Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giáo trình đông dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.71 KB, 90 trang )

Môn đông dược
**********
Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong Đông dược, học sinh phải :
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của Đông dược (thuốc cổ truyền): ĐN, nguồn
gốc, thu hái, bảo quản, tứ khí, ngũ vị, khuynh hướng tác dụng của thuốc, quy kinh, bổ tả, tương
tác thuốc, phân loại, cách dùng thuốc và nguyên tắc kiêng kỵ.
2. Trình bày được bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng, chủ trị và kiêng kị của các vị
thuốc (120 vị thuốc)
3. Nhận biết được các vị thuốc trên: bằng cảm quan
4. Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc y học cổ truyền an toàn- hiệu quả.
Nội dung:
I. Đại cương về thuốc cổ truyền
II. Các loại thuốc cổ truyền

( Tài liệu dành cho hoc sinh trung cấp y chuyên khoa yhct)


Đại cương Đông dược
(Thuốc cổ truyền)
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được khái niệm tính năng dược vật.
2. Học sinh trình bày được sự quy kinh của Thuốc cổ truyền.
3. Học sinh trình bày được bảy trường hợp tương tác của Thuốc cổ truyền .
4. Học sinh trình bày được phân loại Thuốc cổ truyền.
5. Học sinh trình bày được nguyên tắc kiêng kỵ của Thuốc cổ truyền.
Nội dung:
1. Định nghĩa:
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối
ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc
có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khoẻ


con người.
Một số khái niệm có liên quan đến thuốc cổ truyền:
- Thuốc cổ phương: là thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ ( cũ) đã ghi về số vị
thuốc, lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc.
- Cổ phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc, lượng từng
vị, cách chế , cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thày thuốc, trong đó cổ phương vẫn là
cơ bản ( hạnh tâm ).
- Thuốc gia truyền: là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất định có hiệu
quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình.
- Tân phương: là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn với cổ phương về số vị thuốc, lượng
từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định.
2. Tính năng dược vật:
Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng
bằng về âm dương trong cơ thể
Tính năng của một vị thuốc bao gồm : khí, vị, thăng , giáng, phù , trầm và bổ tả.
2.1. Tứ khí
Thuốc cổ truyền có tứ khí ( bốn khí) , còn gọi là tứ tính , đó là hàn, lương , ôn , nhiệ
t. Bốn loại tính chất này do sự phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc mà nhận thấy.
Hàn , lương thuộc âm , những vị thuốc hàn , lương còn gọi là âm dược. Ôn, nhiệt thuộc dương
, những vị thuốc ôn , nhiệt còn gọi là dương dược. Ơ giữa mức độ hàn lương, ôn nhiệt còn có
tính bình. Tính của vị thuốc tồn tại một cách khách quan và mang tính chất tương đối.
Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương được dùng để điều trị những bệnh thuộc chứng
nhiệt.Ví dụ : Thạch cao có tính hàn vì thạch cao có tác dụng đối với bệnh sốt cao; hoàng liên
có tính hàn vì hoàng liên có tác dụng thanh tâm hoả; miết giáp có tính hàn vì nó có tác dụng
trừ nhiệt phục do thể âm hư ; mạch môn có tính lương có tác dụng chữa ho do nhiệt; kim tiền
thảo tính lương chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiệnvàng, đỏ, buốt , dắt... Tóm lại
thuốc có tính hàn lương , có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, lương huyết, giải độc , lợi tiểu...
Những vị thuốc có tính nhiệt (nóng) hoặc tính ôn (ấm) được dùng để điều trị những
bệnh thuộc chứng hàn . Ví dụ : quế nhục , phụ tử... có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với các
bệnh chứng hàn, hàn nhập lý( quế nhục), thận hư hàn ( phụ tử). Ma hoàng, tía tô, kinh giới có

tính ôn , chữa các bệnh mang triệu chứng hàn , song mức độ thấp hơn ( cảm mạo phong
hàn) .Tóm lại, các thuốc có tính nhiệt hoặc ôn, có tác dụng giải cảm hàn, phát hãn , thông
kinh , thông mạch hoạt huyết , giảm đau , hồi dương cứu nghịch...
Các vị thuốc có tính bình trên thực tế chúng có tác dụng lợi thấp , lợi tiểu , hạ khí, long
đờm , bổ tỳ vị ; ví dụ: hoài sơn, cam thảo, bạch cương tằm, tỳ giải , kim tiền thảo, râu ngô...
2.2.Ngũ vị


Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: Cay( tân), chua (toan), đắng ( khổ), ngọt (cam),
mặn( hàm). Ngoài ra, thực tế còn có vị nhạt( đạm) và vị chát. Mỗi dược liệu được đặc trưng
bởi một hoặc nhiều vị do cảm giác của lưỡi đem lại ; có thể chỉ có một vị đắng như hoàng
cầm , hoàng bá , xuyên tâm liên ; có thể có hai vị vừa đắng vừa ngọt như địa cốt bì , thảo
quyết minh ; hoặc vừa đắng lại vừa cay như cát cánh ; hoặc vừa cay lại vừa mặn như tạo
giác; hoặc cay và chua như ngư tinh thảo . Cũng có khi có ba vị như tê giác : đắng , chua,
mặn. Cá biệt có tới năm vị như ngũ vị tử: chua, cay, đắng , mặn , ngọt.
2.2.1. Vị cay
Có tính chất phát tán , giải biểu , phát hãn , hành khí , hành huyết , giảm đau, khai
khiêú.Thường dùng vị cay trong các bệnh cảm mạo, các bệnh đầy bụng, trướng bụng, đau
bụng, dùng thuốc cay với tính chất khử hàn ôn trung chỉ thống: chữa đau răng, đau buốt cơ
nhục...
Trên thực tế có một ít vị thuốc thực chất khi nhấm không thấy vị cay, song do có tác
dụng phát hãn nên cũng được coi như có vị cay như vị cát căn
2.2.2.Vị ngọt
Có tác dụng hoà hoãn, giải co quắp của cơ nhục, tác dụng nhuận tràng, làm cho cơ thể
tỉnh táo và bồi bổ cơ thể. Ví dụ: mật ong, cam thảo , di đường, cam giá...
2.2.3. Vị đắng
Có ở rất nhiều vị thuốc . Nói chung đắng có tác dụng tương đối mạnh . Mức độ đắng
của vị thuốc có thể từ đắng nhẹ như nhân sâm, tam thất; đến rất đắng như xuyên tâm liên,
long đởm thảo.
Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt ( thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp ), chống

viêm nhiễm , sát khuẩn, chữa mụn nhọt hoặc rắn độc côn trùng cắn . Ngoài ra vị đắng còn có
tác dụng độc với cơ thể( đương nhiên còn phụ thuộc vào liều lượng dùng). Các thuốc có tính
độc thường có vị đắng . Các thuốc có vị đắng dùng lâu thường gây táo cho cơ thể ; trước hết
ảnh hưởng xấu tới thần kinh vị giác làm cho ăn uống không biết ngon; kích thích lên niêm
mạc dạ dày , ruột ( đặc biệt lúc đói) tạo ra cảm giác buồn nôn khó chịu . Nhiều vị thuốc sau
khi chế biến trở nên đắng như đởm nam tinh. Sau khi sao tồn tính hoặc sao cháy , vị thuốc
thường trở nên đắng nhẹ
2.2.4. Vị chua
Vị chua có tác dụng thu liễm (làm săn da), liễm hãn (giảm ra mồ hôi), cố sáp (làm chắc
chắn lại), chỉ ho, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối . Một số thuốc có vị chua như sơn tra, táo nhục,
ô mai, ngũ vị tử...
Vị chua được quy vào kinh can đởm ; nhiều vị thuốc được tẩm với dấm để dẫn thuốc
vào kinh can
2.2.5. Vị mặn
Vị mặn có tác dụng nhuyễn kiên ( làm mềm khối rắn ), có tác dụng nhuận hạ, tiêu
đờm, tán kết. Thường được sử dụng trong các bệnh loa lịch (bệnh tràng nhạc), ung nhọt, bướu
cổ. Vị mặn còn có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận.
Nhiều vị thuốc bản thân nó đã mang vị mặn như hải tảo, thạch quyết minh, long cốt...
Nhiều vị thuốc khi dùng phải tẩm trích với muối ăn để có thêm vị mặn như đỗ trọng,
hương phụ, trạch tả... Tuy nhiên đối với từng loại bệnh thận cụ thể phải có cách trích muối
sao cho phù hợp, để tránh tác dụng phụ sau khi dùng.
2.2.6.Vị nhạt
Có tác dụng làm tăng tính thẩm thấp, tăng lợi thuỷ, lợi tiểu, có tác dụng thanh lọc, thanh
nhiệt. Thường dùng các vị thuốc có vị nhạt để chữa các bệnh phù thũng, ung nhọt, nhiệt độc
hoặc cơ thể bị viêm nhiễm , sốt cao hoặc chứng nhiệt trong cơ thể , các trường hợp tiểu tiện
bí dắt, nước tiểu vàng đỏ rất thích hợp với loại vị này.
Những thuốc vị nhạt thường thể chất nhẹ, màu trắng như bạch mao căn, đăng tâm thảo,
thông thảo, bạch phục linh...
2.2.7.Vị chát



Khi nhấm vị thuốc có vị chát sẽ cho cảm giác se lưỡi ; cũng có tác dụng thu liễm, cố
sáp như vị chua . Tính chất sát khuẩn , chống thối rữa của vị chát mạnh hơn vị chua. Ngoài
ra còn có tác dụng kiện tỳ , sáp tinh . Thường dùng vị thuốc có vị chát để điều trị các bệnh tiết
tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt vỡ loét hoặc lâu liền miệng. Ví dụ như thạch lựu bì, búp sim, búp
ổi, liên nhục, khiếm thực.
2.3. Quan hệ giữa khí và vị
Khí ( tính) và vị của vị thuốc trên thực tế không thể tách rời nhau ; nó quan hệ với
nhau một cách hữu cơ . Ví dụ, các vị thuốc có tính hàn thường vị đắng, mặn...thuốc có tính
nhiệt thường có vị cay; thuốc có tính bình thường có vị nhạt , chát...
Chú ý, một số vị thuốc cho nhiều vị khác nhau, ví dụ sơn thù du vừa chát lại vừa
chua, long cốt vừa ngọt lại vừa chát, vì thế khi sắp xếp “vị “ của nó, ta ưu tiên cho những vị sẽ
cho công năng rõ hơn lên trên. Ví dụ: ngũ vị tử có 5 vị, song vị chua được ưu tiên trước nhất,
sơn thù du vị chát được xếp ưu tiên vì tác dụng cố sáp của nó rõ hơn.
2.3.1. Các vị thuốc có tính và vị giống nhau
Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì tác dụng của nó giống nhau hoặc gần
giống nhau. Ví dụ, hoàng bá , hoàng cầm đều có vị đắng tính hàn, chúng đều có tác dụng
thanh nhiệt, táo thấp , chống viêm, thoái nhiệt. Quế chi, bạch chỉ đều có vị cay, tính ôn tác
dụng của chúng là tán hàn, giải biểu, phát hãn, thông kinh hoạt lạc, giảm đau.
Do đó trong những trường hợp cần thiết , ta có thể dùng chúng thay thế cho nhau mà
vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn . Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể cũng
cần xem xét đến tác dụng đặc thù của từng vị thuốc. Ví dụ: bạch chỉ tán hàn giải biểu, giảm
đau,song còn có tác dụng bài nùng (làm hết mủ); quế chi cũng có tác dụng giải biểu , tán hàn,
song lại có tác dụng trục ứ huyết thông kinh bế, trục thai chết lưu...
2.3.2. Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau
Các vị thuốc có cùng tính, nhưng khác vị, tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ, hoàng
liên, sinh địa cùng tính hàn, nhưng hoàng liên vị đắng, sinh địa đắng nhẹ, ngọt. Hoàng liên có
tác dụng táo thấp ; sinh địa có tác dụng tư âm , lương huyết, sinh tân, chỉ khát.
Các vị thuốc có cùng vị, nhưng khác tính, tác dụng cũng khác nhau.Ví dụ, bạc hà vị
cay , tính lương có tác dụng giải cảm nhiệt ; tô diệp vị cay, tính ôn có tác dụng giải cảm

hàn. Hoặc thạch cao vị cay, tính hàn tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả ; sa nhân vị cay, tính ôn tác
dụng hành khí, giảm đau kiện tỳ, hoá thấp.
2.3.3. Các vị thuốc có tính và vị khác hẳn nhau
Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau, có tác dụng khác hẳn nhau. Ví dụ, quế nhục vị
cay, ngọt, tính đại nhiệt, có tác dụng khử hàn ôn trung. Hoàng liên vị đắng, tính hàn, tác dụng
thanh nhiệt táo thấp. Ô mai vị chua, tính ấm, có tác dụng thu liễm, chỉ ho, sinh tân , chỉ khát.
2.3.4. Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế
của dược cổ truyền.
Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế của
dược cổ truyền và tác dụng của nó cũng thay đổi . Ví dụ, sinh địa vị đắng , tính hàn có tác
dụng thanh nhiệt lương huyết . Sau khi chế biến thành thục địa, tính trở nên ấm, vị trở nên
ngọt, có tác dụng bổ huyết. Đỗ trọng vị ngọt, hơi cay sau khi trích muối, đỗ trọng thêm vị
mặn, tăng cường tác dụng bổ can thận. Cam thảo vị ngọt tính bình, sau trích mật ong tính
trở nên ấm hơn, tác dụng kiện vị, chỉ ho tốt hơn.
2.4. Khuynh hướng thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc
Thăng , giáng , phù , trầm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc cổ truyền . Cần nắm
chắc các khuynh hướng tác dụng của chúng để phát huy hiệu quả điều trị . Đa số trong các
trường hợp khuynh hướng tác dụng của thuốc luôn ngược với chiều của bệnh tật thì mới đạt
kết quả tốt trong điều trị.
2.4.1.Thăng
Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng lên thượng tiêu , sau khi uống thuốc vào cơ
thể , với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng sa giáng ( sa dạ dày, trĩ , sa dạ con...)


để đưa các tạng phủ dó về vị trí nguyên thuỷ. Các vị thuốc chủ thăng thường có tính chất
kiện tỳ ích khí thăng dương khí như hoàng kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ.
2.4.2. Giáng
Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng xuống hạ tiêu sau khi uống vào cơ thể, với
mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng đi lên thượng tiêu(thượng nghịch) như bệnh hen
suyễn khó thở, ho đờm, nôn mửa... Các vị thuốc chủ giáng thường có tính chất hạ khí, giáng

khí, bình suyễn như ma hoàng, hạnh nhân, cát cánh... (hạ phế khí nghịch), thị đế, bán hạ,
phục long can...( hạ vị khí nghịch).
2.4.3.Phù
Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng ra phía ngoài (phía biểu), với mục đích để
chữa các bệnh có xu hướng lấn sâu vào phía trong (phía lý) . Ví dụ các bệnh cảm mạo phong
hàn, cảm mạo phong nhiệt. Các vị thuốc chủ phù thường có tính chất phát hãn, phát tán giải
biểu, hạ nhiệt, chỉ thống. Đó là các vị thuốc tân lương giải biểu như cát căn, bạc hà, tang
diệp, cúc hoa... hoặc các vị thuốc tân ôn giải biểu như quế chi, bạch chỉ, phòng phong, tế
tân...
2.4.4. Trầm
Khuynh hướng của khí vị của thuốc đi vào phía trong (phía lý ) với mục đích để chữa
các bệnh có xu hướng phù nổi ra phía biểu như bệnh đạo hãn, tự hãn, bệnh phù thũng, bệnh
mụn nhọt, ban chẩn dị ứng, mẩn ngứa. Đó là các vị thuốc thẩm thấp lợi niệu như kim tiền
thảo, sa tiền tử, tỳ giải... hoặc thuốc tả hạ như đại hoàng, mang tiêu, trầm hương, tô mộc...
hoặc thuốc thanh nhiệt, giải độc như liên kiều, kim ngân, bồ công anh.
Mỗi vị thuốc đều có khuynh hướng tác dụng của nó, song không cố định mà có tính
chất tương đối. Thông qua sao, tẩm, chế biến hoặc thông qua phối ngũ với các vị thuốc khác
có thể làm thay đổi hoặc giảm nhẹ khuynh hướng tác dụng của nó. Ví dụ: hoàng liên bản
chất có khuynh hướng giáng dùng để điều trị các bệnh ở vùng trung tiêu, hạ tiêu như viêm
ruột, lỵ...song khi sao với rượu, khuynh hướng tác dụng của hoàng liên lại trở nên thăng, lúc
này dùng để chữa chứng tâm hoả dẫn đến loét mồm miệng, phồng rộp lưỡu... Sài hồ bản chất
là thăng, khi sao với dấm nó trở thành giáng. Bán hạ, tỳ bà diệp bản chất là trầm, sao với
nước gừng nó trở thành phù, có tác dụng phát tán. Sinh khương bản chất phù, thăng, có tác
dụng phát tán phong hàn, sau khi chế qua lửa( sao, nướng), tác dụng lại trầm hướng vào trong.
Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến khí vị của vị thuốc như : ma hoàng, quế
chi vị cay, ngọt, tính ôn, nhiệt, có khuynh hướng thăng phù. Đại hoàng, mang tiêu vị mặn,
đắng, tính hàn lương có khuynh hướng trầm giáng.
Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến thể chất của vị thuốc. Các loại hoa, lá có thể
chất mỏng manh, nhẹ có khuynh hướng thăng, phù. Các loại khoáng thạch, các loại có thể
chất rắn chắc, nặng có khuynh hướng trầm, giáng.

Trong khi bào chế cần chú ý một số nguyên tắc sau: với các vị thuốc thăng, phù không
nên đun lâu và nên dùng lửa nhỏ; còn sắc vị trầm giáng có thể dùng lửa to và thời gian đun lâu
hơn cũng không ảnh hưởng tới dược tính của nó.
2.5. Bổ tả
Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí. Vì vậy
bệnh tật có 2 mặt : hư và thực.
Nguyên tắc điều trị: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính của thuốc căn cứ yêu cầu
chữa bệnh còn chia thành hai loại: thuốc bổ và thuốc tả.
Trong khi vận dụng thuốc để điều trị bệnh, trước hết phải nắm được khí ,vị sau đó tiến
lên phân loại thuốc bổ hay tả.Ví dụ: Hoàng liên vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo
thấp là thuốc tả; thiên môn vị ngọt, tính hàn chữa âm hư gây sốt là thuốc bổ.
Trên thực tế lâm sàng, do tính chất phức tạp của bệnh tật, chứng hư và chứng thực
thường lẫn lộn, đan xen nhau, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh mới thì khi dùng thuốc
phải vận dụng bổ tả cho thích hợp ( công bổ kiêm trị).
3. Sự quy kinh của các thuốc


3.1. Định nghĩa
Sự quy nạp khí vị, tinh hoa (hoạt chất) của vị thuốc vào tạng, phủ, kinh mạch nhất
định, nói cách khác là sự quy nạp tác dụng của thuốc vào tạng phủ, kinh mạch, được gọi là
sự quy kinh.
Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau. Ví dụ: tang bạch bì vào 1
kinh phế; đại hoàng quy tới 10 kinh; cam thảo quy 12 kinh... Dĩ nhiên khi sắp xếp thứ tự thì
ưu tiên những kinh mà nó có tác dụng nhất.
3.2. Cơ sở của sự quy kinh thuốc y học cổ truyền
3.2.1.Dựa vào lý luận y học cổ truyền
Trên thực tế dựa vào thuyết ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc. Dựa vào màu sắc, mùi vị
của thuốc như thuốc có màu xanh, vị chua quy vào hành mộc(tạng can,phủ đởm). Thuốc có
màu đỏ, vị đắng vào hành hoả ( tâm, tiểu trường). Thuốc có màu vàng, vị ngọt quy vào hành
thổ(tỳ, vị). Thuốc có màu trắng vị cay quy vào hành kim (phế, đại tràng). Thuốc có màu đen,

vị mặn quy vào hành thuỷ(thận , bàng quang). Tuy nhiên sự quy kinh mang tính chất tương
đối.
Trên cơ sở quan hệ kinh lạc và các tạng phủ để thể hiện sự quy kinh
Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các đường kinh để thể
hiện sự quy kinh.
3.2.2. Dựa vào thực tiễn lâm sàng.
Người ta tổng kết sự tác dụng của thuốc với tạng phủ và kinh lạc nhất định. Từ đó biết
được sự quy kinh của thuốc.
3.2.3.Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc
Chế biến có thể làm tăng sự quy kinh của thuốc.
Đối với sự quy kinh của vị thuốc, để phát huy thêm khả năng quy nạp của chúng vào
những kinh cụ thể, có thể tiến hành chế biến chúng với các phụ liệu nhất định, ví dụ như: đỗ
trọng, hương phụ, trạch tả, trích với muối ăn để cho chúng tăng nhập vào kinh thận; diên hồ
sách tẩm dấm để tăng nhập vào kinh can; xương bồ tẩm chu sa để tăng nhập vào kinh tâm;
bạch truật, hoàng kỳ tẩm hoàng thổ hoặc mật ong để tăng nhập vào kinh tỳ,vị ...Cũng có thể
đem sao (ở các mức độ khác nhau)để vị thuốc có màu đen, để chúng tăng quy nạp vào thận, ví
dụ hà diệp, trắc bách diệp, hoa hoè sao cháy.
Trên thực tế lâm sàng thấy rằng, khi dùng thuốc đúng kinh mà chúng quy nạp thì phát
huy được tác dụng. Ví dụ: đau đầu, đau vùng trán và xương lông mày là đau theo kinh dương
minh vị và đại tràng, dùng bạch chỉ; nếu đau hai bên thái dương hoặc đau nửa đầu ( migren)
là đau theo kinh thiếu dương đởm, dùng mạn kinh tử; nếu đau vùng chẩm, vùng gáy là đau
theo đường kinh bàng quang dùng cát căn; đau chính đỉnh đầu là đau theo đường kinh can thì
dùng cảo bản thì phát huy được tác dụng điều trị.
Mặt khác mỗi vị thuốc có quy vào một kinh nhất định, cho nên khi sử dụng cần quan
tâm tới sự quy kinh của nó; điều đó còn có ý nghĩa khi ta tiến hành phối hợp các vị thuốc với
nhau trong một đơn thuốc. Ví dụ, những vị thuốc đóng vai trò “quân” trong đơn, thường
được quy vào kinh “chủ”, còn các vị thuốc đóng vai trò “thần” hoặc quy kinh “chủ” hoặc
quy kinh “khách”.
Đồng thời cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự quy kinhcủa vị thuốc tính của vị thuốc
với tính của bệnh tật. Ví dụ, khi nói đến các vị thuốc chữa ho ta có thể dùng một số vị thuốc

quy vào kinh phế như ma hoàng, hạnh nhân, mạch môn, hoàng cầm... Nhưng nếu ho tính
nhiệt thì ta dùng tiền hồ, tang bạch bì có tính hàn; còn nếu ho do tính hàn thì ta dùng bách bộ,
hạnh nhân vì hai vị này có tính ấm. Nếu ho do tính thực ( phế thực) thì dùng tang bạch bì,
đình lịch tử vì chúng đều quy kinh phế song lại có tính lợi tiểu(tả thận thuỷ) để bớt chứng
thực ở phế . Nếu ho do phế hư ( ho lao , ho lâu ngày) dùng nhân sâm, đẳng sâm vì chúng đều
quy kinh phế, song lại mang tính chất bổ tỳ, kiện vị, ích khí.
Ngoài ra, cần chú ý rằng các vị thuốc có tính vị giống nhau, nhưng quy kinh khác
nhau thì tác dụng cũng khác nhau. Như hoàng liên, hoàng bá, hòang cầm, chi tử đều vị đắng,
tính hàn, chúng đều có tác dụng thanh nhiệt, nhưng hoàng liên quy kinh tâm có tác dụng thanh


tâm; hoàng bá quy kinh thận có tác dụng chữa thận hoả; hoàng cầm quy kinh phế có tác dụng
tả phế hoả, phế ung, phế có mủ; chi tử quy kinh tam tiêu dùng trị tam tiêu hoả.
4. Bảy trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền
4.1. Đơn hành (tác dụng của một vị thuốc)
Khi dùng riêng một vị thuốc cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh của nó.
Ví dụ, dùng riêng nhân sâm ( độc sâm thang) cũng có tác dụng bổ khí, nhất là khi cơ thể ở
trạng thái vô lực, thoát dương, mệt mỏi... Một vị tam thất cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi
bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau sinh đẻ. Một vị kim ngân cũng có tác dụng chữa mụn
nhọt, mẩn ngứa.
4.2. Tương tu (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị giống nhau)
Hai vị thuốc có tính vị giống nhau khi phối hợp lại thì tác dụng điều trị tốt hơn. Kim
ngân phối hợp với liên kiều tăng sức thanh nhiệt, giải độc dùng tốt trong các bệnh mụn nhọt,
mẩn ngứa, dị ứng. Sinh địa với huyền sâm tăng tác dụng lương huyết. Hoàng liên dùng cùng
liên tâm tăng tác dụng thanh tâm hoả. Đại hoàng dùng cùng mang tiêu tăng tác dụng tả hạ
lên nhiều so với dùng riêng từng vị.
4.3.Tương sử (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)
Hai vị thuốc có tính vị khác nhau, khi dùng chung, tác dụng tăng lên. Ví dụ liên kiều
vị đắng tính hàn, ngô thù du vị cay tính ấm, khi dùng chung tác dụng cầm nôn tăng lên. Đó
chính là do chúng có khả năng hạn chế tiết dịch nước bọt và dịch vị. Trên cơ sở đó có thể chữa

chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.
4.4. Tương uý( ức chế độc tính của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc tính của vị kia thì gọi là tương uý. Ví dụ, bán
hạ uý sinh khương, bán hạ dùng với sinh khương thì sinh khương làm mất tính kích thích họng của
bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bán hạ như buồn nôn, lợm giọng. Có 18 vị uý nhau nếu
dùng chung với nhau, đó là:Lưu huỳnh uý phác tiêu, thuỷ ngân uý thạch tín, đinh hương uý uất kim,
ba đậu uý khiên ngưu, lang độc uý mật đà tăng, nha tiêu uý tam lăng, ô đầu uý tê giác, nhân sâm uý
ngũ linh chi, quế uý xích thạch chi.
4.5. Tương sát ( tiêu trừ độc tính của nhau)
Khi phối hợp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia. Ví dụ, phòng
phong trừ độc thạch tín ; đậu xanh trừ độc ba đậu. Vì vậy vận dụng tương sát để giải độc khi
ngộ độc asen hoặc ba đậu...
4.6. Tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị naỳ kiềm chế tính năng của vị kia. Hoàng cầm dùng
với sinh khương: hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính ấm, khi dùng chung
tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương.
4.7. Tương phản.
Hai vị thuốc được gọi là tương phản là khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những phản ứng không
tốt cho cơ thể và sẽ gây thêm độc tính cho cơ thể.
YHCT có qui định 19 vị thuốc phản nhau, đó là:
Cam thảo phản cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo.
Ô đầu phản bối mẫu, bán hạ, bạch cập, bạch liễm, qua lâu nhân.
Lệ lô phản các loại sâm (nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, sa sâm, khổ sâm), tế tân,
thược dược.
Tóm lại, khi tiến hành phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc cần lưu ý tới bảy tình
huống trên. Cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và chế biến thuốc; đồng
thời hết sức tránh các trường hợp tương phản, tương ác... để tránh các hậu quả khi dùng
thuốc .
5. Phân loại thuốc cổ truyền
Có nhiều phương pháp phân loại thuốc y học cổ truyền

5.2. Phân loại theo tính vị
Dựa vào tính vị để phân loại thuốc, ví dụ:


- Thuốc tân ôn giải biểu
- Thuốc tân lương giải biểu
- Thuốc ôn trung trừ hàn
- Thuốc ôn bổ.
.....
5.3. Phân loại theo tác dụng
- Thuốc phát tán phong hàn
- Thuốc phát tán phong nhiệt
- Thuốc phát tán phong thấp
- Thuốc thanh nhiệt
- Thuốc chỉ khái trừ đàm
.....
5.4. Phân loại dựa vào tính vị và tác dụng của thuốc
Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay , dựa vào tính vị và tác dụng của các vị
thuốc để phân loại thuốc. Kết hợp hai loại hình này thì đông dược được chia thành nhiều loại,
ví dụ : thuốc giải biểu, thuốc thanh nhiệt, thuốc bổ....
Tóm lại , có nhiều cách phân loại thuốc , song để tiện cho người học, giáo trình này
sẽ tiến hành phân loại theo phương pháp 4.
6. Các thành phần cấu tạo nên phương thuốc ( bài thuốc)
Phương thuốc là kết quả cụ thể của lý pháp và sử dụng thuốc.
Nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh là phải có các vị thuốc đảm
nhận các vị trí quân- thần- tá- sứ.
- Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, hoặc giải quyết
các triệu chứng chính của hội chứng bệnh.
- Thần: một hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị thuốc Quân để giải quyết triệu chứng
chính, đồng thời vị Thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó của bệnh. Có thể

có nhiều nhóm Thần giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau.
- Tá: Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết các triệu chứng phụ của hội chứng
bệnh. Có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng bệnh. Ngoài ra, vị Tá còn có
tác dụng hạn chế tính độc và tác dụng mãnh liệt của vị Quân, hiệp đồng với vị Quân để tăng
tác dụng điều trị.
- Sứ: Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu chứng phụ của
bệnh, cũng có khi mang tính chất hoà hoãn sự mãnh liệt của phương thuốc.
*Đơn vị đo lường:
Một đồng cân tương đương 3g78; nay lấy chẵn lá 4g. Tuy nhiên, với các vị thuốc độc,
nếu trong phương ghi bằng đồng cân, thì phải cân theo số lượng thực của đồng cân.
Một lạng (ta) theo đơn vị cũ là 37g8, cũng làm tròn là 40g với các thuốc không có độc
Hiện nay, thường sử dụng gam (g), lạng (100g)
7. Cách sắc thuốc ( môn bào chế)
8. Cách uống và kiêng kị
8.1. Cách uống thuốc
- Bệnh cảm hàn, trúng hàn phong thấp cần uống lúc nóng; bệnh nhiệt (thuốc thanh nhiệt)
cần uống lúc nguội; các thuốc lý khí, nhuận hạ cần uống lúc ấm.
- Thường lấy bữa ăn làm điểm tính thời gian uống thuốc. Thường uống sau bữa ăn từ
1h30' đến 2h. Tuy nhiên có một số thuốc cần uống lúc đói như thuốc tả hạ, thuốc tiêu hoá.
8.2. Kiêng kỵ
Để phát huy hiệu quả của thuốc khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn mang tính đối lập
với chiều hướng tác dụng của thuốc.Ví dụ:
- Khi uống thuốc thanh nhiệt không nên ăn các thức ăn có tính kích thích như vị cay nóng,
như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó...


- Khi uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu thì không ăn các thức ăn sống lạnh
như rau sống, thịt trâu, thịt ba ba, cua, ốc, rau giền...
- Khi uống thuốc chữa dị ứng không nên ăn các thức ăn như tôm, cua biển, nhộng, lòng
trắng trứng...

Ngoài ra, một số vị thuốc kỵ các thức ăn như:
Kinh giới kỵ thịt gà, mật ong kỵ hành, thương nhĩ tử kỵ thịt ngựa, thịt lợn, bạc hà kỵ ba
ba, ...
Khi uống thuốc thanh phế trừ đàm kiêng ăn chuối tiêu, khi uống thuốc thanh nhiệt kiêng
ăn trứng, khi uống các phương thuốc bổ kiêng ăn các loại rau mang tính lợi tiểu như rau cải.
Nói chung khi uống thuốc y học cổ truyền theo kinh nghiệm nên kiêng đậu xanh và rau
cải vì bị giã thuốc.
Tuy nhiên không nên ăn uống kiêng khem quá khắt khe mà ảnh hưởng tới sức khoẻ của
người bệnh.
8.3. Cấm kỵ khi có thai
- Loại cấm dùng:
Các vị thuốc có tác dụng trục thuỷ, công hạ, phá khí, phá huyết như: ba đậu (tả hạ),
khiên ngưu, đại kích, thương lục (trục thuỷ), tam thất (hoạt huyết), sạ hương (phá khí), nga
truật, thuỷ điệt, manh trùng (phá huyết)...
- Loại thận trọng:
Các vị thuốc có tác dụng đại nhiệt, công hạ, phá khí, hoạt huyết như: bán hạ, đại hoàng,
chỉ thực, phụ tử, can khương, nhục quế, ...
*********


Thuốc giải biểu
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc giải biểu.
2. Học sinh trình bày được phân loại thuốc giải biểu, đặc điểm và tác dụng của từng
loại.
3. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc giải biểu trong điều trị.
4. Học sinh trình bày được bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm
sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc giải biểu đã học.
Nội dung:
1. Định nghĩa:

Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi;
dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm nhập vào phần lý
Ngoại tà ( nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt.
Đặc điểm : Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán , phát hãn ( làm ra mồ hôi ) giải biểu
giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc.
2. Phân loại và tác dụng
Dựa vào tác dụng chữa bệnh, người ta thường chia thuốc giải biểu thành các loại sau:
- Thuốc phát tán phong hàn: đa số có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc tân ôn giải
biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn.
- Thuốc phát tán phong nhiệt: đa số có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc tân lương
giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt.
3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu:
- Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định; vì khí vị của chúng chủ
thăng , chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch . Khi tà đã giải thì ngừng. Khi tà nhập lý thì chuyển
sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu lý song giải.
- Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông.
- Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc
dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.
- Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích hợp:
+Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối hợp với
thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn.
+Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối hợp với thuốc hành
khí; có thể phối hợp với thuốc an thần khi cảm thấy trong nười bồn chồn, khó ngủ.
+Ngoài ra còn có thể phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong thấp.


+ Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm hàn và cảm
nhiệt như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô.
- Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió.
4. Thuốc phát tán phong hàn

Đặcđiểm: vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế (điều này có quan hệ đến phế chủ bì
mao)
Công năng chung: Phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống do làm thông
dương khí, thông kinh hoạt lạc.
Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt
mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.
Các vị thuốc
Quế chi
Ramulus Cinnamomi
Là cành nhỏ của một số loài quế Cinnamomum sp. Ví dụ: quế Thanh hoá
Cinnamomum loureirii Nees, quế Trung quốc Cinnamomum cassia Blum, quế Xrilanca
Cinnamomum zeylanicum Blum. Họ Long não (Lauraceae).
Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt nam. Đông y coi quế là một trong
các vị thuốc quí, nhất là loại quế Thanh hóa .
Tính vị: vị cay, ngọt; tính ấm
Quy kinh: vào kinh phế , tâm , bàng quang.
Công năng: Phát hãn giải cơ, ôn kinh , thông dương.
Chủ trị:
- Giải biểu tán hàn: Chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, mà biểu thực không ra mồ hôi
có thể dùng bài“ ma hoàng thang”: ma hòang, quế chi, hạnh nhân, cam thảo. Cảm mạo
phong hàn mà có ra mồ hôi (biểu hư), có thể dùng bài “ quế chi thang”: quế chi, cam thảo,
thược dược, sinh khương, đại táo.
- Làm thông dương khí, khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ thể bị
ngưng đọng, gây phù nề; hoặc dùng trong chứng đàm ẩm, khí huyết lưu thông kém.
- Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức khớp
xương; có thể phối hợp với phòng phong, bạch chỉ.
- Hành huyết giảm đau: dùng trong các trường hợp bế kinh, thống kinh của phụ nữ;
chữa đau dạ dày, đau đại tràng co thắt do lạnh.
- Làm ấm thận hành thuỷ: dùng khi chức năng thận dương suy yếu, tiểu tiện bí tức, hen
suyễn.

Liều dùng:4-20g/ngày
Cành quế làm ẩm, cắt ngắn, phơi âm can cho khô.
Kiêng kị: Những người có chứng thấp nhiệt, âm hư hoả vượng, đau bụng, các chứng
xuất huyết phụ nữ có thai không được dùng.
Ma hoàng
Herba Ephedrae
Ma hoàng dùng toàn cây , bỏ rễ và đốt của nhiều loại ma hoàng, ví dụ Ephedra
sinica Staff; Ephedra equisetina Bunge. Thuộc họ Ma hoàng- Ephedraceae.
Tính vị: vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế, bàng quang.
Công năng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thuỷ, tiêu thũng.
Chủ trị:
- Giải cảm hàn do tác dụng phát hãn, hạ nhiệt. Ma hoàng thường được dùng khi cảm
hàn, có sốt, kèm theo rét run, đau đầu, ngạt mũi.
- Làm thông khí phế, bình suyễn: dùng khi cảm mạo phong hàn có kèm theo ho , suyễn.
- Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính
(phù do phong thuỷ)
Liều dùng: 4-12g/ ngày.


Kiêng kị: Những người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao (ho lao), cao huyết
áp không nên dùng.
Chú ý:
- Rễ ma hoàng vị ngọt, tính bình không độc, có tác dụng chỉ hãn, ngừng ra mồ hôi, có
thể phối hợp với các thuốc cố sáp , bổ tỳ để chữa bệnh vã mồ hôi, đặc biệt là phụ nữ sau
sinh. Ngoài ra rễ ma hoàng còn có tác dụng hạ huyết áp.
- Nếu ma hoàng đem trích mật ong thì sức phát hãn giảm đi, dùng tốt với bệnh hen phế
quản.
Sinh khương ( gừng tươi)
Rhizoma Zingiberis

Dùng thân rễ của cây gừng Zingiber officinale Rose. Họ Gừng – Zingiberaceae
Gừng tươi là sinh khương
Gừng khô là can khương
Gừng qua bào chế là bào khương
Gừng sao cháy là thán khương.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế , tỳ , vị, thận.
Công năng: Tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.
Chủ trị:
- Phát tán phong hàn, dùng chữa cảm mạo do phong hàn gây ra. Có thể dùng riêng 4g
sắc, uống nóng; hoặc phối hợp với bạch chỉ, kinh giới... Có thể dùng để phòng cảm lạnh khi
gặp mưa gió lạnh, dùng miếng gừng nhấm dần hoặc uống một cốc nước gừng nóng với
đường; hoặc dùng gừng tươi giã nát sát trên da khi bị cảm lạnh.
- Làm ấm vị (ấm dạ dày), hết nôn lợm dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng
không tiêu, dùng gừng nướng một củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí
huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh.
- Hoá đờm chỉ ho (hết đờm, ngừng ho), chữa ho do lạnh dùng độc vị hoặc phối hợp với
các vị thuốc khác như tô tử, hạnh nhân...
- Lợi tiểu tiêu phù thũng, dùng vỏ gừng (bài ngũ bì ẩm: khương bì, tang bạch bì, trần
bì, phục linh bì, đại phúc bì).
- Giải độc và làm giảm độc tính của các vị thuốc bán hạ, nam tinh, phụ tử . Giải độc,
giải dị ứng khi ăn cua cá bị dị ứng.
- Gừng còn dùng để cứu gián tiếp trên các huyệt ; dùng làm thang trong một số
phương thuốc; làm mất mùi tanh hôi của gạc hươu nai, xương động vật khi nấu cao.
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt thì không nên dùng.
Kinh giới
Herba Elsholtziae ciliatae
(Herba E. ciliatae)
Dùng lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa ( kinh giới tụê) của cây kinh giới- Elsholtziae

ciliatae (Thunh) Hyland. Họ hoa môi Lamiaceae.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế và can
Công năng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huýêt.
Chủ trị:
- Giải cảm làm ra mồ hôi: Chữa ngoại cảm phong hàn có thể phối hợp với tía tô,
bạch chỉ; chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể phối hợp với ngưu bàng tử , bạc hà, liên kiều,
cúc hoa.
- Giải độc, làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền thoái. Trị
dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi sát
nhẹ trên vùng da bị ngứa.


- Khứ ứ chỉ huyết: Kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu,
chảy máu cam... Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao uống rất tốt, có
thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều trị.
- Khứ phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng phong toàn
thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch, dùng hoa kinh giới 10g
( khô), tán bột , rượu trắng 20ml mỗi lần uống 5g với rượu tắng và nước . Hoặc dùng kinh
giới tươi 100g , bạc hà tươi 100g, lấy nước cốt của hai vị trên trộn đều, mỗi lần cho uống 2
thìa cà phê, uống dần hết trong ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa trúng thử.
- Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo; phối hợp với đại hoàng lượng bằng
nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện thì giảm kinh giới đi
1/2 , uống với nước ấm.
Liều dùng: 4-16g. Tươi có thể dùng đến 100g.
Kiêng kỵ : Những bệnh động kinh, sởi, đậu đã mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên
dùng.
Tía tô
Folium Perillae
Gồm các vị: lá tía tô ( tô diệp), cành tía tô ( tô ngạch), hạt tía tô ( tô tử) thu hái từ cây

tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế , tỳ.
Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Có thể phối hợp
với các vị thuốc khác như tía tô, hương phụ, trần bì, cam thảo . Hoặc dùng riêng tía tô cho
vào cháo nóng mà ăn.
- Kiện vị, chỉ nôn: dùng khi tỳ vị bị ứ trệ, đầy trướng, ăn không tiêu, buồn nôn, có thể
phợp với khương bào.
- Khứ đờm chỉ ho: dùng khi ngoại cảm phong hàn mà ho có nhiều đờm, có thể dùng tía
tô, sinh khương, hạnh nhân, bán hạ. Trong trường hợp viêm khí quản mãn tính có ho nhiều
đờm có thể dùng phương tam tử thang: tô tử, lai phục tử, đình lịch tử.
- Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến động thai; có thể phối hợp với
chư ma căn, ngải diệp và tô ngạch
- Giải độc cua cá, gây đau bụng, nôn mửa, dị ứng.
Liều dùng: 4-12 g
Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng.
Hành
Herba Allii fistulosi
( Thông bạch)
Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành tỏi – Liliaceae.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế và vị
Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi. Có thể dùng riêng ăn với cháo nóng; hoặc
phối hợp với đậu xị , mỗi thứ 12 g.
- Kiện vị giảm đau: dùng khi đầy bụng, đau bụng, đại tiện lỏng, thường phối hợp với
can khương.

- Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng giã giập rồi đắp ở
vùng bàng quang.
- Chống viêm: hành giã nát trộn với mật ong đắp ngoài, chữa mụn nhọt khi mới bị
viêm.
Liều dùng: 4-40 g


Kiêng kỵ: Những người biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.
Không uống lẫn 2 vị hành và mật ong ( tương kỵ)
Bạch chỉ
Radix Angelicae
Dùng rễ của cây Bạch chỉ Angelica dahurica Benth et Hook . Họ Hoa tán –
Apiaceae
Phân biệt với cây bạch chỉ nam ( cây mát rừng) Millettia pulchra Kurz, họ Cánh
bướm- Papilionaceae.
Bạch chỉ là cây thuốc di thực , hiện nay đã được trồng và phát triển tốt ở Việt
nam. Dùng rễ phơi sấy khô, khi dùng rửa sạch, ủ cho mềm, thái thành phiến mỏng, phơi âm
can, không sao tẩm.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế , vị , đại tràng.
Công năng: Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, biểu hiện đau đầu, chủ yếu là đau vùng trán và đau nhức
vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt. Có thể phối hợp bạch chỉ, địa liền, cát căn,
xuyên khung; hoặc bạch chỉ, xuyên khung, hương phụ.
- Trừ phong giảm đau: chữa phong thấp, đau răng, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày,
viêm mũi mãn tính.
- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú,có thể phối hợp với kim ngân, bồ
công anh.
- Hành huyết điều kinh, phối hợp với các thuốc điều kinh khác.

Liều dùng: 4-12 g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
Tế tân
Herba Asari sieboldi
Dùng toàn cây cả rễ của cây Hán thành tế tân Asarum sieboldi và cây Bắc tế tân
Asarum heterotropoides F.Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag . Họ Mộc hương Aristolochiaceae
Tế tân hiện nay hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị : vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh thận, phế, tâm
Công năng: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, tắc mũi. Chữa viêm xoang có thể phối hợp với
bạc hà, bạch chỉ, thương nhĩ tử.
- Khứ phong giảm đau: chữa đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương, đau dây thần
kinh do lạnh.
- Chữa ho, đờm nhiều, suyễn tức khó thở.
- Lở mồm, lở lưỡi có thể dùng tế tân, hoàng liên 2 vị bằng nhau, tán nhỏ bôi vào
miệng, lưỡi, ngậm. Đau răng, hôi miệng, ngậm tế tân.
Liều dùng: 1-4 g
Kiêng kỵ: thể âm hư hoả vượng, ho khan mà không có đờm không nên dùng.
5. Thuốc phát tán phong nhiệt
Đặcđiểm: vị cay, tính mát, phần lớn qui kinh phế và can.
Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống.
Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng, hạ sốt.
Vị thuốc:
Bạc hà
Herba Menthae


Dùng toàn thân trên mặt đất của cây bạc hà Việt nam Mentha arvensis L. Họ Hoa

môi- Lamiaceae.
Tính vị : vị cay, tính mát.
Quy kinh: vào kinh phế, can
Công năng: Phát tán phong nhiệt, trừ phong giảm đau.
Chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, chữa sốt cao, đau đầu, phiền khát. Có thể xông và
uống, như bạc hà và thạch cao sống sắc uống.
- Chữa đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau.
- Chữa ho, ho có sốt.
- Làm cho sởi, đậu mọc .
- Dùng trong các bệnh ăn không tiêu, nôn lợm. ợ chua, đau bụng, đi tả; có thể dùng lá
20g sắc uống trong ngày.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Những người khí hư huyết táo , can dương thịnh biểu hư , mồ hôi
nhiều không nên dùng . Không nên dùng bạc hà xông hoặc cho trẻ em uống.
Cát căn
Radix Pueraiae
Dùng rễ đã qua chế biến, phơi sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonii Benth.
Họ đậu Fabaceae.
Tính vị : vị ngọt, cay, tính lương .
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.
Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân dịch chỉ khát.
Chủ trị:
- Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát,đau đầu; đặc biệt đau vùng sau
đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ.
- Giải độc, làm mọc ban chẩn; dùng bài cát căn thang.
- Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.
- Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày; cát căn sao vàng để giảm tính phát hãn của vị
thuốc.
- Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng, môi lở loét , mụn nhọt,

các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt, nước tiểu đục; có thể dùng bột sắn dây với nước cốt rau
má, hoặc cỏ nhọ nồi.
- Hạ huyết áp.
Liều dùng: 4-24g
Chú ý:
- Hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng chữa rắn cắn.
Tang diệp
Folium Mori albae
Dùng lá tươi hay khô của cây dâu tằm Morus alba L. Họ Dâu tằm Moraceae.
Tính vị : vị ngọt, đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết, nhuận phế.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan; có thể dùng bài tang cúc ẩm.
- Dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng bàn chân,
bàn tay.
- Dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa mắt, chảy
nước mắt.
- Hạ huyết áp.
- Hạ đường huyết.
Liều dùng: 6-12g/ ngày.


- Kinh nghiệm : lấy lá bánh tẻ , tước bỏ cuống và xơ gân . Lá non nấu canh với tôm
chà cho trẻ ăn chữa mồ hôi trộm.
Cúc hoa
Flos Chrysanthemi
Dùng hoa của cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L . và cây cúc hoa
trắng Chrysanthemum sinense Sabine. Họ Cúc- Asteraceae.Thông thường dùng loại cúc hoa
vàng.

Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, can, thận.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, giáng áp.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu; dùng bài Tang cúc ẩm.
- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ.
- Bình can hạ huyết áp; có thể phối hợp cúc hoa, hoa hoè, hoa kim ngân, đinh lăng
( chè hạ áp).
- Giải độc chữa mụn nhọt, đinh độc; có thể dùng cúc hoa vàng, cam thảo.
Liều dùng: 8-16g/ ngày.
Kiêng kỵ : Những người tỳ vị hư hàn , hoặc đau đầu do phong hàn không nên
dùng.
Chú ý:
- Sau khi thu hái cúc hoa cần được chế biến bằng cách sấy với diêm sinh để giữ cho
cánh hoa không bị rụng; tiện lợi cho quá trình bảo quản.
Mạn kinh tử
Fructus Viticis
Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mạn kinh tử Vitex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa
Verbenaceae.
Tính vị : vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh can, phế, bàng quang.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (đặc biệt đau nhức bên thái
dương, đau nhức trong mắt )
- Thanh can sáng mắt, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp; có thể phối hợp với tang
diệp.
- Trừ tê thấp co quắp, dùng trong các bệnh phong thấp, chân tay giá lạnh, co rút.
- Làm hạ huyết áp; có thể phối hợp với cát căn, hoè hoa.
- Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu.

Liều dùng: 8-12g/ ngày.
Kiêng kỵ : Những người huyết hư mà đau đầu dùng phải thận trọng vì thuốc có tính
thăng tán.
Phù bình ( bèo tấm tía)
Herba Spirodelae polyrrhizae
Dùng toàn thân bỏ rễ phơi sấy khô của cây bèo tấm tía- Spirodela polyrrhiza. Họ
Bèo tấm- Lemnaceae
Loại mặt trên hơi xanh, mặt dưới có màu tía thì tốt hơn . Thường dùng tươi,
không có chế biến gì, có khi phơi khô.
Tính vị : vị cay, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh can, phế.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, giải độc , giải dị ứng.
Chủ trị
- Chữa cảm mạo có sốt.
- Làm cho sởi mọc, dùng tốt với bệnh nhân sởi ở thời kỳ đầu, sởi khó mọc.


- Lợi tiểu tiêu phù thũng; có thể dùng phù bình đem đồ chín, phơi sấy khô, tán bột
( theo kinh nghiệm để lợi tiểu thì dùng bèo trắng) ; uống 4g với nước sôi để nguội.
- Giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sao vàng sắc uống; hoặc lấy cây tươi đun
nước, xông vào chỗ ngứa.
- Bình suyễn.
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ : Những người mồ hôi ra nhiều, thể hư không nên dùng.
Sài hồ
Radix Bupleuri
Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum chinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae.
Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần, họ Cúc
-Asteraceae làm sài hồ nam , cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu.
Công năng: Thoái nhiệt (giảm sốt), thư can, thăng dương.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý; có thể dùng bài tiểu sài hồ thang.
- Giải cảm nhiệt, dùng với bệnh nhân sốt do cảm mạo.
- Chữa sốt rét; có thể dùng sài hồ, thường sơn, thảo quả.
- Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra các chứng suy nhược thần kinh, hoa mắt,
chóng mặt, đau tức ngực sườn, bế kinh, thống kinh...
- Chữa loét dạ dày- tá tràng, ỉa chảy (đông y gọi là can tỳ bất giao hay can khắc tỳ)
- Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra; dùng bài bổ
trung ích khí.
Liều dùng: 8-16g/ ngày.
Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng , nôn lợm , ho đầu đau căng không nên
dùng.
Thăng ma
Radix Cimicifugae
Dùng rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L. , C.dahurica(Turcz) Maxim . Họ
Mao lương Ranunculaceae.
Việt nam còn dùng rễ cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Họ Ôrô.
Tính vị : vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, vị, đại tràng.
Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, thăng dương.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, làm ra mồ hôi.
- Giải độc chữa các chứng do vị nhiệt gây ra như loét miệng, sưng đau răng lợi,đau
họng, làm cho sởi mọc.
- Làm cho phần khí đi lên phía trên (thăng dương khí), dùng trong các trường hợp
trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng; dùng bài bổ trung ích khí.
- Thanh vị nhiệt, dùng trong các chứng nóng rát ở dạ dày.
Liều dùng:4- 8g/ ngày.

*
*

*


Thuốc phát tán phong thấp
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc phát tán phong thấp.
2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc phát tán phong thấp trong điều trị.
3. Học sinh trình bày được bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm
sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc phát tán phong thấp đã học.
Nội dung:
1. Định nghĩa
Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập vào da,
gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức; mà YHCT gọi là các chứng tý.
Nguyên nhân : phong thấp hàn và phong thấp nhiệt
Đặc điểm: các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy những người
âm hư , huyết hư khi sử dụng nên thận trọng.
2.Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp
- Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do phong
thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp), và do phong thấp nhiệt (viêm
khớp cấp có sưng nóng đỏ đau) có khác nhau.
- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối ngũ:
+ Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị phong tiên trị
huyết, huyết hành phong tất diệt)
+ Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.
+ Với các thuốc bổ, vì theo lý luận trung y:
Phối hợp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp, và tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp ra ngoài.
Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ cân, nuôi

dưỡng cân.
Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt tuỷ.
Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: quế chi, tế tân ...vì phong thấp ứ
đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.


- Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .
3. Các vị thuốc
Hy thiêm
Herba Siegesbeckiae
Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm - Siegesbeckia
orientalis L. Họ Cúc Asteraceae.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh can, thận.
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc
Chủ trị:
- Chữa các bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi, đau lưng, đau
thần kinh.
- Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.
- Bình can tiềm dương:chữa các chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.
Liều dùng:8-16g/ ngày.
Chú ý:
- Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô.
Tang chi
Ramulus Mori
Dùng cành dâu non( đường kính không quá 1cm) của cây dâu tằm Morus alba L. Họ
dâu tằm- Moraceae. Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm, sau đó thái thành phiến
mỏng, phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu sao.
Tính vị : vị đắng, tính bình.
Quy kinh: vào kinh phế, thận.

Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay co rút tê dại.
- Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)
- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có thể phối hợp
kim tiền thảo, bạch mao căn)
- Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.
Liều dùng: 8-12g/ ngày
Tang ký sinh
Ramulus Loranthi
Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L.) Merr . Họ Tầm gửi Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu.
Tính vị : vị đắng, tính bình.
Quy kinh: vào kinh can, thận
Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng
mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần kinh ( dùng bài
Độc hoạt ký sinh thang).
- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu. Dùng cho
phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.
- Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp.
Liều dùng: 10-20g/ngày
Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng thì không dùng.
Thiên niên kiện ( sơn thục)
Rhizoma Homalomenae
Dùng thân rễ cây thiên niên kiện- Homalomena occulta (Lour.) Schott. Họ RáyAraceae.


Tính vị : vị đắng, cay, hơi ngọt; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh can, thận

Công năng: Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương khớp, cơ nhục,
đặc biệt các khớp vai, cổ , gáy.
- Thông kinh hoạt lạc: dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau dây thần
kinh.
- Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi.
- Kích thích tiêu hoá: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uống kho tiêu, đầy bụng.
- Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.
Liều dùng: 6-12g/ngày
Kiêng kỵ : Không nên dùng cho người âm hư hoả vượng , người háo khát , táo bón,
đau đầu.
Chú ý:
- Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thống tương đối mạnh , nên có thể phối hợp với
một số vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp.
- Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường dùng cho vào thuốc ngâm rượu ( với lượng vừa
phải), đặc biệt các thuốc có mùi vị tanh như rắn, tắc kè.
Thổ phục linh ( củ khúc khắc, củ kim cang)
Rhizoma Smilacis
Dùng thân rễ phơi sấy khô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax
glabra Roxb. Họ khúc khắc- Smilacaceae
Tính vị : vị ngọt, nhạt; tính bình.
Quy kinh: vào kinh can, thận, vị.
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.
Chủ trị:
- Chữa đau nhức khớp xương.
- Giải độc thuỷ ngân.
- Trừ rôm sảy, mụn nhọt.
- Dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho ra mồ hôi,
chữa đau nhức khớp xương.

Liều dùng: 6-12g/ ngày.
Dây đau xương ( khoan cân đằng)
Caulis Tinosporae .
Dùng toàn cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương- Tinospora sinensis Merr.(T.
tomentosa Miers.,T. malabarica Miers., Menispermum malabaricum Lamk. ). Họ Tiết dêMenispermaceae.
Tính vị : Đắng, mát.
Qui kinh: can, tỳ.
Công năng: Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.
Chủ trị: Chữa phong thấp tê bại. Các khớp xương đau nhức. Ngã tổn thương, ứ máu.
Sốt rét kinh niên.
Liều dùng: 10-20g/ ngày. Có thể dùng sống hoặc sao vàng . Có thể dùng ngâm rượu
uống hoặc xoa bóp, hoặc sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp ngoài.
Ké đầu ngựa ( Thương nhĩ tử )
Fructus Xanthii
Dùng quả chín phơi sấy khô của cây ké đầu ngựa- Xanthium Strumarium L. Họ CúcAsteraceae. Ngoài ra còn dùng toàn thân trên mặt đất của cây ké đầu ngựa.
Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế, thận, tỳ.
Công năng: Phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, giải độc, giải dị ứng.


Chủ trị:
- Khứ phong thấp giảm đau, dùng chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chân tay co quắp tê
dại.
- Chữa cảm mạo phong hàn dẫn đến đau đầu.
- Giải dị ứng, ban chẩn, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng do lạnh.
- Chống viêm: chữa viêm xoang, viêm mũi mãn tính, chữa đau răng(sắc lấy nước ngậm)
- Sát trùng chữa mụn nhọt, vết thương... nấu nước rửa.
- Tán kết : làm mềm các khối rắn, dùng với bệnh bướu cổ.
- Lợi niệu, chữa phù thũng.
Liều dùng: 6-12g/ngày

Kiêng kỵ: Theo tài liệu cổ khi dùng ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt lợn, thịt ngựa ( khắp
mình sẽ nổi quầng đỏ)
Nhức đầu do huyết hư không nên dùng
Ngũ gia bì
Cortex Schefflerae
Ngũ gia bì chân chim- Schefflera heptaphylla (L) Frodin- họ Nhân sâm ( còn gọi là
họ Ngũ gia bì) - Araliaceae. Dùng vỏ thân, hiện được sử dụng ở Việt nam.
Tính vị : vị cay; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh can, thận.
Công năng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương.
Chủ trị:
- Chữa các bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp, gân co quắp.
- Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu vô lực, mệt mỏi.
- Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng.
- Lợi tiểu, tiêu phù thũng.
- Giảm đau, dùng trong sang chấn gẫy xương.
- Giải độc, chữa mụn nhọt, sang lở.
Liều dùng: 6-12g/ngày
Khương hoạt
Radix Notopterygii
Dùng rễ của cây khương hoạt (còn gọi là xuyên khương) Notopterygium incisum Ting ex
H. T. Chang. Họ Hoa tán- Apiaceae.
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.
Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau.
Chủ trị:
- Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi.
- Trừ thấp chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt, đau dây thần
kinh, đau cơ do lạnh.
Liều dùng: 4-12g/ngày.

Kiêng kỵ : Những người huyết hư , không do phong hàn thì không dùng vì vị thuốc
mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch.
Chú ý: dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt, thần kinh từ lưng trở lên.
Độc hoạt
Radix Angelicae pubescentis
Dùng rễ của cây độc hoạt. Trên thực tế dùng rễ của nhiều loại độc hoạt như:
Angelica pubescentis Maxim (Hương độc hoạt); A. laxiflora Diels ( Xuyên độc hoạt). Họ Hoa
tán-Apiaceae.
Tính vị : vị đắng, cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.
Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.
Chủ trị:


- Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.
- Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho các chứng đau
từ thắt lưng trở xuống.
- Chữa cảm mạo phong hàn.
Liều dùng: 6-12g/ngày.
Kiêng kỵ : Những người âm hư, hoả vượng, huyết hư không nên dùng.
Uy linh tiên
Radix Clematidis
Dùng rễ cây Uy linh tiên Clematis chinensis Osbeck. Họ Mao lương(còn gọi là họ
Hoàng liên)- Ranunculaceae. Hiện nay Uy linh tiên vẫn nhập từ Trung Quốc.
Tính vị : vị cay, mặn, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh bàng quang.
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp giảm đau, chữa tê thấp khớp xương sưng đau, chân tay tê dại, đau nhức
trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.

- Chống viêm, chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.
- Chữa chứng hoàng đản có phù thũng (phối hợp với mộc thông, nhân trần, chi tử)
- Lợi tiểu tiêu phù, dùng trong trường hợp viêm khớp có phù nề.
- Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.
Liều dùng: 4-12g/ngày.
Kiêng kỵ : Những người huyết hư không nên dùng .
Chú ý:
- Uy linh tiên nam( còn gọi là Bạch hạc, kiến cò)- Rhinacanthus nasuta L. Họ Ô rôAcanthaceae; vị đắng, tính ấm, vào kinh can, phế, tỳ. Dùng rễ, chữa thấp khớp, nhức mỏi gân
xương, tiêu viêm và dùng ngoài chữa hắc lào và 1 số bệnh ngoài da.
Mộc qua
Fructus Chaenomelis
Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mộc qua Chaenomeles speciosa (Sweet.) Nakai.
Họ Hoa hồng-Rosaceae
Tính vị : vị chua, chát; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh can, tỳ, thận.
Công năng: Trừ thấp.
Chủ trị:
- Chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, chân tay đau nhức.
- Chữa phù nề do tỳ hư.
- Chữa ho lâu ngày.
Liều dùng: 6-12g/ngày.
Chú ý: Mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong các đơn thuốc chữa
đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.
Kiêng kỵ: Bí tiểu, trường vị tích nhiệt không nên dùng.
Phòng phong
Radix Ledebouriellae seseloidis
Dùng rễ của một số cây khác nhau.
Tính vị : vị cay, ngọt; tính ấm.
Quy kinh: vào kinh bàng quang,can.
Công năng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.

Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho.
- Trừ phong thấp giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa
đầu( phòng phong, bạch chỉ).
Liều dùng: 6-12g/ngày.


Kiêng kỵ : Những người âm hư hoả vượng không có phong tà không nên dùng.
Phòng phong tương sát với thạch tín (Phòng phong trừ độc thạch tín)
*
*

*

Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp
( thuốc lợi thấp, thuốc thẩm thấp, lợi tiểu)
Mục tiêu:
1. Học sinh trình bày được thế nào là thuốc lợi thuỷ thẩm thấp và đặc điểm của nhóm thuốc
này.
2. Học sinh trình bày được những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp trong điều trị.
3. Học sinh trình bày được bộ phận dùng làm thuốc, tính năng, tác dụng, ứng dụng lâm
sàng và kiêng kị ( nếu có) của các vị thuốc lợi thuỷ thẩm thấp đã học.
Nội dung:
1. Định nghĩa: Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thuỷ
thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài.
Đặc điểm: đa số các vị thuốc có vị nhạt tính, bình.
2. Tác dụng chung:
- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh viêm
bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
- Lợi niệu trừ phù thũng: chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như viêm thận

cấp, viêm thận mẫn, phù dị ứng, ...
- Lợi niệu chữa vàng da ( hòang đản).
- Lợi niệu trừ phong thấp: do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử động khó
khăn, sưng đau; thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Lợi niệu cầm ỉa chảy: do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại tràng gây ỉa chảy
mãn; tăng cường bài tiết thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa chảy.
- Lợi niệu thanh nhiệt: hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng...


3. Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp:
- Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp được dùng để giải quyết triệu chứng, vì vậy thường phối
hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân, vi dụ:
Do nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu (do thấp nhiệt hạ tiêu) thì phải phối hợp với
thuốc thanh nhiệt táo thấp.
Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật...phải phối hợp với thuốc thanh
nhiệt táo thấp.
Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn , phải phối hợp với thuốc trừ
phong thấp...
- Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách: tỳ chủ vận hoá, phế thông điều thuỷ
đạo, thận khí hoá bàng quang, vì vậy tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối hợp thuốc.
Nếu do sự vận hoá của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc kiện tỳ.
Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thuỷ thì phải dùng các vị thuốc
tuyên phế như ma hoàng.
Nếu do thận hư không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải dùng
các vị thuốc trừ hàn như quế nhục, phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.
4. Các vị thuốc
Trạch tả ( mã đề nước)
Rhizoma Alismatis
Dùng thân rễ đã cạo sạch vỏ ngoài của cây trạch tả-Alisma plantago aquatica L. Họ
Trạch tả- Alismataceae.

Tính vị : vị ngọt, mặn ; tính hàn
Quy kinh: vào kinh can, thận, bàng quang.
Công năng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh thấp nhiệt.
Chủ trị
- Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh nhiệt: chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái rắt, trị phù thũng.
- Chữa ỉa chảy, chữa phù thũng do tỳ hư.
- Thanh thấp nhiệt ở can, dùng trong các bệnh đau đầu, nặng đầu, váng đầu, hoa mắt.
Liều dùng:8-16g/ ngày.
Kiêng kỵ: Thận hoả hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.
Xa tiền tử ( hạt mã đề)
Semen Plantaginis
Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây mã đề- Pantago major L. var. asiatica Decaisne. Họ Mã
đề- Plantaginaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính hàn
Quy kinh: vào kinh can, thận, tiểu trường và bàng quang.
Công năng: Lợi niệu, thanh phế, can nhiệt.
Chủ trị
- Thanh nhiệt, lợi thấp: dùng chữa các chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó khăn, đi tiểu đau
buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ, đục, nóng và lượng rất ít, có thể tiểu ra máu. Có thể dùng hạt mã đề
tán bột, uống mỗi lần 8g.
- Chữa viêm thận cấp, viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi niệu đạo.
- Thanh thấp nhiệt ở tỳ vị: chữa ỉa chảy, chữa lỵ.Có thể dùng xa tiền tử, hoa hoè lượng
ngang nhau, sao thơm mỗi lần uống 8g với nước ấm.
- Thanh phế hoá đàm: Trị phế nhiệt, sinh ho, ho có đàm.
- Thanh can sáng mắt: trị đau mắt đỏ, sưng mắt, hoa mắt.
- Hạ huyết áp.
Liều dùng:8-16g/ ngày.
Mộc thông
Caulis clematidis
Dùng thân leo của cây tiểu mộc thông- Clemantis armandi Franch hoặc cây Tú cầu đằngClemantis montana Buch- Ham. ex DC. Họ Hoàng liên- Ranunculaceae.



Tính vị : vị đắng ; tính hàn
Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường và bàng quang
Công năng: Thanh tâm hoả, trị thấp nhiệt.
Chủ trị
- Chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn, phù thũng do thấp nhiệt.
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình mẩy đau nhức,
đau khớp, sữa tắc.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người tiểu tiện quá nhiều không được dùng
Y dĩ nhân ( hạt bo bo)
Semen Coicis
Dùng nhân hạt cây ý dĩ- Coix lachryma jobi L. Họ Lúa- Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế.
Công năng: Kiện tỳ hoá thấp.
Chủ trị
- Lợi thuỷ: chữa các bệnh phù thũng, tiểu tiện khó khăn, đái buốt.
- Chữa các bệnh tỳ hư, tiêu hoá kém, tiết tả(ý dĩ sao vàng)-bài phì nhi cam tích.
- Trừ phong thấp đau nhức .
- Thanh nhiệt độc, trừ mủ: chữa chứng phế hoá mủ, các vết thương có mủ.
Liều dùng:8-40g/ngày.
Chú ý : Dùng với tính chất lợi thấp, lợi thuỷ thì sao hoặc không sao. Khi dùng với tính
chất kiện tỳ thì sao vàng.
Đăng tâm thảo( cỏ bấc đèn)
Medulla Junci effusi
Dùng ruột xốp phơi khô của cây cỏ bấc đèn- Juncus effusus L.. Họ Bấc- Juncaceae.
Tính vị : vị ngọt, nhạt, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tâm, phế, tiểu trường.

Công năng: thanh nhiệt thẩm thấp, an thần.
Chủ trị
- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt , đái dắt, tiểu tiện ngắn đỏ...
- Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm phiền , miệng khô khát, mất ngủ.
- Chữa đau họng, ho do phế nhiệt.
- Cầm máu: do sốt cao gây chảy máu cam.
- Chữa nôn mửa do vị nhiệt ( sốt)
Liều dùng:2-3g/ ngày.
Kiêng kỵ: không dùng cho người tiểu nhiều , tiểu không cầm.
Chú ý: Dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Tỳ giải
Rhizoma Dioscoreae
Dùng thân rễ cây tỳ giải- Dioscorea tokoro Makino. Họ Củ mài- Dioscoreaceae
Tính vị : vị đắng, tính bình.
Quy kinh: vào kinh can, vị.
Công năng: Lợi thấp hoá trọc, giải độc .
Chủ trị
- Chữa tiểu tiện đỏ, vàng, nước tiểu ít, đục, đi tiểu buốt, dắt.
- Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ; chữa chân tay đau nhức, đau khớp.
- Giải độc, chữa mụn nhọt.
Liều dùng:6-12g/ ngày.
Kiêng kỵ : những người âm hư không có thấp nhiệt không dùng . Khi dùng có thể
ngâm với rượu, sau phơi khô, hoặc trích với nước muối.
Kim tiền thảo


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×