Tải bản đầy đủ (.pptx) (55 trang)

Bài giảng Powerpoint Chuyên đề 2: CÁC KỸ NĂNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG, TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG KHÂU Bài giảng LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135, GIAI ĐOẠN 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.63 KB, 55 trang )

Chuyên đề 2
CÁC KỸ NĂNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG, TĂNG
CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG KHÂU
LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
135, GIAI ĐOẠN 2016-2020


Người thực hiện




Chuyên viên chính - Lê Xuân Cường
Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút


54 cộng đồng Dân tộc Việt Nam


Nội dung cụ thể:





Chuyên đề này gồm có các phần chính như sau:



- Việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 135 ở thôn, ở xã.


- Một số kỹ năng về phát triển cộng đồng.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong khâu lập kế hoạch triển khai thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm
nghèo bền vững – trong đó có Chương trình 135 là dự án thành phần).







I. Một số căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo:



Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu
tư công trung hạn và hằng năm;

1. Do Trung ương ban hành:
Luật Đầu tư công năm 2014;
Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về Hướng dẫn thi
hành Luật Đầu tư công;






Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về Giám sát và
đánh giá đầu tư;

Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về Cơ chế đặc
thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia;





Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung
ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020;





Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của
Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020;
Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia.






Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017 của Ủy ban Dân tộc Quy định chi
tiết thực hiện Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Ủy ban Dân tộc Phê duyệt
danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai
đoạn 2017-2020.




Sổ tay Hướng dẫn Phát triển cộng đồng – Tài liệu do cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) hỗ trợ xuất bản – Nhiều tác giả - Chủ biên: PGS.TS Lê Văn An; TS
Ngô Tùng Đức – NXB Thanh Niên.

2. Căn cứ pháp lý do tỉnh ban hành:





Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đắk Nông về Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 20162020;
Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đắk Nông Ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;





Nghị quyết số 28/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh, sửa đổi, bổ sung phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2013/NQHĐND ngày 19/7/2013 của HĐND tỉnh, Quy định về mức hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện CTMTQG Xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013-2020;





Nghị quyết số 29/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh, Quy định cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh
mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông,
Ban hành Quy định về cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 20172020.




II. Kỹ năng phát triển cộng đồng:

Ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em ở Đồng Mô, Sơn Tây - Hà Nội






- Cộng đồng được hiểu như sau:
“Là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã, phường của khu vực
nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng
đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng
chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm
trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay”.




Hay có thể hiểu một cách đơn giản: các hộ gia đình cùng sinh sống tại một
thôn/bon/buôn trên địa bàn là cộng đồng. Việc phát triển sản xuất, đảm bảo an
sinh xã hội, y tế, giáo dục, tăng năng suất cây trồng vật nuôi; phát triển văn hóa,
thể thao,… là quá trình làm cho cộng đồng phát triển.





- Phát triển cộng đồng:
“Phát triển cộng đồng là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm
làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của
cộng đồng theo xu hướng ngày càng tốt hơn”.





- Phát triển cộng đồng bền vững:
“Phát triển cộng đồng bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn cho các nhu

cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng đó trong
tương lai; đặc biệt là việc khai thác, sử dụng các nguồn lực cho hiện tại như con
người, xã hội, tài chính, tài nguyên, môi trường nhưng không làm ảnh hưởng
đến tương lai”.






2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng:
Gồm có các mục tiêu cụ thể sau:
- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời sống
kinh tế của người dân.



- Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở
cộng đồng.







- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh
hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng.
- Nâng cao trình độ dân trí.
- Bảo vệ sức khỏe.

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.

3. Vai trò của cộng đồng, của tổ chức và người làm công tác
phát triển cộng đồng:





- Vai trò của cộng đồng:



+ Hiểu rõ nhất về cộng đồng của họ, biết các khó khăn, thách thức và mong
muốn của mình.




Cộng đồng đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình. Vai trò
chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động,
tích cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Bởi vì:

+ Hiểu tiềm năng, lợi thế.
+ Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.








Vì vậy: Người làm công tác phát triển cộng đồng cần phải làm như thế nào để
tăng cường sự chủ động tham gia của người dân, tăng cường sự chủ động, sáng
tạo của người dân. Gồm các mức độ tham gia sau đây:
(1) Tham gia thụ động: Làm theo sự chỉ bảo, không đưa ra bất kỳ ý kiến nào.
(2) Tham gia cung cấp thông tin: Chỉ trả lời câu hỏi của người làm công tác phát
triển.
(3) Tham gia tư vấn: Được hỏi ý kiến và được tiếp thu các ý kiến về những khó
khăn, cơ hội phát triển của địa phương.






(4) Tham gia thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng: Chủ động thành lập
theo các nhóm tại cộng đồng để tổ chức các hoạt động phát triển tại địa
phương.
(5) Tham gia trong quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham gia vào
quá trình phân tích, lập kế hoạch và lựa chọn các phương án, hoạt động phát
triển tại cộng đồng.
(6) Tham gia tự nguyện: Người dân tự khởi xướng hoạt động phát triển cộng
đồng bao gồm việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các
hoạt động phát triển mà không lệ thuộc vào bên ngoài. Và đây là hình thức
tham gia cao nhất trong phát triển cộng đồng – là mục đích của phát triển cộng
đồng.






- Vai trò của người làm công tác phát triển cộng đồng:
+ Người làm công tác phát triển cộng đồng là: Người triển khai các hoạt động
phát triển cộng đồng tại địa phương; là cầu nối giữa người dân với các tổ chức ở
bên ngoài; là người khởi xướng thúc đẩy người dân trong việc xác định nhu cầu
phát triển của cộng đồng, lập kế hoạch phát triển, nhân rộng mô hình, đề xuất
chính sách.v.v.





- Một số công cụ cơ bản: Để làm tốt công tác phát triển cộng đồng ta cần:
+ Thu thập thông tin về cộng đồng và quan sát (về thu nhập, hoàn cảnh sống
của hộ dân, của người dân, phong tục tập quán, các mối quan hệ, quá trình sản
xuất, …), từ đó ta mới hiểu và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và mong
muốn của người dân để đưa ra những kế hoạch và đánh giá phù hợp để triển
khai thực hiện các chính sách.


×