Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.98 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH PHÚ ĐIỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH PHÚ ĐIỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: LÊ VĂN MẾN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH” do ĐINH PHÚ ĐIỀN, sinh viên khóa
34, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Thầy LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày


tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Mỗi phút, mỗi giây trôi qua là mỗi sự thay đổi của cuộc sống. Tôi là một phần
của cuộc sống đó, được sinh ra, lớn lên, đến trường đi học và học rất nhiều điều. Nay,
tôi đã là sinh viên năm thứ tư của trường Đại học Nông Lâm TPHCM, khơng cịn bao
lâu nữa tơi sẽ phải rời xa mái trường thân thương này, rời xa giảng đường, phấn trắng,
bảng đen, khơng cịn được nghe những lời chỉ dạy của thầy cô ở đây, và tiếng cười đùa
của bạn bè nghịch ngợm. Và cũng từ đây, tôi sẽ được chắp thêm đôi cánh mới để bay
đến những ước mơ trên con thuyền chở đầy tri thức mà từ lâu tơi đã được trau dồi và
vun đắp. Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả của quá trình rèn luyện đó và tơi xin tri
ân đến tất cả bằng tấm lòng chân thành và trân trọng.
Con xin gửi lời ghi ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, người đã sinh ra con, nuôi dạy con,
và luôn bên cạnh con những lúc khó khăn để con có được niềm tin và sự động viên kịp
thời trong những lúc khó vượt qua nhất.
Tôi xin trân trọng tri ân đến tất cả quý Thầy, Cô, đặc biệt là những giảng viên
khoa Kinh tế đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho tơi những kiến thức q
giá trong suốt q trình học tập. Xin kính gửi lời biết ơn đặc biệt nhất đến thầy Lê Văn
Mến, người đã chỉ dẫn tôi nhiệt tình để tơi có thể hồn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Đốc, các anh chị phịng Tín

dụng NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã tạo điều kiện tốt nhất, chỉ bảo và giúp đỡ tơi
rất nhiều trong q trình thực tập.
Cảm ơn những người bạn đã luôn đồng hành, sát cánh bên tôi, đã cho tôi những
lời khuyên, những sẻ chia chân thành.
Và cuối cùng, tôi xin dành tặng thành quả này cho tất cả những người mà tôi
yêu thương.
Sinh viên
Đinh Phú Điền


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐINH PHÚ ĐIỀN, Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng
Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Chợ
Lách”.
ĐINH PHÚ ĐIỀN, June 2011. “Credit Analysis Activities At Bank Of
Agriculture And Rural Development Branch Cho Lach”.
Mục đích của khóa luận này là phân tích các chỉ tiêu nhằm thấy được thực trạng
hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua hai năm 2010-2011, đánh giá hiệu quả, điểm
mạnh, điểm yếu của Chi nhánh, đồng thời qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện, khóa luận của tơi sử dụng phương pháp so sánh,
phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng ban và tham khảo các tài liệu
sách báo, internet, thư viện,….
Khóa luận tập trung phân tích chủ yếu các hoạt động huy động vốn, cho vay,
tình hình thu nợ, nợ quá hạn của Chi nhánh, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh qua hai năm 2010-2011 dựa trên báo cáo tài chính thơng qua doanh thu,
chi phí, và lợi nhuận. Từ những kết quả trên, khóa luận sẽ đưa ra những giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
Do khóa luận thực hiện trong thời gian ngắn và trình độ cịn hạn chế nên khơng

tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ và
các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................... xi 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ............................................................................... 3 
1.3.1. Khơng gian nghiên cứu .......................................................................................... 3 
1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 3 
1.4. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................................ 3 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................. 4 
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ................................................................................. 4 
2.2. Tổng quan sơ lược về huyện Chợ Lách ........................................................................ 5 
2.2.1. Tổng quan .............................................................................................................. 5 
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội....................................................................................... 5 
2.3. Tổng quan về NHNo & PTNT Việt Nam..................................................................... 6 
2.4. Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách ................................................... 8 
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 8 
2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức .......................................................................................... 9 
2.4.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban .................................................................... 10 
2.4.4. Các hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách ................. 12 

2.4.5. Những thuận lợi và khó khăn............................................................................... 13 
2.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm 2010-2011 .............. 14 
2.4.7. Phương hướng hoạt động, mục tiêu phát triển trong năm 2012 .......................... 14 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 15 
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 15 
v


3.1.1. Vài nét về hoạt động của NHTM ......................................................................... 15 
3.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM ....................................................................... 15 
3.1.3. Những vấn đề chung về tín dụng ......................................................................... 16 
3.1.4. Rủi ro tín dụng ..................................................................................................... 21 
3.1.5. Nợ và phân loại nợ ............................................................................................... 23 
3.2. Một số chỉ tiêu sử dụng .............................................................................................. 25 
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 26 
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 26 
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 26 
3.3.3. Phương pháp so sánh ........................................................................................... 27 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 28 
4.1. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 2 năm 2010-2011 ...................................... 28 
4.2. Phân tích hoạt động huy động vốn ............................................................................. 29 
4.2.1. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền gửi ...................................................... 30 
4.2.2. Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn ............................................................. 30 
4.3. Phân tích hoạt động cho vay ....................................................................................... 32 
4.3.1. Phân tích quy trình cho vay tại Chi nhánh........................................................... 32 
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay ................................................................................. 33 
4.3.3. Phân tích dư nợ cho vay qua 2 năm 2010-2011 .................................................. 41 
4.4. Phân tích tình hình thu nợ và nợ quá hạn ................................................................... 46 
4.4.1. Phân tích doanh số thu nợ .................................................................................... 46 
4.4.2. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh ................................................................... 50 

4.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 2 năm 2010-2011 ........ 53 
4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ............................................... 57 
4.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi
nhánh ................................................................................................................................. 59 
4.7.1. Về hoạt động huy động vốn ................................................................................. 59 
4.7.2. Về hoạt động cho vay .......................................................................................... 61 
4.7.3. Đối với việc xử lý nợ và thu hồi nợ ..................................................................... 62 
4.7.4. Đổi mới việc tổ chức và hồn thiện quy trình tín dụng ....................................... 63 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 64 
vi


5.1. Kết luận....................................................................................................................... 64 
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 65 
5.2.1. Kiến nghị đối với Chi nhánh................................................................................ 65 
5.2.2. Kiến nghị đối với các Ngân hàng cấp trên........................................................... 66 
5.2.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và chính quyền địa phương .................................... 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 68 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABIC

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
(Agriculture Bank Insurance Joint-Stock Corporation)

ATM


Automated teller machine- Máy rút tiền tự động

CB-CNV

Cán bộ-công nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DSTN

Doanh số thu nợ

GTVT

Giao thơng vận tải

HTX

Hợp tác xã

IPCAS

Hệ thống kế toán thanh toán khách hàng (Intra-Bank
Payment

and Customer Accounting System)

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NPL

Nợ xấu (Non-performing Loans)

NQH

Nợ quá hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TM-DV

Thương mại-dịch vụ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VN

Việt Nam

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011
.......................................................................................................................................14
Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 2 năm 2010-2011 .........................28
Bảng 4.2. Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Loại Tiền Gửi ........................................30
Bảng 4.3. Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Thời Hạn ...............................................31
Bảng 4.4. Doanh Số Cho Vay Theo Theo Thời Hạn Cho Vay .....................................34

Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế ....................................................35
Bảng 4.6. Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế............................................38
Bảng 4.7. Doanh Số Cho Vay Theo Đối Tượng Cho Vay ............................................39
Bảng 4.8. Dư Nợ Cho Vay Theo Thời Hạn Cho Vay ...................................................41
Bảng 4.9. Dư Nợ Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế .........................................................42
Bảng 4.10. Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế ..............................................44
Bảng 4.11. Dư Nợ Cho Vay Theo Đối Tượng Cho Vay ...............................................45
Bảng 4.12. Doanh Số Thu Nợ Theo Thời Hạn Cho Vay ..............................................46
Bảng 4.13. Doanh Số Thu Nợ Theo Ngành Kinh Tế ....................................................47
Bảng 4.14. Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế............................................48
Bảng 4.15. Doanh Số Thu Nợ Theo Đối Tượng Cho Vay ............................................49
Bảng 4.16. Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Cho Vay Qua 2 Năm 2010-2011 .................50
Bảng 4.17. Nợ Quá Hạn Theo Ngành Kinh Tế Qua 2 Năm 2010-2011 .......................51
Bảng 4.18. Nợ Quá Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm 2010-2011 ...............52
Bảng 4.19. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011
.......................................................................................................................................53
Bảng 4.20. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh ........57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Chi Nhánh NHNo & PTNT Huyện
Chợ Lách .........................................................................................................................9
Hình 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Chi Nhánh Năm 2011 ............................................29
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình cho vay tại Chi nhánh ..........................................................32
Hình 4.3. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Vay Qua 2 Năm 2010-2011 .................34
Hình 4.4. Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế Qua 2 Năm 2010-2011 ...............36
Hình 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm 2010-2011 .....38
Hình 4.6. Doanh Số Cho Vay Theo Đối Tượng Cho Vay Qua 2 Năm 2010-2011.......40

Hình 4.7. Dư Nợ Cho Vay Theo Thời Hạn Cho Vay Qua 2 năm 2010-2011 ...............42
Hình 4.8. Dư Nợ Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế Qua 2 Năm 2010-2011....................43
Hình 4.9. Dư Nợ Cho Vay Theo Đối Tượng Cho Vay Qua 2 Năm 2010-2011 ...........46
Hình 4.10. Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Cho Vay Qua 2 Năm 2010-2011 ..................50
Hình 4.11. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-201154
Hình 4.12. Cơ Cấu Tổng Doanh Thu Năm 2011 ..........................................................55
Hình 4.13. Cơ Cấu Tổng Chi Phí Năm 2011 ................................................................56

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giấy đề nghị vay vốn
Phụ lục 2. Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm trở lại đây, cùng với những biến động của thế giới, nền kinh
tế Việt Nam luôn trải qua những nốt thăng trầm. Tình hình lạm phát, ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính tồn cầu, biến động tỷ giá đồng nội tệ, giá vàng…luôn đặt ra nhiều
sức ép đối với nền kinh tế vĩ mơ trong thời kì “hậu khủng hoảng”. Trong hồn cảnh
khó khăn đó, Chính phủ nói chung, cũng như ngành Ngân hàng nói riêng đã ban hành
nhiều chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt,…nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất những
ảnh hưởng và từng bước đưa nền kinh tế dần phục hồi, đi vào ổn định, góp phần an
sinh xã hội, phát triển đất nước.

Trước bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại với vai trò là tổ chức trung gian tài
chính quan trọng của xã hội phải có những quyết định phù hợp, những phương án kinh
doanh hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng bởi sự thành công
hay thất bại của các hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch kinh
doanh, uy tín, và hơn nữa là sự tồn vong của ngân hàng hay của cả hệ thống ngân
hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đảm
bảo an toàn và đạt lợi nhuận cao trong tín dụng, các ngân hàng ln quan tâm và quản
lý cơ chế hoạt động một cách chặt chẽ, cũng như ln tìm cách phát hiện, hạn chế đến
mức thấp nhất những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong các loại hình tín dụng tại
Việt Nam, tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn được biết đến là điểm đến hấp dẫn cho
việc đầu tư bởi ở đó khơng chỉ là khu vực đầy tiềm năng với phần đông tập trung dân
số và lực lượng lao động mà cịn có các chính sách, chủ trương của Nhà nước ln tạo
điều kiện hỗ trợ, khuyến khích cho vay phát triển trong khu vực này. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi


đã nêu, ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như khả năng
thu hồi vốn, tính hiệu quả trong sử dụng vốn, nông dân gặp thiên tai, dịch bệnh,…
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn Việt Nam sau hơn 23 năm
hình thành và phát triển luôn là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay phát triển
nông nghiệp, nông thôn về quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Là một Ngân hàng
nằm trong hệ thống mạng lưới chi nhánh trải dài khắp đất nước, NHNo & PTNT
huyện Chợ Lách, nằm trên địa bàn một huyện thuần nông, hơn 20 năm nay đã khẳng
định một vị trí quan trọng, trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người dân nơi đây. Nhận
thấy được tính thực tiễn của vấn đề trên và để tìm hiểu về các hoạt động tín dụng trong
hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, NHNo & PTNT huyện Chợ Lách nói riêng, tơi
đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Chợ Lách” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Thơng qua đề tài tơi sẽ
có cái nhìn sâu sắc, những phân tích, đánh giá đúng đắn hơn về cơng tác hoạt động tín
dụng tại ngân hàng, cũng như đóng góp ý kiến, giải pháp trong việc hoàn thiện, nâng

cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hoạt động tín dụng
của NHNo & PTNT huyện Chợ Lách qua 2 năm 2010-2011, qua đó nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng giúp Chi nhánh kinh doanh hiệu quả
hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Phân tích các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn hoạt động, tình hình huy động vốn,
doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm
2010-2011.
-Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thơng qua các chỉ tiêu.
-Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Khơng gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre. Thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 2 năm
2010-2011 qua các phòng ban.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/3 đến 31/5 năm 2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận chia làm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, địa bàn

huyện Chợ Lách, NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ
Lách, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong 2 năm qua.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu một số khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng, các hoạt dộng nghiệp vụ
chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh đó, ở chương này cịn đưa ra phương pháp nghiên
cứu của đề tài bao gồm thu thập và phân tích số liệu tại các phịng ban.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung nghiên cứu chính của đề tài, phân tích các chỉ số về hoạt
động huy động vốn, hoạt động cho vay, thu nợ, tình hình nợ quá hạn, kết quả kinh
doanh qua 2 năm 2010-2011. Nêu lên nhận xét chung và đề xuất một số giải pháp
chính nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trong thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về cơng tác tín dụng tại Ngân hàng, đưa ra một số nhận xét và
kiến nghị cho Chi nhánh, các Ngân Hàng cấp trên và cho Nhà nước, chính quyền địa
phương.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Vấn đề phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng là một vấn đề khơng
hề mới nhưng nó vẫn chưa bao giờ cũ. Bởi đối với một giai đoạn hay thời điểm nhất
định, tại mỗi một đơn vị khác nhau sẽ có một kết quả khác nhau, phương thức hoạt
động cũng khác nhau và các giải pháp ứng với thực tiễn cũng khác nhau. Do đó,
nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi người thực hiện phải nắm bắt rõ tình hình thực tế tại địa
bàn, thơng qua các chỉ tiêu tài chính, tín dụng sẽ có sự nhận xét, đánh giá khách quan
hay chủ quan nhằm làm nổi bật vấn đề được đề cập. Qua các tài liệu “tài chính tiền tệ”

của tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều, nhà xuất bản thống kê 2008, “giáo trình nghiệp vụ tín
dụng ngân hàng” của Ths Nguyễn Viết Sản, Đại Học Nông Lâm TPHCM năm 2010,
và “quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến nhà
xuất bản thống kê 2005, tôi đã được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về tài chính, tín
dụng, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng,… Đề tài “Phân tích thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Chi
nhánh Mỹ Thành” của tác giả Nguyễn Quỳnh Đan chuyên ngành Quản trị kinh doanh
tổng hợp Đại học Nông Lâm TPHCM năm 2010 tuy có sự phân tích đánh giá các chỉ
tiêu cụ thể nhưng chưa sâu sắc, nguyên nhân tăng giảm chưa rõ ràng, các giải pháp
đưa ra chỉ mang tính chung chung, chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, tơi có tham khảo
các tài liệu từ các bài báo kinh tế, các báo cáo thường niên của Chi nhánh, tin tức trên
internet, tivi,… và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các anh chị phịng tín dụng đã
giúp tơi hồn thành đề tài này.


2.2. Tổng quan sơ lược về huyện Chợ Lách
2.2.1. Tổng quan
Là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Bến Tre, phía trên cùng của cù lao
Minh, huyện Chợ Lách nằm trên phần đất với diện tích 166,31 km2 , phía Bắc là một
phần sơng Tiền tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang và đoạn đầu của sông Hàm Luông với
bên kia bờ là huyện Châu Thành, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Nam và
Đơng Nam là sơng Cổ Chiên, phía Đơng tiếp giáp huyện Mỏ Cày Bắc. Huyện được
phù sa của hệ thống sông Cửu Long bồi đắp với một mạng lưới kênh rạch chằng chịt
quanh năm cung cấp một lượng nước ngọt dồi dào phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt.
Trục lộ chính Quốc lộ 57 dài hơn 30 km đi qua địa bàn được xem là “xương sống” có
ý nghĩa huyết mạch đối với giao thơng trong huyện. Về mặt hành chính, huyện bao
gồm các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hịa Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng,
Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Hưng Khánh Trung B và Thị Trấn Chợ Lách.
Vùng đất Chợ Lách được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, nguồn nước
dồi dào, khí hậu điều hịa tạo điều kiện thuận lợi phát triển nơng nghiệp, hình thành

những vùng chun canh cây ăn trái với quy mô lớn, hàng năm đem lại giá trị xuất
khẩu cao cho huyện. Bên cạnh đó, Chợ Lách cịn được biết đến bởi làng nghề hoa
kiểng truyền thống, tập trung nhiều ở Cái Mơn (Vĩnh Thành), là đầu mối cung cấp các
loài hoa kiểng với một sản lượng lớn phân bổ đi khắp nơi trong nước.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Chợ Lách là một huyện đất hẹp người đông, dân số trung bình 109.964
người (2009), đại bộ phận người dân sống bằng nghề nơng, mật độ đất nơng nghiệp
bình qn đầu người là 986 m2 /người Trong những năm gần đây, nền kinh tế của
huyện đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương
mại-dịch vụ-du lịch; cụ thể nông nghiệp chiếm 49,99%, công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp chiếm 14,76%, thương mại- dịch vụ- du lịch chiếm 35,25%. Thu nhập bình
quân đầu người đạt gần 16 triệu đồng/ người/ năm.
Nơng nghiệp phát triển khá tồn diện, huyện đang tập trung trồng và mở rộng
mơ hình cây ăn trái có giá trị hiệu quả kinh tế cao như bưởi da xanh, sầu riêng, măng
cụt. Sản xuất cây giống, hoa kiểng luôn đạt sản lương cao hàng năm. Chăn nuôi phát
triển cả về số hộ lẫn quy mô theo hướng đa dạng về chủng loại. Bên cạnh đó, ngành
5


cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp đang có nhiều chuyển biến từ những ngành truyền
thống sang những ngành mới như gia cơng may mặc, sản xuất phân bón. Thương mại
phát triển với mạng lưới chợ nông thôn được mở rộng, đảm bảo lưu thơng hàng hóa
thơng suốt. Các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng khắp các xã-thị trấn,
dịch vụ y tế, thông tin liên lạc, vận tải hành khách, hàng hóa chất lượng càng được
nâng cao. Huyện đã xây dựng được 4 điểm du lịch sinh thái nhằm khai thác tiềm năng
đặc thù về trái cây, hoa kiểng.
Về cơ sở hạ tầng: Huyện đã hoàn thành nhiều cơng trình có ý nghĩa quan trọng,
quy hoạch kiến thiết thị chính, nhà ở nhân dân, các cơng trình cơng cộng. Giao thơng
nơng thơn cơ bản hồn thành, hợp tác xã vận tải huyện đã đưa vào khai thác tuyến xe
buýt từ Thành Phố Bến Tre đi Phà Đình Khao trên Quốc Lộ 57. Mạng lưới điện phủ

khắp vùng sâu, vùng xa và một số khu vực cồn bãi. Đề án Khu du lịch sinh thái cồn
Phú Bình đang triển khai thực hiện, hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn.
Về văn hóa-xã hội: Chất lượng giáo dục-đào tạo tiếp tục được nâng lên, mạng
lưới trường lớp phát triển theo đúng quy hoạch. Công tác phổ cập tiểu học và trung
học cơ sở được duy trì, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp chiếm hơn 40% tổng số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng. Cơng
tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được củng cố
và phát triển, quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững.
2.3. Tổng quan về NHNo & PTNT Việt Nam
Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam đươc thành lập theo Nghị định
số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành
lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN,
từ các chi nhánh ngân hàng huyện, phịng tín dụng nơng nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các
chi nhánh NHN tỉnh, thành phố. Ngân Hàng Phát Triển Nơng Nghiệp Trung ương
được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng nơng nghiệp NHNN và một số cán
bộ của Vụ tín dụng thương nghiệp, ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế toán và một
số đơn vị.

6


Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
Hàng Phát Triển Nơng Nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN VN
ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo VN thành Ngân Hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM BANK
FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT, viết tắt là AGRIBANK,

hiện nay trụ sở chính đặt tại số 18, Trần Hữu Dực, Khu đơ thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà
Nội.
NHNo & PTNT VN là NHTM lớn nhất Việt Nam hoạt động theo mơ hình tổng
cơng ty chính, là DNNN dạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và
chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VN. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của
NHTM, NHNo & PTNT VN được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với
khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật cho sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành
cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, có mạng lưới
phục vụ rộng lớn trên tồn quốc, ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản
phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng hoàn hảo.
Trải qua chặng đường hơn 23 năm hình thành và phát triển, NHNo & PTNT
VN gặt hái được nhiều thành công lớn:
2003, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi
mới.
2006, vinh dự đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt.
2007, được Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) xếp hạng là doanh
nghiệp số 1 Việt Nam.
2008, đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp Hội Tín Dụng Nơng Nghiệp Nơng Thơn
Châu Á –Thái Bình Dương (APRACA), nằm trong Top 10 giải thưởng Sao vàng Đất
Việt.
2009, khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tiếp với toàn bộ 2300 chi
nhánh và phịng giao dịch trên tồn hệ thống. Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín

7


nhất, và là NH đầu tiên lần thứ hai liên tiếp nằm trong Top 10 giải thưởng Sao vàng
Đất Việt.
2010, Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là Ngân hàng số 1

Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ.
2011, chuyển đổi hoạt động theo mô hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
NHNo & PTNT VN là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng
9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:
Tổng tài sản: 524.000 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng.
Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
Tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động: hơn 2300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc và
Chi nhánh ở Campuchia.
Nhân sự: 37.500 cán bộ.
Với vị thế là Ngân hàng thương mại-Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
NHNo& PTNT VN đã, đang khơng ngừng nỗ lực hết mình đạt được nhiều thành tựu
đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa và phát
triển kinh tế của đất nước.
2.4. Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách thành lập vào năm 1985 với tên ban đầu
là Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp tỉnh Bến Tre chi nhánh Chợ Lách và từ đó
chính thức đi vào hoạt động.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách là ngân hàng thương mại quốc
doanh kinh doanh tổng hợp được tách ra từ hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo pháp
lệnh về tổ chức tài chính tín dụng Việt Nam năm 1990 với chức năng kinh doanh tiền
tệ tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp…
Trong những năm đầu, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã gặp
khơng ít khó khăn vì thiếu vốn kinh doanh, chi phí hoạt động lại cao, dư nợ thấp, nợ
8



quá hạn nhiều, cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh doanh thua lỗ, trình độ nghiệp vụ thấp, tổn
thất rủi ro cao. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nó khơng cản trở được sự quyết tâm
vươn lên của các cán bộ trong ngân hàng. Qua nhiều năm đổi mới, hiện nay ngân hàng
khơng những khắc phục được khó khăn mà còn vươn lên theo kịp trong cơ chế thị
trường.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách là đơn vị hạch tốn nội bộ có tư
cách pháp nhân và thực hiện các nhiệm vụ đối với ngân sách Nhà nước. Chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Chợ Lách là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ
cho nên các hoạt động trích lập quỹ, các tỷ lệ dự trữ bảo đảm an toàn vốn… theo quy
định của Nhà nước ban hành. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách trực tiếp
giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối
với các thành phần kinh tế.
Hiện nay, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách đã mở rộng hoạt động
kinh doanh tổng hợp ở tất cả các dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng hiện đại và
cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất góp phần tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu
nông thôn.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách có địa chỉ tại 195/18B, Khu phố 2,
Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Chi Nhánh NHNo & PTNT Huyện
Chợ Lách

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng
KHKD

Phịng
Kế tốn-


Phịng
Hành chính

Chi nhánh
cấp 3

Phịng
Giao dịch

Nguồn: Phịng HCNS

9


2.4.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Lách là chi nhánh NHTM quốc doanh duy
nhất đóng trên địa bàn huyện Chợ Lách hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Bên cạnh thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh, ngân hàng hết sức quan
tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm chi phí
quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.
-Ban giám đốc
+Giám đốc: trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng,
hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động
mà cấp trên giao, thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, ra quyết định về tổ chức
đối với ngân hàng của mình.
+Phó giám đốc: có nhiệm vụ lãnh đạo các phịng ban trực thuộc và chịu trách
nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám đốc trong
các mặt nghiệp vụ. Đồng thời Phó giám đốc cịn có nhiệm vụ đôn đốc việc thực hiện

đúng quy chế đề ra.
-Phòng kế hoạch kinh doanh (hay còn gọi là phòng tín dụng)
+Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát
hồ sơ vay, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
+Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài
sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
+Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục.
+Nghiên cứu và đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.
+Tổng hợp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo
cáo sơ kết, tổng kết của chi nhánh.
+Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
-Phòng kế toán ngân quỹ
+Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của NHNN, NHNo & PTNT VN.

10


+Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương với Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh.
+Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
+Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dung theo quy định cùa NHNo & PTNT
VN trên địa bàn.
+Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo luật định.
-Phịng hành chính nhân sự
+Xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, q, năm của chi nhánh và có
trách nhiệm thường xun đơn đốc cơng việc, chương trình đã được Giám đốc chi
nhánh phê duyệt.

+Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi
nhánh trực thuộc địa bàn.
+Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng quy chế làm việc, tham mưu xây
dựng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh.
+Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế
độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên.
+Phân công cán bộ trực cơ quan đầy đủ.
+Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, cử cán bộ, nhân viên đi công
tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định.
-Chi nhánh cấp 3: là chi nhánh có quy mơ hoạt động nhỏ hơn so với hội sở
chính, chi nhánh cấp 3 cũng thực hiện các chức năng nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ
phục vụ khách hàng ở địa bàn chi nhánh phụ trách. Hiện nay, 2 chi nhánh cấp 3 đang
hoạt động đó là:
+Chi nhánh Vĩnh Thành, địa chỉ: ấp Vĩnh Hưng 2, xã Vĩnh Thành.
+Chi nhánh Phú Phụng, địa chỉ: ấp Chợ, xã Phú Phụng.
-Phịng giao dịch: có chức năng nhiệm vụ thực hiện các giao dịch và trao đổi
sản phẩm ngân hàng đến tay người dân, chỉ thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản và cho
vay công nhân viên chức.

11


2.4.4. Các hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách
NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lách được phép hoạt động kinh doanh đa năng,
được phép cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho
mọi khách hàng, khơng phân biệt thị trường thành thị hay nông thôn. Các hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh bao gồm:
-Huy động vốn:
+Khai thác và nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của
các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước bằng đồng Việt Nam và

ngoại tệ.
+Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các
hoạt động huy động vốn khác nhau theo quy định của NHNo & PTNT VN.
+Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của
NHNo & PTNT VN.
-Cho vay và đầu tư
+Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.
-Kinh doanh dịch vụ
+Thu, chi tiền mặt.
+Chuyển tiền nhanh (điện tử) bằng dịch vụ Western Union
+Đại lý chi trả kiều hối.
+Cầm cố chứng chỉ có giá và vàng.
+Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước.
+Làm dịch vụ chi tiền tự động qua hệ thống máy ATM.
+Thực hiện các hợp đồng bảo lãnh.
+Đại lý bảo hiểm xe mô tô theo hợp đồng với Bảo Minh và bán hiểm Bảo hiểm
bảo an tín dụng theo hợp đồng với ABIC.

12


2.4.5. Những thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
Trong những năm qua, cùng với tình hình chung của cả nước, nền kinh tế-xã
hội trải qua rất nhiều biến động, gây ra khơng ít khó khăn, thách thức đối với doanh
nghiệp, nhà đầu tư, hộ sản xuất, người dân mà chính hoạt động của họ ở đây có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động hiệu quả tín dụng của ngành ngân hàng. Trước những

khó khăn đó, cùng với những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính
phủ trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, và nhờ có sự tập trung
lãnh chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu vượt khó của các cấp, các
ngành và nhân dân đã tập trung quyết liệt các giải pháp tích cực nên tình hình kinh tếxã hội trên địa bàn huyện khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân
được ổn định, tốc độ phát triển kinh tế đạt 12,73% (2011). Bên cạnh đó, cùng với
những chỉ đạo điều hành tích cực và nhanh nhạy của Ngân hàng cấp trên, sự quan tâm,
lãnh chỉ đạo của cấp ủy, UBND các cấp, đặc biệt là Nghị quyết của Chi bộ đề ra đúng
hướng, sự vận dụng sáng tạo, phù hợp của Ban Giám Đốc chi nhánh, cùng với nỗ lực
phấn đấu của tập thể CB-CNV toàn chi nhánh đã cơ bản hồn thành tốt nhiệm vụ
chính trị, đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội ở tại địa
phương và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao.
b) Khó khăn:
Trong xu hướng thuận lợi của nền kinh tế, những dấu hiệu tích cực trong q
trình phục hồi, vẫn cịn tồn tại khơng ít khó khăn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh của chi nhánh đó là: giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong lĩnh vực nông nghiệp
tăng cao trong khi giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định, những diễn biến bất thường
phức tạp của thời tiết, nắng nóng, mưa lũ kết hợp triều cường, dịch bệnh thường xuyên
xảy ra. Những bất ổn của nền kinh tế đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ
sản xuất kinh doanh trên địa bàn, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp và hộ kinh
doanh làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, thực trạng về tình hình tài
chính của chi nhánh vẫn cịn những khó khăn như: nguồn thu chủ lực từ hoạt động cho
vay khơng đủ cân đối cho chi phí hoạt động kinh doanh đòi hỏi chi nhánh phải tận
dụng các nguồn thu, mở rộng các sản phẩm dịch vụ để bù đắp thu nhập, duy trì sự ổn
định và phát triển bền vững; rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao do đối tượng vay
13


×