Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề cương ôn tập Điều tra Xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.8 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN.................................................................................3
Câu 1. Trình bày khái niệm phương pháp, phương pháp ĐT XHH..........................................3
Câu 2. Khái niệm điều tra xã hội học.......................................................................................3
Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của ĐTXHH..............................................................................3
Câu 4+5. Chức năng, nhiệm vụ của ĐTXHH..........................................................................4
Câu 6. Nguyên tắc trong ĐTXHH...........................................................................................4
Câu 7. Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong ĐTXHH....................5
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.........................................5
Câu 9+10. Khái niệm mục tiêu nghiên cứu trong ĐTXHH? Phân biệt mục tiêu nghiên cứu
với mục đích nghiên cứu..........................................................................................................5
Câu 11. Cơ sở để xác định vấn đề nghiên cứu trong ĐTXHH.................................................5
Câu 12. Những điểm lưu ý khi đưa ra vấn đề nghiên cứu trong ĐTXHH................................6
Câu 13*. Khái niệm biến số và các loại biến số.......................................................................6
Câu 14. Thao tác hóa khái niệm trong ĐTXHH là gì?.............................................................7
Câu 15*. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong ĐTXHH........................................................7
Câu 16*: Các loại hình chọn mẫu cơ bản.................................................................................8
Câu 17*. Trình bày cấu trúc của 1 báo cáo kết quả nghiên cứu trong ĐTXHH.......................9
Câu 18. Phương pháp phỏng vấn.............................................................................................9
Câu 19. Phương pháp phân tích tài liệu.................................................................................10
Câu 20. Phương pháp quan sát...............................................................................................11
Câu 21*. Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập
thông tin bằng bảng hỏi.........................................................................................................13
Câu 22. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................13
Câu 23. Thang đo trong ĐTXHH...........................................................................................14
Câu 24*. Giai đoạn xử lý thông tin trong ĐTXHH có bao nhiêu bước? Hãy trình bày bước
tổng hợp số liệu...................................................................................................................... 14
Câu 25**. Tên đề tài nghiên cứu...........................................................................................15
CHƯƠNG 3:.............................................................................................................................. 17
Câu 26. Trình bày khái niệm, vai trò và yêu cầu khi xây dựng bảng hỏi trong ĐTXHH.......17
Câu 27: Các dạng câu hỏi trong bảng hỏi..............................................................................18




Câu 28. Nêu các bước lập kế hoạch quan sát? Xây dựng kế hoạch quan sát cho đề tài cho
sẵn?........................................................................................................................................ 20
Câu 29. Xây dựng một bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài cho sẵn? Các câu hỏi
được thiết kế như yêu cầu......................................................................................................20
CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH ( CÂU 5Đ)...................................................................................21
Câu 30: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài:.............................................................21
Câu 31: Bảng số liệu tần suất.................................................................................................21
Câu 32: Xác định biến số.......................................................................................................23
Câu 33: Xây dựng 1 bảng hỏi phỏng vấn sâu.........................................................................25


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Câu 1. Trình bày khái niệm phương pháp, phương pháp ĐT XHH
* Phương pháp:
- Là cách thức đạt được mục tiêu
- Là hoạt động được sắp xếp theo một
trật tự nhất định
- Là cách thức tiếp cận đối tượng
nghiên cứu một cách có tổ chức và hệ
thống

* Phương pháp ĐTXHH:
- Là một quá trình thực nghiệm xã hội
- Bao gồm các bước liên quan với
nhau theo một trật tự logic

- Thu thập các thông tin thực tiễn từ
các hiện tượng, vấn đề xã hội
- Phục vụ cho mục đích và chủ đề
nghiên cứu

Câu 2. Khái niệm điều tra xã hội học
* Là một môn học cung cấp những thông tin nghiên cứu xã hội thực nghiệm để
hoàn thiện thêm hệ thống tri thức nghiên cứu xã hội học.
=> Điều tra xã hội học là phương pháp khoa học nhằm thu thập, xử lý, phân tích
thông tin xã hội về các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội và các quá trình xã hội.

Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của ĐTXHH
- Quan niệm thứ nhất: ĐTXHH thu thập thông tin về những hình thức mức độ
biểu hiện của các hiện thượng xã hội, các quá trình xã hội.
- Quan niệm thứ 2: ĐTXHH thu thập thông tin về những nguyên nhân, động cơ
của các hành động xã hội, của biến đổi xã hội.
- Quan niệm thứ 3: ĐTXHH tiến hành khảo sát, đánh giá thu thập thông tin nhằm
chỉ ra các đặc trưng và xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra dự báo xã hội.


=> Đối tượng của ĐTXHH là nghiên cứu mối quan hệ của các cá nhân trong thực
tại đời sống xã hội và nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng từ xã hội đến hành động
của các cá nhân.

Câu 4+5. Chức năng, nhiệm vụ của ĐTXHH
CHỨC NĂNG
1. Chức năng khoa học:
- Kết quả ĐTXHH Là nguồn tài liệu
xác thực để phát triển hệ thống lý luận
và khái niệm.

- Thông qua kết quả ĐTXHH sẽ khám
phá ra tính quy luật tồn tại trong một
số hiện tượng xã hội, dự báo về sự phát
triển xã hội.
2. Chức năng ứng dụng
- Quá trình ĐTXHH có ý nghĩa như
chiếc “cầu nối” giữa các nhà khoa học,
các nhà lãnh đạo quản lý…với thực tiễn
cuộc sống.
=> chống lại sự xa rời thực tế.

NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống tri
thức xã hội học
- Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cho việc
sửa đổi, phát triển và hoàn thiện hệ
thống khái niệm, hệ thống lý thuyết xã
hội.
- Thông qua thông tin ĐTXHH, các mối
liên hệ giữa các sự kiện xã hội được đo
lường một cách khoa học và chính xác
hơn.

2. Đề xuất giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong xã hội
- Khi đã có đầy đủ dữ liệu khoa học từ
thực tiễn, các nhà nghiên cứu đề xuất
biện pháp, cách thức nhằm giải quyết
3. Chức năng văn hóa tư tưởng
những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã

- Thông tin thu được từ ĐTXHH giúp hội.
phát triển tư duy khoa học cho các nhà - Xây dựng hệ thống chỉ báo về vấn đề
quản lý, lãnh đạo,
xã hội để nhằm đo lường mức độ, tính
chất của vấn đề, tìm ra nguyên nhân phát
sinh vấn đề và kiến nghị giải pháp hợp
lý nhằm hạn chế các nguyên nhân tiêu
cực.
Câu 6. Nguyên tắc trong ĐTXHH
- Tính khách quan, vô tư: Khi điều tra khảo sát, điều tra viên phải luôn thể hiện ý
kiến trung lập, không đưa tình cảm hay ý kiến cá nhân vào công việc.


- Tính bí mật thông tin: Đòi hỏi ĐTV phải đảm bảo tính khuyết danh cho người trả
lời, đảm bảo thông tin cá nhân và thông tin trả lời không được sử dụng vào mục đích
khác..
- Tính đại diện: Mẫu khảo sát phải đảm bảo tính đại diện của tổng thể nghiên cứu
thì thông tin thu thập được mới chính xác và đảm bảo độ tin cậy.
- Tính tổng hợp, khái quát hóa: Thông tin thu được qua điều tra phải tổng hợp và
khái quát hóa được.
Câu 7. Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong
ĐTXHH
PP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
- Là dạng nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu
hơn về động cơ của hành vi con người,
chỉ ra được chiều sâu bên trong những suy
nghĩ, tình cảm, thái độ của con người.
- Trả lời các câu hỏi tại sao, như thế nào
- Thông tin thu được mang tính chủ quan
- Dùng để thăm dò, khám phá

- Là quá trình diễn giải

PP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
- Là tập hợp các quy tắc, các kỹ thuật để
xem xét, phân tích các khía cạnh lượng
họa của vấn đề xã hội được điều tra.
- Đo mức độ phản ứng xảy ra
- Câu hỏi có thể đo lường được
- Nghiên cứu hành động và sự việc đang
diễn ra.
- Thông tin thu được mang tính khách
quan
- Là quá trình mô tả thông tin

CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Câu 9+10. Khái niệm mục tiêu nghiên cứu trong ĐTXHH? Phân biệt mục tiêu
nghiên cứu với mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
* Là cái đích hướng đến về nội dung mà
người nghiên cứu vạch ra để định hướng
giải quyết. Mục tiêu nghiên cứu là sự cụ
thể hóa của đối tượng nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu
* Là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là
đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên
cứu, nó trả lời câu hỏi nghiên cứu được
thực hiện để làm gì? Hoặc phục vụ cái gì?



- Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động
nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên
cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra
trong nghiên cứu
- Mục tiêu có thể đo lường hay định
lượng được.
- Trả lời cho câu hỏi Làm cái gì?
Nghiên cứu cái gì?

- Hướng đến một điều gì đso hay một
cv nào đó trong nghiên cứu mà người
nghiên cứu mong muốn để hoàn thành.
- Khó có thể đo lường hay định lượng
được
- Trả lời cho câu hỏi Nhằm vào việc
gì? Để phục vụ điều gì?

Câu 11. Cơ sở để xác định vấn đề nghiên cứu trong ĐTXHH
- Xuất phát từ nhà nghiên cứu:
+ đó có thể là các ý tưởng nghiên cứu mới nảy sinh
+ cũng có thể là những kinh nghiệm nghiên cứu được rút ra
+ có thể xuất phát từ những điều tra trước đó
- Xuất phát từ những vấn đề xã hội, những thông tin xã hội cấp bách: là những
vấn đề mà được đông đảo dư luận xã hội quan tâm, đáp ứng được thực tiễn cấp bách và
cần thiết của xã hội.
- Xuất phát từ việc dự kiến trước một số chính sách: nhằm bổ sung thêm và hoàn
thiện chính sách
- Xuất phát từ sở thích cá nhân: các vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những
đam mê, niềm yêu thích nghiên cứu của cá nhân
Câu 12. Những điểm lưu ý khi đưa ra vấn đề nghiên cứu trong ĐTXHH

- Tránh đưa ra những vấn đề không có thực, không phản ánh được tình huống xã hội
thực tại hoặc những vấn đề đã giải quyết xong từ lâu.
- Không nên đưa ra những vấn đề quá rộng: làm cho quá trình điều tra khảo sát gặp
khó khăn, thông tin thu được không đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
- Các vấn đề trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn có sự ràng buộc và tác động
qua lại với nhau.
- Vấn đề có tính mới, tính độc đáo: đó chính là điểm khác biệt, tiến bộ so với những
nghiên cứu trước đó.


=> Vấn đề nghiên cứu phải đảm bảo: mối quan tâm của xã hội; tính thực tiễn; tính
hữu dụng; phù hợp với khả năng của người nghiên cứu; tính mới, độc đáo, sáng tạo.
Câu 13*. Khái niệm biến số và các loại biến số
* Biến số: Là đặc tính không bất biến về mặt giá trị.
Hệ thống biến số phản ánh thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Mỗi biến số đưa ra
một loại quan sát nhất định.
- Biến số là những nhân tố khi nó thay đổi quá trình điều tra
- Các biến số hay gặp:
Biến số đơn thuộc tính: dễ đo lường ( tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,
…)
Biến số đa thuộc tính: khó đo lường ( sự giàu có, tài sản, khoản nợ,…)
* Biến số độc lập (biến nguyên nhân): được xác định là nguyên nhân của vấn đề,
đại lượng ít hoặc không thay đổi.
=> tác động, ảnh hưởng đến biến số khác
* Biến số phụ thuộc: được xác định là đối tượng nghiên cứu hoặc gần với đối
tượng nghiên cứu nhất, chịu ảnh hưởng của biến độc lập.
* Một số nguyên tắc xác định BĐL và BPT:
- Mối quan hệ của 2 biến tuân theo nguyên tắc của mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả
- Xét theo sự thay đổi: BĐL có trước về mặt thời gian so với sự thay đổi trong BPT


Câu 14. Thao tác hóa khái niệm trong ĐTXHH là gì?
* Thao tác hóa khái niệm gắn liền với quá trình phân chia và cụ thể hóa khái niệm,
biến các khái niệm ở mức độ trừu tượng thành các khái niệm cụ thể, đơn giản để qua đó
có thể ghi chép và quan sát được.
=> Mở rộng nội hàm, thu hẹp ngoại diên
* Cở sở khoa học:
- Quá trình nhận thức xã hội học thông qua rất nhiều mức độ khác nhau


- Khái niệm trừu tượng dễ dẫn đến các cách hiểu khác nhau
- Các hiện thượng xã hội học thường không thể đạt được sự quan sát trực tiếp
Câu 15*. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong ĐTXHH
* Mẫu: là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định
và một dung lượng hợp lý.
* Phương pháp chọn mẫu: là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một
bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng
thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
Cụ thể hơn: Phương pháp chọn mẫu là việc người nghiên cứu đi thu thập thông tin
và hỏi từ một số lượng nhỏ trong tổng số đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thông tin thu được từ số lượng nhỏ này lại giúp cho người nghiên cứu hình dung được
về toàn bộ đối tượng nghiên cứu.
Câu 16*: Các loại hình chọn mẫu cơ bản

Mẫu ngẫu nhiên
(Mẫu xác suất)
Mẫu nhiều
giai đoạn
Mẫu phi
xác suất


Mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Mẫu ngẫu nhiên theo cụm

Việc thực hiện chọn mẫu được thực
hiện qua 2 hoặc nhiều bước
Mẫu thuận tiện
Mẫu phán đoán
Mẫu lấy theo giới thiệu
Mẫu tự nguyện


1. Mẫu ngẫu nhiên (mẫu xác suất): là cách chọn mẫu mà mọi đơn vị trong toàn
bộ các đơn vị điều tra đều có khả năng và cơ hội được lựa chọn hoặc tham gia vào quá
trình điều tra.
* Mẫu ngẫu nhiên đơn giản: là pp chọn * Mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Có thể bốc
mẫu mà mỗi một đơn vị trong tổng số đơn thăm, hoặc chọn từ dưới lên trên theo thứ
vị điều tra đều có khả năng được chọn tự bằng cách lấy ra một đơn vị ngẫu
như nhau vào danh sách các đối tượng nhiên, sau đó cách một khoảng nhất định
được nghiên cứu hỏi. Chọn cách này rút ra đơn vị thứ 2, và cũng khoảng cách
mang lại sự công bằng cho mọi người vì như thế chọn ra đơn vị thứ 3 cho đến khi
người chọn không dựa trên bất kỳ tiêu chí đủ kích thước chọn mẫu.
lựa chọn nào.
* Mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Nếu nhà * Mẫu ngẫu nhiên theo cụm: Trong
nghiên cứu quan tâm đặc biệt đến một tiêu trường hợp tập trung lớn và phân tán theo
chí nào đó như tuổi, trình độ học vấn...thì các khu vực địa lý khác nhau thì nhà
tập hợp chung sẽ được, sau đó tiến hành nghiên cứu có thể sử dụng loại mẫu này.
lấy mẫu trong từng tầng.


Tập hợp chung được chia ra theo các cụm
(địa lý, hành chính) sau đó mỗi cụm sẽ lấy
mẫy ngẫu nhiên đơn giản hoặc hệ thống.

2. Mẫu nhiều giai đoạn: Việc thực hiện chọn mẫu được tiến hành qua 2 hoặc
nhiều bước.
3. Mẫu phi xác suất: các phần tử trong tập hợp gốc không có khả năng xác định
được lựa chọn mẫu nghiên cứu.


* Mẫu thuận tiện: mẫu được lựa chọn theo cách thức thuận tiện nhất cho người
nghiên cứu.
* Mẫu phán đoán: Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán
đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu.
* Mẫu lấy theo giới thiệu: mẫu được lựa chọn theo giới thiệu của các phần tử
khác
* Mẫu tự nguyện:
Câu 17*. Trình bày cấu trúc của 1 báo cáo kết quả nghiên cứu trong ĐTXHH
1. Luận chứng nghiên cứu: Đặt vấn đề, xác định mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, xác định phạm trù khái niệm, xây dựng giả thuyết, sử dụng phương pháp
chọn mẫu…
2. Kết quả nghiên cứu: Trình bày số liệu thu thập được và diễn giải số liệu
3. Kết luận: Các nhận định, các kết luận chung rút ra từ nghiên cứu
4. Phụ lục: Các mẫu công cụ nghiên cứu, bảng hỏi mã hóa, danh mục tài liệu tham
khảo.
Câu 18. Phương pháp phỏng vấn
* Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá
trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người

phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn.
Ưu điểm
- Tính linh động: Người pv có thể dùng
các kỹ thuật và các câu hỏi khác nhau cho
phù hợp với từng đối tượng trả lời.
- Tỷ suất trả lời cao: những người không
biết đọc, biết viết vẫn có thể trả lời pv,
đảm bảo tính riêng tư của câu trả lời.
- Quan sát những ứng xử không bằng lời

Nhược điểm
- Tốn kém với những cuộc nghiên cứu lớn
vì phải có người kiểm tra, điều tra viên…
việc chọn mẫu, tập huấn và trả công cho
điều tra viên rất tốt kém, mất nhiều thời
gian.
- Có thể có những thiên lệch trong pv do
chính điều tra viên gây nên (hiểu lầm câu


- Có thể kiểm soát bối cảnh phỏng vấn
- Người phỏng vấn có thể ghi nhận câu trả
lời bột phát của đối tượng
- Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau khi pv

trả lời của đối tượng, ghi sai thông tin trả
lời…)
- Ít đảm bảo tính khuyết danh
- Do hạn chế thời gian, người được pv ko

có thời gian tham khảo tài liệu để có câu
trả lời chính xác
- Đôi khi do hoàn cảnh đối tượng có thể
đưa ra câu trả lời không tin cậy
* Các loại phương pháp phỏng vấn thường gặp để thu thập thông tin:
1. Phỏng vấn cá nhân:

- Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích sáng tỏ
cho người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành và đặt câu hỏi dưới dạng
nguyên xi như nó đã trình bày từ trước.
- Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa: Chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn các
câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện.
- Phỏng vấn bản tiêu chuẩn: Một số câu hỏi có tính chất quyết định được tiêu
chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể.
- Phỏng vấn sâu: Là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm
hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa của bản thân.
2. Phỏng vấn nhóm: Là phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời gian địa
điểm nhằm làm sáng rõ một chủ đề nào đó.
* Một số nguyên tắc khi thực hiện phương pháp phỏng vấn:
- Thứ nhất, nghệ thuật đặt câu hỏi “Tại sao”. Trong thực tế ở bất kỳ cuộc phỏng
vấn nào, nếu nhà nghiên cứu chỉ lắng nghe một cách thụ động, đơn thuần các câu trả lời
của người được pv thì rất dễ xa vào các chi tiết lan man, thiếu trọng tâm hoặc bị lạc đề.
Để khắc phục tình trạng trên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Các khía cạnh được đưa ra để hỏi phải được sắp xếp theo trật tự rõ ràng, chính
xác
2. Nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ,
bao hàm nhiều nghĩa rộng ở bên trong.
3. Các câu hỏi đặt ra phải vô tư, tế nhị, tránh dẵn dắt người được hỏi theo ý muốn
chủ quan của mình.



4. Chỉ nên hỏi từng câu một và chú ý đến những manh mối đã được nói ra hay còn
bị che giấu mà người được hỏi chưa muốn thổ lộ.
- Thứ hai, nghệ thuật lắng nghe. Đây là nghệ thuật phải được rèn luyện và phát
triển qua thực tiễn. Những người phỏng vấn cần nhận thức rõ ràng biết cách nghe đúng
là công việc hết sức khó khăn vì theo quy luật tâm lý thông thường, những người nghe
thường mắc phải những sai lầm vô thức, họ hay rơi vào trạng thái bị động hoặc thường
nôn nóng muốn biết ngay sự thật. Việc lắng nghe một cách chủ động, sáng tạo đòi hỏi
phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp với trực giác và cảm giác một cách chính
xác. Khi lắng nghe cần chú ý những điểm sau:
1. Chủ động đồng cảm với người nói, tỏ ra chăm chú biểu thị khả năng có thể thấu
hiểu những ý nghĩ hành động của người nói.
2. Phải biết suy luận và chắt lọc những chỉ báo về những gì người nói còn băn
khoăn, lo lắng hoặc những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định.
3. Người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự,
im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời câu hỏi nào đó.
4. Phải biết cách khơi gợi, khích lệ người trả lời nói thật, nói hết những điều sâu kín
mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra.
- Thứ ba, cuộc phỏng vấn là quá trình điều tra sáng tạo. Phỏng vấn luôn đòi hỏi
phải tiến hành như một quá trình linh hoạt, sáng tạo. Chính ở đây có thể sử dụng cách
khéo léo các câu hỏi chức năng và câu hỏi tâm lỹ xen kẽ nhằm khắc phục những rào cản
tâm lý, những khoảng cách của sự mặc cảm hay chưa thực sự cởi mở trong khi trả lời
các câu hỏi của người được phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn tốt là cuộc pv không khiên
cưỡng, nó như một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng song hiệu quả của thông tin thu được rất
cao.

Câu 19. Phương pháp phân tích tài liệu
* Tài liệu: là hiện vật do con người tạo nên một cách đặc biệt dùng để truyền tin
hoặc bảo lưu thông tin.
Bao gồm:

- Tài liệu viết: báo chí, văn bản, báo cáo…


- Tài liệu khác: vật dụng, tranh ảnh, băng, đĩa…
* Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn
nhằm thu thập hoặc rút ra từ nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Khi phân tích đòi hỏi tài liệu phải chính xác, linh hoạt và bao hàm được các yêu
cầu: Loại tài liệu? Ai viết? Mục đích của tài liệu?...
Ưu điểm
- Cho thông tin nhanh, thông tin sâu và
hàm lượng thông tin thu được nhiều, đa
dạng, độc đáo.
- Tiết kiệm được chi phí, thời gian
- Người nghiên cứu không bị phụ thuộc
vào khách thể điều tra.

Nhược điểm
- Thường mang tính chủ quan, cá biệt
- Việc xử lý thông tin qua những tài liệu
khác nhau gặp nhiều khó khăn
- Đỏi hỏi người nghiên cứu phải có đủ
trình độ chuyên môn để tổng hợp, phân
tích thông tin trong tài liệu.

* Các loại phân tích tài liệu
PP phân tích nội dung văn bản
(phân tích định tính)

PP sử dụng số liệu có sẵn
(phân tích định lượng)


Miêu tả khách quan, hệ thống nội dung
các tài liệu
Tìm ra ý nghĩa, quy tắc, nguyên tắc logic
thông qua tài liệu đó để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu
Ưu điểm:
Cho thông tin nhanh và sâu, nhiều, đa
dạng
Ít tốn kém về chi phí
Nhược điểm:
Thông tin thường mang tính chủ quan của
những đơn vị điển hình cá biệt
Xử lý thông tin phức tạp, tốn nhiều thời
gian

Dựa trên số liệu có sẵn để tìm mối quan
hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo
Được sử dụng trong những trường hợp
phải xử lý một lượng thông tin lớn.
Ưu điểm:
Ít tốn kém chi phí
Thông tin thu đc nhanh, nhiều, đa dạng,
số liệu thống kê mang tính chính xác cao
Nhược điểm:
Số liệu cung cấp ít thông tin về hiện trạng
xã hội, do đó thông tin thu được thường
không phù hợp với mục đích nghiên cứu
Thông tin thường mang tính chủ quan của
những đơn vị điển hình cá biệt


Câu 20. Phương pháp quan sát
* Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên
cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên cứu.


* Các loại quan sát
- Quan sát tham dự: là trong một
thời gian nhất định, người quan sát cũng
hoạt động trong nhóm đối tượng cần
quan sát, hoặc ngồi bên cạnh người cần
quan sát.

- Quan sát không tham dự: điều
tra viên đứng ngoài cuộc và điều hành
quan sát, không tham dự trực tiếp cùng
nhóm đối tượng cần quan sát.

- Quan sát công khai: người quan
sát nói rõ chức năng quan sát viên của
mình cho đối tượng cần điều tra.

- Quan sát bí mật: người được
quan sát không biết mình đang bị quan
sát và không biết ai là người quan sát,
khi đó, mọi thủ tục quan sát đều được
tiến hành bí mật.

- Quan sát tiêu chuẩn hóa: quan

sát đối tượng theo một chương trình đã
được lập sẵn với những yêu cầu rõ ràng
và những đề mục công việc cụ thể.
Người quan sát chỉ việc thu thập thông
tin phù hợp với những kế hoạch đã định.

- Quan sát không tiêu chuẩn hóa:
quan sát không theo kế hoạch, mà hoàn
toàn theo diễn biến thực tế. Người quan
sát tùy theo tình hình mà quan sát và lựa
chọn lấy thông tin cần thiết.

* Đặc điểm của phương pháp quan sát:
Ưu điểm
- Thu thập được thông tin trực tiếp cho
nên phản ánh hiện thượng cụ thể trong
hoàn cảnh cụ thể, loại bỏ những sai số
trung gian nếu có
- Quan sát người khác, nên đảm báo
khách quan hơn, đánh giá chính xác hơn
- Có thể quan sát được diện người tương
đối lớn
- Có thể ghi nhận được quá trình hành
động theo thời gian, cho phép ghi lại
những biến đổi khác nhau của đối tượng
nghiên cứu
- Thấy được những hiện tượng lẩn khuất

Nhược điểm
- Chỉ thu được thông tin mang tính chất bề

nổi, sự can thiệp của điều tra viên vào quá
trình quan sát ảnh hưởng đến tính khách
quan tự nhiên của đối tượng quan sát
- Tâm trạng cảu người quan sát có ảnh
hưởng đến kết quả
- Dễ gây trạng thái mệt mỏi, đơn điệu ở
người quan sát
- Ứng xử có thể bị quan sát chênh, khó
phát hiện được ý nghĩ và phán đoán của
người quan sát
- Khó xây dựng được thang đo và tổng
hợp kết quả
- Tốn nhiều thời gian
Câu 21*. Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp phỏng vấn và phương
pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi


PP phỏng vấn
Được tiến hành thông qua hỏi
đáp
Là pp nghiên cứu định tính,
tìm hiểu các suy nghĩ, thái độ,
động cơ, quan điểm
Là quá trình tìm kiếm, khám
phá và gắn với một số ít đối
tượng

PP thu thập thông tin bằng
bảng hỏi
Được tiến hành thông qua câu

hỏi bằng văn bản một cách
gián tiếp
Là pp nghiên cứu định lượng,
chủ yếu thu thập các hành
động, sự việc, quy mô, kích
thước của nhóm chỉ báo
Được tiến hành trên một bảng
hỏi chung cho mọi đối tượng
tham gia

Câu 22*. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết: là kết luận giả định về bản chất của sự vật, hiện tượng do người
nghiên cứu đặt ra để theo đó phân tích kiểm chứng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
- Là sự giả định có thể kiểm định được về hai hay nhiều biến có quan hệ với biến
kia như thế nào.
Bao gồm:
- Giả thuyết mô tả: thiết lập trạng thái thực tế của hiện tượng nghiên cứu ( 1 vài, 1
số, con số, %...)
- Giả thuyết giải thích: tìm ra nguyên nhân của các sự kiện đã được thiết lập qua
giả thuyết mô tả.
- Giả thuyết xu hướng: chỉ ra tính lặp lại, tính bền vững về xu hướng của một quá
trình xã hội nào đó. ( kèm với tốt, xấu; ngày càng…)
VD: Đề tài “Tình trặng việc làm của sinh viên sau khi ra trường”
 Mô tả: Phần lớn sv sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng vs chuyên
ngành mà mình đã được đào tạo.
 Giải thích: Đa số các nhà tuyển dụng cho rằng sv hiện nay thiếu kỹ năng và khả
năng làm việc


 Xu hướng: Số lượng sv sau khi tốt nghiệp không có việc làm ngày càng gia tăng

Câu 23*. Thang đo trong ĐTXHH
* Thang đo: là cách sắp xếp các thông tin thực nghiệm theo hệ thống các con số hoặc
chữ mà tỷ lệ giữa chúng đồng đẳng với trật tự đo lường.

* Các loại thang đo:

Thang đo định danh (danh
nghĩa): đánh số những tính chất
hoặc phạm trù cùng loại.
- Chỉ xác định đc A khác B, chỉ để
phân loại chứ không ý nghĩa nào
khác

Thang đo khoảng: là thang thứ
bậc nhưng đồng thời biết rõ
khoảng cách giữa từng mức riêng
lẻ được đo bằng đơn vị nào.
- Có các khoảng cách đều nhau
nhưng không có số 0 tuyệt đối
(điểm 0 chỉ là điểm quy ước)

Thang thứ bậc (chia hạng): giữa
các phạm trù đã có quan hệ thứ bậc
hơn kém.
- Ko chỉ cho ta biết A khác B mà A
>B
- Bất kỳ thang đo thứ bậc nào cũng
là thang đo định danh.
Thang đo tỷ lệ (cân đối): cho biết
khoảng cách giữa hai hạng phân

chia lớn hơn hay nhỏ hơn khoảng
cách giữa 2 hạng chia khác nhau
của thang đo bn lần.
- Luôn lấy điểm 0 làm điểm tuyệt
đối.
- Thường dùng cho vận tốc..

Câu 24*. Giai đoạn xử lý thông tin trong ĐTXHH có bao nhiêu bước? Hãy
trình bày bước tổng hợp số liệu.
* Giai đoạn xử lý thông tin bao gồm 2 bước: Tổng hợp số liệu và phân tích số liệu
điều tra.


1. Tổng hợp số liệu**

2. Phân tích số liệu điều tra

Là đưa ra các thông số cơ bản của
cuộc điều tra ở dạng ngắn gọn.
Bao gồm: đánh giá, phân loại tài liệu
đã thu thập, lập nhóm thống kê sơ
đẳng về các chỉ báo điều tra.
Chuẩn bị tổng hợp: kiểm tra số liệu,
loại bỏ phiếu ko đạt chuẩn.
PP tổng hợp số liệu: có thể sử dụng pp
đếm thủ xông, sử dụng máy tính đục
phiếu, pp tổng hợp và phân tích số liệu
điều tra bằng máy tính.
Trình bày kết quả tổng hợp: thông qua
bảng tổng hợp đơn biến hoặc đa biến,

các biểu đồ, đồ thị,...

Tính toán một số chỉ tiêu thống kê đặc
trưng cho tổng thể điều tra như tần
số, tần suất, số trung bình, trung vị,
mốt, phương sai, độ lệch chuẩn...
Kiểm định thống kê là pp thống kê
nhằm để kiểm định các giả thuyết
Đưa các dữ kiện trật tự và phân tích
chúng
Các dữ kiện được tập hợp dưới dạng
bảng hoặc biểu đồ
Diễn giải dữ kiện: bước này kết thúc
quá trình điều tra

Câu 25**. Tên đề tài nghiên cứu
* Đề tài: là một hoạt động, một
hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học
cho một cá nhân hoặc một nhóm người
cùng thống nhất thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu.
=> Tên đề tài điều tra xã hội học
phải phản ánh cô đọng nhất nội dung
nghiên cứu và chỉ mang một nghĩa,
không được phép hiểu hai hoặc nhiều
nghĩa.

* Lý do chọn đề tài:
- Tính cấp thiết của vấn đề
- Đây là vấn đề được xã hội quan

tâm
- Khẳng định đề tài có tính ứng
dụng cao
- Nhấn mạnh tính khả thi, tính mới,
tính độc đáo của đề tài


* Yêu cầu khi xây dựng đề tài:
- Tên đề tài phải là một mệnh đề khoa học ngắn gọn, súc tích, tránh sử dụng các
thuật ngữ chuyên môn khoa học, nên sử dụng những thuật ngữ dễ hiểu.
- Luôn thể hiện đc 3 yếu tố :
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
- Tên đề tài không nên chứa đựng những cụm từ ngữ mang tính chung chung, mang
tính bất định cao về thông tin.
- Không nên sử dụng những cụm từ chỉ mục đích, những cụm từ mang tính chất
tuyên truyền, quảng cáo khi đặt tên đề tài.
- Không mang ý nghĩ chủ quan cá nhân
- Không mang tính chất của một bài báo, những bài tham luận, phóng sự, ký sự.
- Không sử dụng tiếng địa phương, ngôn ngữ dùng cho văn nói, ngôn từ mang tính
đa nghĩa trong việc đặt tên đề tài.
- Qua tên đề tài, phải nêu được vấn đề cần điều tra, đối tượng cần khảo sát và cho
biết giới hạn cả mặt không gian điều tra và thời gian tiến hành điều tra.
?1. Hãy cho biết các mệnh đề sau đã là một tên đề tài chưa ? Tại sao ?
?2. Hãy xây dựng tên đề tài nghiên cứu cho vấn đề cho sẵn ? Xác định mục
tiêu, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của để tài đó ? Căn cứ vào lý do nào
để chọn đề tài ?



CHƯƠNG 3:
Câu 26. Trình bày khái niệm, vai trò và yêu cầu khi xây dựng bảng hỏi trong
ĐTXHH
* Bảng hỏi:
- Là phương pháp thu thập thông tin cá biệt theo đề tài nghiên cứu, là tổ hợp những
câu hỏi, chỉ báo được vạch ra nhằm khai thác và thu thập thông tin trên cơ sở của các giả
thuyết và mục đích điều tra.
- Là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic
và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan
điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu
thu nhận đc các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục đích
nghiên cứu.
* Vai trò của bảng hỏi:
- Là công cụ quan trọng trong nhận thức
thực nghiệm. Nó là sự thể hiện bên ngoài của
chương trình nghiên cứu
- Là công cụ đo lường quan trọng:
Nhờ đó người ta đo được các biến số nhất
định, đo những nhân tố nhất định liên quan
đến các nhân người được hỏi.
- Là phương tiện lưu giữ thông tin:
Thông tin cá biệt được ghi nhận trên bảng
hỏi, vì vậy bảng hỏi là cơ sở vật chất cho sự
tồn tại của thông tin. Thông tin được lưu giữ
có thể được sử dụng cho những lần khác
trong các nghiên cứu sau này.
- Bảng hỏi phản ánh những đặc điểm
của hệ phương pháp thu thập số liệu
- Là chiếc cầu nối giữa người nghiên
cứu và người trả lời. Một mặt chịu sự tác

động của người nghiên cứu, mặt khác cũng
chịu sự tác động của người trả lời.
- Việc thu thập thông tin, nếu không sử
dụng bảng hỏi sẽ trở nên tùy tiện, không có
trật tự, thiếu nội dung thống nhất.

* Yêu cầu khi xây dựng bảng hỏi:
- Các lựa chọn trong câu trả lời phải rõ
nghĩa. Nội dung câu hỏi phải thể hiện qua các
dạng từ ngữ thích hợp.
- Các câu hỏi trong bảng hỏi cần phải
phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu
- Tránh:
+ dùng từ ngữ chuyên môn, từ
ngữ khoa học
+ từ lóng và từ viết tắt
+ câu hỏi nhiều chủ đề
+ sử dụng các cụm từ bất định
+ xây dựng câu hỏi đã ngầm có
hướng dẫn trả lời
+ những câu hỏi nằm ngoài khả
năng của người trả lời
+ những câu hỏi dự định tương
lai
+ xây dựng các câu hỏi phủ
định 2 lần
- Đối với các câu hỏi tìm hiểu về chính
kiến hoặc tâm tư tình cẩm của đối tượng nên
dùng nhiều câu hỏi gián tiếp; còn khi câu hỏi
có liên quan đến các hiện tượng tiêu cực thì

nên tìm các từ ngữ giảm nhẹ mức độ mới có
thể thu được câu trả lời đáng tin cậy.


Câu 27: Các dạng câu hỏi trong bảng hỏi

Câu hỏi đóng (đã
có sẵn phương án
trả lời)

CH đóng lựa chọn: người hỏi chỉ được chọn 1 phương
án khi trả lời (các phương án loại trừ nhau)
CH đóng tùy chọn: người được hỏi có thể lựa chọn
nhiều phương án khi trả lời
CH lưỡng cực : chỉ có 2 phương án trả lời

Câu hỏi mở

Là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, người được
hỏi có thể tự đưa ra những ý kiến phù hợp nhất của
bản thân để điền vào bảng hỏi

Câu hỏi kết
hợp

Kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Loại này được sử dụng vì không tìm được hết phương
án diễn đạt theo câu hỏi đóng, mà cần người trả lời
diễn đạt thêm


VÍ DỤ:
1. Câu hỏi đóng: Là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời
Ưu điểm
- Các trả lời được cho sẵn đã giải thích bổ
sung và làm rõ nghĩa thêm cho nội dung câu
hỏi, điều đó tạo điều kiện cho m.n hiểu về
câu hỏi đó theo cùng một nghĩa.
- Là những câu hỏi dễ trả lời, người được hỏi
ko bị mất nhiều thời gian để lựa chọn.
- Thuận tiện cho việc xử lý thống kê nhằm đo
lường các hiện tượng xã hội
- Người được hỏi có thể trả lời các chủ đề
nhạy cảm

Nhược điểm
- Hạn chế lớn nhất là bó hẹp tư duy, suy
nghĩa của người được hỏi trong các câu trả
lời được chuẩn bị trước đó. Hạn chế khả năng
sáng tạo, đánh giá và hướng suy nghĩ của họ.
- Nếu đưa ra câu trả lời nhiều lựa chọn sẽ dễ
gây nhầm lẫn
- Thông tin thu được không chuyên sâu và đa
dạng.

1.1. Câu hỏi đóng lựa chọn: người được hỏi chỉ được chọn 1 phương án trả lời
Học kỳ qua bạn xếp loại gì?
+ Xuất sắc

+ Giỏi


+ Khá

+ Trung bình

+ Yếu

1.2. Câu hỏi đóng tùy chọn: người được hỏi được lựa chọn nhiều phương án trả lời
Hàng ngày bạn thu thập thông tin từ đâu?
+ Đọc báo

+ Mạng xã hội

+ Tìm kiếm trên mạng

+ Đọc sách

+ Khác


1.3. Câu hỏi lưỡng cực ( có hoặc không)
Bạn có thích uống nước ngọt có ga không?
+ Có

+ Không

2. Câu hỏi mở: Câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, người được hỏi có thể tự đưa ra
những ý kiến phù hợp nhất của bản thân để điền vào bảng hỏi.
Ưu điểm
- Thu được những thông tin chuyên sâu như:
tâm tư nguyện vọng, tình cảm, động cơ, quan

điểm
- Thông tin thu được có độ tin cậy, chính xác,
khách quan hơn sơ với câu hỏi đóng
- Người được hỏi không bị giới hạn, có thể
trả lời chi tiết và có thể lượng hóa và làm rõ
các câu trả lời.
- Cho phép trả lời đầy đủ các vấn đề phức
tạp, cho phép sáng tạo, tự diễn đạt và giàu chi
tiết.

Nhược điểm
- Khó khăn về thu thông tin, người được hỏi
buộc phải suy nghĩ mới trả lời được.
- Khó khăn cho việc xử lý thông tin như phân
loại thông tin, người tổng hợp không thống
nhất được với nhau.
- Khó khăn về thời gian và kinh phí: không
thể sử dụng nhiều người cùng tổng hợp được,
nều nhiều người phải cùng nhau làm để thống
nhất các mã.

Anh chị hãy đề xuất một số ý kiến để cải thiện tình trạng học hộ, thi hộ trong trường ta
hiện này?
3. Câu hỏi kết hợp: kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại này được sử dụng vì
không tìm được hết phương án diễn đạt cho câu hỏi đóng mà cần người trả lời diễn đạt thêm.
Ưu điểm
- Tạo khả năng cho người được hỏi tự do suy
nghĩ, diễn đạt quan điểm của mình
- Thông tin thu được đầy đủ và chính xác hơn
- Việc đưa ra phương án trả lời còn có mục

đích gợi ý, định hướng suy nghĩ của người
được hỏi theo khía cạnh của hiện tượng xã
hội đang được nghiên cứu.

Nhược điểm
- Khó khăn trong việc xử lý thông tin
- Đôi khi không thu thập được thông tin đầy
đủ vì người được hỏi ngại trả lời hoặc ngại
giải thích.

Anh chị có gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học hay không? Nếu có thì đó
là những khó khăn gì?
+ Không
+ Có……………………………………………………….


* Căn cứ theo công dụng của câu hỏi
1. Câu hỏi nội dung: thu thập thông tin về bản chất vấn đề nghiên cứu. Gồm:
- Câu hỏi sự kiện: những câu hỏi về thân thế, sự việc…
- Câu hỏi tri thức: đánh giá mức độ hiểu biết về vấn đề được nêu ra
- Câu hỏi thái độ, quan điểm, động cơ: liên quan đến ý kiến, cường độ của quan điểm
2. Câu hỏi chức năng:
- Câu hỏi tâm lý: tạo tâm lý thoải mái cho người được hỏi
=> Là câu đệm để chuyển sang vấn đề khác, có thể không liên quan đến vấn đề được hỏi
- Câu hỏi kiểm tra: kiểm tra lại độ tin cậy của các thông tin từ các câu trả lời trước đó
(cần ít nhất 2 câu)
- Câu hỏi lọc: kiểm tra xem đối tượng có thuộc nhóm cần trả lời những câu hỏi tiếp theo
hay không.

Câu 28. Nêu các bước lập kế hoạch quan sát? Xây dựng kế hoạch quan sát cho

đề tài cho sẵn?
Bước 1: Xác định khách thể, mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng quan sát
Bước 2: Xác định thời hạn quan sát, những yêu cầu về mặt tài chính, tiếp cận hiện trường
quan sát, chuẩn bị giấy phép, thủ tục tiếp xúc bước đầu.
Bước 3: Lựa chọn các phương án quan sát
Bước 4: Chuẩn bị tài liệu, kế hoạch, thiết bị in ấn, văn phòng phẩm…
Bước 5: Thực hành quan sát

Câu 29. Xây dựng một bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài cho sẵn?
Các câu hỏi được thiết kế như yêu cầu


CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH ( CÂU 5Đ)
Câu 30: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài:
VD: Thực trạng việc làm thêm của sinh viên sau khi ra trường ở Hà Nội
- Giả thuyết mô tả: Một bộ phận không nhỏ sinh viên ở Hà Nội sau khi ra trường không
tìm được việc làm
- Giả thuyết giải thích: Hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên hiện nay thiếu kỹ
năng và khả năng làm việc.
- Giả thuyết xu hướng: Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng cao.

Câu 31: Bảng số liệu tần suất
VD 1: Với đề tài định hướng việc làm của sinh viên trường ĐHLĐXH kết quả điều tra thu
được cho thấy, trong tổng thể 100 sinh viên được khảo sát:
- Có 45 sv nam, 55 sv nữ
- Có 20 sinh viên đang ở ngoại trú, 80 sv đang ở KTX.
Anh chị hãy minh họa số liệu thu thập được qua bảng điều tra.
Bảng cơ cấu giới tính của mẫu điều tra
Giới tính
Nam

Nữ
Tổng

Số lượng (sinh viên)
Tỷ lệ (%)
45
45
55
55
100
100
Nguồn: Định hướng việc làm của sinh viên trường ĐHLĐXH
Bảng cơ cấu nơi ở của mẫu điều tra

Nơi ở
Ngoại trú
Ký túc xá
Tổng

Số lượng (sinh viên)
Tỷ lệ (%)
20
20
80
80
100
100
Nguồn: Định hướng việc làm của sinh viên trường ĐHLĐXH

VD 2: Với đề tài định hướng việc làm của sinh viên trường ĐHLĐXH, mẫu khảo sát 200

sinh viên được phân bổ đều cho 5 khoa, số liệu thu thập được như sau:
- Có 27 sv khoa BH cảm thấy lo lắng về vấn đề việc làm sau khi ra trường
- Có 32 sv khoa CTXH cảm thấy lo lắng………………………………….
- Có 15 sv khoa QTNL……………………………………………………….


- Có 14 sv khoa KT………………………………………………………………
- Có 20 sv khoa QTKD…………………………………………………………….
Từ số liệu trên hãy thể hiện qua bảng điều tra
Bảng thái độ của sinh viên trường ĐHLĐXH về vấn đề việc làm sau khi ra trường
Thái
độ/
Khoa
Lo
lắng
Khôn
g lo
lắng
Tổng

BH

CTXH
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(sv)

QTNL

Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(sv)

Số
lượng
(sv)

Tỷ lệ
(%)

27

67.5

32

80

15

13

32.5

8

20


25

40

KT

QTKD
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(sv)

Số
lượng
(sv)

Tỷ lệ
(%)

37.5

14

35

20

50


62.5

26

65

20

50

100
40
100
40
100
40
100
40
100
Nguồn: Định hướng việc làm của sinh viên trường ĐHLĐXH sau khi ra trường

VD 3: Trong một cuộc điều tra xã hội học tại hà Nội vào tháng 12/2010 về tình hình đọc
báo của học sinh PTTH người ta thu được phương án trả lời như sau:
- Có 386 học sinh đọc báo hàng ngày trong đó có 204 nam, 182 nữ
- Số hs đọc báo 1-2 lần/tuần là 275 em (121 nam, 154 nữ)
- Số hs đọc báo 1-2 lần/tháng là 210 em (69 nam, 141 nữ)
- Số hs hầu như không đọc báo là 17 em (10 nữ, 7 nam)

Tình hình đọc báo của học sinh PTTH tại Hà Nội tháng 10/2010

Nam

Giới tính
Số lần đọc
Đọc hàng ngày

Số
lượng
(người)
204

Đọc 1-2 lần/tuần

Nữ

50.9

Số
lượng
(người)
182

121

30.1

Đọc 1-2 lần/tháng

69


Không đọc

7

Tổng

401

Tổng

37.4

Số
lượng
(người)
386

154

31.6

275

30.9

17.2

141

28.9


210

23.6

1.8

10

2.1

17

2

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)
43.5

100
487
100
888
100

Nguồn: Tình hình đọc báo tại một cuộc điều tra tại Hà Nội


VD 4: Trong một cuộc điều tra về mức độ hài lòng về điều kiện làm việc của công nhân
tại công ty X, kết quả thu được như sau:
- Trong tổng số 83 CN trả lời rất hài lòng có 51 CN nam và 32 CN nữ
- Có 90 CN nam và 60 CN nữ cảm thấy hài lòng
- Có 84 CN lựa chọn phương án bình thường, trong đó 43 CN nam và 41 CN nữ
- Có 75 CN không thấy hài lòng, trong đó 46 CN nam và 29 CN nữ
- Có 17 CN nam và 28 CN nữ hoàn toàn cảm thấy thất vọng
Anh/chị hãy trình bày kết quả thu được qua bảng phân phối tần suất.

Mức độ hài lòng về điều kiện làm việc của CN công ty X
Nam

Nữ

Tổng

Câu trả lời

Tần số
(người)

Tần
suất
(%)

Tần số
(người)


Tần
suất
(%)

Tần số
(người)

Tần
suất
(%)

Rất hài lòng

51

25

32

21.5

83

23.5

Hài lòng

90


44.1

60

40.3

150

42.5

Không hài lòng

46

22.5

29

19.5

75

21.2

Thất vọng

17

8.4


28

18.7

45

12.8

Tổng

204

100

149

100

353

100

Nguồn: Tài liệu điều tra về điều kiện làm việc của công nhân tại công ty X

Câu 32: Xác định biến số
VD 1: Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhân viên y tế cao hơn dân số chung
BĐL: Nghề nghiệp
BPT: Nguy cơ lây nhiễm HIV
VD 2: Phân công lao động sản xuất của các hộ gia đình có sự khác biệt nhất định giữa
các vùng miền khác nhau.

BĐL: Vùng miền
BPT: Phân công lao động sản xuất của các hộ gia đình
VD 3: Mức độ chênh lệch về quyền quyết định giữa phụ nữ đô thị và nông thôn cao hơn
giữa nam giới đô thị và nông thôn.


×