Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.21 KB, 8 trang )



LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

(LƯU Ý: -LỘ TRÌNH-8 BƯỚC NÀY CHỈ CÓ HIỆU QUẢ CHO NHỮNG AI CÓ QUYẾT TÂM THEO ĐUỔI ĐẾN CÙNG
MỤC TIÊU ĐÃ ĐẶT RA.
-THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỰ TÍNH: 7 THÁNG (MỖI NGÀY 3H HỌC VÀ HỌC LIÊN TỤC KHÔNG
BỎ GIỮA CHỪNG, NẾU AI CÓ KHẢ NĂNG TIẾP THU CHẬM HƠN THÌ THỜI GIAN CÓ THỂ KÉO DÀI HƠN MỘT ÍT)
CHO MỤC TIÊU ĐỌC, NGHE, NÓI, VIẾT Ở TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN B1,2: 2 THÁNG; B3,4: 3THÁNG, B5: 1 THÁNG, B6:
1THÁNG. 6 BƯỚC NÀY SẼ TẠO CHO CÁC BẠN MỘT BỆ PHÓNG VỮNG CHẮC.
-B7, 8 LÀ NHỮNG BƯỚC CHỦ CHỐT QUYẾT ĐỊNH TRÌNH ĐỘ BẠN SẼ ĐI ĐẾN ĐÂU: KHÔNG DỰ
TÍNH ĐƯỢC THỜI GIAN VÌ TỪNG MỤC ĐÍCH, NGÀNH NGHỀ KHÁC NHAU MÀ ĐÒI HỎI NGƯỜI HỌC SỐ LƯỢNG
TỪ VỰNG, CẤU TRÚC CÂU, NGỮ PHÁP KHÁC NHAU, HƠN NỮA MỖI NGƯỜI SẼ CÓ THỜI GIAN VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP THU RIÊNG)

*Phương pháp tôi hướng dẫn các bạn sẽ bắt đầu bằng việc phát âm. Theo nghiên cứu và kinh nghiệm cá
nhân thì nếu bắt đầu với việc phát âm chuẩn bạn sẽ có hứng thú trong việc học hơn so với việc bắt đầu
bằng các kỹ năng khác. Ngoài ra, khi phát âm chuẩn bạn sẽ có thể nghe-hiểu dễ dàng, khi nói cũng sẽ
được hiểu thấu đáo hơn.( còn lý sâu xa bên trong về việc tôi chọn học phát âm trước sẽ được tôi giải
trong những viết sau này của tôi)

BƯỚC 1 HỌC PHỤ ÂM
Các bạn nên sử dụng bộ Pronunciation Workshop của thầy Paul Gruber, thầy dạy rất dễ hiểu (bài giảng
của thầy gồm cả phụ âm và nguyên âm, nhưng phần nguyên âm thầy dạy không được kỹ lắm).
Lý do tại sao học phụ âm trước vì người học thường dễ phát âm chuẩn phụ âm hơn nguyên âm và đa số
người nói tiếng anh được người khác hiểu dễ dàng đều phát chuẩn phụ âm (trừ một số người học thích
giữ lại accent của quốc gia như nét đặc trưng riêng thì khi phát âm họ vẫn giữ lại một số phụ âm nhưng


khi nói người ta vẫn hiểu được vì số lượng phụ âm họ giữ lại chiếm tỉ lệ rất ít, ví dụ: phụ âm r, một số nơi
âm được phát ra trong cổ họng còn một số nơi lại phải rung lưỡi mới phát ra được). Còn một lý do lý thú
nữa nằm ở accent trong phát âm thường được tạo nên từ việc thay đổi nguyên âm, ví dụ như tiếng anh
Anh-Anh với Anh-Mỹ cũng khác nhau chủ yếu ở các nguyên âm. Nhận thức được những điều này sẽ giúp
bạn phân biệt được nhiều accent khác nhau và tiện cho việc nghe-hiểu (ví như bạn học theo Anh-Mỹ mà
muốn nghe được Anh-Anh dễ thì bạn để ý học cách phát âm các nguyên âm trong Anh-Anh và luyện tập
nghe thường xuyên là sẽ ổn).
BƯỚC 2 HỌC NGUYÊN ÂM

1




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

Các bạn nên sử dụng bộ Master Spoken English (bộ này có đủ mọi thứ về ngữ âm như phát âm, lượt âm,
thể yếu, thể viết tắt,..nhưng tôi tâm đắc nhất ở bộ này là phần nguyên âm, nguyên âm bộ này dạy hay cực)
LƯU Ý:
Hai bước 1, 2 các bạn nên học thật kỹ, ghi âm lại giọng của mình để so sánh cho chuẩn nhất với giọng
của người dạy. Tránh trường hợp học sơ sài, nóng vội muốn học nhanh để biết nhiều, điều này chỉ tổ gây
khó khăn hơn cho bạn sau này, đặc biệt trong việc nghe và nói để người khác hiểu.
Mẹo áp dụng: Học được âm nào thì đọc luôn âm đó cả ngày để không quên và tập luôn độ dẻo cho
cơ miệng, các bạn có thể đọc mọi lúc mọi nơi, khi đi bộ, khi làm việc nhà, khi tắm,…có thể đọc to lên
hoặc đọc không thành tiếng cũng được nhưng quan trọng là phải để môi, lưỡi,..đúng vị trí. Học sang âm
mới thì lúc ôn nhớ ôn luôn cả âm đã học hôm trước. Trong lúc đọc nếu có những âm chưa biết thì cứ đọc
như cách cũ, sau này khi học tới thì sửa lại sau.
Giai đoạn này bạn nên có một quyển vở để sưu tập nhiều thật nhiều từ có chứa các âm đang học để luyện

tập, nên ghi kèm nghĩa tiếng việt vào bên cạnh để mỗi lần đọc là ngó sang nghĩa, ngó hoài tự khắc nhớ
luôn, hơn nữa các bạn nên lấy các từ này từ danh sách 3000 từ thông dụng để luyện tập vì tiện cả đôi
đường, do khi luyện xong các âm trong tiếng anh cũng là lúc các bạn cũng thuộc luôn 3000 từ thông dụng
(những từ cốt lỗi trong tiếng anh, thuộc được 3000 từ này thì bạn đã có thể hiểu và giao tiếp được cơ bản
bằng tiếng anh).
các bạn có thể kham thảo thêm kênh Rachel’s English để tăng cường kỹ năng phát âm của mình hơn.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Ví dụ: khi học âm /i:/
B1- Thu thập từ vựng chứa /i:/ kèm phiên âm, kèm luôn cả nghĩa và phải nằm trong danh sách 3000 từ
vựng cơ bản.
Sleep
Sheep
See
Bean
Eat
Key

(v)
(n)
(v)
(n)
(v)
(n)

/sli:p/
/ʃiːp /
/siː/
/biːn/
/iːt/
/kiː/


ngủ
con cừu
nhìn thấy
đậu
ăn
chìa khóa

B2- Xem clip hướng dẫn, chăm chú xem để biết cách để môi, lưỡi,..của người dạy. Dừng clip lại tự làm
theo, bạn cứ tua đi tua lại đến khi nào thạo âm đó thì thôi. Bạn nên có một cái gương nhỏ để nhìn được
môi, lưỡi của mình khi phát âm. Khi phát âm nên tập cảm nhận vị trí của lưỡi, môi để dễ chỉnh âm thanh
cho gần giống nhất. Kinh nghiệm của tôi phần này đầu tiên là phải làm giống người dạy nhất có thể sau
đó ôn lại mỗi ngày cho quen, nói quen vậy thôi chứ nói có khi vẫn để nhầm vị trí lưỡi hoài. Quá trình này
đòi hỏi sự luyện tập với cường độ cao, luyện tập càng nhiều càng nhuần nhuyễn. Đến một giai đoạn nào
2




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

đó khi nói bạn sẽ biết được vị trí lưỡi, môi của mình như thế nào, luồng hơi chạy ra sao trong cổ họng,
khoang miệng- giai đoạn này gọi là giai đoạn CẢM ÂM.
LƯU Ý:
Khi đã hoàn thành hai bước này, các bạn nên dành thời gian cho việc học phát trọng âm trong từ. Một sai
lầm mà người Việt hay mắc phải là thường thêm dấu sắc vào chỗ có trọng âm, các âm còn lại hoặc giữ
nguyên hoặc thêm dấu huyền vào và cho là đã phát được trọng âm. Cách làm đó hoàn toàn sai lầm, bản
chất của phát trọng âm trong từ là việc phát âm được nhấn cao hơn và mạnh hơn, các âm còn lại


đọc lướt nhanh hơn và thấp tông hơn. Việc các bạn thêm dấu vào không làm thay đổi tông rõ rệt và
cũng không làm âm đó được đọc mạnh hơn nên người ta không nhận biết được âm bạn phát ra, hơn nữa
các âm còn lại các bạn có xu hướng đọc chậm và ngang tông nên lại cực kỳ gây khó khăn cho người
nghe.
Ví dụ: Amazing /ə'meiziɳ/ dấu trọng âm nằm ở âm thứ hai: /mei/ nên âm này sẽ được đọc
mạnh hơn và cao tông hơn so với các âm còn lại ə'MEIziɳ

BƯỚC 3 HỌC CÁC NGUYÊN TẮC TRONG NÓI TIẾNG ANH

50 Ruels You Must Know Của Cô Lisa Mojsin là đề xuất sáng giá nhất cho các bạn. Cô sẽ chỉ cho
các bạn các nguyên tắc nối âm, lượt âm, thể yếu, thể viết tắt,… rất nhiều nguyên tắc hay ho các bạn sẽ
được học từ đây. Nên tua đi tua lại nhiều lần để hiểu thật rõ nội dung các nguyên tắc, có một thú vị là khi
học bất cứ thứ gì có thể lúc đầu bạn hiểu khác nhưng sau một thời gian tìm tòi, học hỏi bạn xem lại
đoạn clip ngày xưa bạn sẽ ngẫm ra rất nhiều thứ hay ho mà trước kia bạn chưa hiểu được.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
B1- Tìm tài liệu: tài liệu các bạn sử dụng trong phần này, tôi khuyên các bạn nên sưu tập các bài đọc là

các đoạn hội thoại thông dụng cơ bản nhất (tôi thấy nhiều bạn cứ kiếm lung tung vớ cái nào lấy
cái đó hoặc lấy tài liệu từ báo, bản tin,.. sẽ không có hiệu quả vì nhiều từ vựng khó và các từ đó không
phổ biến nên khả năng ứng dụng thực tế không cao). Các đoạn hội thoại này nên có kèm audio, có cả

transcript càng tốt, nếu không có transcript thì bắt buộc phải chịu khó chép ra.
B2- Note nghĩa các từ chưa biết: các bạn nên xem sơ qua coi có từ nào không biết thì note vào.
B3- Đọc để nắm được toàn bộ nội dung.
B4- Note phiên âm: các bạn ghi toàn bộ phiên âm ra kể cả các từ đã biết để tránh trường hợp biết mà chưa
chính xác hoặc đã chắc chắn biết chính xác thì một lần ghi lại là một lần khắc sâu.
B5- Phân tích và đánh dấu các chỗ nối âm, lượt âm, thể yếu, thể viết tắt, ngữ điệu lên, xuống.
B6- Tự đọc theo phiên âm và phân tích.
3





LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

B7- Nghe lần 1 chỉnh sửa lỗi sai.
B8- Nghe lần 2 lặp lại (ở lần này có thể bạn lặp lại chưa khớp với tốc độ của băng hoặc đọc còn sai nhiều),
các bạn tự mình nhìn transcript đọc lại để tự chỉnh lại những lỗi đó, cho băng chạy lần ba và lặp lại cho
đến khi giọng của bạn và người nói phát lên cùng lúc, người ta nói bạn nói, người ta dừng bạn dừng,
người ta lên giọng bạn lên giọng, người ta xuống giọng bạn xuống giọng, tóm lại là hai người cứ như hòa
vào một.
B8- Ghi âm lại giọng của mình và so sánh với giọng người đọc, nếu không giống thì tiếp tục luyện tập.
LƯU Ý:
Khi luyện phần này, sau khi đã đạt đến trình độ đọc được cùng lúc với người đọc trong băng thì bạn nên
nghe thêm vài lần nữa để cảm nhận ngữ điệu và tìm ngữ điệu cho riêng mình.
Quá trình này đòi hỏi rất nhiều công sức và đôi lúc hơi nản nhưng mỗi lúc nản tôi khuyên các bạn nên
nhớ lại lý do mình bắt đầu và tự nhủ mình không thể nào bỏ cuộc vì những công sức đã bỏ ra và vì mình
không thể thua kém người khác được.
BƯỚC 4 CHÉP CHÍNH TẢ
Chép chính tả sẽ giúp các bạn khớp lại phần chữ và phần âm thanh, hơn nữa nó sẽ giúp bạn rèn các lỗi
chính tả khi viết như he do, she live,…
CÁCH TIẾN HÀNH
B1- Tìm tài liệu: các bạn lấy lại các bài hội thoại ở bước trên.
B2- Bạn cho băng chạy, nghe cỡ một đến hai câu tùy trình độ mỗi người thì bấm nút pause để chép lại sau
đó tiếp tục như vậy cho đến cuối bài.
B3- So sánh bài chép với transcript nếu có lỗi thì tiến hành phân tích lỗi, sau đó nghe và chép lại cho đến
khi chính xác thì thôi.

LƯU Ý: B3,4 là các luyện nghe- hiểu và là tiền đề cho phần nói và viết sau này. Nghe, chép nhiều sẽ
hình thành cho bạn phải xạ có cảm nghe đúng và viết đúng.
BƯỚC 5 LUYỆN NÓI
Tôi sắp xếp bước này ở đây, sau các bước trên là vì chỉ khi nào input của bạn đủ nhiều thì bạn mới có từ
vựng, ngữ âm để nói. Nếu ở bước 3 bạn thu thập càng nhiều đoạn hội thoại thì ở bước này các bạn càng dễ
nói vì từ vựng, câu nói, ngữ âm đã có sẵn trong não bộ của bạn hết rồi, bây giờ các bạn chỉ cần kích hoạt
nó thôi. Các bạn lấy các câu trong các đoạn hội thoại trên để áp dụng trong tình huống thực tế luôn để tập
phản xạ, ví dụ như khi gặp các gì đó hoàn toàn ngạc nhiên thì Oh my God luôn hoặc woW hay that’s
amazing!,.. để tập phản xạ.
4




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

LƯU Ý
Giai đoạn này các bạn sưu tập thêm các từ vựng thường gặp trong cuộc sống theo chủ đề như con vật,
đồ dùng trong nhà bếp, trong phòng khách,.. để đa dạng từ ngữ khi nói.
CÁCH THỨC TÌM: Lên google tra rồi chép vào một quyển vở hoặc mua sách từ vựng tiếng anh theo chủ
đề hoặc có thể mua flash card cũng được (flash card vừa có hình ảnh đầy màu sắc vừa có cả phiên âm
để tập đọc mà giá cũng rẻ nữa, hôm bữa tôi thấy bà chị kia mua cho con học, tổng cộng gồm 400 từ
vựng mà có khoản gần 100k à) lưu ý mua các sách hay flash card kiểu này các bạn nên lưu ý phần phiên
âm của nó thường sai lắm, nên chọn kỹ kẻo tiền đi mà kiến thức chẳng vào. Sau khi có từ vựng rồi thì y
như các bước trên các bạn đọc từ theo phiên âm rồi nghe lại chỉnh cho khớp giữa nghe và đọc sau đó là
dùng luôn cho nóng, như thấy xe hơi là nói luôn car, bông hoa thì thốt liền flower, it’s so beautiful (câu
này học trong các đoạn hội thoại)
Giai đoạn này các bạn nên kết hợp luôn với việc học các cấu trúc câu để tăng khả năng diễn đạt khi nói,

học cấu trúc câu nên học theo cách cho ví dụ chứ đừng học công thức như học toán, ví dụ các các học
cấu trúc so sánh hơn chẳng hạn thì với tính từ ngắn bạn học cỡ 5 ví dụ, tính từ dài 5 ví dụ lặp đi lặp lại
các ví dụ trên và áp dụng luôn trong cuộc sống thì cực tốt.
Nói nhiều sẽ tạo thành phản xạ nói và hơn nữa vì các bạn tập cách liên kết từ ngữ nghĩa đến âm thanh
nên sẽ tránh được trường hợp nghe rồi tự dịch trong đầu ra tiếng mẹ đẻ rồi mới nói, làm giảm tốc độ khi
giao tiếp nói
CÁC BƯỚC TĂNG KỸ NĂNG NÓI
B1- Gọi tên những thứ xung quanh (gồm những thứ cụ thể và những thứ trừu tượng) bằng tiếng anh, cái
gì biết rồi thì lúc thấy là bật luôn tiếng anh ra, còn cái gì không biết thì tìm kiếm rồi học tương tự.
B2- Nói những câu đơn giản rồi từ từ tăng độ khó lên bằng cách mở rộng ý ra hoặc sử dụng các cấu trúc
khó. Thông thường ở bước này, trước kia tôi học thì mỗi khi thấy một đồ vật gì tôi sẽ tự trả lời các câu
hỏi sau đây: Nó là cái gì? Hình dạng gì? Màu sắc gì? Của ai? Ai mua? Mua ở đâu? Khi nào? Rẻ hay mắc?
Nhìn nó đẹp hay xấu?,… Nói chung là các bạn cứ dựa trên các dạng câu hỏi WH- question, how long,
how often, how far, how many,… để hỏi rồi tự trả lời, câu trả lời từ đơn giản đến ngày càng dài và phức
tạp hơn với việc chêm thêm nhiều cấu trúc mới, như lúc đầu khi được hỏi cái bông hoa đó như thế nào,
tôi chỉ trả lời đơn giản là nó đẹp hoặc xấu, nhưng sau này khi đã có nhiều từ và cấu trúc tôi sẽ trả lời phức
tạp hơn như xét về màu sắc thì nó đẹp nhưng xét về mùi vị thì mùi nó kinh quá,…bla bla. Các dạng câu
hỏi này bạn có thể tham khảo ngữ pháp về các loại câu hỏi để biết đặt và trả lời cho từng dạng câu hỏi.
Nếu thông thạo kỹ thuật này khi được người ta hỏi những câu hỏi giống hoặc gần giống vậy bạn sẽ biết
cách trả lời và có phản xạ trả lời ngay không chần chừ.
B3- Nói theo chủ đề, ở bước này các bạn nên tìm những chủ đề thân thuộc hằng ngày để nói, đi từ dạng
hỏi liệt kê, mô tả lên các dạng câu hỏi khó hơn đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật nói cao như suy của em về
hiện tượng nóng lên của trái đất hay bình luận về một vấn đề nào đó. Cách thức nói các chủ đề khó thì
trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ bằng tiếng việt để hiểu rõ chủ đề, tiếp theo tìm các bài viết, nói bằng tiếng
5




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU


TRẦN VƯƠNG

anh để học thêm từ vựng cũng như các câu nói hay về chủ đề đó. Kế tiếp các bạn nên dành thời gian suy
ngẫm về chủ đề để hiểu thấu đáo hơn, giúp bài nói có cảm xúc và hay hơn. Sau cùng, bạn học thêm về
các kỹ thuật nói như các bố trí ý, các lập luận,… để bài nói được hay và thuyết phục hơn (những cái này
muốn hiểu kỹ bạn có thể tìm hiểu trên mạng)
BƯỚC 6 TẬP VIẾT THEO CHỦ ĐỀ
Đến đâu các bạn đã có được một lượng từ, câu cũng như cấu trúc nhất định rồi nên viết cũng không khó.
Các bạn cứ đi từ viết những cái linh tinh trong cuộc sống như: ngày hôm nay mình đã làm được gì, mình
gặp ai, mai mình làm gì,… kiểu như viết nhật ký ấy. Rồi từ từ nâng trình lên, lựa chủ đề mà viết. Nhưng
trước khi viết các bài viết trình độ nâng cao các bạn nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật viết bài để bài viết của
mình hay và có sức thuyết phục.
CÁC BƯỚC CÁCH VIẾT THEO CHỦ ĐỀ:
B1- Nên tìm hiểu trước chủ đề đó bằng tiếng việt để có cái nhìn bao quát, nếu đây là chủ đề bạn đã biết rõ
bằng tiếng việt thì có thể bỏ qua bước này.
B2-Tìm tài liệu bằng tiếng anh đọc và học luôn từ vựng mới, các câu nói hay trong chủ đề
B3- Suy nghĩ sâu về chủ đề đó bằng cách tự đặt và trả lời các câu hỏi có liên quan chủ đề đề rút ra được ý
kiến, đánh giá riêng của mình, điều này rất có ích vì nếu làm tốt bước này khi làm bài ta viết sẽ dễ dàng
hơn nhiều (do ta hiểu rõ vấn đề mình đang làm)
B4- Dựa vào nội dung cần viết để đặt tiêu đề, sau đó xác định luận điểm, luận cứ và tùy dạng bài mà xác
định luận chứng riêng.
B5- Viết bài và sửa lại cho hoàn chỉnh.
BƯỚC 7 TĂNG TỐC TỪ VỰNG
Bước này các bạn học thêm các từ vựng, phrase verb, idiom, slang tốt nhất là nên đặt chúng vào ngữ cảnh
để dễ nhớ và hiểu rõ cách sử dụng. Còn học bao nhiêu là đủ thì tùy khả năng từng bạn.
Có một điều bạn nên nhớ khi học từ vựng là nếu học chưa đủ số lần sẽ có hiện tượng học rồi sẽ quên, còn
bao nhiêu là đủ số lần đó thì còn tùy người, có người 5 lần là đủ nhưng có người phải đến 20 lần, thậm
chí 30 lần. Cách học thì có nhiều cách nhưng tôi thấy hiệu nghiệm nhất là học từ vựng theo cách đọc


theo phiên âm, tôi có thói quen là cứ mỗi sáng lấy cuốn từ vựng ra đọc, vừa nhớ cách phát âm vừa nhớ
mặt chữ mà còn nhớ cả nghĩa. Bạn cứ liệt kê danh sách từ muốn học và một quyển vở như khi học phát
âm, ngoài ra còn tìm thêm một số câu ví dụ có từ cần học để hiểu hơn ngữ nghĩa và cách dùng của nó, khi
đọc thì đọc luôn mấy câu ví dụ đó. Ngày nào cũng học thế nào chẳng nhớ, quan trọng là bạn có kiên trì đủ
hay không thôi
Tôi không học theo kiểu âm thanh tương tự, phải liên liên tưởng tưởng đủ kiểu, lúc trước tôi cũng áp dụng
cách đó thử nhưng không hiệu quả vì khi gặp một từ tiếng anh là phải liên tưởng sang các từ trong tiếng
6




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN VƯƠNG

việt rồi lại phải liên kết từ từ tiếng việt sang ngữ nghĩa của từ tiếng anh đó nên cực kỳ tốn thời gian (ví dụ
cat là phải nghĩ đến cát rồi liên tưởng con mèo thường hay làm Bậy ở trong đống cát để nhớ cat có nghĩa
là con mèo), vả lại lúc học ngồi suy nghĩ muốn rụng não mà chẳng biết phải liên tưởng ra sao cho hợp lý.
Hơn nữa cách đó cũng không học kèm theo phát âm được.
Với tôi, học từ vựng cực kỳ đơn giản vừa học từ vừa học luôn phát âm và ngữ nghĩa, ngày nào

cũng đọc, đọc và đọc cỡ 2, 3 trang trong vòng khoảng 15 phút , không cần buộc mình phải nhớ,
cứ gặp mãi sẽ quen và khi quen rồi thì muốn quên cũng khó.
BƯỚC 8 TIẾP TỤC TĂNG TỐC TỪ VỰNG ĐỂ CHẠM MỤC TIÊU ĐỀ RA
Ngoài cách học từ vựng như trên đến giai đoạn này bạn nên tăng từ vựng qua việc đọc sách, báo,..

tùy trình độ, mục đích mà chọn tài liệu cho phù hợp , kiên trì tích lũy từ vựng và cấu trúc câu và
các điểm ngữ pháp từ dễ dần sang nâng cao, có thời gian thì tìm thêm về văn hóa của Anh, Mỹ,..các nước
có tiếng anh là ngôn ngữ chính thức để khi nghe, đọc giúp mình dễ hiểu hơn.

Các bạn hãy nhớ một điều là có từ vựng, cấu trúc câu, ngữ pháp càng nhiều thì bạn càng hiểu

được nội dung bài nói, viết hơn.
BƯỚC NÀY: NẾU,

Ai có chỉ mục tiêu là giao tiếp nói tiếng anh thì thu thập nhiều từ vựng nói nhiều vào, qua các đoạn
hội thoại hằng ngày ấy rồi học như các bước đã hướng dẫn trên.

Ai có mục tiêu giao tiếp tiếng anh văn phòng, thì thu thập nhiều từ vựng tiếng anh văn phòng vào,
lấy những bài đối thoại trong part 3,4 của đề thi Toeic ấy là ok, vì hai phần này chủ yếu nói về các chủ đề
giao tiếp thường xảy ra trong văn phòng.
Tương tự ai mục tiêu tiếng anh ngân hàng thì tìm nhiều từ vựng chuyên ngành ngân hàng, luật thì thu thập
từ vựng chuyên ngành luật,…Riêng chuyên ngành kinh tế, thương mại , tôi gợi ý các bạn nên lấy từ
vựng trong part 5, 6, 7 của Toeic ra mà học vì các part này chủ yếu nói về tiếng anh kinh tể, thương mại.
LƯU Ý: B7,8 sẽ quyết định thời gian chinh phục tiếng anh của bạn từ trình cơ bản sang khác trình độ
cao hơn. Nếu sau khi đã chinh phục xong 6 bước trên, tức là bạn đã có một nền tảng vững chắc ở tất cả
kỹ năng. Ở hai bước sau cùng này tùy mục đích, ngành nghề mà số từ vựng mà các bạn cần học sẽ khác
nhau, tôi không định hướng được thời gian nhưng chỉ biết càng nhiều từ vựng, cấu trúc câu, ngữ pháp (từ
cơ bản đến nâng cao) thì các bạn càng nghe hiểu dễ hơn và nói, viết tốt hơn. Hai bước này mỗi khi học
được một lượng từ nhất định bạn nên quay lại các B5, 6 để luyện nói, viết cho giúp chuyển dần trình độ
nói, viết từ cơ bản sang trình độ cao hơn.

THE END

7




LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU


TRẦN VƯƠNG

P/S: Do đây là công trình nghiên cứu cá nhân nên chắc chắn sẽ có nhều ý kiến, thắc mắc và cũng không
tránh khỏi không mắc lỗi. Vậy nên, nếu có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc, nội dung nào chưa hiểu rõ thì
các bạn vui lòng inbox facebook cho tôi hoặc gửi Mail theo địa chỉ
Trên đây chỉ bao gồm lộ trình học không kèm tài liệu học. Hiện tại tôi đang nghiên cứu soạn thảo tài
liệu nên chưa thể gửi cho các bạn được, mong các bạn thông cảm!. Nếu hoàn thành sớm tôi sẽ gửi cho các
bạn kham thảo sau. Tuy nhiên với lộ trình này các bạn sẽ dễ dàng định hướng được mình đang yếu, mạnh
kỹ năng nào. Nếu kỹ năng nào còn yếu thì rèn luyện thêm, kỹ năng nào mạnh thì tiếp tục nâng trình lên
cao hơn. Lộ trình này đi sâu vào nguyên nhân của vấn đề học ngoại ngữ nên không chỉ dành cho người
mới bắt đầu mà còn dành cả cho các bạn đang ôn luyện Ielts hoặc, Toeic,…; không chỉ dành cho việc học
tiếng anh nói riêng mà còn có thể áp dụng cho cả việc học những ngoại ngữ khác.
***Đối các bạn luyện thi Ielts khi đã có được trình độ cơ bản rồi thì ở các bước 3, 4 bạn cứ lấy các tài liệu
luyện thi ielts mà luyện (muốn từ ?.0 lên ?.0,.. thì kiếm sách về có nội dung giúp tăng điểm Ielts từ ?.0
lên ?.0,.. mà luyện, tôi thấy tài liệu trên mạng đầy rẫy nên không chia sẻ ở đây), sau đó chuyển sang bước
7,8 thu thập từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp dành cho ielts sau đó quay ngược lại bước 5,6 để luyện nói,
viết.***
Sau cùng, chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục mục tiêu ngoại ngữ của mình. Thân gửi các
bạn!
-TRẦN VƯƠNG-

8



×