Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.48 KB, 71 trang )

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được đề tài, đầu tiên, tôi
xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hồng
đã hết lòng hướng dẫn, động viên tôi trong suốt
quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong
Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non trường Đại học
Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong
thời gian học tập và hoàn thành khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, năm 2017
Người thực hiện

Đinh Hồng Cẩm Nhung

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì đề tài nào khác.
Đinh Hồng Cẩm Nhung

ii


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 8
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 8
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: ANDERSEN – NGƯỜI KỂ CHUYỆN THIÊN TÀI ................ 9
1.1. Vài nét về cuộc đời ......................................................................................... 9
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tài năng của Andersen ......................................... 12
1.3. Nghệ thuật truyện kể và vai trò vị trí riêng của Andersen ........................... 14
1.4. Đặc trưng truyện cổ tích của nhà văn........................................................... 18
1.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 18
1.4.2. Đặc trưng thể loại ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 : THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN
............................................................................................................................. 25
2.1. Nhân vật là con người .................................................................................. 25
2.1.1. Nhân vật trẻ thơ ......................................................................................... 25
2.1.2. Nhân vật cung đình ................................................................................... 27
2.1.3. Nhân vật bình dân ..................................................................................... 28
2.2. Nhân vật là loài vật, đồ vật........................................................................... 29
2.3. Sức hấp dẫn của truyện kể Andersen thông qua thế giới nhân vật .............. 31
2.3.1. Nhân vật truyện kể Andersen - Một thế giới cổ tích thần kì dành cho thiếu
nhi ........................................................................................................................ 31
2.3.2. Nhân vật truyện kể Andersen - Một thế giới hiện thực, đời thường của
nhân loại .............................................................................................................. 36

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN ..................................................... 40
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ...................................................... 40
iii


3.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách, tâm lí nhân vật .............................................. 48
3.3. Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn, xung đột và bi kịch của nhân vật ............ 57
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66

iv


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong
phòng, những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi
những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách
dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là những truyện cổ tích của Andersen.” (Trích
“Người kể chuyện cổ tích” – Paustovsky).
Truyện cổ Andersen đã dần dần đi vào trái tim độc giả như vậy. Andersen
từ trước đến nay vẫn thường được biết đến như một người kể chuyện cổ tích
thiên tài. Cùng với Charles Perrault của Pháp, anh em nhà Grim của Đức, những
tác phẩm của Andersen đã làm nức lòng biết bao thế hệ độc giả nhỏ tuổi, đem
đến những bài học giản dị, những ước mơ trong sáng, chân thành… Trên mỗi
bước đường đi, nhà kể chuyện thiên tài ấy luôn cảm thấy vui sướng và thú vị với
tất cả, dù là lớn lao, vĩ đại, hay nhỏ bé, tầm thường. Chính điều đó đã làm tên
tuổi ông vượt ra khỏi biên giới của đất nước Đan Mạch, để trở thành vĩnh cửu
trong lòng mỗi người đọc trên toàn thế giới. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó,

đằng sau lớp vỏ cổ tích, sau câu chuyện thần tiên, là trăn trở của Andersen trước
cuộc sống hiện tại, là ước mơ vươn tới Chân, Thiện, Mĩ trong bộn bề lo toan, vất
vả thường nhật. Chính vì thế mà Andersen đã hoàn thành được ý nguyện của
mình, ông nói: “Những truyện ngắn làm tất cả mọi người đều thích thú và làm
xiêu lòng cả những người lớn, theo ý tôi, đó phải là mục đích của người viết
truyện ở thời đại chúng ta. Tôi đã tìm ra con đường dẫn tới tất cả mọi trái
tim.”[10,132].
Tìm hiểu truyện cổ Andersen có rất nhiều vấn đề rất thú vị. Các nhân vật
trong truyện Andersen sinh động, nhiều màu sắc, mang nét đặc sắc riêng. Trong
thế giới nghệ thuật phong phú và đa dạng ấy, Andersen đã tập trung mở rộng thế
giới nhân vật đến mức tối đa. “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác”(Tô Hoài). Thật vậy, nhà văn sáng tạo ra nhân vật để
thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, một vấn đề nào đó
của hiện thực. Nhân vật của Andersen từ con người đến thần linh, loài vật, cỏ
1


cây…tất cả đều có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, tạo nên một thế giới đa thanh,
qua đó ông gởi gắm nhiều điều từ đơn giản của trẻ thơ đến triết lí sâu xa cho
người trưởng thành. Nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện cổ Andersen" có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi trong công tác giảng dạy
sau này. Nó giúp chúng tôi hiểu sâu sắc truyện cổ Andersen về cuộc sống, con
người trong xã hội Đan Mạch xưa; đồng thời giúp chúng tôi hiểu được giá trị to
lớn về nội dung và nghệ thuật mà Andersen đã đóng góp cho nền văn học Đan
Mạch nói riêng và kho tàng truyện cổ nói chung. Hiểu được cả hai mặt về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp cho chúng tôi cảm thụ tác phẩm sâu sắc
hơn, từ đó việc truyền đạt tới học sinh sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Là một giáo viên Tiểu học tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp những
trí thức sơ đẳng cho các em mà còn giúp giáo dục các em phát triển toàn diện
nhân cách. Các bài học rút ra từ truyện cổ Andersen là những công cụ sắc bén,

giúp trẻ thơ hiểu được những giá trị đích thực mà truyện cổ của Andersen mang
lại. Từ những nhân vật trong tác phẩm đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn
về con người, cuộc sống và tình cảm trong xã hội. Đó chính là cơ sở vững chắc
góp phần vào công tác giáo dục trẻ phát triển mọi mặt cho các em.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:
"Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Andersen".
2. Lịch sử vấn đề
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến khái niệm nhân vật, cụ thể
là những nhân vật trong truyện kể Andersen. Ở đây, chúng tôi đặc biệt quan tâm
đến các công trình nghiên cứu về nhân vật văn học, nhân vật trong truyện cổ
tích, và các bài viết về tác giả Andersen cùng thế giới nhân vật của ông.
Đề cập đến vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học, lẽ tất nhiên không
thể không nhắc đến các vấn đề lí luận văn học về nhân vật. Viết về vấn đề này,
tác giả Đoàn Đức Phương trong bài viết “Nhân vật và tính cách” định nghĩa:
“Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là
sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện
con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Và
2


cần chú ý thêm một điều, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên
hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm,
mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách, của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện
con người.” [12,159]. Ngoài ra, tác giả còn phân loại nhân vật theo kiểu nhân
vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm (xét về vai trò của nhân vật trong tác
phẩm), hay nhân vật chính diện, phản diện (xét về phương diện hệ tư tưởng, về
quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn). Đề cập đến văn học cổ và truyện
cổ tích, tác giả còn nhắc đến kiểu nhân vật chức năng, đó là nhân vật xuất hiện

nhằm để thực hiện một chức năng nhất định nào đó.
Khái niệm nhân vật chức năng được nhiều nhà nghiên cứu tập trung đào
sâu trong các công trình của mình. Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên cứu cổ tích
người Nga A.Propp. Trong công trình “Cấu trúc truyện cổ tích”, ông đã chọn
một số truyện cổ tích thần kì và tiến hành so sánh về mặt đề tài. Để làm được
điều này, ông đã tách ra những bộ phận tạo thành của cổ tích thần kì theo thủ
pháp riêng, sau đó đem so sánh các bộ phận tạo thành đó. Kết quả là ông có
được hình thái học tức là sự miêu tả truyện cổ tích theo các bộ phận cấu thành
và theo mối quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau cũng như đối với cái toàn thể.
Tác giả Nguyễn Xuân Đức trong sách “Những vấn đề thi pháp văn học
dân gian”, cũng gọi các nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng.
“Đó là những nhân vật chưa bộc lộ tính cách rõ ràng, những nhân vật chưa có
nội tâm, thậm chí chưa chú ý tới ngoại hình, tên tuổi, nhân vật cổ tích ít hành
động theo suy nghĩ của mình mà hành động theo những chức năng mà cốt
truyện đã định sẵn. Nhân vật cổ tích thường là những nét nhân cách của một
tầng lớp xã hội chứ không phải của một người” [13,79]. Từ định nghĩa này tác
giả đặt ra một vấn đề quan trọng đó là khi phân tích một nhân vật cổ tích, chúng
ta không thể áp dụng những phương pháp như khi phân tích một nhân vật của
văn học viết, nhân vật tính cách. Nhân vật viết đã bộc lộ đầy đủ cá tính, tính
cách, ngoại hình, nội tâm, nó là nhân vật của một tác phẩm cụ thể, còn nhân vật
3


cổ tích thì không. Trong bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến công trình
“Hình thái học của truyện cổ tích”của A.Propp, và trên cơ sở tiếp thu những
thành quả nghiên cứu của Propp, ông tiến hành khảo sát nhân vật ở ba dạng khác
nhau: nhân vật hành động trong cái khuôn định sẵn của cốt truyện, nhân vật có
những hành vi mang tính chức năng và nhân vật chỉ giữ vai trò là một chức năng
nghệ thuật. Và ông khẳng định đây là một trong những đặc trưng thi pháp nhân
vật của cổ tích thần kì.

Những điều này có thể áp dụng vào việc nghiên cứu thế giới nhân vật của
truyện kể Andersen. Bởi lẽ, những câu chuyện kể của Andersen luôn gần gũi với
thiếu nhi vì mang đậm màu sắc cổ tích, cho dù những ý nghĩa sâu xa khác của
nó thì người ta vẫn hồn nhiên chấp nhận đó là “truyện cổ tích Andersen”. Hơn
nữa, tập truyện đầu tiên của ông được xuất bản mang tên “Truyện cổ tích cho
thiếu nhi”, cho nên chúng ta không thể bỏ qua những nét đặc điểm thuần cổ tích
trong truyện Andersen. Và trong quá trình xây dựng thế giới nhân vật của mình,
Andersen cũng đã tạo nên một số lượng các nhân vật thuộc thế giới thần tiên, cổ
tích với những chức năng mà các nhà nghiên cứu đã đề cập.
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết “Đọc Andersen” đã nhấn mạnh đến
sức hấp dẫn của truyện kể Andersen thông qua một số phương diện nghệ thuật
trong thi pháp truyện kể như nhân vật, cốt truyện, giọng kể…Về nhân vật, ông
đã tiến hành khảo sát các nhân vật mang mẫu gốc của cổ tích, thông qua bốn câu
chuyện tiêu biểu đó là “Nữ chúa tuyết”, “Ip và cô bé Crixtin”, “Người bạn đồng
hành”, và “Ông già làm gì cũng đúng”. Trong đó, chức năng của nhân vật là bất
biến và họ đều phải trải qua thử thách. Còn trải qua như thế nào là do mỗi sự trợ
giúp khá nhau, mỗi nhân vật khác nhau. Ông khẳng định đây là nhân vật chức
năng, các nhân vật có những hằng số về chức năng và biến số về phương tiện
thực hiện chức năng. Ngoài ra tác giả còn phân loại các cách đặt tên cho nhân
vật của Andersen và thống kê những nhân vật có tên gọi giống như cổ tích. Các
nhân vật luôn hành động trong các tình thế tương phản giữa giàu và nghèo, độc
ác và lương thiện, chính và tà, ngay thẳng và gian dối. Ông còn nhận ra nhân vật
thiếu nhi chiếm một số lượng lớn trong các tác phẩm của Andersen, với chất thơ
4


của tuổi thơ rất đậm đặc trong những hình ảnh và giọng kể. Andersen viết cho
trẻ thơ nhưng tôn trọng chúng đến mức người lớn cũng tìm thấy được mình và
say mê trong đó. Đây chính là một thành công mà không phải ai cũng có thể có
được như nhà kể chuyện thiên tài này.

Vấn đề nhân vật của Andersen cũng được đề cập đến trong bài viết của
một số nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Thị Thanh Tâm trong bài viết “Bi kịch hồn
nhiên trong truyện cổ Andersen” phát hiện nhân vật đồ vật, động vật rất gần gũi
với ngụ ngôn nhưng có thêm màu sắc của tiểu thuyết, thể hiện ở chất đời
thường. Nhân vật của Andersen như một kiểu mặt nạ, bị hành hạ, bóc trần, thua
cuộc mà vẫn cứ là mặt nạ, trò chơi của tuổi thơ. Các nhân vật vừa là trò chơi của
lớp vỏ ngụ ngôn, vừa là thế giới của con người thường nhật trùng khớp với mọi
biến cố của tiểu thuyết hiện đại. Tác giả khẳng định Andersen đã thiết kế thế
giới nhân vật và tình huống trong cảm hứng sâu kín về tình đời, tình người.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho Andersen những tình cảm tốt đẹp
khi viết về ông. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục trong bài viết “Truyện Andersen”
khẳng định, trong mỗi con người luôn tồn tại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ,
chỉ cần có một sự khơi gợi thì đứa trẻ trong mỗi con người sẽ thức giấc. Và
Andersen cùng với những câu chuyện kể của mình đã làm được điều đó cho
những độc giả yêu mến và say mê ông. Có được điều đó là do Andersen suốt đời
giữ được tấm lòng và con mắt trẻ thơ, nên ông đã nhìn thấy, nghe thấy hơi thở
của những vật nhỏ bé, tầm thường, vô tri. Andersen còn là nhà thơ của những
người nghèo hèn, yếu đuối, những số phận bị hắt hủi, những kẻ xấu số…Thành
công của Andersen chính là việc đề cao sức mạnh của con người, của trí tuệ và
tình yêu. Ông phản ánh trung thực cuộc đời đầy biến cố, và ông trở thành niềm
đam mê của cả trẻ thơ và người lớn. Truyện của ông dựa trên cơ sở của hiện
thực, của tự nhiên xã hội, kết hợp với tài hư cấu và lăng kính tưởng tượng. Ông
đã tìm thấy được bóng dáng của thực tại, nhìn thực tại bằng con mắt của nhà
thơ, với khiếu quan sát tinh vi hiện thực gắn với trí tưởng tượng mãnh liệt.
Nhưng dù cho có tưởng tượng phong phú đến đâu, dù là nhân vật có đa dạng,
phong phú đến đâu chăng nữa thì Andersen vẫn đề cao sức mạnh trí tuệ của con
5


người. Hay nói cách khác, Andersen mượn chuyện vật, mượn cổ tích để nói

chuyện cuộc đời, chuyện con người.
Tác giả Hà Minh Đức qua bài “Truyện cổ của Hans Christian Andersen”
cũng khẳng định không có sự ngăn cách lớn giữa hiện thực và thế giới tưởng
tượng ước mơ, giữa đời thường và chuyện thần kì thần thoại, nên số lượng nhân
vật của Andersen khá phong phú. Ở đó, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ
hòa đồng giữa con người và thần linh, con người và loài vật, cỏ cây và tạo nên
một thế giới nhân vật giàu có và mang tính phổ biến rộng rãi từ vua chúa, tướng
tá, hoàng tử, công chúa, chàng hiệp sĩ…đến bác thợ giày, vị mục sư, cô gái,
người làm vườn. Và đặc biệt thế giới loài vật cỏ cây cũng có tiếng nói bình đẳng
như con người. Việc mở ra một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng như vậy
chính là nguồn tài liệu tham khảo quí báu đối với các bài viết về thế giới nhân
vật của Andersen.
Pauxtôpxki với những trang viết đầy chất thơ của mình trong “Người kể
chuyện cổ tích’ đã miêu tả lại cuộc gặp gỡ giữa mình với Andersen vào đêm
giáng sinh cuối cùng của thế kỉ XIX. Đó là cuộc gặp gỡ “mộng trong đời thực”,
Pauxtôpxki khi ấy còn là một cậu bé, đã bị cuốn truyện kể của Andersen hấp dẫn
tới mức không còn thiết tha gì đến cây thông sáng lấp lánh trong ngày chào thế
kỉ mới. Ông hiểu được nguyên nhân nào khiến cho Andersen hình thành nên
được tài năng. Đó là cuộc đời gặp nhiều đau khổ nhưng không bao giờ khuất
phục, cuộc đời bần hàn nhưng thơ mộng từ lúc tuổi thơ. Đó còn là khả năng thâu
nhận mọi thứ dù là nhỏ bé tầm thường nhất mà người khác không thấy được,
bằng trí tưởng tượng khoáng đạt thâu tóm trong cuộc sống hàng trăm tiểu tiết và
tập hợp chúng lại bằng những câu chuyện chững chạc và thông minh. Chính vì
điều đó mà Andersen đã dạy cho con người biết tin tưởng vào ánh sáng trước
bóng tối và của trái tim con người trên cái ác. Bài viết của tác giả Pauxtốpxki đã
tái hiện lại được quá trình lao động cần cù, sáng tạo và khả năng thiên tài của
một con người vĩ đại nhưng lại quen thuộc và gần gũi với tất cả mỗi chúng ta.
Lịch sử các công trình nghiên cứu về Andersen chính là nguồn tham khảo
quí báu để chúng tôi tham khảo trong qua trình nghiên cứu của mình. Các nhà
6



nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân hình thành tài năng của Andersen, những
nét đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện kể của ông. Tuy nhiên,
về phần thế giới nhân vật, các bài viết chỉ đưa ra những ý kiến khái quát trong
những bình luận, đánh giá tổng hợp về tác giả mà chưa có một bài viết cụ thể.
Chính vì vậy, ở đề tài nghiên cứu này, trên cơ sở tiếp thu học hỏi và phát hiện ra
những nét khác biệt, chúng tôi mong sẽ đóng góp thêm được những ý kiến mới
về tác giả Andersen, đặc biệt là về thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa
dạng qua những chuyện kể của ông, để rồi từ đó, tiến gần hơn đến với ông, nhà
văn thiên tài của toàn nhân loại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện cổ Andersen.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về thế giới nhân vật
truyện cổ Andersen. Đề tài giới hạn ở những truyện kể của ông và khảo sát ở tập
“Truyện cổ Andersen” do Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn dịch (NXB Văn
học-2016).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thưc hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp lịch sử chức năng: Phương pháp này giúp chúng tôi xác
định được những yếu tố tự nhiên, xã hội, lịch sử, tâm lí… đã ảnh hưởng đến tính
cách và tài năng của Andersen.
- Phương pháp hệ thống giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về hệ thống
tác phẩm cũng như các bài nghiên cứu về tác giả Andersen và các tác phẩm của
ông.
- Phương pháp thống kê giúp chúng tôi phân loai hệ thống nhân vật của

Andersen.

7


- Phương pháp phân tích - tổng hợp giúp chúng tôi thấy được đặc điểm
của các nhân vật từ đó tổng hợp, khái quát và đưa ra kết luận chung về nghệ
thuật xây dựng nhân vật
- Phương pháp so sánh: So sánh tác phẩm của Andersen với các truyện cổ
tích khác để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt mang dấu ấn riêng của
tác giả.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lí luận, chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật mang cá tính riêng của Andersen, bao gồm quan niệm nghệ thuật của tác giả
về con người, tính cách nhân vật, và nghệ thuật miêu tả nhân vật. Qua đó cảm
nhân được sức hấp dẫn cả ở tính huyền thoại và màu sắc hiện thực trong truyện
Andersen.
- Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quý cho sinh viên
học tập, nghiên cứu và giúp cho giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Andersen – người kể chuyện thiên tài
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện cổ Andersen
Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện cổ Andersen

8



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ANDERSEN – NGƯỜI KỂ CHUYỆN THIÊN TÀI
1.1. Vài nét về cuộc đời
Ở đất nước Đan Mạch, người ta gọi ông là “người kể chuyện cổ tích”, còn
ông tự nhận mình “giống như người dân miền núi đục vào vách đá những bậc
thang” để “chậm chạp và khó nhọc tìm lấy một chỗ đứng của mình trong văn
học”. Ông chính là thiên tài kể chuyện cổ tích: Hans Christian Andersen
Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805. Cha
của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người nghiện rượu. Cha của
Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo
như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng
nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội. Tuy nhiên,
những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ. Gia
đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ
về công việc.
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ
học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá. Năm 14
tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát.
Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự
nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên
ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn. May mắn ông đã vô
tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này
và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse. Trước khi được nhận vào
trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của
ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm
1822. Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không
thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường
ở Helsingor cho tới năm 1827. Sau này, Andersen đã tả những năm tại Slagelse
và Helsingor là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ
tại nhà người thầy và vì ở cùng các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.

9


Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa
Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh
Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các
vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu,
qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý... nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong
suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát
hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời
như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và
cả nhà văn Charles Dickens..
Mang trong mình “dòng máu dân đen” nhưng ông lại rất tự hào về sự gần
gũi của mình với những người nghèo khó. Ông đã lớn lên trong cảnh bần hàn,
cay đắng nhưng ông nổi tiếng là người thông minh hiếu học. Ông đã có một
cuộc đời sáng tạo vĩ đại: nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch, nhà thơ, du kí… nhưng
nổi bật nhất vẫn là truyện. Mọi người đều biết đến tài năng của ông là những
kho truyện do ông kể, truyện cổ tích của ông bộc lộ một khả năng kì lạ của trí
tưởng tượng, nó mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết từ lòng tốt kì diệu ẩn trong
những giọng văn hóm hỉnh, hiền từ. Từ bé mỗi khi nghe người lớn kể chuyện thì
ngay lập tức, Andersen có thể về kể lại và biến hóa những câu chuyện đó theo trí
tưởng tượng của riêng mình. Mọi người đã kinh ngạc và gọi ông là “phù thủy”.
Thế giới xung quanh bước vào truyển kể của ông thật sinh động, từ một chiếc lá
rơi, một con kiến tha mồi, một con chim gõ kiến… đều biết nói năng, đi lại, có
hồn, thậm chí cả chiếc bình mực cạn cũng trở thanh câu chuyện say đắm lòng
người. Có thể nói, trí tưởng tưởng của ông khó có ai sánh nổi. Nhờ trí tưởng
tượng phong phú kì diệu, ông đã sáng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có ý
nghĩa sâu xa và sức hút tuyệt vời. Các tác phẩm của ông đã mở ra một hướng đi
mới về cả nội dung lẫn thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong
phương pháp kể chuyện. Andersen không viết gì khác ngoài viết cho thiếu nhi,,

ngay cả khi dựng truyện đời mình ông cũng viết như một câu chuyện cổ tích
trong “câu chuyện cổ tích về cuộc đời tôi”. Nhưng dẫu chỉ viết cho thiếu nhi thì
ông vẫn chứng minh sức hấp dẫn tuyệt đối trên tất cá các huyền thoại, cổ tích,
10


dân gian... Các câu chuyện của ông không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em mà còn
hấp dẫn với cả người lớn. Điều đó có được là do câu chuyện của ông đã dựa vào
những cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời của các em, trong khi
những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã
khéo léo phối hợp khả năng kể chuyện tự nhiên và trí tưởng tưởng dồi dào, bất
ngờ ngay trong những sự việc bình thường hằng ngày để đưa chúng ta vào thế
giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết những quan niệm nhân sinh tiến bộ.
Pautôpxki đã nhận xét: "Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của
Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể tìm hiểu
hết ý nghĩa của nó". [7, 198]
Truyện của Andersen có nhiều sắc thái đa dạng, phong phú thể hiện qua
nhiều góc độ khác nhau mà thực ra nét thi vị là một đặc trưng lớn của văn phong
Andersen. Đa số độc giả đọc truyện của ông chủ yếu là các câu chuyện về tình
yêu, con người, cuộc sống hằng ngày... những câu chuyện này của ông đem lại
cho người đọc một nỗi buồn man mác về lẽ vô thường của tạo vật, của kiếp
người, nhưng đồng thời cũng ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và của nhân văn, đó
chính là quan điểm chủ đạo trong các tác phẩm của ông.
Với bút pháp của Andersen vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa lãng mạn vừa
hiện thực, truyện của Andersen đã đề cập đến những vấn đề của cuộc sống. Xuất
thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ, lại phải tự lập từ rất sớm, ông hiểu rõ cuộc
sống vất vả, cay đắng của người dân lao động, đặc biệt là cảm thông, thương yêu
những em bé mồ côi, bất hạnh (Cô bé bán diêm, Mụ ấy hư hỏng...). Ông ca ngợi
lòng dũng cảm và khả năng đấu tranh kiên trì của con người chống lại cái xấu,
cái ác trong cuộc sống (Bà chúa tuyết, Nữ thần băng giá...). Ông nhìn thấy

những phẩm chất tốt đẹp và khả năng tuyệt vời của người lao động. Họ là những
người tuy nghèo khổ nhưng lại giàu lòng yêu thương và sẵn sàng hi sinh vì tình
yêu cao cả (Nàng tiên ca, Bầy chim thiên nga, Chim hoạ mi). Ông cũng lớn
tiếng phê phán những thói hư tật xấu của mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là bọn
vua quan bất tài, ngu dốt và hợm hĩnh (Bộ quần áo mới của thượng đế...).

11


1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tài năng của Andersen
Đan Mạch nằm ở Bắc Âu, một vùng đất lạnh lẽo khiến cho con người dễ
cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, Đan Mạch ít chịu rét hơn, lại ảnh hưởng từ đại
dương. Andersen sinh ra tại thành phố Odense, một thành phố nằm trong thung
lũng giữa những quả đồi thấp trên đảo Fiun. Những thung lũng đó hầu như
quanh năm sương mù lẩn quất, còn trên đỉnh những quả đồi lại nở hoa thạch
thảo. Pauxtôpxki đã ví Odense như một thành phố đồ chơi của trẻ con bằng gỗ
sồi đen. Bởi vì nơi đây nổi tiếng với nghề chạm gỗ. Những người thợ lành nghề
đã chạm trổ một bàn thờ đồ sộ cho thánh đường Odense, và làm những pho
tượng lớn để trang trí cho mũi của những con tàu buồm rong ruổi khắp đại
dương. Chính cái thành phố đồ chơi ấy phải chăng đã hun đúc cho tâm hồn thơ
trẻ của Andersen trí tưởng tượng phong phú, bay bổng về những điều kì diệu, để
ông sáng tạo nên nhiều kiệt tác?
Đất nước Đan Mạch với những rừng dẻ gai, những ao hồ núi non, hải đảo
và biển cả với sương mù, băng tuyết đã giúp Andersen tạo nên một thế giới thiên
nhiên sinh động, đầy màu sắc, thiên nhiên hơn lúc nào hết trở thành con người,
thành nhân vật trong các câu chuyện kể của ông với đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố
của cuộc đời. Trong rất nhiều câu chuyện của mình, Andersen đã tập trung miêu
tả tỉ mỉ cảnh thiên nhiên, và thiên nhiên chính là bước chuẩn bị, là cái cớ cho
con người xuất hiện. Họ gắn bó trong thiên nhiên không thể tách rời.
Andrsen lớn lên trong một gia đình lao động nghèo khổ, thuộc lớp người

dưới đáy xã hội. Ông không được nuôi dưỡng chu đáo. Từ nhỏ, cậu bé Andersen
hay theo bà nội đến bệnh viện để chăm sóc mảnh vườn hoa nơi đó. Bà nội vốn là
người có tài kể chuyện và bịa chuyện. Thêm vào đó là những câu chuyện không
đầu không đuôi của các bà lão lẩn thẩn trong viện. Thế nhưng chừng ấy cũng đủ
cho ông nguồn vốn văn chương bất tận để sáng tạo. Người bố làm thợ giày vốn
hiền lành và ít nói của Andersen lại luôn mong ước con trai có được tương lai
xán lạn. Ông đã làm cho Andersen những món đồ chơi đẹp, và đọc cho nghe
những câu chuyện, những vở kịch nổi tiếng. Cùng với những huyền thoại, những

12


lễ hội phong phú của quê hương đã đem đến cho Andersen trí tưởng tượng bay
bổng, phong phú.
Vào những năm 30 của thế kỉ XIX, nền văn hóa nghệ thuật Đan Mạch
bước vào thời kì hoàng kim, giã từ chủ nghĩa cổ điển hướng theo chủ nghĩa lãng
mạn đang phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu. Andersen đã chịu ảnh hưởng lớn từ
các thế hệ đi trước như nhà thơ B.S.Ingemann(1789-1862), A.Ochoehlenslhager
(1779-1850), N.Grudtvig (1783-1872) …
Không dừng lại trong phạm vi Đan Mạch, trong suốt 70 năm của cuộc
đời, Andersen đã từng du lịch 29 lần ra nước ngoài như Đức, Anh, Ý, Thụy Sĩ,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đến tận Trung Cận Đông…Ông từng nói rằng
những chuyến đi thật cần thiết đối với ông, không phải là để tạo nguồn cảm
hứng mới, bởi nguồn mạch khá phong phú mà cuộc sống ngắn ngủi sẽ làm khô
cạn, mà cốt để tạo cho ông một ý tưởng, một hình thức mạnh mẽ và mới lạ trong
một khung cảnh chưa quen biết. Những chuyến đi với những lần gặp gỡ các nhà
văn, nhà tư tưởng vĩ đại như Henrik Heine (1797-1856), V.Huygo(1802-1885),
hay Lamartine, Balzac, A.Dumas… đã giúp cho ông mở rộng tầm mắt, và chính
vì vậy, tác phẩm của ông có sự pha trộn của cả văn hóa Đan Mạch, văn hóa Bắc
Âu và cả văn hóa Châu Âu.

Được nổi tiếng và tôn vinh như một công dân danh dự khắp Châu Âu,
nhưng trong tâm hồn Andersen vẫn mang một điệu buồn, một “nỗi buồn cô đơn
man mác triền miên”. Điều đó bắt nguồn từ nỗi buồn gia đình, đến giai cấp xuất
thân mà Andersen luôn mặc cảm. Cho nên Andersen đã tạo nên một thế giới
nhân vật với đầy đủ các tầng lớp người trong xã hội, và bao giờ ông cũng mang
đến cho họ niềm mơ ước lạc quan của cuộc sống. Vì thế mà truyện của ông
không chỉ mang nặng chất tự truyện của riêng ông mà là dáng dấp của tất cả
những ai còn bất hạnh nhưng luôn khao khát được vươn lên trong cuộc đời.
Lẽ đương nhiên, điều quan trọng nhất tạo nên thiên tài Andersen chính là
khả năng thiên bẩm của ông. Và tài năng ấy trải qua bao nhiêu thời gian, bao
nhiêu thử thách, vẫn luôn là bạn đồng hành tin cậy cho bất cứ những ai yêu cái
thiện và ước mong hướng tới Chân,Thiện, Mĩ trong cuộc đời này.
13


Khác với truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích nhà văn ghi nhận những
dấu ấn riêng trong sự sáng tạo của từng tác giả. Bên cạnh Perrault của Pháp, anh
em Grim của Đức, hay các tác giả của Nga, Việt Nam…Andersen là nhà kể
chuyện cổ tích thiên tài với những đặc trưng rất riêng. Sức sống của các tác
phẩm từ tài năng sáng tạo của ông mà hình thành nên lẽ đương nhiên không bao
giờ phai nhạt trong tim mỗi người đọc qua bao thế hệ.
1.3. Nghệ thuật truyện kể và vai trò vị trí riêng của Andersen
Toàn bộ tác phẩm của Andersen được xuất bản gồm nhiều thể loại khác
nhau như: tiểu thuyết, thơ, tùy bút, kí sự, nhật kí, kịch…Riêng phần truyện kể
chiếm vị trí quan trọng, đã làm nên tên tuổi của Andersen trên khắp thế giới.
Thực tế cho thấy rằng, tên gọi “Truyện cổ tích Andersen” như xưa nay
chúng ta vẫn hay dùng chỉ là một cách gọi dựa theo những đặc trưng truyện kể
của ông. Bởi bên cạnh những câu chuyện chế tác theo môtip cổ tích, ông còn có
rất nhiều các tác phẩm theo thể loại ngụ ngôn, tiểu thuyết…
Trong số các truyện kể, có khoảng 25% số truyện được mở đầu theo

môtíp “ngày xửa ngày xưa” như các câu chuyện cổ tích dân gian của rất nhiều
nước trên thế giới. Bởi lẽ ông viết những câu chuyện đó để dành cho trẻ em, cho
nên cách tạo một không gian quen thuộc với những qui cách thân thuộc thì còn
gì thích hợp hơn? Khảo sát một số truyện của ông, chúng ta có thể thấy cách mở
đầu quen thuộc này: “Ngày xưa, có một lão lái buôn giàu có đến nỗi có thể lấy
bạc ra lát kín cả khu phố lão ở…”(Chiếc hòm bay), “Ngày xưa, có một vị hoàng
đế thích quần áo mới đến nỗi có bao nhiêu tiền của đều tiêu pha vào việc may
mặc hết…”(Bộ quần áo mới của hoàng đế), “Ngày xưa, có một hoàng tử rất
nghèo chỉ có một giang sơn chật hẹp…”(Anh chàng chăn lợn). Những cách mở
đầu như thế này sẽ dẫn dắt người đọc vào một không gian quen thuộc, đầy cảm
tình để con người có thể chiêm nghiệm, ước mơ, hoài bão…
Tương tự, Andersen cũng có những cách kết thúc truyện đậm chất cổ tích,
nghĩa là người tốt, người bị áp bức bất công thì cuối cùng sẽ có hạnh phúc, và kẻ
ác tất nhiên sẽ bị trừng trị. Khảo sát cho thấy ông đã dành cho nhiều câu chuyện
của mình một kết thúc viên mãn như truyện cổ tích thương đem đến. Truyện
14


“Ông già làm gì cũng đúng” gợi liên tưởng về kiểu truyện chàng ngốc gặp may,
truyện “Người bạn đồng hành” kể về cuộc phiêu lưu của Giăng, lòng tốt của anh
cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng, Giăng trở thành vua, giàu có, quyền lực
và được vợ như ý. Như là món quà dành tặng cho mỗi độc giả, mỗi câu chuyện
cổ tích như vậy sẽ đem đến cho người đọc cảm giác bình yên, thanh thản, nhất là
với độc giả nhỏ tuổi, sẽ tạo dựng thêm cho các em niềm tin yêu ở cuộc sống này.
Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì tên tuổi Andersen cũng sẽ chìm khuất
trong rất nhiều những tên tuổi khác với hàng nghìn câu chuyên cổ tích trên khắp
thế giới. Điều đặc biệt khiến cho tên tuổi Andersen nổi bật trên văn đàn là ở chỗ
ông đã khéo léo có những sáng tạo cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu đã mất
nhiều công sức khi xác định thể loại cho các tác phẩm của Andersen. Năm 1835,
khi xuất bản những truyện kể đầu tiên, ông đã gọi là “Eventyr cho trẻ em”,

Eventyr là tiếng Đan Mạch, tiếng Anh có nghĩa là fairy tale, tiếng Pháp được
dịch là conte de fees, mà nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã gọi rất hay là “huyền
truyện”, những truyện ngắn dành cho bất cứ ai (a short fantastic story for any
age of reader).
Song song với những truyện hướng về những độc giả nhỏ tuổi, Andersen
còn có hàng loạt truyện hướng về rộng rãi công chúng, nhiều truyện của ông nếu
tách riêng ra có thể thành một truyện ngắn có giá trị độc đáo. Cho nên các nhà
nghiên cứu văn học dân gian không nhìn Andersen như là một Perrault hay
Grim của Đan Mạch, ông hầu như nằm ngoài phạm vi quan tâm của họ. Còn đối
với các nhà nghiên cứu văn học viết thì Andersen cũng không nằm trong danh
sách những cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp. Tuy nhiên điều đó càng làm cho
tên tuổi của ông thêm nhiều vinh dự, ông đã xác định cho mình một vị trí riêng.
Andersen bước vào văn đàn với thiên chức để tôn vinh cuộc sống, tôn
vinh cái đẹp. Ông say mê những gì đem đến cho thế giới cái đẹp và sự cứu rỗi.
Ông không thể không nhắc tới cái ác, cái xấu xa…nhưng tất cả những điều ấy
chỉ là bước nền để tôn vinh những gì là cái đẹp vĩnh hằng. Thêm vào đó, đối với
Andersen, ông đã giải phóng các mô típ huyền thoại trong kinh thánh, thần
thoại, cổ tích, đưa chúng vượt qua những giới hạn của tín ngưỡng để tái tạo trên
15


một bình diện thẩm mĩ mới. Con quỉ trong truyện của Andersen có thể liều chết
xông vào đám cháy để cứu một tập thơ (Con quỉ và cửa hàng tạp hóa), thần Chết
trở thành người chăm sóc linh hồn con người trước khi tiễn đưa họ về thiên
đường (Chuyện về một người mẹ). Quan niệm nghệ thuật của Andersen rất đỗi
đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều thi vị, với ông con người chỉ có thể hòa hợp
với thiên nhiên, mạnh mẽ trong thiên nhiên. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống
chính vì vậy nghệ thuật đẹp nhất, nghệ thuật đích thực vẫn là cuộc sống. Con
chim họa mi giả dù hót hay đến đâu chăng nữa thì cũng không thể giữ mãi tiếng
hót trong trẻo như con chim họa mi thật, con chim nhỏ bé của đất trời tự do bao

la (Con chim họa mi).
Andersen kết cấu các truyện kể của mình theo lối kết cấu dân gian, tuân
theo logic nhân quả. Tuy nhiên, các sáng tác truyền miệng thường được tổ chức
một cách ngắn gọn, đơn giản hơn. Truyện của Andersen thường được xây dựng
theo lối kết cấu dài. Có khi ông đi vào đề là một câu chuyện khác, nhưng toàn
bộ diễn biến lại là những câu chuyện tưởng chừng như không đi vào vấn đề
chính, vậy mà cuối cùng lại nổi bật ý nghĩa của câu chuyện mà tác giả không
cần kể, không cần phải bình xét. Câu chuyện “Dòng họ nhà chị vịt Meg” là một
ví dụ điển hình. Câu chuyện về sự phát triển hưng thịnh đến suy vong của một
dòng họ, cuộc đời của một thiếu nữ xinh đẹp, có nghị lực nhưng không hạnh
phúc trong cuộc đời được tái hiện lên trong quá khứ, mà hiện tại chỉ còn là một
khu nhà đổ nát làm chuồng cho vịt ở. Lẽ hưng phế trong cuộc đời và sự lãng
quên của hiện tại đối với quá khứ thật chua xót biết bao nhiêu. Andersen cho
xuất hiện trong tác phẩm của mình rất nhiều những nhân vật bình dân, ông cho
họ những kết thúc không có hậu, ông đặt vào truyện những lời tự sự, những triết
lí thiết tha, cháy bỏng. Chính vì vậy, người đọc thưởng thức truyện của ông như
những lát cắt của cuộc sống, chân thật đấy nhưng vẫn không kém phần mộng
mơ, thi vị.
Về cách mở đầu, phần nhiều các sáng tác của Andersen có mở đầu theo
một phong cách riêng, không như cổ tích. Ở đây, tôi tạm thời phân loại một số
cách mở đầu truyện của ông như sau:
16


- Câu chuyện mở đầu bằng sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác giả: “Các
bạn hãy chú ý, tôi bắt đầu kể…”(Bà chúa Tuyết)
- Mượn lời của một nhân vật để kể lại câu chuyện mà nhân vật từng trải
qua hoặc chứng kiến: “Bác kể cho các cháu nghe một chuyện bác được nghe từ
nhỏ…”(Ông già làm gì cũng đúng)
- Mở đầu bằng cách nói có tính chất nửa vời: “Câu chuyện này gồm có hai

phần, phần đầu có thể lặng lẽ lướt qua…”(Một chuyện đau lòng)
- Mở đầu bằng cách gợi mở: “Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, chính vì
vậy càng phải nên kể lại kẻo mọi người quên mất…”(Chim họa mi)
- Mở đầu bằng lời khẳng định: “Bây giời chúng sắp sửa xem chuyện gì đã
xảy đến với họ, vì đây là một chuyện có thật…”(Cu nhớn và cu con)
- Mở đầu bằng cách nói giản dị, ngắn gọn: “Các bạn hãy lắng nghe câu
chuyện nhỏ này…”(Bông cúc trắng)..
Mỗi cách mở đầu khác nhau đều tạo nên một dấu ấn riêng, và điều đặc
biệt là tạo nên một phong cách rất riêng của Andersen mà người đọc không thể
nhầm lẫn với bất cứ ai.
Bên cạnh đó, ở phần kết thúc truyện, Andersen cũng đã có phần lớn các
tác phẩm kết thúc không có hậu. Bởi lẽ trong thực tế không phải lúc nào cái
thiện cũng chiến thắng, và cái ác bị tiêu diệt. Ông khơi gợi lòng hướng thiện
trong mỗi con người bằng cách đề cao lòng nhân ái, nói lên tiếng nói của lương
tâm con người. Ngay cả nhân vật xấu xa, độc ác nhất vẫn có những phút hướng
thiện tốt đẹp, và những nhân vật lương thiện vẫn có các thói hư tật xấu riêng.
Cho nên điều quan trọng không phải là thiện hay ác chiến thắng, mà quan trọng
là con người ta phải làm sao càng ngày càng tới gần cái thiện và rời xa cái ác.
Cái thiện có thể bị tiêu diệt nhưng là bước chuẩn bị cho những điều tốt đẹp hơn
sau đó ra đời.
Truyện của Andersen không quá xa rời với hiện thực, bởi theo ông
“Truyện phiêu lưu kỳ diệu nhất cũng từ thực tại mà ra”. [10, 126]. Ông đã từng
bước xóa bỏ sự ngăn cách giữa hiện thực và ước mơ, giữa thế giới thần kì với

17


cuộc sống hiện tại. Tất cả những hình tượng trong tác phẩm đều xuất phát từ
cuộc sống và cuối cùng quay trở về phục vụ chính cuộc sống.
Với sự kết hợp giữa tình cảm và triết lí, Andersen đã đem đến cho biết

bao thế hệ người đọc trên khắp thế giới những giấc mơ cao đẹp, những bài học
giản dị nhưng sâu sắc trong quá trình hoàn thiện nhân cách con người mình. Con
người theo Andersen phải biết làm chủ bản thân, phải hiểu được vị trí của mình,
phải làm tròn trách nhiệm mà cuộc đời giao phó. Thế nhưng những triết lí đó
không phải như một thứ triết học trừu tượng khô khan. Andersen có thể gởi gắm
qua một câu chuyện đẹp như một bài thơ với cảnh thiên nhiên thơ mộng, qua
những lời tâm sự, dặn dò thiết tha, qua sự phê phán, châm biếm…Cho nên thế
hệ độc giả lớn tuổi vẫn thích đọc truyện cổ Andersen, bởi họ vẫn tìm thấy ở đó
những điều để răn mình, nhưng không giáo điều khô khan, mà chân tình, nhẹ
nhàng, thâm thúy…
Những câu chuyện của Andersen đã làm được việc mà ông hằng mong
mỏi, đó là tìm ra con đường liên kết mọi trái tim. Không còn là “chuyện con
nít”, không phải là chuyện của xứ sở Bắc Âu xa xôi, mà đó là chuyện của con
người, của mỗi chúng ta. Và chính điều đó đã đưa tên tuổi của ông lên một vị trí
đặc biệt trên văn đàn thế giới.
1.4. Đặc trưng truyện cổ tích của nhà văn
1.4.1. Khái niệm
Ở Nga, các nhà văn học dân gian đều thống nhất sử dụng thuật ngữ
truyện cổ tích văn học (literaturnaia xkadka). Truyện cổ tích của L. Tônxtôi,
truyện cổ tích của A. Puskin... thuộc loại này và để phân biệt với truyện cổ tích
dân gian (narotnaia xkadka). Còn giới nghiên cứu ngữ văn và folklore học Việt
Nam lại sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ thể loại này. Trên tuần báo
Văn nghệ số 21 năm 1984, khi đánh giá tập “Chuyện hoa chuyện quả” của
Phạm Hổ, tác giả Thu Thảo sử dụng thuật ngữ cổ tích mới : “Với thể loại truyện
cổ tích mới này, Phạm Hổ đã đạt tới yêu cầu khắt khe của sáng tác cho thiếu
nhi, đó là việc bồi bổ xúc cảm, sự phát triển của năng lực tưởng tượng, liên
tưởng”.[23,35].
18



Nhận xét về sáng tác của nhà văn Phạm Hổ, nhà nghiên cứu Vân Thanh
cũng sử dụng khái niệm truyện cổ tích mới: “Với thơ, anh thường qua thiên
nhiên, qua cuộc sống bình thường để làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người và
qua văn xuôi, anh lại đi sâu vào cổ tích, truyền thuyết cho các em biết được vẻ
đẹp của người Việt Nam, ca ngợi những đức tính Việt Nam. Trước hết về cổ tích,
Phạm Hổ đã mạnh dạn sáng tác truyện cổ tích mới cho các em". [9,48]. Còn
nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thì gọi đây là truyện cổ tích của văn học thành
văn. Ông còn giải thích rõ thêm: “tức là sáng tạo của cá nhân nhà văn và được
cố định hóa bằng ngôn ngữ viết.”[23,35].
Tùy từng nhà nghiên cứu mà thuật ngữ được sử dụng khác nhau: truyện
cổ tích mới, truyện cổ tích văn học, truyện cổ tích thành văn, truyện cổ tích của
nhà văn... Rõ ràng là vấn đề xác định thể loại này cho đến nay trong giới nghiên
cứu vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất.
Trong khi chờ đợi các nhà khoa học đưa ra được một thuật ngữ chính xác
hơn, gọi đúng và lột tả được bản chất của thể loại này, chúng tôi sử dụng thuật
ngữ truyện cổ tích của nhà văn, với quan niệm đây là một thể loại thuộc sáng tác
văn học viết và phân biệt với truyện cổ tích dân gian ở đặc trưng thi pháp của
nó. Truyện cổ tích của nhà văn là các câu chuyện thần tiên của các tác giả cụ
thể, đây là thể loại phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết.
1.4.2. Đặc trưng thể loại
Truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích được sáng tạo bởi các nhà văn là
những thể loại với đầy đủ các đặc trưng của nó. Truyện cổ tích dân gian là một
trong những thể loại văn xuôi thể hiện quan niệm của con người về thiên nhiên,
về thế giới xung quanh mình nhưng lại không phải biểu hiện nhận thức và sự
sáng tạo nghệ thuật một cách có ý thức, không có phạm trù thế giới quan mà chỉ
có phạm trù thẩm mĩ. Thế giới trong truyện cổ tích dân gian đó là thế giới của
những con người bình thường thể hiện mình thông qua những hành động phi
thường, diễn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ở đó, loài vật mang phẩm chất
của con người, nhân vật là những sinh vật thần kì, những đồ vật có phép nhiệm

19


màu hoạt động. Hư cấu là một trong những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích
dân gian.
Trong truyện cổ tích dân gian, việc mô tả nhân vật thường theo khuynh
hướng nội dung có sẵn, không qua cá tính hóa mà theo con đường trừu tượng
hóa, khái quát hóa. Nhân vật trong truyện cổ tích dân gian mang đặc điểm tâm lí
và khắc họa chân dung ngắn gọn, được xây dựng chủ yếu qua con đường đối
thoại và hành động. Do vậy, hành động là quy luật xây dựng cốt truyện của
truyện cổ tích dân gian. Việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh có tính chất hoang
đường để nhân vật thực hiện mục đích bằng hành động của mình đóng vai trò
quan trọng trong truyện cổ tích dân gian. Trong bất kì truyện cổ tích dân gian
nào, những bước ngoặt bất ngờ của cốt truyện bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt
cho sự phát triển hành động của cốt truyện.
Truyện cổ tích dân gian là những tác phẩm thường bằng văn xuôi truyền
miệng, hư cấu với hình ảnh kì vĩ, có cấu trúc kết cấu truyện ổn định và hướng
đến người nghe bằng hình thức kể chuyện.
Vậy truyện cổ tích của nhà văn khác truyện cổ tích dân gian như thế nào?
Như chúng ta đã biết, truyện cổ tích dân gian vốn lưu truyền bằng hình thức
truyền miệng, về sau được ghi chép lại. Việc truyện cổ tích dân gian được kể lại,
thuật lại và ghi chép lại là kết quả của sự xâm nhập của văn học viết, của sáng
tạo cá nhân vào lĩnh vực nghệ thuật mang tính tập thể. Trong quá trình ghi chép
này làm xuất hiện một số khuynh hướng. Thứ nhất, một số tác giả trong khi
thuật lại, kể lại đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tư tưởng của truyện cổ tích, một số
khác quan tâm đến phong cách dân gian hóa qua sự biểu hiện của tục ngữ, thành
ngữ hoặc đưa vào truyện cổ tích những yếu tố, thành phần không mang tính đặc
trưng thi pháp dân gian như thay đổi vị trí, sử dụng vốn từ sách vở, từ địa
phương... Sự chế tác văn học khác với việc kể lại, thuật lại ở mức độ thâm nhập
của cá nhân vào trong truyện cổ tích dân gian. Trong văn bản chế tác văn học có

thể thấy được một số yếu tố thuộc phong cách viết nổi trội hơn phong cách kể
chuyện dân gian. Phong cách viết làm cho tính toàn vẹn của hệ thống nghệ thuật
của truyện cổ tích dân gian bị phá vỡ nhưng về cơ bản những đặc trưng được
20


quy định của một tác phẩm cụ thể được bảo lưu. Tác phẩm chế tác văn học thể
hiện một chất lượng khác hơn so với việc thuật lại, chép lại, kể lại ở chỗ vai trò
ban đầu của tác giả thể hiện ở những dấu hiệu, trước hết là ở hình thức kể
chuyện, thuật chuyện. Ở đây, phong cách thi pháp dân gian được thay thế bởi
phong cách kể chuyện sách vở. Vào thời kì đầu, những thay đổi của tác giả hầu
như không đụng chạm đến cái cốt lõi của cốt truyện cổ tích dân gian. N.V.
Nôvicôp cho rằng, “thường những thay đổi chỉ rơi vào ngôn ngữ và phong cách
của truyện cổ tích rất hiếm thấy ở các trường hợp thuộc hình ảnh và cốt
truyện”.[24,50]
Quá trình thay đổi của cả hệ thống nghệ thuật truyện cổ tích dân gian chỉ
thể hiện ở hình thức kể chuyện. Thường các tác giả lưu giữ cốt truyện và các
thành tố quan trọng thuộc cấu trúc kết cấu cốt truyện. Do vậy, tác phẩm sáng tạo
trong trường hợp này không khác nhiều lắm so với truyện cổ tích “nguyên bản”.
Trong quá trình phát triển, sự chế tác trở thành đặc điểm nổi trội đến mức
xuất hiện sự biến đổi theo phong cách sách vở và truyện cổ tích mang phong
cách văn học viết ra đời.
Như vậy, tùy theo mức độ chất lượng chế tác, các tác giả đã làm cho
truyện cổ tích dân gian xích gần với các tác phẩm mang tính chất văn học. Thực
tế công việc chế tác truyện cổ tích dân gian sẽ tiếp tục khi mà sự tồn tại của
truyện cổ tích mang phong cách viết đã trở nên hiện thực. Kết quả của mối quan
hệ giữa văn học dân gian và văn học viết đã hình thành nên một thể loại tổng
hợp trong đó không còn tính nguyên vẹn của truyện cổ tích dân gian.
Truyện cổ tích dân gian là cơ sở, nền tảng để nhà văn phát huy năng lực
ngòi bút của mình. Ở đây có một phạm vi rộng rãi cho nhà văn sáng tạo. Có hai

khuynh hướng, thứ nhất, một số nhà văn cố gắng giữ nguyên tính bất biến về nội
dung cốt truyện của truyện cổ tích dân gian, tạo dựng được không khí của truyện
cổ tích và tôn trọng chủ đề, cốt truyện cũng như hành động của nhân vật. Việc
kể chuyện không đơn thuần là kể chuyện nữa mà đã có sự gia công nhiều hơn.
Khuynh hướng thứ hai, nhà văn không bằng lòng với nội dung cốt truyện như nó
đã lưu truyền trong dân gian mà muốn nội dung ấy phải được gia công mở rộng
21


×