Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

những vấn đề dặt ra trong nghiên cứu về các các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của việt nam từ 1986 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.29 KB, 7 trang )

Trong giảng dạy lịch sử những vấn đề dặt ra trong nghiên cứu về các các mặt kinh
tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam từ 1986 -2016?
Phần mở đầu:
Trong quá trình giảng dạy GV cần linh hoạt phân tích hoàn cảnh lịch đặt ra nhiệm vụ cần
thực hiện trong đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phân tích hoàn cảnh lịch sử theo 2 hướng chủ quan và khách quan trong quá trình thực
hiện chủ trương quá độ lên CNXH, phân tích nôi dung đường lối đổi mới về kinh tế, văn
hóa và nền chính trị tác động đến đời sống xã hội.
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990).
Đại hội lần thứ VI (12-1986) mở đầu công cuội đổi GV phân tích nhiệm vụ đặt ra, kết
quả của bước đầu của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đó
nhận xét những khó khăn, yếu điểm, rút kinh nghiệm cho kế hoạch típ theo
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995).
Đại hội lần thứ VII (6-1991) tiếp tục đổi mới, thừa kế và phát huy thành tựu,khắc phục
khó khăn yếu kém và điều chỉnh bổ sung phát triểnđường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự
nghiệp đổi mới tiến lên. Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000).
Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII tổng kết 10
năm thực hiện công cuộc đổi mới, đề ra chủ trương,nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đại hội
khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN, nhấn mạnh: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Về kinh tế: Phài cho học sinh thấy được hoàn cảnh lịch sử mới
Về mặc chủ quan: sau 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội ( 1976-1985 ) nước ta đạt
nhiểu thành tựu, song cũng gặp không ít khó khăn khiến đất nước lâm vào tình trạng
khủng hoảng do:’’ sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách mới, sai
lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực dân’’ để khắc phục khó khăn Đảng và Nhà
nước tiến hành đổi mới.
Về mặt khách quan:


+ thay đổi tình hình thế giới quan hệ giữa các nước do tác động của KHKT


+Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác ->
Đảng và Nhà nước phải đổi mới.
Kinh tế phát triển kéo theo xã hội phát triển:
+ thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân
+ củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Nhưng cũng gặp không ít những khó khăn:
+ Kinh tế phát triển chưa vững chắc, nâng suất thấp. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp
+ Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vài trò chủ đao. Kinh tế tập thể chưa mạnh
+ Hoạt động KHCN chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
+ Tỉ lệ thất nghiệp cao: Đời sống nhân dân nhất là nhân dân, ở một số vùng còn thấp
Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục vươn đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân,
nước mạnh,XH công bằng dân chủ văn minh.

Về văn hóa:

Thời kỳ trước đổi mới
Trong văn kiện Đại hội III của Đảng (9/1930) nêu rõ đường l ối xây d ựng n ền văn
hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Trong ti ến trình xây dựng ch ủ
nghĩa xã hội, Đảng xác định văn hóa- tư tưởng là một cu ộc cách m ạng, ti ến hành
đồng thời và gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan h ệ s ản xuất và cách m ạng khoa
học kỹ thuật. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) xác đ ịnh
“Xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa mới, tuyên truy ền giáo dục ch ủ
nghĩa Mác- Lenin và đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh ch ống t ư t ưởng văn
hóa phản động của chủ nghĩa thực dân và giai cấp bóc lột.” Đại h ội l ần V ch ỉ rõ n ền
văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính
Đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu n ước và ch ủ nghĩa qu ốc

tế vô sản.
Như vây trước đổi mới đường lối văn hóa của Đảng đã hình thành và phát tri ển
trên những nét cơ bản nhất: nêu ra quan niệm về văn hóa gòm các giá tr ị văn hóa và
tinh thần, mục tiêu của văn hóa là phục cụcách mạng, ph ục vụ nhân dân, xác đ ịnh
xây dựng một nền văn hóa mới là một mặt trận… Tuy nhiên vẫn có nh ững h ạn ch ế:
đường lối xây dựng phát triển văn hóa giai đoạn 1955- 1986 b ị chi ph ối b ởi t ư duy


chính trị “nắm vững chuyên chính vô sản” ,à thực chất là nh ấn mạnh đ ấu tranh giai
cấp, đấu tranh 2 phe, 2 con đường…
Trong thời kỳ đổi mới
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đại hội toàn
quốc lần VI của Đảng (12/1986), đã đi đến những nhận thức mới về văn hóa. Vi ệc
coi trọng các chính sách đối với văn hóa thực ch ất là tr ở về tư tưởng c ủa H ồ Chí
Minh. Về vai trò của văn hóa thì không hình thái tư tưởng nào có th ể thay th ế đ ược
văn học và nghệ thuật, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp s ống của
con người. Đại hội cũng đề cao vai trò của văn hóa trong đổi mới tư duy, th ống nh ất
hệ tư tưởng, tạo ra môi trường văn hóa thích hợp cho sự phát triển.
Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan điểm nền văn hóa Vi ệt Nam có đ ặc
trưng tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Cương lĩnh chủ trương xây dựng n ền văn
hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp, phê phán những cái l ỗi th ời
thập kém. Bên cạnh đó còn xác định giáo dục và đào tạo, khoa h ọc và công ngh ệ là
quốc sách hàng đầu. Đại hội VII đến đại hội X ti ếp tục xác định văn hóa v ừa là m ục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nền văn hóa Vi ệt Nam là n ền văn hóa th ống
nhất mà đa dạng, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghi ệp của toàn dân, do
Đảng lãnh đạo. Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát tri ển văn hóa là s ự
nghiệp cách mạng lâu dà.
Do đó nhiệm vụ cụ thể là phải xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn và phát huy
các di sản văn hóa, phát triển s ự nghi ệp giáo dục và đào t ạo, khoa h ọc và công
nghệ. Tóm lại có thể nói, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động

lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Co thể nói nền văn hóa đương đ ại v ới
những giá trị mới sẽ là tiển đề quan trọng đưa nước ta hội nhập vào n ền kinh tế
thế giới. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong bồi thường, phát huy nhân tố con
người và xây dựng xã hội bởi tri thức con người là vô hạn, một n ước có thành tựu
giáo dục cao thì xã hội đó sẽ càng phát triển.
Về xã hội:


Trong giảng dạy lịch sử về xã hội của Việt Nam từ 1986 – 2016 cần chú trọng vào các
điểm sau:
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải
thiện rõ rệt
Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đầu tiên phải kể
đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng
cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ
giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những
nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn
2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm (12), nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp
để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp).
Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình mỗi năm cả
nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động có công ăn việc làm; những
năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung bình hằng năm đạt khoảng 1,4 - 1,5 triệu
người; những năm 2006 - 2010, con số đó lại tăng lên đến 1,6 triệu người. Công tác dạy
nghề từng bước phát triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10% năm
1990 lên khoảng 40% năm 2010 (13).
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ
hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010. Còn theo chuẩn
do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo

chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy,
Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo
vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra (14). Tại


cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số
nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt
Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (15).
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường
lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc
gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết các
tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở
lên) biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006
đến nay, trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao
đẳng và đại học tăng 7,4%. Năm 2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo được Ngân hàng
chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học.
Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật) đã góp
phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách
đổi mới của Đảng và Nhà nước; tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ
nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu,
đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng
tạo về công nghệ tin học.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở rộng đến
khoảng gần 60% dân số. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Tỷ lệ tử vong ở
trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 81% năm 1990 xuống còn khoảng 28% năm 2010; tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm tương ứng từ 50% xuống còn khoảng 20%. Công
tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện, nhiều dịch bệnh hiểm nghèo trước đây đã được

thanh toán hoặc khống chế. Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng
lên 72 tuổi hiện nay.


Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua: từ
0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995; 0,690 năm 2000;
0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007 (16). Nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân
đầu người thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt lên 13 bậc: GDP bình quân
đầu người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ
116/182. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta có xu hướng phục vụ
sự phát triển con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội khá hơn một số nước đang
phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam. Như vậy, tổng quát nhất là chỉ
số phát triển con người (HDI) của nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên
qua các năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học
vấn cao hơn chỉ số về kinh tế.
Tóm lại, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt:
chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những
thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với
tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công
nghệ. Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
quyết định thành công của đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp
phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp
đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn. Thành tựu này được các nước
trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là
một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam./.
• VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình này cái mới và cái cũ
xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn



cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần dần được khẳng định và đưa tới thành
công.
Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn định chính trị xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới, phát triển và chính sự
phát triển đó sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa
lịch sử.
Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn
lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó
đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và
hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất
3



×