Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bài Giảng Thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.79 KB, 28 trang )

CHƯƠNG 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1 Tỷ giá hối đoái 1 (Câu 1 trong đề cương chỉ rơi vào phần câu hỏi đúng sai)
 Khái niệm:
Có rất nhiều khái niệm về TGHĐ (Foreign exchange rate -FX rate)

-

Tỉ giá là tỉ lệ quy đổi giữa tiền tệ nước này với tiền tệ của nước khác.
Tỉ giá hối đoái biểu thị sức mua của một đơn vị tiền tệ nước này với đồng tiền của nước khác tại thời gian

-

và địa điểm xác định
Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác vào một thời
gian và địa điểm cụ thể.

Ví dụ: 1 USD = 22.000VNĐ –

đồng USD là đồng tiên yết giá (base currency)
Đồng VNĐ là đồng tiền định giá (pricing currency)

 2 cách biểu thị tỷ giá (đọc hiểu)
-

Biểu thị trực tiếp (Direct quotation): 1 đơn vị NGOẠI TỆ được biểu thị bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ

-

trong nước
Biểu thị gián tiếp (Indirect quotation): 1 đơn vị tiền tệ TRONG NƯỚC bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ



-

nước ngoài.
Ví dụ với cùng 1 loại tỷ giá giữa 2 đồng tiền
Ở Việt Nam công bố 1 USD = 22.000 VNĐ hoặc USD /VNĐ = 22.000 – tỷ giá trực tiếp
Mỹ công bố 1 USD = 22.000 VNĐ – tỷ giá gián tiếp
Chú ý: Nếu công bố tỷ giá kép (gồm cả tỷ giá mua và bán)
Viết BID rate (tỷ giá mua) – ASK rate (tỷ giá bán)
Tỷ giá mua bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ giá bán
Nói mua và bán đứng dưới góc độ ngân hàng chứ không phải khách hàng.
Nếu viết tỷ giá là 0,9389 – 05 sẽ tương ứng với 0,9389 – 0,9405

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ (5 nhân tố)
Chênh lệch lạm phát
giữa các quốc gia

Giả sử, khi chưa lạm pháp, 1 USD = A VNĐ
Ở Mỹ lạm phát x %, Việt Nam lạm phát y%

1 Tiên đoán: Phần cách xác định tỷ giá chéo có thể sẽ rơi vào câu tính toán số cụ thể hoặc đúng sai theo kiểu công
thức

1


 1USD + x% . 1 USD = A VNĐ + y% . A VNĐ
 1 USD (1 + x%) = A VNĐ (1 + y%)
 => Nếu y > x, tỷ giá hối đoái USD/ VNĐ tăng


Cán cân thanh toán
quốc tế
(BOP – Balance of
Payment)

Cung và cầu về ngoại
hối

Mức chệnh lệch lãi suất
giữa các quốc gia
Các yếu tố khác

Có nghĩa là, nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng tiền nước đó bị giảm
giá sức mua mạnh hơn.
_ BOP = Số ngoại tệ thu về - Ngoại tệ chi ra
(Thu do XK, thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch nước ngoài,….
Chi cho hoạt động NK, đầu tư ra ngước ngoài, người dân trong nước đi du lịch
nước ngoài,…)
_ Nếu BOP thặng dư, nghĩa là thu ngoại tệ > chi ngoài tệ
 Cung ngoại tệ > Cầu ngoại tệ => TGHĐ giảm
_ Nếu BOP thâm hụt, nghĩa là thu ngoại tệ < chi ngoại tệ
 Cung ngoại tệ < Cầu ngoại tệ => TGHĐ tăng
_ Nếu BOP cân bằng => TGHĐ tương đối ổn định
_ Mối quan hệ giữa BOP và TGHĐ là mối quan hệ ảnh hưởng 2 chiều
_ Cung và cầu ngoại hối ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:
• Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của BOP:
Nếu cán cân dư thừa dẫn đến khả năng cung về ngoại tệ vượt cầu, và ngược
lại cầu về ngoại tệ có thể vượt cung.
• Thu nhập thực tế của người tiêu dùng một quốc gia
Tăng lên sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng lên, điều này

sẽ làm cho nhu cầu về ngoại hối cũng tăng.
• Những nhu cầu ngoại hối bất thường khác.
_ Ảnh hưởng đến TGHĐ
Nếu Cung > Cầu => TGHĐ giảm
Nếu Cung < Cầu => TGHĐ tăng
Nếu Cung = Cầu => TGHĐ tương đối ổn định
Mqh giữa lãi suất và TGHĐ không phải là mối quan hệ nhân quả
_ Khi lãi suất tiền gửi ở 1 quốc gia tăng
=> thu hút dòng vốn đầu tư ngắn hạn bằng ngoại tệ chảy vào quốc gia này
=> Cung về ngoại tệ tăng > Cầu => TGHĐ giảm
Chính trị, kinh tế, những thay đổi về chính sách, yếu tố tâm lý…

1.3 Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá (6 pp)

Chính sách
chiết khấu

Chính sách
hối đoái
(Exchange
Policy)
Quỹ bình ổn

_ Là chính sách thay đổi lãi suất chiếu khấu mà ngân hàng trung ương áp dụng để
điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.
_ Khi TGHĐ TĂNG cao => NHTW sẽ TĂNG tỷ suất chiết khấu
 Lãi suất tiền gửi tại các NHTM tăng
 Vốn tư bản ngắn hạn = ngoại tệ từ nước ngoài tăng để tìm kiếm lợi nhuận
 Tăng cung ngoại tệ, giảm bớt sự căng thẳng về TGHĐ
_ Chỉ áp dụng tại những quốc gia có tình hình kinh tế - chính trị tương đối ổn định.

_ Mặt khác, chính sách chiết khấu chỉ ảnh hưởng 1 phần đến TGHĐ
Lãi suất
------ko phải mqh nhân quả----
TGHĐ
(chịu ảnh hưởng của quan hệ
(chịu ảnh hưởng của tình hình
cung cầu của tư bản cho vay)
cán cân TT dư thừa hay thiếu hụt)
_ Là chính sách của nhà nước can thiệp TRỰC TIẾP vào cung cầu ngoại hối trên thị
trường để điều chỉnh TGHĐ
_ Muốn tăng TGHĐ, tăng cầu -> dùng đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ
_ Muốn giảm TGHĐ, tăng cung -> tung ngoại hối ra thị trường
_ Điều kiện sử dụng: NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn
Là một biến tướng của chính sách hối đoái. Nhà nước lập ra 1 quỹ với mục đích

2


hối đoái

điều chỉnh TGHĐ.
Có 2 phương pháp lập quỹ bình ổn trên thế giới
• Anh - Hà Lan: phương pháp phát hành trái khoán cho kho bạc nhà nước.
Khi tư bản nước ngoài chạy vào thì bỏ tiền từ quỹ này ra để mua tư bản đó nhằm
ngăn chặn R/E tụt xuống thấp.
Ngược lại khi tư bản chạy ra thì quỹ tung ngoại tệ ra bán lại, số tiền thu được để
mua về những trái khoán đã phát hành. Do vậy ngăn ngừa được R/E lên cao.
• Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ: Dùng vàng để lập quỹ bình ổn.
Khi cán cân chênh lệch thiếu thì dùng vàng bán ra để thu ngoại tệ về nhằm cân bằng
cán cân thanh toán.

Khi tư bản chạy vào nhiều, bán vàng lấy tiền trong nước để mua ngoại tệ nhằm giữ
vững R/E.

_ Là chính sách của NHTW một nước làm giảm giá trị đồng tiền trong nước so với
ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.
_ Khi thực hiện chính sách này, ngân hàng trung ương phải chính thức tuyên bố trên
các phương tiện thông tin đại chúng về việc phá giá đồng tiền nước mình. Phá giá
tiền tệ có những tác động sau:
- Khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đồng thời hạn chế NK, do đó góp
phần cải thiện BOP (cán cân thanh toán), BOT (cán cân Thương mại)
- Khuyến khích nhập khẩu vốn – thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế XK vốn ra
bên ngoài
- Tăng kiều hối.
Phá giá tiền tệ - Khuyến khích du lịch nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài.
(Devaluation) - Là công cụ hỗ trợ cho hàng hóa cạnh tranh trên thị trường. Vì khi phá giá, hàng
hóa xuất khẩu tại các quốc gia khác sẽ rẻ hơn 1 cách tương đối so với thời điểm
chưa phá giá.
* Tuy nhiên, phá giá tiền tệ cũng có những mặt trái tác động nhất định
- lạm phát tăng: giảm tốc độ phát triển kinh tế
- tăng giá hàng nhập khẩu, không có lợi cho người tiêu dùng trong nước
- tăng nợ nước ngoài tính theo đồng nội tệ
- thâm hụt các cân thương mại của các nước đối tác, có thể dẫn đến các biện pháp
trả đũa, trừng phạt,…
- giảm uy tín của đồng tiền / quốc giá
- giảm lòng tin của nhà đầu tư
Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay hạ thấp
TGHĐ của 1 đơn vị ngoại tệ.
Nâng giá tiền Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ
tệ
Ngoài ra nó được áp dụng để

(Revaluation) _ Giảm sức nóng của tăng trường kinh tế sau nhiều năm phá giá
_ Giảm áp lực từ các quốc gia đối tác
_ Tránh tiếp nhận các đồng tiền khác mất giá đang chạy trốn vào nước mình.
_ Nước có đồng tiền sụt giá đối ngoại cao hơn sụt giá đối nội, mà khi bán phá giá
hàng hóa ở nước ngoài vẫn thu được lợi nhuận => Đẩy mạnh XK
Bán phá giá
_ Điều kiện: TGHĐ tăng, giá hàng NK tăng + giá sp sx bằng nguyên liệu NK tăng
ngoại hối
=> sức mua đối nội giảm. Khi dức mua đối nội và đối ngoại tách rời nhau khá xa,
(Dumping)
xuất hiện điều kiện bán phá giá ngoại hối.
(Chính sách phụ �)

3


1.4 Các loại tỷ giá: Căn cứ vào
Phương tiện
chuyển
ngoại hối
Phương tiện
thanh toán

- Tỷ giá điện hối – telegraphic transfer rate (là tỷ giá khi chuyển ngoại hối bằng điện)
- Tỷ giá thư hối – mail transfer rate (là tỷ giá khi chuyển ngoại hối bằng thư, thường thấp

Thời điểm mua bán
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Chế
độ

quản

ngoại hối
Khác

-

hơn tỷ giá điện hối)
Tỷ giá séc (Cheque rate)
Tỷ giá hối phiếu trả ngay (Sight Draft rate)
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn (Usance Draft rate)
Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate)
Tỷ giá tiền mặt
Tỷ giá mở cửa (Opening rate): áp dụng cho giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày
Tỷ giá đóng cửa (Cloasing rate):
Tỷ giá giao nhận ngay (Spot rate): sử dụng trong HĐ mua bán ngoại tệ giao ngay
Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn (Forward rate):
Tỷ giá mua (Buying rate – BID rate)
Tỷ giá bán (Asking rate – ASK rate)
Tỷ giá chính thức (Official rate)
Tỷ giá thả nội tự do (Freely floating rate)
Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed floating rate)
Tỷ giá cố định (Fixed/Pegged rate)
Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá danh nghĩa
Tỷ giá thực tế

1 quốc gia có thể áp dụng TGHĐ cao đối với 1 số loại hàng hóa XK cần phá giá
Thấp đối với hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu
Áp dụng TGHĐ ưu tiên nhất đối với khách du lịch / tư nhân gửi tiền về nước

Trong trường hợp cần thiết có thể nâng TGHĐ với các đồng tiền khác nhằm khuyến khích XK vào khu vực
đó

Tại sao nói, TGHĐ là 1 loại giá cả đặc biệt trong NKT
Mqh giữa TGHĐ và Cán cân Thanh toán quốc tế
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.1 SÉC QUỐC TẾ (CHEQUE/CHECK)
2.1.1 Khái niệm:
Theo công ước Giơ-ne-vơ 1931:

4


-

Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng
trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng đó
để trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ định trên séc

2.1.2 Các bên liên quan

-

Người ký phát séc: là người có tài khoản mở tại ngân hàng, con nợ,…
Người trả tiền séc: : là người thực hiện trích tiền từ tài khoản của người ký phát séc để trả cho người

-


hưởng lợi séc – Ngân hàng mà người ký phát mở tài khoản
Người hưởng lợi séc: Là người được chỉ định trên séc hoặc người cầm séc (chủ nợ, người bán hàng,
…)

2.1.3 Điều kiện phát hành và lưu thông séc

 Hình thức
- Phải lập bằng văn bản và ghi đầy đủ các ghi chú bắt buộc theo luật quy định , ghi bằng mực không phai,
không được ghi bằng mực đỏ.
- Sử dụng 1 loại ngôn ngữ thống nhất. Nếu không có các quyết định nào khác thì thường sử dụng tiếng Anh
để tạo điều kiện thuận lợi cho séc lưu thông rộng rãi.
- Mẫu séc theo quy định (thường sử dụng mẫu do ngân hàng mà người ký phát có tài khoản quy định)
- Số bản gốc: 1 bản duy nhất
 Nội dung
Tiêu đề séc:

Ngày, tháng ký phát
-

Địa điểm ký phát
Số tiền trên séc

Để nhận biết trong lưu thông
Được ghi bằng chữ “Cheque” hay “Check”
Ngôn ngữ cùng ngôn ngữ séc
Theo ULC 1931 & Luật VN: Séc vô hiệu nếu thiếu tiêu đề
Là cơ sở xác định thời hạn hiệu lực của séc
Thời hạn hiệu lực phụ thuộc vào không gian lưu thông của tờ séc
Séc lưu thông trong cùng nước
: 8 ngày

Cùng châu lục : 20 ngày
Khác châu lục : 70 ngày
- Là cơ sở xác định luật điều chỉnh
- Là số tiền nhất định, được ghi đơn giản, rõ ràng, dễ nhìn, không được ghi tỷ suất
lợi tức bên cạnh số tiền phải trả
- Theo quy định
Người ký phát phải có tiền trong tài khoản tại ngân hàng
Số tiền ký phát trên séc ko được vượt quá số dư có trên tài khoản
Nếu không còn tiền, người ký phát séc phải vay ngân hàng
(Theo Công ước Giơ-ne-vơ 1931, người ký phát séc có thể phát séc vào lúc trên tài
khoản không có tiền, miễn sao khi thanh toán thì họ có tiền trên tài khoản là được,
còn nếu không có tiền thì tờ séc vẫn có giá trị nhưng người phát séc phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật)
- Thường ghi vừa bằng chữ vừa bằng số và phải thống nhất
- Khi không thống nhất, tùy thuộc vào quy định của luật điều chỉnh
Theo Luật Việt Nam: séc vô hiệu
Theo ULC 1931: nếu ghi cả bằng số và bằng chữ mà số tiền bằng số và bằng chữ
không giống nhau thì căn cứ vào số tiền bằng chữ, trường hợp chỉ ghi bằng số hoặc
bằng chữ mà 2 lần ghi không thống nhất thì trả theo số tiền nhỏ hơn

5


Địa điểm trả tiền

Người ký phát séc -

Là nơi người hưởng lợi xuất trình séc để nhận tiền
Thường là NH mà người ký phát séc mở TK
Địa chỉ NH thường in sẵn trên mẫu séc

Ghi rõ tên, số tài khoản
Chữ ký phải là chứ ký tay giống hệt với chữ ký của chủ tài khoản/người được ủy
quyền lưu tại ngân hàng
Mệnh lệnh trả - Không được phát hành séc dưới dạng lời đề nghị hay 1 yêu cầu
tiền vô điều kiện
- Các bên khi thực hiện quyền và nghĩa vụ không được đưa ra bất cứ điều kiện nào
- Người trả tiền không được đặt ra bất cứ điều kiện nào liên quan đến việc trả tiền
và giao dịch thương mại. Khi tờ séc hợp lệ được xuất trình, NH phải trả tiền vô
điều kiện
- Chỉ được từ chối thanh toán khi số tiền trên tài khoản của người ký phát không
còn và tờ séc được ký phát trái luật
2.1.4 Các loại séc (7 loại)
 Séc vô danh (Cheque to Bearer): Là loại séc không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho
người cầm séc “Pay to the bearer”. Với loại séc này ai cầm được séc người đó được hưởng lợi.
 Séc đích danh: Là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi và chỉ người này mới lĩnh được tiền. Loại
séc này không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.
 Séc theo lệnh (Cheque to Order): Là loại séc mà nó có ghi rõ trả theo lệnh của người hưởng lợi.
Người có tên sau cụm từ “To order” nếu không chuyển nhượng séc cho người khác thì họ sẽ là
người hưởng lợi. Séc này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu.
 Séc gạch chéo (Crossed Cheque):

-

Loại séc mặt trước của nó có 2 gạch chéo song song.
Mục đích của gạch chéo này là nhằm để không rút được tiền mặt, chỉ dùng để chuyển khoản qua NH.
Người hưởng lợi gạch chéo trên tờ séc gồm 2 loại:

+ Gạch chéo thông thường (không tên- Cheque Crossed generally): Giữa 2 gạch chéo không ghi gì. Với loại
này ngân hàng nào lĩnh hộ cũng được.
+ Gạch chéo đặc biệt (Cheque crossed specially): Ở giữa 2 gạch chéo có ghi một hoặc một vài ngân hàng

nào đó và chỉ có ngân hàng này mới lĩnh được tiền mà thôi. Séc không tên có thể chuyển thành séc có tên
bằng cách ghi tên ngân hàng lĩnh hộ và giữa 2 gạch chéo.
 Séc chuyển khoản (Transferable Cheque): Là loại séc mà ngân hàng phải trích tiền từ tài khoản
của con nợ chuyển sang tài khoản của chủ nợ. Loại này không chuyển nhượng được và không lấy
được tiền mặt
 Séc xác nhận: Là loại séc được một ngân hàng xác nhận trả tiền nhằm đảm bảo khả năng chi trả
của người ký phát séc, tránh phát hành séc khống.
 Séc du lịch (Traveller’s Cheque):

6


-

Là loại séc do ngân hàng phát hành
Được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ở ngoài nước (thuộc khu

-

vực các ngân hàng trả tiền ghi trên séc – ngoài khu vực này, séc không có giá trị).
Người hưởng lợi phải gửi tiền vào ngân hàng.
Trên séc phải có chữ ký của người hưởng lợi, khi lĩnh tiền người hưởng lợi ký tại chỗ. Ngân hàng
kiểm tra nếu phù hợp ngân hàng sẽ trả tiền.

2.1.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán séc qua 2 ngân hàng (từ từ hẵng học, chưa chắc chắn, đang hỏi
cô Mai)
Hai bên ký kết HĐMBQT
(1) Người bán giao hàng và chứng từ TM cho người mua.
(2) Người bán viết giấy ủy thác đòi tiền cùng chứng từ TC gửi NH nhận ủy thác.
(3) NH nhận ủy thác gửi chứng từ TC kèm thư nhờ thu nhờ NH thu hộ thu hộ tiền.

(4) NH thu hộ xuất trình chứng từ TC để đòi tiền người mua.
(5) người trả tiền nhận được chứng từ TC và trả tiền cho NH.
(6) NH thu hộ chuyển tiền cho NH ủy thác.
(7) NH nhận ủy thác trả tiền cho người ủy thác.

2.2 HỐI PHIẾU (BILL OF EXCHANGE – BE)
2.2.1 Khái niệm
 Theo ULB 1930: (tách ra cho dễ học, đi thi viết liền nhé)

-

Hối phiếu là mệnh lệnh vô điều kiện
do 1 người ký phát để đòi tiền người khác
yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến 1 ngày có thể xác định trong tương lai hoặc 1

-

ngày cụ thể trong tương lai
phải trả 1 số tiền nhất định cho 1 người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc
trả cho người cầm phiếu.

* B/E Thương mại: là mệnh lệnh vô điều kiện do người bán (Người XK) ký phát để đòi tiền người mua
(Người NK) , yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến 1 ngày có thể xác định trong tương lai
hoặc 1 ngày cụ thể trong tương lại trả 1 số tiền nhất định cho 1 người nào đó hoặc theo lệnh của người này
trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
 Theo luật Việt Nam:
Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập ra yêu cầu người bị ký phát thanh toán vô điều kiện
một số tiền nhất định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lại.

 Các định nghĩa về hối phiếu đều có các đặc điểm chung sau đây:

- Là 1 chứng chỉ thể hiên mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của người ký phát đối với người bị ký phát
- Có 1 khoản tiền nhất định
- Có thời hạn trả tiền được ghi trong B/E
2.2.2 Đặc điểm của B/E
7


-

Tính trừu tượng: Trên BE không ghi nội dung quan hệ tín dụng hay nguyên nhân phát sinh ra việc lập
BE mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả theo đúng quy định của pháp luật. Khi B/E nằm trong tay người
hưởng lợi thì nó độc lập với Hợp đồng cơ sở.

-

Tình bắt buộc: người trả tiền có nghĩa vụ trả tiền vô điều kiện theo những quy định và điều kiện ghi trên
B/E , trừ trường hợp B/E phát hành trái với luật quy định.

-

Tính lưu thông: Một B/E tùy theo tích chất của nó, có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong
thời hạn hiệu lực của nó. B/E có tính lưu thông vì nó 1 mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, mặt khác nó còn
có tính trừu tượng và bắt buộc.

2.2.3 Các bên liên quan đến BE (đọc để hiểu thêm – không có trong đề cương)
- Người ký phát (Drawer): là người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ liên quan đến XNK hàng hóa
- Người bị ký phát – người trả tiền hối phiếu (Drawee): là người mà B/E được gửi đến cho họ yêu cầu
trả số tiền trên B/E. Đó là người mua, người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ cung ứng bở người
ký phát hoặc người thứ 3 do người nhập khẩu chỉ định. Với hình thức thanh toán L/C, Người bị ký
phát là ngân hàng phát hành L/C, còn đối với hình thức thanh toán nhờ thu, B/E sẽ được ký phát trực


-

tiếp để đòi tiền người nhập khẩu thực sự
Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): là người có quyền nhận số tiền trên hối phiếu. Người
hưởng lợi trước tiên là người ký phát B/E, sau đó là người được người ký phát chỉ định hoặc chuyển

-

nhượng
Người chuyển nhượng: là người chuyển quyền hường lợi hối phiếu của mình cho người khác bằng

-

thủ tục ký hậu. Người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát.
Người cầm phiếu (Bearer) là người có quyền nhận tiền từ hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền. Nếu
hối phiếu không được chuyển nhượng thì người cầm phiếu là người ký phát. Nếu B/E đã được

chuyển nhượng, người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của B/E.
2.2.4 Quy định về hình thức của B/E
-

ULB 1930 và luật VN hối phiếu phải được lập dưới dạng văn bản, có thể có viết tay hoặc đánh máy
toàn bộ hoặc viết tay đối với các khoảng trống trên mẫu (không được viết bằng mực đỏ).

-

Ngôn ngữ : chỉ sử dụng 1 loại ngôn ngữ thống nhất, nếu không có quy định khác, thường sử dụng
tiếng Anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hối phiế.


-

Số bản gốc : Về mặt nguyên tắc, B/E chỉ có 1 bản duy nhất. Tuy nhiên để để phòng sự thất lạc, theo
thông lệ, B/E thường được lập thành 2 bản gốc có giá trị như nhau (Thứ tự các bản được đóng dấu
ngay chính giữa B/E hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ). Bản nào đến trước sẽ có giá trị thanh toán, bản

-

đến sau sẽ vô hiệu.
Không có quy định về mẫu hối phiếu, người phát hành B/E có thể tự chọn mẫu B/E miễn sao không
trái các quy định của luật điều chỉnh.

2.2.5 Quy định về nội dung của B/E
Tiêu đề B/E

− Chính là danh từ “Hối phiếu/ Bill of exchange / Exchange for / Draft”
− Theo Luật thống nhất về Hối Phiếu (ULB 1930) và Luật các công cụ chuyển nhượng
của Việt Nam (2005): tiêu đề là bắt buộc. Nếu không có tiêu đề, B/E sẽ bị vô hiệu.
− Theo luật Anh (BEA) và Mỹ (UCC) : tiêu đề không bắt buộc nhưng nội dung phải có

8


Số hiệu B/E
Thời gian ký
phát

Mệnh lệnh
trả tiền vô
điều kiện


Địa điểm ký
phát
Địa điểm trả
tiền B/E

Thời hạn trả
tiền

Số tiền trên
B/E

Người
hưởng
B/E

lợi

Người
trả
tiển B/E
Người

phát B/E

chữ “Hối phếu” hoặc phải có đầy đủ các nội dung cơ bản của 1 hối phiếu.
Góc bên trái B/E
Là 1 nội dung bắt buộc của Hối phiếu, là
_ Cơ sở tính mốc lúc thành lập Hối phiếu
_ Mốc xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu

_ Căn cứ xác định mốc thời hạn tối đa xuất trình B/E: theo luật, thời hạn tối đa để xuất
trình giấy tờ là 1 năm kể từ ngày ký phát
_ Do B/E là 1 mệnh lệnh do đó không được ký phát nó như 1 yêu cầu với những từ
ngữ như “Please pay to” hoặc “Requesting pay to…” – B/E sẽ bị coi là phạm luật.
_ Đối với người ký phát: Khi đưa ra lệnh không kèm theo bất cứ điều kiện nào làm
tiền đề cho việc trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền.
_ Đối với người trả tiền: Khi Hối phiếu phát hành đúng luật phải thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán mà không được đưa ra bất cứ lý do nào.
_ Không ghi nguyên nhân phát sinh của việc trả tiền vì điều này hạn chế tính lưu
thông của B/E
_ Là cơ sở xác định luật điều chỉnh
_ Nơi ký phát có thể là địa điểm thành lập thực tế hoặc 1 nơi tùy ý do 2 bên thỏa thuận.
_ Trường hợp B/E không ghi nơi ký phát, địa điểm ghi bên cạnh tên của người ký phát sẽ
được coi là địa điểm ký phát,
_ Là nơi mà người hưởng lợi B/E xuất trình hối phiếu để đòi tiền.
_ Phải ghi rõ địa điểm trả tiền trên B/E.
_ Nếu không ghi nội dung này , tùy theo luật điều chỉnh B/E quy định.
+ B/E vô hiệu.
+ Lấy địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người bị ký phát làm địa điểm thanh
toán.
Là nội dung không thể thiếu trên B/E, do 2 bên thỏa thuận. Thời hạn trả tiền có thể là
_ Trả ngay sau khi nhìn thấy (At sight)
_ Trả chậm
+ Trả sau X ngày từ ngày nhìn thấy B/E (At X days after sight)
+ Trả sau X ngày từ ngày ký phát B/E (At X days after B/E date sight)
+ Trả sau X ngày từ ngày ký phát B/L (Ghi kèm theo ngày ký phát B/L).
+ Trả vào 1 ngày cụ thể trong tương lai (on….sight)
_ Là một số tiền nhất định – số tiền rõ ràng, chính xác và không phải qua một nghiệp
vụ tính toán nào là nhỏ nhất.
_ Được ghi cụ thể số tiền và đơn vị tiền tệ

_ Luật thường quy định: Số tiền vừa ghi bằng số và bằng chữ phải thồng nhất với nhau.
Theo ULB và luật Việt Nam:
• Nếu vừa ghi bằng số và bằng chữ những 2 số tiền không thống nhất thì trả theo số
tiền bằng chữ
• Nếu chỉ ghi bằng số hoặc bằng chữ, mà được ghi từ 2 lần trở nên, và số tiền ở 2 lần
không giống nhau thì trả theo số tiền nhỏ hơn
Người hưởng lợi hối phiếu có quyền chuyển nhượng, cầm cố, được trả tiền khi hối phiếu
đến hạn thanh toán. Người hưởng lợi có thể là
_ Người ký phát
_ Người được người ký phát chỉ định.
_ Người được chuyển nhượng B/E.
Với B/E vô danh, chuyển nhượng = cách trao tay
B/E theo lệnh, chuyển nhượng = cách ký hậu
B/E đích danh, chuyển nhượng theo luật quy định
Phải ghi rõ tên và địa chỉ. Tùy vào phương thức thanh toán, ngườu trả tiền có thể là
_ Người nhập khẩu trong thanh toán nhờ thu
_ Ngân hàng mở L/C trong phương thức Thanh Toán TDCT
_ Phải ghi rõ tên, địa chỉ
_ Chữ ký tay (Các chữ ký in, chụp sẽ không có giá trị) của người ký phát ở góc dưới
bên phải B/E phù hợp với chữ ký giao dịch. Người ký phát phải là người có đầy đủ năng

9


lực hành vi dân sự, năng lực pháp lý, thể hiện ý chí của người ký.
_ Nếu việc ký phát thực hiện bởi người được ủy quyền thì sự ủy quyền phải được thể
hiện bằng ngôn ngữ của B/E, ngay bên cạnh chữ ký

2.2.6


-

Một số điều kiện khác để B/E có hiệu lực (đọc thêm)
Điều kiện về chủ thể
Chủ thể tham gia vào cam kết của B/E phải là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân
Đối với tự nhiên nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có giấy phép đăng ký kinh doanh



2.2.7


hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Đối với pháp nhân, phải được thành lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Điều kiện về khách thể
Đối tượng mua bán, giao dịch (hàng hóa hoặc dịch vụ) là hợp pháp
B/E có thể bị từ chối thanh toán nếu ký phát không đúng luật
Nghiệp vụ cơ bản liên quan đến hối phiếu
Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)

-

Là sự cam kết trả tiền của người trả tiền khi B/E đến hạn thanh toán

-

Mục đích của việc chấp nhận: đảm bảo khả năng thanh toán của B/E

-


Chỉ áp dụng đối với B/E kỳ hạn

-

Hình thức chấp nhận: + Ghi trực tiếp lên mặt trước của B/E
+ Ghi lên 1 văn bản riêng

-

Chấp nhận là vô điều kiện, được phép chấp nhận từng phần (ULB 1930)

-

Ngôn ngữ chấp nhận : cùng với ngôn ngữ viết B/E

-

Thời hạn chấp nhận: tùy thuộc vào luật điều chỉnh

• ULB 1930: B/E phải được xuất trình để chấp nhận trong vòng 1 năm kể từ ngày ký phát B/E
• Trên thực tế, B/E chỉ cần được xuất trình trước khi đến hạn thanh toán
• Luật VN : Người bị ký phát thức hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận trong thời gian 2 ngày
-

làm việc kể từ khi B/E được xuất trình.
Người thực hiện việc chấp nhận phải ký tên (và đóng dấu theo quy định của Việt Nam)
Ví dụ: Trong một giao dịch TT bằng L/C, ngân hàng phát hành nhận được B/E kỳ hạn ký phát bởi người
bán, họ sẽ phải tiến hành chấp nhận lên hối phiếu, và thể hiện những nội dung như

Accepted on 15th, Jan, 2018 : được chấp nhận vào ngày 15/01/2018

To mature on 15th, July, 2018: đến hạn ngày thanh toán vào ngày 15/7/2016
Payable at Vietcombank Head Office, Hanoi, Vietnam.: địa điểm trả tại trụ sở chính của Vietcom Bank tại Hà
nội
Accepted by Nguyen Ngoc Ngan as Director: được chấp nhận bởi ông.....

 Ký hậu hối phiếu
-

Ký hậu là 1 thủ tục chuyển nhượng B/E từ người hưởng lợi này sang người khác bằng cách người
chuyển nhượng ký hậu vào mặt sau của B/E và trao cho người đc chuyển nhượng.

-

Hình thức: Ký vào mặt sau của B/E, thể hiện ý chỉ của người ký hậu và ký tên.

-

Ký hậu là vô điều kiện.

10


-

Ngôn ngữ ký hậu cùng ngôn ngữ với B/E.

-

Ý nghĩa:


• Thừa nhận sự chuyển nhượng toàn bộ các quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của B/E cho 1 ng #.
• Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền B/E đối với người hưởng lợi kế tiếp. Tức là đảm
bảo rằng, nếu người trả tiền trên hối phiếu không thanh toán, thì mình sẽ trả tiền cho người đã được ký
hậu (trừ trường hợp ký hậu miến truy đòi).
Một số loại ký hậu và ví dụ
_ Là việc ký hậu chỉ rõ người hưởng lợi tiếp theo của B/E và chỉ có người này mới có
Ký hậu hạn chế
quyền được trả tiền khi B/E đến hạn thanh toán.
(Restrictive
_ Sau khi ký hậu hạn chế, B/E sẽ trở thành loại đích danh và không thể tiếp tục chuyển
Endorsement)
nhượng bằng cách ký hậu
_ Ví dụ: “Pay to Mr. Donald Trump (only)”
_ Là loại không chỉ ra ai là người hưởng lợi tiếp theo của B/E.
_ Sau khi ký hậu, B/E sẽ trở thành loại vô danh, ai cầm phiếu người đó sẽ là người hưởng
Ký hậu để trống
lợi. Việc chuyển nhượng tiếp theo chỉ cần thực hiện bằng cách trao tay.
(Blank
_ Có 3 cách ký hậu để trống: 1. Chỉ ký tên
Endorsement)
2. Pay to…., Ký tên
3. Pay to bearer/holder
_ Việc thanh toán được thực hiện theo lệnh của của người được chỉ định trên hối phiếu.
Nếu người này im lặng, họ sẽ trở thành người hưởng lợi
Ký hậu theo lệnh
Nếu họ ra lệnh trả tiền cho người khácthì người này sẽ trở thành người hưởng lợi
(Order
_ Ví dụ: Pay to the order of Mr Donald Trump, + Ký tên
Endorsement )
Hoặc Pay to A Bank or order

_ Là loại ký hậu phổ biến (vì tính lưu thông cao và an toàn)
_ Là loại ký hậu mà người hưởng lợi kế tiếp sẽ không có quyền đòi tiền người đã ký hậu
Ký hậu miễn truy
TRỰC TIẾP cho mình khi người trả tiền trên hối phiếu không thanh toán.
đòi (Without
_ Được thực hiện bằng cách thêm cụm từ “Without Recourse” vào 1 trong 3 hình thức ký
Recourse)
hậu trên
_ Việc ký hậu chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho 1 người khi người này thực
Ký hậu có điều
hiện quy định được đưa ra bởi người ký hậu. Là hình thức chỉ được áp dụng ở những nước
kiện (Conndition
chịu ảnh hưởng của luật Anh và là loại ít phổ biến. Ví dụ: Payable to my son when he got
Endorsement)
married.

 Bảo lãnh hối phiếu
-

Khái niệm: Là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán B/E cho người hưởng lợi khi phiếu
đến hạn trả tiền.

-

Phí bảo lãnh do người yêu cầu bảo lãnh chi trả

-

Được áp dung để đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh toán của B/E. Hối phiếu thường được bảo lãnh
khi ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền là 1 ngân hàng nhỏ, thiếu uy tín, do đó, cần có một ngân hàng lớn, có

uy tín đứng ra bảo lãnh cho hối phiếu này.

-

Hình thức bảo lãnh: + Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt.
+ Bảo lãnh ghi trực tiếp lên B/E (mặt trước)

-

Ghi cụm từ bảo lãnh (Aval), số tiền bảo lãnh, tên , địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được
bảo lãnh.

-

Nguyên tắc bảo lãnh

+ Bảo lãnh là vô điều kiện.

11


+ Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh.
+ Có thể bảo lãnh từng phần giá trị của B/E.

 Chiết khấu hối phiếu (đọc thêm)
- Là việc các trung gian tài chính mua lại hối phiếu của người hưởng lợi và thực hiện cấp tín dụng cho
-

người hưởng lợi.
Số tiền mà người hưởng lợi nhận được nhỏ hơn giá trị hối phiếu, và sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn thanh

toán hối phiếu, mức độ rủi ro của việc chiết khấu.
Có 2 loại chiết khẩu:
• Miến truy đòi: NH ko thể đòi tiền người bán B/E nếu như người có nghĩa vụ thanh toán không
trả tiền khi đến hạn
• Truy đòi: rủi ro đối với ngân hàng chết khấu thấp hơn, số tiền mà người bán hối phiếu nhận được
từ việc chiết khấu là cao hơn, tuy nhiên, ngân hàng sẽ truy đòi số tiền này, khi người có nghĩa vụ
trả tiền trên B/E không thanh toán khi đến hạn

2.2.8 Các loại hối phiếu
 Theo thời hạn thanh toán:
− B/E trả tiền ngay “ At sight Bill”: khi nhìn thấy người trả
phải thanh toán ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người
hưởng lợi.
− B/E có kỳ hạn (Usance): thanh toán vào 1 ngày trong tương
lại - sau 1 số ngày xác định kể từ ngày ký phát hoặc ngày
nhìn thấy B/E, hoặc 1 ngày cố định.
 Căn cứ vào chứng từ đi kèm theo:
− B/E trơn “Clean Bill” : việc thanh toán Hối phiếu không đi
kèm theo điều kiện nào liên quan đến việc trao chứng từ
hàng hóa.
− B/E kèm chứng từ : Việc thanh toán là điều kiện để trao
chứng từ sở hữu hàng hóa. Nếu người trả tiền thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao chứng từ
để lấy hàng. Loại này có thể gồm 1 trong 2 loại sau
D/A (Documentary Against Accceptance): với B/E trả chậm.
D/P (Documentary Against Payment): với B/E trả ngay
 Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng:
− B/E đích danh : ghi rõ tên người hưởng lợi, không chuyển
nhượng được bằng thủ tục ký hậu.


12


− B/E vô danh: không ghi tên người hưởng lợi, trả cho người
cầm phiếu,“Pay to the bearer”. Ai cầm phiếu người đó được
hưởng lợi. Chuyển nhượng bằng cách trao tay hối phiếu.
− B/E theo lệnh : ghi rõ trả theo lệnh của người hưởng lợi ‘’
Pay to the order of …’’, có thể chuyển nhượng được bằng ký
hậu.
 Căn cứ vào người ký phát Hối phiếu
− B/E Ngân hàng: Là hối phiếu do ngân hàng ký phát cho
ngân hàng đại lý của mình, thanh toán 1 số tiền cho người
hưởng lợ được chỉ định trên hối phiếu
− B/E Thương Mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát
để đòi tiền bên nhập khẩu (nếu trong phương thức thanh
toán nhờ thu) hoặc đòi tiền ngân hàng phát hành (trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ).
− B/E dân sự.
2.3. So sánh Séc và hối phiếu
Hối Phiếu

Séc

−Là phương tiện thanh toán phổ biến dùng trong thanh toán quốc tế
−Là mệnh lệnh vô điều kiện được lập dưới dạng văn bản.
−Thể hiện 1 số tiền nhất định.
Giống
−Đều có tính lưu thông (là loại giấy tờ có giá trị)
nhau
−Đều có tính trừu tượng: không thể hiện nội dung quan hệ tín dụng hay nguyên nhân dẫn

đến việc ký phát, thanh toán.
−Đều có nghiêp vụ kí hậu và bảo lãnh.
Là mệnh lệnh vô điều kiện do 1 người ký Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 khách
phát để đòi tiền người khác, yêu cầu người hàng của NH ra lệnh cho NH trích 1 số tiền
này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một nhất định từ tài khoản của mình ở NH đó để
ngày có thể xác định trong tương lai hoặc trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ
Khái Niệm
1 ngày cụ thể trong tương lai trả 1 số tiền định trên séc.
nhất định cho một người nào đó hoặc theo
lệnh của người này trả cho người khác
hoặc trả cho người cầm phiếu.
Chủ nợ (Người bán, người xuất khẩu, Con nợ (Người mua, người nhập khẩu hay
Người ký
người cung ứng dịch vụ,…)
người sử dụng dịch vụ, hoặc người có nhu cầu
phát
chuyển tiền cho 1 người khác không vì mục
đích thanh toán, trả nợ)
Mục đích
Để đòi tiền người bị ký phát
Để yêu cầu ngân hàng trả tiền cho người chỉ
phát hành
định trên séc hoặc người cầm séc
Người bị ký Ngân hàng hoặc người mua tùy theo Ngân hàng mà người ký phát séc mở tài
phát
phương thức thanh toán.
khoản
Thời hạn trả Bắt buộc phải ghi thời hạn thanh toán (trả Không ghi thời hạn trả tiền (séc trả nay khi
tiền
ngay hay kỳ hạn).

xuất trình).
Mẫu tự chọn
Mẫu séc chuẩn do NH quy định
Hình thức

13


Số bản
Nghiệp vụ
Giá trị

2 bản gốc có giá trị như nhau, bản đến
trước có giá trị thanh toán.
Có nghiệp vụ chiết khấu và chấp nhận (do
có B/E kỳ hạn).
Không vượt quá giá trị L/C

1 bản duy nhất
Không có nghiệp vụ chấp nhận và chiết khấu
do trả ngay.
Không vượt quá số dư trong tài khoản hoặc
hạn ngạch thấu chi.

2.4 Thẻ thanh toán (gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ)
1.1/

Thẻ tín dụng (Credit card)

là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy

tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho
người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch trong kỳ hạn.
1.2/

Thẻ ghi nợ (Debit card or bank card or check card)

là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, cho phép khách hàng có thể rút
tiền từ tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc dùng để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền từ
máy ATM. Thẻ ghi nợ không có quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và chủ thẻ.
1.3/

So sánh
Thẻ ghi nợ

Giống nhau
Thủ tục đăng

Thông tin

Mức chi tiêu
Lãi suất
Phí thường
niên

Thẻ tín dụng

Hình thức thanh toán thay thế cho việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Do Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng kết hợp với các tổ chức phát hành thẻ quốc tế.
Gồm thẻ nội địa và quốc tế.
Dễ dàng, nhanh chóng.

Tương đối khó & tốn thời gian vì cần chứng
minh khả năng tài chính
Bất cứ khi sử dụng thẻ để thanh toán Chủ thẻ được cấp 1 hạn mức tín dụng, khi sử
hay mua hàng thì tiền sẽ bị trừ ngay dụng thẻ thì ngân hàng sẽ thanh toán . Nhưng
trong tài khoản ngân hàng.
sau đó chủ thẻ phải thanh toán hóa đơn cho ngân
hàng trong vòng 30- 45 ngày.
Tùy vào số tiền trong tài khoản ngân
hàng mà chủ thẻ nạp vào.

Theo hạn mức tín dụng riêng được chấp thuận
bởi ngân hàng phát hành. Mức tín dụng này có
thể thay đổi dựa trên điểm tín dụng của khách
hàng.
Không có lãi suất do tiền là do chủ thẻ Nếu một hóa đơn thẻ tín dụng không được thanh
nạp vào.
toán đầy đủ, lãi suất được tính trên số dư nợ và
mức lãi suất thường rất cao.
Miễn phí hoặc phí thường niên thấp Mức phí thường niên từ 200.000 đến 1.000.000
hơn.
VNĐ (300$)

TK liên kết

Yêu cầu có TK liên kết (TK tiết kiệm, Không yêu cầu có TK liên kết.
TK kiểm tra)

Hóa đơn
hàng tháng


Không có

Có, là căn cứ để thanh toán cho Ngân hàng.

Lịch sử tín
dụng

Không ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng

Có thể cải thiện điểm tín dụng của chủ thẻ.

14


CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG
3.1 CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)

 Khái niệm
Là phương thức thanh toán trong đó 1 khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình chuyển 1 số tiền nhất định cho 1 người khác (người hưởng lợi) ở 1 địa điểm nhất định bằng
phương thức chuyển tiền do khách hàng quyết định. Ngân hàng phải thông qua đại lý của mình ở nước
người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

 Các bên liên quan
−Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter/Payer): Là con nợ, người mua, người nhập khẩu
−Người thụ hưởng (Beneficiary/Payee): là chủ nợ, người bán, người xuất khẩu
−Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng tại nước của người yêu cầu chuyển tiền
−Ngân hàng trả tiền (Beneficiary Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền tại nước người
hưởng lợi
1.4/


Quy trình nghiệp vụ (chuyển tiền sau khi giao hàng)

NGÂN HÀNG
TRẢ TIỀN

(4)

NGÂN HÀNG

(5)

CHUYỂN TIỀN
(2)

(6)
NGƯỜI
THỤ HƯỞNG

HĐ MBQT
(1)

(3)

NGƯỜI
CHUYỂN TIỀN

(1) Người XK (người thụ hưởng) giao hàng kèm theo BCT hàng hóa cho người NK
(2) Người NK sau khi kiểm tra hàng hóa thấy phù hợp sẽ viết giấy đề nghị chuyển tiền cùng với những
chứng từ khác theo yêu cầu của Ngân hàng chuyển tiền

(3) Nếu người yêu cầu chuyển tiền có tài khoản tại NH chuyển tiền, NH sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng.
Nếu không, người NK phải mua ngoại tệ của NH
(4) NH chuyển tiền chỉ thị cho NH trả tiền tại nước ngoài (đại lý hoặc chi nhánh của NH chuyển tiền)
chuyển tiền cho người hưởng lợi (chuyển tiền bằng điện, bằng thư hoặc bằng séc của NH)
(5) Hai NH thực hiện quyết toán với nhau (chuyển tiền đối ngoại)

15


(6) NH trả tiền chuyển tiền vào tài khoản của người XK

 Ưu điểm
− Quy trình nghiệp vụ thanh toán đơn giản, nhanh chóng đối
với tất cả các bên.
− Phí dịch vụ thấp nhất trong các phương thức thanh toán
quốc tế.
− Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thực hiện việc
thanh toán mà không bị ràng buộc trách nhiệm đối với nghĩa
vụ của các bên (thanh toán, giao hàng,…). Ngân hàng thực
hiện theo đề nghị của người nhập khẩu và hưởng phí dịch
vụ.
− Chuyển tiền trả trước (một phần hoặc toàn bộ) thuận lợi cho
nhà XK vì nhận được tiền trước khi giao hàng.
− Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà NK vì nhận được hàng
và bộ chứng từ hàng hóa trước khi thanh toán (không sợ bị
thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém
chất lượng)

 Nhược điểm – Rủi ro đối với các bên
- Đối với phương thức chuyển tiền trả sau khi giao hàng:

Có thể xảy ra những tình huống rủi ro cho nhà XK khi nhà NK nhận hàng nhưng không thanh toán,
không nhận hàng và không thanh toán hoặc viện cơ thanh toán chậm (do khó khăn về tài chính hoặc thiếu
thiện chí).
Điều này xuất phát từ việc, chứng từ thương mại đã được người xuất khẩu chuyển cho người NK sau
khi giao hàng, do đó, họ sẽ khó lòng khống chế được việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người mua.
Trường hợp nhà NK không nhận hàng thì nhà XK phải mất chi phí vận chuyển hàng, chi phí lưu kho
bãi, đáu giá hoặc bị lỗ do phải bán rẻ hoặc buộc phải tái xuất.

-

Đối với phương thức chuyển tiền trả trước khi giao hàng:
Nhà NK có thể gặp phải rủi ro khi người bán giao hàng chậm hoặc thậm chí không giao hàng, hoặc

giao hàng không đúng theo hợp đồng – thiếu về số lượng, chất lượng kém,… (do nhà xuất khẩu thiếu thiện
chí) ngay cả khi đã thực hiện thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng.

 Trường hợp áp dụng: Chuyển tiền là phương thức thanh toán không được an toàn đối với người
xuất khẩu, do đó nó ít được sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Song, một số trường hợp vẫn
có thể sử dụng phương thức này:
-

Thanh toán thương mại:

16


• Khi người mua và người bán thực sự tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ phụ thuộc vào nhau (công




ty mẹ-công ty con, công ty đại lý,..)
Đối tượng mua bán dễ tiêu thụ ở thị trường nước ngoài
Chuyển tiền đặt cọc (đảm bảo thực hiện hợp đồng), ứng trước (người mua cấp tín dụng, hỗ trợ 1
phần để người bán thực hiện 1 hợp đồng giá trị lớn.

-

Thanh toán phi thương mại







Chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển kiều hối, chuyển tiền cho du học sinh..
Chuyển tiền phạt, bồi thường
Trả các loại phí dịch vụ khác
Chuyển lãi ra nước ngoài
Chuyển kinh phí hoạt dộng cho các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ thưởng trú ở nước ngoài

3.2 NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT)

 Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, ủy thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người NK trên cơ sở chứng từ do người bán phát hành.
 Các bên liên quan:
- Người ủy thác thu (Principal): là chủ nợ, người bán, xuất khẩu.
- Người trả tiền (Drawee): Là con nợ, người mua, nhập khẩu, có nghĩa vụ trả tiền.
- Ngân hàng nhận ủy thác (Remitting bank): Là ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán hàng qua chỉ thị
nhờ thu.

- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): Là ngân hàng đại lý / ngân hàng chi nhánh của ngân hàng nhận ủy
thác tại nước người trả tiền, thực hiện nghiệp vụ đòi tiền.

 Nhờ thu trơn
Là phương thức TT trong đó, người bán sau khi giao hàng ủy thác cho NH thu hộ tiền từ người mua căn cứ
vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa được gửi thẳng cho người mua không thông qua Ngân
hàng.
Quy trình

NGÂN HÀNG

(3)

NGÂN HÀNG

(6)

THU HỘ

NHẬN ỦY THÁC
(2)

(7)

NGƯỜI ỦY THÁC

(5)

(4)


HĐ MBQT
(1)

NGƯỜI TRẢ TIỀN

(1) Người XK giao hàng và giao trực tiếp chứng từ thương mại cho người NK

17


(2) Người XK ra chỉ thị nhờ thu kèm theo B/E đòi tiền người NK gửi cho NH ủy thác
(3) NH nhận ủy thác phát hành thư nhờ thu (được viết trên cơ sở chỉ thị nhờ thu) và chuyền kèm với B/E cho
ngân hàng thu hộ
(4) NH thu hộ xuất trình hối phiếu đòi tiền người NK
(5) Người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (tùy theo loại hối phiếu)
(6) NH thu hộ chuyển tiền cho NH nhận ủy thác
(7) NH nhận ủy thác chuyển tiền cho người XK

 Nhờ thu kèm chứng từ
Là phương thức TT trong đó người bán sau khi giao hàng ủy thác cho NH thu hộ tiền từ người mua
căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa do mình lập ra. Người XK ủy thác cho NH khống chế BCT
hàng hóa, khi nào người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ cho
người NK đi nhận hàng.
Quy trình

NGÂN HÀNG

(3)
(6)


NGÂN HÀNG
THU HỘ

NHẬN ỦY THÁC
(2)

(7)

NGƯỜI ỦY THÁC

(5)

(4)

HĐ MBQT
(1)

NGƯỜI TRẢ TIỀN

(1) Người XK giao hàng cho người NK theo thỏa thuận hợp đồng
(2) Người XK lập chỉ thị nhờ thu kèm theo BCT hàng hóa (bao gồm cả chứng từ thương mại và chứng từ tài
chính - hối phiếu đòi tiền người NK) gửi đến cho ngân hàng ủy thác
(3) NH nhận ủy thác chuyển thư nhờ thu, BCT hàng hóa và hối phiếu cho NH thu hộ
(4) NH thu hộ xuất trình hối phiếu và BCT bản sao đòi tiền người NK
(5) Người NK kiểm tra chứng từ trên cơ sở hợp đồng. Nếu quyết định nhận hàng thì quy trình tiếp theo sẽ là
- DA (Documentary Againts Acceptance): sau khi người NK chấp nhân TT sẽ được trao chứng từ để nhận
hàng – áp dụng đối với B/E trả sau
- DP (Documentary Againts Payment): sau khi người NK thanh toán sẽ được trao chứng từ để nhận hàng –
áp dụng đối với B/E trả ngay
- DTC (Documentary Against other terms and conditions): sau khi người NK chấp nhận một số điều kiện và

điều khoản khác sẽ được trao chứng từ để nhận hàng.

18


(6) NH thu hộ chuyển tiền cho NH nhận ủy thác
(7) NH nhận ủy thác chuyển tiền cho người XK
* Trường hợp nhà NK không TT, Ngân hàng thu hộ thông báo cho người XK để nhận chỉ thị tiếp theo

 Ưu điểm
− Quy trình nghiệp vụ đơn giản hơn và chi phí thấp hơn
phương thức TT tín dụng chứng từ
− Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng sẽ
khống chế được việc nhận hàng của người mua, việc đòi tiền
thuận lợi hơn

 Nhược điểm – Rủi ro với các bên liên quan
− Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong phương thức
thanh toán nhờ thu, do đó, người bán sẽ không có bất cứ
đảm bảo chắc chắn nào về việc người mua sẽ thực hiện
nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng.
− Đối với phương thức nhờ thu trơn:
Rủi ro cho người XK. Vì chứng từ hàng hóa đã được gửi trực tiếp cho nhà NK, NH không thể khống chế
việc nhận hàng của người mua. Do đó có thể xảy ra trường hợp Nhà NK nhận hàng nhưng không thanh toán,
không nhận hàng và không thanh toán hoặc cố tình thanh toán chậm cho nhà XK
− Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ:


Rủi ro của nhà XK: Dù NH khống chế được việc nhận hàng hóa của nhà nhập khẩu xong vẫn có thể
xảy ra khả năng nhà NK từ chối nhận hàng và không thanh toán.




Rủi ro của nhà NK: không kiểm soát được về chất lượng của hàng hóa thực giao, hoặc người bán có
thể lập bộ chứng từ giả khớp với hợp đồng giao dịch.
− Trong trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng, không
thanh toán, tùy vào các cách giải quyết khác nhau, nhà XK
có thể sẽ phải gánh chịu



Khoản tiền bù lỗ do giảm giá bán để người mua chấp nhận lấy hàng, thanh toán khi đàm phán



Ứ đọng vốn khi đồng ý người NK thanh toán chậm



Chi phí bán lại trên thị trường, dấu giá,…



Chi phí để làm thủ tục tái xuất, chi phí vận tải (nếu là hàng hóa đặc biệt)



Chi phí tiêu hủy,..
 Trường hợp áp dụng
− Khi người mua và người bán thực sự tin cậy lẫn nhau

− Hàng hóa dễ tiêu thụ trên thị trường
− Kết hợp với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

19


3.3 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
 Khái niệm: (đi thi viết liền)
Là một sự thỏa thuận, theo đó,

-

1 NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng)
sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người thứ 3 (người hưởng lợi L/C)
hoặc chấp nhận B/E do thứ 3 ký phát trong phạm vị số tiền đó,
khi người này xuất trình cho NH BCT thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong Thư tín

dụng L/C.
 Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia
− Người xin mở thư tín dụng (Applicant): Là người mua, nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ
− Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Là người bán,
người xuất khẩu hay là người thứ 3 do người hưởng lợi thứ
1 chỉ định
− Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Ngân hàng đại
diện cho người nhập khẩu
− Ngân hàng thông báo (Advising bank): Ngân hàng ở nước
người hưởng lợi
Applicant


Beneficial

Issuing
Bank

Nghĩa vụ
_ Trong thời gian quy định trên hợp đồng, hoặc trước ngày giao hàng
một khoảng thời gian hợp lý, hoàn tất các thủ tục đề nghị mở L/C (ký
quỹ, nộp các giấy tờ cần thiết, …)
_ Phối hợp với NH kiểm tra tính hợp lệ của BCT thanh toán do người
bán gửi đến
_ Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ cho ngân hàng: phí mở L/C, tu chỉnh
(nếu có), ký hậu B/L,…
_ Thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán hoàn lại tiền cho ngân
hàng khi bộ chứng từ bản sao do ngân hàng gửi đến là phù hợp với L/C
_ Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội dung
này của mình.
_ Giao hàng theo quy định của L/C (thời hạn, số lượng,…)
_ Lập bộ chứng từ TT phù hợp với L/C xuất trình đến ngân hàng phát
hành trong thời hạn quy định.
_ Trả phí dịch vụ cho ngân hàng (theo điều kiện phân chia chi phí giữa 2
bên)

- Yêu cầu người làm đơn mở L/C phải nộp các giấy tờ, chứng từ trong
hồ sơ và tiến hành ký quỹ đầy đủ, đồng thời phong tỏa tài khoản ký
quỹ nhằm đảm bảo khách hàng không thể sử dụng số tiền này vào bất
kỳ mục đích gì khác ngoài việc thanh toán cho hàng hóa trong hợp
đồng.
- Thực hiện tư vấn cho người yêu cầu mở L/C về nội dung cũng như
loại L/C thích hợp.

- Lựa chọn ngân hàng thông báo là ngân hàng có quan hệ đại lý với

20

Q
_ Được ngân hàng phát hành
cho lô hàng nhập khẩu.
_ Từ chối thanh toán cho ng
những bất hợp lệ của BCT
NH đã thanh toán cho nhà n
_ Nhận BCT từ ngân hàng
nhận TT

_ Để nghị người mua sửa
những điểm sai khác với hợ
hợp với khả năng thực hiện
_ Từ chối giao hàng nếu L/
đồng đã thỏa thuận hây thi
không được nhà NK chấp nh
_ Quyền được ngân hàng th
bộ chứng từ trong trường hợ
_ Được thanh toán khi đến h
_ Chiết khấu BCT
_ Chỉ định trả tiền cho ngườ
- Được hưởng lợi phí dịch
và những nghiệp vụ liên
mức tín dụng ký quỹ).
- Nếu nhà nhập khẩu khôn
số tiền của L/C, ngân hàn
mở L/C hoặc tiến hành n

cách là người sở hữu hợp
- Từ chối thanh toán nếu b


Advising
Bank

-

mình (nếu hợp đồng không có quy định về ngân hàng thông báo) để - Được miễn trách nhiệm
cùng thực hiện quy trình thanh toán theo L/C.
như chiến tranh, hỏa hoạn
Phát hành L/C theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C, chuyển thư
tín dụng đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo ở nước
xuất khẩu.
Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu và sự chấp thuận của tất cả các bên.
Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu
gửi tới.
Thanh toán cho nhà nhập khẩu nếu bộ chứng từ hợp lệ (bằng cách
thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán đối với L/C trả chậm).
Trả lại bộ chứng từ gốc nguyên vẹn cho người hưởng lợi, đồng thời
chỉ ra tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ khi từ chối thanh toán.
Trao bộ chứng từ gốc cho nhà nhập khẩu để họ lấy hàng sau khi
khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận hoàn trả số tiền trên L/C.
Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển nó một cách nguyên vẹn, kịp thời Được hưởng phí dịch vụ ngâ
tới người xuất khẩu.
Đánh giá ban đầu tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu có sai sót, thông
báo ngay cho người xuất khẩu để kịp thời sửa chữa trong thời hạn
xuất trình của L/C.
Liệt kê các chứng từ của bộ chứng từ và chuyển đến ngân hàng phát

hành.
Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được ủy quyền thanh toán.

21


 Quy trình nghiệp vụ
Người yêu cầu mở L/C
(Applicant)

(1)

(0)

Người hưởng lợi L/C
(Beneficairy)

(4)

(9) (10)

(3)

(5)

(8)

(2)
Ngân hàng phát hành L/C
(Issuing Bank)


(6)
(7)

Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)

(0) Người XK và NK ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thỏa thuận TT bằng thư tín dụng L/C
(1) Nhà NK làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào NH các giấy tờ cần thiết khác, thực hiện ký quỹ theo yêu
cầu để NH phát hành L/C cho người XK hưởng lợi.
(2) NH mở L/C đồng ý phát hành L/C trên cơ sở của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng thông
báo ở nước NK.
(3) NH thông báo chuyển L/C bản gốc (nguyên vẹn) tới cho nhà XK để đối chiếu với hợp đồng, đánh giá khả
năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.
(4) Nhà XK giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).
(5) Người XK lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C xuất trình cho NH thông báo
(6) NH thông báo sau khi kiểm tra sơ bộ BCT thì chuyển toàn bộ chứng từ tới NH phát hành
(7) NH phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:

-

Nếu BCT không phù hợp với L/C thì và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu, từ chối thanh toán đồng
thời chỉ ra tất cả các bất hợp lệ của BCT.
Nếu BCT phù hợp với L/C thấy phù hợp với quy định của L/C thì NH tiến hàng thanh toán (trả ngay,
chấp nhận B/E hoặc cam kết trả tiền khi đến hạn)

(8) NH thông báo thanh toán cho người XK
(9) NH phát hành L/C gửi BCT bản sao cho nhà NK
(10) Nhà NK kiểm tra BCT:


-

Nếu thấy phù hợp L/C thì thanh toán/chấp nhận TT cho NH, sau đó, NH sẽ chuyển BCT gốc (ký hậu vận
đơn nếu cần thiết) để nhà NK lấy hàng
Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà NK có quyền từ chối thanh toán.

 Ưu điểm của phương thức TT TDCT
- Tính an toàn tương đối cao đối với cả 2 bên, người XK và người NK.
- Đối với người XK: Ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền khi xuất trình được BCT phù hợp với L/C
đến ngân hàng. Giảm thiểu rủi ro người mua có ý không thanh toán hoặc bị mất khả năng TT.


-

Đối với người NK: thông qua sự cam kết của NH để tăng lòng tin của người bán, đồng thời họ có thể

-

được NH cấp Tín dụng, TT trước cho bên XK (trường hợp ký quỹ < 100%).
Ngân hàng phát hành khống chế BCT và việc nhận hàng của bên NK, không hoàn toàn rơi vào thế bị


-

động khi nhà NK không TT.
Nhược điểm
Quy trình nghiệp vụ tương đối phức tạp
Phí dịch vụ cao nhất trong số các phương thức thanh toán thông dụng
Chỉ dựa trên BCT mà không dựa vào hàng hóa thực giao, do đó dẫn đến 1 số rủi ro nhất định với các


bên
 Rủi ro với Ngân hàng phát hành (yêu cầu lấy đủ 5 rủi ro)
- Thẩm định tín dụng đối với người yêu cầu mở L/C không kỹ càng, đánh giá sai mức độ rủi ro, không
phát hiện ra những vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp NK dẫn đến tỷ lệ ký quỹ nhỏ, không đủ

-

đảm bảo cho việc thanh toán khi nhà NK mất khả năng TT.
Không phát hiện những bất hợp lệ của BCT do người bán gửi đến trong quá trình kiểm tra, chấp

-

nhận TT cho người XK nhưng sau đó không đòi được tiền nhà NK.
Phát hiện những bất hợp lệ của BCT, tuy nhiên việc gửi trả, chỉ ra tất cả các bất hợp lệ và từ chối
thanh toán đã quá thời hạn kiểm tra (5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được BCT) do đó mất

-

quyền từ chối thanh toán.
Làm mất BCT gốc của khách hàng
Những tình huống bất khả kháng dẫn đến việc hàng hóa đã được giao, đã thanh toán, nhưng người
NK lại không thể lấy hàng (ví dụ hàng hóa là thịt bò, nước XK xuất hiện dịch bệnh, do đó hàng hóa
bị cấm nhập khẩu ngay lập tức, hàng đã được thanh toán trước khi có sắc lệnh cấm Nk nhưng khi đến
cảng đích thì Hải quan không cho phép nhận hàng và bị buộc tiêu hủy hoặc tái xuất, Người XK sẽ

-

viện lý do này để không thanh toán.
Nhà NK gặp khó khăn trong kinh doanh, giá hàng sụt giảm mạnh do đó họ từ chối thanh toán cho
ngân hàng. Lúc này NH hoặc có thể kiện nhà NK hoặc nhanh chóng thanh lý lô hàng, tuy vậy, đây là


2 rủi ro mà 1 tổ chức kinh doanh tài chính như NH không hề mong muốn.
 Rủi ro đối với người xuất khẩu
- Không kiểm tra kỹ khi L/C gốc được gửi đến, do đó không phát hiện ra những điểm khác biệt với
hợp đồng cơ sở đã ký kết chứa đựng sự bất lợi cho mình (ví du, thời hạn giao hạn đã bị rút ngắn so
với hợp đồng, từ cho phép chuyển tải đổi thành không được phép, do đó, theo thói quen, nhà XK
thực hiện giao hàng theo hợp đồng, có khả năng sẽ bị từ chối thanh toán do không đúng với quy định

-

trên L/C)
Nhà XK không nghiên cứu kỹ về những chứng từ yêu cầu của L/C dẫn đến việc không thể xuất trình
được và bị từ chối TT (ví dụ L/C có yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi
của hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mà trong thời gian quy định, nhà NK không

-

có đủ năng lực lấy được chứng từ trên)
Mặc dù giao hàng đúng theo hợp đồng những không lập được BCT phù hợp do nghiệp vụ kém -> bị

-

từ chối TT.
UCP 600 quy định, Ngân hàng phát hành sẽ được miễn trách trong những trường hợp bất khả kháng
như chiến tranh, hỏa hoạn, động đất. Do đó, ngay cả khi xuất trình được BCT hợp lệ đến NH trong


thời hạn quy định nhưng vì những lý do bất khả kháng trên mà ngân hàng mất khả năng TT thì nhà
XK cũng sẽ không được trả tiền.
 Rủi ro đối với người nhập khẩu

- Rủi ro khi đã mở L/C và ký quỹ nhưng người bán không giao hàng
- Người bán lập BCT giả gửi đến cho Ngân hàng, tuy nhiên việc làm giả quá tinh vi, Ngân hàng không

-

thể phát hiện được và được miễn trách thì người NK sẽ gặp rủi ro.
Khó kiểm soát chất lượng hàng hóa thực tế được giao, vì người nhập khẩu phải thanh toán hoặc chấp

-

nhận thanh toán trước khi nhận được BCT gốc từ ngân hàng để nhận.
BCT có bất hợp lệ, người nhập khẩu không phát hiện những bất hợp lệ đã chấp nhận thanh toán, điều
này dẫn đến rủi ro không nhận được hàng hoặc người bán thực chất không giao hàng mà chỉ làm giả

-

BCT
Hàng đã được thanh toán khi BCT được xuất trình là phù hợp với L/C, xong trong quá trình vận
chuyển xảy ra tình huống bất khả kháng, hàng bị mất do tàu gặp bão, trước khi đợi được bồi thường
từ người chuyên chở hay phía bảo hiểm, người mua sẽ phải đối mặt với rủi ro thiếu hàng để sản xuất

hoặc bán lại trên thị trường
 Thư tín dụng:
_ Khái niệm: Là 1 chứng thư do NH lập theo yêu cầu của người NK (người yêu cầu mở L/C) cam kết trả
tiền cho người XK với điều kiện người XK xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của thư tín dụng.
_ Mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng:
Điều 4, UCP 600 quy định về mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng mua bán như sau:
Về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác
mà có thể là cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như

thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng này. Do đó,
Sự cam kết của một NH về việc thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ
nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khiến cáo của người yêu cầu phát hành tín
dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với NHPH hoặc người thụ hưởng.
Ngân hàng phát hành không khuyến khích các cố gắng của người yêu cầu nhằm đưa các bản sao của
hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự thành bộ phận không tách rời của tín dụng.

 Trong lĩnh vực thanh toán, L/C là độc lập với hợp đồng mua bán ngay cả khi L/C có điều khoản dẫn
chiếu đến hợp đồng, tính độc lập vẫn được giữ nguyên.
_ Nội dung cơ bản của thư tín dụng L/C:
Số hiệu L/C

_ Do NH phát hành quy định
_ Tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thư từ, điện tín
_ Phải được ghi và các chứng từ liên quan đến việc thanh toán
Địa điểm phát _ Là nơi NH phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi
hành L/C
_ Liên quan đến luật tham chiếu khi giải quyết tranh chấp (nếu phát sinh)
Ngày phát hành _ Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C


L/C

Loại L/C

Tên, địa chỉ của
các bên có lq

Số tiền trên L/C


Thời gian giao
hàng
Thời hạn hiệu
lực L/C

Thời hạn trả tiền

Thời hạn xuất
trình chứng từ

_ Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người hưởng lợi
_ Là ngày NHPH chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà NK
_ Là ngày xác định một khế ước dân sự giữa NH mở L/C và người NK, là ngày phát
sinh trách nhiệm hoàn trả tiền của nhà NK
_ Là cơ sở xác định thời hạn hiệu lực của L/C
_ Căn cứ để người XK kiểm tra việc mở L/C của nhà NK, đối chiếu với thời hạn quy
định trên hợp đồng (nếu có)
_ Nếu L/C được mở bằng thư: ngày bưu điện đóng dâu
Nếu L/C được mở bằng điện: ngày truyền điện
Theo UCP 600, UCP phải là loại không thể hủy ngang
Bên cạnh đó, có một số loại L/C đặc biệt khác với tính chất, nội dung, quyền lợi,
nghĩa vụ giữa các bên là khác nhau.
Loại L/C là 1 nội dung quan trọng của L/C
Của 4 bên chính và các NH khác nếu có, như
_ Ngân hàng trả tiền (Paying / Negotiating bank): có thể là ngân hàng mở L/C hoặc
ngân hàng khác do NH mở L/C ủy nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền tại nước NK thì NH
trả tiền thường là NH thông báo.
_ Ngân hàng xác nhận: (Confirming Bank): là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân
hàng mở L/C theo yêu cầu của người bán – thường là 1 NH lớn, có uy tín
_ Ghi rõ đơn vị tiền tệ

_ Phải được ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau
_ Số tiền có thể ghi chính xác hoặc có dung sai tùy theo hợp đồng có quy định dung
sai hay không (tuy nhiên, dung sai không áp dụng đối với những mặt hàng có đơn vị
con, cái, đôi, chiếc.
_ Căn cứ vào thời hạn giao hàng trên hợp đồng
_ Thường quy định: ngày giao hàng chậm nhất (latest shipment date)
_ Là thời hạn NH phát hành cam kết trả tiền có điều kiện đối với người hưởng lợi
L/C.
_ Tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hạn L/C
_ Xác định thời hạn hiệu lực phải đảm bảo hợp lý, tránh ứ đọng vốn cho người NK,
tránh gây căng thẳng cho 2 bên và phải đảm bảo 1 số nguyên tắc sau:
 Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C, không được trùng
với này hết hạn L/C
 Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng 1 thời gian hợp lý, thường từ 20-24
ngày.
 Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng 1 thời gian hợp lý, thường ≥ 21
ngày làm việc
_ Nơi hết hạn hiệu lực thường được lấy tại nước XK.
Liên quan đến loại L/C là trả ngay hay trả chậm
_ Trả ngay: Thời hạn trả tiền nằm trong thời hạn hiệu lực
_ Trả chậm: Thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực
(Song B/E kỳ hạn và những chứng từ khác phải được xuất trình để chấp nhận trong
thời hạn hiệu lực của L/C)

_ Chứng từ phải xuất trình trong thời hạn này nhưng không sau ngày hết hạn hiệu lực
của L/C
_ Nếu trong L/C không quy định thì ngày xuất trình phải trong vòng 21 ngày kể từ
ngày giao hàng nhưng vẫn trong thời hạn hiệu lực của L/C
Các chứng từ _ Vì BCT là tài liệu quan trọng trong TT TDCT, nó sẽ quyết định Nhà XK phải xuất
phải xuất trình

trình những loại chứng từ nào, và liệu NHPH có thanh toán cho nhà XK hay không,
vì thế đây là điều khoản then chốt của L/C.
_ Quy định về: Loại chứng từ, số lượng chứng từ (bản sao, bản gốc), cơ quan phát
hành, nội dung khác (ví dụ: ký hậu,…)
_ Có thể bao gồm cả chứng từ hàng hóa và chứng từ tài chính.


×