Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án TOÁN 1 (Tiết 82): LUYỆN TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.32 KB, 7 trang )

Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018
TOÁN (Tiết 82): LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính trừ và tính nhẩm.
II/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em nêu cách đặt tính rồi tính phép tính trừ dạng 17 – 7.
- Học sinh làm bảng con.
-

16
6
10

-

14
4
10

-

12
2
10

-

15
5
10



- Học sinh nêu cách tính.
- Lớp nhận xét. Giáo viên củng cố lại .
2. Dạy học bài mới:
- Thực hành làm bài tập:
+Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh đặt tính và tính vào vở
-

13
3
10

-

11
1
10

-

14
2
12

-

17
7

10

-

19
9
10

+

10
9
19

- Học sinh làm xong nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét củng cố lại .
+Bài 2: Tính nhẩm
- 1 Học sinh lên bảng làm
- Lớp làm bài bảng con
10 + 3 = 13

10 + 5 = 15

17 – 7 = 10

18 – 8 =

13 – 3 = 10

15 – 5 = 10


10 + 7 = 17

10 + 8 =

10
18


- Khi chữa bài học sinh nêu cách tính,
- Giáo viên nhận xét củng cố lại .
+Bài 3: Tính:
- 2em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài vào vở
- Chữa bài học sinh nêu cách tính.
11 + 3 – 4 = 10

14 – 4 + 2 =

12

12 + 3 – 3 = 12

12 + 5 – 7 = 10

15 – 5 + 1 = 11

15 – 2 + 2 = 12

- Học sinh thực hiện tính từ trái sang phải rồi ghi kết quả ?

- Giáo viên nhận xét củng cố lại .
+Bài 5: Viết phép tính thích hợp.


:

Đã bán :
Còn

12 xe máy.
2 xe máy.

: …….. xe máy?
12

-

2

=

10

- Học sinh nêu tóm tắt bài toán
- Học sinh lên bảng làm
- Lớp làm bài vào vở
- Giáo viên nhận xét chữa bài củng cố lại .
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chuẩn bị bài luyện tập chung



Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018
HỌC VẦN (Tiết 194)
Bài 91:

oa - oe

A. Mục tiêu: -Học sinh đọc và viết được oa – oe - hoạ sĩ - múa xoè.
-Đọc được từ, câu ứng dụng:

Hoa ban xoè cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay làn hương dịu dàng.

-Luyện nói được từ 2 – 4 theo chủ đề: “Sức khoẻ là vốn quý nhất”.
B. Chuẩn bị:

Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.

C. Hoạt động dạy - Học:

Tiết 2

1. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
-Gọi 5 học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai học sinh đọc.
* Đọc đoạn thơ ứng dụng.
-Cho học sinh xem tranh, nhận xét xem tranh vẽ gì? Giáo viên giải thích tranh.

Giáo viên viết bảng đoạn thơ ứng dụng:
Hoa ban xòe cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay làn hương dịu dàng.
- HSđọc nhẩm,tìm tiếng có vần oa, oe. GV gạch chân và phân tích tiếng HS vừa
tìm được.
-Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc câu.
GV hỏi: + Trong bài luyện đọc trên có mấy câu?
+ Khi đọc gặp hết dòng thơ ta chú ý điều gì? (phải nghỉ hơi).
* Lưu ý: viết hoa vì các tiếng đứng ở đầu dòng thơ.


-GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc, gọi nhiều học sinh đọc.
b. Luyện viết vở:
-Hướng dẫn học sinh viết ở vở tập viết in.
-Nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, cách để vở, cầm bút...
- GV cho HS viết bài vào vở tập viết in.
- GV thu 1 số vở – nhận xét
c. Luyện nói:
- Yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh - Thảo luận cặp đôi: tranh vẽ những gì?
- GV đính tranh – HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ bạn nhỏ đang làm gì? (đang tập thẻ dục)
Hỏi: chủ đề luyện nói hôm nay ta học là gì? Sức khỏe là vốn quý nhất
- GV ghi bảng: Sức khỏe là vốn quý nhất.
- HS xem tranh - Giáo viên giải thích tranh và HS trả lời câu hỏi sau:
* gợi ý: + Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Hằng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
+ Thể dục đều có ích gì cho cơ thể?
d. Luyện đọc sách: -Giáo viên đọc mẫu bài một lần, hướng dẫn cách đọc.

-Gọi học sinh đọc cá nhân, giáo viên nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò:
- Xem bài 92.
- Giáo viên nhận xét tiết học.


Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018

TỰ NHIÊN - XÃ HỘI (Tiết 22): CÂY RAU
I. Mục tiêu:
-Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
-Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây rau và nêu được nơi sống của chúng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh trả lời câu hỏi:
+Em hãy giới thiệu gia đình em gồm có mấy người?
+Hằng ngày ở nhà em hay giúp những công việc gì cho bố mẹ?
+Để đảm bảo an toàn trên đường đi học em cần thực hiện những điều gì?
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài cây rau.
a . Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
*Mục đích: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác
nhau.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
-Giáo viên cho học sinh quan sát cây rau mà học sinh đem đến.

H: Chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ, của cây rau? Bộ phận nào ăn được?


-Giáo viên treo tranh cây rau cải được phóng to.
-Gọi học sinh lên chỉ đâu là rễ, thân, lá của cây rau.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
-Học sinh trình bày kết quả về cây rau của mình.
-Giáo viên cho học sinh nêu tên các bộ phận của cây rau
-Giáo viên nhận xét và chốt lại: Có rất nhiều loại rau khác nhau:
+Các cây rau đều có: rễ, thân, lá.
+Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách …
+Các loại rau ăn lá, thân như: rau muống, rau cải. …
+Ccá loại ru ăn rễ như: củ cải, cà rốt. …
+Các loại rau ăn thân như: su hào. …
+Hoa (suplơ), quả (cà chua, su su, đậu, dưa chuột, bí. …)

b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
*Mục đích: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK.
Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
-Giáo viên chia nhóm 4 học sinh.
-Học sinh quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
+Cây rau được trồng ở đâu? (Ở trong vườn, ngoài ruộng hoặc trong chậu …)
+Hãy chỉ rễ, thân, lá của cây rau cải? (2 học sinh cầm cây rau cải chỉ rễ, thân, lá)
+Em biết những loại cây rau nào? (Rau muống, xà lách, xu hào, súp lơ, …)
+Trong các loại rau đó em thích ăn loại rau nào? ( Rau cải, rau muống, cải bắp,
…)
-Giáo viên giúp đỡ những nhóm yếu.
Bước 2: Kiểm tra kết quả của họat động.

-Giáo viên gọi một số nhóm: một nhóm đọc câu hỏi, một nhóm trả lời.


-Học sinh làm việc theo nhóm.
Hỏi: Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì? ( Rửa sạch rau, ngâm nước muối ).
Hỏi: Khi ăn các loại rau có ích lợi gì? ( Giúp chúng ta có sức khỏe tốt, tranh táo
bón..)
-Giáo viên nhận xét và chốt lại: Ăn rau giúp chúng ta nhanh lớn, có lợi cho sức
khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng…..
c.Hoạt động 3: Trò chơi “ Tôi là rau gì?”
*Mục đích: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã
học.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
-Một học sinh tự giới thiệu các đặc điểm của mình.
Ví dụ: Tôi màu xanh, trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân.
-Một học sinh xung phong đoán đó là cây rau gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện:
-GV yêu cầu HS nêu và đặt loại rau của mình để cho các bạn khác nêu tên loại
rau đó.
-Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:-Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
-Dặn học sinh thường xuyên ăn rau, nhắc các em phải rửa rau sạch trước khi ăn.
-Chuẩn bị trước bài: Cây hoa.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------




×