Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.94 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐÀO THỊ TRÚC ĐÀO

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐÀO THỊ TRÚC ĐÀO

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRANG THỊ HUY NHẤT


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình Hình Sản
Xuất Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông” do Đào Thị Trúc
Đào, sinh viên khóa 34, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________ .
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Trang Thị Huy Nhất

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Má người đã sinh thành,
nuôi nấng, và dạy dỗ con đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới cô Trang Thi Huy Nhất và thầy Võ
Phước Hậu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc phòng nông nghiệp, phòng
thống kê huyện Đắk Mil đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn bà con nông dân 3 xã Đắk Lao, Thuận An, và Đức
Minh đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu để thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Đào Thị Trúc Đào


NỘI DUNG TÓM TẮT


Đào Thị Trúc Đào. Tháng 6 năm 2012. “Tình Hình Sản Xuất Cà Phê Trên
Địa Bàn Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông”
Dao Thi Truc Dao. June 2012. “Situation of coffee production in Đak Mil
District, Dak Nong Province”
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất của nông dân trồng cà phê tại
huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, trên cơ sở số liệu được thu thập từ phòng nông nghiệp,
phòng thống kê huyện và 60 hộ nông dân tại địa phương. Điểm chính của nghiên cứu
này là nắm bắt được tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng cà phê
gặp phải; đánh giá hiệu quả sản xuất của cây cà phê qua đó có những định hướng và
giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng sản có của địa phương, đồng thời
tìm hiểu tình hình tiêu thụ cà phê trên thị trường huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Hiệu quả sản xuất hàng năm: bỏ ra 01 đồng chi phí sẽ tạo ra 1,97 đồng doanh
thu, bỏ ra 01 đồng chi phí sẽ tạo ra 0,97 đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sản xuất dài hạn: 01 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,32 đồng doanh thu,
01 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,32 đồng lợi nhuận.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho ngành
trồng cà phê tại địa phương, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục các khó khăn
mà người nông dân trồng cà phê gặp phải nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho các
nông hộ.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.


Đặt vấn đề ........................................................................................................1

1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.2.1.
Mục tiêu tổng quát.................................................................................2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.3.1.
Phạm vi nội dung...................................................................................2
1.3.2.
Phạm vi không gian ...............................................................................2
1.3.3.
Phạm vi đối tượng .................................................................................2
1.3.4.
Phạm vi thời gian ..................................................................................3
1.4.

Cấu trúc luận văn .............................................................................................3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1.
Điều kiện tự nhiên huyện Đắk Mil ..................................................................4
2.1.1.
Vị trí địa lý ............................................................................................4
2.1.2.
Điều kiện tự nhiên khác ........................................................................5

2.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil .......................................................7
2.2.1.
Dân số và lao động ................................................................................7
2.2.2.
Tăng trưởng kinh tế ...............................................................................8
2.2.3.
Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp ..............................................9
2.2.4.
Cơ sở hạ tầng .......................................................................................10
2.3.
Tình hình cà phê thế giới ...............................................................................11
2.3.1.
Tình hình sản xuất cà phê thế giới ......................................................11
2.3.2.
Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới ....................................................12
2.3.3.
Tình hình các nước nhập khẩu cà phê trên thế giới ............................13
2.4.

Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam .............................................................13
vi


2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.

Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam (1995 – 2011) ..................13
Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam (1995 – I/2011) ......................14

Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ...............................................16

2.5.
Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil................................................17
2.5.1.
Diện tích và sản lượng cà phê tại huyện Đắk Mil ...............................17
2.5.2.
Diện tích và sản lượng cà phê theo xã/ thị trấn trong năm 2010.........18
2.5.3.
Giá cà phê tại Đắk Mil (1996 – 2011).................................................18
2.6.

Tổng quan tài liệu ..........................................................................................19

CHƯƠNG 3 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................21
3.1.

Khái niệm kinh tế nông hộ ............................................................................21

3.2.
Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất ....................................22
3.2.1.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất hàng năm .............................23
3.2.2.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất dài hạn .................................23
3.3.
Khái niện về thị trường và giá cả ..................................................................25
3.3.1.
Thị trường ............................................................................................25
3.3.2.

Giá cả ...................................................................................................25
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26
3.4.1.
Phương pháp thống kê mô tả ...............................................................26
3.4.2.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử .........................................................26
3.4.3.
Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................26
3.4.4.
Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28
4.1.
Mô tả mẫu điều tra .........................................................................................28
4.1.1.
Đặc điểm của chủ hộ ...........................................................................28
4.1.2.
Độ tuổi, trình độ học vấn, và số năm kinh nghiệm của chủ hộ ...........28
4.1.3.
Quy mô nhân khẩu và quy mô lao động .............................................29
4.1.4.
Tình hình sử dụng giống .....................................................................30
4.1.5.
Kiểu trồng và mật độ trồng .................................................................32
4.1.6.
Quy mô vườn và tuổi của cây cà phê ..................................................33
4.1.7.
Tình hình sâu bệnh và phòng trị sâu bệnh của nông hộ ......................34
4.1.8.
Tình hình thu hoạch chế biến và bảo quản ..........................................35

4.1.9.
Tình hình tiêu thụ cà phê tại nông hộ ..................................................37
4.1.10.
Tình hình tham gia hội thảo và hội nông dân của nông hộ .................38
4.1.11.
Tình hình tín dụng ...............................................................................40
4.2.
Chi phí sản xuất bình quân 01 ha ..................................................................40
4.2.1.
Chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ...............................................40
vii


4.2.2.

Chi phí trong thời kỳ sản xuất kinh doanh ..........................................41

4.3.

Doanh thu trong cả vòng đời của cây cà phê.................................................43

4.4.

Giá thành bình quân 01 tấn cà phê nhân .......................................................44

4.5.
Đánh giá hiệu quả sản xuất cây cà phê ..........................................................44
4.5.1.
Đánh giá hiệu quả sản xuất hàng năm .................................................44
4.5.2.

Đánh giá hiệu quả sản xuất dài hạn .....................................................45
4.5.3.
Giá bán thay đổi ảnh hưởng đến NPV, IRR, BCR, và RR..................48
4.5.4.
Suất chiết khấu thay đổi ảnh hưởng đến NPV, BCR, và RR ..............49
4.6.
Tình hình tiêu thụ cà phê tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông .......................49
4.6.1.
Giá bán ................................................................................................49
4.6.2.
Thị trường tiêu thụ...............................................................................50
4.7.
Những khó khăn hiện nay của nông hộ trồng cây cà phê..............................51
4.7.1.
Những khó khăn ..................................................................................52
4.7.2.
Đề xuất ý kiến nhằm phát triển ngành trồng cà phê ............................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58
5.1.

Kết luận .........................................................................................................58

5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................59
5.2.1.
Đối với nhà nước .................................................................................59
5.2.2.
Đối với chính quyền địa phương .........................................................59
5.2.3.
Đối với doanh nghiệp thu mua ............................................................60

5.2.4.
Đối với người trồng cà phê .................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... xiv
PHỤ LỤC ......................................................................................................................xv

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR

Benefit Cost Ratio (Tỷ số lợi ích chi phí)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CN

Công nghiệp

CP

Chi phí

CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX


Chi phí sản xuất

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

FOB

Free On Board

GDP

Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

IRR

Internal Rate Return (Tỉ suất nội hoàn)


KHKTNLTN Khoa học kỹ thuật nông lâm tây nguyên
KH MMTB

Khấu hao máy móc thiếp bị

LN

Lợi nhuận

NPV

Net Present Value (Hiện giá thuần)

PB CP

Phân bổ chi phí

PP

Pay-Back Period (Thời gian hoàn vốn)

RR

Rate Of Return (Lợi nhuận trên một đồng chi phí)

STT

Số thứ tự


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010 .......................................................6
Bảng 2.2 Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2011.......................................7
Bảng 2.3 Cân Đối Lao Động Xã Hội (2005- 2010) ................................................8
Bảng 2.4 Tổng Giá Trị (GDP) Huyện Đắk Mil (2009-2010)..................................9
Bảng 2.5 Diện Tích và Sản Lượng Cây Lâu Năm trên Địa Bàn Huyện (09-10) ....9
Bảng 2.6 Sản Lượng Cà Phê của 7 Nước Hàng Đầu Thế Giới (2000 – 2010) .....11
Bảng 2.7 Xuất Khẩu Cà Phê I/2011 của Thế Giới

..........................................12

Bảng 2.8 Sản Lượng Cà Phê Nhập Khẩu của Các Nước trên Thế Giới I/2011 ....13
Bảng 2.9 Diện tích và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam (1995 – 2011) ....................13
Bảng 2.10 Sản Lượng Xuất Khẩu, Giá, Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam
(1995 – I/2011) ......................................................................................................15
Bảng 2.11 Thị Trường Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam (2009-2010) ......................16
Bảng 2.12 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê tại Huyện Đắk Mil (2000 – 2010)...17
Bảng 2.13 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê theo Xã/Thị Trấn Năm 2010 ...........18
Bảng 2.14 Bảng Giá Cà Phê Nhân tại Huyện Đắk Mil (1996 – 2011) .................19
Bảng 4.1 Giới Tính của Chủ Hộ ............................................................................28
Bảng 4.2 Độ Tuổi, Trình Độ Học Vấn và Số Năm Kinh Nghiệm của Chủ Hộ Ảnh
Hưởng đến Năng Suất Cây Cà Phê .......................................................................29
Bảng 4.3 Quy Mô Nhân Khẩu của Nông Hộ ........................................................29

Bảng 4.4 Quy Mô Lao Động của Nông Hộ ...........................................................30
Bảng 4.5 Nguồn Gốc Giống của Nông Hộ ............................................................31
Bảng 4.6 Tình Hình Sử Dụng Loại Cây của Nông Hộ..........................................31
Bảng 4.7 Phương Pháp Canh Tác của Nông Hộ ...................................................32
Bảng 4.8 Mật Độ Trồng.........................................................................................33
Bảng 4.9 Quy Mô Diện Tích Trồng Cà Phê của Nông Hộ ...................................33
Bảng 4.10 Tuổi Cà Phê của Nông Hộ ...................................................................34
Bảng 4.11 Các Loại Sâu Bệnh trên Vườn Cà Phê của Nông Hộ ..........................34
Bảng 4.12 Số Hộ Biết Cách Khắc Phục Sâu Bệnh ................................................35

x


Bảng 4.13 Hình Thức Thu Hoạch và Sơ Chế Cà Phê tại Nông Hộ ......................36
Bảng 4.14 Tình Hình Tiêu Thụ Cà Phê của Nông Hộ ..........................................37
Bảng 4.15 Tham Gia Hội Thảo về Cây Cà Phê.....................................................38
Bảng 4.17 Tình Hình Thông Tin Mà Các Hộ đã Tiếp Cận Được từ Các Hội Thảo .
............................................................................................................................39
Bảng 4.18 Tình Hình Nông Hộ Tham Gia Hội Nông Dân....................................39
Bảng 4.19 Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ .......................................................40
Bảng 4.20 Chi Phí Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản (1.000 đồng) ..............................41
Bảng 2.21 Chi Phí Thời Kì Sản Xuất Kinh Doanh (1000 đồng)...........................42
Bảng 4.22 Doanh Thu trên 1 Ha trong Cả Vòng Đời của Cây Cà Phê .................43
Bảng 4.23 Giá Thành Bình Quân 01 Tấn Cà Phê Nhân ........................................44
Bảng 4.24 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 01 Tấn Cà Phê Nhân .........................44
Bảng 4.25 Ngân Lưu Qua các Năm trên 1ha (1000 đồng) ....................................46
Giai đoạn từ năm 1 đến năm 10.............................................................................46
Giai đoạn từ năm 11 đến năm 21...........................................................................47
Bảng 4.26 Kết Quả và Hiệu Quả Cả Vòng Đời của Cây Cà Phê trên 1 Ha ..........48
Bảng 4.27 Giá Bán Thay Đổi Ảnh Hưởng đến NPV, IRR, BCR, và RR .............48

Bảng 4.28 Suất Chiết Khấu Thay Đổi Ảnh Hưởng đến NPV, BCR, và RR .........49
Bảng 4.29 Ý Kiến của Các Nông Hộ về Khó Khăn trong Sản Xuất Cây Cà Phê .....
............................................................................................................................54
Bảng 4.30 Ý Kiến của Các Nông Hộ về Khó Khăn trong Khâu Tiêu Thụ Sản
Phẩm ......................................................................................................................54

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bảng Đồ Huyện Đắk-Mil ........................................................................4
Hình 4.1 Sơ Đồ Thể Hiện Việc Tiêu Thụ Cà Phê trên Thị Trường Huyện ..........51

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Khấu Hao Máy Móc Thiếp Bị (đồng) ...................................................xv
Phụ lục 2 Chi Phí Lao Động Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản (1.000 đồng) ..............xv
Phụ lục 3 Chi Phí Lao Động Thời Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh (1.000 đồng) ....... xvi
Phụ lục 4 Bảng Câu Hỏi ..................................................................................... xvii
Phụ lục 5 Danh Sách Nông Hộ Trồng Cà Phê Được Phỏng Vấn........................xxv

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.


Đặt vấn đề
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đóng góp

không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ, và tăng trưởng
GDP hàng năm cho cả nước,…
Trong những năm gần đây, cà phê Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
thế giới về sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đứng vị trí số 1 về xuất
khẩu cà phê robusta. Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 80 nước và vùng
lãnh thổ. Theo hiệp hội cà phê Việt Nam (2011), trong quý I năm 2011 Việt Nam xuất
khẩu 520.000 tấn cà phê, trị giá 1.081.600.000 USD. Tuy nhiên, cho đến nay việc phát
triển diện tích cây cà phê chưa theo quy hoạch, sản xuất còn manh mún nên năng suất,
chất lượng chưa cao, bên cạnh đó giá cà phê còn bấp bênh (phụ thuộc vào giá cà phê
thế giới).
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, huyện
Đắk Mil hiện nay được xem là địa phương có điều kiện lý tưởng trong việc phát triển
cà phê. Được chính quyền địa phương chú trọng quan tâm thông qua các chính sánh hỗ
trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật. Với mục tiêu phát triển hiệu quả và lâu dài cây cà phê tại
huyện Đắk Mil, tôi tìm hiểu thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất, những thuận lợi và
khó khăn của các hộ nông dân tại địa phương. Được sự đồng ý của khoa kinh tế và sự
hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ Phước Hậu, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông”.


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Định hướng cho các nông hộ trong việc sản xuất cà phê và đưa ra những đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng sản xuất cà phê ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
- Phân tích hiệu quả sản xuất cà phê ở các nông hộ điều tra.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải trong sản xuất cà
phê của mình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hộ nông dân sản xuất có hiệu quả
hơn.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi nội dung
Phân tích tình hình trồng cà phê, cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất cây cà
phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil, và đề xuất hướng giải quyết những
khó khăn (vướng mắc) để từ đó hộ nông dân có kế hoạch sản xuất cho vườn cây của
mình một cách có hiệu quả hơn.
1.3.2. Phạm vi không gian
Khóa luận được nghiên cứu tại ba xã của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là: xã
Đắk Lao, xã Thuận An, và xã Đức Mạnh.
1.3.3. Phạm vi đối tượng
Là những nông hộ trồng cà phê tại xã Đắk Lao, xã Thuận An, và xã Đức Mạnh
thuộc huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

2


1.3.4. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2012 – 06/2012.

1.4.

Cấu trúc luận văn
Chương 1 Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung, phạm vi, cấu trúc của luận

văn.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về các tài liệu có liên quan tới đề tài.
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, những điều
kiện thuận lợi, khó khăn của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nhằm có những đánh giá
chung ảnh hưởng đến việc sản xuất cây cà phê tại địa phương.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu ra những nội dung có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng
cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Chương 4: Kết quả thảo luận
Đây là phần trọng tâm của khóa luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiển lý luận. Mô tả về nông hộ, tính toán
hiệu quả sản xuất, cuối cùng là xem xét những khó khăn chung và nêu ra những đề
xuất nhằm tháo gỡ những vấn đề thắc mắc.
Chương 5: kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải
pháp cần thực hiện.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Đắk Mil

2.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông với diện tích tự
nhiên 682,99 km2, cách thị xã Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14. phía Bắc giáp
huyện Cư Jút, phía Đông giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Đắk Song, phía
Tây giáp tỉnh Moldulkiri của vương quốc Campuchia.
Đắk Mil có 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Đắk Sắk, Đức Minh, Long
Sơn, Đắk Lao, Đắk R’La, Đức Mạnh, Đắk N’Drot, Đắk Gần, Thuận An và thị trấn
Đắk Mil.
Hình 2.1 Bảng Đồ Huyện Đắk Mil

Nguồn:, 2012


2.1.2. Điều kiện tự nhiên khác
a) Địa hình
Địa hình Đắk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, vùng phía
Bắc huyện từ 400 – 600m và phía Nam huyện từ 700 – 900m, phần lớn địa hình có
dạng đồi lượn sóng nối liền nhau, bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thủy,
xen kẻ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp. Có hai dạng chính: địa hình dốc lượn sóng
nhẹ: có độ dốc từ 0 – 150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của
huyện, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên, và địa hình dốc chia cắt mạnh: có độ
dốc > 150, phân bố ở phía Tây Nam của huyện chiếm khoảng 25,4% diện tích tự nhiên.

b) Khí hậu – thời tiết
Đắk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Đắk Lắk và Đắk
Nông, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên
90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa
không đáng kể. Nhiệt độ trung bình là 22,30C, ẩm độ không khí bình quân năm là
85%, lượng mưa bình quân 2.513mm.
- Chế độ nhiệt: tổng nhiệt độ < 80000C. Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,90C.
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 19,30C. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30C.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800mm. lượng mưa
cao nhất (tháng 9): 2.972mm. Lượng mưa thấp nhất (tháng 1): 100mm, số ngày mưa
bình quân hàng năm: 170 ngày.
- Chế độ ẩm: độ ẩm bình quân hàng năm: 85%. Độ bốc hơi: mùa mưa chỉ số độ
ẩm k=1,0 – 1,5, mùa khô k=0,5.
- Chế độ gió: hướng gió thịnh theo hai hướng gió chính: gió Tây Nam xuất hiện
vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1,97m/s. Gió Đông Bắc xuất hiện vào các
tháng mùa khô, tốc độ trung bình 2,4m/s.

5


c) Tài nguyên đất
Huyện Đắk Mil có một diện tích đất khá phong phú và màu mở, chủ yếu là đất
bazan, thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Đất
dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (42.479 ha).
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010
Tổng số

Nông nghiệp


(ĐVT: ha)
Lâm nghiệp

Chưa sử dụng

TT Đắk Mil

503

248

3

-

Xã Đắk Lao

25.376

4.125

20.198

455

Xã Đắk R'la

9.280

8.763


130

15

Xã Đắk Gần

7.656

6.959

55

226

Xã Đức Mạnh

4.940

4.557

38

-

Xã Đắk N'Drót

4.751

4.500


-

46

Xã Long Sơn

3.062

2.841

-

7

Xã Đắk Sắk

3.173

2.641

-

77

Xã Thuận An

6.241

5.163


23

274

Xã Đức Minh

3.317

2.682

5

80

68.299

42.479

20.452

1.180

Tổng số

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil
d) Thủy văn
Hệ thống mặt nước khá phong phú, mật độ sông suối bình quân 0,35 –
0,401m/km2 và là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông suối chính là hệ thống dầu
nguồn sông Sêrêpôk và hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai, tuy nhiên nguồn nước mặt

phân bổ không đều: khu vực phía Nam và Tây Nam của huyện có nguồn nước khá
phong phú với hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc như Hồ Tây, hồ Đắk Per... và
hệ thống sông Sêrêpôk chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ huyện. Khu vực phía Bắc và
Đông Bắc nguồn nước khá khan hiếm, khu vực này mật độ sông suối thấp, hệ thống hồ
đập ít vì vậy thường thiếu nước mùa khô làm ảnh hưởng đến cây trồng. Nguồn nước
ngầm: nước ngầm trên địa bàn huyện Đắk Mil tương đối phong phú, nhưng chủ yếu
vận động tàng trữ trong tạo thành phun trào basalt, được coi là đơn vị chứa nước có
triển vọng hơn cả. Tuy nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu khá
6


lớn nên cần lưu ý khi giải quyết những vấn đề cụ thể. Đặc biệt ở khu vực này có hiện
tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải
nghiên cứu cụ thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế mức thấp nhất việc
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil

2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Dân số trung bình năm 2011 là: 91.856 người, mật độ dân số: 134,49 người/km2.
Bảng 2.2 Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2011
Diện tích

Dân số trung bình

Mật độ dân số

(km)


(người)

(người/km)

TT Đắk Mil

5,04

10.459

2.075,20

Xã Đắk Lao

253,76

6.928

27,3

Xã Đắk R'la

92,79

9.584

103,29

Xã Đắk Gần


76,56

7.064

92,27

Xã Đức Mạnh

49,4

13.045

264,07

Xã Đắk N'Drót

47,51

6.682

140,64

Xã Long Sơn

30,62

1.578

51,53


Xã Đắk Sắk

31,73

12.986

409,27

Xã Thuận An

62,41

9.964

159,65

Xã Đức Minh

33,17

13.566

408,98

682,99

91.856

134,49


Tổng số

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil
Thành phần dân tộc của huyện Đắk Mil khá đa dạng: có tới 19 dân tộc anh em,
người kinh có 14.314 hộ/64.474 nhân khẩu chiếm 80,08% dân số toàn huyện, dân tộc
thiểu số có 1.346 hộ/7.135 khẩu chiếm 8,6% chủ yếu là dân tộc M’Nông, còn lại là
Êđê, Ma, Tày, Nùng…

7


Cơ cấu toàn huyện gồm: 09 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn
Đắk Mil với 2.075,20 người/km2. Do thị trấn Đắk Mil là trung tâm buôn bán của
huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều thuận lợi nên dân cư tập
trung tại đây nhiều hơn các xã. Kế đến là các Xã Đắk Sắk, Đức Minh, Đức Mạnh, đây
là các xã hình thành sớm, có điều kiện sinh sống và phát triển kinh tế có nhiều thuận
lợi. Các xã còn lại như xã Đắk Lao, Long Sơn… có mật độ dân số thấp, nguyên nhân
do, đây là vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông, điều kiện sinh hoạt còn gặp nhiều khó
khăn và đa số diện tích đất được sử dụng làm đất nông nghiêp, lâm nghiệp.
b) Lao động
Bảng 2.1 cho thấy tổng lao động toàn huyện năm 2010 là: 51.408 người (chiếm
55,97% dân số của huyện).
Bảng 2.3 Cân Đối Lao Động Xã Hội (2005- 2010)
2005

2006

(ĐVT: Người)
2007


2008

2009

2010

Nguồn lao động (số người)

42.869 45.893 47.490 49.218 50.370 51.408

1. Trong độ tuổi lao động

42.078 45.062 46.652 48.352 49.389 50.380

Có khả năng

41.266 44.243 45.836 47.529 48.557 49.535

Mất khả năng

812

819

816

823

832


845

1.603

1.650

1.654

1.689

1.813

1.873

Trên độ tuổi lao động

985

1.023

1.007

1.035

1.095

1.143

Dưới độ tuổi lao động


618

627

647

654

718

730

2. Ngoài độ tuổi mà vẫn tham gia

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil
Việc thu hút lao động nông nghiệp vào công nghiệp và các lĩnh vực y tế, giáo
dục gặp nhiều khó khăn, vì đại đa số lao động còn hạn chế về trình độ khoa học kỹ
thuật. Trong tương lai việc phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa thì vấn đề đào
tạo kỹ thuật sẽ là yếu tố quyết định. Vì vậy, sớm quan tâm đến công tác phát triển giáo
dục phổ thông, tạo nguồn cho đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật.
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) năm 2009 là: 1.538 tỷ đồng; năm 2010 là:
1.729 tỷ đồng, tăng 12,42% so với năm 2009.
8


Bảng 2.4 Tổng Giá Trị (GDP) Huyện Đắk Mil (2009-2010)
Năm 2009


Hạng mục

Giá trị

Năm 2010

Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%)

1.Nông, lâm, ngư nghiệp

742

48,24

824

47,66

2. Công nghiệp, xây dựng

378

24,58

430


24,87

3. Thương mại - dịch vụ

418

27,18

475

27,47

1.538

100

1.729

100

Tổng giá trị (GDP)

(Tính theo giá cố định 1994- ĐVT: tỷ đồng)
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil
2.2.3. Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp
a) Trồng trọt
Trồng trọt luôn giữ vai trò chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giá trị sản
xuất ngành trồng trọt năm 2010 (tính theo giá cố định 1994) là: 701 tỷ đồng chiếm
99,96% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 2.5 Diện Tích và Sản Lượng Cây Lâu Năm trên Địa Bàn Huyện (09-10)

Năm 2009
Tổng số
I. Cây CN lâu năm
Cà phê

Năm 2010

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

23.757

23.757

19.014

40.763


19003

42.930

Điều

2.479

1.150

2.479

1.260

Cao su

1.131

625

1.161

875

Tiêu

273

475


275

497

Ca cao

264

47

267

92

II. Cây ăn quả các loại

558

3.900

562

4.320

III. Cây lâu năm khác

38

40

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil

Cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng lớn cả về diện tích (năm 2010 là
23.797 ha), đặc biệt, cây cà phê chiếm diện tích cao nhất (năm 2010 là 19.003 ha).
9


b) Chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 (tính theo giá cố định 1994) là: 22
tỷ đồng. Nhìn chung, huyện Đắk Mil có ngành chăn nuôi ít phát triển, số lượng gia
súc gia cầm tương đối ít, do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh, là vùng không có nhiều
đồng cỏ nên không thuận lợi cho việc chăn thả. Đàn gia súc năm 2009 tổng số đàn
trâu, bò có 2.240 con, heo có 11.800 con, gia cầm các loại có 82.000 con.
c) Thị trường nông sản
Ở huyện Đắk Mil, thị trường nông sản luôn bấp bênh, đa số người nông dân có
nông sản bán cho các đại lý thu mua, và từ đó đưa đi nơi khác hoặc chế biến tại chổ.
Các đại lý thu mua ở Đắk Mil không nhiều, quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu là thu
mua theo thời vụ. Mặt khác, các ngành chức năng quản lý nhà nước ở lĩnh vực thương
mại không thường xuyên kiểm tra hoạt động thu mua nông sản của các đại lý. Do vậy,
tình trạng gian lận thương mại thường xuyên xảy ra, trên địa bàn chưa có doanh
nghiệp nào đứng ra ký kết bao tiêu sản phẩm cho các nông hộ nên dẫn đến nông dân bị
tư thương ép giá.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
a) Điện
Mười xã và thị trấn đều đã có điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện
sinh hoạt và bước đầu đảm bảo điện lưới cho một số lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, ở một số xóm, làng của mười xã do các hộ dân cư
phân tán, khoảng cách giữa các hộ còn khá xa, hầu hết ở trong rẩy, vườn, nơi xa xôi
hẻo lánh đều chưa có điện để sử dụng, các hộ này chiếm khoảng 3% so với tổng số hộ
trên địa bàn huyện Đắk Mil. Tồn tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản xuất nông

nghiệp nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung.
b) Giao thông
Quốc lộ 14 đi ngang qua huyện Đắk Mil đã tạo điều kiện thuận lợi để giao
thương với các huyện khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Ngoài ra, các tuyến đường
liên xã đã được trải nhựa và nâng cấp tu bổ. Bên cạnh đó,các tuyến đường liên thôn
của từng xã cũng được nâng cấp hàng năm.
10


c) Thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng trong thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây
trồng, vì vậy đã và đang được huyện chú trọng. Để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho một
số cây cà phê, chè, rau… nhiều hộ đã đào giếng, lắp máy bơm, nhưng khả năng tưới
vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thâm canh nhất là đối với cây cà phê trong thời
kỳ kinh doanh.
2.3.

Tình hình cà phê thế giới

2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê thế giới
Bảng 2.6 Sản Lượng Cà Phê của 7 Nước Hàng Đầu Thế Giới (2000 – 2010)
ĐVT: 1000 bao(60kg/bao)
Quốc gia

Brazil Colombia Việt Nam Indonesia Ethiopia Mexico Indian

2000 31.789

13.846


9.199

7.220

3.041

5.149

4.481

2001 30.727

10.808

13.133

6.833

3.756

4.200

4.970

2002 48.480

11.999

11.555


6.785

3.693

4.000

4.683

2003 28.820

11.889

15.230

6.571

3.874

4.550

4.495

2004 39.272

11.097

12.500

7.538


5.000

3.867

4.850

2005 32.944

12.564

13.842

9.159

4.779

4.225

4.630

2006 42.512

12.541

19.340

7.483

5.551


4.200

4563

2007 36.070

12.504

16.467

7.777

5.967

4.150

4.319

2008 45.992

8.664

18.500

9.612

4.949

4.651


3.950

2009 39.470

8.098

18.200

11.380

6.931

4.200

4.823

2010 48.095

9.200

18.500

8.500

7.450

4.400

4.733


Nguồn: , 2010
Bảng 2.6 cho thấy bốn nước có sản lượng cà phê lớn nhất là: Brazil, Việt Nam,
Colombia, Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam (năm 2006) sản lượng là 1.160.400 tấn,
tăng 210% so với năm 2000 (sản lượng là 551.940 tấn). Trong giai đoạn này Việt Nam
góp phần tăng sản lượng thế giới.

11


2.3.2. Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cà phê rất khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát
triển ngành cà phê, khả năng đầu tư công nghệ chế biến cũng như tập quán kinh doanh.
Nếu như cà phê Brasil, Colombia, Indian và Indonesia đã có công nghiệp sản xuất cà
phê hòa tan khá phát triển, thì hầu hết các nước xuất khẩu cà phê còn lại chủ yếu xuất
khẩu dưới dạng nhân xô.
Năm 1996 tổng lượng cà phê xuất khẩu là 4.652.940 triệu tấn trong đó cà phê
Robusta 1.488.960 tấn chiếm tỷ lệ 32%, đến năm 2005 tổng lượng cà phê xuất khẩu
5.187.000 tấn trong đó cà phê Robusta 1.818.044 tấn chiếm tỷ lệ 35,05%. Việc tăng
lượng xuất nhập khẩu cà phê Robusta sẽ tạo điều kiện tốt cho Việt Nam tăng hiệu quả
sản xuất và xuất khẩu. Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu là Brazil, Việt Nam,
Colombia chiếm trên 55% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Ba nước này
cùng với Honduras, Indian, Indonesia, Guatemala tổng số tám nước chiếm trên70%
sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
Bảng 2.7 Xuất Khẩu Cà Phê I/2011 của Thế Giới
Nước xuất khẩu

(ĐVT: bao 60kg)

Tháng 1


Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Brazil

2.792.855

2.714.295

2.726.690

2.702.857

Việt Nam

1.700.000

1.400.000

2.300.000

2.400.000

Colobia

847.817


65.850

923.671

580.086

Honduras

540.314

598.179

560.744

559.395

Indian

348.712

544.626

837.187

669.397

Indonesia

345.000


340.000

560.000

420.000

Guatemala

265.468

373.804

463.819

447.265

Các nước còn lại

1.996.634

1.985.234

2.064.624

1.928.192

Tổng giá trị

8.836.800


8.021.988

10.436.735

9.707.192

Nguồn: , 2011

12


×