Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ga. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. HHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.03 KB, 4 trang )

Tuần: 27
Tiết: 75
Giảng Văn

Ngày soạn: 26/03/2017
Ngày dạy: 01/04/2017
Lớp dạy: DH15NV

TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
La Quán Trung
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu được tính cách khác nhau của hai nhân vật.
- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của
từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.
1. Kiến thức:
- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào tháo gian hùng, nhưng
chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.
- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.
- Cảm nhận đc nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ
của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa,...
2. Học sinh: Sách giáo khoa, đọc trước bài ở nhà,...
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, vấn đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp:


2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” dựng lên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhânLưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Lưu bị từng khẳng định phương châm sống “Ta thà chết chứ ko
làm điều phụ nghĩa”, trái lại Tào Tháo lại có châm ngôn “Ta thà phụ người chứ không để
người phụ ta” làm phương châm xử thế. Đọc đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng,
chúng ta sẽ thêm hiểu về hai nhân vật trên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
I. Tìm hiểu chung ( SGK )
chung về văn bản.
GV: Khái quát về bộ tiểu thuyết chương hồi “
Tam Quốc Diễn Nghĩa” và xác định vị trí đoạn
trích ( hồi 21 – Tào Tháo uống rượu luận
anh hùng, Quan Công lừa mưu giết xa trụ )
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu


văn bản
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích. ( sắm
vai )
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Theo em Tào Tháo mời rượu và bàn về
anh hùng trong thiên hạ nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
GV: Trong đoạn đầu La Quán Trung đã xây
dựng tình huống truyện như thế nào? Em có
nhận xét gì về cách tác giả xây dựng?
HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Theo em không gian và thời gian truyện
có gì đặc biệt?

II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Tào Tháo

- Chủ động mời rượu để bàn về anh hùng
trong thiên hạ nhằm thăm dò thái độ của Lưu
Bị.
- Tình huống truyện khéo léo, tự nhiên: mơ
chín  uống rượu bàn về anh hùng trong
thiên hạ.

- Thời gian tuyến tính, có khuynh hướng thoát
khỏi “ sử biên niên”
GV: Trong đoạn trích Tào Tháo đã bộc lộ rõ - Không gian cụ thể, xác thực.
quan niệm của mình về người anh hùng. Đó là - Quan niệm về người anh hùng:
quan niệm gì?
+ Có chí lớn, nuốt cả đất trời
HS: Suy nghĩ trả lời
+ Có mưu kế cao
GV: Qua quan niệm về anh hùng của Tào + Có tài bao trùm cả vũ trụ
Tháo. Em có suy nghĩ gì về tư tưởng của ông?  Có tư tưởng muốn làm bá chủ thiên hạ.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Câu nói: “Anh hùng là người trong bụng
có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được
cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” cho thấy
quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo là
quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong
xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ:

muốn đè đầu cưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ
thiên hạ.
GV: Qua chi tiết mời rượu Lưu Bị và bàn về
anh hùng trong thiên hạ em thấy Tào Tháo có - Bản chất:
bản chất như thế nào?
+ Có trí tuệ sắc sảo, tầm nhìn xa trông rộng.
HS: Trả lời.
+ Rất tự phụ, đa nghi, nham hiểm, kêu ngạo,
không coi ai đáng là anh hùng.
GV: Đoạn trích thể hiện thái độ gì của tác giả  Bản tính gian hùng.
La Quan Trung đối với từng nhân vật?
HS: Suy nghĩ , trả lời
GV: Đoạn trích đã thể hiện rất rõ thái độ của
La Quán Trung đối với từng nhân vật. Khi nói
về nhân vật Tào Tháo ông thường gọi bằng tên
“húy” (Tháo hoặc A Man) ngược lại khi nhắc
đến nhân vật Lưu Bị ông lại gọi với thái đôn
tôn tính, gọi bằng tên “tự”, điều này cho thấy
tác giả La Quán Trung có quan niệm “tôn Lưu


biếm Tào”.
GV:
- Khi Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến
phủ. Thái độ của Lưu Bị như thế nào?
- Trước câu hỏi dò xét của Tào Tháo “Huyền
Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy
nhỉ?”Lưu Bị đã có thái độ như thế nào?
- Khi Tào Tháo hỏi về anh hùng trong thiên
hạ. Lưu Bị có thái độ như thế nào?

HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV:
- Chi tiết nào đã đưa cuộc đối thoại giữa Tào
Tháo và Lưu Bị đạt đến đỉnh điểm?
- Khi mà Tào Tháo kết luận anh hùng trong
thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình. Lưu Bị có thái
độ như thế nào?
HS: Nghiên cứu, trả lời
GV: Trong đoạn trích La Quán Trung đã sử
dụng rất hợp lí hình ảnh thiên nhiên để làm rõ
tính cách nhân vật, theo em đó là hình ảnh nào
và thông qua hình ảnh đó tác giả đã làm rõ
điều gì trong tính cách nhân vật Lưu Bị?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Quan việc các phần vừa tìm hiểu em có
nhận xét gì về con người Lưu Bị?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
mang tính chất củng cố bài học
Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra những điểm khác biệt
giữa hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị?
( Phiếu học tập )
Câu hỏi 2: Có thể coi đoạn trích là cuộc đấu
trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị được không? Tại
sao?

2. Nhân vật Lưu Bị
- Hoàn toàn bất ngờ khi Tào Tháo cho người
đến mời. ( giật mình, hỏi: việc gì...hai ông?)
- Rất khiêm nhường và tỏ ra khôn ngoan khi

Tào Tháo hỏi về anh hùng trong thiên hạ

- Khi Tào Tháo nói mình và Lưu Bị là anh
hùng:
+ Giật nẩy mình.
+ Cái thìa đôi đũa ở tay rơi cả xuống đất.
+ Nhanh trí mượn tiếng sấm để lí giải cho
hành động của bản thân.
 Lưu Bị là người khôn ngoan, mưu trí.
 Lưu bị là một người tài trí, khiêm nhường,
kín đáo và thận trọng trong cử chỉ và hành
động và chính những tính cách ấy đã giúp Lưu
Bị “ Thắng lợi” trong cuộc đấu trí với Tào
Tháo.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết
bài học
III. Tổng kết
1. Nội dung: Ca ngợi Lưu Bị - một con
người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo và
khôn ngoan.
2. Nghệ thuật:
- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử
chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức
hấp dẫn của lời kể.


- Sử dụng hợp lí hình ảnh thiên nhiên để làm
rõ tính cách nhân vật.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới

1. Hướng dẫn tự học:
Bình luận ý kiến của Tào Tháo về sự biến hóa của rồng “Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay,
lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng
trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa,
cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.”
2. Chuẩn bị bài mới: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Các yếu tố ngoại cảnh đạ góp phần thể hiện tâm trạng của người chinh phụ?
Câu 2: Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?
Câu 3: vì sao người chinh phụ luôn đau buồn, thất vọng?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................



×