Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CẢM NHẬN về văn hóa, về đất nước và CON NGƯỜI lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.29 KB, 7 trang )

CẢM NHẬN VỀ VĂN HÓA, VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI LÀO
Lào là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, là một bộ phận ở Châu Á.
Nhắc đến Lào ta thường nghĩ đến cái tên đất nước “Triệu Voi” hay còn biết đến với
cái tên “xứ sở Champa”. Tại đây có nền Văn hóa tương đối lâu đời và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, đất nước Lào có tổng diện tích khoảng 236.800
km2 với dân số đạt 6.480.000 (số liệu tháng 9/2012). Về vị trí địa lý: phía Bắc giáp
Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp Myanmar, Tây Nam giáp Thái Lan, phía Nam giáp
Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam. Về địa lý hành chính, Lào có 16 tỉnh và
một thành phố với thủ đô là Viêng - Chăn. Lào là một quốc gia đa dân tộc với
khoảng 49 dân tộc sinh sống trên đất nước vì thế mà ở đây có một nền văn đa dạng
mang đậm bản sắc dân tộc đặc trưng của Lào.
Lào – Đất nước thanh bình và tươi đẹp
Với một quá trình hình thành và lịch sử phát triển lâu đời, Lào đã tạo cho
mình một bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt. Hiện nay, đất nước Lào nằm trong
bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, vị trí địa lí đặc thù nên đất nước
Lào nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển, tuy nhiên được thiên
nhiên ưu đãi với dòng sông Mê Kong hùng vĩ chảy qua tạo cho Lào có một hệ sinh
thái phong phú và đa dạng. Diện tích chủ yếu là đồi núi ( rừng chiếm 47% và 45%
dân số sống ở vùng núi), có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp,
khoáng sản và thủy điện. Lào có khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và
mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó
là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào
là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và


Pakse. Có thể thấy Lào có vị trí chiến lược quan trọng tại bán đảo Đông Dương
cũng như khu vực Đông Nam Á (là cửa ngõ giao thương giữa các nước phía Tây
Nam Lào với Trung Quốc, là đoạn đầu của dòng sông Mê Kong hùng vĩ từ Trung
Quốc chảy qua). Với vị trí chiến lược quan trọng này đã tạo cho Lào những cơ hội
và thách thức cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Ngày nay, khi nhắc đến Lào ta thường
nghĩ đến hình ảnh một đất nước thanh bình với nhiều cảnh quan tuyệt đẹp đã thu


hút được một lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và
chiêm ngưỡng. Cánh đồng Chum là một di tích văn hóa lịch sử gần thị xã
Phonsavan, thuộc tỉnh Xieng Khuang của Lào. Đây được coi là một địa điểm mà
mọi người vẫn hay nhắc đến khi có dịp tham quan đất nước Lào, nơi đây có hàng
ngàn chiếc chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc cao nguyên Xieng
Khuang gần cuối phía Bắc của dãy Trường Sơn (Việt Nam). Toàn bộ Cánh đồng
Chum có hàng ngàn chiếc chum lớn bé khác nhau, nằm rải rác 52 điểm quanh tỉnh
Xieng Khuang. Chiếc chum lớn nhất được tìm thấy có đường kính 2,5m và nặng tới
hàng chục tấn. Những chiếc còn lại với đủ hình dạng kích cỡ khác nhau, không
chiếc nào giống chiếc nào, đa phần số chum ở đây không có nắp và sắp xếp tự
nhiên không theo bất kỳ một quy luật nào. Ngoài ra còn phải kể đến tháp Pha That
Luang nằm ở thủ đô Viêng – chăn xinh đẹp. Tại đây mọi người sẽ ấn tượng khi
được chiêm ngưỡng một bảo tháp được mạ vàng, đây được xem như niềm tự hào
của người dân “đất nước Triệu voi”. Và để có được một đất nước Lào tươi đẹp như
hiện nay, không thể quên biết bao thế hệ người dân Lào đã ngã xuống để bảo vệ
nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Từ xa xưa, đất nước Lào đã có truyền thống đấu
tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành được độc lập cuối cùng vào
năm 1975. Trong cuộc kháng chiến gian khổ và cam go này, biết bao thế hệ người
dân Lào đã ngã xuống, tuy nhiên với ý chí tự tôn của dân tộc cùng tình yêu hòa


bình mãnh liệt trong mỗi người dân mà người dân Lào đã vượt qua tất cả để giành
được thắng lợi cuối cùng. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thời gian với những biến
động của lịch sử và bằng tinh thần bất khuất, kiên cường nhân dân Lào đã phát huy
truyền thống của cha ông để xây dựng một đất nước Lào ngày càng phát triển gắn
với hình ảnh một đất nước tươi đẹp và thanh bình.
Văn hóa Lào – một nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc
Lào có nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát
triển theo thời gian; rất phong phú và đa dạng. Văn hóa Lào hiện nay là kết quả

giữa sự giao thoa hỗn hợp giữa văn hóa Lào cổ và văn hóa các dân tộc với văn hóa
Ấn Độ du nhập vào Lào, trong đó ảnh hưởng của đạo phật rất lớn. Đạo phật được
du nhập và truyền bá vào Lào từ hơn 1000 năm trước trong triều vua Dvaravati vào
thế ỷ thứ 7 đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa tại đây. Ảnh hưởng
của đạo phật được thể hiện rõ nét trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một văn
hóa Lào rất riêng biệt. Tại Lào, 90% dân số theo phật giáo Tiểu thừa, vì thế không
khó hiểu khi tại Lào hiện nay có khoảng 1400 ngôi chùa lớn nhỏ (nước có tỷ lệ
chùa so với dân số thuộc hàng cao nhất thế giới), chùa cũng được xem như trường
học đồng thời cũng là nơi văn hóa được tuyên truyền và lưu giữ.
Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc
trưng chung của văn hóa Đông Nam Á. Đó là nền văn minh lúa nước từ bao đời, tại
Lào thức ăn chính vẫn là lúa gạo, một số lễ hội tại Lào cũng mang những đặc trưng
chung của văn hóa Đông Nam Á. Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam
Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc
Lào.
Về văn hóa tinh thần của nguời Lào


Đất nước Lào được coi như xứ sở của lễ hội vì tại đây 12 tháng trong năm
đều có các lễ hội diễn ra . Đặc biệt tại đây mỗi năm có bốn lần tết: Tết Dương lịch,
Tết Nguyên Đán (như một số nước trong khu vực Đông Nam Á), Tết Lào (Pun
PiMay vào cuối tháng 4) và tết H’Mong (tháng 12). Lễ hội tại Lào còn được gọi là
“Bun”, nghĩa là phước, làm “Bun” có nghĩa là làm phước để được phước. Theo
quan niệm của người Lào, bất kể làm việc gì và ở đâu cũng cần có bạn bè và người
thân và “Bun” là nơi gặp gỡ, giao lưu và thăm hỏi nhau. Khi làm nhà, về nhà mới,
sinh con, trước khi đi xa, từ xa về, ốm đau, khỏi bệnh tật… người Lào đều làm
“Bun” để cầu may mắn, chúc tụng nhau. Tết Lào là tết cổ truyền Bunpimay hay còn
gọi là tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 hàng năm. Với ý nghĩa mang lại
sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống vì vậy mà trong
những ngày diễn ra lễ hội mọi người sẽ té nước, trước tiên là các tượng phật rồi đến

các nhà sư, chùa và cây cối xong quanh chùa sau đó là những người xung quanh.
Đây là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc mang đậm nét riêng của
người dân Lào. Có thể thấy văn hóa của Lào rất tôn trọng và yêu quý các mối quan
hệ, tin vào lời nói hơn là bằng chứng, không cần bằng chứng mà chỉ cần lòng tin,
đây là một nét rất riêng trong văn hóa của Lào. Người Lào trước kia rất coi trọng
việc tu hành vì tu hành là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi thanh niên Lào
(Nam giới). Trong cuộc đời mỗi người Lào trước đây, hầu như ai cũng trải qua một
đôi lần cạo đầu đi tu, việc đi tu trở thành tục lệ phổ biến đối với người Lào. Trong
suốt cuộc đời, nếu không qua một lần đi tu là điều không bình thường trong xã hội
Lào trước kia. Ngày nay, sau hơn một phần tư thế kỷ, đất nước hoàn toàn độc lập
thống nhất, tục đi tu đối với thanh niên Lào tuy vẫn còn tồn tại nhưng không còn
phổ biến như xưa. Bởi mặt bằng dân trí không ngừng được nâng cao. Và từ thực
tiễn lịch sử, nhất là hai cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm, rồi qua hơn
bốn thập kỷ xây dựng đất nước bảo vệ động lập chủ quyền, các dân tộc Lào đã thấy


rõ để có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, một xã hội công bằng văn minh, một
quốc gia độc lập thịnh vượng không thể bằng con đường tu hành, cầu nguyện, tích
phúc đức.
Về văn hóa vật chất của người Lào
Tại Lào, cây lương thực chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Trên nương rẫy hoặc
trên vườn còn trồng ngô, khoai, sắn…nhưng đó chỉ là lương thực phụ. Do ăn xôi là
chủ yếu nên người Lào hay ăn các món ăn khô, đậm đà như xào, nấu. Ngoài muối,
người Lào thường dùng “pa-đec” (mắm cá) để nêm thức ăn như nước mắm. Đến vụ
đánh bắt cá, hộ nào cũng làm năm ba chum mắm để ăn quanh năm. Những ngày lễ
hội, liên hoan tập thể bản mường hoặc gia đình, tổ chức cưới xin, giỗ chạp người
Lào thường uống rượu. Có hai loại rượu phổ biến là rượu cần và rượu đế nấu bằng
gạo nếp. Về nhà ở, ngôi nhà của người Lào được chia làm hai phần chính. Phía
ngoài là nơi ăn uống, bếp núc và sinh hoạt của gia đình. Phía trong là một dãy
buồng riêng nơi nghỉ ngơi của cha mẹ, con cái. Nếu là nhà của trưởng họ hay thầy

cúng thì còn có một buồng riêng để thờ cúng. Sau ngày hòa bình thống nhất, từ các
điểm sơ tán người Lào quay trở về bản mường và họ có xu hướng dựng nhà mới
lớn hơn trước, mái cao, trổ nhiều cửa sổ nên sáng sủa thông thoáng, dưới gầm nhà
chỉ để khung cửi, cối giã gạo và nông cụ. Quanh ngôi nhà của người Lào không hề
có nhà vệ sinh. Khi đi đại tiện người Lào ở nông thôn có tục dùng thuổng để đào và
lấp rất kỹ với quan niệm nếu để ma ăn phải phân, người ấy sẽ chết vì bệnh đường
ruột.
Về trang phục và cách ăn mặc của người Lào có sự phân biệt giữa nam và
nữ. Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên
ngoài quấn chiếc khăn gọi là “Phạ - xà – rông” màu, kẻ ô vuông. Những ngày lễ hội


trang trọng, nam giới mặc y phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải,
cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị, các chàng trai quấn chiếc
khăn dài rộng khi mặc cuốn qua háng rồi nhét vào cạp sau. Phụ nữ Lào trên 10 tuổi
thường búi tóc. Xưa kia cũng như ngày nay phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập
quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài.
Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽn bó lấy thân bị coi là
không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ Lào. Sau khi giành
được độc lập thì hiện nay cách ăn mặc ở Lào cũng có một số thay đổi theo xu
hướng hội nhập với thời đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của dân tộc. Ví dụ
như ở thành thị, thanh niên ưa mặc âu phục, một số cô gái mặc quần, uốn tóc.
Có thể thấy hiện nay, dù Lào đang hội nhập rất nhanh với các nước trong
khu vực và trên thế giới tuy nhiên người dân Lào vẫn giữ gìn được những truyền
thống văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc mà khi nhắc đến Lào khó có thể trộn
lẫn vào đâu được. Đó là nét đẹp, là truyền thống tốt cần được các thế hệ người dân
Lào gìn giữ và phát huy đến các thế hệ mai sau.
Con người Lào đáng mến, người hàng xóm tốt bụng của Việt Nam
Năm 1975, Lào chính thức giành được độc lập. Sau khi giải phóng hoàn
toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là

tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước
sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ
vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng Nhân Dân
Cách Mạng Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế xã hội.
Nhân dân Lào với bản tính cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi, tinh thần vươn lên
khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của


Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào đã đưa Lào thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về
kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và cải thiện. Đó là một tín
hiệu đáng mừng cho Lào – một người láng giềng thân cận của nước Việt Nam. Về
quan hệ đối ngoại, Lào có tinh thần cố kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế
trong sáng, đặc biệt với nhân dân Việt Nam. Suốt 2 cuộc kháng chiến gian khổ
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân 2 nước Việt – Lào đã cùng nhau kề
vai sát cánh và giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong
những năm gần đây, quan hệ Việt – Lào ngày càng được thắt chặt và cố kết bền
vững. Hiện nay, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế
giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước , hai nước đặt mục tiêu cao nhất là cùng ưu
tiên phấn đấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp
tác toàn diện Việt – Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả
, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày
càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.



×