Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

2 so gddt vinh phuc lan 1 nam 2017 de so 1 co loi giai chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.23 KB, 5 trang )

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Lần 1 - năm 2017 - Đề số 1 (có lời
giải chi tiết)
SỞ GDĐT BẮC NINH
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1
TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI SỐ
NĂM HỌC: 2016 – 2017
2
Môn: NGỮ VĂN
(Đề thi có 01 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng chung tay
vào những việc nhân văn, có ýnghĩa. Đây được xem là “chuyện lạ” giữa showbiz tràn ngập những
ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.
Trong một lần trả lời phông vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như sau: "Tôi
cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối
quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”.
Có lẽ chính vì quan điếm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở Việt
Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng đồng. Những phát ngôn và hành động của anh hầu hết
đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.
Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua, MC
Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay cùng
mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung.
Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát ra thông
báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ đồng. Tính đến
trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.
(Nguồn 19/10/2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn?
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong đời


sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó?
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Suy nghĩ của Anh/chị về cái nhìn đối với người “tử tế” được gợi ra ở phần Đọc hiểu bằng đoạn
văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng.
Ngày xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.


Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."
- Việt Bắc (Tố Hữu)
--------- Hết --------Họ tên thí sinh: .........................................................; Số báo danh: ...........................................................


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu.
1. Học sinh trả lời phong cách báo chí (0.5 đ)
2. MC Phan Anh đã bày tỏ quan điểm sống của mình “Tôi cố gắng trở thành một người tốt sống có
tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối quan hệ xã hội nói chung tôi chọn 2 chữ T:
Tử tế.” Người sống có tâm có tình, tử tế trong xã hội chính là người có quan điểm sống hết sức nhân

văn. (0.75đ)
3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của Phan Anh là hiện tượng những n gôi sao chỉ biết khoe
thân khoe của trên facebook. (0.5đ)
Hậu quả của hiện tượng này trước hết đối với người chủ động khoe thân họ nhận phải những ý
kiến trái chiều trong đó không ít những bình luận ác ý ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí của họ thậm chí
có người bị cộng đồng tẩy chay, lên án... Bên cạnh đó còn có tác động xấu tới xã hội đặc biệt là giới
trẻ vì những nhận thức còn hạn chế mà không ít bạn học đòi theo những ngôi sao thích thể hiện mình
hơn là việc học tập để hòa nhập với xã hội... (0.5đ)
4. Thông điệp văn bản gửi tới đó là mỗi con người chúng ta cần phải xác định lí tưởng sống cho mình
biết hướng tới điều thiện, lẽ phải để trở thành một người tốt biết sống có tâm, có tình và luôn là người
“tử tế” (0.75đ)
II. Phần tự luận
Câu 1 (2 đ)
Viết đoạn văn 200 từ cần đảm bảo những ý sau:
- Giải thích “tử tế” là gì: Là một chuẩn mực đạo đức thể hiện ở sự cẩn thận kĩ lưỡng thận trọng
cách ăn ở cư xử với nhau cho tốt.
Biểu hiện của “tử tế”: Không toan tính, không lợi danh hành động vì một trái tim nhân ái, sự tử tế
là do người khác nhìn nhận ...
Xã hội chúng ta rất cần những con người “tử tế” để có thể xây dựng được một cộng đồng đoàn
kết, vững mạnh...Người tử tế luôn được mọi người tôn trọng bởi hành động suy nghĩ của họ luôn
trong sáng vô tư và họ quan tâm đến lợi ích chung chứ không phải vì bản thân mình.
Còn không ít những kẻ sống ích kỉ, vụ lợi, thoái hóa về phẩm chất đạo đức bị xã hội lên án.
- Mỗi người cần rèn luyện phẩm chất đáng quý này...
Câu 2 (5 đ)
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
- Đây là đoạn thơ tiêu biểu nhất kết tinh vẻ đẹp cảnh và người Việt Bắc)
Thân bài:
- Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi ca - gói
trọn bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hòa nhất.

- Hai câu thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ đó là cảm xúc nhớ nhung không
nguôi về Việt Bắc. Nỗi nhớ “hoa” và “người”.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
- Bức tranh mùa đông với thiên nhiên núi rừng đầy sức sống
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi


Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối nổi bật giữa màu xanh trầm
mặc của rừng già. Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm của mùa hè, không hề có cảm
giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ hoa chuối cũng như phun trào từ giữa màu xanh của rừng.
Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp của người thật khoẻ khoắn “Nắng ánh dao gài thắt lưng” là
hình ảnh người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cờ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi
rừng - vật bất ly thân của người miền núi - nét đặc trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người nổi bật
trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng , thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa
đông, mang trong mình nét hiên ngang hùng vĩ kiêu hãnh của núi rừng.
- Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ nguời đan nón chuốt từng sợi giang
Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan toả khắp núi rừng
Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng
chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Người Việt Bắc hiện lên ở nét đẹp cần mẫn, chịu thương chịu khó.
Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ đẹp của mùa xuân vẫn sinh động
nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi thương đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên
trong những công việc tỉ mẩn hàng ngày.
- Bức tranh mùa hè:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh mùa hạ. Và cũng đọng lại

hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu sức biểu cảm,
tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian. Không gian lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn
tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong tiếng ve dóng dả gọi hè,
như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín cánh rừng. Nổi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”.
Cách gọi biểu lộ niềm thân thương trìu mến của con người. Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của một
“cô hái mơ” trong thơ Nguyễn Bính (Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ). Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc
mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mộc mạc hơn. Một mình nhưng không tạo cảm giác cô đơn hiu quạnh, vì cả
không gian nhuộm rực ánh vàng.
- Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng Việt Bắc. Đêm thu
và ánh trăng như lan toả vào màu xanh của núi rừng, vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi lên vẻ
huyền ảo. Khung cảnh gọi hồn thơ. Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình
thuỷ chung”. Nhớ không cụ thể một đối tượng nào. Như ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ - Nhớ ai, ai
nhớ, bây giờ nhớ ai”.
Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở - người đi. Đọng lại
trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt.
Tóm lại:
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi mùa mang một sắc màu


riêng và bốn mùa hoà chung màu sắc đa dạng, làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh trữ tình.
Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi mùa đi qua có một khoảnh
khắc đáng nhớ - đó là khi trái tim nhà thơ bắt nhịp cùng không gian - cảnh vật. Đó là tình yêu đích
thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người con kháng chiến
sâu nặng với thủ đô kháng chiến.
Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.
--------- Hết ---------




×