Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

CHỦ ĐIỂM THỰC VẬT(GIÁO ÁN MẦM NON)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.61 KB, 61 trang )

CHỦ ĐIỂM: THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:CÂY XANH
VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thời gian thực hiện 01 tuần từ ngày: 25/12/2017 đến 30/12/2017
Hoạt
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
động
(25/12)
(26/12)
(27/12)
(28/12)
Đón trẻ Vệ sinh phòng lớp, đón trẻ , trò chuyện cùng trẻ về một số loại cây
TDS
Cho trẻ tập theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
HĐNT
1.HĐCCĐ:
1.HĐCCĐ:
1.HĐCCĐ:
1.HĐCCĐ:
-Trò chuyện về -Trò chuyện về - Cây xanh cần - Làm 1 vài thí
cây xanh và cây xanh và môi ánh sáng không nghiệm
đơn
môi
trường trường sống
giản
sống
2. TCVĐ:
2. TCVĐ:


2. TCDG:
Tìm lá cho cây Bỏ lá
Rồng rắn lên 3. Chơi tự do
2. TCDG:
mây
3.Chơi tự do
Rồng rắn lên
mây
3. Chơi tự do
3.Chơi tự do
HĐCCĐ THỂ
DỤC: KPKH:
TẠO HÌNH: VĂN
HỌC:
Ném trúng đích Trò chuyện một Vẽ hàng cây Thơ:
bằng 2 tay
số loại cây xanh xanh
“Cây dừa
( CS 64)
VỆ
Rèn kỹ năng có Rèn kỹ năng rửa Rèn kỹ năng Trẻ
biết
SINH
thói
quen mặt, rửa tay
cất dọn đồ chơi không nên ăn
không
uống
gọn gàng ngăn các loại quả lạ,
nước lã, ăn quà

nắp, đúng nơi quả còn sống.
vặt
ngoài
qui định
đường.
1/Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
HOẠT
2/Góc phân vai: Gia đình, bán hàng…
ĐỘNG
3/Góc học tập: xem tranh, và tô màu cây xanh ,làm bảng mở.
GÓC
4/Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán cây xanh
5/Góc thiên nhiên: Gieo hạt và chăm sóc cây
Trẻ biết không Xé dán cây
Làm đồ chơi Trẻ biết cách
HOẠT
nên làm một số
bằng lá cây
chăm sóc bảo
ĐỘNG
việc
nguy
vệ cây, hoa,
CHIỀU
hiểm, ( CS 22)
quả.

Thứ 6
(29/12)
1.HĐCCĐ:

- Cây xanh cần
ánh sáng không
2. TCVĐ: Bỏ

3.Chơi tự do
ÂM NHẠC:
Dạy hát: “Em
yêu cây xanh”
( CS 100)
Rèn kỹ năng vệ
sinh
răng
miệng

Hát bài hát về
cây xanh


THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: NÉM TRÚNG ĐÍCH ĐỨNG
BẰNG 2 TAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng ném trúng đích thẳng đứng.
- Khi ném trẻ biết đưa ngang tầm mắt rồi ném vào trúng đích thẳng đứng.
- Phát triển cơ tay cho trẻ
- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể
- Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể
II. Chuẩn bị:
- Vạch chuẩn cho 2 đội và 2 đích( cột ném bóng) cách vạch chuẩn là 2m
- 20- 30 túi cát, gậy, vòng.

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
* Cô nói: “ Để tham gia hội thi bé nhanh trí do trường tổ chức sắp đến” hôm
nay lớp Lá tổ chức hội thi “ Vận động viên nhí ”. Các vận động viên cùng khởi
động nào.
- Trẻ chuyển đội hình vòng tròn cô đi ngược chiều với trẻ. Kết hợp với các
kiểu đi - chạy khác nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - đi thường- đi bằng mũi
chân - đi thường- đi bằng mép bàn chân - chạy nhanh- chạy chậm ( Kết hợp nhạc
bài hát: “Lý cây xanh”)
- Trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập BTPTC.
Hoạt động 2:
1/ Khởi động: Cho trẻ đivòng tròn kết hợp các kiểu đi bằng gót chân, đi
thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, rồi
chuyển thành 3 hàng ngang.
2/ Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung
Các vận động viên đã đến địa điểm dự thi rồi. Nhưng để có sức khoẻ tốt để
tham gia các trò chơi tiếp theo trong hội thi đòi hỏi các vận động viên phải có một
cơ thể thật khoẻ mạnh. Để cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta phải làm gì?
- Vậy bây giờ cô cùng các vận động viên đồng diễn một bài tập nhé!( Tập
theo nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh”)
* Động tác tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao( 4l x 8n)
* Động tác bụng: Cúi gập người về trước, ngón tay chạm các ngón chân( 2l x
8n)
* Động tác chân: Tay lên cao khuỵu gối, tay đưa ra trước ( 2l x 8n)
* Động tác bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau ( 2l x 8n)


- Đọc thơ “Cây dừa”chuyển đội hình 2 hàng ngang

b. Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay.
- Cô mời 1 cháu lên thực hiện tự do.
- Cho cả lớp nhận xét
* Làm mẫu:
- Cô làm 2 lần, lần 2 giải thích: Đứng trước vạch chuẩn cầm túi cát bằng 2 tay
đưa lên cao ngang tầm mắt rồi dùng sức ném trúng đích rồi đi nhẹ nhàng đến đích
nhặt túi cát để vào rổ về cuối hàng đứng
* Trẻ thực hiện:
- Mời 2 trẻ lên làm mẫu
- Sau đó lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện cùng một lúc, cứ như vậy cho đến hết
lớp 2 lần.
- Lần 3 cô mời những trẻ yếu lên thực hiện
- Trẻ thực hiện cô theo dõi nhắc nhở và sửa sai.
- Chuyển đội hình 2 hàng dọc
c /Trò chơi vận động: Chuyền bóng nhanh
- Cô chia trẻ thành 2 đội chơi và giới thiệu luật chơi- cách chơi.
* Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn đứng đầu hàng chạy theo
đường dich dăc lên chọn 1 quả bóng chạy về đường thẳng bỏ vào rổ của đội mình
và vỗ vào vai bạn, bạn kế tiếp thực hiện như bạn đầu tiên. Cứ thế cho đến bạn cuối
cùng. Cùng thời gian đội nào lấy được nhiều bóng thì đội đó giành chiến thắng
* Luật chơi: Phải chạy theo đường dích dắc và mỗi lần chơi chỉ chọn 1 quả
bóng và phải vỗ vào vai bạn , nếu quả bóng nào mà bạn không chạy vào đường
dích dắc thì quả bóng đó không tính. Thời gian cho mỗi lần chơi là 1 đoạn nhạc
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đúng cách chơi và luật chơi.
- Cô và trẻ cùng đếm số bóng và công bố đội nào thắng cuộc


KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN, ĐÀM THOẠI VỀ CÁC LOẠI CÂY

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết 1 số cây xanh khác nhau: Cây phượng, cây xanh, cây xoài, cây
dừa
- Trẻ biết quá trình sinh trưởng và lớn lên của cây
- Rèn kỹ năng so sánh và nhận xét
- Phát triển: Sự ghi nhớ, chú ý đến quá trình sinh trưởng và lớn lên của cây
* Giáo dục: Giúp trẻ biết ích lợi của cây xanh qua đó trẻ biết chăm sóc và bảo
vệ cây xanh
II. Chuẩn bị:
- Tranh lô tô về một số loại cây
- Một số loại cây gần gũi với trẻ
- Tranh vẽ quá trình sinh trưởng của cây
- Tranh vẽ về 1 số loại cây và màu sáp
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú, trải nghiệm
* Lớp hát vận động bài “ Lá xanh”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Trồng cây xanh có lợi ích gì?
+ Các con đã nhìn thấy cây xanh chưa?
- Cô có rất nhiều hình ảnh về cây xanh các con cùng nhau khám phá nhé!
* Cho trẻ chuyển 3 nhóm kết hợp hát “ Đi tham quan”
- Các nhóm cùng nhau thảo luận tranh được xem( cô theo dõi gợi ý)
* Hát “ Em yêu cây xanh” chuyển đội hình 3 hàng ngang
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
+ Các con vừa được xem tranh gì?
* Cho trẻ xem tranh “ Cây dừa” và đàm thoại
- Cô cho trẻ xem cây dừa và nhận xét
+ Các con có nhận xét gì về cây dừa?
* Tóm tắt: Cây dừa có rễ, gốc, thân, tàu và lá. Rễ cây bám sâu vào lòng đất

hút thức ăn nuôi sống cây và giữ cho cây khỏi ngã. Cây dừa tỏa nhiều tàu lá, lá dừa
tỏa nhiều bóng mát. Cây dừa thuộc thân thẳng đứng, sống trên cạn.
* Cho trẻ xem cây xoài và đàm thoại
+ Các con biết đây là cây gì?
+ Các con có nhận xét gì về cây xoài này?
* Tóm tắt: Cây xoài là loại cây ăn quả và cũng là cây cho ta bóng mát, cho ta
quả, cây sống trên cạn. Thân cây xoài cứng, lá xoài dài , màu xanh…


* So sánh: Cây xoài và cây dừa
+ Các con có nhận xét gì về 2 cây này?
- Giống nhau: Đều là loại cây cho ta quả để ăn, có bóng mát...
- Khác nhau: Cây xoài có lá dài, màu xanh. Còn cây dừa có tàu lá, cây dừa
không có cành, cây xoài có cành... Cây dừa thuộc cây thẳng đứng.
* Mở rộng: Ngoài cây dừa, cây xoài ra còn có loại cây nào ăn quả nữa?
+ Trẻ kể cây nào cô cho trẻ xem tranh cây đó. Cho trẻ nêu lợi ích của các loại
cây.
- Muốn có nhiều cây chúng ta phải làm gì?
- Cho trẻ làm động tác mô phỏng trồng cây... gió nhẹ, gió mạnh về phía đối
diện.
* Cho trẻ xem tranh “ Cây phượng” và đàm thoại
+ Các con có nhận xét gì về cây này?
* Cô khái quát lại ý trẻ.
* Mở rộng: Ngoài ra còn những cây nào lấy gỗ nữa vậy các con?( Trẻ kể)
+Các con biết nhờ đâu mà cây lớn nhanh?
- Cây lớn được là nhờ vào không khí, nhiệt độ, ánh sáng và đặc biệt là nhờ
vào bàn tay chăm sóc của con người như: Tưới nước, bón phân, bắt sâu, nhổ cỏ
- Cô cùng trẻ đọc: Nhất nước, nhì phân, tam cấn, tứ giống
+ Ở nhà của các con có trồng những loại cây gì?
+ Các con làm gì cho cây được tươi tốt?

* Giáo dục: Trẻ không ngắt lá, bẻ cành, không hái quả non và thường xuyên
tưới nước, nhổ cỏ cho cây
- Lớp đọc thơ “ Cây dừa” chuyển đội hình 2 chữ i
Hoạt động 3: Trò chơi
1/ Cây sống ở đâu:
* Cách chơi: khi nghe nhạc thì trẻ đứng đầu hàng chạy lên chọn 1 tranh lô tô
vẽ về cây gắn lên bảng đúng nơi sống của chúng, rồi chạy về đập vào tay bạn đứng
sau và ra cuối hàng đứng. Trẻ kế tiếp thực hiện như bạn đầu tiên và cứ như vậy cho
đến khi nhạc dừng, đội nào gắn được nhiều và đúng sẽ thắng cuộc
* Luật chơi: Khi nào bạn chạy về đập vào tay thì cháu mới được chạy lên và
mỗi lần lên chỉ chọn 1 tranh mà thôi
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần, cô theo dõi nhắc nhở và nhận xét
- Chuyển đội hình 3 chữ o
2/ Đôi tay khéo léo
- Cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh vẽ các loại cây và yêu cầu mỗi nhóm sẽ
tìm và khoanh tròn loại cây ( bóng mát, cho quả, cây sống dưới nước) mỗi nhóm
khoanh tròn một loại cây
- Trẻ chơi cô theo dõi nhắc nhở và nhận xét
* Kết thúc:


- Cô nhận xét giờ học
- Lớp hát “Em yêu cây xanh”


TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ HÀNG CÂY XANH
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ vẽ được hàng cây xanh( có nhiều cây, cây có đủ bộ phận: thân, gốc,
cành, lá.. )

- Rèn kỹ năng cầm bút, phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ.
* Giáo dục: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ mẫu hàng cây xanh
- Mô hình vườn cây
- Vở tạo hình, bút chì, chì màu.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Trẻ hát “ Lý cây xanh” chuyển xem mô hình vườn cây.
- Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét.
* Cô khái quát lại
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Lớp hát “ Em yêu cây xanh” chuyển 3 nhóm
Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
+Các con vừa được xem gì?
+Hôm nay cô muốn lớp mình vẽ thật nhiều cây xanh các con nhé!
+Cho trẻ xếp thành 3 chữ o và phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ hàng cây xanh
để trẻ cùng xem
- Cô theo dõi nhắc nhở
- Cho trẻ xếp thành chữ u và mời mỗi nhóm cử một cháu đem tranh lên nhận
xét.
- Cô có thể gợi hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? Là những cây gì? Theo con thích vẽ cây nào? Vì sao? Và
con sẽ vẽ như thế nào?
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ hàng cây mà trẻ thích
- Cho trẻ vào bàn ngồi
3.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút và cách phân bố các hình định vẽ sao cho
cân đối.

- Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ thực hiện
- Trẻ vẽ cô theo dõi nhắc nhở trẻ cách tô màu kín hình
- Vẽ xong cho trẻ nghỉ tay thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ khoe sản phẩm với bạn


4.Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ đem tranh treo lên bảng, mời 2-3 trẻ lên giới thiệu tranh của mình nhận
xét tranh mình và tranh bạn trẻ thích. Có bao nhiêu bạn đồng ý với ý kiến của bạn
giơ tay.
- Cô bổ sung thêm và tuyên dương những trẻ vẽ đẹp, nhắc nhở động viên những trẻ
vẽ chưa đẹp.
+ Lớp mình vừa vẽ gì nhỉ?
+ Các con có ngắt lá bẻ cành không? Vì sao? Các con phải làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không ngắt lá bẻ cành,
thường xuyên chăm tưới nước cho cây. Những sản phẩm của các con vẽ rất đẹp cô
sẽ đem trưng bày ở góc phụ huynh để cho ba mẹ các con xem nhé!
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
- Lớp hát “ Em yêu cây xanh”


VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ “ CÂY DỪA”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ. Biết cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa qua bài thơ “ Cây
dừa” của nhà thơ “ Trần Đăng Khoa”
- Thể hiện những tình cảm qua diễn đạt ngữ điệu khi đọc thơ. Biết kết hợp các
động tác qua nội dung từng khổ thơ
- Qua bài thơ giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý và bảo vệ cây.

II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ
- các hình ảnh về cây dừa
- Bóng ( làm quả dừa)
- Bài hát về chủ đề “ Thế giới thực vật”
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1:
* Cô đọc câu đố “ Quả dừa”Trẻ đoán.
- Quả dừa như thế nào? Con nhìn thấy quả dừa chưa?
+ À! Hôm nay nhà ba của bạn.... trồng rất nhiều dừa các con muốn đến xem
không nào? Các con đi bằng phương tiện gì nào?
- Trẻ hát “ Vườn cây của ba” chuyển đội hình cho trẻ xem hình ảnh cây dừa
và đàm thoại:
* Giáo dục: Dừa là cây có ích cho cuộc sống, tàu dừa đã che nắng cho chúng
ta, dừa ra hoa kết quả cho nước ngọt, ngon, nhờ tàu dừa đung đưa vi vu trong gió
làm cho cái nắng buổi trưa dịu đi. Các con còn được ăn cùi dừa và uống nước dừa.
Muốn cây dừa có nhiều tàu lá che lá mát, có nhiều quả để chúng mình ăn uống thì
chúng mình cần chăm sóc cho cây nhé!
- Các con à! Dừa là cây có ích cho cuộc sống, tàu dừa che nắng cho chúng ta,
dừa ra hoa kết quả cho ta uống nước ngọt... Từ những điều đó nhà thơ Trần Đăng
Khoa đã sáng tác bài thơ “ Cây dừa” các con cùng lắng nghe nhé!
Hoạt động 2:
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Lần 2 diễn cảm kết hợp tranh
* Tóm tắt nội dung và giảng giải
- Bài thơ “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả hình ảnh cây
dừa vào ban đêm: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, dang tay đón gió, gọi trăng... Trải
qua bao nhiêu năm tháng thân dừa đã bạc màu, còn quả dừa thì nhà thơ ví như”
đàn lợn” con nằm trên cao đấy các con !
* Đàm thoại:

+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? Của ai sáng tác?


+ Bài thơ nói về hình ảnh của cây gì?
+ cây dừa dang tay để làm gì? Và gật đầu gọi ai? ( Dừa dang tay đón gió và
gọi đầu gật trăng)
- Theo năm tháng thân dừa như thế nào? ( Thân dừa bạc phếch)
- Vẻ đẹp của cây dừa được tác giả miêu tả như thế nào? ( Hoa dừa nở cùng
sao, tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh)
- Nhà thơ ví quả dừa như thế nào? ( Quả dừa như đàn lợn con nằm trên cao)
- Tác giả ví tàu dừa giống đồ vật gì? ( Như chiếc lược)
- Khi bổ quả dừa ra bên trong có gì? Nước dừa có vị gì? ( có nước và cùi dừa,
có vị ngọt và mát... )
- Quả dừa đã làm cho mùa hè trở nên thế nào? ( Làm dịu nắng)
- Các con thích ăn quả dừa không?
- Vậy các con cần phải làm gì để có cây dừa?( Chăm sóc cây)
* Giáo dục: Trẻ biết lợi ích của cây dừa, biết chăm sóc cây, không nên leo
trèo ...
* Hát “ Lý cây xanh” chuyển đội hình
- Cô đọc lần 3 kết hợp tranh thơ chữ to
- Mời cả lớp đọc cùng cô nhìn tranh 2 lần
- Từng tổ đọc nối tiếp 2 lần
- Mời nhóm, cá nhân đọc diễn cảm 1 lần
- Cả lớp đọc lại 1 lần ( cô theo dõi nhắc nhở, sửa sai)
- Chuyển đội hình 2 hàng dọc
Hoạt động 3: Trò chơi “ Vận chuyển dừa về kho”
* Cô nêu cách chơi và luật chơi: Khi có tiếng nhạc thì 2 bạn đứng đầu hàng
chạy qua đường dích dắc chọn 1 quả dừa chuyển về đội của mình, đụng vào vai
bạn thì bạn kế tiếp mới được chạy lên chọn. Cùng thời gian đội nào chuyển được
nhiều quả dừa là thắng cuộc

- Tiến hành cho trẻ chơi, cô theo dõi bao quát nhắc nhở trẻ chơi.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
- Lớp đọc thơ “ Cây dừa”


ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “ EM YÊU CÂY XANH
(Hoàng Văn Yến)
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ hát thuộc, rõ lời, đúng giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh”(CS100)
- Trẻ hứng thú nghe bài hát “ Cây trúc xinh” và hưởng ứng theo bài hát
- Trẻ hiểu nội dung 2 bài hát, nhớ tên bài hát và tác giả
- Trẻ thích thú tham gia trò chơi âm nhạc “Hái hoa dân chủ”
* Giáo dục: Trẻ biết tác dụng của cây xanh, trẻ yêu quí, chăm sóc bảo vệ cây
xanh, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ theo nội dung bài hát “Em yêu cây xanh”
- Đĩa nhạc các bài hát nói về thực vật
- Bàn, cây hoa và một số bức tranh vẽ có nội dung chính của một số bài hát về
chủ đề thực vật
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú và dạy hát
* Cho trẻ chơi “Cuốc đất, trồng cây”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trồng cây xanh có lợi ích gì?
+ Các con đã nhìn thấy cây xanh chưa?
- Cô có rất nhiều hình ảnh về cây xanh các con cùng nhau xem nhé!
* Cho trẻ chuyển 3 nhóm kết hợp hát “ Đi tham quan”
- Các nhóm cùng nhau thảo luận tranh được xem( cô theo dõi gợi ý)

* Đọc thơ “Cây dừa” chuyển đội hình chữ u
+ Các con vừa được xem tranh vẽ gì?
+ Cháu nào biết gì về cây xanh?
+ Khi trời nắng, chúng ta ngồi dưới gốc cây có lá to thấy thế nào?
+ Ngoài cho bóng mát, cây còn cho ta những gì nữa?
+ Cây xanh có nhiều tác dụng như vậy các con có yêu cây xanh không?
- Có rất nhiều bài hát nói về cây xanh. Một trong những bài hát mà chúng ta
yêu thích đó là bài “Em yêu cây xanh” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến cô dạy các con
hát nhé
a. Hát mẫu:
- Cô hát 2 lần diễn cảm
+ Cô vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Bài hát nói về gì?
- Bây giờ các con cùng hát về cây xanh nha


b. Dạy trẻ hát:
- Lớp hát cùng cô 2 lần
- Từng tổ hát 1 lần
- Nhóm, cá nhân hát 1 lần
- Lớp hát lại 1 lần
+ Cô theo dõi nhắc nhở và sửa sai
+ Các con vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Trong bài hát nói điều gì?
+ Vì sao các con yêu cây xanh?
+ Muốn có nhiều cây xanh thì chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết cách bảo vệ và chăm sóc cây xanh
* Hát “Em yêu cây xanh” chuyển đội hình chữ u
Hoạt động 2: Nghe hát
- Cô dẫn dắt và giới thiệu hát cho trẻ nghe bài “Cây trúc xinh” dân ca quan họ

Bắc Ninh
- Cô hát lần 1 diễn cảm
- Lần 2 múa minh họa
- Lần 3 mời 2 trẻ múa cùng cô
+ Các con vừa được nghe bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca vùng nào?
+ Bài hát nói về gì?
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Hái hoa dân chủ”
* Cách chơi: Trên bàn cô có một cây hoa và có rất nhiều hoa, bên trong mỗi
bông hoa có rất nhiều hình vẽ khác nhau. Nhiệm vụ của các con là sẽ lên hái một
bông hoa bất kỳ và xem bên trong bông hoa đó có vẽ gì thì các con phải hát bài hát
có nội dung về hình vẽ đó.
- Ví dụ: Bông hoa có hình vẽ cây thì các con phải hát bài hát có nội dung nói
về cây.
* Luật chơi: Bạn nào hát được và đúng thì bạn đó sẽ được thưởng một bông
hoa bé ngoan. Bạn nào hát không được thì phải nhảy lò cò.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
- Lớp hát “Em yêu cây xanh”.

CHỦ ĐIỂM: THỰC VẬT


CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: VƯỜN RAU CỦA BÉ
Thời gian thực hiện 01 tuần từ ngày: 01/01/2018 đến 06/01/2018
Tên
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Hoạt
(01/01)
(02/01)
(03/01)
(04/01)
(05/01)
động
Đón trẻ Vệ sinh phòng lớp, đón trẻ , trò chuyện cùng trẻ về một số loại rau, củ, quả
TDS
Tập theo nhạc với dụng cụ ( vòng, gậy)
HĐNT 1.HĐCCĐ:
1.HĐCCĐ: Vẽ 1.HĐCCĐ
1.HĐCCĐ: - 1.HĐCCĐ:
Trò chuyện về các loại quả
Trò chuyện về Trò chuyện với Trò
chuyện
một số loại quả(
một số loại quả( trẻ cách chăm với trẻ cách
cam,
chuối,
cam,
chuối, sóc và bảo vệ chăm sóc và
xoài...
xoài... )
cây( CS 39)
bảo
vệ
cây( CS 39)
2.TCVĐ: Đi chợ 2.TCVĐ:
Đi 2.TCVĐ: Gắn 2.TCDG:Tập

2.TCDG:Tập
chợ
quả cho cây
tầm vông
tầm vông
3.Chơi tự do
3. Chơi tự do
3.Chơi tự do
3.Chơi tự do.
3.Chơi tự do
HĐCC TẠO
HÌNH: KPKH:
LQCC:
TOÁN :
ÂM NHẠC:
Đ
Nặn rau, củ, quả
Một số loại Làm quen chữ nhận ra qui tắc Dạy hát: “
rau, củ, quả
b, d, đ
sắp xếp của 3 Bầu và bí”
đối tượng
HĐG
1/Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả, vườn rau của bé
2/Góc phân vai: Gia đình, bán hàng…
3/Góc học tập: Làm album, tô màu hoa, tìm nối một số loại rau, củ, quả có cùng đặc
điểm
4/Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ về một số loại rau, củ, quả
5/Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với cát, sỏi…
Hoạt

- Trẻ nhận biết - Trẻ nhận biết - Cách chăm sóc - Trẻ nhận biết - Cách chăm
động
được nguy cơ nhóm
thực bảo vệ cây, hoa, nhóm
thực sóc bảo vệ
chiều
không an toàn phẩm
giàu quả.
phẩm
giàu cây, hoa, quả.
khi ăn uống và vitamin

vitamin

phòng tránh(trẻ muối khoáng
muối khoáng
biết cười đùa khi
ăn uống hoặc
khi ăn các loại
quả có hạt dễ bị
hốc, sặc)
TẠO HÌNH


ĐỀ TÀI: NẶN RAU, CỦ, QUẢ
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết cách nhào đất để nặn được một số loại rau, củ, quả mà trẻ biết
như: rau muống, rau cải, củ cà rốt, củ khoai tây, quả xoài, quả cam, quả chuối…
- Trẻ biết nhào đất, lăn dọc, ấn bẹt để nặn được một số rau, củ, quả đơn giản
- Rèn luyện kỹ năng nặn

* Giáo dục: Trẻ biết ích lợi của rau, củ, quả đối với sức khỏe con người và có
ý thức tốt bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị:
- Một số loại rau muống, rau cải, củ cà rốt, su hào, bí đao, mướp, quả cam,
quả xoài…thật
- Mẫu nặn một số loại rau, củ, quả như trên
- Đất nặn, bảng con, nước rửa, khăn lau tay đủ cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
* Cho lớp hát “Vườn cây của ba”
+ Trong bài hát nói về gì?
+ Má, ba trồng những thú gì?
+ Các con đã được ăn những loại rau, củ, quả gì?
- Cho trẻ xem một số loại rau, củ, quả thật đã chuẩn bị và đàm thoại về tên
gọi, màu sắc, hình dạng và tác dụng
+ Ăn nhiều rau, củ , quả sẽ thế nào?
+ Khi ăn quả xong vỏ và hạt các con làm gì?
+ Các con thích nặn các loại rau, củ, quả này không?
* Đọc thơ “Ăn quả” chuyển đội hình
Hoạt động 2: Xem mẫu nặn
* Cho trẻ xem một số mẫu nặn về rau, củ, quả đã chuẩn bị và đàm thoại về
hình dạng, màu sắc
- Cô có thể gợi ý hỏi trẻ
+ Con thích nặn loại rau, củ, quả nào? Và con sẽ nặn như thế nào?
- Cô hướng dẫn cách nặn các loại rau, củ, quả mà trẻ thích
- Cho trẻ vào bàn ngồi
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (cất mẫu nặn)
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách nhào đất, trẻ nặn cô theo dõi nhắc nhở,
khuyến khích trẻ thể hiện nhiều sản phẩm độc đáo hơn
- Gần hết giờ cho trẻ nghỉ tay thể dục chống mệt mõi

Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ đem sản phẩm để lên bàn
- Mời vài trẻ lên nhận xét những sản phẩm trẻ thích, cô bổ sung thêm và tuyên
dương những trẻ nặn đẹp


- Cô động viên nhắc nhở những trẻ nặn chưa hoàn thành
+ Các con vừa nặn gì?
+ Muốn có nhiều rau, củ, quả để ăn thì chúng ta phải làm gì?
+ Ở nhà các con có trồng những loại rau, quả nào?
+ Và chăm sóc cây như thế nào cho mau chóng lớn?
* Giáo dục: Trẻ không ngắt lá, bẻ cành và chăm tưới nước cho cây.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
- Lớp hát bài “Quả”

KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ


I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ nhận biết các loại rau: rau muống, cải, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, mướp,
bí xanh, dưa leo...
- Trẻ biết phân biệt các loại rau: ăn lá, củ, quả…
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt
- Phát triển: kĩ năng quan sát, so sánh, ngôn ngữ mạch lạc, tư duy
* Giáo dục: Trẻ biết ích lợi của rau - quả đối với sức khỏe con người và biết
chăm sóc bắt sâu nhổ cỏ cho rau
II.Chuẩn bị:
- Rau muống, củ cà rốt, quả xoài, quả na (thật)

- Tranh các loại rau, quả trên máy vi tính
- 2 giỏ đựng rau, quả nhựa
- Tranh vẽ 1 số rau, quả (4 tranh A3) + bút màu và tranh lô tô
- Đĩa nhạc bài: “Vườn cây của ba”, “Hoa kết trái”, “Em yêu cây xanh”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô tập trung trẻ đọc đồng dao “ Họ rau”
- Con vừa đọc bài đồng dao gì? Trong bài đồng dao nhắc đến các loại rau gì?
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. Cô tạo tình huống : Cô bán rau- quả có
mang tặng cho lớp lá rất nhiều quà, chúng mình cùng khám phá xem đó là những
món quà gì nhé ! kết hợp cho trẻ chuyển đội hình 3 nhóm chữ o khám phá giỏ quà.
Trong khi trẻ khám phá cô quan sát gợi hỏi trẻ.
+ Trong giỏ quà có gì ?
+ Có những loại rau- quả nào?
- Cho trẻ chuyển đội hình chữ u kết hợp đọc bài thơ “ Hoa kết trái”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại rau- quả
* Rau ăn lá:
- Cô đọc câu đố: “ Cây gì lá cuộn vòng quanh
Lá ngoài thì xanh lá trong thì trắng”
- Cô hỏi trẻ: + Câu đố nói về loại rau gì?
- Cô đưa rau bắp cải lên cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Lá bắp cải như thế nào?
+ Bắp cải có màu gì?
+ Bắp cải thuộc loại rau ăn gì nào?
* Cô khái quát:
- Cô đưa rau cải ra cho trẻ quan sát. Cô hỏi trẻ:
+ Đây là rau gì?
+ Lá rau cải như thế nào ?
+ Muốn ăn rau cải thì phải như thế nào ?
- Cô ngắt rau cải ra cho trẻ xem.



+ Rau cải thuộc loại rau gì ?
Ngoài các loại rau trên, bạn nào biết ở xung quanh chúng ta còn những loại
rau nào thuộc rau ăn bằng lá ?
- Cô khái quát lại kết hợp cho trẻ quan sát một số loại rau ăn lá.
* Rau ăn củ :
* Cô đọc câu đố :
Củ gì đo đỏ
Con thỏ thích ăn
Đố bé củ gì ? ( Trẻ đoán)
- Cô cho trẻ xem củ cà rốt và nhận xét.
+ Đây là củ gì gì ?
+ Có dạng gì ?Củ có dạng hình gì ? Có màu gì ?
+ Củ cà rốt được chế biến thành những món ăn gì ? cung cấp chất gì ?
* Cô khái quát :
* So sánh rau ăn lá và rau ăn củ :
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa rau ăn củ và rau ăn lá.
- Cô khái quát lại
* Giống nhau : Đều gọi là rau, đều cung cấp chất vitamin và muối khoáng
* Khác nhau :
*Rau bắp cải
* Cà rốt
- Có màu xanh
- Có màu đỏ
- Thuộc rau ăn lá
- Thuộc rau ăn củ
- Cô tạo tình huống cho trẻ quan sát cà chua và nhận xét
+ Quả cà chua có màu gì ?
+Trong ruột quả cà chua có gì ?

+ Quả cà chua được chế biến thành những món ăn nào ?
+Trước khi chế biến thì ta phải làm gì ?
+ Cà chua thuộc loại rau ăn gì ?
- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ.
Ngoài cà chua ra còn có loại rau nào thuộc nhóm rau ăn quả ?
- Cô giới thiệu thêm về một số loại rau ăn quả cho trẻ biết.
* So sánh rau ăn lá và rau ăn quả
* Giống nhau : Nấu canh, xào, luộc cung cấp vitamin và muối khoáng
* Khác nhau : Củ cà rốt là rau ăn củ,bắp cải rau ăn lá.
* Cô khái quát lại các ý của trẻ
+ Phân nhóm rau cùng nhóm( ăn bằng quả, ăn bằng củ, ăn bằng lá)
Hoạt động 3:
Trò chơi 1: Đi chợ
Cô chuẩn bị 1 số tranh lô tô rau, quả. Khi có nhạc thì 2 đội sẽ lên chọn rau
hoặc quả (theo sự bốc thăm của đội mình), lần lượt từng cháu của mỗi đội bật qua


vạch 45cm chạy lên chọn 1 tranh gắn lên bảng rồi chạy về đập vào tay bạn đứng
sau và ra cuối hàng đứng. cháu kế tiếp thực hiện như bạn đầu tiên cho đến khi tắt
nhạc
Mỗi lần chạy lên chỉ gắn 1 tranh (chú ý bật qua vạch, không chạm vạch) và
chạy về phải đập vào tay bạn đứng sau
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cô theo dõi và nhận xét
* Hát bài “Quả” chuyển thành 4 nhóm
Trò chơi 2: Đôi tay khéo léo
- Cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh có hình vẽ 1 số rau, quả. Trẻ dùng bút
màu tìm và khoanh: Rau ăn lá, củ, quả. Mỗi nhóm tìm và khoanh tròn 1 tranh
- Trẻ chơi cô theo dõi nhắc nhỡ
- Mời mỗi nhóm đại diện 1 cháu đem tranh treo lên bảng, nhận xét
- Cô bổ sung thêm và nhận xét trò chơi

- Ở nhà cháu trồng những loại rau quả gì?
* Giáo dục: Chúng ta cần phải trồng nhiếu rau, chăm tưới nước, nhổ cỏ. Ăn
nhiều rau cung cấp vi ta min và muối khoáng để có cơ thể khoẻ mạnh.
* Kết thúc:
Cô nhận xét giờ học
Lớp hát bài “ Vườn rau sau lũ”, chuyển hoạt động

LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI B, D, Đ


I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b, d, đ thông qua từ : Quả bưởi, dưa
hấu, đu đủ
- Trẻ so sánh, sự giống và khác nhau giữa 3 chữ cái b, d, đ
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ mạch lạc, tư duy
* Giáo dục: trẻ biết giữ sạch sẽ môi trường khi ăn quả .
II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ có từ “Dưa hấu”, “ Đu đủ”, “Quả bưởi”
- Thẻ chữ cái b, d, đ (viết thường, in thường, in hoa)
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b, d, đ
- Trẻ biết phân tích nét chữ cái b, d, đ
- Trẻ nhận biết chữ cái b, d, đ qua các từ và qua các trò chơi chữ cái “Hoa quả
nào cây ấy”, “Trang trí chữ cái”
* Giáo dục: Trẻ biết ích lợi của các loại quả tươi chín.
- Các nét rời của chữ cái b, d, đ
- Tranh chữ cái b, d, đ rỗng và kim tuyến vụn
- Tranh vẽ 2 cái cây và 1 số hoa, quả có gắn chữ cái b, d, đ
III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
* Lớp hát “ Bánh chưng xanh”
+ Trong bài hát nói về những gì?
+ Hình ảnh bánh chưng, quả dưa hấu, cành mai vàng, cành đào tươi thường có
trong ngày nào nhỉ?
+ Vào ngày tết nguyên đán mẹ của các con thường mua những loại quả gì để
đơm quả tử?
+ Và các con đã được ăn những loại quả gì? Thấy thế nào?
- Ăn nhiều loại quả tươi, chín sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da đỏ hồng hào đấy!
* Đọc thơ “Ăn quả” chuyển đội hình
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
+ Trong bài thơ khuyên các con ăn những quả gì?
- Cho trẻ xem tranh vẽ quả bưởi, quả dưa hấu, quả đu đủ và đàm thoại
- Cô nói cho trẻ biết ích lợi của các loại quả.
+ Ăn nhiều quả tươi chín sẽ thế nào?
+ Trước khi ăn quả các con phải làm gì?
+ Khi ăn xong vỏ và hạt các con làm sao?
* Giáo dục: Trẻ biết rửa quả, gọt vỏ trước khi ăn, ăn xong vỏ và hạt nhớ bỏ
vào thùng rác
- Cho trẻ đọc từ quả bưởi, quả dưa hấu, quả đu đủ


- Mời 2 trẻ lên tìm những chữ cái đã học trong từ quả bưởi, quả dưa hấu, quả
đu đủ.
- Cô giới thiệu cho trẻ làm quen 3 chữ cái mới b, d, đ
1/ Làm quen chữ b:
- Cô gắn thẻ chữ b to lên bảng
- Cô phát âm b (3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, các nhân phát âm b
- Cho cả lớp xếp nét chữ cái b ra sàn lớp và lấy tay sờ

+ Các con có nhận xét gì về chữ b?
- Cô nhắc lại và dùng thước chỉ theo nét chữ b và nói: Chữ b gồm có 1 nét
thẳng dọc bên trái, 1 nét cong bên phải
- Cho cả lớp phát âm b viết thường, in thường và in hoa
2/ Làm quen chữ d và chữ đ: Dạy tương tự
* So sánh b và d
- Cô gắn thẻ chữ cái b và d lên bảng cho cả lớp phát âm
+ Các con có nhận xét gì về chữ cái b và d?
* Cô nhắc lại: chữ b và d giống nhau đều có nét thẳng dọc và nét cong nhưng
khác nhau chữ b có nét thẳng bên trái, chữ d có thì nét thẳng bên phải, b nét cong
bên phải, d nét cong bên trái.
- Cho cả lớp phát âm b, d
+ Vừa rồi các con làm quen với những chữ cái gì?
- Cô gắn chữ b, d, đ cho cả lớp phát âm
* So sánh: d, đ
* Giống nhau: Đều có nét thẳng và nét cong
* Khác nhau: Chữ d không có nét ngang, chữ đ có nét ngang
- Cả lớp phát âm lại chữ b, d, đ
* Lớp hát “Quả” chuyển đội hình 2 chữ i
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi
Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
* Cách chơi: Mỗi đội chơi lên chọn 1 chữ cái, khi có nhạc thì trẻ ở đầu hàng
chạy lên tìm quả có chữ cái tương ứng của đội mình vừa chọn đem gắn vào bảng
của đội mình rồi chạy về đập vào vai bạn về đứng cuối hàng. Bạn kế tiếp thực hiện.
Cùng thời gian đội nào gắn được nhiều quả và đúng giành chiến thắng
* Luật chơi: Mỗi lần chơi chỉ chọn được 1 quả, khi nào bạn đụng vào vai
mình mới được chạy lên.
- Tiến hành cho trẻ chơi, cô theo dõi nhắc nhở.
Trò chơi 2: Trang trí chữ cái b, d ,đ
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi, tiến hành cho trẻ chơi. Cô theo dõi nhắc nhở

trẻ.
LÀM QUEN VỚI TOÁN


ĐỀ TÀI: NHẬN RA QUI TẮC SẮP XẾP CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dạy trẻ biết sắp sếp 3 đối tượng khác nhau theo quy tắc: 1-1-1; 1-2-1; 1-12,…
- Trẻ phát hiện ra quy tắc sắp xếp 3 đối tượng, biết xếp theo quy tắc cho
trước và theo yêu cẩu của cô.
- Trẻ có kỉ năng sắp xếp các đối tượng theo quy tắc cho trước
- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng tư duy lôgíc
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động của cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 1 quả (táo hoặc xoài) (Trò chơi ôn kiến thức cũ)
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có: 4 quả cà chua, 4 quả táo, 4 củ cà rốt.
- 2 bảng lớn, hình tròn, hình vuông, hình tam giác. (Trò chơi 1)
- Mỗi trẻ 3 thẻ quy tắc (Trò chơi 2)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Xin chào mừng các bạn đã đến với chương trình “Bé vui học toán” của
Trường MN Ban Mai.
- Mở đầu chương trình, các con hãy hát 1 bài hát thật hay để tặng các cô.
- Nào các con hãy cùng thể hiện đi nào! (Cháu hát bài hát “ Quả”)
- Đến với chương trình còn có rất nhiều trò chơi. Bây giờ, chúng ta hãy đến
với trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Trước khi tham gia trò chơi, các con quan sát xem trong lớp mình có những
cây ăn quả gì? Các con hãy chọn cho mình 1 loại quả mà các con thích đi để tham
gia trò chơi nào!
+ Cách chơi: Cho trẻ đi tự do và hát 1 bài hát. Khi kết thúc bài hát, nghe

hiệu lệnh xắc xô của cô thì các con hãy tạo thành 2 hàng ngang xếp theo quy luật
1-1 và 1-2.
+ Cho trẻ chơi.
- Cô mời 2 hàng đứng quay mặt vào nhau và đưa loại quả mà mình đã chọn
để chúng ta cùng kiểm tra kết quả.
- Các con quan sát xem hàng 1 xếp theo thứ tự nào? (1 quả xoài rồi đến 1
quả táo)
- Cách xếp này là cách sắp xếp theo quy tắc nào? (1- 1)
- Các con quan sát xem hàng 2 xếp theo thứ tự nào? (1 quả xoài đến 2 quả
táo)
- Cách xếp này là cách sắp xếp theo quy tắc nào? (1- 2)
- Vậy loại quả hàng 1 xếp theo quy tắc 1- 1. Các loại quả hàng 2 xếp theo
quy tắc 1- 2.


- Các loài cây xanh xung quanh chúng ta, có cây thì cho ta bóng mát, có loài
cây cho ta hoa để làm đẹp cảnh vật xung quanh. Có cây thì cho chúng ta các loại
củ- quả mà khi ăn vào sẽ cung cấp nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì thế,
các con nhớ ăn đầy đủ các loại củ, quả để có cơ thể khoẻ mạnh. Và hôm nay, cô đã
chuẩn bị rất nhiều đồ chơi để chúng ta cùng tham gia vào chương trình “Bé vui học
toán”. Ngoài ra, chương trình của chúng ta cũng có rất nhiều phần quà đấy, các con
nhớ học thật giỏi để nhận được các phần quà của chương trình nhé! Cô mời các
con chọn cho mình 1 rổ đồ chơi và về chỗ ngồi nào!
- Hát “Đố quả” chuyển đội hình.
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
* Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng khác nhau.
- Các con đã sẵn sàng đến với nội dung chính của chương trình chưa nào. Cô
mời các con cùng hướng lên màn hình.
* Quy tắc 1- 1- 1
- Cô xếp: 1 cà chua, 1 táo, 1củ cà rốt ( Trẻ thực hiện cùng cô)

- Các loại quả này được sắp xếp theo thứ tự nào? (Cứ 1 quả cà chua đến 1
quả táo đến 1 củ cà rốt)
- Đúng rồi. Cô xếp cứ 1 quả cà chua đến 1 quả táo đến 1 củ cà rốt.
- Hỏi cá nhân trẻ: Các loại quả được xếp theo thứ tự nào?
- Cô giới thiệu cách sắp xếp này là cách sắp xếp theo quy tắc 1- 1- 1.
- Cô bật cách sắp xếp 1-1-1 trên màn hình. Cho trẻ đọc.
- Cho trẻ cất đồ chơi.
* Quy tắc 2- 1- 1
- Cô giới thiệu cách xếp khác. Các con cùng quan sát trên màn hình nhé!
- Cô xếp: 2 cà chua- 1 táo- 1 củ cà rốt
- Các con nhìn xem các loại quả này có cách xếp theo thứ tự nào? (Cứ 2 quả
cà chua đến 1 quả táo rồi đến 1 củ cà rốt)
- Yêu cầu trẻ xếp giống cô.
- Cô hỏi cá nhân trẻ: Các loại quả được sắp xếp theo thứ tự nào? Các con có
phát hiện ra các loại quả này sắp xếp theo quy tắc nào?
- Đó là quy tắc 2- 1- 1. Cô cho trẻ đọc.
- Hỏi cá nhân trẻ: Các con hãy phát hiện xem tiếp theo cô sẽ xếp loại củ, quả
gì?
- Cô xếp tiếp 2 quả cà chua đến 1 quả táo rồi đến 1 củ cà rốt.
- Yêu cầu trẻ xếp tiếp các loại củ, quả theo quy tắc 2-1-1.
- Các con vừa xếp các loại quả này theo quy tắc gì?
- Cho trẻ cất đồ chơi.
* Nhận dạng trong thực tế: trang trí khung hình,…
3. Hoạt động 3: Trò chơi
* Chung sức chung tài


+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, các bạn trong đội sẽ lần lượt chạy lên
chọn hình sắp xếp để tạo thành quy tắc cô yêu cầu cho mỗi đội xong chạy về đập
vào tay bạn tiếp theo về đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tục chạy, cú như vậy cho

đến hết hàng. Đội nào gắn đúng và nhiều hình sẽ thắng cuộc, đội thua cuộc sẽ bị
nhảy lò cò.
+ Luật chơi: Khi nào được đập tay mới được chạy, khi chạy đứng dưới
vạch chuẩn. Thời gian cho mỗi lần chơi là 1 bản nhạc.
* Nhìn nhanh chọn đúng
+ Cách chơi: Quan sát trên màn hình, cô xếp các đồ vật theo quy tắc vừa
học. Yêu cầu trẻ chọn thẻ quy tắc phù hợp với cách sắp xếp của cô.
+ Cho trẻ chơi.
- Trò chơi “Nhìn nhanh chọn đúng” đã khép lại chương trình “Bé vui học
toán” rồi đấy.
- Cô tặng quà cho lớp.
- Hát “đố quả” kết thúc giờ học.

ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT: “ BẦU VÀ BÍ”


I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát to rõ ràng lời bài hát, biết giai điệu bài hát và hiểu được nội dung bài
hát. Biết tên bài hát: “ Bầu và bí” do nhạc sĩ: Phạm Tuyên sáng tác
- Thể hiện sự vui thích khi nghe hát bài “ Lý cây bông” dân ca Nam Bộ
- Trẻ tích cực tham gia học và chơi cùng cô trò chơi:'' Hát theo hình vẽ''.
- Rèn kỉ năng ca hát ở trẻ
- Phát triển óc quan sát, tư duy, cảm xúc âm nhạc
* Giáo dục: trẻ ăn nhiều rau, củ, quả trong mỗi bữa ăn để giúp cho da dẻ hồng
hào, cơ thể khỏe mạnh và biết chăm sóc bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị :
- Đĩa nhạc bài hát “ Bầu và bí. Em yêu cây xanh” “ Lý cây bông”
* Nội dung tích hợp: KPKH, trò chơi, toán, văn học
III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cô tập trung trẻ, đưa trẻ đi tham quan mô hình vườn rau kết hợp hát bài “
Vườn rau sau lũ”.Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Các con nhìn xem trong vườn có những loại rau gì nào?
+ Củ cà rốt, củ cải trắng là loại rau ăn gì ?
+ Còn đây là rau gì?
+ Rau lang, rau muống, rau má... là loại rau ăn gì?
+ Đây là quả gì?
+ Quả bầu, quả bí là loại rau ăn gi?
* Cô khái quát lại: Ngoài rau ăn lá, rau ăn củ thì còn có rau ăn quả nữa đấy.
Trong rau thì chứa rất nhiều chất vitamin, khi ăn vào giúp cho da dẻ chúng ta hồng
hào, cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy trong mỗi bữa ăn các con cần ăn nhiều rau vào nhé !
- Cô đọc cho trẻ nghe câu ca dao :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Cô tạo tình huống giới thiệu bài hát “Bầu và Bí” do nhạc sĩ: Phạm Tuyên
sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Bầu và bí”
* Cô hát mẫu
* Cô hát lần 1: nhịp nhàng
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ?
+ Do ai sáng tác ?
* Cô hát lần 2: kết hợp nhạc đệm
+ Bài hát nói lên điều gì ?
- Cô tóm tắt nội dung bài hát.
+ Thế các con có thích hát bài hát này không ? Khi hát các con phải thể hiên
được sự vui tươi, nhí nhảnh .


* Dạy hát :

+ Cô mời cả lớp hát theo cô cả bài(2 lần)
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát ( chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Cô chia lớp thành 2 nhóm: nhóm 1 đội mũ quả Bầu, Nhóm 2 đội mũ quả Bí
- Cả lớp hát lại 1 lần
2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “ Hát theo hình vẽ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
* Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Khi cô đưa tranh giới thiệu, đội nào nói
tên loại rau, quả trong tranh và hát bài hát về các loại rau, quả đó. Đội nào lắc xắc
xô nhanh nhất thì đội đó sẽ dành được quyền trả lời.
* Luật chơi: Đội nào trả lời đúng và hát thuộc bài hát thì sẽ được thưởng một
món quà. Nếu trả lời hoặc hát chưa đúng thì nhường quyền trả lời cho đội bạn .
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cho trẻ đọc bài thơ:“Hoa kết trái”ngồi theo đội hình chữ u.
Hoạt động 3: Nghe hát: “ Lý cây bông”
- Cô tạo tình huống giới thiệu bài hát “ Lý cây bông” dân ca: Nam Bộ.
* Cô hát lần 1: nhạc đệm.Cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài gì?
+ Thuộc dân ca nào?
* Lần 2: Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “ Lý cây bông”
- Cô đàm thoại về nội dung bài hát
* Lần 3 : Cô mở nhạc có lời kết hợp mời 1 số trẻ lên múa phụ hoạ cùng cô
*Giáo dục: trẻ biết ích lợi và cách chăm sóc bảo vệ hoa
- Cho trẻ hát bài: “ Bầu và Bí”.
- Chuyển hoạt động.

CHỦ ĐIỂM: THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 : HOA ĐẸP



×