Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tổng quan về các vấn đề lịch sử champa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 57 trang )

MỤC LỤC
A. Đề tài
I. Lịch sử mở cõi của các chúa Nguyễn ở phía Nam………….............. trang 6
II. Lịch sử Champa
1. Tổng quan về các vấn đề lịch sử Champa ……..………................... trang 8
2. Văn hóa Sa Huỳnh và cơ sở hình thành văn minh Champa ............... trang 8
3. Chủng tộc và ngôn ngữ……………………………………………... trang 9
4. Các giai đoạn lịch sử Champa…………………………………........ trang 9
III. Kauthara và tháp Po Nagar
1. Kauthara……………………………………………………………... trang 23
2. Tháp Po Nagar………………………………………………………. trang 27
IV. Tháp PoSah Inư (Tháp Chăm Phố Hài)…….……………………...... trang 46
V. Trường Dục Thanh và thấy giáo Nguyễn Tất Thành
1. Vài nét về trường Dục Thanh tại Phan Thiết – Bình Thuận…………. trang 52
2. Trường Dục Thanh và những ngày tháng gắn bó của thầy giáo Nguyễn Tất Thành………
trang 56
3. Ngôi trường cổ kính theo dòng chảy lịch sử đến nay……………… trang 60
B. Tài liệu tham khảo………………………………………..............… trang 63

A. ĐỀ TÀI

~

1

~


I. Lịch sử mở cõi của các chúa Nguyễn ở phía Nam
Năm Canh Ngọ (1570) Nguyễn Hoàng được vua Lê cử kiêm lãnh hai xứ Thuận Hóa và
Quảng Nam,Thuận Hóa có 9 huyện và 3 châu, Quảng Nam có 3 phủ 9 huyện. Năm 1602


Nguyễn Hoàng lập phủ trấn dinh ở Quảng Nam, sai người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên
làm trấn thủ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời thủ phủ vào Kim Long, bên bờ sông Hương và
Phú Xuân - Huế ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình mở cõi của dân tộc Việt
Nam. Đối với vùng đất Nam Bộ cho đến thế kỷ XVII vẫn còn hoang vu, mà nhà truyền giáo
Alexandre de Rhode đã mô tả “quạnh hiu, hoang mạc” và chú thích “không có vật gì thuộc về
sự sống”, cuốn Phủ biên tạp lục cũng khẳng định: “…từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa
Tiểu, cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm” . Trong một thời gian khá dài (từ thế
kỷ XIII đến thế kỷ XVII), vùng đất Nam Bộ “hình như đang ở trong quá trình hoang hóa do
sự tan rã cơ cấu dân cư. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số vùng Vũng
Tàu- Bà Rịa, Prei Nokor, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thất Sơn,… Trừ một vài nhóm lẻ tẻ người
Khmer nghèo khổ đi tìm cuộc sống … [10]
Năm 1611, quân Chăm pa đánh ra phía bắc đèo Cù Mông (Bình Định), chúa Nguyễn
Hoàng sai chủ sự là Văn Phong đem quân đánh chiếm vùng đất từ đèo Cù Mông cho đến núi
Thạch Bi của Chămpa và đặt làm phủ Phú Yên. Giao cho Văn Phong làm lưu thủ. Văn Phong
lâu năm ở Phú Yên, kết thân với người Chăm đã dùng quân Chăm chống lại chúa Nguyễn, bị
Nguyễn Phúc Nguyên cử phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đem quân đánh dẹp, lập ra dinh Trấn
Biên. Lương Văn Chính là người có công đầu trong việc chiêu tập lưu dân khai khẩn đất
hoang lập ra nhiều thôn ấp của người Việt, nhanh chóng biến toán bộ khu đất mới được tích
hợp vào đất Đàng Trong thành địa bàn căn bản của chúa Nguyễn. [10]
Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho quốc vương Chân
Lạp Chey Chettha II, trở thành hoàng hậu của vương triều Chân Lạp. Dưới sự bảo trở của
hoàng hậu Ngọc Vạn, cư dân Việt từ vùng Thuận-Quảng vào làm sinh sống ở lưu vực sông
Đồng Nai ngày một đông thêm. Và đây chính là cơ sở thuận lợi cho chúa Nguyễn từng bước
hợp pháp hóa kiểm soát của mình một cách hòa bình đối với vùng đất đã được người Việt tồ
chức khai khẩn.
Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên đã thương lượng thành công với quốc vương Chân
Lạp Chey Chettha II, tiến hành thành lập hai thương điếm là Prei Nokor (Tên gọi cũ của Sài
Gòn, ở vị trí tương ứng với Chợ Lớn hiện nay) và Kas Krobey (vùng Bến Nghe xưa, ở vị trí
tương ứng với Sài Gòn hiện nay) để thu thuế.
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phía Nam và

ông đã hoàn tất công việc lớn là “lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm
huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh
Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai trị”. Điều đó có nghĩa chúa
Nguyễn đã xác lập tổ chức chính quyền của Đại Việt trên khoảng phân nửa diện tích miền
Đông Nam Bộ.

~

2

~


Trên miền đất Đông Nam Bộ, Sài Gòn-Bến Nghé là đầu mối trung tâm của các tuyến
đường giao thông nội địa và là cửa mở ra đại dương, nơi thu hút cao nhất sự quan tâm không
chỉ của chúa Nguyễn, mà của tất cả các lớp cư dân, các thành phần dân chúng. Từ đầu những
năm 20 của thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thiết lập các trạm thu thuế ở đây phải
được coi là bước đi hết sức căn bản để cắm cột mốc chủ quyền đầu tiên của chính quyền Đàng
Trong, không chỉ riêng ở Sài Gòn-Bến Nghé mà trên toàn vùng Nam Bộ. Từ đây Sài Gòn-Bến
Nghé trở thành trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị, văn hóa, quy tụ và tỏa rộng, giữ vai
trò thành công của công cuộc khai phá đất đai và xác lập chủ quyền Việt Nam trên cả miền
Đông và miền Tây Nam Bộ. [9]
Như vậy công cuộc mở cõi Nam Bộ thế kỷ XVII-XVIII là một kỳ công tuyệt vời của
lịch sử Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người có công khai mở, đặt cơ sở ban đầu,
mà còn hoạch định các mục tiêu, phương thức và những biện pháp cụ thể, chuẩn xác cho các
đời sau tiếp nối và thành công.
Xâu chuỗi lại các sự kiện diễn ra liên tiếp trong gần 100 năm sẽ cho thấy toàn cảnh quá
trình mở mang vùng đất Đông Nam Bộ của chúa Nguyễn. Bắt đầu là những cuộc di cư tự phát
của lưu dân Việt từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đến Mô Xoài, tiếp đến là cuộc hôn nhân
giữa vua Chey Chettha II với công chúa Ngọc Vạn (1620) và việc lập nên trạm thu thuế ở Sài

Côn (1623) đã tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho dân Việt vào khai phá vùng Mô Xoài (Bà Rịa Vũng Tàu); sự xâm nhập bằng đường biển của đoàn di thần nhà Minh vào khai thác vùng Biên
Hòa, Mỹ Tho (1679) và cuối cùng là cuộc "kinh lược" của Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 1698
nhằm phân chia lại địa giới và thiết lập cơ quan hành chính, xác định chủ quyền “ lấy đất Nông
Nại đặt làm phủ gia định, lập thống sứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên
( huyện Phước Long gồm 4 tổng: Tân Chánh, Bình An, Long Thành, Phước Đa) lập xứ Sài gòn
làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (gồm huyện Tân Bình có 4 tổng: Bình Dương, Tân
Long, Phước Lộc, Bình Thạnh), mỗi dinh đặt chức lưu thủ (coi về quân sự), cai bộ(coi về tư
pháp) và kí lụctrong coi hành chính thuế khóa) để cai trị. Một thời gian sau đổi dinh ra trấn rồi
từ trấn ra tỉnh. Từ thế kỉ XVII để thuc thi chủ quyền chúa Nguyễn đã tổ chức lại đơn vị hành
chính, sắp đặt quan cai trị , lập sổ sách quản lí dân đinh ruộng đất và đặt lại các thuế khóa
Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của chúa Nguyễn, trong đó Mô Xoài giữ vai trò mấu
chốt đã đưa đến cho Đàng Trong một vùng lãnh thổ rộng lớn, không những thế nó còn là cơ sở
vững chắc để tiến xuống vùng Tây Nam Bộ.
II. Lịch sử Champa

1. Tổng quan về các vấn đề lịch sử Champa
Nước Chăm pa là một quốc gia cổ đại đã từng tồn tại trên phần đất liền miền trung
Nam trung bộ của đất nước Việt Nam hiện nay. Trong quá khứ hình thành và phát triển, nước
Chăm Pa được các biên niên sử ghi chép là nước Lâm Ấp, nước Hoàn Vương ,từ thế kỉ IX là
Chiêm Thành hay Champa. Nước Champa là một quốc gia cổ có nhiều thành phần dân tộc
xuất hiện sau công nguyên, trong đó một nhóm tộc người nói tiếng champa cổ có lien quan
đến nền văn hóa Sa Huỳnh là dân tộc chủ thể. Nền văn hóa Champa cổ và tộc người Champa

~

3

~



thời kì văn hóa Sa Huỳnh đã tồn tại trên đất nước Việt Nam ngày nay từ lâu đời trước khi nhà
nước cổ đại Champa xuất hiện.

2. Văn hóa Sa Huỳnh và cơ sở hình thành văn minh Champa
Văn hóa Sa Huỳnh khoảng 5000 năm cách ngày nay, một bộ phận cư dân ở hải đảo
Thái Bình Dương đã đến vùng đất trung bộ nước ta định cư. Từ văn hóa đá mới họ sáng tạo ra
nghề luyện kim, sơ kì thởi đại luyện kim.
Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh thuộc tiểu chủng Mã Lai –Đa đảo (Malaya – polinesien ).
Định cư trên châu thổ và các vùng ven núi rừng các tỉnh Nam Trung Bộ và Bắc Nam Bộ. Hoạt
động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là là nông nghiệp dùng cuốc trồng lúa nước và các
loại cây trồng khác…Ngoài ra họ còn làm thủ công nghiệp (xe sợi, dệt vải, làm gốm, đồ trang
sức, nấu thủy tinh…)
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh có đời sống tinh thần khá phong phú, các hoa văn bài trí trên
đồ gốm cũng rất đẹp. Tục hỏa tang (đốt xác chết), đổ tro xương vào vò bằng đất nung cùng với
đồ trang sức khá phổ biến ở cư dân Sa Huỳnh.
Xã hội ngày càng tiến triền cùng với sự gia tang dân số và mối quan hệ giữa các vùng,
đã đưa tới sự hình thành các bộ lạc lớn mà tiêu biểu là hai bộ lạc Cau và Dừa. Vào đầu Công
nguyên, từ hai bộ lạc này vương quốc cổ Champa đã ra đời.
Năm 111 TCN, khi xâm chiếm nước ta, nhà Hán đã đặt thêm Nhật Nam cùng với quân
Giao Chỉ và Cửu Chân có từ trước. Nhật Nam chia thành 5 huyện: Tây Quyền, Chu Ngô, Tỷ
Ảnh, Lô Dung và Tượng Lâm, trong đó Tượng Lâm là huyện xa nhất của Nhật Nam là địa bàn
cư trú của hai bộ lạc Cau và Dừa.
Cuối thề kỉ thứ II , nhân thời cơ thuận lợi, triều Hán ở Trung Quốc suy sụp, nhân dân
quận Giao Chỉ, Cửu Chân liên tục nổi dậy khỏi nghĩa. Các tù trưởng Huyện Tượng Lâm đã
kêu gọi nhân dân trong Huyện khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo đã thắng lợi
hoàn toàn (190 -192). Nhân dân Huyện Tượng Lâm giành được quyền tự chủ và Tượng Lâm
thành một quốc gia độc lập. Nước Lâm Ấp ra đời do Khu Liên đứng đầu.
Tóm lại, quốc gia Lâm Ấp ra đời cuối thế kỷ II. Quốc gia này ra đời và phát triển trên
cơ sở nền vă hóa Sa Huỳnh và trên cơ sở liên kết, hợp nhất hai bộ lạc Cau và Dừa làm nền
tảng. Cùng với sự mở rộng lãnh thổ là sự thay đổi tên nước từ Lâm Ấp thành Champa và quá

trình xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, văn hóa.
3. Chủng tộc và ngôn ngữ.
Cư dân: gồm 2 bộ lạc chính, hình thành 2 tiểu quốc, Dừa (Quảng Ngãi – Bình Định) và
Cau ( Khánh Hòa – Phan Rang), thuộc chủng tộc Indonesien, nói ngữ hệ: Malayo – Polinesian
( Mã Lai – Đa Đảo)
4. Các giai đoạn lịch sử

~

4

~


a. Giai đoạn Lâm Ấp (192-749)
Cũng như các khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khác ở Đông Nam Á, ngay
từ những thế kỉ đầu sau công nguyên, trên dải đất đồng bằng ven biển Miền Trung nước ta đã
xuất hiện một số tiểu quốc của người Chăm- có thể là hậu duệ của những cư dân Sa Huỳnh
cổ. “Tấm bia bằng chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á được tím thấy tại làng Võ Cạnh (xã Vĩnh
Trung, thành Phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho chúng ta biết tới một triều đại vua do một
người có tôn hiệu là Sri mara sáng lập ra và có niên đại vào khảng thế kỉ III-IV sau công
nguyên.” [6, tr. 47]

Trong khi đó các sử liệu Trung Quốc lại nói nhiều đến khu vực nhà nước Lâm Ấp ở phía
bắc do một vị vua có tên là Khu Liên sáng lập vào cuối thế kỉ II sau công nguyên. Một số nhà
nghiên cứu khác đã đồng nhất Sri Mara và Khu Liên và coi Lâm Ấp chính là vương quốc
Chăm rộng lớn có lãnh thổ kéo dài suốt cả dãy đất Miền Trung. Thế nhưng một số nhà nghiên
cứu cho rằng hoàn toàn không có căn cứ để gắn Khu Lirn6 với Srimara và mở rộng lãnh thổ
của Lâm Ấp ra toàn cõi lãnh thổ Chăm pa sau này. Các sử liệu Trung Quốc , trong khi nói tới
Lâm Ấp và Phù Nam thì có nhắc tới những quốc gia và những bộ lạc khác nhau đã từng tồn

tại trên mảnh đất Miền Trung và Nam Bộ.
Theo sử sách Trung Quốc thế kỉ III, Lữ Đại, thứ xử Giao Chỉ đã phái những tòng sự của
mình đi truyền bá những văn minh ở các nước Lâm Ấp, Đường Ninh và Phù Nam, còn các tài
liệu Trung Quốc muộn hơn thì lại nói : “khi mở rộng lãnh thổ về phía nam, vương quốc Lâm
Ấp đã thôn tính những vương quốc của những người Man di Tây đồ. Các tài liệu Trung Quốc
khác còn nói rằng mỗi vương quốc trên lại là sự liên kết của nhiều bộ lạc khác nhau”. [6, tr.
48]Trong khi đó truyền thuyết và bia kí Chăm có nhắc tới hai bộ lạc chính của vương quốc: bộ

~

5

~


lạc Cau (Kramuka Vamsa) cư trú ở phía nam vùng Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuận và Bình
Thuận và bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) cư trú ở phía bắc vùng Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng
Ngãi và Bình Định.

Như vậy có thể nhận thấy vào những thế kỉ đầu công nguyên , trên dải đất Miền Trung
đã xuất hiện ít nhất là hai vương quốc của những cư dân mà sau này được gọi là người
Chăm. Thế nhưng cho đến nay các nguồn tài liệu khác nhau chỉ cho chúng ta biết tới nhà
nước Lâm Ấp ở phía bắc nước Chăm pa sau này.“Sử liệu Trung Quốc cho biết sau khi
chinh phục Nam Việt vào năm 111 TCN, đế chế Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm chín
quận: Đạm Nhĩ, Chu Nhai (ngoài đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Uất
Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc Bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng ThanhNghệ- Tĩnh) và Nhật Nam ( vùng đất từ đèo ngang trở vào Nam cho đến tận xứ Quảng
Nam- Đà Nẵng- Quảng Ngãi và Bình Định)”. [6, tr. 49]

~


6

~


Trong suốt mấy trăm năm đô hộ của Nhà Hán, nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
đã nhiều lần vùng lên khởi nghĩa tiêu biểu là người dân ở huyện Tượng Lâm đã nổi lên khởi
nghĩa nhưng thất bại sau đó nhà Hán đặt thêm chức tướng binh trưởng ở khu đó. Nhưng ít lạu
sau thì người Tượng Lâm lại nổi lên đánh huyện Tượng Lâm đốt thành ,chùa giệt trưởng lại và
làm cho Hán Thuận Đế lo lắng và phải họp triều đình lại bàn cách đối phó. Và sau đó triều
đình sai một đại tướng Lý Cố huy động bốn vạn quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự đi
dàn áp, nhưng theo Lý Cố thì không dùng binh .Vì thế mà năm sau cuộc khởi nghĩa cuả nhân
dân Nhật Nam tan rã dần.
Nhìn chung tất cả những cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam, Cửu Chân và đặt biệt là
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40 ở Giao Chỉ đã làm cho ach đô hộ của nhà Hán
ở cả ba quận suy yếu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự ra đời nhà nước Lâm Ấp và cuối cùng
thới cơ giành độc lập của nhân dân Tượng Lâm đã đến. Vào thời Sơ Bình thứ ba đời vvua Hiến
Đế nhà Hán nhân trong xứ có loạn con của vương công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên đã
nổi dậy giết huyện lệnh tự lập làm vua.
Và thế là vào cuối thế kỉ II, tại vùng trung tâm của nền văn hóa kim khí Sa Huỳnh đã ra đời
một nhà nước-nhà nước Lâm Ấp hay nhà nước của Khu liên. “Đến nay, bằng những phát hiện
mới phong phú của các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học Việt Nam có đầy đủ tài liệu để
khẳng định người Lâm Ấp chính là người Sa Huỳnh. Hay nói như giáo sư Trần Quốc Vượng,

~

7

~



người chủ biên những công trình kiến trúc thời tiền sử ở Quảng Nam-Đà Nẵng, nhà nước của
Khu Liên ở cuối thế kỉ II trong sách cổ Trung Hoa có lẽ chỉ là sự tái sinh hay hồi sinh của nàh
nước cổ Sa Huỳnh”[6, tr. 52].
Mặc dầu nhà nước Lâm Ấp được thành lập từ năm 192, thế nhưng nửa thế kỉ sau vào năm
248 mới được sử liệu Trung Quốc nhắc tới, nhân có cuộc tấn công của quân Lâm Ấp vào các
quận Gia0 Chỉ và Cửu Chân, trong những lần tấn công này người Lâm Ấp đã phá trụi hai
thành phố và đánh bại người Trung Quốc trên biển tại Cổ Chiếm Loan và người Lâm Ấp
chiếm được Khu Túc
Mặc dầu còn nhiều điều chưa rõ, nhưng ít nhất vẫn có những cứ liệu cho chúng ta biết
được ít nhiều về biên giới khởi thủy của Lâm Ấp. Trong khi đó cho đến nay phía nam Lâm Ấp
vẫn là một dấu hỏi?Nhưng theo các tài liệu Trung Quốc cho rằng Lâm Ấp về phía Nam giáp
với Phù Nam. Nhưng sau khi Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía nam thì các sử liệu Trung
Quốc cho rằng vương quốc này đã thôn tính lãnh thổ của những người mandi Tây Đồ ( Đồ là
một trong bốn nước mandi, tự xưng là dòng dõi nhà Hán).
Vì Khu Liên không có con trai nên sau khi chết cháu ngoại Phạm Hùng(270-280) lên nối
ngôi. Nhưng ít lâu sau Phạm Hùng liên kết với vua Phù Nam là Phạm Tầm đem quân đi đánh
phá các quận huyện của Giao Châu.
Sau khi Phạm Hùng chết thì con trai Phạm Dật lên thay và được sự giúp đỡ của một người
Trung Quốc tên là Văn. Văn giúp vua xây dựng cung điện, thành trì, chế khí giới.Nhưng sau
khi Phạm Dật chết thì Văn tìm cách hảm hại con của Phạm Dật rồi tự xưng làm vua là Phạm
Văn.
Năm 348, Phạm Văn đánh Cửu Chân giết hại tám chín mười sĩ thứ. Nhưng trong trận đánh
Phạm Văn bị thương rồi mất con là Phạm Phật lên kế vị. Và Phạm Phật vẫn tiếp tục lấn chiếm
các vùng đất ở phía bắc biên giới thuộc quyền cai trị của quan lại Trung Quốc.
Năm 351 Phạm Phật đánh chiếm Cửu Chân nhưng thất bại sau đó vào năm 359 sau khi bị
thứ xử Giao Châu đem quân đánh, Phạm Phật mới chiệu khuất phục và Phạm Phật đã trả lại
Nhật Nam lấy bến On Công làm biên giới phía bắc của Lâm Ấp. Và đã hai lần Phạm Phật cử
sai sứ xang cống Trung Quốc cho đến khi chết vẫn không hề động binh.
Vào đời vua Tấn Hiệu Vũ Đế, sau khi Phạm Phật mất thì con trai Phạm Hồ Đạt nối ngôi.

“Theo các nhà nghiên cứu cho rắng Phạm Hồ Đạt chính là Bhadravarman, vị vua Chăm đầu
tiên mà các bia chữ Phạn ở Quảng Nam và Phú Yên nói tới. Theo các bia kí cổ Chăm cho
rằng Bhadravarman là người thành lập ra thánh đường đầu tiên thờ thần Siva Bhadresvara ở
Mỹ Sơn” [6, tr. 56].
Cũng như các vua trước Phạm Hồ Đạt cũng đem quân ra cướp phá Nhật Nam và Cửu Chân
nhưng trong một lần ra cướp Nhật Nam thì Phạm Hồ Đạt đã phải bỏ sát tại chiến trườn.
Sau khi Phạm Hồ Đạt mất thì con trai là Địch Chân lên ngôi vua Lâm Ấp. Nhưng sau khi
lên ngôi thì người em là Địch Khải cùng mẹ bỏ đi do là không khuyên ngăn được mẹ và em

~

8

~


về nên Địch Chân đã nhường ngôi cho một người cháu rối bỏ đi hành hương tới sông Hằng
của Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Địch Chân chính là vị vua Gangaraja mà bia kí
Chăm thế kỉ VII nói tới” [6, tr. 58]. Sự thoái vị và ra đi của Địch Chân khiến cho trong nước
Lâm Ấp bất ổn. Mãi tới năm 420, các sử liệu Trung Quốc mới nói tới tên vị vua mới của Lâm
Ấp là Phạm Dương Mại. Và ông cũng nhiều lần đem quân đi đánh chiếm các quận huyện Giao
Châu, quận Cửu Chân, quận Cửu Đức.
Sau khi chiếm được năm 433 Phạm Dương Mại sai xứ sang cống nhà Tống và xin lãnh đất
Giao Châu để cai trị nhưng không được chấp nhận và ông tức giận và liên tục cướp phá Giao
Châu và gặp phại sự chồng cự quyết liệt của quân Tống do Đàn Hòa Chi lãnh đạo , sau đó
Phạm Dương Mại cũng qua đời.
Sau khi Dương Mại chết con trai là Phạm Phần Thành nhiều lần sai xứ sang Trung Quốc.
Khi Phạm Phần Thành mất thì trong nước Lâm Ấp có loạn.Con vua Phù Nam Đồ gia bạt ma

chạy xang Lâm Ấp cướp ngôi xưng là Phạm Dương Căn Thuần (484-492).
Nhưng đến đời Tề Võ Đế cháu Phạm Dương Mại là Phạm Chư Nông đánh đuổi Phạm
Dương Căn Thuần lấy lại đất nước và Phạm Chư Nông được Tề Võ Đế phong là An Nam
tướng quân Lâm Ấp Vương. Sau khởi nghĩa Lý Bôn và thành lập ra nhà nước Vạn Xuân ở
Giao Châu vào năm 541, thì ở Lâm Ấp vua Luật đà la bạt ma đánh cướp quân Nhật Nam và bị
tướng nhà Lý là Phạm Tu đánh bại.
Sau sự kiện thống nhất Trung Quốc, nhà Tùy sai một vị tướng là Lưu Phương đi đánh Giao
Châu, tiếp đến đi đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là Phạm Chí sai quân ra giữ các nơi hiểm yếu và
bị Lưu Phương đánh chạy tan, tiếp đến Lưu Phương cho quân đi đánh Lâm Ấp tới tận kinh đô.
Và sau khi bình định Lâm Ấp, nhà Tùy chia đất làm ba châu: Đảng Châu, Nông Châu và Xung
Châu
Như vậy, suốt hơn 5 thế kỉ (II-VIII) đã hình thành trên dải đất Miền Trung nước ta một nhà
nước Chăm Pa mà các sử sách Trung Quốc gọi là nước Lâm Ấp. Các bia kí Chăm pa cổ đã
cung cấp cho chúng ta những cứ liệu tuy ít ỏi, nhưng rất chuẩn xác, từ sự chuyển biến từ nhà
nước Lâm Ấp sang vương quốc Chăm Pa. Vào thế kỉ VII, một số tiểu quốc của người Chăm ở
phía bắc trong đó Lâm Ấp là lớn nhất và mạnh nhất, đã hợp nhất lại thành một vương quốc
Chăm Pa có lãnh thổ khá lớn nằm dọc theo các đồng bằng ven biển Miền Trung.
b.Giai đoạn Hoàn Vương (758-875)
Từ sau năm 749, cái tên Lâm Ấp không còn xuất hiện trong sử sách Trung Quốc nữa.Gần
một chục năm sau (năm 758), Champa xuất hiện trong các thư tịch cổ Trung Quốc với cái tên
mới :Hoàn Vương [6, tr. 64].Tân Đường thư cho chúng ta biết:’’ Sau niên hiệu Chí Đức(năm
756-758) Lâm Ấp đổi tên là Hoàn Vương.Quốc hiệu này được dùng liên tục trong sử sách
Trung Quốc trong suốt một thế kỉ (từ năm 758 đến năm 859) ,sau đó được thay bằng Chiêm
Thành.

~

9

~



Kinh thành của vương quốc này đặt tại Virapura (theo tiếng Việt là “thành phố Hùng
Tráng”), nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên
quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 310 km.
Sau này, khi Vương quốc Chiêm Thành hình thành, Hoàn Vương trở thành một trong 5 tiểu
vương quốc. Địa phận của tiểu vương quốc này có thể nằm trong khu vực tỉnh Ninh Thuận
ngày nay (trong sử sách ghi là vùng Phan Rang Phan Rí).
Có lẽ vua đầu tiên của vương triều tên là Rudravarman II nhưng ta không được biết gì về
ông vua này.Người vai trò thực tế, đứng đầu vương triều chính là Prithivindravarman,có tên thị
là Rudraloka ở ngôi nhiều năm mà ta chỉ biết ông qua những bi ký của đời sau.Theo bia ký đọc
được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm Pa một cách chính danh nhất,
vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị
thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa
triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ
Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương Quốc (tức
“Vương quyền trở về quê cũ”). Việc làm đầu tiên của PrithiIndravarman là dời kinh đô
Sinhapura (“thành phố Sư Tử”, tức Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Virapura (“thành phố
Hùng Tráng”).Satyavarman là cháu(gọi bằng cậu) của Prithivindravarman,lên kế ngôi đã phải
đương đầu với một cuộc tấn công cướp bóc của người Java vào năm 774. Lần này,ngoài những
của báu bị lấy mất đền Pô Nagar do một ông vua truyền thuyết là Vichitrasagara xây dựng ,đã
bị phá hủy. Satyavarman đuổi được ngoại xâm và dựng lại đền bằng gạch,vào năm 784. Bia Po
Nagar của ông này mà hiện nay ta có cũng được dựng vào năm này.
Sau đó ,Satyavarman để ngôi cho người em trai là Indravarman I ,nên ta thấy vào đầu thời
gian trị vì của ông, năm 787 người Giava lại đến tấn công lần thứ hai. Một lần nữa của cải lại
bị cướp đi, một ngôi đền ở phía tây kinh đô (đền Bhadradhipatisvara) bị phá hủy .Cũng cần tới
một thời gian khá lâu,12 năm sau năm 799 Inravarman I mới dựng lại được đền này.Cùng
năm, ông đã đặt bia Yang Tikuh và ít lâu sau là bia Glai Lamau trên đất Phan Rang,viết bằng
chữ Phạn,nói về việc dựng đền và thờ thần.
Đầu thế kỷ thứ 9,năm 801 Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên

thay, hiệu là Harivarman I (Kha Lê Bạt Ma).Nếu như hai đời vua trước gặp khá nhiều sóng gió
thì đến đây,có lẽ Champa đã phục hồi được sức mạnh và tỏ rõ quyền lực của vương triều trên
toàn bộ lãnh thổ của nó.Chắc chắn Harivarman I đã đem quân đánh Chân Lạp, đó là lí do vua
Chân Lạp Giayavarman II chậm làm lễ đăng quang mà ông giải thích rõ về sau qua một tấm
bia kí.
Cũng theo Tân Đường Thư ,trong suốt thời gian cầm quyền ,Harivarman đã tỏ ra cứng
rắn ,không chịu cống nạp hoàng đế Trung Hoa, hơn nữa còn đem quân tấn công An Nam hai
lần vào các năm 802 và 809, tuy không được kết quả gì đáng kể. Harivarman I đã để lại hai bia
ở Po Nagar (Nha Trang) với hai niên đại năm 813 và 817 và một bia ở Phan Rang. Ông cũng
là vua đầu tiên có bia viết bằng chữ Cham cổ ở miền Nam.

~

10

~


Ta không rõ Harivarman ở ngôi đến năm nào nhưng chắc chắn khá lâu ,rồi truyền cho con
là Vikrantavarman III. Ông này cũng cầm quyền khá lâu và có hai bia ,ở Phan Rang năm 829
và ở Po Nagar năm 854.
Vương triều Pandurangar tuy đóng ở miền Nam, nhưng không phải tách ra một nước
riêng,mà hoạt động của nó như chúng ta thấy khẳng định quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ. Nó
cũng không đánh dấu sự suy thoái, mà tiếp tục khẳng định một bước tiến của vương quốc
Champa, đã đạt được trong các thế kỉ VIII và IX. Chính bia của Inrarvarman I đã cung cấp phổ
hệ vương triều này và nhấn mạnh rằng, ông không chỉ là vua Pandurangar mà cai quản toàn bộ
Champa. Tuy nhiên, vương triều không dài chỉ đến Vikrantarvarman III thì kết thúc và chuyển
sang một vương triều khác, đồng thời trả lại ưu thế chính trị cho nhóm quý tộc miền Bắc.
c. Chiêm Thành (877-1693)
Trước sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa trong đế chế Đại Đường xâm nhập vào hàng

ngủ của vua quan, quý tộc địa phương trong nước Hoàn Vương, đã trở thành tôn giáo chính
của vương triều Idrapura thời vua Idravarman. Indravarman đã lập nên thánh địa mới tôn đức
phật Quan Âm làm thần chủ cho vương triều đã cho thấy ảnh hưởng của phật giáo Đại thừa và
cả mối qua hệ giữa hoàng gia vương triều mới với nhà Đường
Năm 875, Indravarman lên ngôi vua, ông là vị vua thứ VI của Indrapura, ông lập trung tâm
của vương quốc là Đồng Dương ( Quảng Nam ngày nay)
Năm 877, Đường Hy Tông chấp thuận thỉnh cầu của sứ đoàn vua Indravarman đổi tên nước
từ Hoàn Vương thành Chiêm Thành. Quốc hiệu này không phải chữ hán mà là chữ Phạn là
Champapura được phiên âm ra Hán-Việt là Chiêm (Champa) Thành (pura)
Sau khi lên ngôi Indravarman đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của Chân Lạp và còn truy
kích quân địch đến tận kinh đô của nó (Sambhupura). Ông cho xây dựng bia Đồng Dương I và
II, nói về các vị vua đầu triều và việc lập kinh đô mới. Từ khi đổi Quốc Hiệu và xây dựng kinh
đô Đồng Dương các vị vua tiếp theo của Indrapura là:Sri Java Sinhavarman( 898-908), Java
Saktyavarman Sri Bhadravarman II, Indravarman III, Java Indravarman I, Phê Mi Thuế.
Các vị vua của vương triều Đồng Dương đã tạo nên nét riêng của văn hóa Đồng Dương,
các di tích kiến trúc trước năm 918 dù xa hay gần đều mang dấu ấn vương quyền đặc điểm,
tính chất phong cách Đồng Dương rất rõ. Đồng Dương nơi vừa là hoàng cung vừa là đền
miếu thờ thần phật , được coi là kiến trúc lớn nhất của Champa. Các dấu tích của văn hóa
Đồng Dương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khá dày đặc: huyện Triệu Phong (ở Trà Liên có
Tháp, tượng nữ thần Devi), huyện Hải Lăng (có tượng Dvarapala, makara, yoni)[1, tr. 71 –
72].Năm 972 Phê Mi Thuế lên ngôi đây cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Indrapura;
năm 988 vị vua thứ nhất của vương triều Vijya là Băng vương La Duệ lên ngôi vua hiệu là
Harivarman đặt nền móng cho sự ra đời của vương triều Vijya. Năm 991 ông cho xây dựng
ngôi đền thời Isana Bhadresvara ở Mỹ Sơn.

~

11

~



Năm 999 harivarman qua đời con ông là Yang Po Ku Vijya sri, vua Vijya Sri dời đô về địa
điểm phật thành (Bình Định ngày nay) đặt tên cho đô mới là Vijya chính thức mở đầu cho
vương triều mới
Ngày 24-2-1069 vua Lý Thánh Tông hạ chiếu thân chinh Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt
làm đại tướng quân cùng em trai Lý Thường Hiến đi đánh Chiêm Thành. Tháng 4 Lý Tường
Kiệt bắt được vua Chiêm.
Sau khi vua Chiêm bị bắt lịch sử Champa nổi ra cuộc chính biến một hoàng thân tên là thân
lên ngôi hiệu là Harivarman IV. Sau khi lên ngôi vua ông đã thống nhất Champa và gây chiến
với các quốc gia bên cạnh mình. Năm 1074 đã cử quân cướp phá triều đình Đại Việt. Sau khi
Đại Việt đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống thì champa tăng cường quan hệ thân thiết
với Đại Việt.
Harivarman IV đã cho xây dựng các công trình lớn ở Mỹ Sơn, Vijya với ý thức xây dựng
lại sự huy hoàng của Champa củ. Ông chết năm 1081 con là Vâk lên thay hiệu là Java
Indravarman II.
Năm 1177 nhân cơ hội tình hình Campuchia rối ren tranh chấp nội bộ Vua Champa lúc này
là Jaya Indravarman đã tấn công Campuchia, vua Campuchia bị giết chết. Champa đã thiết lập
chế độ cai trị và cướp bóc Campuchia trong 4 năm. Về sau Jvavarman VII tập hợp lực lượng
đánh thắng quân Champa và giải phóng Campuchia. Năm 1190 Jvavarman chỉ huy quân
Campuchia tấn công Champa và giành thắng lợi. Champa bị chia cắt thành hai miền miền Bắc
( vùng Vijaya ) được vua Campuchia đưa em rễ mình là hoàng thân In cai quản, miền Nam
( vùng Panduranga ) được giao cho viên tướng Vidyanandana cai quản.
Hai năm sau nhân dân miền Bắc nổi dậy lật đổ hoàng thân In rồi đưa hoàng thân chăm
Rashupati lấy vương hiệu là Java Indravarman V.
Nhưng tiểu vương miền nam là Vidyanandana đã dem quân ra miền Bắc đánh bại Java
Indravarman V thống nhất hai miền. Tiếp đó Vidyanandana đã cắt đứt quan hệ với Campuchia
lập vương triều thống nhất tự chủ và chuyển hướng kết thân với Đại Việt.
Năm 1203, triều đình Angkor không chấp nhận Vidyanandana nên cử Dhanapatigrama
cướp ngôi. Dhanapatugrama đã lên ngôi vua Champa, dưới thời vua này Champa trở thành

một tỉnh của Campuchia, triều đình Angco lập một chính quyền thân Angco ở Champa và Java
Paramesvaravarman II được chọn vào vị trí này. Sau khi lên làm vua Paramesvaravarman thực
hiên chính sách khôi phục kinh tế và kỳ thị với Đại Việt. Từ khi nhà Lý suy nhược ông đem
quân cướp bóc dân ven biển và đồi đất cũ mà Đại Việt chiếm.
Năm 1252 vua Trần Thái Tông đem quan đánh Chiêm Thành sau khi hạ được kinh đô và
bắt các tù binh về vua Trần rút quân về. Có lẽ Java Paramesvaravarman II đã chết trong trận
ấy.
Sau khi Java Paramesvaravarman II em của ông là Java Indravarman VI lên thay nhưng
đến năm 1265 bị Sri Harideva cướp ngôi.

~

12

~


Lên ngôi vua năm 1265 hiệu là Java Sinhavarman III đến năm 1277 ông mới làm lễ đăng
quang đổi vương hiệu là Indravarman IV và tiếp tục ở ngôi rất lâu, đây là giai đoạn cực thịnh
của Champa. Ông là người sáng lập ra triều vua phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử vương
quốc này.
Indravarman IV hoàn toàn không lo ngại vương quốc Campuchia phía tây bị suy yếu mà
dồn sự quan tâm thiết lập mối quan hệ với Đại Việt.
Champa và Đại Việt đã liên kết với nhau đánh bại quân Mông-Nguyên ở Champa năm
1282. chiến thắng trước quân Mông-Nguyên làm tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa
Champa và Đại Việt.
Vua Indravarman IV ở ngôi đén năm 1285 sau đó truyền cho con là vua Java sinhavarman
IV nước Champa tiếp tục phát triển thịnh vượng.
Ở ngôi Champa về sau là những người trong gia tộc Sinhavarman IV như Chế Chí , Chế
Đà A Bà Niên, Chế Năng tiếp tục quan hệ thân thiết vói Đại Việt.

Năm 1360 Chế Bồng Nga lên ngôi đã kích động nhân dân Champa chống Đại Việt. Trong
vòng 30 năm ít nhất có 15 trận đánh lớn. Năm 1390 nhân lúc triều nhà Trần rối ren Chế Bồng
Nga đem quân Đánh Đại Việt nhưng thất bại, Chế Bồng Nga bị chết trong trận đó.Sau khi Chế
Bồng Nga Chết đại tướng La Ngai lên làm vua hiệu là Java Sinhaarman V người sáng lập ra
triều vua và hoàng tộc mới. Từ đây Champa bước vào giai đoạn suy sụp không sao cưỡng
nổi.Ở ngôi 10 năm La Ngài chết con là Ba Đích Lai nối ngôi tiếp theo là Bố Đề, Bí Cai, Bà La
Trà Toàn lần lượt lên ngôi và đẩy Champa vào giai đoạn suy yếu.
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân đi đánh Champa, trận đánh toàn thắng
chiếm được kinh đô Vijaya, vua lê chiếm lại Chiêm Dộng và Cổ Lũy và lấy đất Vijaya nhập
vào lập một đạo mới gọi là đạo Quảng Nam. Từ đây vương triều Vijaa chấm dứt. Một viên
tướng tên là Bố Trì Tri chạy vào Phan Rang tự lập làm vua được 24 năm.
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy phần đất từ đèo Cù
Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm Phủ Phú Yên, Po Rome xưng vương năm 1627 và được Chúa
Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Hoa làm vợ .
Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu mới lên ngôi đem quân đi đánh Po Thot ( bà Tranh),
trưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh hạ thành bắt Bà Tranh. Chúa Nguyễn đổi Chiêm Thành thành
trấn Thuận Thành [1, tr. 246].
d.Giai đoạn hậu kì Champa
Với các cuộc chiến tranh với Đại Việt, Campuchia, lãnh thổ Cham-pa từ sau thế kỉ XI ngày
càng bị thu hẹp.
Cham-pa cắt ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) cho nhà
Lý. Vua Chế Mân đã dâng cho nhà Trần là hai châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên), để

~

13

~



xin cưới công chúa Huyền Trân.Thời Hồ, Cham-pa phải cắt 2 châu Chiêm Động, Cổ Luỹ
(Quảng Nam, Quảng Ngãi). Biên giới Cham-pa lùi vào Bình Định.
Sự phát triển đỉnh cao cùa chiêm thành dưới hai vương triều: Sin-ha-var-man III (12651277) (In-dra-var-man, 1277-1285), Sin-ha-var-man V (sử gọi là Chế Mân, 1285-1307). Hai
vị vua này đã lãnh đạo nhân dân Cham-pa tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông
Nguyên thắng lợi. Đồng thời, Cham-pa tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Tây, bao gồm cả một
phần cao nguyên Trường Sơn, làm chủ cả vùng ven biển Đông.Sự phát triển hùng mạnh được
duy trì đến giai đoạn vua Po Binasor, hiệu là Chế Bồng Nga.
Chế Bồng Nga vị vua hùng mạnh cuối cùng của đất nước chămpa, sau ông đất nước
chămpa không còn sức mạnh để giữ nổi đất nước mình và sẽ phải lui dần để rồi mất luôn cả
nước trước sức mạnh của Đại Việt. Không chỉ Chế Bồng Nga, mà về các vua chúa chămpa sau
ông, chúng ta không hề có một tài liệu bia ký nào. Do đó, những gì chúng ta biết được không
qua sách sử Việt Nam.
Cuộc chiến tranh mà Chế Bồng Nga gây ra với Đại Việt đã làm cho Chămpa ngày càng
suy yếu, ông chỉ lo chiến tranh mà không chú trọng việc xây đựng và củng cố đất nước. Sau
khi ông mất, nhà Trần đã thu đã những đất mà Chế Bồng nga từng chiếm, còn cử quân đánh
chămpa để thị uy. Từ đó, chămpa suy yếu dần. Tuy Nhiên, cuộc khủng hoảng xã hội ở nhà
Trần thêm trầm trọng. Thấy được sự suy yếu của Chămpa, nhà Hồ xuất quân đánh Chămpa
(1402), vua Chămpa sợ phải dâng nộp hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam,
Quảng Ngãi). Sự xâm lược và đô hộ của Nhà Minh đã tạo điều kiện cho Chămpa phục hồi và
phát triễn. Sau khi bước vào giai đoạn phục hổi Chămpa gây chiến với Campuchia, làm cho
đất nước suy yếu.
Vào những năm 40 của thế kỷ XV, Chămpa nhiều lần cướp phá Hóa Châu, gây mối bất
hòa. Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đã thân chinh đánh dẹp, đẩy biên giới Cham-pa lùi về
phía nam đèo Cả (Phú Yên), chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình như một quốc gia độc lập.
Chămpa chỉ còn lại khu vực mà ngày nay là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Từ thời điểm này,vương quốc chămpa chỉ còn tồn tại như một quốc gia chư hầu.
e.Chămpa (1471 – 1693)
Năm 1471 khi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya Lê Thánh Tông có ý dừng lại, chia
làm cương vực ở đây, không có ý định thôn tính quốc gia khác mà chỉ mong sự yên ổn ở biên
giới phía nam. Với ý định đó vua Lê đã cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tời đèo Cả lập

nên một quốc gia riêng gọi là Hoa Anh. Lại Lấy Vùng thượng Nguyên ở phía tây Hoa Anh –
vùng Cheo Reo để lập nước Nam Bàn.
Từ sau năm 1471, việc xây đựng đền tháp hầu như bị ngừng hẳn để dồn sức cho việc xây
dựng một thành lũy chưa từng có [1, tr. 211]. Chắc không chỉ có việc xây thành để củng cố
vương quốc, mà các vua Chiêm muồn giành lại nước Hoa Anh nhân lúc Đại Việt bị khủng
hoảng chính trị vào đầu thế kỷ XVI, tuy lực lượng của họ bấy giờ đã suy yếu.

~

14

~


Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến
họ Trịnh làm chúa nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thù Phuong để tránh bị tị
hiềm. Lúc đầu Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hóa (bao gồm Quảng Bình – Quảng
Trị- Thừa Thiên Huế ngày nay) (năm 1558), sau đó được giao trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng
Nam đến Bình Định ngày nay) (năm 1570). Chúa Trịnh giao cho Nguyễn Hoàng trấn giữ các
vùng đó với mong muốn mượn tay giặc phía Nam tiêu diệt Nguyễn Hoàng, trái với điều đó
Nguyễn Hoàng và các con cháu của ông đã xây dựng lực lượng riêng cho mình, thành lập
chính quyền riêng đối chọi với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi xuống phía
nam, lần lượt chiếm lấy Phú Yên (1611), Khánh Hòa (1653), Ninh Thuận và Bình Thuận
(1693).
Để có thể mở rộng thế lực đối với chính quyền Đàng Ngoài cho nên việc mở mang đất đai,
đưa thêm người vào khai khẩn là một nhu cầu bức thiết nếu muốn thực hiện việc trên. Vì vậy,
chúa Nguyễn không chỉ đối lo đối với ở phía bắc mà còn lo đối với ở phía nam nhất là Chiêm
Thành với lực lượng nhỏ.
Ngay khi nhận được quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã phái Lương Văn Chính

giữ yên phía nam. Năm 1578, ông đã tiến đánh Hoa Anh, đẩy biên giới của Chiêm Thành ở
phía nam đèo Cả, và tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất
này, rải rác từ phía nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn. Cuối TK XVI – đầu TK
XVII, Chiêm Thành lấn dất Hoa Anh, giết và đuổi những nông dân Việt vào cư trú khai khẩn
miền đất này.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân đánh trả và chiếm lấy Phú Yên lập phủ Phú Yên, để
Lương Văn Chính cử làm tham tướng trấn đinh Trấn Biên, sau đó đổi thành dinh Phú Yên. Với
Việc lập phủ và Đinh các chúa Nguyễn đã muốn xác lập quyền thống trị của mình, chấp dứt
tranh chấp ở phía Nam để tập trung đối với với cuộc chinh phạt chúa Trịnh. Trong khi Chiến
tranh trịnh Nguyễn Nổ ra cũng là lúc Po Rome xây dựng và phát triễn nền văn hóa đặc sắc của
xứ chămpa.
Tình hình thuận lợi dưới thời Po Rome và những khó khăn chúa Nguyễn gặp phải đã dẫn
đến việc Po Nrop (sự gọi là Bà Tấm) đem quân lất đất Phú Yên. Tuy nhiên, đã gặp nhiều khó
khăn, họ đã bị một đạo quân do Hùng Lộc chỉ Huy đánh vảo chiếm lại Phú Yên nhân cơ hội
này chúa Nguyễn chiếm luôn phấn đất từ sông Đà Rằng đến sông Phan Lang, lập nên hai phủ
Thái Khang (sau đó đổi là Bình Khang) và Diên Ninh (sau đó đổi là Diên Khánh) và gộp lại
thành đinh Bình Khang (sau này là tỉnh Khánh Hòa) vào năm 1653 [1, tr. 244].Sau sự kiện
năm 1653, lãnh thổ Chiêm Thành từ Phan Lang đến sông Dinh (Ninh Thuận – Bình Thuận
ngày nay) và nó vẫn tồn tại như một vương quốc riêng biệt nhưng thần phục chúa Nguyễn.
Chiêm Thành không còn là cản trở quá trình Nam Tiến và Di cư của chúa Nguyễn và người
Việt. Chúa Nguyễn đã nhanh chóng nắm lấy lưu vực sông Đồng Nai và đưa dân vào sinh sốn
và khai khẩn vùng Đồng sôn Đồng Nai, hơn nữa tiếp tục mở rộng đến đồng bắng sông Cửu
Long và miền cực Nam Nam Bộ ngày nay, bấy giờ còn đó là nơi còn nhiều chỗ chưa khai khẩn

~

15

~



hoặc bị rừng rậm, bãi lầy bao phủ[1, tr. 245]. Thực tế, các chúa Nguyễn muốn đẩy mạnh
chính sách đó nhưng chính quyền Đàng Trong đã có sự đắn đo và thái độ tôn trọng đối với đối
với con cháu của các vua Chiêm Thành. Tuy nhiên, những ông vua cuối cùng vẫn chống đối
với chính quyền Đàng Trong.Năm 1692, chúa Chăm là Po Thoi (sử gọi là Bà Tranh) đem quân
tấn công vào Bình Khang. Cuộc tấn công thất bại và quân Chăm bị nguyễn Hửu Cảnh đánh bại
năm 1963. Chúa Nguyễn đã đổi lãnh thổ Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành, sau đổi làm
phủ Bình Thuận, cử một số quan võ trấn giữ và cử một số hoàng tộc Chiêm Thành làm quan
cùng cai quản Trấn Thuận Thành. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh nhất là vào những năm
1611, 1653, 1693. Lãnh thổ Chămpa dần dần bị thu hẹp, một số bộ phận dân tộc chăm để tranh
chiến tranh và chính quyền chúa Nguyễn đã di cư xuống phía Nam hiên nay là ở địa phận tây
Ninh, Châu Đốc; một số còn đi về phía Tây tới cả triền sông Mê Kông, nằm trên đại phận
Đông Campuchia ngày nay [1, tr. 247].
Sự kiện Chúa Nguyễn lập trấn Thuận Thành cho phép Chămpa thực hiện cơ chế tự trị trên
phạm vi Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay và nằm dưới sự bảo hộ của nhà Nguyễn đã đánh
dấu sự tồn tại của vương quốc Chămpa cơ bản đến đây là chấm dứt.
g. Thuận Thành trấn (1693 – 1832)
Sau khi các chúa Nguyễn Thiết lập trấn Thuận thành cho phép chămpa thực hiện cơ chế tự
trị. Năm 1967, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Bình Thuận ( Phan Rang trở về tây) chia
làm hai huyện An Phước và Hòa Đa [8, tr. 189], cũng từ đây vùng đất Chăm còn lại (Phan
Rang trở về đông) đã trở thành một phiên thuộc của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu
còn ban hành một số quy định về quyền xét xử của các chúa Chăm đối với thần dân người
chăm và cũng quy định nghĩa cụ của các chúa Chăm đối với chúa nguyễn. Từ đó, mối quan hệ
giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm là quan hệ giữa chính quyền địa phương và trung ương. Chế
độ tự trị này được duy trị cho tới tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn nhà Tây Sơn và thời
kỳ đầu triều nguyễn.
Từ năm 1773 - 1799, Thuận Thành trấn là chiến trường nơi tranh chấp giữa nhà Tây
Sơn và Nguyễn Ánh. Năm 1799, ông Hào mất, Po Saunun Can lên thay ( Nguyễn Văn Chấn),
Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh) cuối cùng là Po Phauk Tha (Nguyễn Văn Thừa) [1, tr. 253]
cử làm khâm sai thống binh cai cơ làm Phó Thuận Thành và đem những quy chế triều Nguyễn

để đã cai trị vùng đất của mình. Khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thu phục Trấn Thuận
Thành bèn bỏ hiệu Thuận Thành vương. Từ Chúa Nguyễn cho đến thời Tây Sơn, tất cả các
chính quyền đều có thài độ luôn luôn coi vùng đất mới mở là đất nước mình, con dân mình,
coi như nhau, tôn trọng và cùng phát triễn. Đến năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng đã tiến
hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành
tỉnh.
Đến năm 1832, cuộc cải cách của vua Minh Mạng xác lập đơn vị hành chính thống nhất
trong cả nước đã đổi trấn Thuận Thành thành tỉnh Bình Thuận. Từ đó, Cham-pa trở thành một
bộ phận thống nhất, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.
h. Nguyên nhân suy vong của Chămpa

~

16

~


Địa bàn của quốc gia Cham-pa cổ là duyên hải hẹp dọc miền Trung, địa bàn này gây khó
khăn trở ngại cho sự phát triển trình độ sản xuất và đời sống kinh tế của Vương quốc Champa,
làm cho cư dân Cham-pa ngày càng lạc hậu đi trong phát triển sản xuất. Dần dần, Champa
thiếu một cơ sở kinh tế vững chắc cho sự tồn tại của quốc gia thống nhất.
Trong lịch sử Champa, tình trạng chia rẽ, tản quyền phổ biến trong nội bộ vương quốc đã
làm cho đất nước tự suy yếu đi rất nhiều. Trong khi Đại Việt là một thể chế quân chủ tập
quyền, còn Chăm Pa là một vương quốc liên bang với năm tiểu vương quốc(....). Mỗi tiểu
vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng do đó không phát
huy được sự đoàn kết của một dân tộc. Đó có thể coi là “tấn bi kịch chính trị” của nhà nước
Cham-pa.
Đường lối sai lầm, nhất là trong chính sách đối nội - đối ngoại của các vương triều Champa. Trong khi có khả năng thuận lợi để phát triển thì lại dồn mọi cố gắng để tranh giành vùng
đất phía Bắc trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Trong các thế kỉ XI – XII lại ra sức đối địch với

2 vương quốc mạnh – Đại Việt và Cam-pu-chia phát triển cực thịnh. Hành động này đã phung
phí sức mạnh quốc gia, gây tổn hại không sao bù đắp được, làm cho đất nước kiệt quệ và suy
sụp nhanh chóng.
Sự ra đời của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang trên đà phát triển và có xu
hướng mở rộng lãnh thổ vào Nam để xây dựng lực lượng đối đầu chính quyền Đàng Ngoài,
chúa Nguyễn buộc đã bắt đầu quá trình Nam tiến, mở mang bờ cõi xuống phía Nam, cùng với
quá trình di dân của người Việt.
Nhiều khu vực của Chămpa từng là nơi giao tranh giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn
Ánh trong suốt 30 năm, càng làm cho vương quốc Chămpa dần dân bị chia tách sâu sắc.
Như vậy, quá trình hình thành và suy vong của vương quốc Chămpa trải qua rất nhiều giai
đoạn khác nhau. Chămpa được xem là một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất
trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình thành lập này nó đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ, Trung
Quốc trong đó chủ yếu là văn hóa Ấn Độ. Trong quá trình đó người ta thấy Chămpa liên tục
gây xung đột và có xu hướng mở rộng lãnh thổ lên phía Bắc. Tuy nhiên cuối cũng Chămpa
cũng bị sáp nhật vào lãnh thổ Việt Nam như một tất yếu.
III. Kauthara - tháp Po Nagar và một số di tích lịch sử khác
1. Kauthara
Kauthara (Lưỡi hái) là một địa khu của Champa phân bố trên một không gian từ Phú
Yên trải dài đến vịnh Cam Ranh có địa thế chủ yếu là đồng bằng duyên hải nhỏ và hẹp với sự
nối liền giữa núi và biển, sự bồi đắp thường xuyên của phù sa theo lưu vực các con sông đổ về
cửa biển đã tạo nên khu vực trung tâm Kauthara phát triển về kinh tế xã hội một cách hoàn
thiện là nơi hội tụ của ngã ba giao thương cùng với các hoạt động văn hoá - xã hội khi xưa rất
nhộn nhịp chỉ đứng sau kinh đô Vijaya.
Vào đầu công nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kramuvamsa) – một trong hai bộ
tộc lớn của người Champa thời bấy giờ - đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là

~

17


~


Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga) bao gồm hai xứ là Panran (khu
vực ngày nay là Phan Rang - Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay).
Kể từ thế kỷ II, dưới thời Lâm Ấp (Chiêm Thành), hải cảng Chutt (Chụt) và Kamran
(Cam Ranh) là nơi thuyền buôn từ Ấn Độ tấp nập đến buôn bán, và truyền bá văn minh, văn
hoá, tổ chức xã hội, kỹ thuật hàng hải, thương mại, nông nghiệp của Ấn Độ. Đạo Bà La Môn
và Phật Giáo (Tiểu Thừa) thịnh hành ở Nam Chiêm. Như vậy, Phật Giáo đã có ở Nha Trang từ
thế kỷ thứ II, và từ Nha Trang Khánh Hoà, văn hoá Ấn Độ được truyền sang Bắc Chiêm, vốn
bị ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa (nhà Hán).
Vào thế kỷ VII, nhiều thuyền buôn từ Trung Đông như Iraq, Oman, rồi Java và Mã Lai
cặp bến Nha Trang và Cam Ranh để buôn bán và truyền đạo Hồi Giáo. Các nhà hàng hải Âu
Châu như Hoà Lan, Bồ Đào Nha cặp bến Nha Trang buôn bán vào thế kỷ 15.
Vào thế kỷ VIII, trung tâm chính trị của Champa chuyển từ Mỹ Sơn xuống khu vực
Panduranga và Kauthara, với trung tâm ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Bà (tháp Po Nagar)
ở gần Nha Trang ngày nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar.Cũng trong thời kỳ này cái tên
Lâm Ấp đã được thay bằng cái tên mới Hoàn Vương và cũng trong thời điểm đó [5, tr. 83] Po
Nagar (chỉ một cụm kiến trúc xây dựng trên đỉnh một quả núi nhỏ, trên cửa sông Cái – sông
Lau, gần biển) là thủ phủ hoặc là một “thánh địa” của Panduranga và là tên gọi đền thờ Quốc
chủ, là cách gọi tắt của Yang Pu/Po = (vua) Nagar tắt của Nagara (nước/quốc gia); thực tế thờ
thần Siva mà vua đã tự đồng nhất với thần để gọi, như Yan Po Ku Sri (đức vua) Hrivarmadeva
tức Harivarman, cúng thần Harilingesvara. Thần là đàn ông, vua cũng là đàn ông, thờ ngẫu
tượng linga. Tuy nhiên, ở Po Nagar, tục thờ cúng còn gắn liền với chuyện dân gian về cô công
chúa Chăm chết theo chồng do bị đắm thuyền ở gần biển, dân thờ phụng như nữ thần, thần
mẹ, theo truyền thuyết mẫu hệ và gọi chệch tên đền một cách cố ý là Po Ineu Gar, có ý đồng
nhất với Uma, vợ Siva, thờ Quốc mẫu, cũng tức là Quốc chủ, theo dân gian còn hàm ý mẹ của
cô gái bán trầm, lấy hoàng tử nước ngoài, bị chết đuối ở chính nơi đây [1, tr. 44] Phần lớn bia
ký ở Po Nagar lại là bia của nhà vua trung ương ở Vijaya, như bia Po Nagar I, niên điểm 1145,
cũng như bia Po Nagar II, niên điểm 1170, của cùng một ông vua. Làm như thế, như kiểu “văn

phòng đại diện” để khẳng định quyền tôn chủ của vua ở cả miền Nam, cả vương quốc.
Năm 774, người Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng
Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại họ trong một trận thủy
chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát
toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Trong hai năm 944 và 945, người Khmer đem quân từ
Angkor xâm chiếm Kauthara và phá hủy đền Po Nagar và lấy đi tượng nữ thần Bhagavati bằng
vàng. Chính vì vậy, vào năm 965, Jaya Indravarman dựng lại pho tượng nữ thần Bhagavati
bằng đá.Từ hải cảng Nha Trang và Cam Ranh, vào những năm 803 và 808, Chiêm Thành
mang thuyền chiến tấn công vào Châu Hoan và Châu Ái của Đại Việt, rồi đem thủy quân trừng
phạt vương quốc Kelantan ở Java, và Patani ở Malaysia, rồi chiếm đất Đồng Nai Thượng của
Khmer; năm 808 lại tấn công Châu Hoan, Châu Ái; năm 817, tấn công Kambujas
(Kampuchia). Khác với nhiều địa khu khác Kauthara tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc
chiến tranh nhờ cách xa cả Đại Việt và Đế quốc Khmer.

~

18

~


Bản đồ Champa (Cham Pa) thế kỉ XI - XII

Năm 1471, Lê Thánh Tông chỉ huy quân đội Đại Việt tấn công Chiêm Thành, kinh đô Vijaya
thất thủ nhưng không tấn công Kauthara mà dựng bia phân định biên giới mới của hai nước.
Trung tâm Chăm Pa một lần nửa lại dời về khu vực Kauthara-Panduranga.

~

19


~


Bản đồ Vương quốc Chiêm Thành (màu xanh lá cây)
Sau sự kiện chúa Nguyễn tiến chiếm và lập phủ Phú Yên (1611) phải lùi vào phía Nam núi
Thạch Bi với lãnh thổ thu hẹp chỉ còn hai châu: Kauthara và Panduranga. Không cam chịu
khuất phục một cách dễ dàng, sau gần hai mươi năm tích gom thực lực, đến thời vương triều
Po Rome (1627 – 1651) nhà nước Champa trên cơ sở phục hồi nhiều mặt đã vạch ra kế hoạch
phản kích đối phương ở phía Bắc để giành lại một phần đất đai bị mất. Nhờ vào truyền thống
thương mại lâu đời với việc sở hữu các nguồn thương phẩm đắt giá, đặc biệt là kỳ nam hương,
Champa tiếp tục duy trì được thế mạnh ngoại thương của mình. Ngoài thương nhân Trung Hoa
và Hà Lan, các thương cảng Champa còn thường xuyên tiếp nhận các thuyền buôn Bồ Đào
Nha đến từ Macao, vũ khí có thể là mặt hàng ưu tiên đứng đầu trong danh mục hàng hóa mà
vương quốc này mua vào từ các thương thuyền phương Tây cho nên các hải cảng Nha Trang
và Cam Ranh được Chiêm Thành trang bị đại pháo tối tân mua của Châu Âu để phòng thủ
chống với Việt Nam.[] Nhân lúc cuộc chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn nổ ra cũng
là lúc Po Rome trở thành một hình ảnh đẹp trong cả giai đoạn hậu kỳ Champa vì ông đã làm
nhiều việc để đem lại thái bình, thịnh vượng cho nước,….Không phải phí sức tranh chấp quân
sự miền biên thùy Kauthara suốt từ sau năm 1629 trở đi, vương triều Po Rome mở rộng phạm

~

20

~


vi ảnh hưởng quyền lực lên khu vực thượng nguyên rộng lớn phía Tây một cách hòa bình
Thông qua thương mại, Po Rome quan hệ rộng rãi với thế giới bên ngoài đồng thời bắt kịp

diễn biến tình hình chính trị, tương quan lực lượng giữa các vương quốc trong khu vực. Ông
đã tranh thủ thởi gian thuận lợi để lo lắng tới đời sống của dân, khôi phục nền kinh tế và văn
hóa của xứ sở mình. [1, tr. 215]. Po Rome tăng cường mối quan hệ mật thiết với các tộc
thượng nguyên mà cơ sở mối quan hệ đó đã được đặt từ thế kỉ XIII [1, tr. 218] và chấn hưng
Hindu giáo trong tộc Chăm.
Tuy nhiên, đường lối cai trị hòa bình của nhà vua Po Rome chỉ phù hợp với lợi ích của giới
quý tộc xứ Kauthara sở trường giao thương và tích lũy. Trong khi đó, phái thủ lĩnh vùng
Panduranga mang nặng tư tưởng bảo hoàng với truyền thống bạo động quân sự lâu đời, xác lập
từ thời Hoàn Vương luôn ngấm ngầm xung đột triều đình. Do đó, vừa khi Po Rome chết trong
năm 1651, tranh chấp quyền lực phe phái bùng nổ kéo dài gần suốt một năm tại nội cung, phải
đến năm 1652 Po Nrop/Bà Tấm (1652 – 1653) mới nắm được vương quyền với sự thắng thế
của nhóm quân phiệt Panduranga này.
Po Nrop (Việt sử gọi là Bà Bật, Bà Tấm) lại gây chiến định chiếm lại đất Diên Khánh (Khánh
Hòa), năm 1653, cai cơ Hùng Lộc hầu được lệnh đi đánh dẹp. [1, tr. 265] Việc Po Nrop bỏ
toàn bộ đất Kauthara chạy xa về giữ lấy Panduranga, sau đó chấp nhận lằn ranh lãnh thổ
sông Phan Rang lần nữa cho thấy chủ trương bạo lực cực đoan của giới tướng lĩnh miền Nam
và sự suy sụp không gì cứu vãn nổi của vương quốc Champa kể từ đây. [6] Trên vùng đất cũ
của Kauthara, chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) đặt 2 phủ là: phủ Thài Khương gồm 2
huyện là Quảng Phước, Tân Định và phủ Diên Ninh gồm 3 huyện là Phước Điền, Vĩnh Xưng,
Hoa Châu. Năm 1690, đổi phủ Thái Khương làm phủ Bình Khương (cũng đọc Bình Khang).
Sau ít lâu, vua 10, là Po Thot (hay Po Sot, Việt sử gọi là Bà Tranh.Năm 1742, đổi phủ Diên
Ninh thành phủ Diên Khánh, đồng thời đặt dinh Bình Khương, cho 2 phủ lệ thuộc vào nhau.
Năm 1773, Tây Sơn chiếm cứ dinh Bình Khương rồi Nguyễn Ánh đánh chiếm lại vào năm
1793. Năm 1803, đổi dinh Bình Khương làm dinh Bình Hòa, đổi phủ Bình Khương, làm phủ
Bình Hòa. [3, tr. 54] Năm năm sau, đổi dinh Bình Hòa làm trấn Bình Hòa. Năm Minh Mệnh
thứ 12, đổi phủ Bình Hòa làm phủ Ninh Hòa. Năm thứ 13 (1832) chia tỉnh hạt gọi là Khánh
Hòa; đặt 2 ti Bố chánh, Án sát, dưới quyền tuần phủ Thuận - Khánh, lại gồm huyện Hoa Châu
vào huyện Phúc Điền [4, tr. 69 – 70]
Xung đột Việt Chăm thường xảy ra ở vùng đất này, phần đông do tranh chấp ruộng đất, phần
thua thiệt thường thuộc về người Chăm. Năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu phải thoả thuận 5

điều khoản để bảo vệ quyền lợi và đối xử công bằng với người Chăm. Vào thế kỷ 18, nhiều
nhà truyền giáo Âu Châu tường trình còn thấy nhiều làng người Chăm ở gần Nha Trang. Tuy
nhiên ngày nay không còn thấy làng người Chăm nào nữa.
Hiện nay, mặc dùngười Chăm hầu như không còn sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nửa,
nhưng vẫn còn xót lại nhiều dấu tích quan trọng của tiểu quốc Kauthara, ngoài tháp Po Nagar
còn có thành Hời, miếu Ông Thạc, Am Chúa,….đặc biệt là bia Võ Cạnh.

~

21

~


Bia Võ Cạnh
Bia Võ Cạnh nằm ở thôn Võ Cạnh nay thuộc xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hòa, cách thành phố Nha Trang 6 km về phía nam, ngay từ đầu thế kỉ XX đã phát hiện được
một tấm bia khắc nổi trên ba mặt của một phiến đá granit lớn, cao hơn 2m, nói về việc cúng
thần của một dòng vua gọi là Sri Mara. Tấm bia này cung cấp nhiều hiểu biết về văn hóa,
phong tục, về quan niệm lễ nghi Hindu giáo, nhưng cũng đem lại nhiều điều ngộ nhận khá xa.
Có tác giả đồng nhất Sri Mara với Phạm Sư Man của nước Phù Nam, nên coi vùng này (cả
miền Nam Trung Bộ, từ đèo Cả đến Hàm Tân là một vùng thuộc quốc của Phù Nam). [1, tr.
26]
2. Tháp Bà (Tháp Po Nagar)
Những công trình tháp Chăm đều được xây dựng ở trên những đồi cao hoặc núi thấp,
được xây dựng thành từng cụm, hướng đông nhìn ra biển đón dương khí, tức là nơi ở của thần
linh. Không giống như những công trình kiến trúc của người Việt, các công trình kiến trúc tháp
Chăm đều sử dụng gạch do người Chăm tạo ra, tuy có cùng kích cỡ với gạch mà thường ngày
chúng ta sử dụng để xây nhà nhưng so với gạch ngói của người Việt thì gạch Chăm nhẹ hơn,
tháo nước nhanh, dùng chất kết dính dầu rái cho nên hoàn toàn gắn khít với nhau, phủ lớp bên

ngoài bằng màu đỏ.

~

22

~


Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y
Thánh Mẫu) ở Lâm Ấp (646 – 653), Prithi Indravarman cho xây dựng bằng đá hoa cương tại
Aya Tră (Nha Trang trên quả đồi có tên Cù lao, giữa cửa biển bên bờ bắc sông Cái, được xây
dựng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII. Xưa kia, khu tháp Po Nagar là một trong các trung tâm
tôn giáo của vương quốc Chăm Pa.

Bia giới thiệu khái quát về tháp Po Nagar (chụp ngày 27/1/2016)
Xưa là xóm Chài và xóm Bóng, nay là một dãy phố thuộc phường Vĩnh Phước (đi từ chợ
Đầm qua cầu Hà Ra và cầu Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng),
Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành.
Quần thể tháp khoảng 50.000 m2 và mỗi tháp thờ một vị thần như thần Shiva, Vishnu,
Brahama, nữ thần Shakti…. Tháp thờ thần Shiva là 1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo vì
thần Shiva tượng trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo ra một vũ trụ mới tốt đẹp hơn. Ngày trước
Bà la môn giáo họ đã nhìn nhận được điều đó; sau này cho rằng Phật giáo cũng ảnh hưởng Bà
la môn là điều hiểu nhiên vì Đức Phật bản thân đạo Bà la môn và nằm trong tầng lớp quý tộc
được trọng dụng. Quần thể di tích tháp Bà chia thành ba lớp. Ở tầng cuối cùng gồm có các
cổng chính, cổng phụ, tường rào bảo vệ. Khi vào cổng tháp chính thì trên cổng tháp chính có
hình lá đề - hình ảnh tượng trưng của Bà la môn như những ánh hào quang.

~


23

~


Cổng tháp chính tháp Bà (Po Nagar) (chụp ngày 27/1/2016)
Và ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Ở tầng giữa gọi là Mandapa
(tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm). Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát
giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có
12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét.

~

24

~


Mandapa (chụp vào ngày 27/1/2016)

~

25

~


×