Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

9 thpt pham cong binh vinh phuc nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.46 KB, 5 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn trường THPT Phạm Công Bình - Vĩnh Phúc - năm
2017
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN. LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất
giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và
ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo
đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ
người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng
giống nòi. (...) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự
tự do của mình... ”.
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập hai, NXB
Giáo dục, 2012, tr.90)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc? (0,5
điểm)
Câu 3. Vì sao tác giả khẳng định: “đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa
với từ chối sự tự do của mình”? (1,0 điểm)
Câu 4. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn
toàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng
nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của
châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.”? (1,25 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn trích trên, Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền


độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.
Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về
vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích phần tuyên ngôn trong “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (“Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị...tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.40-41) để làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc, lập luận chặt chẽ,
giọng điệu hùng biện đầy sức thuyết phục của đoạn văn.
--------- Hết --------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: .........................................................; Số báo danh: ...........................................................


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
PHÂN

CÂU

I

NỘI DUNG
PHẦN ĐỌC - HIỂU

ĐIỂM
3,0

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,25

2


- Theo Nguyễn An Ninh, tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc
lâp của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị
thống trị.

0,5

3

- Tác giả khẳng định: “đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ
đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình” vì:

1

+ Tiếng mẹ đẻ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vong của một
dân tộc.

0,5
0,5

+ Gìn giữ tiếng mẹ đẻ là một biểu hiện của lòng thủy chung với văn hóa
cha ông, yêu quý tiếng nói dân tộc là tha thiết với giống nòi.
 Vì thế, vứt bỏ tiếng nói dân tộc cũng có nghĩa là khước từ sự tự do của
mình.
4

- Nhận định của Nguyễn An Ninh đúng một phần, vì:
+ Một dân tộc tự do không chỉ tự do về mặt chủ quyền, địa lí, về quyền
sống mà còn phải có nền văn minh riêng với bản sắc văn hóa riêng của
mình. Bởi nô dịch về văn hóa (trong đó có ngôn ngữ) sẽ dẫn đến nô dịch

trên mọi phương diện.
+ Bởi thế, nếu chúng ta hãnh diện và làm giàu vốn văn hóa, làm cho văn
hóa phát triển vững mạnh thì việc độc lâp chỉ còn là vấn đề thời gian.

0,5

0,5
0,25

- Bên cạnh đó, để lật đổ chính quyền thực dân phong kiến cai trị cần cả
đấu tranh vũ trang. Trong cuộc cách mạng của dân tộc, bảo vệ tiếng nói là
một nhiệm vụ quan trọng.
II

PHẦN LÀM VĂN

7,0


1

Trong đoạn trích trên, Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tiếng nói là người
bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng
nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.

2,0

Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tiếng mẹ đẻ trong
cuộc sống.

* Yêu cầu kĩ năng: Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một tư
tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.

0,25

* Yêu cầu kiến thức: Thí sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo
nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giải thích

0,25

- Câu nói khẳng định tiếng dân tộc có vai trò quan trọng trong việc đấu
tranh, bảo vệ, giữ gìn đất nước.
- Qua câu nói có thể hiểu tình yêu tiếng nói dân tộc là thước đo tâm hồn,
tình cảm và ý thức của con người trước vận mệnh đất nước. Yêu tiếng mẹ
đẻ là một biểu hiện cụ thể, sâu sắc của tình yêu đất nước.
2. Bình luận:
- Vai trò của tiếng mẹ đẻ:

0,5

+Tiếng mẹ đẻ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất để con người có thể
tiếp thu nên văn hóa của nhân loại, từ đó mở rộng giao lưu hợp tác với các
nước trên thế giới.
+Ngoại bang muốn xâm lăng Tổ quốc phải đồng hóa được văn hóa, muốn
đồng hóa văn hóa phải đồng hóa ngôn ngữ. Giữ gìn tiếng nói dân tộc là
một phương thức để bảo vệ nền độc lập.
- Ý nghĩa, sức mạnh của tiếng dân tộc:
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng

hợp về tình thần đoàn kết, chống lại kẻ thù.

0,5

+ Phát huy tiếng nói dân tộc qua các sáng tác văn chương làm cho nền văn
học dân tộc thêm nhiều thành tựu.
+ Trong thời đại giao lưu văn hóa, chúng ta cần hòa nhập nhưng không
được hòa tan.
- Phê phán một số cá nhân không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

0,25

3. Bài học nhận thức và hành động

0,25

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách diễn đạt rõ ràng, rành
mạch theo chuẩn tiếng Việt hiện hành.
- Trau dồi ngôn ngữ dân tộc, sáng tạo từ ngữ mới làm giàu vốn ngôn ngữ


dân tộc dựa trên những nguyên tắc, quy định của tiếng Việt.
- Yêu thích văn chương, đưa văn chương đến với mọi người.
2

Anh (chị) hãy phân tích phần tuyên ngôn trong “Tuyên ngôn Độc lập” 5,0
của Hồ Chí Minh (“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị... tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” - Ngữ văn 12, tập
một, NXB Giáo dục, 2009, tr.40-41) để làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc, lập
luận chặt chẽ, giọng điệu hùng biện đầy sức thuyết phục của đoạn văn.

* Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn trích tác
phẩm văn xuôi. Bố cục rõ ràng, tư duy mạch lạc, lập luận chặt chẽ, biết kết
hợp các thao tác lập lập để tăng tính thuyết phục của bài văn. Diễn đạt
trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

0,25

* Yêu cầu kiến thức: Nhận diện đúng yêu cầu của đề bài, phân tích phần
tuyên ngôn để thấy ý nghĩa sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng
hồn. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp
ứng các yêu cầu cơ bản sau:

0,5

a. Nêu vấn đề: Thí sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần
giới thiệu đươc tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên
ngôn Độc lập, phần tuyên ngôn.

0,5

b. Phân tích:
- Nêu kết cấu ba phần của bản tuyên ngôn: phần nêu nguyên lí chung,
phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quá trình Việt minh đấu tranh
giành chính quyền, phần tuyên ngôn.

0,25

=> Bố cục chặt chẽ.
- Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn:
+ Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng

nên nước Việt Nam độc lập.

0,5

+ Đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ
cộng hòa.
=> Như vậy là cùng một lúc, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải
quyết cả hai nhiệm vụ: độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân để
đưa nước Việt Nam sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do
và chủ nghĩa xã hội (Bình Ngô đại cáo xưa kia, do lịch sử, chỉ mới giải
quyết được độc lập dân tộc).

0,5

- Nội dung tuyên ngôn đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát:
+ Tuyên bố thoát li và xoá bỏ mọi ràng buộc với Pháp (về quan hệ, hiệp
ước, đặc quyền).
+ Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc
Nam trên cả ba phương diện: Có quyền hưởng tự do và độc lập, sự thật đã
thành một nước tự do và độc lập, quyết giữ vững quyền tự do và độc lập

0,75


ấy.
- Lập luận chặt chẽ:
+ Lời tổng kết tình hình trong một câu ngắn gọn, hàm súc: "Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị ”

1,0


+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập bằng hai câu gọn, rõ.
+ Tuyên bố với Pháp: "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết
những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam (về chứ không phải với),
xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam" (chữ dùng chính
xác và dứt khoát).
+ Tranh thủ các nước Đồng minh (“tin rằng..., quyết không thể không”)
công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam một cách mạnh
mẽ bằng những điệp ngữ được láy đi láy lại ("Một dân tộc đã gan góc., dân
tộc: phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!").
=> Những điều trên đây là tiền đề về lí luận đồng thời cũng là để tạo
không khí đưa bài văn đến cao trào, đến lời luyên bố cuối cùng, lời tuyên
bố trịnh trọng với thế giới về ba phương diện của một nước Việt Nam tự
do, độc lập.
- Giọng văn hùng biện:
Phần lập luận trên đây cũng cho ta thấy giọng văn hùng biện qua cách
dùng từ, qua điệp ngữ, qua lời văn trang trọng và giọng văn đanh thép,
những khẳng định dứt khoát .
c. Đánh giá:
- Tất cả các điểm trên đã làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của "phần
tuyên ngôn" trong bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử này. Đó là do tài năng
của tác giả nhưng nguồn gốc sâu xa lại chính là ở tấm lòng yêu nước nồng
nàn, tha thiết và ý chí độc lập tự do đã trở thành máu thịt, tâm hồn của
người Việt.

0,25

0,25


0,25



×