Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI GIẢNG QUAN hệ QUỐC tế, SAU đại học CHUYÊN đề NHỮNG XU THẾ CHỦ yếu và CHIẾN lược đối NGOẠI của một số nước lớn TRONG QUAN hệ QUỐC tế HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.75 KB, 25 trang )

Chuyên đề
NHỮNG XU THẾ CHỦ YẾU VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA
MỘT SỐ NƯỚC LỚN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Mục đích yêu cầu
- Làm rõ đặc điểm tình hình quốc tế và những xu thế chủ yếu trong
quan hệ quốc tế hiện nay.
- Quán triệt, nắm vững quan điểm, chính sách đối ngoại hội nhập quốc
tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Nội dung
1. Xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay
2. Chiến lược đối ngoại của một số nước lớn trong QHQT hiện nay
Thời gian: 4 tiết Phương pháp: thuyết trình
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI, XII; Nxb CTQG, H.
2. Hỏi - đáp về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam
hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, H, 2008.
3. Tập bài giảng quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, H, 2008
4. Lịch sử Quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2008

1


NỘI DUNG
1. Những xu thế chủ yếu trong QHQT hiện nay
1.1. Khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
Tổng hợp các phân tích, đánh giá, nhận định của Đảng ta về bối cảnh quốc
tế nêu trong Cương lĩnh, các văn kiện Đại hội Đảng và các nghị quyết, chỉ thị của
BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có thể khái quát 5 nét lớn như sau:
* Thế giới diễn ra sự đan xen quá độ, chuyển tiếp trên nhiều bình diện,
cả về lịch sử, cả về kinh tế và QHQT. Về lịch sử: đó là sự quá độ từ một hình


thái kinh tế - xã hội thấp hơn (CNTB) lên một hình thái kinh tế-xã hội cao
hơn. Về kinh tế: dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện
đại và quá trình toàn cầu hóa kinh tế, trên thế giới đang diễn ra sự chuyển tiếp
từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, từng bước hình thành nền kinh tế
toàn cầu. Về quan hệ quốc tế: đó là sự chuyển tiếp từ TTTG hai cực tan vỡ
sau khi Liên Xô tan rã sang TTTG đa cực đang trong quá trình hình thành
thông qua sự đấu tranh quyết liệt giữa các nước, trước hết và chủ yếu là giữa
các nước lớn.
Riêng về sự quá độ từ CNTB lên CNXH, kể từ khi Liên Xô tan rã đến
nay có 2 tình hình đáng chủ ý:
- Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các nước XHCN còn lại đã trụ
vững và giành nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục
sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Đặc biệt công cuộc đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc: sau 30 năm cải cách mở cửa, TQ đã có sự phát triển nhanh
chóng cả về kinh tế và trở thành cường quốc lớn trên thế giới. Hiện nay, nền
kinh tế của TQ đứng thứ 3 thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới khoảng
2000 tỷ USD. Vai trò của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến QHQT.
Việt Nam: sau 25 năm tiến hành đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn,
kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, đối ngoại mở rộng...
Sự phát triển của TQ và Việt Nam đã khẳng định sức sống và khả năng tự
đổi mới để phát triển của CNXH, khẳng định con đường sử dụng KTTT và hội
nhập quốc tế để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước.
- Từ năm 1998 đến nay, xuất hiện trào lưu cánh Tả ở Mỹ-Latinh. Ở MỹLatinh, lực lượng cánh Tả đã cầm quyền ở 10 nước: Vênêxuêla (từ 1998);
2


Chilê (từ 2000); Braxin (từ 2002); Áchentina (từ 2003); Panama ( 2004); Uru
goay (2004); Bôlivia (2005); Êcuado (2006); Nicaragoa (2007) và Oatêmala
(2007).

Ở mức độ này hay mức độ khác, các Chính phủ cánh Tả, tiến bộ ở các
nước này đều tiến hành các cuộc cải cách mang tính dân tộc, dân chủ nhằm
củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mở rộng dân sinh, dân chủ…
thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ.
Thực tiễn cho thấy CNXH đang là một lý tưởng có sức cuốn hút đông
đảo quần chúng lao động ở các nước Mỹ- Latinh tích cực tham gia vào tiến
trình cải cách, tiến tới xây dựng một xã hội mới.
* Sự quá độ, chuyển tiếp trên nhiều bình diện của thế giới làm nổi lên
sự đan xen của nhiều mâu thuẫn, nhiều giá trị cũ và mới, sự xuất hiện nhiều
vấn đề mới, sự biến động, không ổn định của QHQT, sự tồn tại nhiều lực
lượng khác nhau phấn đấu cho triển vọng và lợi ích khác nhau... nhưng các
mâu thuẫn của thời đại vẫn không thay đổi và có những biểu hiện mới...
* Hợp tác và đấu tranh cũng như tập hợp lực lượng trên trường quốc tế
xoay quanh 4 chủ đề lớn: Hòa bình; TTTG mới phát triển bền vững; độc lập
dân tộc, chủ quyền quốc gia, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Bốn chủ đề này đụng chạm đến lợi ích cơ bản của các quốc gia, dân
tộc, các tầng lớp nhân dân trên thế giới; đồng thời, thể hiện sự vận động đan
xen của các mâu thuẫn, các vấn đề lớn của thế giới ngày nay làm cho vấn đề
hợp tác và đấu tranh trên trường quốc tế diễn ra rất phức tạp. Trên thế giới,
hòa bình, hợp tác và phát triển là một cu thế lớn, phản ánh nguyện vọng bức
xúc của các quốc gia, dân tộc.
* Các nước lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối đối với cục diện thế giới,
quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau.
- Trong so sánh lực lượng giữa các nước lớn, Mỹ vẫn là siêu cường số
1, ráo riết triển khai chiến lược toàn cầu hòng thiết lập TTTG một cực của
CNTB do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự vượt trội
của Mỹ bị suy giảm cả về sức mạnh kinh tế và vai trò chi phối QHQT...

3



Cụ thể: GDP năm 2000 của Mỹ = 0,82% tổng GDP của 8 nước lớn
khác cộng lại (Nhật Bản, Đức, TQ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Braxin). Đến
măm 2005, con số này là 0,76, năm 2007, giảm xuống còn 0,691.
Hiện nay, Tây Âu, Nhật Bản, TQ đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành
các trung tâm lớn của thế giới. Nga đang từng bước khôi phục địa vị cường
quốc hàng đầu thế giới; Ấn Độ nỗ lực vươn lên thnahf một cường quốc.
Nhìn chung, các nước lớn đang duy trì một cục diện quan hệ vừa hợp
tác, dàn xếp lợi ích, vừa tranh chấp, giành dật ảnh hưởng quyết liệt. Xu thế đi
tới TTTG đa cực ngày càng rõ.
* Khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nhất là vòng cung Đông Á, là
khu vực khá năng động, với tốc độ cao, có triển vọng nhưng còn tiềm ẩn
nhiều nhân tố bất ổn định về an ninh, chính trị.
- Ở đây đang diễn ra xu thế nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều nấc thang, khu
vực, tiều khu vực, tam, tứ giác kinh tế như: APEC, ASEAN, ASEM, ASEAM
+1, ASEAM +2, ASEAM +3, Diễn đàn cấp cao Đông Á, Diễn đàn hợp tác
Đông Á – Mỹ La tinh (PEALAC)...
- Châu Á - TBD đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định đễ dẫn
đến xung đột lợi ích và chính trị, đáng chú ý là:
Tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên; vấn đề Đài Loan; những
tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài
nguyên giữa các nước (nhất là ở biển Đông); nguy cơ chạy đua vũ trang; tình
hình chiến sự liên quan đến các hoạt động khủng bố và chống khủng bố, ly
khai và chống ly khai; tình hình an ninh và ổn định chính trị- xã hội ở một số
nước trong khu vực có nhiều mặt phức tạp…
1.2. Những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay
a. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
* Các yếu tố tác động đến xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển:
Hòa bình, hợp tác và phát triển là một trong những xu thế lớn của thế giới

hiện nay. Xu thế này do tác động của nhiều yếu tố:
- Hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững là nguyện vọng tha thiết và
là đòi hỏi bức thiết của nhân loại và các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

1

Lịch sử Quan hệ quốc tế hiện đại 1945-2000 (2007), Nxb Giáo dục, H, tr.451.

4


+ Nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc và
mấy chục thập kỷ bị chi phối bởi cuộc đấu tranh ý thức hệ, cuộc chạy đua vũ
trang giữa hai hệ thống, mà nhiều lần đẩy thế giới đến bên bờ cuộc chiến
tranh hủy diệt.
+ Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia, dân tộc đều nhận thấy chỉ có hợp
tác, phát triển cần phải có một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định.
+ Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, chủ
nghĩa khủng bố đã trở thành vấn đề quốc tế đe dọa nền hòa bình của mỗi nước
và thế giới.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa
+ Sự hình thành mạng thông tin điện tử toàn cầu (toàn cầu hóa truyền
thông và thông tin)…
+ Sự cạnh tranh giữa các nước đang chuyển từ lĩnh vực quân sự sang
lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ cao bao gồm: công nghệ
phòng thủ, công nghệ hàng không, công nghệ năng lượng (hạt nhân), các
phương tiện thông tin, viễn thông đa chức năng…
+ KH-CN hiện đại trở thành LLSX trực tiếp; trí tuệ hóa lao động trở
nên phổ biến làm tăng nhu cầu và khả năng duy trì hòa bình, tăng cường hợp
tác và thúc đẩy phát triển ở các cấp độ quốc gia và quốc tế… hội nhập quốc

tế là nhu cầu phát triển của thế giới.
+ Xu thế toàn cầu hóa kinh tế làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia, dân tộc và giữa các nền kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan phải có sự
hợp tác cùng phát triển.
+ Toàn cầu hóa làm thay đổi trong phân phối quyền lực quốc tế, nhất là
tương quan giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.
+ Hình thành hệ thống thể chế của trật tự kinh tế và chính trị mới của
thế giới: luật pháp chung, tài phán chung…
+ Hình thành các quá trình quản lý chung có tính toàn cầu với sự đa
dạng của các chủ thể quản lý.
+ Toàn cầu hóa làm thay đổi các thể chế và cơ chế chính trị quốc gia:
tác động đến các giá trị nền tảng quốc gia như: độc lập chủ quyền; hệ thống tổ
chức và thực thi quyền lực quốc gia bị thu hẹp lại…

5


+ Toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay đang mang nặng tính chất
TBCN…
+ Sự hình thành kinh tế trí thức và mở rộng thị trường toàn cầu.
- Sự phức tạp về chính trị - xã hội trên thế giới.
+ Đời sống chính trị - xã hội thế giới chuyển từ trạng thái đối đầu sang
trạng thái vừa hợp tác vừa đấu tranh.
+ Quá trình dân chủ hóa xã hội và chính trị, cải cách thể chế nhà nước
và pháp luật ở các nước đang diễn ra mạnh mẽ.
+ Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra quyết liệt với
những hình thái mới…
+ Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, can thiệp,
khủng bố tăng lên…
+ Các cường quốc đang chi phối QHQT…

- Nhiều vấn đề toàn cầu chi phối đến sự sống còn của nhân loại: cạn
kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…
* Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển được biểu hiện:
- Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.
- Các nước nhất là các nước lớn đều có sự điều chỉnh chính sách quan
hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và
cân bằng hướng về lâu dài.
Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản, các cường quốc (Mỹ, EU, Nga,
TQ, Nhật Bản) tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại theo hướng đối
thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột, xây dựng quan hệ mới ổn định, lâu dài; xác
lập các điều kiện quốc tế có lợi nhất để phát triển kinh tế, mở rộng hệ thống
an ninh quốc gia.
- Tất cả các nước, cả nước giàu nước nghèo đều chú trọng xây dựng môi
trường hòa bình, ổn định; tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong đấu
tranh chống chủ nghĩa khủng bố và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Các nước đang phát triển với nhiều hình thức, nội dung khác nhau
tích cực tham gia đấu tranh cho một TTTG hòa bình, dân chủ, bình đẳng
và phát triển; đấu tranh vì độc lập tự chủ của dân tộc, chống chủ nghĩa can
thiệp mới; tăng cường hội nhập quốc tế, khắc phục những tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; ngăn
6


chặn dịch bệnh; bảo vệ môi trường sinh thái; cải tổ cơ cấu và cơ chế hoạt
động của Liên hợp quốc...
- Xu hướng hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và quốc tế...
* Những khó khăn, cản trở xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển
- Các cường quốc vừa đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược vừa đấu tranh,
ngăn chặn và kiềm chế nhau (biểu hiện rõ nhất là quan hệ Mỹ-Trung; Mỹ-Nga;
Nga-EU; Nhật-Trung; Nhật - Nga...).

- Các nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nền hòa bình ở mỗi nước và thế giới vẫn còn
tồn tại, nhất là chủ nghĩa khủng bố, sự can thiệp lật đổ của các nước đế quốc vào
nội bộ của các nước...
- Toàn cầu hóa là xu thế khách quan nhưng đang bị các nước tư bản phát
triển chi phối theo hướng có lợi cho họ; đấu tranh giai cấp, dân tộc vẫn diễn ra gay
gắt vì một thế giới công bằng ngày càng thoát khỏi sự khống chế, áp đặt, bá
quyền, lũng đoạn của các thế lực tư bản quốc tế.
- Khoảng cách phát triển, sự mất bình đẳng trong QHQT giữa nước giàu và
nước nghèo ngày càng tăng...
b. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm
Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. trong
thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong QHQT, cạnh tranh sức
mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức
chủ yếu trọng đọ sức giữa các cường quốc.
- Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp QHQT
lấy đối đầu chính trị-quân sự là chủ yếu không còn phù hợp. Phương thức lấp
hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều kết quả
như các nước Đức, Nhật và NIC.
- Các quốc gia đều nhận thấy, sự hưng thịnh hay suy vong của một
quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu
là thực lực kinh tế và KHKT. Đó là:
Một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền
công nghệ có trình độ cao mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thực sự của
mỗi quốc gia.

7


c. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế

và các tổ chức liên minh quốc tế
Đây là một xu thế khách quan vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực
ngày càng diễn ra mạnh mẽ lôi cuốn tất cả các nước tham gia vào hội nhập
quốc tế với những nét nổi bật là.
* Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới
- Toàn cầu hoá làm cho thị trường vốn, hàng hoá, dịch vụ… mở rộng
mạnh mẽ, tính chất xã hội hoá của kinh tế thế giới ngày càng cao, sự tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực cũng tăng lên. Đồng thời, sự
cạnh tranh cũng trở nên gay gắt chưa từng thấy.
- Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong
khi chỉ tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948)2.
- Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Từ những năm 50 đến những năm 70 thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của
thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 19481971 là 7,3%3. Điều đó chứng tỏ tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới
tăng lên.
- Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của các nước. Biểu hiện:
Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có nền kinh
tế phát triển nhất. 24 nước công ngiệp phát triển của Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra
71,4% tổng sản phẩm thế giới và năm 60% xuất khẩu thế giới. Ngoại thương
chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu. (TQ năm 2009 là nước
xuất khẩu đứng đầu thế giới).
- Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông, công nghệ chế tạo vật liệu
mới, sinh học.. đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nề kinh tế thế giới.
Đã hình thành một hệ thống liên lạc toàn cầu, tốc độ thông tin toàn cầu
được tăng thêm hàng triệu lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời
những công ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính
trên thế giới.
* Tính quốc tế hóa cao của nền kinh tế thế giới

2
3

Lịch sử QHQT hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2008, tr.449, 450.
Sdd, tr.450

8


Cách mạng KHCN, đặc biệt là công nghệ tin học mà các công ty xuyên
quốc gia (CTXQG), đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu,
và đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.
- Vai trò của các CTXQG ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.
Năm 1960, 200 CTXQG lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn
thế giới, năm 1984, 200 CTXQG này chiếm 26%, dự đoán những năm 2000
đến nay các công ty này sẽ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm thế giới 4. Năm
1985 có 600 CTXQG có số vốn >1 tỷ USD với tổng doanh số 3000 tỷ USD,
với tổng số công nhân là 50 triệu người.
- Những năm cuối của thế kỷ XX, làn sóng sáp nhập của các CTXQG
tăng lên nhanh chóng.
Từ 1980- 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào
khỏng 1.300 tỷ USD, riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ với tổng giá trị lên
đến 1200 tỷ USD. Trong đó có vụ sáp nhập lớn về kinh tế như của hai công ty
dầu mỏ khổng lồ Exxon với Mobil với giá trị 77,3 tỷ USD, tạo thành công ty
dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Công ty Travellers sáp nhập với Citicorp với giá trị 72,6 tỷ USD, nhằm
tạo ra tập đoàn tài chính khổng lồ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư,
bảo hiểm...
* Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ
do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới

- Đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc
độ 20% hàng năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc
độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần.
- Gần đây, trao đổi về tiền tệ tăng rất nhiều lần, gấp 20 lần trao đổi về
thương mại, bình quân là 350 tỷ USD/ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ USD đã
vượt biên giới quốc gia để đầu tư ở nước ngoài.
- Việc phân công lao động thế giới với quy rộng lớn, do xu thế quốc tế
hóa nền kinh tế do việc xóa bỏ sự phân công lao động thế giới thành hai hệ
thống đối lập và thành những khu vực độc lập của chủ nghĩa thực dân.
- Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu
vực hóa diễn ra ở hầu hết các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh
4

Sdd, 453.

9


kinh t vi nhng quy mụ ln, nh khỏc nhau nh: Liờn hp quc, Bắc Âu,
EU, Đông á, Bắc Mỹ, WTO, WP, IMF... (từ 1948 - nay đã có trên
110 tổ chức hợp tác kinh tế trên thế giới).
+ EU: l t chc khu vc mnh nht, dõn s ch chim ẵ dõn s th
gii, nhng l nhng nc a s trong G7, GDP hin nay t 10.970 t USD
chim 27,8% tng s GDP ton th gii xp x vi GDP ca M; tng kim
ngach xut khu hng húa l 2.894,4 t = 38,7% th phn th gii, cung cp
46% FDI hng nm, EU cú sc hp dn ln ca mt trung tõm kinh t thng
mi ca th gii5.
+ Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO) thành lập ngày
1.1.1995 với t cách là thể chế pháp lý điều tiết các mối quan
hệ kinh tế- thơng mại quốc tế mang tính toàn cầu. WTO có

trụ sở tại Giơnevơ- Thuỵ Sĩ với ngân quỹ 175 triệu Franc
Thuỵ Sĩ, tính đến năm 2008, WTO liên kết 152 quốc gia và
vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 90% dân số thế giới, khối lợng
giao dịch chiếm 97% giá trị mậu dịch, 95% GDP toàn cầu.
Hiện nay, WTO đang tiếp tục phát triển theo cả chiều rộng
(kết nạp thêm thành viên mới), cả theo chiều sâu (đàm phán
để mở rộng khả năng tiếp cận thị trờng hơn nữa). Có hơn
20 nớc đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO
(Ucraina, Lào...)
+ APEC đợc thành lập 11/1989, tại Canbera (Ôxtrâylia),
ban đầu gồm 12 nớc: Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân,
Canađa, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Singapo, Brunây,
Inđônêxia và Malaixia. Sau đó, APEC kết nạp thêm Trung
Quốc, Hồng Công và Đài Loan (11/1991); Mê-hicô, Papua Niu
Ghi-nê (11/1993); Chilê (11/1994), đến 11/1998, APEC kết
nạp thêm ba thành viên mới là Pêru, Liên bang Nga và Việt
Nam, nâng số thành viên APEC lên 21 thành viên. Hiện nay,
APEC tập hợp 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 52%
diện tích lãnh thổ, 59% số dân, 70% nguồn tài nguyên thiên
nhiên thế giới, đóng góp 57% GDP toàn cầu và 46% thơng
5

QHQT v chớnh sỏch i ngoi Vit Nam hin nay (2008), Nxb Lý lun Chớnh tr, H, 2008, tr.124.

10


mại thế giới. APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và
năng động nhất thế giới là khu vực Đông và khu vực Bắc
Mỹ (gồm Mỹ, Canađa và Mêhicô) với những nét đặc thù và

đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.
+ ASEAN đợc thành lập 8/8/1967, hiện nay gồm 10 nớc,
Đông Timo là quan sát viên, diện tích gần 4,7 triệu km2, dân
số hơn 500 triệu ngời, cỏc nc ASEAN l nhng nc cú nn kinh t
ang phỏt trin, GDP khong 731 t ụ la M v tng kim ngch xut khu
hng nm t khong 339,2 t USD6.
+ Khối thị trờng tự do ASEAN-TQ: dân số gần 2 tỷ ngời,
GDP/năm chiếm 12% GDP toàn thế giới...; ngoài ra còn có
ASEM+2, ASEM+3...
+ Nền kinh tế Mỹ; G7; G20; khu vực kinh tế Mỹ - Latinh;
OPEC; quan hệ Nam - Nam, Bắc - Nam...
* Nhng khú khn ca cỏc nc ang phỏt trin trc xu th quc t
húa, ton cu húa v cỏc t chc liờn minh kinh t quc t.
- Cỏc t chc quc t hng u l LHQ, IMF, WB, WTO... cú tim
nng rt ln, vai trũ ca nú c m rng nhanh chúng lm cho lc lng
quc t tng i mnh lờn, ch quyn quc gia dõn tc tng i yu i.
- Thng mi th gii tng nhanh nhng t trng ngoi thng ca cỏc
nc ang phỏt trin gim 1/3, giỏ nụng sn v khoỏng sn gim sỳt, giỏ cụng
nghip tng7.
- Phõn cụng lao ng gia cỏc nc giu v nghốo cha cú thay i cn bn
v khụng cú li cho cỏc nc ang phỏt trin. Cỏc nc ang phỏt trin vn tip tc
xut khu nguyờn vt liu, cũn cỏc nc phỏt trin tip tc xut khu sn phm mỏy
múc v phng tin vn ti.
- S phỏt trin ca cỏc CTXQG siờu ln tip tc vn ti cỏc nn kinh t
kộm phỏt trin, nguy c tr thnh nhng tờn thc dõn mi v kinh t trong th k
XXI. Quỏ trỡnh tp trung húa thỳc y xu th ton cu húa cú th lm xúi mũn ch
quyn quc gia dõn tc.
- Ton cu húa kinh t ang b cỏc nc t bn phỏt trin phng Tõy
chi phi, v thc cht l quỏ trỡnh M húa, t bn húa ton cu; ng thi lm
6

7

Sdd, tr.127.
Lch s quan h quc t hin i 1945-2000 (2007), Nxb Giỏo dc, H, tr. 454.

11


cho xu thế phân cực giàu nghèo, bất bình đẳng trong QHQT và xu thế phản
văn hóa ngày càng tăng.
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn, vừa
hợp tác, liên kết, hội nhập, vừa đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt
với những mục tiêu vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài vì một toàn
cầu hóa bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc.
d. Xu thế đa cực hóa vì một thế giới hòa bình, dân chủ, bình đẳng và
phát triển
Thực chất xu thế này là hệ quả của xu thế hòa dịu, hòa bình, hợp tác,
phát triển và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế.
- Đấu tranh hướng tới một thế giới hòa bình, dân chủ, bình đẳng, hợp tác và
phát triển luôn là nguyện vọng tha thiết của toàn nhân loại tiến bộ, nhất là các
nước nhỏ, các nước nghèo đang phát triển và chậm phát triển.
- Nội dung đấu tranh của các nước đang phát triển hiện nay tập trung: Đấu
tranh vì độc lập tự chủ của dân tộc, chống chủ nghĩa can thiệp mới; tăng cường
hội nhập quốc tế, khắc phục những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa; giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; ngăn chặn dịch bệnh; bảo vệ môi trường sinh
thái; cải tổ cơ cấu và cơ chế hoạt động của Liên hợp quốc...
- Hình thức đấu tranh; thông qua các sự kiện quốc tế lớn như: Hội nghị
Thượng đỉnh của Liên hợp quốc; Diễn đàn của các nước G77; Diễn đàn xã hội;
Hội nghị bàn về phát triển bền vững, Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết,
Vòng đàm phán Đô-Ha... theo đúng Hiến chương của Liên hợp quốc.

- Những khó khăn của cuộc đấu tranh cho TTTG mới hòa bình, dân chủ,
bình đẳng, hợp tác và phát triển của các nước đang phát triển, chậm phát triển.
+ Đây là cuộc đấu tranh không cân sức với nhiều áp lực từ phía các nước lớn.
+ Khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh
chấp biên giới;
+ Giữ ổn định chính trị; xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế quốc gia
đúng đắn với tinh thần giữ vững độc lập, tự chủ gắn với tăng cường hợp tác quốc tế;
+ Kết hợp sức mạnh nội lực với khai thác các nguồn lực bên ngoài; chống
quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước...

12


đ. Ngoài các xu thế chủ yếu trên, xu thế đấu tranh chống khủng bố,
chống áp đặt cường quyền quốc tế, sự khôi phục và phát triển phong trào
XHCN đã và đang chi phối mạnh mẽ đến các mối QHQT đương đại.
1.3. Quan điểm của Việt Nam về xu thế quan hệ quốc tế hiện nay
* Đối với vấn đề chiến tranh và hoà bình:
- Lên án chiến tranh xâm lược, ủng hộ các cuộc đấu tranh chống xâm
lược và can thiệp.
- Ủng hộ giải quyết thông qua thương lượng hoà bình mọi vấn đề tranh
chấp trong quan hệ quốc tế, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự lựa chọn con đường phát triển cảu mỗi
dân tộc, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực
- Tích cực tham gia phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà
bình và công lý.
* Đối với vấn đề khủng bố
- Lên án chủ nghĩa khủng bố.
- Ủng hộ và tham gia nỗ lực của cộng đồng quốc tế đấu tranh chống
khủng bố trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc và chuẩn

mực của luật pháp quốc tế.
- Phản đối việc sử dụng chiêu bài “chống khủng bố” để gây sức ép, can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, gây chiến tranh
xâm lược.
* Đối với vấn đề phát triển bền vững
- Thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ở khu vực
và trên thế giới
- Ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế về thu hẹp, tiến tới xoá bỏ hố
ngăn cách giàu nghèo, về sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội,
giữa kinh tế và văn hoá, giữa kinh tế và môi trường.
- Ủng hộ và tích cực tham gia cuộc đấu tranh của các nước đang phát
triển với các nước công nghiệp phát triển trong việc thiết lập trật tự kinh tế
quốc tế bình đẳng, cùng có lợi
* Đối với vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
- Toàn cầu hoá là xu thế khách quan

13


- Quá trình toàn cầu hoá hiện đang bị các nước tư bản phát triển và các
tập đoàn xuyên quốc gia chi phối, cho nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.
- Toàn cầu hoá tác động nhiều chiều đến tất cả các nước, các nền kinh
tế, vừa mở ra cơ hội phát triển, vừa tạo ra tháh thức, nhất là đối với các nước
đang phát triển.
- Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá, phải chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
các lĩnh vực khác.
* Đối với vấn đề trật tự thế giới mới
- Phản đối trật tự đơn cực

- Phấn đấu cho một trật tự thế giới dân chủ và bình đẳng
- Ủng hộ việc phát huy vai trò chủ đạo của Liên Hợp Quốc trong việc
giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và các
nguyên tắc, chuẩn mực của luật pháp quốc tế
- Ủng hộ việc đổi mới và dân chủ hoá Liên Hợp Quốc, dân chủ hoá
quan hệ quốc tế.
2. Chiến lược đối ngoại của một số nước lớn và tác động của nó
đến Việt Nam hiện nay
2.1. Chiến lược đối ngoại của một số nước lớn hiện nay
Các nước lớn là khái niệm dùng để chỉ các quốc gia có sức mạnh tổng
hợp mạnh nhất, mà trước hết là sức mạnh kinh tế, quân sự và vị trí, vai trò
ảnh hưởng lớn trong QHQT như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,
ấn Độ và các nước thuộc EU.
Gần hai thập niên qua, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là
sau sự kiện 11/9/2001 và những biến động phức tạp của tình hình thế giới
những năm đầu thế kỷ XXI, do bị chi phối bởi những lợi ích chiến lược mang
ý nghĩa sống còn, các nước lớn như Mỹ, Nhật, TQ, Liên bang Nga, ấn Độ và
các nước thuộc EU đều xúc tiến điều chỉnh mạnh chính sách đối ngoại đối với
các khu vực, nhất là khu vực châu á - TBD. Nội dung bao trùm trong sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn là củng cố và tăng cường quan
hệ với khu vực, nhằm mục tiêu phát huy tối đa ảnh hưởng, giành lợi ích cụ
thể về nhiều mặt.
14


2.2.1. Chiến lược đối ngoại của Mỹ
Mục tiêu nhất quán trong chính sách đối ngoại của Mỹ là giành và giữ
ảnh hưởng cũng như thị trường khắp thế giới và trở thành bá chủ thế giới.
Mục tiêu đó đã được giới cầm quyền ở Mỹ theo đuổi mấy thế kỷ qua.
Từ đầu những năm 90, để thích ứng với tình hình thế giới của thời kỳ

sau chiến tranh lạnh, giới cầm quyền Mỹ đang điều chỉnh chiến lược đối
ngoại, đưa ra “chiến lược” mới như “Trật tự thế giới mới” hay “Giao tiếp và
mở rộng dân chủ” mà thực chất là theo đuổi mục tiêu giành và giữ ảnh hưởng
và thị trường trên thế giới, trở thành bá chủ toàn cầu dưới hình thức mới. Mục
tiêu đó được cụ thể hoá trong các mục tiêu cơ bản hiện nay là:
- Phục hồi và phát triển nền kinh tế Mỹ, giữ vững địa vị là nền kinh tế
mạnh nhất thế giới trên tất cả các mặt.
- Duy trì và củng cố ưu thế quân sự của Mỹ song có tổ chức và cơ cấu
lại cho phù hợp với khả năng tài chính thực tế và đòi hỏi của tình hình mới.
Khuynh hướng là giảm chi tương đối cho quân sự.
- Phát huy những ưu thế về kinh tế và quân sự của Mỹ tác động vào quá
trình hình thành TTTG có lợi cho Mỹ. Trong đó, KTTT - dân chủ - nhân
quyền - chống khủng bố được Mỹ coi là ngọn cờ tập hợp lực lượng mới thay
thế cho ngọn cờ “ngăn chặn CNCS”.
- Đối với khu vực CA - TBD, Mỹ cố gắng củng cố vị trí và ảnh hưởng
của mình ở khu vực, ngăn ngừa bất kỳ cường quốc nào nổi lên thách thức vị
trí và ảnh hưởng ấy, bảo đảm an ninh trên biển cho Mỹ, bành trướng kinh tế
và truyền bá các giá trị văn hoá “dân chủ” và “nhân quyền”, thực hiện
“DBHB” đối với các nước XHCN còn lại.
2.2.2. Chiến lược đối ngoại của Nhật Bản
* Mục tiêu chiến lược của Nhật sau chiến tranh lạnh
Sau chiến trạnh lạnh, Nhật cho rằng, thế giới sẽ xuất hiện những
khoảng trống quyền lực ở nhiều nơi: Đông Âu, Đông Nam á, Trung á… Nhật
cho đây là thời cơ, với sức mạnh kinh tế của mình, chớp cơ hội để lấp khoảng
trống quyền lực, xác định lại vai trò của mình trên trường quốc tế. Nhật xác
định mục tiêu chiến lược: lấy sức mạnh kinh tế làm tiền đề để thực hiện mục
tiêu trở thành cường quốc về chính trị và quân sự, cạnh tranh với các nước
khác.
15



- Về kinh tế: Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển với trình độ kỹ
thuật công nghệ cao và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Nhật
tiếp tục chính sách ngoại giao kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, khu vực ảnh
hưởng để tiếp tục phát triển kinh tế, cạnh tranh và vượt Mỹ về kinh tế.

- Về chính trị:
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản phụ thuộc, “theo đuôi Mỹ”;
Mỹ bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản tỏ ra năng
động hơn, chủ động và độc lập hơn trong chiến lược quốc tế.
+ Bước vào thế kỷ 21,với những phức tạp của cuộc chiến tranh
chống khủng bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật
Bản tiếp tục chính sách ủng hộ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ của
mình.
+ Nhật Bản tăng cường mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình đối
với châu á, châu Âu và các khu vực khác, đồng thời mở rộng quan hệ
song phương với các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, ấn Độ, EU… và
tăng cường vai trò của Nhật trong giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua
LHQ. Nhật Bản phấn đấu trở thành một trong những nước thường trực
HĐBA LHQ.
+ Mục tiêu trước mắt của Nhật Bản là muốn trở thành cường quốc
khu vực cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc, Nga… nhằm chia sẻ lợi ích
chiến lược ở khu vực. Cụ thể (nói thêm):
Quan hệ Nhật - Trung:
Từ những năm cuối của thập kỷ 70, quan hệ Nhật - Trung đã có sự phát
triển toàn diện. Với quan điểm “Sự ổn định và phát triển của Trung Quốc có ý
nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát triển của khu vực châu á - TBD” và
“thị trường khổng lồ của Trung Quốc là rất cần cho nền kinh tế ngoại thương”
của Nhật và quan điểm “vốn và kỹ thuật của Nhật Bản rất cần đối với phát
triển kinh tế của TQ”… chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quan hệ hai

nước phát triển mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực kinh tế, hai nước trở thành những đối tác quan trọng của
nhau, Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ nhất của TQ và TQ cũng trở thành
16


bạn hàng lớn thứ hai của Nhật. Ngoài ra Nhật là nước viện trợ ODA lớn cho
TQ (chỉ sau Inđônêxia).
Tuy nhiên, quan hệ Nhật- Trung cũng còn tồn tại nhiều vấn đề khó giải
quyết như vấn đề sách giáo khoa lịch sử, lãnh thổ, vấn đề Đài Loan…
Quan Nhật - Nga:
Quan hệ Nhật - Nga tuy có tiến triển nhưng nhìn chung còn chậm cả về
phương diện kinh tế và chính trị, do còn nhiều tranh chấp lãnh thổ tại 4 hòn
đảo trên quần đảo Kuril.
Quan hệ Nhật - ASEAN:
Sau chiến tranh lạnh, Nhật tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu
vực Đông Nam á, quan hệ Nhật và các nước ASEAN càng thắt chặt trên nhiều
lĩnh vực. Hiện nay, Nhật là một bên đối thoại quan trọng của Hội nghị cấp cao
các nước ASEAN. ASEAN là những nước nhận được nhiều viện trợ kinh tế
nhất của Nhật Bản. Nhìn chung, quan hệ Nhật - ASEAN sẽ còn tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quan hệ Nhật-EU:
Quan hệ Nhật - EU là quan hệ truyền thống (phương tây), nói chung từ
sau chiến tranh thế giới II đến nay, quan hệ Nhật- EU vẫn được duy trì và
ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực kể cả vấn đề bảo đảm an
ninh. Song trong tương lai gần quan hệ Nhật - EU sẽ không có những thay đổi
hoặc xung đột kinh tế lớn.
* Hợp tác an ninh Mỹ – Nhật, nền tảng chính sách đối ngoại của
Nhật Bản (nói thêm)
Từ sau chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã tiến hành những chính sách

ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Cùng với sự phá
triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng
cao vị trí của Nhật Bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản được bắt đầu với Học thuyết
Yohida, theo đó Nhật Bản hoàn toàn dựa vào Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ
để phòng thủ đất nước và tập trung phát triển kinh tế.
- Giai đoạn thập kỷ 60, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được đặc
trưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi
kịp và vượt các nước phát triển. Mục tiêu này đạt được vào cuối những
17


năm 60 khi Nhật trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ trong hệ
thống TBCN.
- Những năm 70, 80, chính sách đối ngoại của Nhật đã mang tính chủ
động hơn, Nhật tăng cường ảnh hưởng về kinh tế ở khu vực châu á, mà trước
hết là đối với Đông Nam á.
- Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi
việc củng cố quan hệ với Mỹ qua tuyên bố chung về “An ninh Nhật - Mỹ
trong thế kỷ 21” năm 1996. Đặc biệt, tháng 12/1998, Nhật Bản quyết định
cùng tham gia Chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến
trường (TMD) với Mỹ.
Tóm lại, Liên minh chiến lược Nhật – Mỹ được tiếp tục củng cố và
đổi mới trong tình thế mới, vì lợi ích chiến lược của mỗi nước.
2.2.3. Chiến lược đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU)
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của EU bị tác
động của cục diện thế giới hai cực. Về cơ bản, chính sách đó bị chi phối bởi
Mỹ và gắn chặt với những đường hướng đối ngoại của Mỹ. Sau chiến tranh
lạnh, chính sách đối ngoại của EU đã được điều chỉnh một cách căn bản. Cột
mốc đánh dấu sự điều chỉnh này là Hiệp ước Maxtơrich, trong đó quy định rõ

ràng chính sách đối ngoại của EU đối với toàn bộ châu Âu và các nước, các
khu vực khác trên thế giới.
* Đối với châu Âu
- Mục tiêu chiến lược:
+ Xây dựng một châu Âu thống nhất, không có sự phân cách trên cơ sở
một nền kinh tế ổn định và phát triển cao.
+ Tăng cường các nhân tố bảo đảm an ninh của châu Âu và của các
nước thành viên dưới mọi hình thức.
- Biện pháp:
+ Xúc tiến việc xây dựng một “Liên bang châu Âu” hay “Ngôi nhà
chung châu Âu” nhằm tạo điều kiện mở rộng quá trình liên kết, hợp tác rộng
rãi giữa các nước, các dân tộc ở châu Âu.
+ Thiết lập một nền an ninh chung cho toàn bộ châu Âu, tức là EU phải xây
dựng một chính sách quốc phòng chung cũng như một nền quốc phòng chung.
* Đối với các nước khác trên thế giới
18


- Giữ gìn hoà bình, tăng cường an ninh quốc tế phù hợp với những
nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó tập trung vào ba đối tượng chính
là: các nước công nghiệp phát triển; Nga và các nước Đông Âu, SNG; các
nước đang phát triển. Cơ sở của sự hợp tác chủ yếu dựa trên các liên kết về
kinh tế – thương mại và sự nhất trí trong các công việc quốc tế.
2.2.4. Chiến lược đối ngoại của Nga
Trong thời gian qua, Nga thi hành chính sách đối ngoại thực dụng và
linh hoạt, đa dạng hoá quan hệ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an ninh,
quốc phòng, tranh thủ hợp tác kinh tế với các đôí tác khác nhau, tạo ra môi
trường hoà bình ổn định cho đất nước phát triển. Nga tỏ cứng rắn và cương
quyết hơn trong bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính sách đối ngoại thời Tổng

thống V. Putin hiện nay được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:
- Quan hệ với Mỹ và phương Tây: là hướng ưu tiên chính sách
trong chính sách đối ngoại của Nga.
Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải
quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Nga có lợi ích lớn trong quan hệ
kinh tế và năng lượng với EU. Tuy nhiên gần đây, quan hệ Nga - Mỹ, Nga
- EU, có phần nóng lên do những bất đồng xung quanh việc Mỹ dự định
triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu, vấn đề nhân quyền, vấn
đề Nga gia nhập WTO, vấn đề hợp tác năng lượng, vướng mắc trong ký
Hiệp định mới về hợp tác Nga - EU. Đặc biệt là quan hệ Nga - Grudia sau
sự kiện 8/8/2008 (Grudia tấn công quân sự vào NamOssetia…)
- Quan hệ với các nước SNG là ưu tiên hàng đầu trong chính sách
đối ngoại của Nga vì đây là khu vực có nhiều mối ràng buộc về lịch sử,
văn hoá, an ninh, kinh tế với Nga.
Nga đẩy mạnh hợp tác an ninh với từng nước, đồng thời tăng cường
và củng cố liên minh tầng nấc trong SNG về chính trị, kinh tế và quân sự.
Thời gian gần đây Nga thi hành chính sách năng lượng mới, chuyển đổi
cơ chế từ bao cấp sang thị trường trong quan hệ năng lượng với các nước
SNG, tăng cường hợp tác với các nước Trung á trong lĩnh vực này. Quan
hệ của Nga với nhiều nước được cải thiện hơn so với trước (UCraina,

19


Mônđôva, Udơbêkixtan). Tuy nhiên xu thế ly khai vẫn tiếp tục diễn ra ở
khu vực này, gây phức tạp cho Nga trong quan hệ.
- Châu á - TBD là khu vực chiến lược quan trọng và nhiều lợi ích
đối với Nga, và gần đây được Nga coi trọng hơn trước.
Vì vậy, Nga chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các
cơ chế đối thoại của khu vực (ASEAN, ARF, APEC…), mở rộng quan hệ

hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, trong đó có các nước
Đông Nam á.
Nga đẩy mạnh quan hệ song phương với TQ và ấn Độ cũng như
trong khuôn khổ hợp tác 3 bên Nga- Trung- ấn. Về kinh tế- thương mại,
Trung Quốc và ấn Độ đều là thị trường tiềm năng rất lớn đối với Nga (kim
ngạch thương mại Nga- Trung đạt hơn 30 tỷ đôla/2006). Tuy nhiên, quan
hệ Nga- Nhật vẫn gặp nhiều trở ngại xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh
hải.
Bên cạnh đó, Nga tích cực đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại,
chú trọng quan hệ với các Trung Đông, Mỹ Latinh (Vênêxuêla, Braxin,
CuBa…), Châu Phi, trong đó hợp tác kinh tế và kỹ thuật quân sự được đẩy
mạnh.
“Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” có một số thay đổi đáng
kể trên 7 vấn đề lớn sau:
Thứ nhất, khẳng định nước Nga có ảnh hưởng đáng kể trong các
quan hệ có tính toàn cầu.
Thứ hai, Nga cho rằng, sức mạnh quân sự không nên và không thể
là yếu tố chủ yếu tác động tới nền chính trị quốc tế.
Thứ ba, Nga khẳng định, những giá trị của phương tây không phải
là duy nhất cho cả thế giới.
Thứ tư, Nga không thể chấp nhận quan điểm thế giới đơn cực.
Thứ năm, Nga thể hiện rõ quan điểm tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ sáu, đề cao vai trò của LHQ trong điều chỉnh các QHQT.
Thứ bảy, xác định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại là phát
triển song phương và đa phương với các nước láng giềng thuộc Cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG) trong lĩnh vực bảo đảm an ninh cho
nhau, cùng phối hợp đối phó với các mối đe dọa và thách thức chung.
20



2.2.5. Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc
Sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã thay đổi căn bản tư duy chiến lược của
mình. Trọng tâm lợi ích an ninh quốc gia chuyển dần sang lĩnh vực an ninh kinh tế.
Nhiệm vụ quốc phòng là ngăn chặn sự phá hoại kinh tế từ bên ngoài nhằm tạo ra
môi trường hoà bình cho công cuộc hiện đại hoá.
Tuy nhiên, những năm gần đây với những xung đột khu vực và cục
bộ, đặc biệt có sự can thiệp của các nước lớn, Trung Quốc cho rằng: sức
mạnh quân sự là trụ cột quan trọng cần thiết của một nước lớn và để giữ
vị trí bình đẳng với các nước trên thế giới không thể không nắm quyền
chủ động và đấu tranh quân sự trong thế kỷ XXI. Sự cân bằng của 5 lực
lượng: Mỹ, Trung, Nhật, Nga và Tây Âu sẽ ảnh hưởng to lớn đến hoà bình
và ổn định của thế giới 8. Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của
TQ hiện nay là:
* Tăng cường quan hệ với các nước lớn
Những năm gần đây, Trung Quốc đã thiết lập một loạt khung quan
hệ với các nước lớn trên thế giới.
Quan hệ Trung – Mỹ: Là quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây
dựng. Quan hệ này chịu sự chi phối bởi 4 nhân tố.
- Hai bên đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để tính toán từng bước đi
trong việc thiết lập quan hệ với nhau.
- Mỹ và Trung còn có nhiều yếu tố nội bộ chưa giải quyết thoả đáng
nên đã tác động đến quan hệ hai nước.
- Quan hệ Trung – Mỹ chịu ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các
nước lớn khác và các nhóm nước khác nhau.
- Mỹ tiếp tục chính sách dính líu có tính chất xây dựng để lôi kéo
TQ hoà nhập vào hệ thống thế giới mà Mỹ giữ vai trò chủ đạo và qua đó
kìm chế TQ.
Quan hệ Trung – Nga: là quan hệ chiến lược, gần đây đã có sự cải
thiện rõ nét. Hai nước thường xuyên có các cuộc gặp cấp cao, ký kết
những hiệp định về biên giới, hoà bình, hợp tác kinh tế và thảo luận các

8

PGS,TS. Lê Minh Quân, Viện Chính trị học, HVCTQG HCM: Hòa bình, hợp tác và phát triển – xu thế lớn
trên thế giới hiện nay (2010): Năm 2009 TQ dẫn đầu trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế: kêu gọi thay
thế đồng USD; vận động đòi mở rộng quyền bỏ phiếu cho các quốc gia đang phát triển ở WB và IMF; cam
kết viện trợ hàng chục tỷ USD cho các nước nghèo ở châu Phi và Đông Nam Á; tích cực đấu tranh ngăn chặn
sự nóng lên của trái đất; tham gia vào hơn 20 lực lượng gìn giữ hioaf bình của LHQ; giải quyết vấn đề hạt
nhân ở CHDCNDTT và IRAN… tr.195.

21


vấn đề quốc tế chủ yếu. Triển vọng quan hệ Trung – Nga là rất to lớn, góp
phần tạo ra cục diện mới trong khu vực và thế giới.
Quan hệ Trung – Nhật là quan hệ láng giềng hữu nghị. Hai bên đều
đang điều chỉnh lại chính sách để phát triển quan hệ, nhất là trên các lĩnh
vực kinh tế, KHKT sao cho tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tế
của mỗi nước.
Quan hệ Trung – EU là quan hệ đối tác xây dựng lâu dài và bền
vững. TQ coi trọng quan hệ này và coi EU không chỉ là đối tác buôn bán,
thị trường tiền tệ và công nghệ kỹ thuật cao mà còn chia xẻ quan điểm
giống nhau trong việc giải quyết các vấn đề chính trị quốc tế. TQ thông
qua EU để đối trọng với Mỹ nhằm thực thi quan điểm đa cực hoá QHQT.
Tóm lại, trong những năm gần đây, việc phát triển quan hệ với các
nước lớn của TQ là bước tiến đáng kể trong nền ngoại giao TQ thế kỷ
XXI. Cân bằng quan hệ với các nước lớn để tạo vị trí mới trên trường
quốc tế của một cường quốc đang nổi lên; đồng thời còn là để hạn chế sự
kìm chế và cô lập của các nước lớn trong quá trình phát triển lâu dài đất
nước TQ.
* Tích cực tham gia vào các hoạt động của các tổ chức khu vực và

quốc tế
TQ tích cực tham gia vào các hoạt động đa phương, phát huy đầy đủ
tác dụng của mình ở LHQ và các tổ chức quốc tế khác. Mối quan tâm
hàng đầu của TQ là làm thế nào để giành được lợi thế lớn nhất khi cục
diện thế giới đang có nhiều thuận lợi để trở thành một nước có sức mạnh
chiến lược ở khu vực trong tương lai.
* Chính sách quan hệ với các nước láng giềng
TQ nhấn mạnh chính sách đối ngoại láng giềng, tích cực cải thiện
quan hệ với các nước trong khu vực.
- TQ thúc đẩy quan hệ lãnh giềng hữu nghị với Hàn Quốc,
CHDCNDTT, ASEAN và có những đối sách khác nhau với từng nước; cải
thiện quan hệ với hầu hết các nước Nam á, mở rộng quan hệ với Mông Cổ
và các nước Trung á…
- Trong việc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng
trong khu vực do lịch sử để lại như quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa… TQ
22


đưa ra ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và muốn thông
qua giao lưu kinh tế, thương mại, văn hoá, thể thao với các nước có liên
quan để từng bước tạo lòng tin trong môi trường hoà bình trên nguyên tắc
kiên trì chủ quyền nhưng luôn nhấn mạnh hai yếu tố hoà bình và đại cục.
Đối với Việt Nam:
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, cùng đi lên xây
dựng CNXH. Quan hệ VN – TQ đã có lịch sử phát triển lâu đời. Sau gần 20
năm bình thường hoá quan hệ (11/1991), hai nước đã có nhiều nỗ lực đưa
quan hệ phát triển lên tầm cao mới, mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển
quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực theo phương châm 16 chữ:
“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”,

“bổ sung thế mạnh cho nhau, hai bên cùng có lợi, cùng thắng”, tăng cường
tin cậy lẫn nhau... Chính sách đối ngoại của TQ và sự phát triển quan hệ
Trung – Việt đã có những tác động lớn đến nước ta.
* Tác động tích cực:
- Trong bối cảnh TQ có những thế mạnh, thời cơ và thách thức mới,
nhìn chung chính sách của TQ đối với Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục
chiều hướng như những năm qua. Đồng thời nhằm mục tiêu “trỗi dậy hoà
bình” xây dựng xã hội hài hoà XHCN và truyền bá giá trị TQ ra bên ngoài,
“thế giới hài hoà”, “châu á hài hoà”, “láng giềng hài hoà” nên TQ sẽ tăng
cường mặt hợp tác kinh tế phục vụ cho chiến lược chung của TQ. Do vậy,
những năm tới, TQ sẽ tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, gia tăng các
hạng mục đầu tư tại Việt Nam hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, Nhật, phương Tây
đối với Việt Nam.
- TQ là nước tiến hành đổi mới trước ta 10 năm nên trong quan hệ với
TQ, Việt Nam có thể chắt lọc những kinh nghiệm của TQ để tránh những
bước “dò dẫm”, “TQ dò đá qua sông” “VN dò theo TQ”. Đặc biệt trong
những năm tới, Việt Nam bước vào giai đoạn “phát triển then chốt” như TQ
những năm qua “giai đoạn xã hội khá giả”, GDP tăng từ 1000 USD – 3000
USD, nên trong chiến lược 2010 – 2020, Việt Nam cần có chiến lược tổng thể
hơn, xây dựng mô hình lý thuyết phát triển xã hội trong các giai đoạn phát
triển của đất nước qua kinh nghiệm của TQ.
23


Ví dụ: Trung Quốc cho rằng có nhiều vấn đề Việt Nam đổi mới
nhanh hơn TQ cần phải nghiên cứu như: Việt Nam mở cửa thị trường tiền
tệ sớm hơn TQ điều này dễ dẫn đến mất ổn định kinh tế? về ruộng đất
Việt Nam tư hữu hoá đất nhanh hơn TQ dễ gây hậu quả Nhà nước không
kiểm soát được? (Việt Nam ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, TQ thuộc sở
hữu tập thể…)

* Tác động tiêu cực:
Ngoài những mặt tích cực, trong quan hệ với Việt Nam, TQ luôn tỏ thế
nước lớn, thậm chí dùng “chính sách hai mặt, thực dụng” với Việt Nam, nhất
là trong giải quyết các vấn đề còn đang tranh chấp giữa VN và TQ. Mặt khác,
TQ ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu á, Đông Nam á, sự cạnh
tranh chiến lược giữa TQ với Mỹ, Nhật, ấn Độ... sẽ tăng thêm, có lúc gây khó
khăn cho ta về đối ngoại: cạnh tranh phát triển tài nguyên, khai thác tài
nguyên, cọ sát về thương mại có thể dần tăng lên; TQ tăng cường thực hiện
chiến lược năng lượng mới, sẽ có thể tăng sức ép với ta trên các vấn đề biển
Đông nhằm thực hiện chính sách gác tranh chấp, cùng khai thác, thậm chí gây
một số hoạt động phức tạp ở biển Đông.
Thực tế chứng minh, bề ngoài TQ luôn nói “cùng thắng”, cùng có lợi”
nhưng họ lại hành động khác và luôn giành phần thắng nhiều hơn, “TQ là
cơn sóng ngầm bí hiểm, dữ dội”, chấp nhận sống cùng TQ, “lướt theo sóng
để phát triển” là thực tế không thể khác được.
Kết luận:
Thế giới bước sang thế kỷ XXI với những xu thế đa chiều, phức tạp và
đang tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống QHQT. Điều đáng lưu ý,
trong mỗi xu thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau được gọi là “cơ
chế song trùng”, đây được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan hệ kinh
tế, chính trị quốc tế hiện nay. Những xu thế đó lôi cuốn mạnh mẽ các quốc gia
dân tộc trên con đường phát triển hội nhập quốc tế, vừa có mặt thuận lợi, vừa
có mặt tiêu cực tác động sâu sắc đến đời sống quốc tế và mỗi nước, đồng thời
đang bị các nước tư bản phát triển, các cường quốc và các CTXQG chi phối.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới hiện nay?

24



2. Hãy làm rõ những tác động của toàn cầu hóa đến quá trình hội nhập quốc
tế phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay?
3. Phân tích chiến l ược đối ngoại của một số nước lớn hiện nay và tác
động của nó đến Việt Nam?

25


×