Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHONG TRÀO dân tộc dân CHỦ ở VIỆT NAM từ năm 1919 đến năm 1925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.93 KB, 11 trang )

Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919
ĐẾN NĂM 1925
(2 tiết)
I)
Mục tiêu bài học.
1) Kiến thức.
- Giúp học sinh biết được chính sách tăng cường khai thác Việt Nam của thực
dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2. Thấy được sự biến
đổi về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục ở Việt Nam.
- Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kỳ này (Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài).
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 – 1925 và tác động với
Cách mạng Việt Nam.
2) Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích sự biến đổi về mặt kinh tế đã tác động tới xã hội, từ
đó rút ra được mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn phản
động tay sai.
- Phân tích, đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc.
3) Tư tưởng tình cảm.
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước.
- Bồi dưỡng cho học sinh long yêu mến, sự kính trọng Nguyễn Ái Quốc.
II)
Thiết bị và tư liệu dạy học


1) Thiết bị
- Hình ảnh vềxưởng đóng tàu Ba Son.
- Hình ảnh về Tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin.
- Hình ảnh về Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Hình ảnh về Đại hội Tua (Pháp) 1920.
- Hình ảnh chân dung một số nhà hoạt động yêu nước cách mạng tiêu biểu.
2) Tư liệu dạy học.
- SGK Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục.
- Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II (1858-1945), NXB Giáo dục.
III) Tiến trình dạy học.
1) Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày về xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.
3) Giới thiệu -bài mới.


-

Những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất và tác
động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tạo ra
những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 cũng có
bước phát triển mới.
4) Tổ chức dạy học
-

-

-


-

Hoạt động giữa GV và HS
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất đã để lại hậu quả nặng nề
cho các nước tư bản Châu Âu.
Mặc dù là một nước thắng
trậnnước Pháp bị thiệt hại nặng
nề nhất với 1,4 triệu ngừi chết,
thiệt hại về vật chất lên gần 200 tỉ
phrăng. Cách mạng tháng Mười
Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết
ra đời, Quốc tế cộng sản được
thành lập v.v… Tình hình đó đã
tác động mạnh đến Việt Nam.
GV: Trước tình hình đó, để nhanh
chóng hàn gắn vết thương chiến
tranh và khôi phục nền kinh tế.
chính quyền thực dân Pháp thực
hiện chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ hai ở Đông Dương mà
chủ yếu ở Việt Nam. Chương trình
này được được triển khai từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong
cuộc khai thác này thực dân Pháp
đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô
lớn vào các ngành kinh tế ở Việt
Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (19241929), số vốn đầu tư vào Đông
Dương mà chủ yếu ở Việt Nam lên
khoảng 4 tỉ phrăng.

GV:Các em hãy đọc SGK rồi cho
cô biết về chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ở
Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất?
HS: đọc SGK, rồi trả lời.
GV: nhận xét
GV: Chính sách đầu tư khai thác
nông nghiệp, công nghiệp, đẩy
mạnh hoạt động thương nghiệp,
ngân hàng, giao thông. Các ngành
kinh tế có sự chuyển biến mới song

I)

1)
a)
-

-

b)
-

-

-

Nội dung bài học
Những chuyển biến mới

về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội ở Việt
Nam sau chiến tranh
thế giới thứ nhất.
Chính sách khai thác thuộc
địa lần thứ hai của thực
dân Pháp.
Bối cảnh lịch sử.
Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, thực dân Pháp thực
hiện cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai ở Đông
Dương (chủ yếu là ở Việt
Nam)
Thực dân Pháp tăng cường
đầu tư vốn với tốc độ nhanh,
quy mô lớn vào các ngành
kinh tế.
Nội dung chính sách khai
thác.
Nông nghiệp: Được đầu tư
vốn nhiều nhất, chủ yếu là
cho đồn điền cao su, diện
tích đồn điền cao su mở
rộng, nhiều công ty cao su
ra đời.
Công nghiệp: Pháp chú
trọng đầu tư khai thác mỏ
than, đầu tư thêm vào khai
thác kẽm, thiếc, sắt; mở

mang một số ngành công
nghiệp chế biến.
Giao thông vận tải được
phát triển, đô thị được mở
rộng, dân cư đông hơn.
Thương
nghiệp,
ngoại
thương có bước phát triển
mới, giao lưu nội địa được
đẩy mạnh hơn.


-

-

-

vẫn rất hạn chế, kinh tế Việt Nam
vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và
Đông Dương vẫn là thị trường độc
quyền của tư bản Pháp.
GV:Nông nghiệp là ngành được
thực dân Pháp chú trọng đầu tư
khai thác nhiều hơn cả. Năm 1924
số vốn bỏ vào nông nghiệp là 52
triệu phrăng, đến năm 1927 lên tới
400 triệu phrăng. Với số vốn đó
thực dân pháp ra sức cướp đoạt

ruộng đất của nhân dân ta để lập
đồn điền (đến năm 1930 có 1,2
triệu ha đồn điền). Hầu hết các đồn
điền đều được sử dụng để trồng lúa
và cây công nghiệp như chè, cao
su, cà phê.Các hoạt động kinh
doanh cao su tập trung chủ yếu ở
ba công ty lớn: Công ty đất đỏ,
công ty trồng cây nhiệt đới và công
ty Michelin.
GV:Công nghiệpcũng được tăng
cường đầu tư vốn và mở rộng quy
mô sản xuất. Tư bản pháp cũng
tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư kha
thác mỏ, trước hết là mỏ than.
Ngoài than đá, các cơ sở khai thác
mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ
sung thêm vốn, công nhân và đẩy
nhanh tiến độ khai thác. Bên cạnh
công nghiệp khai khoáng, các
ngành công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến vào thời kì này
cũng khá phát đạt. Công nghiệp
Việt Nam vẫn là một nền công
nghiệp dịch vụ và phục vụ (chủ
yếu sản xuất các hàng tiêu dung và
cung cấp nghuyên liệu cho công
nghiệp chính quốc), nên chịu sự lệ
thuộc nặng nề vào thực dân Pháp
và thị trường nước ngoài.

GV: Để đáp ứng yêu cầu của công
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai, ngành giao thông vận tải tiếp
tục được tăng cường đầu tư vốn và
các trang thiết bị kĩ thuật. Tính đến
năm 1931, Pháp đã xây dựng được
2389 km đường sắt trên lãnh thổ

-

Ngoài ra Pháp còn thực hiện
chính sách tăng thuế.
Ngân hàng Đông Dương
nắm quyền chỉ huy kinh tế
Đông Dương.


-

-

-

-

Việt Nam. Năm 1930 đã mở được
gần 15000 km đường quốc lộ và
đường liên tỉnh, riêng đường rải
nhựa mới có khoảng vài nghìn km.
Ngoài ra một số hải cảng mới như

Hòn Gai, Bến Thủy đang được xúc
tiến xây dựng. Có thể nói vào
những năm 30 và 40 của thế kỉ
XX, Đông Dương là một trong
nhuwcng nơi có hệ thống đường
giao thong tốt nhất ở khu vực
Đông Nam Á.
GV: Do việc tăng cường đầu tư
phất triển kinh tế, ngành thương
nghiệp mà trước hết là ngoại
thương vào thời kì này có bước rõ
rệt so với thời kì trước chiến tranh.
Cán cân thương mại thời kì này
tương đối ổn định, thậm chí có xu
hướng xuất siêu. Việt Nam tăng
cường mở rộng quan hệ buôn bán
với nhiều nước khác nhau như
Anh, Đức, Mĩ, Italia và một số
nước ở khu vực Đông Nam Á. Tuy
nhiên bạn hàng chính của Việt
Nam vẫn là Pháp. Đi liền với hoạt
động ngoại thương việc buôn bán
thị trường nội địa cũng được tăng
cường so với trước. Quan hệ giao
lưu kinh tế, mua bán hàng hóa giữa
các tỉnh các miền rong nước cũng
được đẩy mạnh.
GV:Thuế: Tiếp sau đó là các đạo
luật thuế quan qua các năm 1887,
1892, 1910, 1913 và 1928; chính

quyền thực dân ra một nghị định
mới nhằm đánh thuế nặng vào
hàng hóa của nước ngoài, nhất là
hàng của Trung Quốc và Nhật Bản.
GV: Đóng vai trò tổ chức và chi
phối hầu hết các hoạt động kinh tế,
tài chính ở Việt Nam trong thời
gian này vẫn là Ngân hàng Đông
Dương. Ngoài việc nắm độc quyền
phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
GV:Đặc điểm nổi bật của toàn bộ
cơ cấu kinh tế Việt Nam thời thuộc
địa là sự phát triển mất cân đối:


-

-

-

-

nền công nghiệp nặng nề, cổ hủ
baeen cạnh nền công nghiệp mỏng
manh, rong công nghiệp ngành
khai mỏ chiếm phần lớn công việc
kinh doanh, các ngành sản xuât
công nghiệp khác như hóa chất,
luyện kim, cơ khí, năng lượng thì

hầu như không phất triển.
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, cùng với việc thực hiện chính
sách khai thác thuộc địa, thực dân
Pháp còn tăng cường chính sách
cai trị ở Đông Dương. Bộ máy
quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù
được tăng cường và hoạt động ráo
riết.
GV: Do tác động của chính sách
khai thác thuộc địa, các giai cấp ở
Việt Nam có những chuyển biến
mới.
GV:Các giai cấp ở Việt Nam có sự
chuyển biến như thế nào dưới sự
tác động của của chính sách khai
thác thuộc địa của Pháp?
HS: đọc SGK, trả lời.
GV: Nhận xét:
 Giai cấp địa chủ phong
kiếnvẫn không bị suy giảm
trái lại còn được củng cố,
phát triển lớn mạnh hơn
trước. Thế lực đó được củng
cố vững chắc thông qua
dưới sự che chở của thực
dân Pháp. Một bộ phận tiểu
và trung địa chủ tham gia
chống Pháp và tay sai.
 Giai cấp nông dân là thành

phần chiếm đại đa số trong
xã hội, khoảng 90% dân số
nhưng chỉ có trong tay 42%
diện tích ruộng đất canh tác.
Họ bị bốc lột nặng nề,
nhưng lại không có lối
thoát. Một số bị bần cùng
hóa. Đó là con đường bần
cùng không lối thoát của
nông dân Việt Nam dưới

2) Chính sách chính trị, văn
hóa, giáo dục của thực dân
Pháp.
(Giảm tải)
3) Những chuyển biến mới về
kinh tế và giai cấp xã hội ở
Việt Nam.
a) Kinh tế.
- Với cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai, nền kinh tế của
tư bản Pháp ở Đông Dương
có bước phất triển mới: kĩ
thuật và nhân lực được đàu
tư. Tuy nhiên kinh tế Việt
Nam phát triển mất cân đối,
lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào
kinh tế Pháp.
b) Xã hội.
- Các giai cấp và xã hội ở Việt

Nam có những chuyển biến:
 Giai cấp địa chủ: Tiếp
tục phân hóa. Một bộ
phận tiểu và trung địa
chủ tham gia chống Pháp
và tay sai.
 Giai cấp nông dân: bị
tước đoạt ruộng đất, bị
bần cùng và mâu thuẫn
gay gắt với đế quốc và
phong kiến. Họ là một
lực lượng cách mạng to
lớn của dân tộc.
 Giai cấp tiểu tư sản:
Phát triển nhanh về số
lượng. Họ có tinh thần
dân tộc, chống Pháp và
taysai. Bộ phận học sinh,
sinh viên, trí thức hăng
hái đấu tranh vì độc lập,
tự do của dân tộc.


thời Pháp thuộc. Mâu thuẫn
hết sức gay gắt với đế quốc
và phong kiếntay sai. Nông
dân là một lực lượng cách
mạng to lớn của dân tộc.
 Giai cấp tiểu tư sảnthời kì
này cũng ngày càng đông

đảo cùng với quá trình mở
mang các đô thị, tăng cường
đầu tư phất triển kinh tế và
giáo dục. Họ bao gồm các
thị dân, thợ thủ công và học
sinh-trí thức, với địa bàn cư
trú chủ yếu là ở các thành
thị. Nhạy cảm với thời cuộc
và tha thiết canh tân đất
nước, nên hăng hái đấu
tranh vì độc lập, tự do của
dân tộc.
 Giai cấp tư sảntrước chiến
tranh thế giới thứ nhất mới
chỉ là một tầng lớp nhỏ bé
kinh doanh chủ yếu trong
lĩnh vực thương nghiệp,
hoạt động sản xuất còn hạn
chế. Từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất, hoạt động
kinh doanh của tư sản Việt
Nam được mở rộng và có
quy mô lớn hơn. Tuy nhiên
địa vị kinh tế của tư sản Việt
Nam còn rất nhỏ yếu và
thấp kém so với tư bản nước
ngoài cũng như so với toàn
bộ nền kinh tế. Một số nhà
tư sản như Trương Văn Bền,
Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái

Bưởi, Lê Phát Vĩnh. Dần
dần phân hóa thành hai bộ
phận: + Tầng lớp tư sản
mại bản ngày càng đông
đảo thêm cùng với tốc độ
đầu tư của tư bản Pháp. Có
quyền lợi gắn chặt với đế
quốc, phong kiến. + Tầng
lớp tư sản dân tộc sau chiến
tranh thế giới thứ nhất có
bước phát triển vượt bậc về

 Giai cấp tư sản: ra đời
sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, số lượng ít, thế
lực kinh tế yếu. Dần dần
họ phân hóa thành 2 bộ
phận:
+ Tư sản mại bản: Có
quyền lợi gắn chặt với đế
quốc, phong kiến.
+ Tư sản dân tộc: Kinh
doanh độc lập, có
khuynh hướng dân tộc
và dân chủ.
 Giai cấp công nhân:
ngày càng phát triển. Họ
bị đế quốc, tư sản bóc lột
nặng nề. Họ có quan hệ
gắn bó với nông dân,

được kế thừa truyền
thống yêu nước và sớm
chịu ảnh hưởng của trào
lưu cách mạng vô sản.
Có tinh thần yêu nước
mạnh mẽ, vươn lên
thành giai cấp lãnh đạo
cách mạng.
 Những mâu thuẫn chủ yếu
trong xã hội Việt Nam càng
sâu sắc, trong đó chủ yếu là
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với đế quốc Pháp và
bọn phản động tay sai.


cả số lượng và thế lực kinh
tế. Kinh doanh độc lập và có
khuynh hướng dân tộc và
dân chủ.
 Giai cấp công nhân Việt
Namngày càng phát triển.
Đến năm 1929 số lượng
công nhân có trên 22 vạn
người. Bộ phận đông nhất là
công nhân đồn điền. Trình
độ văn hóa của họ rất thấp,
số người mù chữ khá đông.
Giai cấp công nhân Việt
Nam đã sớm giác ngộ ý

thức giai cấp và nhanh
chống vươn lên nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc
 Như vậy từ sau chiến
tranh thế giới thứ
nhất đến cuối những
năm 20, nước Việt
Nam đã diễn ra
những biến đổi quan
trọng về kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo
dục. Mâu thuẫn trong
xã hội Việt Nam
ngày càng sâu săc,
trong đó chủ yếu là
mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân ta với
thực dân Pháp và
phản động tay sai.
Cuộc đấu tranh dân
tộc chống đế quốc và
tay sai tiếp tục diễn
ra với nội dung và
hình thức phong phú

-

GV: Hoạt động của tư sản đòi


II)

Phong trào dân tộc dân
chủ ở Việt Nam từ năm
1919 đến năm 1925.
1) Hoạt động của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh và
một số người Việt Nam
sống ở nước ngoài.
(Giảm tải)
2) Hoạt động của tư sản, tiểu
tư sản và công nhân Việt
Nam.


-

-

-

-

-

-

quyền tự do dân chủ, chống độc
quyền của tư bản Pháp, cổ vũ
người Việt dùng hàng của người

Việt, chấn hưng nội hóa. Một số tư
sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra
Đảng Lập hiến (1923). Đảng này
đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do,
dân chủ. Nhưng khi được thực dân
Pháp nhượng bộ một số quyền lợi
thì họ lại thỏa hiệp với chúng.
GV: Các tổ chức yêu nước và dân
chủ như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội
Phục Việt, Đảng Thanh niên… đã
lần lượt ra đời (đại biểu là Tôn
Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần
Huy Liệu, Nguyễn An Ninh).
GV: Tầng lớp tiểu tư sản, nhất là
sinh viên, học sinh, viên chức, trí
thức, nhà báo đấu tranh đòi quyền
tự do dân chủ, truyền bá tư tưởng
tiến bộ và cách mạng.
GV: Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt
ra đời. Báo tiếng Pháp có các tờ
Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà
quê. Báo tiếng Việt có Hữu Thanh,
Tiếng dân, Đông Pháp thời báo…
Một số nhà xuất bản tiến bộ như
Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường
học thư xã (Sài Gòn), Quan hải
tùng thư (Huế).
GV: Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm
quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội
Châu, lễ truy điệu Phan Châu Trinh

đã thu hút hàng vạn người ở đô thị
tham gia. Nhũng sự kiện đó đã thể
hiện hoạt động sôi nổi của tiểu tư
sản trong phong trào dân tộc dân
chủ 1919-1925.
GV: Cuộc đấu tranh của công nhân
đẫ diễn ra ở một xí nghiệp, khu
mỏ, tiêu biểu là cuộc bãi công của
công nhân xưởng đóng tàu Ba Son,
đánh dấu sự vươn lên của một giai
cấp mới trong phong trào dân tộc
dân chủ. Đánh dấu bước chuyển
mới của phong trào công nhân từ
tự phát sang tự giác.
GV:Giới thiệu sơ nét về xưởng

a) Hoạt động của tư sản
- Vận động tẩy chay hàng
ngoại, dùng hàng nội.
- Đấu tranh chống độc quyền
cảm Cảng Sài Gòn, độc
quyền xuất cảng gạo tại
Nam Kì.
- Thành lập Đảng Lập hiến
(1923).
b) Hoạt động của tiểu tư sản.
- Thành lập các tổ chức chính
trị (Việt Nam nghĩa đoàn,
Đảng Thanh Niên…)
- Ra nhiều tờ báo tiến bộ

(Chuông rè, An Nam trẻ,
Người nhà quê,…)
- Một số nhà xuất bản tiến bộ
tham gia phát hành sach báo
(Nam Đồng thư xã, Cường
học thư xã…)
- Tham gia các phong trào
đấu tranh: Đòi pháp trả tự
do cho Phan Bội Châu
(1925), cuộc truy điệu và để
tang Phan Châu Trinh
(1926).
c) Hoạt động của công nhân
- Số cuộc đấu tranh của công
nhân ngày càng nhiều hơn,
nhưng còn lẻ tẻ, tự phát.
- Công nhân Sài Gòn – Chợ
Lớn thành lập công hội.
- Tháng 8/1925 công nhân
xưởng đóng tàu Ba Son bãi
công, phản đối Pháp đưa
lính sang đàn ấp cách mạng
Trung Quốc, đánh dấu bước
chuyển mới của phong trào
công nhân từ tự phát sang tự
giác.


-


-

-

-

Ba Son được thành lập 1864 là
cơ sở chuyên đóng và sửa chữa
tàu thủy vào loại lớn nhất của
thực dân Pháp ở Việt Nam. Công
nhân được hưởng một số chế độ
ưu đãi hơn các nơi khác, như
được hưởng ngày làm 8 giờ,
lương cao, công việc ít vất vả
hơn; vào tháng lĩnh lương hằng
tháng công nhân được nghỉ việc
trước 30 phút.
GV: Cho HS xem hình về Hành
trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc
GV: Vào cuối cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất, khoảng cuối năm
1917, Người từ nước Anh trở lại
Pháp. Năm 1919, Người gia nhập
Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến
bộ chủ trương chống lại các chính
sách áp bức bóc lột của thực dân
Pháp ở các thuộc địa.
GV: Tháng 6/1919, nhân dịp các
nước thắng trận trong chiến tranh

thế giới thứ nhất họp tại Hội nghị
Vécxai ở Pháp. Nguyễn Ái Quốc
gửi tới Hội nghị Bản yêu sách nhân
dân An Nam để tố cáo chính sách
thực dân Pháp và đòi Chính phủ
Pháp phải thực hiện quyền tự do,
dân chủ, quyền bình đẳng và quyền
tự quyết của dân tộc Việt Nam.
GV: Vào những năm 1920, Nguyễn
Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn
đè dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ
quan Trung ương của Đảng Cộng
sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã tìm
thấy con đường cứu nước. Cũng từ
đây, người hoàn toàn tin theo
Lênin.
GV:Cho học sinh xem hình về
toàn cảnh Đại hội Tua.
GV: Tại Đại hội lần thứ 18 của
Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua vào
cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái
Quóc đã bỏ phiếu tán thành gia

3) Hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất
Thành trở lại Pháp.
- Năm 1919, Người gia nhập

Đảng Xã hội Pháp.
- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái
Quốc, Người gửi tới Hội
nghị Vécxai Bản yêu sách
của nhân dân An Nam đòi
các quyền tự do, dân chủ,
bình đẳng cho dân tộc Việt
Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc
bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đè
dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin.
- Tháng 12/1920, tham dự
Đại hội Đảng Xã hội Pháp,
bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế Cộng sản và thành
lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, lập Hội Liên
hiệp thuộc địa ở Paris.
- Người tham gia sáng lập báo
Người cùng khổ, viết bài
cho báo Nhân đạo, đặc biệt
biên soạn cuốn Bản án chế
độ thực dân Pháp.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái
Quốc đi Liên Xô dự Hội
nghị quốc tế nông dân
(10/1923), Đại hội Quốc tế
Cộng sản lần thứ V (1924).

- Ngày 11/11/1924, Người về
Quảng Châu (Trung Quốc)
trực tiếp tuyên truyền, giáo
dục lý luận, xây dựng tổ
chức cách mạng giải phóng


nhập Quốc tế thứ ba và tham gia
dân tộc Việt Nam.
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây
 Công lao đầu tiên của
là sự kiện đánh dấu trong tư
Nguyễn Ái Quốc: tìm thấy
tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ
con đường cứu nước cho
lập trường yêu nước chuyển sang
dân tộ Việt Nam; chuẩn bị
lập trường cộng sản.
tư tưởng và chính trị cho sự
- GV: Giữa năm 1921 tại Pháp,
ra đời của Đảng Cộng sản
Nguyễn Ái Quốc cùng với một số
Việt Nam.
nhà cách mạng của Angiêri,
Tuyniđi, Ma rốc, Mađagaxca…
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Và để tiến hành tuyên truyền
đường lối và các hoạt động của
Hội, Nguyễn Ái Quốc và những
người lãnh đạo Hội quyết định

sáng lập báo Người cùng khổ
(1/4/1922). Năm 1925, Nguyễn Ái
Quốc cho in tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp ở Pari.
- GV: Tháng 6/1923, Nguyễn Ái
Quốc bí mật từ Pari đến Mátxcơva
(Liên Xô). Người tham dự Đại hội
Quốc tế Nông dân, Đại hội Quốc tế
Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế
thanh niên. Từ ngày 17/6 đến ngày
8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham
dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế
Cộng sản. Tháng 11/11/1924
Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng
Châu (Trung Quốc) để trực tiếp
tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây
dựng tổ chức cách mạng giải
phóng dân tộc cho nhân dân Việt
Nam.
- GV: Như vậy công lao đầu tiên của
Nguyễn Ái Quốc: tìm thấy con
đường cứu nước cho dân tộ Việt
Nam; chuarn bị tư tưởng và chính
trị cho sự ra đời của Đảng Cộng
cản Việt Nam.
5) Củng cố
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ hai. Chính sách khai thác đã tác động đã làm chuyển biến
về kinh tế, giai cấp xã hội ở Việt Nam, bao gồm cả giai cấp địa chủ, nông dân,
tiểu tư sản, tư sản và công nhân. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc

thực dân ngày càng sâu sắc hơn.


-

Sau những năm bôn ba hầu khắp các châu lục trên thế giới, cuối năm 197
Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hộ Pháp (1919).
- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc, Người gứi tới Hộ nghị Vécxai Bản yêu sách
của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt
Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đè
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
- Tháng 12/1920, tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia
nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris.
- Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc
biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân
(10/1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
- Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền,
giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
6) Dặn dò
- Học bài
- Đọc trước bài 13 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm
1930.
- Làm bài tập: Lập niên biểu những họat động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919
đến năm 1925 theo những nội dung sau (thời gian, nội dung hoạt động, ý
nghĩa).




×