra chợ bằng
cách chuyên chở bằng xe tải riêng của gia đình. Rau thường được vận chuyển vào
buổi chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn lớn ở Băng Cốc. Khoảng
hơn 20% lượng rau ở các chợ bán buôn được đưa đến các siêu thị và khuynh hướng
này đang tăng dần trong cách tiêu thụ rau an toàn ở Thái Lan.
Đối với Thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục nội thương trực thuộc Bộ
Thương mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa
người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục nội
thương đề ra tiêu chuẩn hàng hoá, đề ra mẫu hợp đồng tiêu chuẩn, Văn phòng thương
mại của Cục nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát
thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với bên trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu
thuẫn khi có tranh chấp. Người bán (nông dân, nhóm nông dân, HTX) và người mua
nhà máy chế biến công nghiệp, nhà xuất khẩu....) mong muốn được ký kết hợp đồng
để mua bán các nông sản sẽ phải thông báo ý định đó cho Cục nội thương hoặc văn
phòng thương mại ở các tỉnh để họ xem xét. Nếu được chấp nhận các bên phải đến
Văn phòng thương mại làm hợp đồng theo sự quản lí và quy chế của Văn phòng thay

17


cho việc trước đây người mua thiết kế hợp đồng. Do kiến thức của nông dân hạn chế
nên Bộ Thương mại phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan
đến việc ký kết hợp đồng thoả thụân và phân loại chất lượng nông sản. Để khuyến
khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp,
Cục Nội thương tổ chức hội nghị với sự tham gia của người mua, người bán và các
đối tượng có liên quan đến việc ký hợp đồng, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và giám
sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thoả
thuận trong trường hợp đặc biệt. Những loại nông sản có khả năng ký kết hợp đồng
được xác định là ngô, cà chua, gừng, ngũ cốc non, măng tây, măng tre, chôm chôm,

vải, nhãn ,dứa, đu đủ, và đậu tương.....

18


×