Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.73 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Đất nước ta có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa các địa
danh cách mạng. Chính những di tích này đã tạo nên "khí thiêng
sông núi", thức tỉnh, nuôi dưỡng lòng yêu nước thương nòi, lòng tự
hào dân tộc và ý chí tự cường của bao thế thệ.
Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng
hoà và tương tác giữa thiên nhiên - con người - văn hóa Việt nam
trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hết sức gian khổ.
Qua chuyến đi thực tế các tỉnh miền Trung vừa qua, tôi đã
được thăm quan một số thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới là Vườn Quốc
Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế và phố cổ Hội An. Đã giúp tôi
hiểu đầy đủ hơn, sâu hơn về các địa danh lịch sử của đất nước. Với
những nét kíên trúc đặc sắc nằm giữa một vùng non nước nên thơ và
một quần thể danh thắng, di tích kỳ thú, trở thành trung tâm du lịch
nổi tiếng đã thu hút thu du khách trong nước và quốc tế đến thăm
quan.

1


I. PHONG NHA - KẺ BÀNG.
Người ta thường gọi chung là khối núi (vườn Quốc gia) Phong
Nha - Kẻ Bàng do sự kết hợp của Phong Nha (động nước) và Kẻ
Bàng (khối núi). Ngày xưa Phong Nha có tên là núi Thần Tiên do
chính bởi vẻ đẹp huyền ảo nơi đây, GS Trần Quốc Vượng đã nói:
"Người ta cứ theo mặt chữ của hai từ này mà đoán ý nghĩa tên
Phong Nha", Nghĩa Hán Việt của hai từ này là "Răng Gió", phải
chăng do bởi ngay ở cửa hàng có nhiều nhũ đá toả xuống tua tủa
giống như hình những cái răng lớn gồ ghề? Hay do bởi người ta
thường nghe thấy từ cửa động phát ra một tiếng lạ lùng, lúc ào ào


như giông bão, lúc lại réo lên như tiếng phì hơi của một quái vật
khổng lồ? Đó chính là tiếng gió thổi từ trong động ra ngoài. Theo
Đại Nam nhất thống chí thì địa danh này lại có tên "Phong Ta"
nghĩa "Nhà Gió". Theo từ điển Phật học lại là "Phong Ta" (Ta đại Phong đại là một trong 4 nguyên tố tạo tác vật chất) và còn được
hiểu theo nghĩa "Phong phấn tấn tam muội" một phép Thiền định
khiến làm khơi lên một trận gió lớn. Rõ ràng, tên Phong Nha (Gia)
gắn với tính chất Phật giáo của chùa Hang này. Một số nhà nghiên
cứu sử học và dân tộc học lại giải thích rằng: Phong Nha là sự Hán
hóa một từ gốc rất xa xưa của địa phương này mang nghĩa đầy
nguồn cội, nơi khởi đầu của cuộc sống. Thăm động như đi vào lòng
mẹ, là về với chính minh, để như hoà cùng thiên nhiên hoang sơ mà
tự vươn lên trên cái cá thể đầy bụi bặm, nhằm tạo sự cân bằng cho
cuộc đời.

2


Động Phong Nha bao gồm có hai động lớn là: Phong Nha
thượng còn gọi là động Khô hay động Tiên Sơn và Phong Nha hạ động Phong Nha hay còn gọi là động nước. Điều kỳ lạ là động Tiên
Sơn với độ cao 200m ngự trên trần động Phong Nha lại không hề
thông với động Nước ở phía dưới Động Phong Nha chính là một hệ
thống gồm nhiều hang động nói với nhau. Mỗi nơi một cảnh dần
dần chúng được định danh để phản ánh về những khía cạnh của tâm
hồn nhân thế.
1. Trong di sản thiên nhiên Phong Nha: nhiều tên núi, sông,
hang động được đặt tên đưa vào truyền thuyết như: động Tiên Sơn,
đây Xuân Sơn, sông Son, động Thiên Tiên, động ái Ân, động Hẹn
Hò…
Huyền thoại dãy Xuân Sơn - Sông Son - động Phong Nha mảnh đất Bình Yên - bãi Thủy Tộc.
Từ một thời đã xa và rất xa, có người khổng lồ định gá đá

Trường Sơn đem ra biển để dựng những đảo bồng lai cho Hằng Nga
trốn trời xuống tình tự. Nhưng không may bị bại lộ, trời sai Thiên
Lôi trừng phạt khiến công việc dở dang, nửa gánh kết thành dãy
Xuân Sơn (một phần tách ra của rặng Kẻ Bàng) ở bên kia sông, nửa
ở bên kia sông, nửa ở bên này thành núi Voi và những núi khác.
Lưới búa oan của thiên lôi làm máu ông khổng lồ chảy thành dòng
sông Son (một trong bốn nguồn của sông Gianh - con sông lớn nhất
của tỉnh Quảng Bình), để hàng năm đến mùa lại đỏ màu khắc khoải,
màu thủy chung của thiên tình sử oan trái. Nước mắt thương con
của bà mẹ đất đã làm trong lại dòng sông. Để an ủi người con cũng

3


như chính mình bà thu gom mọi vẻ đẹp của thế gian lại và tạo nên
cảnh sắc Phong Nha. Từ đó nơi đây trở thành mảnh đất "tụ linh tụ
phúc" Nhiều người nghiệm rằng con trai tắm ở dòng sông này thì cơ
thể trở nên cường tráng, con gái rửa mặt giữa dòng thì sẽ xinh tươi
hơn… Và Phong Nha cũng trở thành nơi "quần tiên hội tụ". Một
buổi, theo thường lệ. Ngọc Hoàng thượng đế thiết triều nhưng chỉ
thấy các lão tiên tới hầu. Bằng trí tuệ của đấng sáng tạo. Ngài biết
các tiên đang vui vẻ trên trần thế mà quên đường về. Ngài thường
nghĩ cảnh đẹp trên trời là chuẩn mực cho thế giới nên không thể có
nơi nào đẹp hơn để lưu chân khách miền thiên quốc. Vì thế ngài đã
lặng lẽ xuống trần, tới Phong Nha, Ngài sững sờ trước cảnh non
nước hữu tình. Ngài tha tội cho các tiên, song để cho Phong Nha giữ
được vẻ đẹp thuần khiết, ngài phân tiên nam bên tả, tiên nữ bên hữu
dòng chảy. Từ đó dãy Xuân Sơn thành tên và là nơi hội họp của các
tiên ông đạo cao đức trọng… Truyền lại, trước đây núi Xuân Sơn
muôn loài hoà hợp, cuộc sống thật thanh bình trong niềm vui bất

tận. Người đời gọi đó là mảnh đất Bình Yên và thường ngày các
"chúng sinh chìm nổi" đã ngoi lên để chiêm ngưỡng món quà kỳ
diệu của tạo hoá, chúng quên cả đường về để rồi sau đó hoá đá mà
thành bãi Thủy tộc, Bãi Thủy Tộc hiếm hoi đã tạo nên hồn cho đoạn
sông này khiến nơi đây như có một không gian riêng, đầy chất Thủy
Tộc hiếm hoi đã tạo hồn cho đoạn sông này khiến nơi đây như có
một không gian riêng, đầy chất thơ, đượm màu Thiên và lão Trang.
- Thiên Nhũ (ở cuối dãy Xuân Sơn).

4


Truyện kể rằng, có một thời đại trời làm hạn hán, đất nẻ khô,
dòng sông cạn tới đáy, cây cối xác xơ, muôn loài đói khát… Người
và vật rủ nhau vào động Phong Nha đánh thức bà mẹ thế gian. Tỉnh
giấc, thấy sự cùng quẫn của muôn loài, bà xả thân cứu vớt, nhưng
nước mắt của bà không đủ để tạo thành dòng sông. Nhớ lời dặn của
chồng. Từ mối tình vũ trụ ấy, tính khí thiêng liêng của người cha
thần thánh đã tràn ngập đất trời, thành những cơn mưa tụ lại thành
suối thành sông chảy đi muôn nơi cho muôn loài sinh sôi. Cặp thiên
nhũ sau hoá thành hai đỉnh núi tròn nhọn nhắc trời cha đừng quên
trách nhiệm.
- Động tiên Sơn - Động Ái Ân.
Huyền thoại Tiên Sơn động gắn liền với câu chuyện cổ tích
mà nhiều cụ già ở nơi đây hay kể… Vào buổi hồng hoang, đất trời
còn gần gũi, ở nơi cuối dòng sông có một chàng trai làm nghề đánh
cá. Chàng sống độc thân từ nhỏ đã thiếu tình âu yếm. Quen khổ cực
và sống tự lập, chàng được trời phú cho một thân thể cường tráng,
luôn có ý thức cứu giúp mọi người. Một buổi, trời kéo mây đen kịt
và mưa tầm tã. Nước sông Son đỏ ngầu rồi dâng cao dần. Loài thủy

quái hung hăng bắt gia súc, chúng xô nước ngập đồng, đe doạ cuộc
sống của dân lành. Chàng trai giận lắm, nghe già làng nói đã lâu lắm
rồi có một vị thành tiên vốn là người đời bỏ làng vào núi tu khổ
hạnh để tìm lẽ trường sinh. Ngài hay xuất hay xuất hiện giúp dân
khi có tai hoạ. Nhưng lần này sao chưa thấy ngài đâu? Chàng trai
quyết tâm vượt muôn ngàn sóng dữ và muôn trùng gian khó, ngược
sông đi tìm. Khi đến động Phong Nha, chàng thấy trong thảo am có

5


một ông già râu tóc bạc phơ ngồi bất động. Mặc cho mưa gió, già
đang chìm trong thâm định (đi sâu suy ngẫm về lẽ đạo, đẩy trí tuệ
vào cõi huyền vị mà quên cả ngoại cảnh), xung quanh bao phủ một
quầng sáng thanh cao của đạo pháp.Tới bên ngài, chàng trai quỳ gối
kính cẩn thưa. Về tai hoạ của muôn dân, tâm thành của chàng làm
tỉnh giấc của lão tiên. Ngài dẫn chàng trai vào động gọi Tiểu Tiên
nữ cho chàng mượn thanh bảo kiếm. Trước vẻ đẹp tinh khôi kết tụ
mọi dòng nguyên khí, chàng bị đắm chìm bởi dòng nước hung ác
mà lại chìm trong suối tóc vàng thánh. Âu cũng là số trời! Được lão
tiên giải cơn mê và dạy cho những điều phải làm cũng câu thần chú.
Ra về chàng trèo lên đỉnh núi Kỳ Lân, đứng ngoảnh mặt về hướng
đông, giữ cho tâm thật tinh khiết và đọc "A-U-M mani patê huum".
Tiếng úm (A-U-M) vang vọng át cả tiếng sóng, theo không không
gian bay tới miền hoang nguyên, làm rung chuyển cả đất trời và hội
về đây nguồn chân linh tuyệt đối. Chàng vung kiếm về phía Bắc,
chớp giật đẩy trời, vùng về hướng Tây, sấm nổi muôn nơi.Dùng hết
sức manh lưới kiếm chém thẳng xuống dòng sông, tạo nên tiếng sét
long trời, mọi thủy quái run sợ tản về biển cả. Dòng sông Son trong
dần lại êm đềm trôi.

Xong việc, chàng trai vội tìm về động để trả kiếm. Chưa hàn
huyên được bao lâu, bỗng có tiếng quạ kêu ngoài cửa gọi thần ra
nhận sắc chỉ có Ngọc Hoàng. Lệnh rằng: vị lão thần tiên và tiểu tiên
nữ do chưa được lệnh trời mà đã cho mượn kiếm, nay phải về
thượng giới chịu tội. Không thể chậm trễ, hai vị đành theo thiên sứ
mà bay lên. Chỉ có dải tóc nàng tiên như lưu luyến trần gian mà dệt

6


thanh dòng khắc khoải. Chàng trai vội ôm lấy để mong giữ được
nàng. Không may thiên sứ trông thấy, bèn lấy mỏ cắt đứt nguồn
giao cảm, để từ đây thiên nhân đôi ngả. Thương nhớ nàng da diết,
chàng trai đem dải tóc gắn vào nơi nàng tương ở, để tới này "suối tơ
vàng lóng lánh" vẫn còn chảy mãi theo dòng sông tâm tư của người
đời. Người ta có kể rằng chỉ Phong Nha là nơi thiên nhân hội tụ, nên
trên đỉnh núi Phong Nha có một chỗ bằng phẳng làm nơi đi về của
tiên nhân, lô nhô vài mỏm đá như ghế ngồi đầm luận của các vị đạo
cao đức trọng. Một hồi, hai vị tiên xưa được tha tội, nhớ trần gian
các vị bay về, nhượng theo lệnh trời, tiêu tiên nữ không được vào
nơi ở cũ. Vì thế các tiên đục đá tạo nên động Phong Nha thượng
theo mẫu Phong Nha hạ cho nàng ở. Vị tiên già đã xuống tu dưới
núi, mà một hoá thân của ngài chính là vị "Tiên sư tự cốc" được ghi
trong một sổ sách xưa. Động Phong Nha thượng được coi là nơi tiên
tạo nên trước kia chẳng mấy ai dám lên. Song người đời nhiều tính
tò mò nên khá nhiều nam thanh nữ tú đã vượt trong giai đoạn leo
lên đỉnh núi. Dần dần Phong Nha thượng gọi là Động Tiên Sơn.
Truyền rằng, hồi vị Tiểu tiên nữ sau khi mãn tội, nàng vội
xuống trần gian, nhưng anh hùng chống lụt đã không còn nữa. Nhớ
thương chàng, nàng thường vào một động ngồi tịnh tâm quán tưởng

để gặp chàng, mong làm vơi đi nỗi buồn. Nàng đã tạo nên những
hình tượng của sự ái ân và giận hờn, khiến cho động vừa mang vẻ
đẹp vừa mang uẩn khúc tâm tư, lại vừa thoáng nét đổ vỡ. Từ đó
người đời gọi một động trong động Tiên Sơn là động Ái Ân.
- Động Huyền Cung - Động Diệu Vân - Động Hẹn Hò.

7


Người xưa thường nói, có đại tiên thường tìm vào một động
để lánh đời và khổ hạnh tịch cốc mà chìm trong suy nghĩ, hay nhập
vào nguyên sớ để kiếm chất vô nhiễm làm thuốc trường sinh. Vì thế
có một hang động sâu thẳm mang tên Huyền Cung.
Có một động khác mà ở góc động vẫn thoảng nghe tí tách
tiếng thời gian, đọng lại thành nguồn phúc thủy trong veo. Người ta
gọi là Diệu Vân động, truyền rằng, nguồn nước thiêng kỳ diệu này
thường được các tín đồ của đạo Thần Tiên lấy về làm nước cúng,
nhằm biểu hiện lòng súng kính và cả năm sẽ gặp nhiều điều may
mắn.
Một động lớn với những cây "thiên mệnh" nối bầu trời với mặt
đất tạo nên sự đối đãi của âm dương (hay đó là một biểu hiện của
cuộc giao hoan giữa trời cha và đất mẹ). Có người cho rằng đến
động này chính là đến phút "hoàng hôn" của chuyến đi với lời hẹn
tái hợp nên động có tên là động Hẹn Hò.
2. Còn các động khác của di sản Phong Nha đều được đặt
tên theo hình dáng của những khối đá lớn có trong động hoặc
hang đó.
- Núi Bình Phong.
Tên một ngon núi lớn che ngọn gió độc thổi vào trong động
Phong Nha.

- Động Long Hạm.
Lòng động khá rộng khiến người ta liên tưởng như mồm rồng
đang há, từ đó dòng sông Son rời khỏi lòng núi chẳng khác gì hiện
tượng "Long cuốn thủy". Người ta tin rằng đi vào động như một

8


hình thức cá vượt vũ môn, tượng trưng về người sĩ tử đang bước
trên con đường khoa bảng. Hơn hết, nguồn nước từ miệng rồng
phun là nguồn hạnh phúc trường cửu, làm ấm no cho muôn nhà. Nơi
đây có một loại cá chép vai gù rất đặc biệt.
- Động Quan Âm
Trong sáng mờ tỏ, hình khối đá Quan Âm Bồ Tát đứng bế đứa
trẻ hiện lên rất rõ rệt. Thuyền đi dưới chân người như một đảm bảo
cho sự bình yên, vì đứa trẻ chính là tượng trưng cho chúng sinh luôn
được Người bảo trợ.
- Động Di Lặc.
Người đời còn gọi là động Cửa Võng với nhũ buông như gần
rủ màn che, chẳng khác nơi cung vua phủ chúa, giữa động phảng
phất hình ảnh đức Di Lặc với nụ cười hỉ hả. Người phật tử tới đây
miệng "nam mô" nhằm hướng tới đấng Từ Tôn, mà lòng xót thương
những kiếp đời đã qua bị chiều nhiều khổ đau dưới một chế độ bất
công thuở trước.
- Bến Kim Sa.
Tên của một bãi cát vàng mà thuyền đến đó thường đi chậm
lại, nhiều người coi đó là bờ của giác ngộ, của giải thoát và mong
được đặt chân lên bãi cát này để mọi phiền não được giải toả.
- Động Liễu Rủ.
Một động có nhiều thạch đá rủ xuống: ở đây, mọi vẻ đẹp trở

nên chuẩn mực, đến nỗi chỉ thấy tâm hoá cảnh.
- Chùa Hang - Động Thanh Hư - Động Bi Ký.

9


Nhiều người gọi Chùa Hang là động Thanh Hư vì đây giống
chốn hư không thanh tịnh nơi đất Phật. Từ cuối thế kỷ trước, cố đạo
R.P.Cardiere đã đi sâu vào động Phong Nha 600m và tìm thấy dấu
tích một bàn thờ (của người Việt) và một số chữ Chàm khắc trên
vách hang. A.Pavis nói bàn thờ ấy bằng gạch của người Chàm do
người An Nam trét lại. Có lẽ đây chính là di tích văn hóa Chăm.
Khu vực này chính là Chùa Hang - có tượng phật ngồi kiết già, có
chữ "Vạn" trước ngực. Pavis đọc được một chữ Chàm
"Campimala", nó xác định tính chất Phật giáo của hang động ấy.
Campimala hay Kapimala chính là tên của một vị La Hán. Nơi đây
có người lại gọi là động Bi Ký (tức động khắc chữ).
- Động Huyền Không
Huyền là sâu, đen, là cái gốc, không là "chất điểm" khởi đầu
của muôn loài vật. Huyền không chỉ có ý nói rằng muôn vật cùng
chung nguồn gốc mà còn là một nền tảng để phát triển đại từ tâm.
Động Huyền Không là cội nguồn của xuyên thủy động Phong Nha,
vào sâu tận cùng của động không rõ là còn bao xa?
- Hang Thánh Đường.
Một hang cao rộng kiểu nhà thờ. Tới hang, người ta có thể
nghe tiếng rơi kêu như lời chúc tiễn: "Ngũ phúc lâm môn" (Phú,
quý, thọ, khang, ninh). Con tơi theo cách nghĩ của người phương
Đông chính là biểu tượng của sự hạnh phúc.
- Kim Chung Đài - Phật thủ- Bầu Tiên - Động Âu Cơ.
Là những tên của một nhũ trần khổng lồ cao gần tới trần động.

Với sự liên tưởng mênh mông của con người mà nhũ trần này có rất

10


nhiều tên. Kim Chung đài - chuông vàng khi lắc lên làm thức tỉnh
lòng người, mọi phiền não được tiêu trừ. Có người thấy những đài
nhũ óng ánh rủ xuống của khối nhũ này thì cho đó là ngón tay Phật
và gọi là Phật thủ. Có người lại thấy cuống quá ở trên đỉnh trong thế
uống rất tự nhiên, rồi thần nhũ thấy tựa như quả bầu và cho nó là
Bầu Tiên, khởi nguồn của muôn tộc trên thế giới này. Nó mang tư
cách bọc trăm trứng nảy sinh từ lòng mẹ. Xứ sở và có lẽ cũng bởi
thế người ta gọi hang chứa nhũ trần khổng lồ này là động Âu Cơ.
- Động Tùng Lâm.
Động có những nhũ đá mang bóng dáng rừng tùng, như nhắc
nhở động viên con người vượt qua chông gai không lùi bước trước
phong ba bão táp.
- Động Thầy Tiên.
Một động cách huyện Bố Trạch 40 dặm về phía Tây, còn có
tên là núi Động Thầy. Lưng động dốc như vách âm u sâu thẳm.
Trong động thạch nhũ rủ xuống hoặc như cây hoa, hoặc như chuỗi
ngọc, hoặc như tượng Phật, hoặc như gấm vóc... phong cảnh hết sức
âm u. Theo dòng nước vào hơn trăm trượng thì địa thế mở rộng, có
một động cát trắng, trước kia có tượng đá như hình người tiên,
người địa phương thường đều thờ phụng ở đây nên động được đặt
tên là Động Thầy Tiên.
Ông Howard Limbert - trưởng đoàn thám hiểm hội địa lý
Hoàng gia Anh đã từng phát biểu: "Động Phong Nha là đệ nhất kỳ
quan ở Việt Nam và là một trong hai hang động đẹp nhất thế giới.
Đây cũng là hang động nước dài nhất thế giới". Thật vậy với những


11


cửa hang cao rộng có những tên gọi khác nhau, những hồ ngầm
cùng những thạch nhũ tráng lệ kỳ ảo, với giá trị địa chất địa mạo,
với cảnh quan môi trường đa dạng phong phú, với những nét văn
hóa lịch sử tiêu biểu... vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng xứng
đáng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7 năm
2003.
II. HUẾ.
Hoà cùng sự phát triển của du lịch nhà, trong những năm gần
đây, du lịch Huế cũng có những bước phát triển đáng kể nhất là từ
khi cố đô Huế được Unesco công nhân là di sản văn hóa nhân loại
vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Huế - cố đô của một chế độ quân
chủ cuối cùng ở Việt Nam, có nhiều tiềm năng du lịch văn hóa với
hơn 200 di tích đã được xếp hạng như kinh thành Huế, hệ thống
lăng tẩm của các vua Nguyễn... Tên gọi các địa danh của Huế gắn
liền nhiều với lịch sử bởi đây là một Di sản văn hóa.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà nẵng, Tây nam
giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp dãy Trường Sơn hùng vĩ chính
là biên giới Việt Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông. Là
khúc ruột nối liền phía Bắc với phía Nam của tổ quốc (cách Hà Nội
660km về phía Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh 1080km về phía
Nam). Huế chính là hình ảnh thu nhỏ lại của tổ quốc Việt Nam tươi
đẹp và đa dạng. Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt đó là sự
đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây có dòng sông Hương
chảy yên bình và thơ mộng, có những dòng kênh bao quanh, những


12


đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh.Thiên nhiên
còn ưu đãi cho Huế những bãi tắm như Thuận An, Cảnh Dương,
Lăng Cô nước trong và cát mịn. Nhưng cái làm nên một di sản văn
hóa Huế chính là vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử Việt Nam. Cố
đô Huế ngày nay còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá mà
nổi bật nhất những cung điện, lăng tẩm của các vua chúa nhà
Nguyễn. Do những kiến thức còn ít ỏi nên trong bài viết này em chỉ
xin giải thích một số tên gọi là trong quần thể hơn 300 công trình
kiến trúc của cố đô Huế.
1. Sông Hương - Núi Ngự.
Hầu hết các sông lớn ở Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn, chảy qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển Đông
như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai...
Trong đó sông Hương là sông lớn nhất có diện tích lưu vực
300km2. Sông Hương xưa được gọi là Lô Dung hay sông Dinh,
dòng sông mang tên đẹp như tên người con gái, cái tên đầy hương
vị có lẽ nhờ mùi thơm tinh khiết của những cây sâm rừng xương bồ
mọc ở đầu nguồn, sông Hương dài 30km nếu chỉ kể từ Bằng Lãng
đến cửa Thuận An, độ dốc của dòng nước so với mặt biển không
chênh nhiều nên nước sông chảy rất chậm. Sắc nước sông Hương
trở nên xanh hơn khi vượt qua chân núi Ngọc Trản - điện Hòn Chén,
tạo nên một lòng vực sâu thẳm. Thành phố Huế cũng được chia
thành khu vực trên bờ sông Hương và hơn mười chiếc cầu lớn nhỏ
như những sợi dây nối liền hai bờ qua lại. Mỗi cầu lại mang một cái

13



tên và một vẻ đẹp riêng như cầu Giã Viễn, Phú Xuân, Tràng Tiền,
Đông Ba, Gia Hội, Phú Cam...
Còn về tên núi Ngự sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" của
Quốc sử quán triều Nguyễn viết: "ở phía Đông Bắc Hương Thủy,
nổi vọt ở quãng đất bằng hình thức bình phong làm lớp án thứ nhất
trước kinh thành, tục gọi là núi Bằng (tức núi Bằng Sơn). Đời Gia
Long dặt cho tên núi như hiện nay là Ngự Bình, đỉnh núi bằng
phẳng khắp nơi trồng thông". Núi Ngự Bình cao 105m, dáng uy
nghi cân đối, hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ trầu vào là Tả
Bật Sơn và Hữu Bật Sơn, Vương Triều Nguyễn được thành lập,
quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức
bình phong án ngữ trước mặt. Gia Long chấp nhận đề án của các
thầy địa lý chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ
kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là núi Ngự Bình.
Cùng với sông Hương, Núi Ngự là quà tặng vô giá thứ hai của
tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Từ
lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng sông Hương trong xanh đã trở
thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ
sở của sông Hương núi Ngự Bình cũng bởi thế.
2. Đồi Vọng Cảnh - đồi thông Thiên An.
Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng
khác của Huế đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương,
nhìn qua núi Ngọc Trản Vọng Cảnh có nghĩa là nhìn ngắm cảnh
đẹp. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn
quả mướt xanh bóng cau, nhãn, cam quýt, thanh trà... chen lẫn bóng

14



thông, những mái ngói xám của đền chùa, lăng tẩm cổ kính trầm
mặc. Sông Hương như một dải lụa mềm mại uốn quanh dưới chân
đồi.
Qua khỏi trung tâm thành phố không xa là những đồi thông
xanh rờn quây quầy bên nhau, người ta gọi đó là đồi thông Thiên
An, cái tên Thiên An có lẽ do đỉnh đồi cao nhất của chốn này là nơi
toạ lạc của Đan Viện Thiên An, sớm hôm ngân vọng tiếng chuông
và tiếng kinh cầu phúc. Đến nơi đây người ta có thể cảm nhận một
không gian tĩnh lặng, thuần khiết khiến lòng người lâng lâng say
dịu.
3. Cầu ngói Thanh Toàn - Cồn Hến - Điện Hòn Chén.
- Cầu Ngói bắc qua một con hói chảy từ đầu làng đến cuối
làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy ngày
nay được người ta gọi là cầu ngói Thanh Toàn (tên cầu chính là tên
của làng). Đời Thiệu Trị (1814 - 1847) trùng tên huý của Vua nên
đổi ra Thanh Thủy, cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ,
có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục
gỗ và lan can để ngồi dựa lưng. Cùng với cầu Nhật Bản ở Hội An,
cầu Thanh Toàn được xếp là cầu có giá trị nghệ thuật cao ở miền
Trung.
Có một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa dòng sông Hương phía dưới
cầu Tràng Tiền người ta gọi là Cồn Hến bởi vì xung quanh cồn có
rất nhiều hến, một loại hầu nước nhỏ liti. Cơm cồn hến hay cơm hến
đò. Cồn mà người Huế gọi vui là cao lầu cồn - một món ăn sở

15


trường đầy hương vị Huế xuất phát từ chính cồn Hến này. (tên địa
danh gắn liền với sản vật).

Có một di tích mà từ xưa người Chàm đã dựng lên để thờ nữ
thần PoNagar, (về sau người Việt theo Thiên Tiên Thánh giáo tiếp
tục thờ bà dưới danh xưng thánh mẫu Thiên Y A Na) là điện Hòn
Chén. Điện Hòn Chén được xây dựng trên núi Ngọc Trản thuộc
lòng Hải Cát. Ngọc Trản là một ngọn nũi cheo leo bên bờ vực thẳm
- chỗ sâu nhất của dòng sông Hương. Sườn núi cây cối mọc um
tùm. Trên đỉnh có một chỗ trũng xuống, đường kính vài mét, nước
mưa thường đọng lại, trông giống cái chén đựng nước trong. Vì vậy
từ xưa núi được đặt tên là Ngọc Trản Sơn (Núi Chén Ngọc) dân gian
thường gọi là Hòn Chén.
4. Các địa danh thuộc kinh thành Huế.
Sừng sững bên bờ Bắc sông Hương có một toà thành rộng lớn
dài hơn 2km, đó là kinh thành Huế,còn gọi là phòng thành Huế. Có
thể nói đây là công trình kiến trúc đồ sộ nhất về khối lượng của đất
nước ta thời phong kiến, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc quân sự
Việt Nam thế kỷ XIX.
Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng Thành (còn gọi là Đại nội
hay Hoàng Cung). Hoàng Thành nằm ở mặt trước (mặt nam của
kinh thành) và cách đó khoảng 200m. Hoàng thành được xây dựng
năm 1804 sớm hơn trước kinh thành một năm. Hoàng thành được
xây dựng bằng mặt gạch quay về cùng một hướng với kinh thành và
nằm trên cùng một trục với chính nó. Mặt trước cửa ra vào quan
trọng nhất là Ngọ Môn, mặt sau có cửa Hoà Bình, mặt bên trái là

16


cửa Hiển Nhơn, mặt bên phải là cửa Chương Đức. Hoàng Thành
được chia làm chín khu vực, mỗi khu vực có xây tường cao 2m để
làm giới hạn can ngăn.

Khu vực Ngọ Môn - sân Đại Triều Nghi - Điện Thái Hoà.
Khu vực Thái Miếu - Triệu Miếu
Khu vực Thế Miếu - Hưng Miếu
Khu vực Cung Diên Thọ.
Khu vực điện Phụng Tiên
Khu vực cung Trường San.
Khu vực kho Nội Vụ
Khu vực vườn Cơ Hàn - Điện Khâm Văn
Khu vực Tử Cấm Thành.
- Ngọ Môn
Là cổng chính của Hoàng thành được xây dựng vào năm 1833
dưới triều vua Minh Mạng. Ngọ Môn không phải là cái cổng đơn
thuần mà là cả một tổng thể kiến trúc phức tạp. Về mặt kiến trúc có
thể chia Ngọ Môn thành hai hệ thống: nền đài ở dưới và lầu Ngũ
Phụng ở trên. Lầu Ngũ Phụng có hai tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ,
với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như
nền đài. Tuy cùng chung một bộ khung sườn làm bằng gỗ lim,
nhưng ở phần trên lại tách ra thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ khác
nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian như
hình chim phụng đang bay. Vì vậy, dân gian gọi là lầu Ngũ Phụng.
- Điện Thái Hoà.

17


Tên gọi Điện Thái Hoà lấy gốc từ kinh dịch. Chữ "Hoà" có
nghĩa là hoà hợp hài hoà. "Thái Hoà" là cái khí âm dương hội họp
mà dung hoà với nhau. Ông vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho sự
hoà hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích
cho vạn vật. Điện Thái Hoà là cung điện rộng lớn uy nghi tráng lệ

nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế, là nơi diễn ra
những sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình quân chủ.
- Cửu Đỉnh
Chín đỉnh đặt tại sân Thế Miếu trong Hoàng thành hiện nay là
sản phẩm của những người thợ thủ công đúc đồng nổi tiếng ở Phùng
Đúc (Huế). Trong lời dụ đúc Cửu đỉnh (ở chính giữa), rồi tiếp đến
hai bên trái, phải là Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh,
Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Tên đỉnh cũng chính
là tên Thụy của những nhà vua nối tiếp nhau sau khi mất được đưa
vào thờ tại Thế Miếu. Cụ thể "Cao" là miếu hiệu của vua Gia Long,
"Nhân" là miếu hiệu của vua Minh Mạng, "Chương" là miếu hiệu
của vua Kiến Phúc, "Thuần" là miếu hiệu của vua Đồng Khánh,
"Tuyên" là miếu hiệu của vua Khải Định. Còn "Dũ" và "Huyền" hai
tên đỉnh sau cùng này thì chưa kịp tượng trưng cho vua nào thì Cách
mạng tháng Tám đã xóa bỏ vĩnh viễn vương triều nhà Nguyễn.
- Cung Diên Thọ.
Là một đơn vị kiến trúc lớn nhất trong toà cung và là một
trong những công trình kiến trúc quan trọng và được xây dựng sớm
nhất trong Đại nội, cung Diên Thọ đã qua nhiều lần đổi tên: cung
Trường Thọ thời Gia Long, cung Từ Thọ thời Minh Mạng, cung Gia

18


Thọ thời Tự Đức, cung Ninh Thọ thời Thành Thái và cung Diên Thọ
thời Khải định.
- Lầu Tàng Thơ.
Gọi là lầu Tàng Thơ hay Tàng Kinh vì đây là kho lưu trữ tài
liệu quốc gia của triều đình nhà Nguyễn. Theo tài liệu thời Nguyễn
thì tất cả sẽ sổ sách của sáu bộ và các nhà tại kinh đô sau mỗi năm

đưa đến đây để lưu giữ. Sổ sách của bộ Hộ, chỉ riêng số điền bạ thời
Gia Long và Minh Mạng ở đây được lưu giữ được 12000 tập. Đây
là kho tư liệu hết sức quý giá. Lầu Tàng Thơ đã làm tròn nhiệm vụ
văn hóa mà triều đình giao phó trong gần 120 năm (từ năm 1826 năm 1945).
* Kỳ Đài.
Một đài nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành được kiến trúc
tương đối lớn gồm hai phần là đài cờ và cột cờ. (Kỳ có nghĩa là cờ).
Đài xây bằng gạch, gồm 3 tầng như 3hình tháp cụt xếp chồng lên
nhau với tổng chiều cao là 1,75m. Trên mặt đài có hai điếm canh và
4 pháo xưởng để bố trí 4 khẩu đại bác.
* Trần Bình Đài.
Ngoài Kinh thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, triều đình
Nguyễn còn cho xây dựng một thành khác nữa là Trấn Bình Đài.
Trấn Bình Đài có nghĩa là để "giữ yên" nên bên trong thành không
hề xây bất kỳ cung điện nào. Trấn Bình Đài chỉ cách Kinh Thành
một cái hào chung, một chiếc cầu xây bằng gạch và đá nối hai kiến
trúc này.
* Hổ Quyền

19


Hổ Quyền là tên một đấu trường được xây dựng để tổ chức
những trận đấu giữa voi và cọp cho Vua, hoàng gia và các quan lại
đến xem giải trí. Đấu trường là một công trình kiến trúc độc đáo
hiếm thấy ở Đông Nam á. Tuy nó không đồ sộ như những đấu
trường thời đại quốc tế La Mã nhưng nó cũng có dáng dấp đặc sắc
và tạo được một không khí thượng võ uy nghiêm.
5. Một số lăng tẩm của các đời vua Nguyễn ở Huế.
- Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng).

Tên gọi lăng Gia Long thực ra để chỉ một quần thể lăng tẩm
của nhiều trong hàng quyến thuộc nhà vua với trọng địa là khu lăng
mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - một
chính phi của Gia Long. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với
42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong Đại Thiên Thọ là ngọn lớn
nhất được chọn làm tiền án của lăng và tên gọi chung cho quần sơn
này là Thiên Thọ Sơn, Thiên Thọ lăng cũng bắt nguồn từ đó.
- Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng).
Sau khi vua Minh Mạng ở ngôi được bảy năm, nhà vua sai
người đi tìm đất để xây dựng sơn lăng cho mình. Quan địa lý Lê
Văn Đức đã chọn được chỗ đất tốt thuộc địa phận núi Cẩm Kê, gần
ngã ba Bằng Lăng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo
thành con sông Hương để xây dựng lăng tẩm. Tháng tư năm 1840,
Minh Mạng lên xem lại chỗ đất và đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu
Sơn và gọi tên lăng thành Hiếu Lăng.

20


- Lăng Tự Đức (Khiêm lăng).
Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng
Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành
phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc
cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thong bát ngát.
Sau khi các quan địa lý chọn được vị trí làng Dương Xuân Thượng,
nhà vua đã chuẩn định đồ án kiến trúc lăng tẩm theo ý mình và đặt
tên cho công trình và Vạn Niên Cơ (Cái tên tồn tại dài lâu đến muôn
năm). Theo dự kiến ban đầu công trình sẽ được xây dựng trong sáu
năm, nhưng hai viên quan coi thi công bắt binhm, dân phải lao động
cực nhọc để hoàn thành trong ba năm. Kết quả của việc cưỡng bức

lao động đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa do
Đoàn Trưng lãnh đạo dân binh chống lại triều đình. Tuy cuộc khởi
nghĩa bị đàn áp nhưng uy tín của vua Tự Đức bị tổn thất lớn... công
việc xây lăng bị gián đoạn hơn nửa tháng. Sau đó Tự Đức đổi tên
Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (sự khiêm tốn). Hai tên này rất
mâu thuẫn với nhau. Sau khi vua qua đời quần thể di tích này được
gọi là Khiêm Lăng.
6. Một số chùa ở Huế.
- Chùa Thiên Mụ.
Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kíên trúc đồ sộ nhất và cũng là
ngôi chùa đẹp nhất của Huế. Chùa Thiên Mụ được xây dựng trên
đồi Hà Khê thuộc địa phận xã Hương Long cách trung tâm thành
phố Huế 5km về phía Tây. Sự tích của danh lam này mang tính chất
huyền thoại: truyền rằng có một bà tiên đã hiện ra trên đồi Hà Khê

21


báo cho dân trong vùng biết sẽ có một vị chân chúa để dựng chùa
thờ phật ở đây để tụ linh khí cho bền long mạch. Từ đó ngọn đồi
này được gọi là núi Thiên Mụ (bà tiên trên trời). Năm 1601, Nguyễn
Hoàng (quan trấn thủ Thuận Hóa và là chúa Nguyễn đầu tiên ở
Đàng trong), đi qua vùng này nghe dân chúng kể lại truyền thuyết,
tự cho mình là chân chúa nên đã ra lệnh mở rộng quy mô xây dựng
chùa và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Đến đời Tự Đức chùa đổi tên là
chùa Minh Mụ.
- Chùa Tuý Vân.
Chùa Túy Vân được xây dựng trên Tuý Vân Sơn - một hòn núi
nhỏ gần cửa Tư Hiền, cách thành phố Huế chừng 30km về phía
Nam. Ban đầu của có tên là Mỹ Am Sơn. Năm 1826, vua Minh

Mạng khi đến cửa Tư Hiền, ghé thăm Mỹ Am Sơn thấy chùa cổ điêu
tàn, hoang vu mới cho xây dựng lại và đổi tên là chùa Túy Ba. Năm
Minh Mạng thứ 17 chùa được trùng tu và dựng thêm lầu. Năm
1841, vua Thiệu Trị cho trùng tu lại chùa đổi tên là chùa Túy Vân.
Gần Tuý Vân có núi Linh Thái, còn gọi là Quy Sơn (núi có hình
dáng con rùa) cũng là một danh lam thắng cảnh làm đối cảnh cho
chùa Tuý Vân thêm sinh động hài hòa.
- Chùa Báo Quốc.
Chùa do Hoà thượng Giác Phong khai lập vào khoảng những
năm cuối thế kỷ XVII với tên gọi là Hàm Thiên Thọ tự. Chùa mang
tên quả đồi mà chùa toạ lạc, nay thuộc địa phận phường Đúc thuộc
trung tâm thành phố Huế. Xưa kia chùa chỉ là một ngôi thảo am, về
sau mới dần dần được xây dựng tu sửa quy mô lớn. Năm 1747, chúa

22


Nguyễn Phúc Khoát ban tấm biển thếp vàng giữa khắc "Sắc tứ Báo
Quốc Tự". Năm 1808, Hiểu Khương hoàng hậu quyên tiền trùng tu
lại chùa to lớn hơn và đổi tên thành "Thiên Thọ Tự". Năm 1824, vua
Minh Mạng lấy lại tên cũ "Báo Quốc"
- Chùa Từ Hiếu.
Chùa Từ Hiếu ở địa phận xã Thủy Xuân, cách thành phố
khoảng 5km về phía Tây Nam. Buổi đầu ngôi chùa này mang tên
An Dưỡng Am. Tương truyền rằng: Hoà Thượng Nhất Định nguyên
tăng cam chùa Giác Hoàng khi trông coi chùa có mang theo mẹ già.
Một lần mẹ hoà thượng đau nặng, thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên
ăn thịt cá mới chống hồi ức. Thương mẹ nên hàng ngày ngài xuống
chợ Bến Ngự mua cá về nấu cho mẹ, chịu mọi tiếng tai chê cười để
cứu dưỡng mẹ già. Khi Vua Tự Đức biết chuyện đã cảm kích trước

tấm lòng hiếu thảo của Hoà Thượng mới ban cho chùa tấm biển đề:
"Sắc tứ Từ Hiếu Tự". Tên của chùa là Từ Hiếu và ra đời từ đó.
Ca dao xưa có câu:
"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ".
Lời ca dao duyên dáng tình tứ ấy đã khái quát được cái đẹp
của phong cảnh Huế thơ mộng. Thành phố Huế là "một bài thơ đô
thị tuyệt tác, là nghệ thuật cộng thêm vào thiên nhiên như một vẻ
đẹp bổ sung". "Huế thực hiện được sự tổng hợp cổ xưa và hiện đại,
qua đó kinh đô cổ kính chung sống hài hoà với thành phố trẻ mới"...
đó là những lời ngợi ca rất đẹp về Huế, Huế cho chúng ta cái duyên
thầm cuả sự hài hoà trọn vẹn, của văn hóa Phú Xuân, của văn minh

23


Sông Hương. Tất cả các yếu tố trên là những điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội của mảnh đất tươi
đẹp nối liền hai miền đất nước này.
III. HỘI AN.
Trong những năm gần đây, Hội An là một điểm du lịch thu hút
khách nước ngoài đến du lịch vào bậc nhất. Cả người nước ngoài và
người trong nước đều thích Hội An. Ban ngày, đường phố chính của
thị xã tấp nập, người qua kẻ lại, người mua kẻ bán. Đêm đến, Hội
An dịu đi, những vệt đường đỏ nhạt làm cho hai bên phố nhuốm
màu thời gian. Trong bốn di sản văn hoá thế giới ở miền Trung, có
lẽ Hội An vẫn là nơi kinh doanh sầm uất nhất. Như thể lịch sử đang
được lặp lại bởi trước kia Hội An được dựng lên như một thương
cảng Đàng Trong, nơi các thương nhân người Hoa, người Nhật,
người ả Rập, người Ba Tư cùng các thương thuyền của họ tấp nấp

đến đi.
Đô thị thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu con sông Thu Bồn,
cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Phía Tây, đô thị
cổ Hội An giáp huyện Điện Bàn, phía Đông nối với biển Đông
thông qua Cửa Đại, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên. Khu phố cổ
tâm điểm của Hội An (được công nhận là di sản văn hóa thế giới
vào 2/12/1999) nằm trọn trong địa phận phường Minh An, có diện
tích là 2km2.
1. Hội An.
Thương cảng Hội An được hình thành khoảng thế kỷ XV XVI, thịnh đạt khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Trung tâm hoạt động

24


của thương cảng là vùng bến cảng vùng phố chợ buôn bán nằm trên
bờ Bắc con sông Thu Bồn (vùng nội thị của Hội An ngày nay).
Thời xưa Hội An còn gọi là Hải Phố, Hoài Phố, Hai Phố hay Faifo,
haisfo, haiso… những tên rất lạ này do các thương nhân buôn bán
đến đây gọi. Đặc biệt là cái tên Faifo rất nổi tiếng từ thế kỷ XVI XVII.Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì Hội An vốn là một tên xã,
xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII (theo tấm bia ở
Non Nước - Ngũ Hành Sơn). Nó vẫn có và vẫn còn một cái tên dân
gian là Phố Hội, Hội An là nơi mà "Hội nhân như hội thủy" và
"Nhất cận thị nhị cận giang" (vừa có sự tụ họp của người của nước,
vừa ở gần chợ, vừa ở nơi có dòng chảy).
2. Một số chùa nổi tiếng ở Hội An.
- Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản.
Đây là cây cầu bắc ngang qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn
giáp ranh giữa hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú,
thị xã Hội An. Cầu được xây dựng vào thế kỷ XVI - XVII do các
thương nhân Nhật Bản thực hiện nên còn có tên gọi là Cầu Nhật

Bản (tên chữa Lai Viễn Kiều). Năm 1719 chúa Nguyễn Phúc chu
ban tên cho cầu là "cầu Lai Viễn". Vì cầu lợp bằng ngói nên nhân
dân địa phương gọi là "cầu ngói". Nhưng công trình kiến trúc này
được người ta biết đến cái tên Cầu Chùa (Chùa Cầu) nhiều hơn vì
trên cầu có dựng một ngôi chùa thờ Phật và Đức Huyền Thiên đại
đế. Chùa Cầu là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt.
- Chùa Quảng Triệu - Hội quán Quảng Đông.

25


×