Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TOÀN BỘ VỀ DU LỊCH MICE VÀ CÁC SỰ KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.36 KB, 46 trang )

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH MICE VÀ CÁC SỰ KIỆN
1.1 Khái niệm du lịch MICE
Ngay từ khi mới manh nha ra đời, loại hình du lịch mà ở Việt Nam ta gọi là MICE, đã có
tên gọi là “Du lịch công vụ”. Từ này có mặt trong cả ngôn ngữ Anglo – Saxon (Business
tourism) và ngôn ngữ cộng đồng nói tiếng pháp (Tourisme d’affaires). Ngay từ đầu, từ “Du lịch
công vụ” chỉ mới bao trùm chung một vài dạng du hành vì công việc khoa học hoặc công việc
xúc tiến thương mại.
Cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, người Mỹ mớ i tạo ra và sử dụng rộng rãi cụm
từ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của 4 từ phản ánh 4 tiểu ngành cơ bản của du lịch công vụ, đó là
Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive ( chuyến du lịch khen thưởng), Convention/ Conference (hội
nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event ( triển lãm, sự kiện). Tuy nhiên, thuật ngữ này vốn gốc Mỹ
nên không phải được mọi quốc gia sử dụng. Ví dụ như ở Anh, người ta dùng thuật ngữ C và I
(Conference and Incentive). Để giải quyết khó khăn này, các hiệp hội quốc tế về du lịch đã nhất
trí lấy cái tên Meeting Industry – viết tắt MI để chỉ du lịch công vụ 1. Như vậy, du lịch công vụ
được người Mỹ dùng thuật ngữ MICE, một số người châu Âu thích MI, và trong nhiều trường
hợp, cả thế giới vẫn dùng từ “Du lịch công vụ” song song với việc dùng MICE ho ặc MI.
Cần chấp nhận cả ba thuật ngữ trên: Business Tourism / MICE / MI để có thể dễ dàng
trong thông tin, truyền thông.

MICE là tên ghép chữ đầu của các từ chuyên biệt; Meeting (Hội nghị, hội thảo),
Incentive

(khen

thưởng,

khuyến

mãi),

Conference



(Hội

thảo,

hội

nghị),

Exhibition/Event/Entertainment (Triển lãm, hội chợ, Sự kiện, giải trí). Có thể định nghĩa
chung nhất, là loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu
thành nên một mô hình du ịchđem lại sự hứng khởi, thích thú tham gia của du khách
thông qua phong cách giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho khách thấu hiểu
hơn tính cách văn hóa – xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền
du khách đến tham quan. Được hiểu như sau:
1.1.1. Meeting (M): là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân,
trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Theo Davision (Business travel and
Tourism, tr.5), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận
1 Xem “Tourism d’affaires, website www.voyages-d-affaires.com

1


một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ, có thể là lĩnh v ực thương mại hoặc phi thương
mai. Các cuộc hội thảo được chia làm 2 loại:
- Cuộc họp giữa các công ty với nhau (Association meetings)
- Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Corporate meetings)
1.1.2. Incentive (I) – chuyến du lịch khen thưởng
Theo Hiệp hội điều hành du lịch (Rogers năm 1998, tr.47 theo J.Alen, Tldd) các chuyến
du lịch khen thưởng là “một công cụ quản lý toàn cầu” qua đó sử dụng trải nghiệm

chuyến du lịch đặc biệt để thúc đẩy và nhận biết người tham gia về mức tăng hiệu quả
hoạt động dự vào “mục tiêu tổ chức”, theo J.Alen và cộng sự, 2006, nhờ vào sự đa sắc
thái, độc đáo của địa phương và quốc tế, một số quốc gia được xem là một điểm đến hàng
đầu trong thị trường du lịch khen thưởng.
Theo SITE (Business travel and Tourism, tr.6), du lịch khuyến thưởng là loại hình thức
kết hợp mang lại tính kinh doanh và thư giãn, đư ợc sử dụng như là một phần thưởng cho
những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Bản chất Incentives được xem là những cuộc
họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường được tổ chức:
- Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến
lược trong tương lại.
- Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngoài.
- Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán
hàng vượt chỉ tiêu.
- Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải hoạch định trước một năm.
1.1.3. Conference/Convention
Ở nước Anh, người ta gọi Conference là hội nghị. Đây là cuộc họp được tổ chức ở nơi
được thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu là 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội hợp ít
nhất là 8 người; phải có chương trình cụ thể, chi tiết và được sắp xếp trước. Một hội nghị
phải được tổ chức nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông
điệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.

2


Ở Mỹ, Úc và các quốc gia châu Á khác gọi là Convention. Đây là một nhóm người vì
mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ đối với
nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này cần phải mất tối thiểu 2 năm vì quy mô lớn và
thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế.
Convention được sử dụng ở Pháp là những sự kiện hàng năm được nhóm họp với đại

biểu tham dự từ vài trưm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này có xu hướng được tổ
chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, đại biểu tham dự cùng thảo luận một đề tài đặc
biệt. Một cuộc hội thảo thường kéo dài vài ngày, các phiên hợp cùng được họp trong
cùng một thời gian.
Hình thưc hội nhập này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive. Các cuộc họp
thường được tổ chức bởi những tổ chức bởi những tổ chức quốc té và quy tụ nhiều thành
viên tham dự hơn (dược gọi à các cuộc hội thảo).
1.1.4. Event/Exhibition/Entertainment
Theo Davision, triển lãm, sự kiện, giải trí xem là một phần của ngành du lịch MICE vì
chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du lịch, ăn
uống, nghỉ ngơi, giải trí. Đây là một hình thức của MICE mà qua đó nó thu hút được sự
chú ý của khách hàng nhiêu hơn. Bao gồm hai hình thức sau:
- Coporate event/exhibition/entertainment là hình thức hội họp nhằm mục đích
công nhận, tuyen dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
- Special event/exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều
cơ quan báo chí cũng như phương ti ện truyền thông khác, dây chính là các cuộc triển
lãm.
Hình 1.1. Cấu trúc của một ngành du lịch MICE

3


CẦU

Các tổ
chức
trung
gian

CUNG


Khách hàng/Người tiêu dùng
- Công ty, tổ chức kinh doanh
- Hiệp hội, đoàn thể
- Các tổ chức thuộc lĩnh vực công

Các tổ chức trung gian:
- Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo
- Công ty “nghe nhìn” trong tổ chức hội thảo
- Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
- Công ty quản lý tại điểm đến
- Công ty lữ hành
- Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm
Nhà cung cấp.
- Các điểm đến
- Các nơi hội họp
- Các cơ sở lưu trú
- Công ty vận chuyển
- Các dịch vụ phụ trợ

Nguồn: Horner và Swarbrooke (Business Travel and Tourism, Tr.7)

Từ việc tìm hiểu trên, chúng ta có khái niệm du lịch MICE như sau:
“Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và dụ lịch sự kiện, triển
lãm” (Trần Văn Thông, ĐH DL Yersin Đà Lạt, )
1.2 Các loại hình MICE
Trong số nhiều bài viết trên mạng internet về chủ đề phân loại du lịch MICE, bài viết của
Wikipedia đã đưa ra một phân loại khá thuyết phục về ba nhánh thị trường chủ yếu nằm bên

4



trong du lịch MI CE. Những ý chính trong bài của Wikipedia 2: Mặc dù bốn chữ cái, biểu hiện cho
bốn hợp phần của nhóm công nghiệp du lịch công vụ đã được dùng để tạo nên từ MICE, song
công nghiệp này thường được chia nhỏ thành ba phân khúc thị trường sơ cấp (Three primary
market segments) là:
1. Hội họp và Hội nghị (Meetings and Conferences)
2. Khen thưởng (Incentives)
3. Triển lãm và Hội chợ (Exhibitions and Trade fairs)
1.2.1. Theo Phân khúc thị trường của MICE
1.2.1.1. Du lịch hội họp và hội nghị:
Chủ thể chủ trương tổ chức các cuộc hội họp hoặc hội nghị là các Hiệp hội và các công ty. Mục
đích hàng đầu của các hoạt động này là truyền thông, tức là cho phép sự trao đổi ý tưởng giữa
các cá nhân tham gia hội họp (Personal exchange of ideas), hoặc cung cấp cơ hội cho sự đối
thoại, tư ơng tác hoặc nối mạng lưới liên hệ giữa các cá nhân (Personal interaction or
networking). Các cuộc Hội họp có thể chỉ quy tụ ít người (3 người trở lên), trong khi đó, c ác
cuộc Hội nghị có thể quy tụ nhiều ngàn người tham dự.
Để hiểu được động lực tổ chức H ội họp, Hội nghị, cần hiểu rõ hơn về các Hiệp hội và các công
ty. Một Hiệp hội (Association) bao gồm một nhóm người liên kết với nhau vì một mục đích
chung. Mục tiêu trước hết của nó là nâng cao địa vị và hình ảnh của các hội viên, tao cơ hội
tương tác và trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp và qua đó mà tô đậm giá trị của sự tham gia
làm thành viên của Hội. Hiện đang tồn tại hàng ngàn Hiệp hội khác nhau. Có thể phân thành 7
nhóm Hiệp hội như sau:
1. Hiệp hội thương mại và chuyên ngành
2. Hiệp hội do chính phủ tổ chức
3. Hiệp hội lao động
4. Hiệp hội ngành nghề
5. Hiệp hội khoa học và y học
6. Hiệp hội từ thiện
7. Hiệp hội SMERF(có tính xã hội, quân sự, giáo dục, tôn giáo và đoàn kết hữu ái)


2 Xem MICE, www.hotelmule.com/hospitality_travel_wiki/wiki/mice

5


Mỗi hiệp hội loại này đều có một không gian hoạt động chức năng riêng biệt. Việc tham gia vào
các hội họp, hội nghị của các hiệp hội là tự nguyện và cá nhân tham dự viên phải chi tiền. Vì vậy
người tổ chức du lịch Hội họp, Hội nghị phải cân nhắc kỹ nội dung chương trình và lọc lựa các
điểm đến và các cơ sở đón tiếp sao cho đáp ứng được các hội viên. Các cuộc họp chủ yếu của
Hội thường diễn ra 3 – 5 năm một lần và được luân phiên tổ chức tại các điểm địa lý khác nhau.
Nếu như tham gia vào các Hội nghị của Hiệp hội là tự nguyện, thì việc tham gia Hội nghị của
công ty là bắt buộc. Tất cả chi phí bao gồm ăn, ở, vui chơi, giải trí đều do công ty thanh toán.
Các cuộc họp của công ty thường ngắn, nhưng có nhiều dạng thức khác nhau: họp quản lý, đào
tạo, giới thiệu sản phẩm mới, họp chiến lược tiếp thị, họp kỹ thuật – nghiệp vụ…
1.2.1.2. Du lịch khen thưởng
Từ lâu, du lịch khen thưởng đã được các công ty coi như một công cụ để khích lệ, khen ngợi các
nhân viên khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chẳng hạn như đạt được mục tiêu tài chính của công
ty, phát triển thành công một sản phẩm mới, hoặc hoàn thà nh việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu các
khách hàng cao cấp của công ty. Nơi đón tiếp các cuộc du lịch khen thưởng thường là khách sạn,
khu nghỉ dưỡng cao cấp, trên các du thuyền cao cấp, với những chương trình nghỉ dưỡng và các
tiện nghi độc đáo.
1.2.1.3. Du lịch tham gia Triển lãm, Hội chợ hay Sự kiện.
Triển lãm ngày càng được tổ chức vào thời gian trùng hợp với cuộc hội nghị thường niên của các
Hiệp hội quốc gia và quốc tế. Nó cho phép các nhà kinh doanh chế tạo và nhà cung ứng dịch vụ
có thể đạt tới việc tiếp cận trực tiếp với “công chúng mục tiêu” của công ty, giảm bớt chi phí và
điều kiện tiếp xúc cũng sẽ dễ dàng hơn. Triển lãm thường đóng cửa với công chúng rộng rãi.
Hội chợ thương mại là địa điểm dành cho những nhà cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ có
quan tâm đến một ngành nghề hoặc một phân khúc thị trường nào đó. Hội chợ thương mại
thường được tổ chức hàng năm vào cùng một thời gian và cùng một địa điểm. Có loại hội chợ

đóng cửa, tức là chỉ dành riêng cho các nhà thương mại. Có loại hội chợ mở cửa ch o một bộ
phận của công chúng rộng rãi (ví dụ Hội chợ về nhà ở và vườn, hội chợ xe hơi)
Sự kiện là những chương trình, hoạt động có quy mô, có giới hạn lượng người tham gia hoặc
không xác định được lượng người tham gia nhằm xúc tiến, tôn vinh, quảng bá một giá trị nào đó
bằng cách thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tượng khác nhau. Ví dụ cho loại hình này như

6


các chương trình liên hoan, lễ hội, các chương trình du lịch xuất hiện tại các tỉnh thành, các quốc
gia nhằm thu hút du lịch.
Ngoài cách phân loại vừa nêu, du lịch MICE còn có những cách phân loại theo những lát cắt
khác nhau như:
1.2.2. Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi du lịch MICE, bao gồm:
- Khách M & C: mục đích chính trong chuyến đi của đối tượng khách này là hiệu quả công việc.
- Khách I: đối tượng khách này tham gia MICE với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí và tận
hưởng cảm giác thành công trong công việc và hơn hết là sự nỗ lực, cống hiến của họ đã được
ghi nhận.
- Khách E: mục tiêu chính của đối tượng khách này là tham quan, đồng thời cũng tìm cơ hội mới
trong kinh doanh.
1.2.3. Phân theo phạm vi lãnh thổ
- MICE trong nước
- MICE quốc tế:
+ MICE inbound
+ MICE outbound
1.2.4. Phân theo hình thức tổ chức chuyến đi:
- Khách đoàn
- Khách lẻ

1.2.5. Phân loại đối tượng khách hàng của du lịch MICE

1.2.5.1. Hội họp và Hội nghị (Meeting/Convention/Conference)
- Khách hội họp (Meeting) chia làm 2 loại: khách Association Meeting và khách
Corporate Meeting3.
Khách Association Meeting thường là những nhóm người có cùng mối quan tâm hoặc
cùng nghề nghiệp gặp gỡ để trao đổi thông tin với nhau. Họ có thể là thành viên của các tổ chức ,

3 Xem ICCA Statistics Report - />
7


hiệp hội như các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, tổ chức tình nguyện, tổ chức tôn giáo,
các nghiệp đoàn…
Khách Corporate Meeting bao gồm 2 loại: Internal Meeting và External Meeting. Khách
Internal Meeting là những người trong cùng một nhóm, một công ty hoặc một tổ chức nhằm hội
họp, trao đổi thông tin trong nội bộ công ty, tổ chức. Khách External Meeting là những người
trực thuộc giữa các công ty khác nhau tham gia nhằm thực hiện hoạt động trao đổi về việc hợp
tác, đầu tư kinh doanh giữa các công ty với nhau.
- Khách hội thảo/hội nghị (Conference/Convention) là những chuyên gia có trình độ ngang
hàng tham gia hoạt động hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi thông tin với nhau. Các hội nghị/hội
thảo thông thường được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn hoặc các chuyên đề
quy mô lớn. Thành phần tham gia gồm người của chính phủ và các cơ quan trực thuộc hoặc các
tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

1.2.5.2. Khen thưởng (Incentive)
- Hoạt động khen thưởng dành cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc trong một công ty hoặc một
tập đoàn nhằm khuyến khích, động viên, thúc đẩy thành tích và sự đoàn kết, gắn bó giữa các
thành viên với nhau và với công ty. Ngoài ra, hoạt động khen thưởng còn dành cho nhân viên các
đại lý hay các công ty có liên quan, gắn bó mật thiết với lợi ích của công ty hoặc tập đoàn.

1.2.5.3. Sự kiện hoặc Triển lãm (Events/Exhibition)

- Sự kiện (Event): Khách tham gia sự kiện thường không giới hạ n, phân loại đối tượng cụ
thể. Họ đơn thuần là những người tham gia một sự kiện nào đó hoặc khách du lịch đến tham gia
sự kiện được tổ chức như chương trình liên hoan, lễ hội …
- Triển lãm (Exhibition): Hoạt động triển lãm bao gồm 2 loại: Trade show và Con sumer
show. Hoạt động Trade show được dành riêng cho giới lãnh đạo kinh doanh. Còn người tham gia
Consumer show là những người tiêu dùng nhằm được giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa và
những lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đó.
1.3. Đặc điểm của du lịch MICE.
1.3.1. MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì gia trị của loaijhinhf
dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. MICE không phải là
loại hình sản phẩm du lịch mới,

8


CHƯƠNG 2
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM
2.1 Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE.
2.1.1. Đặc trưng của loại hình du lịch MICE
MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự
tổ chức và cơ sở hạ tầng nhất định.
Khách du lịch MICE là các tập đoàn, công ty, tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước, tổ
chức phi chính phủ hay chính phủ.
Dịch vụ du lịch MICE đòi hỏi cao cấp .
Đoàn du lịch MICE thường đông (vài trăm đến vài ngàn khách), với mức chi tiêu cao hơn
so với khách thông thường. Họ không chỉ chi tiêu trong hội nghị mà còn ngoài hội nghị.
Ví dụ: Chi tiêu của khách du lịch MICE cao gấp 6 lần chi tiêu khách du lịch thông
thường. Khách du lịch thông thường chi 1 đồng, nhưng khách du lịch tham dự sự kiện
của MICE có thẻ chi tiêu đến 15 đồng, hoặc 25 đồng tùy theo quốc gia.
Cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, ăn uống, lưu trú, giải trí cho khách du lịch MICE

thường là cao cấp, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, công tác tổ chức chuyên nghiệp,
bài bản, khoa học và đầy tính sáng tạo.
Khách du lịch MICE được hưởng lợi từ lợi ích kinh tế lẫn lợi ích hưởng thụ văn hóa tinh
thần cho cá nhân mỗi du khách.
Đối với doanh nghiệp: sau mỗi chương trình t ổ chức, họ sẽ được lợi ích kinh tế là yêu cầu
sau mỗi chuyến đi đạt được mục đích kinh tế nhưng là lợi ích kinh tế phi lợi nhuận như
họ tạo thêm thương hiệu, hình ảnh, thể hiện đẳng cấp của một công ty.
Đối với cá nhân: mỗi du khách MICE được hưởng lợi ích chính là hưởng thụ những tiễn
ích mà doanh nghiệp đem lại trong thời gian được nghỉ dưỡng theo sự sắp xếp của công
ty như: được ăn những món ăn ngon, ngủ những nơi sang trọng, tham quan, giải trí những
nơi có chất lượng tốt, khí hậu, phong tục tập quán địa phương, kinh nghiệm sống tại nơi
mình đ ến…

9


Kinh doanh du lịch MICE khác với các loại hình khác là các chương trình MICE thư ờng
có nội dung đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao, các tuyến điểm tham quan được
chọn lọc, các điểm tham quan thường gần với các trung tâm mua sắm, nghỉ dưỡng.
Kinh doanh du lịch MICE không có tính mùa vụ, và các tour thường biến động về số
lượng, phụ thuộc vào quy mô, tính chất quan trọng của mỗi đoàn khách. Do đó, nó không
có khuôn mẫu nhất định, đòi h ỏi các nhà tổ chức du lịch MICE phải linh hoạt, nhanh
nhạy với thị trường, sản phẩm và nhu cầu của khách mới có thể thực hiện được.
2.1.2. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của du lịch MICE
Tính dễ tiếp cận: Địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo phải thuận tiện giao thông, gần các
sân bay quốc tế, trung tâm thành phố, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí.
Tính chuyên nghiệp: Các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên nghiệp về mọi
mặt từ khâu tổ chức (chương trình chi tiết của hội thảo, hội nghị, lời giới thiệu, lễ khai
mạc, âm thanh, ánh sáng, sân khấu, phòng hội thảo), nhân sự, tài chính, kịch bản, phương
tiện kỹ thuật, tài liệu, ẩm thực, và các thứ khác từ khi khai mạc đến khi bế mạc.

Địa điểm lưu trú: Các khách sạn đạt chuẩn quốc tế nằm gần nơi tổ chức hội thảo, hội
nghị càng tốt.
Địa điểm tổ chức tiện nghi, sang trọng: phòng hoặc hội trường tổ chức thường được trang
trí bắt mắt, thể hiện được mục đích, chủ đề của hội họp, đầy đủ trang thiết bị âm thanh,
ánh sáng, máy chiếu, máy vi tính, máy quay phim, phòng Lab, micro chủ tọa hoặc trên
bàn mỗi đại biểu, máy chụp ảnh, internet Wifi…
Mức độ tin tưởng: Đảm bảo các nhà cung cấp có đủ điều kiện để đáp ứng và cam kết thực
hiện theo đúng hợp đồng.
Tính đa dạng: Nơi tổ chức phải có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, da dạng tính văn hóa dân tộc,
đặc sắc, có nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, phòng ca
nhạc…
2.2 Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới
Du lịch MICE là loại hình du lịch tổng hợp được các quốc gia trên thế giứi khai thác
từ những năm 1930 của thế kỷ 20. Hằng năm, trên thế giới diễn ra hàng ngàn cuộc hội
họp, hội thảo, khen thưởng, triển lãm/sự kiện lớn nhỏ mang tầm quốc tế hoặc khu vực do
10


các công ty hoặc tập đoàn đứng ra tổ chức…Du lịch MICE là loại hình du lịch được các
công ty du lịch lữ hành quốc tế quan tâm, vì số tiền lợi nhuận từ các dịch vụ MICE lớn,
chi phí của người tham dự cao hơn khoảng 6 lần đối với du khách thông thường. Theo
thống kê về số liệu điều tra của Hiệp hội hội nghị, hội thảo thế giới:
Du lịch là một ngành công nghiệp lớn trên thế giới, thu hút 10% tổng việc làm trên
toàn cầu. Ở nhiều nước đang phát triển và kinh tế đang chuyển đổi, du lịch đã xuất hiện
như một công cụ quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao. Vào năm 2000, đã có 700
triệu du khách quốc tế và đến năm 2010, con số này đạt đến một tỷ du khách 4. Công
nghiệp du lịch tạo ra 5000 tỷ USD và 245 triệu việc làm vào năm 2000. Du lịch đang trở
thành ngành công nghiệp thu ngoại tệ quan trọng của các nước và sẽ trở thành động lực
quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới.
Du lịch công vụ hay MICE chiếm khoảng 9% tổng số các chuyến lữ hành quốc tế,

được co i như hoạt động giải trí kết hợp với du hành vì công vụ. Thống kê của Tổ chức
Du lịch Thế giới cho thấy, giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm
khoảng 30 tỉ đô la Mỹ và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị
gần 5.490 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Theo số liệu điều tra của tổ chức
hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì: Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế
là 343 USD/ ngày/ người. Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty
lớn trên thế giới là 3 tỉ USD. Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong
nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD 5 . Như vậy, du lịch công vụ được chờ đợi sẽ là một trong
những thị trường tăng trưởng nóng nhất trong những năm sắp tới.
 Giá trị của MICE trong công nghiệp du lịch thế giới
Trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, du lịch MICE là một trong nhữ ng lĩnh vực đượ c mở
rộng nhanh nhất trong công nghiệp du lịch toàn cầu. Du lịch MICE tạo ra hơn 30% tổng số các
chuyến đi làm việc và bao gồm được 48% các nhà lữ hành vì công việc. Từ năm 1980 đến năm
1996, số lượng các cuộc hội nghị trong vùng châu Á – Thái Bình Dương đã tăng lên 124%. Du
lịch MICE vừa thúc đẩy du khách công vụ tăng chi tiêu, vừa tạo ra nhiều thu nhập quan trọng.

4 Số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, được Diễn đàn thương mại quốc tế dẫn lại
5 Dẫn lại từ tài liệu bộ môn Du Lịch – Khách sạn nhà hàng, />
11


Năm 1999, riêng du lịch MICE đã đóng góp 40,2 tỷ USD cho Hoa Kỳ, còn trước đó một năm,
năm 1998 thì các cuộc du lịch hội nghị của nước Anh đã có giá trị là 2,2 tỷ Bảng Anh 6.
Về phát triển kinh tế, du lịch MICE thực sự có đóng góp căn bản cho nền kinh tế quốc
gia. Chính hình thái du lịch đa dạng này đã mở ra cho các công ty vừa và nhỏ của nhiều quốc gia
có cơ hội giới thiệu các sản phẩm của họ ra nước ngoài. Chỉ riêng ở Pháp, mỗi năm số hợp đồng
được ký sau khi sản phẩm của địa phương đã có mặt tại các phòng trưng bày hay hội chợ lên tới
23 tỷ Euro. Du lịch MICE phát triển tạo cơ hội việc làm, liên quan đến một số ngành nghề và có
nhiều tiềm năng phát triển nhân lực. Cơ quan thống kê CCIP của Pháp dự báo rằng có 8 triệu du
khách và người đi dự các hội nghị hàng năm và các cuộc triển lãm của 95.000 xí nghiệp có thể

tao thêm ít nhất 51.000 chỗ làm cho người lao động.
Liên quan đến cơ hội việc làm, ở Trung Quốc, du lịch MICE giúp tăng trưởng cơ hội việc
làm cho người dân bản địa. Hàng năm, ngành công nghiệp MICE của Hồng Kông cung ứng
khoảng hơn 9.000 cơ hội việc làm. Vào năm 1999, Triển lãm Dệt may quốc tế Côn Minh thúc
đẩy mạnh hoạt động du lịch và giúp cho 40.000 người có việc làm trong ngành này 7.

2.3 Cơ hội cho du lịch MICE Việt Nam phát triển.
2.3.1. Tình hình kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam
Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn mới đối với khách du lịch MICE. Trong tháng
3/2012, Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố “Báo cáo tính cạnh tranh trong du lịch và lữ hành” 8,
theo đó xếp hạng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam năm 2011 đ ứng thứ 80 trên 139 nước (năm
2009 đứng thứ 89 trên 139 nước). Cũng theo báo cáo này, Du lịch Việt Nam xếp hạng cạnh tranh
thứ 14 trên 26 nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2011. Hiện nay Việt Nam chính
là một trong 10 điếm đến hàng đầu của du l ịch MICE trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và là một
trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Đặc biệt là tại Thành
phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế , thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuậ t, đầu mối giao
thông quan trọng trong nước và quốc tế …một địa điểm hấp dẫn với nhiều thế mạnh thu hút du

6 xem Kam Hong Chloe Lau, MICE and Local Economic Development in New Zealand: Defining a Role for the Web
(Postgraduate Thesis), trang 12
7 xem bài “MICE Service” do nhóm China Travel Center cung cấp, www.ebw.com/travel/mice.asp
8 The Travel&Tourism Competitiveness Report 2011, />
12


lịch MICE. Vậy làm sao để Thành Phố Hồ Chí Minh trở thành một địa điểm du lịch MICE thu
hút sánh ngang với các trung tâm MICE khác ở Châu Á nh ư Bangkok, Singapore, Hongkong,
Kuala-Lumpur, Seoul…
Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện

trên thế giới. Theo Viện Kinh Tế và Hòa Bình có trụ sở tại Australia, nơi c ông bố Chỉ số hòa
bình toàn cầu (GPI) thường niên, năm 2010 Việt Nam xếp thứ 38/149 nước, tăng một bậc so với
năm 20099. Giữa tình hình thế giới trở nên bất ổn hơn với các vụ khủng bố, giết người và bạo
lự c, Việt Nam trở thành ưu tiên lựa chọn với nhiều cô ng ty, tổ chức nước ngoài để tổ chức các
cuộc hội nghị, hội thảo. Sở hữu một môi trường sinh thái tự nhiên đa dạng và vô cùng phong
phú, từ những danh lam thắng cảnh thiên nhiên như động Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ
Long…đến các cảnh quan sông Hương, núi N gự, hệ sinh thái rạn san hô ven biển miền trung đến
các khu bảo tồn sinh quyển của Việ t Nam, cộng thêm bề dày về lịch sử và văn hóa đặc sắc cũng
tạo điều kiện khiến Việt Nam trở nên thu hút đam mê khám phá vẻ đẹp bất tận (Vietnam –
Timeless charm) của du k hách hơn bao giờ hết . Ngoài ra, cơ sở vật chất của Việt Nam để đáp
ứng cho du lịch MICE hiện nay đang ng ày càng phát triển với tổng số 451 khách sạn từ 3 – 5
sao10, và nhiều trung tâm hội nghị lớn. Các hãng lữ hành, hàng không, khách sạn, khu du lịch,
trung tâm tổ chức hội nghị…đã có sự liên kết dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch trọn gói đáp
ứng mọi yêu cầu cho du khách MICE.
Du lịch MICE được các công ty du lịch Việt Nam tập trung khai thác mạnh trong những
năm gần đây. Những công ty du lịch hàng đầu, cùng Vietnam airlines, Saigontourism cùng một
số khách sạn 4, 5 sao ở Việt Nam đã sớm lập ra từ năm 2003 câu lạc bộ “Vietnam Meetings –
Incentives Club” để thúc đẩy tiến trình làm cho MICE bám rễ sâu vào nền du lịch Việt Nam.
Hình ảnh của du lịch Việt Nam đượ c câu lạc bộ tiếp thị tại các các hội chợ quốc tế như: AIME
tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ .
Ngoài chiến lược Marketing hoàn hảo thì chính Việt Nam nói chung và TP HCM nói
riêng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch MI CE để định hình một hình ảnh địa điểm tổ
chức MICE chuyên nghiệp, chất lượng cao và địa điểm tham quan hấp dẫn. Một trong số những
yếu tố mà TP HCM cần chú ý tới hiện nay là chất lượng dịch vụ tại hệ thống khách sạn từ 3 – 5
sao chuyên phục vụ khách MICE. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Đánh giá chất lượng dịch vụ
9 Xem />10 Tổng cục du lịch, />
13


phục vụ khách du lịch MICE của hệ thống khách sạn từ 3 - 5 sao trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí

Minh” để có cái nhìn bao quát nhất về thực trạng dịch vụ phục vụ khách MICE tại các khách sạn
3 – 5 sao trên thị trường TP HCM hiện nay, đồng thời thông qua khảo sát thực tiễn để nắm bắt
được đánh giá của khách du lịch MICE đối với chất lượng dịch vụ khách sạn, từ đó rút ra bài học
và biện pháp phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn đối v ới loại hình du lịch
tiềm năng này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để ban lãnh đạo các khách sạn 3 -5 sao tại
TP HCM có chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách MICE. Nhằm mục đích tìm
ra những giá trị cần phải được phân tích và phát huy , làm cho Việt Nam đặc biệt là TP HCM trở
thành một điểm đến ấn tượng của du lịch MICE trên phạm vi Châu Á vốn đang tăng trưởng
mạnh mẽ về kinh tế, đa dạng và phong phú về sản phẩm du lịch cùng với chất lượng dịch vụ
khách sạn tốt nhất tạo ra môi trường cạ nh tranh không khoan nhượng với các điểm đến khác
trong khu vực
Du lịch MICE đem lại hiệu quả cao nhờ lượng khách đông, tập trung và có mức chi tiêu
cao. So với các đối tượng khách khác, đây là khách hạng sang, có mức chi tiêu nhiều, sử dụng
những dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú dài ngày. Theo đánh giá của các chuyên gia, MICE là
loại hình du lịch có bước tăng trưởng cao và sẽ là một trong những nguồn khách mang lại doanh
thu chính cho ngành du lịch quốc gia. ở Việt Nam, theo thống kê của các công ty du lịch, thì
trung bình loại hình du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp 6 lần loại hình du lịch
thông thường. Vì vậy, MICE là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá
trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịc h cá nhân hay du lịch nhóm.
Ngoài ra, du lịch MICE còn đóng góp tác động trực tiếp và gián tiếp đến cộng đồng, đến
các địa phương đón khách. Du khách MICE không thể không ghi nhận những lợi ích xã hội, văn
hóa dành cho điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, nó tác động tốt đến diện mạo đô thị, nông thôn
được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ
Long (Quảng Ninh), Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa),
Mũi Né (Phan Thiết)…Ngoài ra, du lịch MICE giúp nâng cao khả năng trao đổi các ý tưởng,
tăng cường các kết nối kinh doanh, cung ứng các diễn đàn cho việc giáo dục đào tạo liên tục, tạo
điều kiện dễ dàng hơn cho việc chuyển giao công nghệ tại địa phương diễn ra hoạt động MICE.
Nếu ở giai đoạn phát triển bước đầu của du lịch MICE, các điểm đến được hưởng tác
động tích cực từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao cơ hội việc làm. Thì về lâu dài, một
điểm đến như một thành phố phát triển du lịch MICE có thể có được một cơ chế thực sự giúp t ạo

14


ra hình tượng năng động của chính đô thị đó trong lòng của cư dân đô thị và của các vị khách từ
ngoài đến.
Sau khi Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995,
chính thức trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc năm
2008 và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) – thành viên thứ 150 của
WTO năm 2007, thì hoạt động du lịch MICE càng diễn ra mạnh mẽ thông qua các hoạt động hội
nhập, hợp tác quốc tế, đầu tư về kinh tế, giáo dục, quốc phòng… Một dấu ấn quan trọng nữa là
Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các nước Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
năm 2006 tại Hà Nội, tạo tiền đề cho hàng loạt cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế của các đoàn
khách cấp cao diễn ra sau đó. Hội nghị APEC trở thành điểm nhấn quảng bá cho du lịch MICE
của Việt Nam và giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến khách du lịch quốc tế.
Du lịch MICE ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng được đầu tư tập trung chủ yếu tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ nói riêng thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống khách sạn đạt
tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng phòng lưu trú lớn và phòng hội
họp, hội thảo ngày càng hiện đại. Ngoài những khách sạn đạt chuẩn từ 3 – 5 sao hiện hữu, từ
năm 2008 đến nay, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng loạt dự án xây dựng khách
sạn đạt chuẩn 5 sao với 4000 phòng, tọa lạc tại các địa điểm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Công
trường Lam Sơn, và khu tứ giác Lê Lợi – Đồng Khởi – Nguyễn Huệ. Còn Thủ đô Hà Nội với
cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng du lịch khá phát triển được bình chọn là một trong năm
thành phố tốt nhất Châu Á . Ngoài ra, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) hiện nay cũng đang
được đầu tư công phu để phục vụ cho du lịch MICE nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi về cảnh
quan thiên nhiên, cơ sở vật chất…, thể hiện thông qua việc Nha Trang đ ược chọn làm nơi đăng
cai tổ chức từ các cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế đến các sự kiện văn hóa Festival biển.
Du lịch MICE tại Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng những nhu
cầu ngày càng cao của đối tượng khách khó tính này.

2.3.2. Một số mặt thuận lợi và khó khăn cho việc kinh doanh du lịch MICE

Thuận lợi
Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi của du lịch MICE, từ sau khi Việt Nam tổ
chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC, hình ảnh Việt Nam được bạn bè thế giới
biết đến và quan tâm nhiều hơn.

15


Năm 2008, Việt Nam đón chào ự kiện lớn tầm cỡ quốc tế đó là cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ
thế giới tại các thành phố lớn như Hà Nội, T P.HCM, Nha Trang. Thành phần tham dự là
khoảng 80 thí sinh cùng người quản lý hoặc đại diện của các thí sinh, ban giám khảo,
khách VIP như Cindy Crawford, Naomi Campell, Ricky Martin, nhà tỷ phú Donald J.
Trump, quan chức các cấp trong và ngoài nước, các n hà tài trợ, ban tổ chức, .. với số
lượng khoảng 3000 người vào tối 14/7/2008 tại Vinpearl.
Việt Nam là nước có bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, các món ăn truyền thống,
con người thân thiện, an ninh thật tuyệt, chính trị ổn định, không có nạn khủng bố đã đưa
Việt Nam trở thành một trong nước quốc gia ổn định chính trị trên thế giới.
Theo tạp chí du lịch có uy tín Travel & Leisure (Mỹ), Hà Nội xếp thứ 6 trong tóp 10
thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2006.
- Việt Nam được thừa hưởng với chiều dài bãi biển khoảng 3260 km đường biển, nhiều

khu resort, bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên được thế giới công nhận
như vịnh Hạ Long, Rừng quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Cao nguyên đá địa chất Đồng
Văn được thế giới công nhận (UNESCO)
-

An ninh chính trị đảm bảo

-


Có nền văn hóa lâu đời

-

Trình độ dân trí ngày một cao,

-

Có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú: biển, rừng, núi, hang động, cảnh
quan, danh lam thắng cảnh

-

Có tài nguyên du lịch nhân văn: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được
UNESCO công nhận, trong nước, lễ hội, làng nghề truyền thống.

-

Sự phong phú về văn hóa các dân tộc (54 dân tộc)

-

Có đội ngũ nhân viên , ba nhiều di tích lịch sử văn hóa – nghệ thuật đạ

Khó khăn
-

Cơ sở vật chất hiện tại phục vụ cho khách du lịch MICE còn thiếu n hất là các
khách sạn hạng sang, mùa cao điểm thường thiếu phòng.


16


-

Thiếu trung tâm tổ chức hội chợ, triển lãm tầm cỡ quốc tế (HIECC - Hoàng Văn
Thụ) với sức chứa trên 300 gian hàng, Trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ HN, Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình – HN…

-

Hệ thống giao thông vận tải và đường xá nhỏ, hẹp, nạn kẹt xe liên tục xảy ra.

-

Việt Nam thiếu các trung tâm mua sắm, giải trí, dịch vụ cao cấp

-

Khả năng tài chính của khách du lịch MICE cao, với mức chi tiêu khoảng
500USD/Ngày, trong khi ở Việt Nam chỉ tiêu khoảng 150USD/Ngày, Thái Lan là
1000USD/ngày, Singapore là 1500USD/ngày.

-

Việt Nam chưa có thị trường, tên tuổi và chiến lược marketing để phát triển
MICE.

-

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp nhằm

thu hút khách.

-

Chưa tạo được sản phẩm du lịch MICE đặc thù

17


CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE
3.1 Điều kiện để khai thác khách du lịch MICE
3.1.1. Chính sách sản phẩm du lịch MICE
Sản phẩm du lịch MICE hiện nay chia theo địa lý và mục đích của chuyến đi của khách
hàng mục tiêu:
-

Tour trong nước: tour cuối tuần, về nguồn, miền Bắc, Trung, Nam

- Tour theo chủ đề: Tour gia đình, mua sắm, nghỉ biển, văn hóa, hành hương
3.1.2. Xây dựng sản phẩm du lịch MICE đặc thù
- Định hướng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách MICE
Xây dựng hàng hóa, dịch vụ đặc thù
+ Địa điểm và không gian tổ chức hội nghị
+ Trang thiết bị cần thiết cho hội nghị
 Bàn ghế phục vụ hội nghị
 Vật trang trí trên bàn
 Bục diễn thuyết
 Phông nền của sân khấu
 Ly, nước phục vụ khách trong hội nghị
 Đồ ăn nhẹ/teabreak trong hội nghị

 Hệ thống âm thanh, ánh sáng
 Các trang thiết bị hỗ trợ: (thiết bị nghe nhìn: Micro, máy chiếu, máy quay phim,
chụp ảnh, ổ cắm, và phích điện); các tài liệu trình bày và bảng tên, chỉ dẫn trong
cuộc họp, pano, áp phích: pano, áp phích treo trước của nơi tổ chức hội nghị, bảng
tên trên bàn của khách mời, bảng chỉ dẫn chỗ ngồi, chức vụ, tên…; Các vật dụng
phụ trợ khác: thuốc y tế, dây buộc, chỉ, kéo, kim ,… đề phòng tình huống có thể
xảy ra đối với khách.
 Trang trí đặc biệt trong nhà: trang trí như pháp khói, thiết bị phun khói màu…
3.2 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước.
+ Tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua và tương lai
18


+ Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
+ Tình hình phát triển kinh tế du lịch của đất nước trong thời gian qua và tương lai
+ Xu hướng phát triển kinh tế du lịch của nước ta
3.3 Tình hình chính trị hòa bình ổn định.
+ Ổn định trong nước
+ Hòa binh ổn định chính trị
3.4 Điều kiện về văn hóa, giáo dục và con người.
+ Về văn hóa
+ Về giáo dục
+ Về con người
3.5 Điều kiện về tài nguyên du lịch.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.6 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
+ Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng và thiết bị


19


CHƯƠNG 4: TIẾP THỊ SẢN PHẨM DU LỊCH MICE
4.1 Chính sách sản phẩm.du lịch MICE
1. Chính sách sản phẩm du lịch điểm đến
- Đó là nhiều yếu tố hợp thành điểm đến (destination). Các sản phẩm DL đặc biệt
“tiếng tăm” (hình ảnh điểm đến hấp dẫn), và có thương hiệu (Branding) của điểm đến.
- Một trung tâm HN-HT, một KS, NH, điểm tham quan,.. Vừa có biểu tượng (logo),
vừa có hình tượng (icon), vừa có khẩu hiệu (slogan).
- Thương hiệu không phải tự nó mà có, mà phải xuất phát.
+ Chủ nhà phải ra sức xây dựng, cố gắng vun đắp.
+ Khách hàng phải thống nhất đánh giá trong một thời kỳ dài
+ Sự góp mặt của truyền thông trong nước và quốc tế
-

Tiêu chuẩn của một điểm đến hấp dẫn (1,0 điểm)

+ Cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tốt (0,25 điểm)
+ Điểm tham quan, cảnh quan hấp dẫn, Các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí (0,25
điểm)
+ Đội ngũ nhân lực giỏi, An ninh, an toàn tốt
+ Chính sách của chính quyền địa phương tốt
4.2 Chính sách giá của du lịch MICE
Bao gồm tất cả các chi phí mà một nhà tổ chức HN –HT/DL khuyến thưởng bỏ ra
Giá của các phương tiện vận chuyển: xe ô tô, máy bay…
- Giá Thuê mướn phòng họp, thuê phòng ngủ
- Giá Chi phí đầu khách khi ăn buffet, sử dụng thức uống, thức ăn trong thời gian “tea
break”.
- Giá Chi phí về hoạt động vui chơi giải trí: Tổ chức văn nghệ; âm thanh, ánh sáng; Các

vận dụng, dụng cụ tổ chức trò chơi.
- Giá mua các Phần thưởng, quà; Giá viện phí, bảo hiểm.
- Giá trọn gói từ ăn, ngủ, hội họp, tham quan, khen thưởng, văn nghệ…tính trên mỗi đầu
khách.
- Giá tặng thêm về các dịch vụ tặng thêm như spa miễn phí, uống cocktail miễn phí…
20


- Giá các dịch vụ khác.
4.3. Chính sách phân phối (thị trường) của du lịch MICE
-

Sự kiện diễn ra ở đâu?

-

Hạ tầng cơ sở nơi diễn ra sự kiện?

-

Thiết bị công nghệ thông tin

-

Cơ sở vật chất, bàn ghế, khăn trải bàn

-

Máy chiếu, thiết bị internet có dây và không dây


-

Cầu truyền hình hay Teleconference?

-

Chỗ để xe ô tô, xe máy

-

Dễ tìm và có vị thế tốt

-

Không gian rộng đủ chỗ theo số lượng khách

-

Các chính sách khác

-

Khác

4.4. Chính sách xúc tiến giới thiệu (Promotion)
-

Phương tiện vận chuyển: xe ô tô, máy bay…

-


Thuê mướn phòng họp, thuê phòng ngủ

-

Chi phí đầu khách khi ăn buffet, sử dụng thức uống, thức ăn trong thời gian “tea
break”.

-

Chi phí về hoạt động vui chơi giải trí: Tổ chức văn nghệ; âm thanh, ánh sáng; Các
vận dụng, dụng cụ tổ chức trò chơi.

-

Phần thưởng, quà; Giá viện phí, bảo hiểm.

-

Xây dựng giá trọn gói từ ăn, ngủ, hội họp, tham quan, khen thưởng, văn
nghệ…tính trên mỗi đầu khách.

-

Xây dựng giá trọn gói: liệt kê các dịch vụ tặng thêm…như spa miễn phí, uống
cocktail miễn phí…

-

Các chi phí khác.


-

Khác

4.5. Chính sách trọn gói của du lịch MICE (Packaging)
Giới thiệu chi tiết, từng phần
21


Phương tiện vận chuyển: xe ô tô, máy bay…
- Thuê mướn phòng họp, thuê phòng ngủ
- Chi phí đầu khách khi ăn buffet, sử dụng thức uống, thức ăn trong thời gian “tea break”.
- Chi phí về hoạt động vui chơi giải trí: Tổ chức văn nghệ; âm thanh, ánh sáng; Các vận
dụng, dụng cụ tổ chức trò chơi.
- Phần thưởng, quà; Giá viện phí, bảo hiểm.
- Xây dựng giá trọn gói từ ăn, ngủ, hội họp, tham quan, khen thưởng, văn nghệ…tính trên
mỗi đầu khách.
- Xây dựng giá trọn gói: liệt kê các dịch vụ tặng thêm…như spa miễn phí, uống cocktail
miễn phí…
- Các chi phí khác.
4.6. Triển vọng phát triển của du lịch MICE (Prospect)
-

Giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương

-

Dựa vào tài lực để giới thiệu, quảng cáo cho khách và tránh quảng cáo không hiệu
quả, không đúng đối tượng.


-

Mang đến những lợi ích kinh tế, xã hội một cách đáng kể cho các điểm đến.

-

Quảng bá hình ảnh du lịch địa phương và hình ảnh của công ty .

-

Công ty du lịch không ngừng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, phục
vụ cho người tiêu dùng trên cả nước.

-

Chi phí cho hoạt động phát triển du lịch MICE cần một khoản tiền lớn.

-

Khác

4.7. Chương trình hậu mãi của du lịch MICE (Post sale)
-

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

-

Có chương trình khuyến thưởng cho khách hàng, chăm sóc


-

Thực hiện đúng cam kết đưa ra

-

Phân tích SWOT của đơn vị

-

Điện t hoại thăm hỏi

-

Đưa ra các chương trình tích lũy để nhận các quà tặng có giá trị

-

Khác
22


CHƯƠNG 5: BÁN SẢN PHẨM DU LỊCH MICE
5.1 Những yếu tố về cơ sở vật chất và dịch vụ phòng họp du lịch MICE
5.1.1. Những yếu tố cần có về cơ sở vật chất và dịch vụ phòng họp/ hội trường phục
vụ du lịch MICE
1. Cơ sở vật chất
-


Khách sạn có tổng cộng bao nhiêu phòng họp? phòng họp phân loại như thế nào
(theo sức chứa hay thiết kế, Ghế ngồi được thiết kế có thể phục vụ một vị khách
nặng khoảng bao nhiêu…)

-

Phương tiện, trang thiết bị trong phòng họp có gì đặc biệt (về âm thanh, ánh sáng,
máy chiếu, hệ thống thông dịch đa ngôn ng ữ…)

-

Công nghệ ứng dụng cho phòng họp có gì đặc biệt?

-

Khách sạn có phòng nghỉ hay là phòng giải lao cho khách trong quá trình hội họp
hay không? Nếu có thì trong phòng đó thường cung cấp những trang thiết bị gì?

2. Dịch vụ phục vụ phòng họp
-

Khách sạn cu ng cấp những dịch vụ nào dành cho khách MICE khi hội họp? (vd
như dịch vụ thông dịch viên trực tiếp, dịch vụ thư ký, dịch vụ kỹ thuật đi kèm…)

-

Cách sắp xếp phòng họp: Đối với phòng họp nhỏ và trung bình, khách sạn có
những kiểu sắp xếp bàn họp nào? (bàn dà i, bầu dục, bàn tròn, bàn vuông, chữ U,
chữ T, chữ E, hình xương cá, hình răng lược, hình móng tròn, hình móng
vuông…)


-

Đối với phòng họp lớn (phòng hội thảo, hội nghị), khách sạn có những kiểu sắp
xếp bàn họp nào? (hình nhà hát, hình lớp học…)

5.1.2. Những yếu tố cần có của Cơ sở lưu trú/ hội trường phục vụ du lịch MICE về
Dịch vụ phục vụ của bộ phận yến tiệc
-

Khu vực dành cho khách MICE (bao gồm tiệc, hội họp, đến các hoạt động khác…)
có phân ra khu vực indoor hay outdoor hay không?

-

Nếu là indoor thì khá ch sạn có loại hình phòng tổ chức nào (Function, Banquet...)?

-

Nếu là outdoor thì khách sạn tổ chức ở khu vực nào (Hồ bơi, vườn…)?

23


-

Phòng tiệc của khách sạn chuyên dùng để phục vụ cho mục đích gì? (vd như tổ
chức các bữa ăn cho đoàn khách, tiệc buffet, Gala - Cocktail party…) hay là ngoài
những dịch vụ trên khách sạn có tận dụng phòng tiệc để tổ chức loại hình nào khác
hay không?


5.1.3. tích Những yếu tố cần có của Cơ sở lưu trú/ hội trường phục vụ du lịch MICE
về Dịch vụ phục vụ của bộ phận ẩm thực
-

Cung cách phục vụ các đoàn khách MICE

-

Các loại hình phục vụ tiệc nào (tiệc set menu, tiệc buffet, hay một loại hình đặc
biệt khác)

-

Ẩm thực có gì khác biệt hay chú trọng hơn khônVề Tea – Break, Các bữa ăn
(Sáng, Trưa, Tối)

-

Khẩu vị, sự đa dạng món ăn của các bữ a ăn

-

Chất lượng món ăn

-

Cách bày trí món ăn

-


Vệ sinh an toàn thực phẩm

-

Giá cả

5.1.4. những yếu tố cần có của về dịch vụ nhân sự và kỹ năng nghiệp vụ du lịch
MICE
-

Khách sạn có bộ phận chuyên tổ chức MICE hay lực lượng nhân viên/chuyên viên
chuyên tổ chức MICE hay không(vd như điều phối viên sự kiện…)

-

Thái độ của nhân viên

-

Tính chuyên nghiệp của nhân viên

-

Dịch vụ tổ chức hoạt động Team Building các dịch vụ cho khách MICE

-

Dịch vụ thư ký


-

Dịch vụ lễ tân

-

Dịch vụ biên/phiên dịch, dịch vụ du lịch

-

Dịch vụ quay video hội nghị

5.1.5. tích Những yếu tố cần có của Cơ sở lưu trú/ hội trường phục vụ du lịch MICE
về các dịch vụ khác
24


- Phục vụ ăn uống, phục vụ ăn tại phòng 24/24, Coffee Shop và Restaurant
- Dịch vụ làm đẹp và thư giãn như phòng tắm hơi, Spa, Massage, Hair salon,
Fitness & Wellness centre, Swimming pool, Tennis; Dịch vụ giải trí như Trò chơi
điện tử có thưởng, Bar.
- Dịch vụ đưa đón khách tại sân bay, dịch vụ Taxi, dịch vụ đặt vé, Dịch vụ thuê xe
ô tô/xe máy
- Dịch vụ thư tín, đổi tiền ngoại tệ; Nhận giữ tiền và đồ vật quý (tại lễ tân); Đánh
thức khách
- Thiết bị cho người tàn tật, dịch vụ trông giữ trẻ em, Dịch vụ cho vật nuôi
- Dịch vụ y tế, cấp cứu; C ửa hàng mua sắm, quầy hàng lưu niệm
- Điện thoại công cộng, điện thoại trong phòng khách, Dịch vụ internet, wifi
- Dịch vụ thư ký, dịch vụ biên/phiên dịch, dịch vụ du lịch; Trung tâm tổ chức
MICE

5.1.6. Những yếu tố cần có của Cơ sở lưu trú/ hội trường phục vụ du lịch MICE về
dịch vụ Trang thiết bị và công nghệ ứng dụng
1. Trang thiết bị (2 điểm)
- Hệ thống Mic, âm thanh & ánh sáng
- Hệ thống trình chiếu & màn hình
- Hệ thống đàm thoại tại mọi vị trí
- Truyền hình hội nghị
- Máy fax, máy Photocopy, máy in
- Máy tính xách tay
- Giấy viết, bút, kẹp giấy
2. Công nghệ ứng dụng
- Web conference
- Video conference
- Mobile, điện thoại bàn
- Internet
- Touch
25


×