Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kiem tra 1 tiet ly 6 de 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.75 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Vật lý 6
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Bốn chiếc thước có độ dài bằng nhau, làm từ các chất liệu khác nhau gồm: thuỷ
tinh, sắt, nhôm và đồng. Khi đun nóng cả 4 chiếc, chiếc nào có độ dài lớn nhất?
A. Thước sắt
B. Thước nhôm
C. Thước thuỷ tinh
D. Thước đồng
Câu 2. Giữa trưa hè, nhiệt độ ngoài trời là 122°F, nhiệt độ trong nhà là 36°C, hỏi trong
nhà và ngoài trời chênh nhau bao nhiêu °C.
A. 14
B. 26
C. 21
D. 18
Câu 3. Những trường hợp nào sau đây vật có trọng lượng riêng giảm?
A. Giảm nhiệt độ của nước từ 4°C xuống 1°C
B. Cho một chiếc cốc thuỷ tinh vào trong tủ lạnh
C. Nhúng thanh nhôm vào trong nước lạnh
D. Giảm nhiệt độ thanh đồng từ 4°C xuống 1°C
Câu 4. Khi một người muốn di chuyển một vật lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của
vật, dụng cụ nào sau đây không thể sử dụng được?
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Đòn bẩy
C. Ròng rọc động
D. Rỏng rọc cố định
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với ròng rọc động
A. Ròng rọc động chỉ thay đổi được hướng của lực
B. Ròng rọc động có thể thay đổi cả hướng và độ lớn của lực
C. Ròng rọc động thay đổi được trọng lượng của vật


D. Ròng rọc động không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo


Câu 6. Trong bốn mùa trong năm, mùa nào không khí có trọng lượng riêng nhỏ nhất?
A. Mùa hè
B. Mùa đông
C. Mùa thu
D. Trọng lượng riêng của không khí không đổi theo mùa.
Câu 7. Phát biểu nào không đúng
A. Chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Chất rắn khác nhau thì giãn nở vì nhiệt khác nhau
C. Chất khí khác nhau thì giãn nở vì nhiệt khác nhau
D. Chất lỏng khác nhau thì giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 8. Vật nào sau đây ứng dụng sự giãn nở vì nhiệt khác nhau của các chất rắn khác
nhau?
A. Nhiệt kế kim loại
B. Nhiệt kế thuỷ ngân
C. Nhiệt kế rượu
D. Nhiệt kế dầu
II. Tự luận
Bài 1. Nhiệt kế thuỷ ngân có vỏ bằng thuỷ tinh. Khi nhiệt độ tăng, cả thuỷ tinh và thuỷ
ngân đều giãn nở, vì sao mực thuỷ ngân vẫn dâng cao?
Bài 2. Sắp xếp thứ tự sự nở vì nhiệt của các chất sau, từ ít nhất đến nhiều nhất: Bê tông,
thép, nhôm, thuỷ ngân, khí Hidro, khí Oxy, rượu.
Bài 3. Giới hạn đo của một nhiệt kế y tế là từ 34 °C đến 42 °C. Giới hạn đo này ứng với
khoảng nào theo °F?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×