Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Công tác xây dựng lực lượng cốt cán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 12 trang )

CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG NGƯỜI TIÊU BIỂU, CỐT
CÁN TRONG ĐỒNG BÀO CÓ TÍN NGƯỠNG ĐẠO TIN LÀNH CÁC
TỈNH PHÍA BẮC.
A/ Sự cần thiết phải xây dựng lực lượng người tiêu biểu cốt cán.
Công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu, cốt cán trong vùng đông
bào có tín ngưỡng đạo tin lành ở các tỉnh phía Bắc là một vấn đề quan trọng,
cần thiết, hơn thế, đây còn là vấn đề mang tính tổ chức - xã hội. Nhìn lại lịch
sử cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ chúng ta thấy nếu không có phong
trào cách mạng quần chúng sôi nổi, trong đó lực lượng người tiêu biểu cốt
cán, luôn luôn là những người xung phong đi đầu trong mọi hoạt động, mọi
phong trào, họ luôn là chỗ dựa niềm tin, tinh thần của đông đảo các tầng lớp
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn của các tổ chức quần
chúng.
Những người tiêu biểu, cốt cán đã thực sự trở thành lực lượng quần
chúng đáng tin cậy của Đảng ta trong cấch mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng
miền Nam, thống nhất tổ quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Những người tiêu biểu, cốt cán qua các thời kỳ cách mạng luôn là
những tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, đoàn kết, chiến đấu, lao động
sản xuất, hoạt động xã hội, họ đã làm việc không tiếc thời gian và sức lực,
không quản giản khổ và khó khăn, thậm chí họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng
cho tổ quốc cho nhân dân. Nhờ vậy cách mạng Việt Nam trên con đường đấu
tranh giải phóng dân tộc. Thống nhất đất nước, những người tiêu biểu, cốt cán
đã lại tiếp tục nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phấn đấu đem hết sức
mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.
B/ Về công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt cán trong
vùng đồng bào có đạo tin lành ở phía Bắc.

1



I. Miền núi phía Bắc là vùng đất đai rộng lớn, có vị trí chiến lược quan
trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng. Miền núi phía
Bắc còn là nơi ngụ cư của hơn 40 dân tộc với tổng dân số trên 10 triệu người.
Từ trước tới nay Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng chính sách
phát triển mọi mặt đối với Miền Núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong
thực tế đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh
quốc phòng, đời sống của nhân dân các dân tộc đã và đang được cải thiện
từng bước ổn định.
Trước những thành quả đạt được đối với vùng dân tộc Miền Núi cả
nước nói chung và phía Bắc nói riêng, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để
ngăn cản sự phát triển về mọi mặt của Miền Núi. Chúng tăng cường mọi
phương sách kể cả chiến lược diễn biến hoà bình để hòng chia rẽ khối đoàn
kết dân tộc, kích động gây mâu thuẫn nội bộ đồng bào các dân tộc, tổ chức
lực lượng ngầm khi có cơ hội sẽ biểu tình gây rối trật tự an ninh thân trí gây
bạo loạn, lật đổ chính quyền ở cấp cơ sở.
Các hoạt động của các thế lực thù địch có nhiều dạng hình, với nhiều
âm mưu thủ đoạn đen tối. Trong đó có dạng chúng thường xuyên tìm cách lợi
dụng và khai thác triệt để những sơ hở về chính sách - pháp luật đặc biệt là lợi
dụng chính sách dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng, kích động hận thù
dân tộc, hận thù giai cấp. Xuyên tạc bóp méo sự thật để chia rẽ tình đoàn kết
giữa các dân tộc, giữa miền núi với miền xuôi, giữa thành thị với nông thôn,
giữa người nghèo với người giàu…từ đó hàng ngày càng khoét sâu mâu
thuẫn các vùng, khu vực để tìm cớ can thiệp vào các công việc thuộc về nội
bộ của đồng bào các dân tộc, đặc biệt chúng rất quan tâm tới những khu vực,
vùng lãnh thổ đặc biệt khó khăn. Sự kiện năm 2001 và 2004 là một minh
chứng sự can thiệp của các thế lực thù địch đối với các tỉnh Tây Nguyên và
đây cũng là bài học đáng nhớ trong quá trình tổ chức thực hiện của chúng ta
về chính sách dân tộc, tôn giáo.

2



II. Trong thế giới hội nhập ngày nay nền kinh tế thế giới đang phát triển
nhanh, mạnh đã thúc đẩy xã hội, mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa các dân
tộc, các tôn giáo luôn luôn bị thúc đẩy liên tục và kéo theo sự đổi mới về tôn
giáo, kinh tế là nguyên nhân là động lực tạo ra sự phân tầng xã hội sự phân
tầng dân tộc, phân tầng tôn giáo sâu sắc. Các nước phương tây với vị trí các
quốc gia phát triển đang âm mưu làm bá chủ thế giới về kinh tế - quốc phòng,
lấy thị trường làm căn bản, trong khi đó thị trường chỉ tập trung chú ý qui luật
hiệu quả, do đó vô hình chung dẫn đến sự bất công bằng xã hội. Toàn cầu hóa
kinh tế lớn mạnh vượt bậc, đã tạo ra khoảng cách giữa quốc gia và dân tộc.
Điều này không những chỉ xảy ra mâu thuẫn đất nước, tạo ra sự bất đồng giữa
giai cấp và cộng đồng dân tộc trong một lãnh thổ chung vốn dĩ đã có khoảng
cách chênh lệch về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Mặt khác nó còn phản
ánh cả nguyên nhân từ trong tôn giáo đều do những xung đột các tập đoàn tôn
giáo.
Trong nhiều thập kỷ cho thấy trên thế giới đã cho chúng ta những bài
học sâu sắc, về xác lập quyền tự quyết vấn đề dân tộc sau chíên thắng giành
độc lập dân tộc góp phần nâng cao ý thức tự tôn dân tộc. Nhưng đến nay, ý
thức dân tộc đã phát triển quá mức đến giai đoạn tự do hoá. Sự quá độ ý thức
dân tộc và xu thế hoà nhập, hòa hoãn quốc tế, tạo khả năng xuất hiện chủ
nghĩa ly khai dân tộc xuyên quốc gia. Việc dân chủ hóa chế độ chính trị tạo ra
hoàn cảnh chủ nghĩa lý khai dân tộc trong nội bộ quốc gia là điều rất hay xảy
ra. Ở nước ta sự kiện bạo loạn chính trị tại thời điểm 2001, 2004 ở Tây
Nguyên là hiện tượng đòi ly khai, đội tự trị dân tộc Tây Nguyên.
Với sự điều khiển, can thiệp từ xa của chủ nghĩa đế quốc quốc tế các
thế lực thù địch, phản động trong nước nhất là bọn phản động Phun Rô, một
tổ chức phản động được tổ chức từ chế độ ngụy quyền Sài Gòn, đã bị tiêu diệt
từ sau giải phóng Miền Nam, nay có dịp chúng ngóc đầu dậy cấu kết với các
thế lực phản động từ bên ngoài hòng phá hoại thành quả cách mạng nước ta.

Bài học về Tây Nguyên càng làm cho chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ còn chủ
3


nghĩa đế quốc thì vẫn còn đấu tranh giai cấp, còn phải tổ chức thực hiện thật
tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện công bằng xã hội, nước mạnh dân giàu, dân chủ, văn
minh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bài học về Tây Nguyên cũng chính là bài học thực tiễn về công tác xây
dựng lực lượng người tiêu biểu, cốt cán trong vùng đồng bào có tín ngưỡng
đạo tin lành trong phạm vi của miền núi cả nước nói chung và phía Bắc nói
riêng.
III. Phương hướng xây dựng và phát huy vai trò lực lượng người
tiêu biểu, cốt cán vùng đồng bào có đạo tin lành các tỉnh miền núi phía
Bắc.
1. Vài nét về tình hình tin lành ở miền núi Phía Bắc.
Đạo tin lành được truyền vào các tỉnh miền núi phía Bắc từ những thập
kỷ 1940, tuy nhiên sự ảnh hưởng chưa nhiều, chưa rộng, chỉ ở một số tỉnh
như Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La…
Từ những năm 1990 trở lại đây, đạo tin lành phát triển nhanh ở các tỉnh
vùng cao miền núi phía Bắc tập trung chủ yếu vào đồng bào Hmông, Dao,
gần đây có ảnh hưởng cả đến một số dân tộc ở vùng cao, sinh sống gần với
dân tộc Mông, Dao.
Theo thống kê chưa đầy đủ, miền núi phía Bắc đã có trên 81.000 người
theo đạo tin lành bao gồm như sau: Hà Giang: 5.608 người, Tuyên Quang:
2.388 người; Cao Bằng: 9.721 người; Bắc Kạn: 6.895 người; Yên Bái: 437
người; Lạng Sơn: 7.533 người; Thái Nguyên: 3.500 người; Nghệ An: 460
người; Thanh Hoá: 4.479 người, tổng cộng 81.505 người với 754 thôn, bản.
Qua thực tế điều tra khảo sát thấy rằng tốc độ phát triển đạo tin lành tại
các tỉnh miền núi phía Bắc vùng đồng bào Mông, Dao là rất nhanh chóng

(81.505 người) đây là một con số không nhỏ và cũng chưa dừng tại đây. Điều
đáng quan tâm và cũng là những băn khoăn của các tổ chức chính trị xã hội và
của đại đa số đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là:
4


- Tình hình trật tự an ninh ở khu vực này không được bình ổn, nội bộ
gia đình, dòng họ giữa người theo và không theo đạo tin lành thường xảy ra
bất đồng chính kiến, không thống nhất với nhau trong việc thờ cúng, trong
việc tổ chức đời sống, về phong tục tập quán, về thuần phong mỹ tục nhiều
gia đình, dòng họ, thôn bản đã có sự bất hoà với nhau kéo dài, sản xuất gia
đình thôn bản bị đình đốn, nghiêm trọng hơn là nhiều nơi có sự mất đoàn kết
nghiêm trọng giữa người theo và không theo đạo tin lành, tệ hại hơn nữa là kẻ
xấu đã lợi dụng tình hình trên để xuyên tạc chế độ, chia rẽ, kích động gây mất
đoàn kết trong các họ tộc, thôn bản, chia rẽ khoét sâu mâu thuẫn gây hẳn giữa
người dân theo và không theo đạo, đặc biệt là bài xích nói xấu chính quyền,
đoàn thể các cấp, tạo sự đối lập, đối đầu giữa chính quyền với nhân dân…,
chính từ những mầm mống nói trên khi có cơ hội địch sẽ tạo cớ can thiệp vào
nội bộ của dân kích động gây bạo loạn lật đổ chính quyền, hoặc đòi ly khai,
đội tự trị dân tộc…
Do trình độ dân trí thấp, đời sống quá khó khăn nên một bộ phận không
nhỏ đồng bào Hmông ở Lai Châu - Điện Biên trong những thập kỷ 1980 đã
mắc phải sai lầm nghe theo kẻ xấu dụ dỗ đã thoát ly lao động, chờ sự ban phát
trâu bò, ruộng vườn từ thượng đế, kết cục cuối cùng đều trắng tay và đau lòng
hơn là nhiều người đã thiệt mạng về nhẹ dạ cả tin khi trèo lên các mỏm núi
đá để bay về với chúa.
Sở dĩ vùng miền núi phía Bắc đạo tin lành phát triển nhanh đó là do đời
sống vùng đồng bào dân tộc còn rất khó khăn, trình độ dân sinh, dân trí, còn
thấp, sự chênh lệch về mức sống giữa miền núi với miền xuôi còn rất xa nhau,
khoảng cách về đời sống - chính trị - kinh tế văn hóa giữa miền núi vùng dân

tộc với miền xuôi (đồng bào kinh) còn quá cách xa nhau, nhiều nơi đồng bào
hầu như ít có thông tin về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong
khi đó các thế lực thù địch lại đã, đang ráo riết phá hoại khối đoàn kết giữa
các cộng đồng dân tộc, chúng lợi dụng những sơ hở khiếm khuyết của luật
pháp, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để gây kích động,
5


chia rẽ, bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân. Mặt khác hệ thống chính trị ở
cơ sở cũng còn yếu tổ chức đoàn thể hoạt động thiếu hiệu quả, lực lượng
người tiêu biểu trong các dân tộc, các già làng, trưởng tộc, trưởng họ chưa
được quan tâm động viên để phát huy họ, việc xây dựng lực lượng người tiêu
biểu và cốt cán trong các dân tộc vùng đồng bào có đạo chưa được quan tâm
đúng mức…

IV. Về phương hướng xây dựng các lực lượng:
Thực trạng tình hình đạo tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở
miền núi phía Bắc nước ta, công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu và
cốt cán là một yêu cầu cần thiết và là nội dung công tác quan trọng của cả hệ
thống chính trị từ tỉnh xuống đến cơ sở. Trong đó mặt trận tổ quốc Việt Nam,
các cấp có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho cấp uỷ Đảng địa phương và cơ
sở thực hiện việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức
thành viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
2. Công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt cán vùng đồng
bào có đạo tin lành.
Cần có sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của các cấp uỷ, chính quyền, mặt
trận tổ quốc các cấp nhằm phát huy tác dụng to lớn trong cộng đồng, họ được
nhân dân các dân tộc tin tưởng và yêu mến. Mọi hoạt động trong làng, bản dù
lớn, dù nhỏ, đều có vai trò hướng dẫn động viên của những người tiêu biểu và
cốt cán.

3. Trong các phong trào cách mạng của quần chúng từ trước tới nay bên
cạnh sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn của các tổ chức đoàn thể,
còn cần phải có lực lượng quần chúng tiêu biểu làm nòng cốt cho phong trào
ở cơ sở, lực lượng này thực sự phải có phẩm chất, năng lực và uy tín đối với
quần chúng nhân dân.

6


4. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi nói chung, miền
Bắc nói riêng, những người tiêu biểu, lực lượng cốt cán có vai trò ảnh hưởng
lớn đối với cộng động làng, bản, thôn xóm, nhớ lại thời kỳ đấu tranh chống
giặc ngoại xâm những người tiêu biểu và cốt cán luôn luôn là lực lượng đi
đầu trong các cuộc đấu tranh tuần hành chống càn của địch, nhiều người đã
đem hết tài sản gia đình ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến, thậm chí họ
sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình vì lợi ích chung của dân tộc, trong hai
cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ giải phóng dân tộc đã có hàng
triệu người tiêu biểu,cốt cán trong các dân tộc ngã xuống vì độc lập tự do cho
tổ quốc. Hoà bình lập lại những người tiêu biểu và lực lượng cốt cán trong
đồng bào lại hăng hái với các hoạt động, các phong trào quần chúng thi đua
yêu nước như vận động dân làng học bình dân học vụ, bổ túc văn hó, tích cực
vận động nhân dân định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, ủng hộ người
nghèo, vận động sinh đẻ có kế hoạch.
5. Trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những người tiêu
biểu và cốt cán tiếp tục phát huy vai trò ảnh hưởng của mình tham gia hưởng
ứng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc
biệt trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư do mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động, những người tiêu biểu, cốt
cán trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc đã có
những đóng góp rất hiệu quả. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất biểu dương

những người tiêu biểu trong các dân tộc đã có 115 đại biểu thuộc các tầng lớp,
lứa tuổi, dân tộc đại diện cho 54 dân tộc đến dự đại hội, đây là những đại biểu
tiêu biểu trên khắp các lĩnh vực hoạt động công tác xã hội. Như vận động
đoàn kết tập hợp nhân dân, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an
ninh, quốc phòng, lao động sản xuất…
Hội nghị toàn quốc biểu dương những người tiêu biểu trong các dân tộc
thiểu số là ngày hội biểu dương tôn vinh những người tiêu biểu trong các dân
tộc được dư luận xã hội hoan nghênh, đánh giá cao và để lại nhiều ấn tượng
7


tốt đẹp trong công tác vận động đoàn kết xây dựng lực lượng nhưng người
tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số.
Có thể nói những người tiêu biểu, cốt cán trong các dân tộc thiểu số ở
miền núi đã có những hoạt động thiết thực trong các phong trào quần chúng
có tác dụng đến sự tiến bộ xã hội qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ văn minh", việc quan tâm xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt
cán nhằm tiếp tục phát huy vai trò ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng, đối
với tiến bộ xã hội đã và đang là yêu cầu nhiệm vụ rất lớn, nhất là ở vùng đồng
bào có tín ngưỡng đạo tinh lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Việc xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt cán, trong vùng đồng
bào có tín ngưỡng đạo tin lành cần được sự quan tâm chỉ đạo, của các cấp uỷ
đảng, cùng với chính quyền các cấp. Trước hết Đảng cần quán triệt rõ quan
điểm nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này, trên cơ sở đó
cấp bộ đề ra nghị quyết về chỉ đạo tổ chức thực hiện, giao trách nhiệm rõ cho
các tổ chức chính trị xã hội, phân định rõ phạm vi chức năng chức trách của
từng tổ chức quần chúng tham gia một cách thiết thực, hiệu quả.
Về biện pháp: a/ Trên cơ sở tiếp tục quán triệt sâu sắc trong các cấp mặt

trận đoàn thể, các ngành và trong cán bộ đảng viên về chính sách tôn giáo dân
tộc của Đảng và Nhà nước đặc biệt phải thấm nhuần pháp lệnh tín ngưỡng tôn
giáo, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc nghị quyết của ban chấp hành TW
Đảng khóa 9 về công tác dân tộc, công tác tôn giáo và các chủ trương công
tác đối với đạo tin lành. Như thông báo 184/TB -TW (1998) thông báo
255/TB - TW (1990 của Bộ chính trị và quyết định 11/2000/QĐ - TTg (2000)
của Thủ tướng để tạo thống nhất về nhận thức và cách làm.
b. Có quan điểm đúng đắn về công tác quần chúng trong việc giải quyết
đạo tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Phải

8


căn bản đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho đồng bào, từ đó giải
quyết tốt chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
c. Cần từng bước tiến hành phổ biến tuyên truyền chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước, chú trọng động viên lực lượng người tiêu biểu, cốt
cán trong các dân tộc làm nòng cốt và cầu nối giữa đồng bào có đạo tin lành
với Đảng, chính quyền.
d. Tín ngưỡng đạo tin lành ở vùng miền núi phía Bắc là vấn đề lớn và
lâu dài, do đó cần tích cực.
Vì vậy cần phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đồng bào nắm
vững mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước, nhất là giáo dục cho đồng bào nhận thức đầy đủ các chỉ thị nghị quyết
của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào có đạo, mà muốn làm tốt công tác
tuyên truyền giáo dục trong nhân dân các dân tộc thì bên cạnh đội ngũ làm
công tác tuyên truyền của các cơ quan chuyên môn. Đoàn thể … cần phải bồi
dưỡng, xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt cán trong vùng đồng bào có
đạo tin lành ở miền núi phía Bắc bằng các biện pháp khả thi như xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng tạo nguồn cho hiện tại, cho lâu dài 5 năm, 10 năm.v.v…

e.Công tác xây dựng lực lượng cốt cán và người tiêu biểu trong vùng
đồng bào có đạo tin lành cần được xây dựng một cách có hệ thống, cơ bản
trong từng làng, từng bản, từng dòng họ, đặc biệt tập trung ở các vùng sâu
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
g. Công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu, cốt cán phải đặt dưới
sự lãnh đạo phối hợp thống nhất trong cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng bộ, chi bộ và các tổ chức Đảng ở cơ sở.
h. Mặt trận tổ quốc Việt Nam là cơ quan giúp cấp ủy xây dựng kế
hoạch triển khai và phối hợp với các tổ chức thành viên cụ thể hoá việc tổ
chức thực hiện.
i. Phải chú ý tạo nguồn xây dựng bồi dưỡng lực lượng người tiêu biểu
và cốt cán, sau khi đã xây dựng được lực lượng người tiêu biểu, cốt cán cần
9


có kế hoạch bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác vận động quần chúng cho
những người tiêu biểu và cốt cán.
k. Phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng ở các bản làng làm nhiệm
vụ tuyên truyền vận động xây dựng lực lượng người tiêu biểu và cốt cán.
e. Phải có chính sách động viên phát huy vai trò lực lượng người tiêu
biểu và cốt cán: bồi dưỡng tập hợp chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức trao đổi
học tập kinh nghiệm giữa các địa phương cơ sở, chăm sóc sức khoẻ, thăm hỏi
động viên họ trong các ngày tếtm, ngày lễ cổ truyền dân tộc.v.v…
V. Một số tiêu chí của người tiêu biểu cốt cán:
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có cuộc sống lành mạnh giản dị
trong sinh hoạt, tích cực lao động, gương mẫu trong mọi phong trào quần
chúng, trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, kiên quyết
với kẻ địch, hoà hợp, tận tụy, yêu mến nhân dân.
2. Có khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng trong thôn, bản, vào các tổ

chức xã hội.
3. Miệng nói tay làm, được dân tin tưởng, nói dân nghe, làm dân theo,
trách nhiệm, tâm huyết với công việc xã hội.
VI. Phương pháp công tác người tiêu biểu cốt cán.
1. Gần dân, lắng nghe dân.
- Gặp gỡ tiếp xúc lắng nghe người dân nói, hiểu rõ vướng mắc, những
băn khoăn lo lắng, những nguyện vọng của dân.
- Chuyện trò trả lời các câu hỏi về cuộc sống đời thường của dân.
Đến với những người đang gặp khó khăn, vướng mắc… để thông cảm,
chia sẻ, động viên góp phần tháo gỡ những mong muốn của dân.
2. Gương mẫu, dân chủ, chân tình.
- Nói ít, dễ hiểu, nói thẳng, nói thật.
- Hỏi ý kiến, nghe góp ý của nhân dân.
- Tiếp thu và ủng hộ điều hay việc tốt, cái mới, cái sáng tạo.
10


- Tôn trọng chấp hành quyết định của Đảng, chính quyền, đoàn thể.
- Tình cảm, trách nhiệm, tin tưởng, quan hệ hỗ trợ mọi người trong lực
lượng.
- Nhận khó về mình, nhường nhịn quyền lợi cho người khác, người khó
khăn hơn.
3. Biết thương yêu mọi người.
-Tin tưởng, độ lượng
- Cao thượng, hết mình.
- Chân thành, thủy chung.
- Giúp đỡ nhau, chia sẻ cùng cộng đồng
- Kiên định, chấp nhận khó khăn.
- Trọn vẹn, trung thực với tổ chức với nhân dân.
Một số kiến nghị:

a. Đối với cấp uỷ Đảng:
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết hội nghị trung ương VII về
chính sách đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Phấn
đấu thực hiện cho được trong thực tiễn: "Công bằng - xã hội".
+ Lãnh đạo chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng người tiêu biểu cốt
cán vùng đồng bào có tín ngưỡng đạo tin lành, ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Coi trọng việc chăm lo các điển hình tiến, chăm sóc chính sách động viên tinh
thần vật chất, sức khoẻ theo định kỳ, nhân các ngày lễ lớn, ngày sinh nhật…
+Chỉ đạo việc xây dựng qui chế phối hợp giữa mặt trận tổ quốc các cấp
với các đoàn thể chính trị xã hội và các ban ngành để hướng dẫn tạo điều kiện
phát huy vai trò lực lượng người tiêu biểu, cốt cán trên các lĩnh vực hoạt
động.
b. Với mặt trận các cấp và đoàn thể.
+ Chủ động phối hợp với chính quyền tham mưu cấp uỷ xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng xây dựng lực lượng người tiêu biểu cốt cán.

11


+ Vận động đoàn kết tập hợp đông đảo các tầng lớp đồng bào các dân
tộc, các tôn giáo vào các phong trào thi đua yêu nước lấy cuộc vận động toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư làm trọng tâm cho hoạt
động xã hội ở thôn bản.
+ Làm tốt công tác bồi dưỡng lực lượng tiêu biểu, cốt cán trong đồng
bào có tín ngưỡng đạo tin lành.
c. Về chính sách với người tiêu biểu, cốt cán.
+ Chú ý đến quyền lợi chính trị, tiến bộ chính trị, phát triển hội viên,
đoàn viên, đảng viên, quan tâm bồi dưỡng tinh thần đời sống, sức khoẻ, bồi
dưỡng nâng cao nhận thức chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng nhà
nước.

+ Khen thưởng động viên kịp thời, tổ chức thăm quan học tập, kinh
nghiệm địa phương.
+ Có các khoản chi cần thiết cho những người hoạt động đặc thù có
đóng góp lớn.

12



×